Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giải pháp tăng cường hỗ trợ thanh niên lập nghiệp trên địa bàn tỉnh đồng naii...

Tài liệu Giải pháp tăng cường hỗ trợ thanh niên lập nghiệp trên địa bàn tỉnh đồng naii

.PDF
96
1
63

Mô tả:

ĐÀM QUỐC ĐẠC BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ ĐỒNG NAI ---------------------------- * LUẬN VĂNTHẠC SĨ ĐÀM QUỐC ĐẠC GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HỖ TRỢ THANH NIÊN LẬP NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI * LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ KHÓA 4 - NĂM 2021 Đồng Nai - 2021 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ ĐỒNG NAI ---------------------------- ĐÀM QUỐC ĐẠC GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HỖ TRỢ THANH NIÊN LẬP NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 8310110 Người hướng dẫn khoa học: TS. BÙI VĂN DANH Đồng Nai, tháng 09/2021 LỜI CAM ĐOAN Sau thời gian học tập và thực hiện đề tài nghiên cứu, đến đây tôi đã hoàn thành chương trình học tập theo quy định và hoàn thành luận văn Thạc sĩ. Tôi xin cam đoan luận văn Thạc sĩ với đề tài mang tên “Giải pháp tăng cường hỗ trợ thanh niên lập nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai” là công trình nghiên cứu của riêng tôi với dữ liệu, số liệu nghiên cứu thu được từ thực nghiệm và không sao chép. Đồng Nai, ngày tháng 9 năm 2021 HỌC VIÊN Đàm Quốc Đạc i LỜI CẢM ƠN Sau thời gian học tập và thực hiện đề tài nghiên cứu, đến đây tôi đã hoàn thành chương trình học tập theo quy định và hoàn thành luận văn Thạc sĩ với đề tài “Giải pháp tăng cường hỗ trợ thanh niên lập nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai”. Trước tiên tác giả xin chân thành cảm ơn thầy giáo Tiến sĩ Bùi Văn Danh đã tạo mọi điều kiện hướng dẫn tận tình trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài. Xin chân thành cảm ơn các thầy cô giảng viên khoa Kinh tế - Quản trị, các thầy cô giảng viên bộ môn và Hội đồng xét duyệt đề cương luận văn đã tham gia phê bình, đánh giá, đóng góp ý kiến để tác giả có cơ hội chỉnh sửa bổ sung hoàn thiện luận văn có giá trị chất lượng cao hơn. Tác giả xin chân thành cảm ơn Tỉnh đoàn Đồng Nai; các Ban, ngành, đoàn thể tỉnh đã tạo điều kiện cho tác giả trong quá trình nghiên cứu thu thập số liệu tham khảo tài liệu để có những tư liệu, dữ liệu phục vụ cho việc hoàn thiện luận văn, gửi lời cảm ơn đến Phòng Giáo dục nghè nghiệp, Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh đã nhiệt tình hỗ trợ giúp đỡ trong quá trình thu thập số liệu. Xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các bạn đồng nghiệp, các học viên cùng lớp, đã giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu đề tài. Một lần nữa xin cảm ơn! Đồng Nai, ngày tháng 9 năm 2021 HỌC VIÊN Đàm Quốc Đạc ii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... ii MỤC LỤC ................................................................................................................ iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ....................................................................... vii DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ BẢNG .................................................................. viii MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 1. Lý do thực hiện đề tài ...........................................................................................1 2. Các công trình nghiên cứu có liên quan ..............................................................2 3. Mục tiêu luận văn ..................................................................................................3 4. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................................4 5. Phạm vi nghiên cứu ...............................................................................................4 6. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................4 7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn luận văn ..................................................................5 8. Kết cấu của luận văn .............................................................................................5 CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HỖ TRỢ THANH NIÊN LẬP NGHIỆP ............................................................................................................6 1.1. Khái niệm về thanh niên và lập nghiệp ............................................................6 1.1.1. Khái niệm về thanh niên ....................................................................................6 1.1.2. Khái niệm về lập nghiệp ....................................................................................6 1.2 Vai trò của lập nghiệp với kinh tế gia đình, xã hội và vai trò của thanh niên trong xây dựng, bảo vệ và phát triển kinh tế - xã hội đất nước ............................7 1.2.1. Vai trò của lập nghiệp với phát triển kinh tế gia đình và xã hội ......................7 1.2.2 Vai trò của thanh niên trong xây dựng, bảo vệ và phát triển kinh tế xã hội đất nước .............................................................................................................................8 1.3. Quan niệm và ý nghĩa việc hỗ trợ lập nghiệp cho thanh niên ........................9 1.3.1 Quan niệm về hỗ trợ lập nghiệp cho thanh niên ................................................9 1.3.2. Ý nghĩa của hỗ trợ lập nghiệp và giải quyết việc làm cho thanh niên ............10 iii 1.4. Yêu cầu hỗ trợ lập nghiệp và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức trong hỗ trợ lập nghiệp cho thanh niên ...........................................................................12 1.5. Kinh nghiệm từ một số địa phương khác, bài học kinh nghiệm cho tỉnh Đồng Nai ...................................................................................................................13 1.5.1 Kinh nghiệm hỗ trợ thanh niên lập nghiệp từ một số địa phương khác trong nước ...........................................................................................................................13 1.5.2 Bài học kinh nghiệm cho tỉnh Đồng Nai trong hỗ trợ thanh niên, lập nghiệp 19 CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ HỖ TRỢ THANH NIÊN LẬP NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI ...................................................21 2.1. Khái quát các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện giải pháp hỗ trợ lập nghiệp cho thanh niên Đồng Nai ........................................................................................21 2.1.1. Điều kiện địa lý ...............................................................................................21 2.1.2. Điều kiện kinh tế..............................................................................................21 2.1.3. Đặc điểm nhân khẩu học .................................................................................24 2.1.4. Định hướng phát triển ngành và lĩnh vực .......................................................26 2.1.4.1. Công nghiệp .................................................................................................26 2.1.4.2. Nông, lâm nghiệp, thủy sản .........................................................................27 2.1.4.3. Thương mại – Dịch vụ .................................................................................28 2.1.5. Đặc điểm nguồn vốn tài trợ cho việc hỗ trợ ...................................................29 2.1.6. Mức độ ổn định của chính sách hỗ trợ ...........................................................31 2.2. Tình hình lập nghiệp và giải quyết việc làm của thanh niên Việt Nam ......31 2.3. Tình hình lập nghiệp của thanh niên và tình hình thực hiện giải pháp hỗ trợ lập nghiệp cho thanh niên trên địa bàn Đồng Nai .........................................34 2.3.1. Tình hình lập nghiệp của thanh niên trên địa bàn Đồng Nai .........................34 2.3.2. Tình hình thực hiện chính sách hỗ trợ lập nghiệp cho thanh niên trên địa bàn Đồng Nai ...................................................................................................................38 2.3.2.1. Hoạt động tư vấn, hướng nghiệp và định hướng nghề cho thanh niên ........42 2.3.2.2. Các hình thức tạo việc làm cho thanh niên tại các địa phương ....................46 2.3.2.3. Về hỗ trợ thanh niên khởi sự doanh nghiệp và lập nghiệp ..........................48 iv 2.4. Đánh giá chung về thực hiện hỗ trợ lập nghiệp cho thanh niên trên địa bàn tỉnh Đồng Nai ...........................................................................................................50 2.4.1. Ưu điểm ...........................................................................................................50 2.4.2. Hạn chế ...........................................................................................................51 2.4.3. Nguyên nhân của hạn chế ...............................................................................53 CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HỖ TRỢ THANH NIÊN LẬP NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN ĐỒNG NAI ................................................................57 3.1. Cơ sở đề xuất giải pháp tăng cường hỗ trợ thanh niên lập nghiệp trên địa bàn Đồng Nai ...........................................................................................................57 3.1.1. Bối cảnh phát triển kinh tế xã hội của Tỉnh Đồng Nai trong thời gian tới 57 3.1.2. Tình hình thanh niên trên địa bàn Đồng Nai trong thời gian tới ...................60 3.1.3. Quan điểm, định hướng về các chính sách hỗ trợ thanh niên lập nghiệp ........61 3.1.3.1. Quan điểm của Đảng, Nhà nước ..................................................................62 3.1.3.2. Quan điểm của chính quyền Đồng Nai ........................................................63 3.1.3.3. Quan điểm của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh Đồng Nai ..........................64 3.2. Một số giải pháp tăng cường hỗ trợ thanh niên lập nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai ...........................................................................................................65 3.2.1. Hoàn thiện chính sách, pháp luật về hỗ trợ thanh niên lập nghiệp ................65 3.2.2. Nâng cao hiệu quả tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về hỗ trợ thanh niên lập nghiệp trên địa bàn tỉnh ............................................................................................66 3.2.3. Nhóm giải pháp tăng cường thực thi chính sách hỗ trợ thanh niên lập nghiệp trên địa bàn tỉnh ........................................................................................................67 3.2.3.1. Nhóm giải pháp trực tiếp tạo việc làm .........................................................67 3.2.3.3 Nhóm giải pháp thông tin truyền thông nâng cao nhận thức của thanh niên và xã hội về học nghề, lập nghiệp .............................................................................68 3.2.3.3. Nhóm các giải pháp xúc tiến tạo việc làm ...................................................69 3.2.3.4. Nhóm các giải pháp hỗ trợ vốn ....................................................................74 3.2.4. Nhóm giải pháp đào tạo nghề cho thanh niên ................................................74 3.2.5. Một số giải pháp của Đoàn Thanh niên trong nâng cao chất lượng, hiệu quả chương trình hỗ trợ thanh niên lập nghiệp trên địa bàn tỉnh ...................................78 v 3.2.6. Các giải pháp khác ..........................................................................................79 3.3. Kiến nghị góp phần nâng cao hiệu quả hỗ trợ thanh niên lập nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai .............................................................................................80 KẾT LUẬN ..............................................................................................................83 TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI ...........................................................................85 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................86 vi DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Nguyên nghĩa 1 CN Công nghiệp 2 THPT Trung học phổ thông 3 KCN Khu công nghiệp 4 KTXH Kinh tế xã hội 5 UBND Ủy Ban nhân dân 6 TNCS Thanh niên Cộng sản 7 ĐVTN Đoàn viên Thanh niên 8 CSXH Chính sách Xã hội 9 CNH-HĐH Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa 10 HN-DN Hướng nghiệp – Dạy nghề vii DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ BẢNG Hình 2.1. Số liệu các nhóm thanh niên năm 2014 và năm 2020. (Số liệu do Tỉnh đoàn cung cấp) ..........................................................................................................25 Bảng 2.1. Thống kê số liệu doanh nghiệp thành lập mới của sở Kế hoạch Đầu tư tỉnh Đồng Nai năm 2020. ..........................................................................................37 Hình 2.2. Tỷ lệ thanh niên nông thôn và thanh niên trí thức trên địa bàn tỉnh Đồng Nai (Số liệu do Tỉnh đoàn cung cấp). .......................................................................39 Hình 2.3 Các hợp tác xã, tổ hợp tác, câu lạc bộ thanh niên làm kinh tế trên địa bàn tỉnh Đồng Nai năm 2020. ..........................................................................................47 Bảng 3.1. Quy hoạch cơ cấu các ngành kinh tế trong giai đoạn tới ..........................58 viii MỞ ĐẦU 1. Lý do thực hiện đề tài Trong những năm qua Đồng Nai đã đạt được những thành tựu đáng kể trong phát triển kinh tế - xã hội và giải quyết việc làm nói chung và cho lực lượng thanh niên nói riêng. Hiện nay, cũng như thanh niên cả nước, thanh niên Đồng Nai cũng đang phải đối mặt với sức ép to lớn về việc làm, lập thân, lập nghiệp cho chính mình. Do đó, giải quyết việc thất nghiệp hoặc thiếu việc làm đối với thanh niên là vấn đề cần đặc biệt quan tâm. Thất nghiệp đối với thanh niên không chỉ ảnh hưởng đến thu nhập, gây ra tinh thần chán nản, suy giảm lòng tin của người thất nghiệp..., mà còn là một trong những nguyên nhân làm phát sinh các tệ nạn xã hội trong thanh niên, gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho gia đình và xã hội… Tất cả những vấn đề trên đang tạo nên sức ép trong việc giải quyết công ăn, việc làm và hỗ trợ lập nghiệp cho người lao động, đặc biệt là đối tượng thanh niên. Vì vậy, cần có sự quan tâm, quản lý của Nhà nước một cách hiệu quả, thiết thực về hỗ trợ lập nghiệp và giải quyết việc làm cho đối tượng thanh niên, tạo điều kiện cho thế hệ trẻ được kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, phát huy lợi thế bản thân, góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Xuất phát từ những vấn đề lý luận và thực tiễn trong việc hỗ trợ lập nghiệp và giải quyết việc làm cho thanh niên là yếu tố cơ bản có tính quyết định góp phần đưa ra những giải pháp hữu hiệu nhằm đạt được hiệu quả cao trong việc tăng cường hỗ trợ lập nghiệp và giải quyết việc làm cho thanh niên. Đồng thời, phát huy tiềm năng nguồn lực lao động của thanh niên, tạo ra sự ổn định về đời sống vật chất và tinh thần của thanh niên, góp phần giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế, an ninh, trật tự xã hội. Đây là một việc làm cần thiết, khách quan, xuất phát từ nhu cầu thực tiễn của thanh niên cả nước nói chung và thanh niên Đồng Nai nói riêng. Trên cơ sở những nhận định trên, bản thân xin lựa chọn nội dung: “Giải pháp tăng cường hỗ trợ thanh niên lập nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai” làm đề tài luận văn tốt nghiệp. 1 2. Các công trình nghiên cứu có liên quan Thực hiện các giải pháp hỗ trợ thanh niên lập thân, lập nghiệp trong thời gian qua là một vấn đề không mới đã có những công trình, bài viết, đề tài nghiên cứu tiếp cận dưới nhiều góc độ khác nhau và có những nhìn nhận, đánh giá khách quan, trung thực về thực trạng hoạt động hỗ trợ thanh niên lập thân, lập nghiệp, có thể kể đến một số công trình nghiên cứu có liên quan như sau: Trương Đặng Thu Hiền, luận văn “Thực hiện chính sách hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh” chuyên ngành chính sách công, bảo vệ tại Viện Khoa học xã hội, năm 2018 với mục tiêu nêu rõ về các chính sách khuyến khích thanh niên khởi nghiệp tại Tp. Hồ Chí Minh, nghiên cứu, tìm hiểu về quá trình thực hiện chính sách khởi nghiệp cho thanh niên tại thành phố Hồ Chí Minh đã đạt những kết quả gì. Đề tài khoa học cấp tỉnh “Nghiên cứu thực trạng việc làm và xây dựng nội dung tư vấn khởi nghiệp cho thanh niên tỉnh Sơn La hiện nay” do Trường Đại học Tây Bắc chủ trì, TS. Giang Quỳnh Hương làm chủ nhiệm với mục tiêu đánh giá thực trạng và nhu cầu việc làm, khởi nghiệp của thanh niên Sơn La trong giai đoạn hiện nay; dự báo xu hướng việc làm và đề xuất một số định hướng, giải pháp giải quyết việc làm cho thanh niên; xây dựng nội dung, biên soạn tài liệu tư vấn khởi nghiệp và xây dựng tiến trình các bước thực hiện một số mô hình khởi nghiệp tiêu biểu cho thanh niên tỉnh Sơn La hiện nay; hỗ trợ một số mô hình khởi nghiệp của thanh niên tỉnh Sơn La trên các lĩnh vực: nông nghiệp, du lịch và dịch vụ. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh: “Nghiên cứu hệ thống giải pháp để xây dựng và thực hiện hệ sinh thái khởi nghiệp trong thanh niên tỉnh Bến Tre”. Đề tài do Tiến sỹ Đỗ Thị Hoa Liên, Trường Đại học Lao động Xã hội (cơ sở II) và nhóm cộng tác thực hiện. Đề tài được thực hiện với mục tiêu nghiên cứu cơ sở lý thuyết để xây dựng khung phân tích; nghiên cứu kinh nghiệm, thúc đẩy khởi nghiệp của các quốc gia và một số địa phương trong nước và đề xuất bài học kinh nghiệm cho Bến Tre; phân tích thực trạng hoạt động khởi nghiệp và hệ thống cơ chế, chính sách tác động đến hoạt động khởi nghiệp ở thanh niên Bến Tre; đánh giá thực trạng hệ sinh thái khởi nghiệp tại Bến Tre; đề xuất hệ thống giải pháp để xây dựng và thực 2 hiện hệ sinh thái khởi nghiệp của thanh niên Bến Tre; đề xuất các chương trình hành động cụ thể, các chính sách và soạn sổ tay khởi nghiệp. Ngoài ra, còn một số bài viết khác như của tác giả Nguyễn Thị Thu Hòa (2014), “Một số giải pháp đào tạo nghề cho thanh niên nông thôn hiện nay” tạp chí Tổ chức nhà nước số 447, tháng 10/2014; TS. Nguyễn Nam Đàn, “Giải pháp việc làm cho thanh niên hiện nay”, tạp chí Lý luận chính trị số 3/2015; Đoàn Kim Thắng, “Đào tạo nghề cho thanh niên nông thôn: thực trạng và giải pháp” tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam số 9/2014. Luận văn Thạc sỹ của tác giả Lò Thị Dinh (2020) “Giải pháp hỗ trợ thanh niên phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh Sơn La”. Đề tài đề xuất một số giải pháp hỗ trợ thanh niên phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh Sơn La giai đoạn 2019 – 2022. Đây là một trong những nhân tố quyết định để phát huy nhân tố con người, ổn định và phát triển kinh tế, làm lành mạnh xã hội, đáp ứng nguyện vọng chính đáng và nhu cầu bức thiết của nhân dân. Hiện tại chưa có công trình nghiên cứu nào tập trung nghiên cứu nội dung giải pháp tăng cường hỗ trợ thanh niên lập nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã tham khảo và chọn lọc những vấn đề đã được nghiên cứu ở các công trình trước đó, các nội dung báo cáo, các báo, tạp chí…, kết hợp với các hoạt động thực tiễn, các kinh nghiệm của bản thân đã và đang công tác trong lĩnh vực công tác thanh niên, để tiến hành khảo sát tình hình thanh niên trên địa bàn tỉnh, từ đó rút ra bài học và kiến nghị những giải pháp nhằm tăng cường hỗ trợ cho thanh niên lập nghiệp hiện nay. 3. Mục tiêu luận văn 3.1. Mục tiêu nghiên cứu chung Mục tiêu của luận văn là nêu những giải pháp tăng cường hỗ trợ lập nghiệp cho thanh niên Đồng Nai đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của thực tiễn địa phương trong giai đoạn hiện nay. 3.2. Mục tiêu nghiên cứu cụ thể - Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về thực hiện giải pháp hỗ trợ lập nghiệp cho thanh niên. 3 - Phân tích thực trạng thực hiện các giải pháp về hỗ trợ lập nghiệp cho thanh niên Đồng Nai, qua đó nêu ra những vấn đề tồn tại cần khắc phục cũng như phân tích các nguyên nhân hạn chế ảnh hưởng đến việc hỗ trợ lập nghiệp và giải quyết việc làm cho thanh niên Đồng Nai. - Giải pháp tăng cường về hỗ trợ lập nghiệp cho thanh niên Đồng Nai nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương. 4. Đối tượng nghiên cứu Luận văn nghiên cứu các giải pháp tăng cường hỗ trợ lập nghiệp cho thanh niên tỉnh Đồng Nai. 5. Phạm vi nghiên cứu 5.1. Phạm vi nghiên cứu về không gian Luận văn giới hạn việc nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. 5.2. Phạm vi nghiên cứu về nội dung Luận văn tập trung nghiên cứu về giải pháp tăng cường hỗ trợ lập nghiệp cho thanh niên Đồng Nai nhằm đáp ứng yêu các cầu phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương. 5.3. Phạm vi nghiên cứu về thời gian Đề tại tập trung nghiên cứu vấn đề hỗ trợ thanh niên lập nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn đến năm 2025. 6. Phương pháp nghiên cứu Luận văn vận dụng cách tiếp cận đa ngành, liên ngành khoa học xã hội và phương pháp nghiên cứu chính sách công. Đó là cách tiếp cận quy phạm chính sách công về chu trình chính sách từ hoạch định đến xây dựng, thực hiện và đánh giá chính sách công có sự tham gia của các chủ thể chính sách. Phương pháp thu thập và xử lý tài liệu: Để có lượng thông tin đầy đủ tôi đã tiến hành tìm kiếm và thu thập các tài liệu có liên quan đến vấn đề nghiên cứu, sau đó so sánh và chọn lọc, tập hợp thành những dữ liệu có tính hệ thống và đáng tin cậy. - Nguồn số liệu thứ cấp: Các tài liệu báo cáo, các chính sách hỗ trợ lập nghiệp, tài liệu thống kê, websites... của UBND tỉnh, các Sở, ban, ngành đơn vị có 4 liên quan… các tài liệu nghiên cứu, các tạp chí, bài báo được đăng trên websites, internet trong giai đoạn từ năm 2015 đến 2020. - Nguồn số liệu sơ cấp: Ý kiến của các thành phần thanh niên trong quá trình lập thân, lập nghiệp tại Đồng Nai trong giai đoạn từ năm 2015 đến 2020. Các dữ liệu được tập hợp, thống kê lại để mô tả, so sánh và suy luận từ các dữ liệu thu thập được từ các tài liệu báo cáo, các chính sách hỗ trợ lập nghiệp, tài liệu thống kê, websites... của UBND tỉnh, các Sở, ban, ngành đơn vị có liên quan… các tài liệu nghiên cứu, các tạp chí, bài báo được đăng trên websites, internet trong giai đoạn từ năm 2015 đến 2020. 7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn luận văn 7.1. Ý nghĩa lý luận luận văn - Đề tài có ý nghĩa về mặt lý luận, học viên nghiên cứu và vận dụng các lý thuyết về chính sách công trong lĩnh vực quản lý kinh tế. - Kết quả nghiên cứu minh chứng cho lý thuyết liên quan đến chính sách công, từ đó hình thành các đề xuất giải pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả chính sách đã ban hành. 7.2. Ý nghĩa thực tiễn luận văn Luận văn đánh giá việc thực hiện các hỗ trợ cho thanh niên lập nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai Góp phần cung cấp thêm những cơ sở khoa học cho các cơ quan, phòng, ban huyện và thành phố trong quá trình hoạch định và thực thi chính sách, có các giải pháp tăng cường hỗ trợ thanh niên một cách hiệu quả. 8. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn được chia làm 3 chương. Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về hỗ trợ thanh niên lập nghiệp. Chương 2: Thực trạng vấn đề hỗ trợ thanh niên lập nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Chương 3: Giải pháp tăng cường hỗ trợ thanh niên lập nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. 5 CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HỖ TRỢ THANH NIÊN LẬP NGHIỆP 1.1. Khái niệm về thanh niên và lập nghiệp 1.1.1. Khái niệm về thanh niên Thanh niên là một khái niệm có thể được hiểu và định nghĩa theo nhiều cách khác nhau, tùy thuộc vào nội dung tiếp cận và góc độ nhìn nhận hoặc cấp độ đánh giá mà người ta đưa ra các định nghĩa khác nhau về thanh niên như về mặt sinh học, các nhà nghiên cứu coi thanh niên là giai đoạn xác định trong quá trình “tiến hóa” của cơ thể. Các nhà tâm lý học thì nhìn nhận thanh niên là một giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi thơ phụ thuộc sang hoạt động độc lập với tư cách là một công dân có trách nhiệm, dưới góc độ kinh tế thanh niên được xem là một lực lượng lao động xã hội to lớn góp phần trên các lĩnh vực. Đối với giới văn nghệ sĩ thì thanh niên được ví như “Mùa xuân của xã hội”… Thanh niên là lực lượng có vai trò quan trọng trong công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế – xã hội của các quốc gia. Họ chính là những người luôn xung kích, đi đầu trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Liên hợp quốc xác định thanh niên là những người trong độ tuổi từ 15 – 24. Theo Điều 1 Luật Thanh niên năm 2020 quy định: “Thanh niên là công dân Việt Nam từ đủ 16 đến 30 tuổi”. Như vậy, độ tuổi là tiêu chí chính để xác định cá nhân nào được coi là thanh niên. Tùy thuộc vào trình độ phát triển kinh tế, chính trị, xã hội, đặc điểm truyền thống, tuổi thọ bình quân v.v. mà mỗi quốc gia có quy định độ tuổi thanh niên khác nhau. Nhưng hầu hết các nước trên thế giới đều thống nhất tuổi thanh niên bắt đầu từ 15 hoặc 16. Còn thanh niên kết thúc ở tuổi nào thì có sự khác biệt. Ở Việt Nam, Điều lệ Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh đều xác định phù hợp với Luật Thanh niên, quy định cụ thể “Thanh niên Việt Nam tuổi từ 16 đến 30”. 1.1.2. Khái niệm về lập nghiệp “Startup" là một danh từ chỉ một nhóm người, một tổ chức con người cùng nhau làm một điều không chắc chắn thành công. “Lập nghiệp” - “Entrepreneur” là 6 một người kiếm tiền bằng cách bắt đầu công việc kinh doanh hoặc vận hành công việc kinh doanh, đặc biệt là khi việc này bao gồm sự chấp nhận rủi ro về tài chính. Lập nghiệp chính là thuật ngữ để chỉ quá trình gây dựng sự nghiệp của bản thân mỗi người dựa vào các mô hình kinh doanh đã được phổ biến trong xã hội hiện nay. Lập nghiệp là gây dựng cơ nghiệp bằng cách lập một doanh nghiệp tư nhân hoặc hộ kinh doanh cá thể mà vô số những doanh nghiệp, hộ gia đình khác đã và đang làm cùng mô hình kinh doanh giống bạn, chẳng hạn như mở nhà hàng, quán ăn, tiệm hớt tóc, quán cà phê... Một ví dụ cụ thể để phân biệt giữa lập nghiệp và khởi nghiệp là chăn nuôi dê. Nếu bạn mua dê về và chăn nuôi như các hộ khác trong vùng thì chỉ có thể nói bạn đang lập nghiệp. Lập nghiệp cũng được gọi với cái tên khác là “khởi sự kinh doanh” đó chính là một quá trình mà người người thực hiện thiết kế cũng như là tiến hành khởi tạo, thực hiện vận động đối với một doanh nghiệp cụ thể hoặc là khởi tạo đối với một loại hình doanh nghiệp mang tính mới. 1.2 Vai trò của lập nghiệp với kinh tế gia đình, xã hội và vai trò của thanh niên trong xây dựng, bảo vệ và phát triển kinh tế - xã hội đất nước 1.2.1. Vai trò của lập nghiệp với phát triển kinh tế gia đình và xã hội Trong những năm qua, phong trào thanh niên lập nghiệp luôn nhận được sự quan tâm lãnh đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền và tổ chức đoàn thể trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là phong trào xung kích phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc; đồng hành với thanh niên trong lập thân, lập nghiệp; phong trào khởi nghiệp trong đoàn viên, thanh niên đã được triển khai rộng khắp, thu hút đông đảo đoàn viên, thanh niên tham gia, đã hình thành một số mô hình, dự án do đoàn viên, thanh niên làm chủ, tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho thanh niên, góp phần quan trọng vào nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và chung tay xây dựng nông thôn mới tại địa phương. Lập nghiệp đã góp phần đáp ứng các nhu cầu phát triển của bản thân và xã hội của thanh niên, ngoài ra việc lập nghiệp cũng đóng vai trò quan trọng trong việc giải quyết việc làm cho thanh niên, tạo ra các mạng lưới và công ăn việc làm cho xã hội, tạo ra các sản phẩm có giá trị tinh thần và vật chất, thanh niên luôn ý thức chủ 7 động tăng gia sản xuất, mở rộng làm kinh tế gia đình để nâng cao đời sống cho bản thân, cho gia đình và góp phần đóng góp cho xã hội. Điều dễ nhận thấy thanh niên ngày nay năng động hơn, không ỉ lại, có ý chí vươn lên lập thân lập nghiệp. Với những hoạt động thiết thực cũng như kết quả đạt được trong phong trào “Ðồng hành với thanh niên lập nghiệp, khởi nghiệp” thời gian qua đã khẳng định vai trò của tổ chức Ðoàn trong đời sống thanh niên, góp phần phát huy tinh thần xung kích của tuổi trẻ trong phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. 1.2.2 Vai trò của thanh niên trong xây dựng, bảo vệ và phát triển kinh tế xã hội đất nước Trong quá trình lãnh đạo đất nước Đảng ta luôn đề cao vai trò, vị trí của thanh niên xác định thanh niên là lực lượng xung kích cách mạng Đoàn TNCS Hồ Chí Minh là đội dự bị tin cậy của Đảng, về công tác thanh niên là vấn đề sống còn của dân tộc, Đảng cũng đã đề ra nhiều chủ trương đường lối giáo dục đào tạo bồi dưỡng, tổ chức thanh niên thành lực lượng hùng hậu, trung thành, kế thừa sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc. Việc hỗ trợ thanh niên phát huy vai trò của mình trong xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc luôn được Đảng, Nhà nước quan tâm. Bác Hồ cho rằng, thanh niên là động lực chủ yếu của các hoạt động cách mạng, là người chủ tương lai của đất nước. “thanh niên là người tiếp sức cách mạng cho thế hệ thanh niên già, đồng thời là người phụ trách dìu dắt thế hệ thanh niên tương lai”, “thanh niên là người xung phong trong công cuộc phát triển kinh tế, văn hóa”, “thanh niên là lực lượng cơ bản trong bộ đội, công an và dân quân tự vệ” và trong mọi công việc, thanh niên thi đua thực hiện khẩu hiệu: “Đâu cần thanh niên có, việc gì khó có thanh niên”. Gắn thanh niên với vận mệnh của dân tộc “Thanh niên là người chủ tương lai của nước nhà”. “Nước nhà thịnh hay suy, yếu hay mạnh, một phần lớn là do các thanh niên. Thanh niên muốn làm chủ tương lai cho xứng đáng thì ngay hiện tại phải rèn luyện tinh thần và lực lượng của mình, phải làm việc chuẩn bị cho cái tương lai đó” (Hồ Chí Minh, 1980). Thanh niên là lực lượng xã hội to lớn, một trong những nhân tố quan trọng quyết định tương lai, vận mệnh dân tộc. Chính vì vậy, Đảng ta luôn giáo dục, bồi 8 dưỡng tổ chức thanh niên thành lực lượng hùng hậu, trung thành, kế tục sự nghiệp của Đảng và dân tộc. Qua 11 kỳ đại hội Đảng toàn quốc, dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào thanh niên đều hoàn thành xuất sắc sứ mệnh lịch sử của mình trước Đảng và nhân dân. Phía trước thanh niên Việt Nam là những cơ hội và thách thức lớn của thời kỳ hội nhập quốc tế sâu rộng. Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng đã hoạch định những chiến lược quan trọng để phát triển đất nước, trong đó có việc bồi dưỡng, phát triển đội ngũ thanh niên. Đồng thời, thanh niên cũng sẽ là nhân tố quan trọng, xung kích thực hiện những nhiệm vụ chiến lược đó. Trong quá trình lãnh đạo đất nước, Đảng ta luôn ghi nhận, đề cao vai trò của thanh niên, đặt trọn niềm tin vào thế hệ trẻ; lịch sử đã khẳng định vai trò và vị trí của thanh niên; thanh niên là rường cột của nước nhà, là tương lai của đất nước. Trong giai đoạn hiện nay, thanh niên đang ngày càng ra sức rèn luyện để bồi đắp thêm những phẩm chất tốt đẹp nhằm hướng tới xây dựng một lớp thanh niên có tâm trong, trí sáng, hoài bão lớn. 1.3. Quan niệm và ý nghĩa việc hỗ trợ lập nghiệp cho thanh niên 1.3.1 Quan niệm về hỗ trợ lập nghiệp cho thanh niên Hỗ trợ lập nghiệp và giải quyết việc làm cho thanh niên là quá trình tạo ra điều kiện và môi trường đảm bảo cho những người từ đủ 16 đến 30 tuổi, có khả năng lao động, có nhu cầu tìm việc làm với mức tiền công bằng hoặc cao hơn mức tiền công tối thiểu đều có thể tìm được việc làm hoặc tự tạo việc làm cho mình và người khác… Theo Điều 18 Nghị định 61/2015/NĐ – CP về hỗ trợ thanh niên lập nghiệp thì bản chất của hỗ trợ thanh niên lập nghiệp là Nhà nước sẽ thực hiện định hướng nghề nghiệp; Cung cấp thông tin việc làm, nghề nghiệp; Đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng tìm việc và làm việc; Tham gia chương trình thực tập làm việc tại doanh nghiệp, tổ chức; Cho vay ưu đãi từ Quỹ quốc gia về việc làm theo quy định của pháp luật…, để hỗ trợ cho thanh niên trong việc lập nghiệp thì Nhà nước sẽ tạo điều kiện và thực hiện khuyến khích đối với các thanh niên có khát vọng lớn, dám đương 9 đầu với khó khăn, thử thách, thậm chí chấp nhận thất bại để lập nghiệp, làm giàu chính đáng. Tuy nhiên khi tiến hành hỗ trợ lập nghiệp và giải quyết việc làm cho thanh niên nói riêng cũng như người lao động nói chung, trong hoàn cảnh hiện nay cần nhìn nhận dưới tư duy, quan điểm mới. Một là: Hỗ trợ lập nghiệp và giải quyết việc làm là vấn đề kinh tế xã hội rất tổng hợp và phức tạp, không là vấn đề thuần túy kinh tế xã hội. Vì vậy, cần tiếp tục giải phóng triệt để tiềm năng sức lao động phù hợp với hệ thống các cơ chế, chính sách, pháp luật theo tình thần đổi mới. Hình thành và phát triển thị trường lao động trong hệ thống thị trường xã hội thống nhất. Hai là: Hỗ trợ lập nghiệp và giải quyết việc làm, đảm bảo cho mọi người có khả năng lao động đều có việc làm là trách nhiệm của nhà nước, của các doanh nghiệp, của xã hội và của bản thân mỗi cá nhân. Vì vậy, cần tiếp tục phát triển mạnh nền kinh tế nhiều thành phần theo định hướng XHCN, mở rộng kinh tế đối ngoại. Tổ chức lại toàn bộ lao động xã hội, ra đội ngũ lao động có cơ cấu, số lượng và chất lượng phù hợp với cấu trúc kinh tế. 1.3.2. Ý nghĩa của hỗ trợ lập nghiệp và giải quyết việc làm cho thanh niên Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Đồng Nai lần thứ XI đã đặt mục tiêu xây dựng Đồng Nai phát triển toàn diện về kinh tế, xã hội; là trung tâm công nghiệp và dịch vụ cảng hàng không, cảng nước sâu, cửa ngõ giao thương quốc tế; một trong những cực tăng trưởng quan trọng của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và cả nước vào năm 2025, thuộc nhóm đầu các tỉnh phát triển và chúng ta cũng đang đứng trước cuộc cách mạng công nghệ 4.0 (thông minh hóa hoặc số hóa) cùng với sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế toàn cầu. Vì vậy, để góp phần thực hiện tốt và có hiệu quả quá trình trên thì vấn đề hỗ trợ lập nghiệp và giải quyết việc làm cho lao động nói chung và thanh niên nói riêng, có một ý nghĩa hết sức quan trọng trong tình hình hiện nay vì góp phần làm giảm lao động dư thừa và thời gian nhàn rỗi, đồng thời từng bước nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả lao động; giảm áp lực thất nghiệp trong nền kinh tế vốn chưa có một sự phát triển như ở nước ta. Cụ thể: 10
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan