Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giải pháp quản lý nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế số tại tỉnh đồng nai...

Tài liệu Giải pháp quản lý nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế số tại tỉnh đồng nai

.PDF
93
1
77

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ ĐỒNG NAI NGUYỄN HUY LONG GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NHẰM THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN KINH TẾ SỐ TẠI TỈNH ĐỒNG NAI LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ ĐỒNG NAI – 08/2021 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ ĐỒNG NAI NGUYỄN HUY LONG GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NHẰM THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN KINH TẾ SỐ TẠI TỈNH ĐỒNG NAI LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 8310110 Người hướng dẫn khoa học: TS. Bùi Văn Danh ĐỒNG NAI – 08/2021 i LỜI CAM ĐOAN Tôi tên là Nguyễn Huy Long - học viên lớp 19MQLKT1 của trường Đại học Công nghệ Đồng Nai, cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu do tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Bùi Văn Danh. Việc sử dụng kết quả, trích dẫn tài liệu của tác giả khác đảm bảo theo đúng quy định. Các nội dung trích dẫn và tham khảo các tài liệu, sách báo, thông tin đựợc đăng tải trên các tác phẩm, tạp chí theo danh mục tài liệu tham khảo của luận văn. Tác giả luận văn Nguyễn Huy Long ii LỜI CÁM ƠN Sau thời gian học tập, nghiên cứu tại Trường Đại Học Công nghệ Đồng Nai, bản thân đã hoàn thành luận văn thạc sỹ với đề tài: “Giải pháp quản lý nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế số tại tỉnh Đồng Nai”. Để hoàn thành luận văn này, tôi xin trân trọng biết ơn: Giáo viên hướng dẫn TS. Bùi Văn Danh đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu, thực hiện và hoàn thành các mục tiêu nghiên cứu đã đề ra của đề tài. Quý thầy cô giáo Trường Đại Học Công nghệ Đồng Nai những người đã trực tiếp giảng dạy, giúp đỡ và truyền đạt kiến thức làm nền tảng lý luận trong quá trình nghiên cứu, hoàn thiện các mục tiêu nghiên cứu đề ra của luận văn tốt nghiệp. Xin chân thành cảm ơn lãnh đạo VNPT Đồng Nai, các anh chị đồng nghiệp đã tạo điều kiện, hỗ trợ trong suốt quá trình học tập và thu thập số liệu phục vụ nghiên cứu cho đề tài. Xin chân thành cảm ơn! Tác giả Luận văn Nguyễn Huy Long iii MỤC LỤC MỞ ĐẦU .................................................................................................................. 01 1. Tính cấp thiết của đề tài........................................................................................ 01 2. Các công trình nghiên cứu có liên quan ............................................................... 03 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài ........................................................ 04 3.1 Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................... 04 3.2 Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 04 4. Mục tiêu của đề tài ............................................................................................... 04 4.1 Mục tiêu tổng quát .............................................................................................. 04 4.2 Mục tiêu cụ thể ................................................................................................... 05 4.3 Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................. 05 5. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................... 05 5.1 Các phương pháp sử dụng trong luận văn .......................................................... 05 5.2 Phương pháp thu thập dữ liệu ............................................................................. 06 5.3 Về mô tả các chỉ tiêu nghiên cứu ....................................................................... 06 6. Đóng góp mới của luận văn .................................................................................. 07 7. Kết cấu của luận văn ............................................................................................. 07 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ KINH TẾ SỐ....................................................................................................................... 08 1.1 Cơ sở lý thuyết về quản lý kinh tế số ................................................................. 08 1.1.1 Tổng quan về kinh tế số................................................................................... 08 1.1.1.1 Khái niệm về chuyển đổi số ......................................................................... 08 1.1.1.2 Khái niệm về kinh tế số ................................................................................ 13 1.1.1.3 Đặc điểm của nền kinh tế số ......................................................................... 14 iv 1.1.1.4 Các thành phần tham gia vào nền kinh tế số ................................................ 15 1.1.1.5 Các nhân tố tác động đến sự phát triển của nền kinh tế số ........................... 16 1.1.2 Tổng quan về Quản lý nhà nước về kinh tế số ................................................ 17 1.1.2.1 Các khung pháp lý về kinh tế số ................................................................... 17 1.1.2.2 Quản lý nhà nước về kinh tế số .................................................................... 19 1.2. Thực tiễn quản lý kinh tế số của các nước và của Việt Nam ............................ 22 1.2.1. Thực tiễn quản lý kinh tế số của các nước trong khu vực Đông Nam Á ....... 22 1.2.1.1 Kinh nghiệm của Thái Lan ........................................................................... 22 1.2.1.2 Kinh nghiệm của Singapore ......................................................................... 26 1.2.2 Thực tiễn quản lý kinh tế số của Việt Nam ..................................................... 31 1.2.2.1 Kinh nghiệm của TPHCM ............................................................................ 32 1.2.2.2 Kinh nghiệm của Đà Nẵng ........................................................................... 35 1.2.3 Các bài học kinh nghiệm đối với Đồng Nai .................................................... 38 1.2.3.1 Kinh nghiệm quản lý phát triển kinh tế số ................................................... 38 1.2.3.2 Kinh nghiệm về phát triển cơ sở hạ tầng ...................................................... 39 1.2.3.3 Kinh nghiệm phát triển kinh tế số ................................................................ 40 1.2.3.4 Các khó khăn, vướng mắc trong quá trình phát triển kinh tế số nhìn từ kinh nghiệm phát triển của các quốc gia, các địa phương ................................................ 41 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ......................................................................................... 41 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN VÀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ SỐ TẠI TỈNH ĐỒNG NAI .................................................................. 43 2.1. Thực trạng quản lý và phát triển kinh tế số tại tỉnh Đồng Nai .......................... 43 2.1.1 Thực trạng phát triển kinh tế số ....................................................................... 43 2.1.2 Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng số ............................................................ 50 v 2.1.3. Các khung pháp lý và các chính sách quản lý liên quan tới quản lý phát triển kinh tế số đã ban hành ............................................................................................. 60 2.1.4 Quản lý phát triển kinh tế số............................................................................ 64 2.2. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý phát triển kinh tế số tại tỉnh Đồng Nai ............................................................................................................................ 65 2.2.1 Các yếu tố ảnh hưởng bên trong ...................................................................... 65 2.2.2 Các yếu tố ảnh hưởng bên ngoài ..................................................................... 66 2.3 Đánh giá .............................................................................................................. 67 2.3.1 Những thành tựu .............................................................................................. 67 2.3.2 Những tồn tại, vướng mắc ............................................................................... 68 2.3.2.1 Về thể chế, chính sách .................................................................................. 68 2.3.2.2 Về phát triển hạ tầng số ................................................................................ 69 2.3.2.3 Về phát triển nguồn nhân lực ....................................................................... 70 2.3.3 Nguyên nhân tồn tại......................................................................................... 70 2.3.3.1 Về thể chế, chính sách .................................................................................. 70 2.3.3.2 Về phát triển hạ tầng số ................................................................................ 71 2.3.3.3 Về phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin ...................................... 72 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ......................................................................................... 72 CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NHẰM THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN KINH TẾ SỐ TẠI ĐỒNG NAI ............................................................................. 73 3.1. Cơ sở đề xuất giải pháp ..................................................................................... 73 3.1.1. Chiến lược quốc gia về phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam đến năm 2030 .................................................................................................................. 73 3.1.2 Mục tiêu phát triển kinh tế số tại tỉnh Đồng Nai đến năm 2025, tầm nhìn 2030 .................................................................................................................................. 74 3.2. Đề xuất các giải pháp ........................................................................................ 76 vi 3.2.1 Nhóm giải pháp về cơ chế chính sách ............................................................. 76 3.2.2 Nhóm giải pháp về chiến lược phát triển kinh tế số ........................................ 77 3.2.3 Nhóm giải pháp về nguồn nhân lực ................................................................. 78 3.2.4 Nhóm giải pháp về phát triển cơ sở hạ tầng số ............................................... 78 3.3 Kiến nghị ............................................................................................................ 79 KẾT LUẬN ............................................................................................................. 80 TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................... 82 vii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1 - Chỉ số về nguồn nhân lực và hạ tầng công nghệ thông tin .................... 43 Bảng 2.2 - Chỉ số về giao dịch giữa doanh nghiệp với người tiêu dùng (B2C) ....... 45 Bảng 2.3- Chỉ số về giao dịch giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp (B2B)............ 46 Bảng 2.4- Chỉ số về giao dịch Chính phủ với doanh nghiệp (G2B) ........................ 47 Bảng 2.5- Chỉ số thương mại điện tử tổng hợp ........................................................ 48 Bảng 2.6- Tỷ lệ thuê bao Băng rộng di động/100 dân ............................................. 55 Bảng 2.7- Tỉ lệ thuê bao Băng rộng cố định/100 dân............................................... 56 Bảng 2.8- Tỷ lệ Hộ gia đình có kết nối Băng rộng cố định...................................... 57 Bảng 2.9- Tỷ lệ Thuê bao di động sử dụng SmartPhone ......................................... 58 Bảng 2.10- Mức độ sẵn sàng cho phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2016 - 2020 ............................................................. 60 viii DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.1 - Chỉ số về nguồn nhân lực và hạ tầng công nghệ thông tin ..................... 44 Hình 2.2 - Chỉ số về giao dịch giữa doanh nghiệp với người tiêu dùng (B2C) ....... 45 Hình 2.3 - Chỉ số về giao dịch giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp (B2B) ........... 46 Hình 2.4 - Chỉ số về giao dịch Chính phủ với doanh nghiệp (G2B) ........................ 47 Hình 2.5 - Chỉ số thương mại điện tử tổng hợp........................................................ 48 Hình 2.6- Tỷ lệ thuê bao Băng rộng di động/100 dân .............................................. 55 Hình 2.7- Tỉ lệ thuê bao Băng rộng cố định/100 dân ............................................... 56 Hình 2.8- Tỷ lệ Hộ gia đình có kết nối Băng rộng cố định ...................................... 57 Hình 2.9- Tỷ lệ Thuê bao di động sử dụng SmartPhone .......................................... 58 ix DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TP.HCM Thành phố Hồ Chí Minh UBND Ủy ban Nhân dân ICT Công nghệ thông tin và Truyền thông VNPT Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam GRDP Tổng sản phẩm trên địa bàn 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Thế giới đang bước vào thời đại Cách mạng công nghiệp 4.0 với bản chất là dựa trên cuộc cách mạng kỹ thuật số, trí tuệ nhân tạo và kết nối internet vạn vật... Công nghệ số được ứng dụng trong tất cả các lĩnh vực và ngành kinh tế, từ công nghiệp, nông nghiệp cho đến dịch vụ; từ sản xuất đến phân phối và lưu thông hàng hóa cho đến các hạ tầng hỗ trợ như giao thông vận tải, logistics, tài chính, ngân hàng,... Kinh tế số đang dần trở thành chính bản thân nền kinh tế, nội hàm của kinh tế số cũng dần trùng khít với các nội hàm của khái niệm kinh tế. Theo TS. Phạm Việt Dũng trong bài viết Kinh tế số - cơ hội bứt phá cho Việt Nam trên Cổng thông tin điện tử Hội đồng lý luận Trung ương, kinh tế số không chỉ tạo ra quy mô và tốc độ tăng trưởng cho các nền kinh tế, mà còn làm các nền kinh tế thay đổi trên 2 bình diện đó là (i) phương thức sản xuất (nguồn lực, hạ tầng, cách thức vận hành sản xuất kinh doanh) và (ii) cấu trúc kinh tế. Đáng chú ý là bên cạnh các nguồn lực truyền thống xuất hiện nguồn lực phát triển mới là tài nguyên số, của cải số. Quyền lực tài chính đang dần chuyển sang quyền lực thông tin. Sức mạnh của một quốc gia được đo bằng sự phát triển của công nghệ cao, thông tin và trí tuệ con người. Ngoài ra, kinh tế số cũng giúp tăng trưởng bền vững hơn, bởi công nghệ sẽ cho chúng ta những giải pháp tốt, hiệu quả hơn đối với việc sử dụng tài nguyên, xử lý các vấn đề ô nhiễm môi trường,… Đồng thời, với chi phí tham gia thấp và dễ tiếp cận, kinh tế số cũng tạo ra cơ hội cho nhiều người hơn, mọi thành phần, khu vực qua đó góp phần làm giảm khoảng cách giàu nghèo, giải quyết nhiều vấn đề xã hội thông qua đo lường tâm trạng xã hội, sự tham gia của người dân vào hoạch định chính sách,... Nhận thức được xu thế đó, hầu hết các nền kinh tế phát triển trên thế giới đều đưa ra chiến lược phát triển công nghệ số, trong đó chú trọng việc nghiên cứu áp dụng công nghệ mới vào tăng trưởng kinh tế. Theo Báo cáo nền kinh tế số năm 2020 (e-Economy Report 2020) của Google, Temasek và Bain & Company ghi nhận, trong năm 2020, tổng số người dùng internet trong 06 nước khu vực Đông Nam Á bao gồm Singapore, Indonesia, Malaysia, 2 Philippines, Thái Lan và Việt Nam tăng thêm có 40 triệu người dùng mới trong năm nay, nâng tổng số lên 400 triệu người trên tổng số 580 triệu dân tính đến thời điểm hiện tại. Bất chấp môi trường kinh tế đầy thách thức, các lĩnh vực kỹ thuật số của Đông Nam Á tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ, đạt 100 tỉ USD vào năm 2020 và đang trên đà vượt mốc 300 tỉ USD vào năm 2025. Tại Việt Nam, trong 10 năm qua, kinh tế số đã phát triển nhanh chóng cả nền tảng hạ tầng lẫn thị trường kinh doanh. Với dân số gần 100 triệu người, Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia có tốc độ phát triển kinh tế số ở mức khá trong khu vực ASEAN. Việt Nam đã ghi nhận sự xuất hiện xu hướng số hóa ở nhiều lĩnh vực, ngành kinh tế, từ thương mại, thanh toán cho đến giao thông, giáo dục, y tế… Theo số liệu thống kê của Cục Viễn thông thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông, đến tháng 12/2020, Việt Nam có 16.699.249 thuê bao băng rộng cố định có truy cập internet, số thuê bao băng rộng di động có truy cập internet là 70.326.137 thuê bao trong tổng số 123.626.427 thuê bao di động. Theo thống kê từ Báo cáo e-Economy Report 2020 của Google, Temasek và Bain & Company, trước khi dịch COVID xuất hiện, người Việt Nam nói riêng thường dành 3,1 giờ/ngày để truy cập Internet (cho mục đích cá nhân). Trong khoảng thời gian áp dụng giãn cách xã hội trên diện rộng, con số này đã tăng vọt lên 4,2 giờ/ngày và hiện ở mức 3,5 giờ/ngày. Cũng theo e-Economy Report 2020 của Google, Temasek và Bain & Company ghi nhận, tổng giá trị hàng hóa giao dịch của nền kinh tế số Việt Nam dự kiến đạt 14 tỉ USD, tăng 16% so với năm 2019, và được dự báo sẽ tăng lên mức 52 tỉ USD vào năm 2025. Đối với tỉnh Đồng Nai, trong thời gian qua đã có những bước tiến trên con đường chuyển đổi số. Ngày 03/7/2020 UBND tỉnh Đồng Nai đã ban hành Kế hoạch số 7600/KH-UBND về triển khai Nghị quyết số 50/NQ-CP ngày 17/4/2020 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư và Kế hoạch số 331-KH/TW ngày 26/2/2020 của Tỉnh ủy nhằm thực hiện mục tiêu đến năm 2030 tỉnh Đồng Nai trở thành tỉnh công nghiệp, dịch vụ, hiện đại, phát triển kinh tế năng động dựa trên khoa học công nghệ và nguồn nhân lực chất lượng cao; là trung tâm công nghiệp và dịch vụ 3 hàng không, là cửa ngõ giao thương với quốc tế, là một trong những cực tăng trưởng quan trọng của cả nước và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Theo đó, tỉnh Đồng Nai hướng tới một nền kinh tế mạnh, phát triển nhanh nền hành chính công đáp ứng nhu cầu của người dân, doanh nghiệp; tập trung phát triển các mô hình kinh tế số, ưu tiên đẩy mạnh các ngành công nghiệp mũi nhọn, tạo động lực thúc đẩy phong trào khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, thích ứng với xu thế cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Tuy nhiên, việc chuyển đổi số và phát triển kinh tế số có rất nhiều khó khăn, thách thức. Tại tỉnh Đồng Nai, ngoài các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì các doanh nghiệp tư nhân đa số là doanh nghiệp vừa và nhỏ, vốn ít, trình độ quản trị và công nghệ lạc hậu, thiếu công nghệ và nhân lực công nghệ thông tin có trình độ cao; năng lực tổ chức, triển khai công nghệ số của doanh nghiệp là những nút thắt cản trở doanh nghiệp trong chuyển đổi phương thức sản xuất mới. Cùng với đó là những khó khăn về thị trường; khung khổ, môi trường pháp lý tạo điều kiện, môi trường cho doanh nghiệp hoạt động sản xuất, kinh doanh và hội nhập quốc tế; kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội, nhất là hạ tầng kỹ thuật, công nghệ thông tin; chi phí dịch vụ, kho vận cao; tâm lý, tập quán và thói quen tiêu dùng của nhân dân và khả năng của khách hàng; bảo đảm an ninh mạng, bảo mật, an toàn thông tin. Các doanh nghiệp tư nhân tại tỉnh Đồng Nai đa phần vẫn hoạt động theo truyền thống, chưa sử dụng nhiều ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, sản xuất. Từ những khó khăn và thách thức đó, việc nghiên cứu các cơ sở lý thuyết và tham khảo kinh nghiệm quản lý kinh tế số thực tiễn để rút ra các bài học, nâng cao công tác quản lý, thúc đẩy phát triển kinh tế số tại tỉnh Đồng Nai là một yêu cầu cấp thiết. Đó cũng là lý do tôi chọn đề tài “Giải pháp quản lý nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế số tại tỉnh Đồng Nai.”. 2. Các công trình nghiên cứu có liên quan “Phát triển nền kinh tế số nhìn từ kinh nghiệm một số nước châu Á và hàm ý đối với Việt Nam” của Trung tâm Thông tin – Tư liệu thuộc Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương. Công trình đã điểm lại những nét chính cùng một số phân tích về tình hình phát triển kinh tế số của Singapore, Hàn Quốc và Trung Quốc, từ đó rút ra 4 một số hàm ý chính sách nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế số ở Việt Nam trong bối cảnh I4.0. ”Tương lai nền kinh tế số Việt Nam hướng tới năm 2030 và 2045” của Cơ quan Nghiên cứu Khoa học và Công nghiệp Khối thịnh vượng chung Úc (CSIRO) năm 2019. Báo cáo đưa ra các viễn cảnh về kinh tế cho tới năm 2030 và 2045 với bốn kịch bản dự báo về tăng trưởng của nền kinh tế số Việt Nam. “Digital Economy Policy: The Case Example of Thailand (Chính sách Kinh tế số: Ví dụ từ Thái Lan)” của Rumana Bukht & Richard Heeks - Centre for Development Informatics, University of Manchester, UK năm 2018. Các tác giả đã nghiên cứu về những chính sách và cấu trúc quản trị nền kinh tế số của Thái Lan. “Digital Economy Report 2019: Value Creation and Capture: Implications for developing countries (Báo cáo kinh tế số 2019: Khởi tạo và nắm bắt giá trị: Hàm ý cho các nước đang phát triển)” của Liên Hợp quốc năm 2019. Báo cáo tổng hợp các khái niệm, các xu hướng của nền kinh tế số và việc tạo dựng, nắm giữ giá trị nền kinh tế số và các chính sách liên quan. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 3.1 Đối tượng nghiên cứu Quản lý kinh tế số tại Đồng Nai. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi về không gian: Đề tài nghiên cứu tại tỉnh Đồng Nai. Phạm vi về thời gian: Đề tài nghiên cứu về phát triển và quản lý kinh tế số tại tỉnh Đồng Nai trong thời gian từ 2016-2020. Phạm vi về nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu các kinh nghiệm, căn cứ và cơ sở thực tiễn nhằm đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế số tại tỉnh Đồng Nai. 4. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 4.1 Mục tiêu tổng quát Trên cơ sở hệ thống hóa những vấn đề cơ bản về chuyển đổi số, kinh tế số, việc 5 thực hiện chức năng quản lý kinh tế của Nhà nước và tham khảo thực tiễn kinh nghiệm quản lý, phát triển kinh tế số tại một số quốc gia trong khu vực cũng như một số tỉnh thành trong nước và phân tích thực trạng phát triển và quản lý kinh tế số tại tỉnh Đồng Nai, luận văn đề xuất một số giải pháp về quản lý để góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế số tại Đồng Nai trong các năm tới. 4.2 Mục tiêu cụ thể Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, luận văn có các nhiệm vụ sau: Một là, hệ thống hóa, làm rõ thêm một số vấn đề lý luận và rút ra một số bài học kinh nghiệm thực tiễn về chuyển đổi số, kinh tế số, quản lý phát triển kinh tế số tại một số quốc gia trong khu vực cũng như một số tỉnh thành trong nước. Hai là, phân tích và đánh giá thực trạng việc phát triển và quản lý kinh tế số tại tỉnh Đồng Nai trong thời gian qua. Ba là, đề xuất một số giải pháp về quản lý để góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế số tại tỉnh Đồng Nai trong các năm tới. 4.3 Câu hỏi nghiên cứu Luận văn sẽ tập trung vào các câu hỏi nghiên cứu chủ yếu dưới đây: Một là, kinh tế số và quản lý kinh tế số bao gồm những nội hàm nào? Đâu là những bài học kinh nghiệm của các nước và địa phương về những nội dung này? Hai là, thực trạng quản lý kinh tế số tại tỉnh Đồng Nai, những mặt được và chưa được, những bất cập trong quản lý kinh tế số tại tỉnh Đồng Nai là gì? Ba là, từ quá trình nghiên cứu lý luận và tham khảo từ thực tiễn, nên xây dựng các giải pháp quản lý như thế nào để thúc đẩy phát triển kinh tế số tại tỉnh Đồng Nai? 5. Phương pháp nghiên cứu 5.1 Các phương pháp sử dụng trong luận văn Với mục tiêu thứ nhất, tác giả sử dụng Phương pháp tổng hợp và phân tích, nhằm nghiên cứu các tài liệu, lý luận khác nhau bằng cách phân tích chúng thành từng bộ phận để tìm hiểu sâu sắc về đối tượng, qua đó liên kết từng mặt, từng bộ phận thông tin đã được phân tích để tổng hợp, tạo ra một hệ thông lý thuyết mới đầy đủ và 6 sâu sắc về đối tượng. Với mục tiêu thứ hai, tác giả sử dụng kết hợp Phương pháp tổng hợp và phân tích và Phương pháp so sánh. Qua phân tích, tổng hợp các tài liệu, số liệu về thực trạng phát triển kinh tế số của tỉnh Đồng Nai, trên cơ sở so sánh với các khu vực khác để đánh giá một cách cụ thể về thực trạng. Với mục tiêu thứ ba, tác giả sử dụng kết hợp Phương pháp tổng hợp và phân tích và Phương pháp so sánh. Qua phân tích, tổng hợp về thực trạng phát triển kinh tế số của tỉnh Đồng Nai, trên cơ sở so sánh với các chỉ tiêu đề ra để đề xuất một số giải pháp cụ thể. 5.2 Phương pháp thu thập dữ liệu Để có thể nghiên cứu đề tài, tác giả luận văn sử dụng các công cụ như các bản thống kê số liệu về phát triển kinh tế số của các nước trong khu vực Đông Nam Á (trong đó có Việt Nam) cũng như của tỉnh Đồng Nai trong một số năm gần đây như: e-Economy Report 2016 - 2020 của Google, Temasek và Bain & Company, báo cáo của Sở Công thương Đồng Nai về số đơn vị có giao dịch Thương mại điện tử trong các năm 20162019, các báo cáo chỉ số Thương mại điện tử các năm… Trên cơ sở đó, tác giả phân tích, đánh giá các số liệu tổng hợp để tìm ra các tồn tại, hạn chế trong cơ chế quản lý kinh tế số tại tỉnh Đồng Nai để có các giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế số. 5.3 Về mô tả các chỉ tiêu nghiên cứu Luận văn tổng hợp các thông tin, số liệu về tình hình phát triển về kinh tế số của các nước trong khu vực Đông Nam Á và Việt Nam cũng như của tỉnh Đồng Nai trong một số năm gần đây như: Tốc độ phát triển hạ tầng số, Tỷ trọng đóng góp của kinh tế số và tổng mức GRDP của tỉnh; tốc độ tăng trưởng của Thương mại điện tử tại tỉnh Đồng Nai… Luận văn sử dụng các trích dẫn, tài liệu tham khảo một cách chính xác, chi tiết, đầy đủ để đảm bảo tính khoa học và sự nghiêm túc của quá trình nghiên cứu, hoàn thành luận văn. 7 6. Đóng góp mới của luận văn Đánh giá tổng quan về thực trạng, phân tích nguyên nhân những thành tựu và hạn chế trong quá trình phát triển và quản lý kinh tế số tại tỉnh Đồng Nai. Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần giúp các cơ quan nhà nước tại tỉnh Đồng Nai có thêm các căn cứ vững chắc để triển khai các chính sách thúc đẩy phát triển kinh tế số. Mặt khác, kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần bổ sung thêm một số tri thức mới về quản lý kinh tế số, là tài liệu tham khảo cho các cơ quan, đơn vị, ngành học liên quan. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, phương pháp nghiên cứu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được chia thành 03 chương: Chương 1: Cơ sở lý thuyết và thực tiễn về quản lý kinh tế số. Chương 2: Thực trạng phát triển và quản lý kinh tế số tại tỉnh Đồng Nai. Chương 3: Giải pháp quản lý nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế số tại tỉnh Đồng Nai. 8 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ KINH TẾ SỐ 1.1. Cơ sở lý thuyết về Quản lý kinh tế số 1.1.1. Tổng quan về kinh tế số 1.1.1.1. Khái niệm về chuyển đổi số Chuyển đổi số là gì Có nhiều định nghĩa về chuyển đổi số. Theo D. R. A. Schallmo và C. A. Williams trong Digital Transformation Now! (Chuyển đổi số ngay bây giờ), chuyển đổi số là việc sử dụng công nghệ để cải thiện triệt để hiệu suất hoặc phạm vi tiếp cận của doanh nghiệp hoặc chuyển đổi số là chuyển đổi hoạt động của công ty thông qua việc sửa đổi hoặc tạo ra các mô hình kinh doanh mới thông qua các việc số hóa giá trị gia tăng, cuối cùng dẫn đến cải thiện lợi nhuận. Theo cẩm nang chuyển đổi số do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành, chuyển đổi số là quá trình thay đổi tổng thể và toàn diện của cá nhân, tổ chức về cách sống, cách làm việc và phương thức sản xuất dựa trên các công nghệ số. Chuyển đổi số không chỉ giúp tăng năng suất, giảm chi phí mà còn mở ra không gian phát triển mới, tạo ra các giá trị mới ngoài các giá trị truyền thống vốn có. Chuyển đổi số doanh nghiệp có thể thực hiện thông qua việc tư duy lại hướng kinh doanh, đánh giá lại chuỗi giá trị, kết nối lại với khách hàng và cấu trúc lại doanh nghiệp. Theo Lindsay Herbert trong Digital Transformation (Chuyển đổi số), chuyển đổi số không phải chỉ là thiết lập một hạ tầng công nghệ cho doanh nghiệp mà là kiến tạo năng lực thích nghi và tối ưu thành công các công nghệ cũng như quy trình mới ở cả hiện tại và trong tương lai. Chuyển đổi số chính là phá bỏ những rào cản, hạn chế sinh ra bởi logic đã lỗi thời và tận dụng công nghệ để tạo ra những nguồn doanh thu mới, cắt giảm chi phí và nâng cấp trải nghiệm khách hàng. Chuyển đổi số doanh nghiệp sẽ giải quyết được các điểm trọng yếu: + Mô hình kinh doanh: Doanh thu đến từ đâu, chinh phục và giữ khách hàng bằng cách nào. 9 + Trải nghiệm khách hàng: Sản phẩm và dịch vụ cốt lõi, quy trình mà khách hàng tương tác và gắn bó với bạn. + Quy trình nội bộ: Cách làm việc, vận hành, phân tích và quyết định. Chuyển đổi số được diễn giải với ba cấp độ: Số hoá (digitization): Số hoá là việc chuyển đổi các thực thể (đối tượng, vạn vật) từ dạng vật lý (analog) sang dạng số, tức tạo ra phiên bản số của các thực thể, như số hoá các văn bản in trên giấy để tạo file chữ trên máy tính; Đối với Doanh nghiệp, đó là quá trình số hóa dữ liệu quản lý, kinh doanh của doanh nghiệp. Xác định mô hình hoạt động số (digitalization) là cấp độ xác định cách sống và làm việc sẽ như thế nào dựa vào các công nghệ số và dữ liệu được số hoá. Đối với các tổ chức hay doanh nghiệp, đó là áp dụng công nghệ số để tự động hóa, tối ưu hóa các quy trình nghiệp vụ, quy trình quản lý, sản xuất kinh doanh, quy trình báo cáo, phối hợp công việc trong doanh; Doanh nghiệp bắt đầu áp dụng công nghệ để xây dựng hệ thống báo cáo quản trị hoàn chỉnh và liên kết với các dữ liệu sẵn có như số liệu bán hàng, nhập xuất kho, số liệu hạch toán kế toán. Ngoài hệ thống báo cáo, ở giai đoạn quá độ này, doanh nghiệp sẽ số hóa quy trình lập kế hoạch, ngân sách và dự báo và quản trị nguồn nhân lực để nâng cao hiệu quả quản trị chi phí, nhân sự. Dữ liệu doanh nghiệp ở giai đoạn này được thu thập và liên kết với nhau một cách xuyên suốt trong các chức năng, từ bán hàng, quản lý hàng tồn kho cho đến kế toán. Do sự phát triển và mở rộng của tập dữ liệu khách hàng cũng như doanh nghiệp, các nhà lãnh đạo cần đưa ra các giải pháp để đảm bảo an toàn thông tin và an ninh mạng. Sự kết nối liên tục của dữ liệu phép doanh nghiệp xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch ngân sách, dự báo doanh thu và dòng tiền, xây dựng kế hoạch nguồn nhân lực, v.v. cho các giai đoạn tiếp theo của mình Thực hiện chuyển đổi (transformation) là cấp độ các cá nhân, các tổ chức thực hiện việc thay đổi theo mô hình đã xác định. Đây là một quá trình thay đổi tổng thể và toàn diện, từ lãnh đạo cao nhất đến mọi thành viên của tổ chức, từ xây dựng năng lực số đến văn hoá số, xây dựng lộ trình và kế hoạch, từng bước thay đổi theo lộ trình. Trong quá trình này, doanh nghiệp chuyển đổi toàn bộ sang mô hình kinh doanh mới, tạo thêm giá trị mới cho doanh nghiệp. Đây là quá trình thay đổi mang tính chiến lược của một
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan