Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Giải pháp phát triển nuôi cá vược huyện tiền hải, tỉnh thái bình....

Tài liệu Giải pháp phát triển nuôi cá vược huyện tiền hải, tỉnh thái bình.

.PDF
137
110
59

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP & PTNT HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM ----------***---------- TRẦN MINH KIỂM GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NUÔI CÁ VƯỢC HUYỆN TIỀN HẢI, TỈNH THÁI BÌNH CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP MÃ SỐ: 60.62.01.15 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN THỊ DƯƠNG NGA HÀ NỘI - 2014 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng, nội dung, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Tôi cũng xin cam kết rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cảm ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc. Tác giả luận văn Trần Minh Kiểm Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page i LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn Thạc sỹ “Giải pháp phát triển nuôi cá vược huyện Tiền Hải , tỉnh Thái Bình”, bên cạnh sự nỗ lực, cố gắng của bản thân, tôi còn nhận được dạy bảo, giúp đỡ tận tình của các thầy cô giáo, các tổ chức, cá nhân trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Trước hết tôi xin chân thành cảm ơn cô giáo TS. Nguyễn Thị Dương Nga đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu. Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy giáo, cô giáo trong Bộ môn Kinh tế lượng, Khoa Kinh tế & Phát triển nông thôn, Khoa Sau đại học Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã trực tiếp giảng dạy và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu. Tôi xin gửi lời cảm ơn tới UBND huyện Tiền Hải, Lãnh đạo Phòng Nông nghiệp & PTNT, Chi cục Thống kê huyện Tiền hải, UBND, các tổ chức ban ngành đoàn thể các xã: Nam Thịnh, Đông Minh, Nam Cường, Nam Thắng, Nam Hưng, Nam Phú đã hỗ trợ tôi trong quá trình tìm hiểu, thu thập, phân tích số liệu, hoàn thành luận văn. Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn đồng nghiệp, bạn bè, cùng toàn thể gia đình, người thân đã động viên, chia sẻ khó khăn, khích lệ tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu đề tài. Hà Nội, ngày tháng năm 2014 Tác giả Trần Minh Kiểm Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page ii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................ ii MỤC LỤC ............................................................................................................ iii DANH MỤC BẢNG ........................................................................................... vii DANH MỤC HÌNH ........................................................................................... viii DANH MỤC HỘP ............................................................................................... ix PHẦN I. MỞ ĐẦU ................................................................................................ 1 1.1 Sự cần thiết của việc nghiên cứu đề tài .................................................... 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu.................................................................................. 3 1.2.1 Mục tiêu chung .......................................................................................... 3 1.2.2 Mục tiêu cụ thể .......................................................................................... 3 1.3. Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................... 3 1.4. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................... 3 1.5 Phạm vi nghiên cứu................................................................................... 3 1.5.1 Về nội dung ............................................................................................... 3 1.5.2 Về không gian ........................................................................................... 4 1.5.3 Về thời gian ............................................................................................... 4 PHẦN II. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU TÀI LIỆU.......................................... 5 2.1 Cơ sở lý luận.............................................................................................. 5 2.1.1 Một số khái niệm....................................................................................... 5 2.1.2 Đặc điểm của nghề NTTS nói chung và đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của cá Vược nói riêng ............................................................................. 11 2.1.3 Nội dung phát triển nuôi cá Vược .......................................................... 17 2.1.4 Các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển nuôi cá vược ................................. 18 2.2 Cở sở thực tiễn nuôi cá Vược: ................................................................ 21 2.2.1 Tình hình nuôi cá Vược trên thế giới ..................................................... 21 2.2.2 Tình hình nuôi cá Vược ở Việt Nam ..................................................... 25 2.2.3 Diện tích, sản lượng nuôi trồng TS tại Việt Nam .................................. 28 2.2.4 Tình hình chế biến xuất nhập khẩu thuỷ sản ở Việt Nam...................... 31 Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page iii 2.2.5 Các phương thức nuôi cá Vược trên thế giới và Việt Nam ................... 33 2.2.6 Các hình thức cá Vược hiện nay............................................................. 34 2.2.7. Chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển nuôi thủy sản ở Việt Nam ............................................................................... 35 2.3. Bài học rút ra từ nghiên cứu tổng quan và một số mô hình nuôi cá Vược của huyện....................................................................................... 38 2.6.1 Bài học rút ra từ nghiên cứu tổng quan .................................................. 38 2.6.2 Dự án, đề án phát triển nuôi cá Vược của huyện ................................... 41 PHẦN III ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU....... 43 3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ................................................................. 43 3.1.1 Điều kiện tự nhiên ................................................................................... 43 3.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội........................................................................ 45 3.1.3. Kết quả phát triển kinh tế của huyện Tiền Hải qua 3 năm. .................. 52 3.2 Phương pháp nghiên cứu ........................................................................ 54 3.2.1 Thu thập số liệu ....................................................................................... 54 3.2.2 Phân tích số liệu ...................................................................................... 55 3.2.3 Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu ........................................................... 57 PHẦN IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................... 59 4.1 Thực trạng nuôi cá Vược huyện Tiền Hải ............................................. 59 4.1.1 Khái quát tình hình nuôi cá Vược huyện Tiền Hải ............................... 59 4.1.2. Kết quả sản xuất cá Vược của huyện Tiền Hải ..................................... 61 4.1.3 Tình hình tiêu thụ sản phẩm nuôi cá Vược tại huyện Tiền Hải............. 64 4.2 Nghiên cứu thực trạng nuôi cá Vược của các nhóm hộ điều tra ........... 66 4.2.1 Hình thức nuôi và nguồn giống cá Vược ở các hộ điều tra ................... 66 4.2.2 Nguồn cung cấp con giống, thức ăn, thuốc thú y và vốn....................... 67 4.2.3. Đặc điểm của các hộ nuôi cá Vược huyện Tiền Hải.............................. 68 4.2.4 Chi phí cho nuôi cá Vược của hộ nông dân huyện Tiền Hải ................. 79 4.2.5 Kết quả, hiệu quả kinh tế nuôi cá Vược ................................................. 85 4.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển nuôi cá Vược của hộ nông dân huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình ............................................................. 87 4.3.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất bình quân của hộ ......................... 87 Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page iv 4.3.2 Tình hình tổ chức và quản lý sản xuất nuôi cá ....................................... 90 4.3.3 Ảnh hưởng do qui mô sản xuất kinh doanh giống cá Vược .................. 91 4.3.4. Nhu cầu về vốn........................................................................................ 92 4.3.5 Hiểu biết về kỹ thuật nuôi cá Vược ........................................................ 93 4.3.6 Điều kiện thu hoạch và thị trường tiêu thụ ............................................. 94 4.3.7 Cơ sở hạ tầng và hậu cần dịch vụ cho nuôi cá Vược ............................. 96 4.3.8. Công tác khuyến ngư .............................................................................. 98 4.3.9. Các yếu tố môi trường............................................................................. 99 4.3.10. Một số chính sách ảnh hưởng tới sự phát triển nuôi cá Vược .............. 99 4.3.11. Huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình chưa xây dựng thương hiệu sản phẩm cho nuôi trồng thủy sản nói chung và cá Vược nói riêng. ......... 101 4.4. Phân tích SWOT và các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển nuôi cá Vược của hộ nông dân huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình ...................... 102 4.4.1 Phân tích SWOT ................................................................................... 102 4.5 Tiềm năng, thuận lợi và khó khăn phát triển nuôi cá của huyện ......... 106 4.5.1 Đánh giá về tiềm năng phát triển nuôi cá ............................................. 106 4.5.2 Những lợi thế cho sự phát triển cá Vược của huyện ............................ 107 4.5.3 Những khó khăn cho sự phát triển nuôi cá Vược của huyện ............... 107 4.6 Những quan điểm, định hướng phát triển nuôi cá Vược của hộ nông dân huyện Tiền Hải cho những năm tới ...................................... 108 4.6.1 Những quan điểm phát triển chủ yếu ................................................... 108 4.6.2 Các căn cứ khoa học ............................................................................. 109 4.6.3 Định hướng phát triển nuôi cá Vược của huyện Tiền Hải trong thời gian tới ................................................................................................... 109 4.7 Một số giải pháp phát triển nuôi cá Vược của huyện Tiền Hải ........... 110 4.7.1 Giải pháp thị trường .............................................................................. 110 4.7.2 Hoàn thiện quy hoạch vùng nuôi và bố trí cơ cấu sản xuất hợp lý...... 112 4.7.3 Tăng cường áp dụng kỹ thuật, công nghệ nuôi tiên tiến và bảo vệ môi trường ............................................................................................. 113 4.7.4 Hoàn thiện cơ sở hạ tầng và dịch vụ hậu cần nuôi cá .......................... 114 Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page v 4.7.5 Hoàn thiện tổ chức quản lý, nâng cao năng lực và sử dụng hợp lý nguồn nhân lực ...................................................................................... 115 4.7.6 Giải pháp về chính sách nuôi cá Vược ................................................. 116 4.7.7 Đáp ứng đủ nhu cầu về vốn cho sản xuất ............................................. 117 4.7.8 Xây dựng và quảng bá thương hiệu “Cá Vược Tiền Hải”. .................. 118 4.7.9 Các giải pháp khác ................................................................................ 118 PHẦN V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ......................................................... 120 5.1 Kết luận ................................................................................................. 120 5.2 Kiến nghị ............................................................................................... 121 TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................. 125 Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page vi DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Nội dung ĐVT : Đơn vị tính KT-XH : Kinh tế - xã hội NTTS : Nuôi trồng thuỷ sản TS : Thủy sản NTS : Nuôi thuỷ sản PTBV : Phát triển bền vững Tr.đ : Triệu đồng KHKT : Khoa học kỹ thuật TT : Thứ tự SL : Số lượng CC : Cơ cấu SXKD : Sản xuất kinh doanh YK : Ý kiến WTO : Tổ chức thương mại thế giới QCTT : Quảng canh truyền thống QCCT : Quảng canh cải tiến BTC : Bán thâm canh VASEP : Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam EU : Liên minh Châu Âu HACCP : Là hệ thống quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page vii DANH MỤC BẢNG TRANG STT TÊN BẢNG 2.1 : Diện tích (nghìn ha) mặt nước nuôi trồng thuỷ sản Việt Nam từ 2008 - 2013................................................................................................... 29 2.2 : Sản lượng nuôi trồng thuỷ sản Việt Nam .................................................. 30 Biểu 2.3: Giá trị xuất khẩu thủy sản từ năm 2008 - 2013 .................................. 31 Bảng 3.1. Tình hình đất đai của huyện Tiền Hải trong giai đoạn 2011-2013 ... 47 Bảng 3.2. Tình hình dân số, lao động của huyện Tiền Hải giai đoạn 2011-2013 ....... 49 Bảng 3.3. Một số chỉ tiêu thể hiện kết quả phát triển sản xuất của huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình ..................................................................... 53 Bảng 3.4: Bảng phân tích SWOT........................................................................ 56 Bảng 4.1 : Biến động diện tích nuôi cá Vược tại các xã huyện Tiền Hải .......... 62 Bảng 4.2. Biến động năng suất cá vược tại các xã thuộc huyện Tiền Hải ( 2011-2013) .......................................................................................... 63 Bảng 4.3 Kết quả sản xuất cá Vược huyện Tiền Hải từ 2011 – 2013 ............... 64 Bảng 4.4: Tình hình cơ bản của các hộ điều tra ................................................. 70 Bảng 4.5: Tình hình diện tích mặt nước và tài sản phục vụ cho sản xuất cá Vược của các hộ điều tra .................................................................... 73 Bảng 4.6: Nguồn vốn cho sản xuất cá Vược của các hộ điều tra...................... 74 Bảng 4.7: Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật trong nuôi cá Vược cho 1 chu kỳ sản xuất của các hộ điều tra ................................................................ 76 Bảng 4.8: Khối lượng các đầu vào chính cho 1 chu kỳ sản xuất cá Vược của các hộ điều tra............................................................................... 79 Bảng 4.9: Tổng hợp chi phí sản xuất cho 1 chu kỳ sản xuất cá Vược của các hộ điều tra ..................................................................................... 80 Bảng 4.10: Kết quả và HQKT trong 1 chu kỳ nuôi cá Vược của các hộ điều tra ................................................................................................. 86 Bảng 4.11: Ý kiến của các chủ hộ về các yếu tố ảnh hưởng tới năng suất trong nuôi thả cá Vược của hộ........................................................... 88 Bảng 4.12: Phân tích SWOT đối với nuôi cá Vược ở Tiền Hải....................... 105 Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page viii Bảng 4.13. Chỉ tiêu phát triển nuôi cá Vược huyện Tiền Hải giai đoạn 2015 -2020 ........................................................................................ 110 DANH MỤC HÌNH STT TÊN HÌNH TRANG Hình 1. Bản đồ phân bố cá Vược Lates calcarifer..............................................17 Hình 4.1: Nơi bán sản phẩm cá Vược của các hộ điều tra .................................65 Hình 4.2: Cơ cấu các loại chi phí cho sản xuất cá Vược của các hộ điều tra (phân theo số vụ nuôi trong 1 chu kỳ) ....................................................82 Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page ix DANH MỤC HỘP TRANG STT TÊN HỘP Hộp 4.1 Ý kiến của cán bộ HTXNN về hộ nuôi cá Vược.................................. 69 Hộp 4.2 Ý kiến của Giám đốc Công ty Hải Long về kỹ thuật nuôi cá Vược .... 77 Hộp 4.3. Ý kiến của cán bộ phòng Nông nghiệp huyện về tiêu chuẩn kỹ thuật nuôi cá Vược ................................................................................ 78 Hộp 4.4 Ý kiến của hộ nuôi cá Vược xã Nam Cường........................................ 81 Hộp 4.5 Ý kiến của hộ nuôi cá Vược xã Nam Hưng ......................................... 82 Hộp 4.6 Ý kiến của hộ nuôi cá Vược xã Nam Cường........................................ 87 Hộp 4.7 Ý kiến của cán bộ xã Nam Phú về kỹ thuật nuôi cá Vược .................. 89 Hộp 4.8: Ý kiến của đại lý buôn bán thủy sản xã Nam Thanh ........................ 112 Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page x PHẦN I. MỞ ĐẦU 1.1 Sự cần thiết của việc nghiên cứu đề tài Phát triển nuôi trồng thuỷ sản đang là một xu thế tất yếu trong quá trình hội nhập kinh tế của Việt Nam, tạo nguồn thực phẩm, giải quyết công ăn việc làm và góp phần giảm áp lực khai thác tự nhiên. Với bờ biển dài trên 3.200km trải khắp từ Bắc vào Nam, gần 4000 hòn đảo lớn nhỏ và các vũng, vịnh ven bờ là tiềm năng lớn cho nuôi trồng thuỷ sản mặn lợ. Trong đó, nuôi các loài cá biển có giá trị kinh tế đang là một trong những hướng đi có tiềm năng phát triển của ngành thuỷ sản nước nhà. Tỉnh Thái Bình là một tỉnh ven biển nằm ở phía Đông nam đồng bằng châu thổ sông Hồng, diện tích tự nhiên 1.546 km² (năm 2003), có chiều dài bờ biển gần 50km, với 5 cửa lạch lớn, có 2 huyện ven biển. Cách trung tâm thành phố Thái Bình 22 km về phí Đông, nằm trên trục đường 39B, Tiền Hải là một huyện đồng bằng ven biển, có tiềm năng phát triển kinh tế mạnh nhất tỉnh Thái Bình. Với lợi thế là vùng ven biển với chiều dài bờ biển trên 23 km và 7000 ha đất ven biển và mặt nước, hệ thống giao thông, điều kiện tự nhiên thuận lợi, dân cư đông đúc, Tiền Hải đã phát huy mạnh kinh tế biển, kinh tế thuỷ sản, đưa ngành trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Ba cửa lạch của 3 con sông tạo ra các bãi triều, vùng có tiềm năng NTS nước lợ. - Cửa sông Trà Lý đổ ra phí Bắc bờ biển của huyện. - Cửa sông Lân đổ ra giữa bở biển của huyện. - Cửa sông Hồng (Cửa Ba Lạt) đổ ra phí Nam bờ biển của huyện. Ba cửa sông này hàng năm đã đưa ra biển một lượng phù sa lớn, bồi thành các bãi rộng tương đối bằng phẳng, trong đó có cấu tạo trầm tích của bãi bồi chủ yếu là dạng cát, sa, sét ..... rất thích hợp cho nuôi trồng nhiều loại thuỷ hải sản có tính chất đặc trưng chỉ có ở vùng đất này. Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 1 Trong xu thế hội nhập đầy khó khăn như hiện nay, vấn đề làm sao để thuỷ sản đem lại hiệu quả cao với người nông dân nói chung và với nông dân Tiền Hải nói riêng là rất cần thiết. Với tư duy kinh tế mới, phương thức sản xuất mới đang được nhân rộng, đánh thức tiềm năng vùng triều, mở rộng đồng nuôi, mạnh dạn chuyển nhiều diện tích đất trồng lúa, làm muối và cói cho năng suất thấp sang NTS nước ngọt và nước lợ. Các vấn đề khó khăn hiện nay mà NTS nước lợ địa phương đang gặp phải: Chất lượng con giống giảm sút, môi trường nuôi ô nhiễm, con nuôi không ổn định, kỹ thuật nuôi chủ yếu theo kinh nghiệm, thời gian thuê đất mặt nước dành cho NTS nước lợ còn ngắn .v.v Thực tế tại Tiền Hải nuôi cá Vược đã và đang mang lại hiệu quả khá cao và là hướng sản xuất mới cho các hộ NTTS, chủ yếu các hộ NTTS ven biển của huyện. Với đặc thù là một huyện ven biển, Tiền Hải có khả năng phát triển nhiều loại thuỷ sản có giá trị kinh tế cao. Thực hiện chương trình sản xuất nông nghiệp hàng hóa, phát huy lợi thế vùng, hiện nay huyện đang tập trung phát triển thuỷ sản, đặc biệt là nuôi cá Vược với việc định hướng xây dựng thương hiệu “Cá Vược Tiền Hải” nói riêng và dần xây dựng thương hiệu sản phẩm thủy sản Tiền Hải. Trong bối cảnh ngành thuỷ sản nói chung, nuôi cá Vược nói riêng chịu ảnh hưởng nhất định của các biến động kinh tế- xã hội, hiệu quả kinh tế luôn là mối quan tâm hàng đầu của hộ nông dân. Cá Vược là hình thức nuôi trồng thuỷ sản mới của huyện nhưng cho đến nay các nghiên cứu về kinh tế- xã hội để phát triển hơn nữa loại hình nuôi trồng này còn ít và tiến tới xây dựng thương hiệu “Cá Vược Tiền Hải”. Do đó, việc nghiên cứu phát triển, đánh giá hiệu quả kinh tế, phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển nuôi cá Vược là rất cần thiết. Chính vì vậy, chúng tôi chọn nghiên cứu đề tài: “Giải pháp phát triển nuôi cá vược huyện Tiền Hải, tinh Thái Bình”. Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 2 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1 Mục tiêu chung Trên cơ sở đánh giá thực trạng, tiềm năng và các yếu tố ảnh hưởng đến nuôi cá Vược của huyện, đề xuất một số giải pháp phát triển nuôi cá Vược tại huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hóa lý luận và thực tiễn về phát triển nuôi cá Vược của hộ nông dân; - Đánh giá thực trạng phát triển nuôi cá Vược của hộ nông dân huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình những năm qua; - Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển sản xuất cá Vược của hộ nông dân huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình; - Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển nuôi cá Vược của hộ nông dân huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình cho những năm tới; 1.3. Câu hỏi nghiên cứu - Nuôi cá Vược huyện Tiền Hải có những đặc trưng gì? - Phát triển nuôi cá Vược huyện Tiền Hải hiện như thế nào? - Những yếu tố nào ảnh hưởng tới phát triển nuôi cá Vược huyện Tiền Hải? - Phát triển nuôi cá Vược của hộ nông dân huyện Tiền Hải đang gặp những khó khăn, thách thức gì? - Làm thế nào để nâng cao hiệu quả kinh tế và phát triển bền vững nuôi cá Vược huyện Tiền Hải? 1.4. Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển nuôi cá Vược theo hộ huyện Tiền Hải. 1.5 Phạm vi nghiên cứu 1.5.1 Về nội dung Đề tài tập trung nghiên cứu chủ yếu về: - Thực trạng nuôi cá Vược của hộ nông dân huyện Tiền Hải. Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 3 - Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển nuôi cá Vược của hộ nông dân. - Định hướng và các giải pháp nhằm phát triển nuôi cá Vược của hộ nông dân huyện Tiền Hải. 1.5.2 Về không gian Đề tài được triển khai nghiên cứu trên địa bàn huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình, các nội dung chuyên sâu được khảo sát tại các hộ nông dân điển hình ở 05 xã đại diện. 1.5.3 Về thời gian - Các dữ liệu về thực trạng phát triển nuôi cá Vược của hộ nông dân huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình được thu thập từ năm 2011- 2014. - Các giải pháp nhằm phát triển nuôi cá Vược của hộ nông dân huyện Tiền Hải có thể áp dụng từ 2015- 2020. Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 4 PHẦN II. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU TÀI LIỆU 2.1 Cơ sở lý luận 2.1.1 Một số khái niệm 2.1.1.1 Khái niệm về tăng trưởng và phát triển Tăng trưởng và phát triển là hai khái niệm được dùng trong kinh tế phát triển, đôi khi được coi như nhau nhưng thực chất chúng có những nét khác nhau và có liên hệ chặt chẽ với nhau. * Khái niệm tăng trưởng Tăng trưởng thường được dùng để chỉ sự tăng thêm, lớn lên về quy mô của một hiện tượng nào đó. Tăng trưởng kinh tế được hiểu theo nghĩa rộng là sự tăng thêm về quy mô, sản lượng hàng hoá và dịch vụ trong một thời kỳ nhất định (thường là một năm). Đó là kết quả được tạo ra bằng tất cả các hoạt động sản xuất và các hoạt động dịch vụ của nền kinh tế. Bất kỳ một nền kinh tế nào, quy mô lớn hay nhỏ cũng đều cần sự tăng trưởng. Tuy nhiên, ngày nay sự tăng trưởng quá cao không phải là ưu tiên của các nền kinh tế. Sự tăng trưởng cao thường đi kèm với lạm phát, ô nhiễm môi trường, gia tăng khoảng cách giàu nghèo vv…Vì vậy, các nước đều mong muốn một mức tăng trưởng phù hợp, không quá cao cũng không quá thấp. * Khái niệm phát triển - Hiện nay, mọi quốc gia đều phấn đấu vì mục tiêu phát triển và trải qua thời gian, khái niệm về phát triển cũng đi đến thống nhất. Phát triển kinh tế được hiểu là quá trình tăng tiến về mọi mặt của nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định trong đó bao gồm cả sự tăng thêm về quy mô sản lượng và sự tiến bộ về cơ cấu kinh tế xã hội. Đó là sự tiến bộ thịnh vượng và cuộc sống tốt đẹp. Phát triển kinh tế được xem như là quá trình biến đổi cả về lượng và về chất, nó là sự kết hợp một cách chặt chẽ quá trình hoàn thiện của hai vấn đề về Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 5 kinh tế và xã hội ở mỗi quốc gia. Song trong quá trình toàn cầu hoá hiện nay, phát triển không chỉ giải quyết vấn đề hiện tại, trước mắt, mà còn đề cập đến tương lai lâu dài, không chỉ trong khu vực của một nước mà là toàn cầu, đó chính là phát triển bền vững. - Phát triển bền vững: Theo Uỷ ban thế giới về môi sinh và phát triển (1987): “sự phát triển mà thoả mãn được các nhu cầu của hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng của thế hệ tương lai trong việc thoả mãn các nhu cầu của họ”. Còn theo Bumetland, phát triển bền vững là một loại phát triển lành mạnh vừa đáp ứng được nhu cầu hiện tại đồng thời không xâm phạm đến lợi ích của thế hệ tương lai. Khái niệm phát triển bền vững theo đúng nghĩa của nó chính thức được đề xuất năm 1987 trong báo cáo “Tương lai chung của chúng ta” và từng bước được khẳng định tại các hội nghị thượng đỉnh về môi trường và phát triển ở Rio de Janeiro (1992) và Johannesburg (2002). Khi loài người đang phải đối mặt với nhiều thách thức từ sự suy thoái về môi trường và cạn kiệt tài nguyên, các thế hệ hiện tại khi sử dụng tài nguyên không thể để thế hệ tương lai phải gánh chịu hậu quả. Thế hệ tương lai cần được hưởng các thành quả lao động của thế hệ hiện tại về giáo dục, y tế, khoa học kỹ thuật và các nguồn lợi khác ngày càng được tăng cường. Như vậy, về bản chất, phát triển bền vững trước hết là một quá trình phát triển, trong đó mối quan hệ theo không gian được thể hiện giữa ba lĩnh vực phúc lợi – kinh tế, xã hội và môi trường luôn được điều chỉnh tối ưu, cũng như mối quan hệ theo trục thời gian về nhu cầu và lợi ích giữa các thế hệ được giải quyết hài hoà. Sự tăng trưởng kinh tế cần phải đặc biệt coi trọng vấn đề môi trường và khoảng cách giàu nghèo. Khi môi trường ô nhiễm, nhìn nhận dưới góc độ sản xuất, thì nông nghiệp chịu tác động đầu tiên, vì đối tượng sản xuất là vật thể sống luôn gắn liền với đất, nước, khí hậu. Các nước tư bản đi trước, ban đầu họ chấp nhận sự hi sinh nông nghiệp để phát triển công nghiệp và sau đó họ quay Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 6 lại cải thiện môi trường, trợ cấp nhiều hơn cho nông nghiệp. Hiện nay, đối với các nước đang phát triển như nước ta, thì không thể đi theo con đường đó mà cần phải coi trọng vấn đề phát triển bền vững. Trung Quốc, một nước đang phát triển trước chúng ta một chút, cũng đang phải gánh chịu hậu quả của sự tăng trưởng nóng trên 10%/năm, hậu quả dẫn đến môi trường ngày càng ô nhiễm trầm trọng, khoảng cách giàu nghèo ngày càng rộng vv… Vì vậy, Chính phủ Trung Quốc đã kiềm chế tốc độ tăng trưởng, tập trung giải quyết vấn đề môi trường và khoảng cách giàu nghèo. Trong bối cảnh của một nước đang phát triển, với quy mô của một ngành kinh tế còn nhỏ bé, cơ sở hạ tầng kinh tế -xã hội còn thấp kém, cuộc sống cộng đồng dân cư còn nghèo, thì phát triển bền vững ngành thuỷ sản phải là: Tăng trưởng kinh tế nhanh và ổn định, thay đổi mô hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm theo hướng thân thiện với mô trường, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, an sinh xã hội và an toàn sinh thái. Phát triển bền vững ngành thuỷ sản phải trên cơ sở phát triển đồng bộ cả 3 vấn đề: Ngư dân, ngư nghiệp và ngư trường; phải dựa trên việc tuân thủ các nguyên tắc: Thứ nhất, bảo đảm cân bằng, sử dụng hợp lý và bảo vệ các hệ sinh thái quan trọng đối với phát triển ngành kinh tế thuỷ sản. Coi trọng phục hồi và bảo tồn nguồn lợi thuỷ sản. Thứ hai, ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ tiên tiến nhất trong tất cả các khâu của quá trình sản xuất, phát triển và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, khuyến khích và mở rộng hình thức nuôi sinh thái, thân thiện với môi trường. Thứ ba, bảo đảm vệ sinh môi trường trong tất cả các khâu của quá trình hoạt động sản xuất thuỷ sản, đảm bảo các mặt hàng thuỷ sản sạch, an toàn thực phẩm theo các tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế. Thứ tư, nâng cao nhận thức cộng đồng, tạo điều kiện để cộng đồng tham gia sử dụng và quản lý hiệu quả nguồn lợi thuỷ sản. Áp dụng mô hình đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản và các hoạt động sản xuất của ngành Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 7 thuỷ sản theo hướng Nhà nước và nhân dân cùng làm. Thứ năm, tăng cường năng lực thể chế và chính sách quản lý hiệu quả, bền vững và liên ngành. Thứ sáu, lồng ghép các vấn đề môi trường vào kế hoạch phát triển kinh tế văn hoá xã hội của ngành và các địa phương trong các bước quy hoạch, trong các dự án đầu tư. Mục tiêu PTBV của ngành là: Nguồn lợi thuỷ sản phải được sử dụng lâu dài để vừa thoả mãn nhu cầu tăng thị phần xuất khẩu và mức tiêu thụ thuỷ sản nội địa trước mắt, vừa duy trì nguồn lợi cho các kế hoạch phát triển kinh tế thuỷ sản trong tương lai và cho thế hệ mai sau. Với đặc thù của ngành NTS, vấn đề phát triển bền vững là rất cần thiết. Không thể đẩy mạnh phát triển NTS, khi mà nguồn nước đang ngày càng ô nhiễm, vùng nuôi không được quy hoạch, quản lý và khai thác bừa bãi diện tích mặt nước, diện tích chuyển đổi sang NTS. 2.1.1.2 Khái niệm về sản xuất Sản xuất là hoạt động đặc trưng của con người và xã hội loài người. Sản xuất xã hội bao gồm: sản xuất vật chất, sản xuất tinh thần và sản xuất ra bản thân con người. Ba quá trình đó gắn bó chặt chẽ với nhau, trong đó sản xuất vật chất là cơ sở của sự tồn tại và phát triển của xã hội. Sản xuất là quá trình tạo ra của cải vật chất cho xã hội. Trong sản xuất con người phải đấu tranh với thiên nhiên, tác động lên những vật chất làm thay đổi những vật chất sẵn có nhằm tạo ra lương thực, thực phẩm và những của cải vật chất khác phục vụ cuộc sống. Sản xuất là quá trình phối hợp và điều hòa các yếu tố đầu vào (tài nguyên hoặc các yếu tố sản xuất để tạo ra sản phẩm hàng hóa hoặc dịch vụ (đầu ra). Nếu giả thiết sản xuất sẽ diễn biến một cách có hệ thống với trình độ sử dụng đầu vào hợp lý, người ta mô tả mối quan hệ giữa đầu vào và đầu ra bằng một hàm sản xuất: Q = f(X1, X2,…, Xn) Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 8 Trong đó Q biểu thị số lượng một loại sản phẩm nhất định, X1, X2,…., Xn là lượng của một yếu tố đầu vào nào đó được sử dụng trong quá trình sản xuất. Chúng ta cần chú ý mối quan hệ giữa yếu tố và sản phẩm: + Sản phẩm cận biên (MP) của yếu tố đầu vào thay đổi. Đây là sự biến đổi lượng đầu ra do tăng thêm chút ít yếu tố đầu vào thay đổi được biểu thị bằng đơn vị riêng của nó. Khi sản phẩm cận biên bằng 0 thì tổng sản phẩm là lớn nhất. + Sản phẩm bình quân (AP) của yếu tố đầu vào thay đổi. Đem chia tổng sản phẩm cho số lượng yếu tố đầu vào thay đổi ta sẽ có AP. Khi một yếu tố đầu vào được sử dụng ngày một nhiều hơn, mà các yếu tố đầu vào khác không thay đổi thì mức tăng tổng sản phẩm ngày càng nhỏ đi. * Các yếu tố ảnh hưởng tới quá trình sản xuất + Vốn sản suất: là những tư liệu sản xuất như máy móc, thiết bị , các phương tiện vận tải, kho tàng, cơ sở hạ tầng và kỹ thuật. Vốn đối với quá trình sản xuất là vô cùng quan trọng. Trong điều kiện năng suất lao động không đổi thì tăng tổng số vốn sẽ dẫn đến tăng thêm sản lượng sản phẩm hàng hóa. Tuy nhiên, trong thực tế việc tăng thêm sản lượng hàng hóa còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nữa, như chất lượng lao động, trình độ khoa học kỹ thuật. + Lực lượng lao động: là yếu tố đặc biệt quan trọng của quá trình sản xuất. Mọi hoạt động của sản xuất đều do lao động của con người quyết định, nhất là người lao động có trình độ kỹ thuật, kinh nghiệm và kỹ năng lao động. Do đó chất lượng lao động quyết định kết quả và hiệu quả sản xuất. + Đất đai: Là yếu tố sản xuất không chỉ có ý nghĩa quan trọng với ngành nông nghiệp, mà còn rất quan trọng với sản xuất công nghiệp. Đất đai là yếu tố cố định lại bị giới hạn về quy mô, nên người ta phải đầu tư thêm vốn và lao động trên một đơn vị diện tích nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất đai. Các loại tài nguyên khác trong lòng đất như khoáng sản, tài nguyên rừng, biển và tài nguyên thiên nhiên đều là những đầu vào quan trọng của sản xuất. Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 9
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan