Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Giải pháp phát triển nguồn nhân lực cho các xã thuộc chương trình 135 tại huyện ...

Tài liệu Giải pháp phát triển nguồn nhân lực cho các xã thuộc chương trình 135 tại huyện đăk mil tỉnh đăk nông

.PDF
75
439
95

Mô tả:

ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KINH TẾ & PHÁT TRIỂN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHO CÁC XÃ THUỘC CHƯƠNG TRÌNH 135 TẠI HUYỆN ĐĂK MIL TỈNH ĐĂK NÔNG Y Thoa Khóa học: 2007 - 2011 ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KINH TẾ & PHÁT TRIỂN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHO CÁC XÃ THUỘC CHƯƠNG TRÌNH 135 TẠI HUYỆN ĐĂK MIL TỈNH ĐĂK NÔNG Sinh viên thực hiện : Giáo viên hướng dẫn: Y Thoa Th.s Nguyễn Quang Phục Lớp: R7 – KTNN Niên khóa: 2007 - 2011 Huế, tháng 5/2011 LỜI CẢM ƠN Khóa luận tốt nghiệp này, là sự đúc kết lại kiến thức đã học được trong 4 năm học vừa qua, là kết quả của việc tiếp thu những kiến thức quý báo từ quý Thầy cô trường Đại học Kinh tế - Huế đã tận tình giảng dạy. Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận đuợc sự giúp đỡ tận tình từ quý thầy cô trong trường Đại Học Kinh tế - Huế, các thầy cô giáo trong khoa Kinh tế và phát triển. Để bày tỏ lòng biết ơn, tôi xin chân thành cảm ơn sâu sắc đến quý thầy cô giáo trong trường Đại Học Kinh tế - Huế, các thầy cô giáo trong khoa Kinh tế và phát triển. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo Th.s Nguyễn Quang Phục người đã tận tình hưóng dẫn, góp ý kiến và truyền đạt kiến thức cho tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này. Tôi xin chân thành cảm ơn đến phòng Nông nghiệp - phát triển nông thôn và các phòng ban ngành, các cơ quan của các xã thuộc chương trình 135 của huyện Đăk Mil tỉnh Đăk Nông đã tạo điều kiện thuận lợi, cung cấp số liệu, huớng dẫn và giúp tôi nghiên cứu để hoàn thành khoá luận đúng thời gian quy định. Xin chân thành cảm ơn những tình cảm, sự động viên và giúp đỡ của gia đình, bạn bè trong suốt thời gian học tập cũng như thời gian hoàn thành khoá luận này. Tuy có nhiều cố gắng nhưng do hạn chế về kinh nghiệm nghiên cứu cũng như trình độ năng lực của bản thân còn nhiều hạn chế nên đề tài không thể tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận đuợc những ý kiến đóng góp của quý thầy cô, cơ quan, bạn đọc để đề tài đuợc hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn! MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ..................................................................................................................i MỤC LỤC ........................................................................................................................ii DANH MỤC CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT............................................................ vi DANH MỤC BẢNG BIỂU ........................................................................................... vii TÓM TẮT MỤC NGHIÊN CỨU................................................................................. viii PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ ..................................................................................................1 1.Tính cấp thiết của đề tài..................................................................................................1 2. Mục đích nghiên cứu .....................................................................................................2 3. Phương pháp nghiên cứu ...............................................................................................2 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu đề tài ...........................................................................2 5. Đóng góp của đề tài....................................................................................................................................3 PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU................................................4 CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TRONG QUÁ TRÌNH CNH, HĐH .........................................4 1.1. Khái niệm và phân loại nguồn nhân lực .................................................................4 1.1.1. Khái niệm nguồn nhân lực .....................................................................................4 1.1.2. Khái niệm phát triển nguồn nhân lực .....................................................................5 1.1.3. Phân loại nguồn nhân lực .......................................................................................6 1.2. Chương trình 135 và các giai đoạn hình thành...........................................................8 1.2.1. Chương trình 135.....................................................................................................8 1.2.2 Các giai đoạn hình thành chương trình 135 .............................................................8 1.2.2.1 Giai đoạn I (1997-2006) ........................................................................................8 1.2.2.2 Giai đoạn II (2006-2010).......................................................................................9 1.2.3 Vai trò phát triển nguồn nhân lực trong tiến trình CNH, HĐH hiện nay.................9 1.3 Vai trò phát triển nguồn nhân lực trong các xã thuộc chương trình 135.....................11 1.4 Các chỉ số đánh giá phát triển nguồn nhân lực............................................................12 1.4.1 Chỉ tiêu biểu hiện trạng thái sức khỏe của nguồn nhân lực.....................................12 1.4.2. Chỉ tiêu trình độ văn hoá của nguồn nhân lực.........................................................13 1.4.3 Chỉ tiêu đánh giá trình độ chuyên môn kĩ thuật của nguồn nhân lực.......................13 1.4.4 Chỉ số phát triển con nguời HDI .............................................................................13 1.4.5 Một số chỉ tiêu khác .................................................................................................14 1.5 Kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực của một số quốc gia trên thế giới ................14 1.5.1 Kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới........................................................14 CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI HUYỆN ĐĂK MIL ...........................................................................................................................................17 2.1. Khái quát về tỉnh Đăk Nông .......................................................................................17 2.2 Khái quát về huyện Đăk Mil 17 2.2.1 Địa hình ....................................................................................................................18 2.2.2 Khí hậu thời tiết ........................................................................................................18 2.2.3 Thuỷ Văn ..................................................................................................................18 2.2.4 Diện tích ..................................................................................................................19 2.2.5 Dân tộc......................................................................................................................19 2.2.6 Tôn giáo ....................................................................................................................19 2.3 Khái quát về tình hình kinh tế xã hội của huyện Đăk Mil...........................................19 2.3.1 Lĩnh vực kinh tế........................................................................................................20 2.3.1.1 Về nông nghiệp......................................................................................................20 2.3.1.2 Về lâm nghiệp........................................................................................................20 2.3.1.3 Về công nghiệp – xây dựng...................................................................................20 2.3.1.4 Thương mại - dịch vụ ............................................................................................21 2.3.1.5 Giao thông vận tải, bưu chính viễn thông .............................................................21 2.3.2 Lĩnh vực văn hoá - xã hội của huyện Đăk Mil .........................................................21 2.3.2.1 Cơ cấu dân số, lao động.........................................................................................21 2.3.2.1.1 Dân số .................................................................................................................21 2.3.2.1.2 Lao động .............................................................................................................23 2.3.2.2 Danh sách cán bộ công nhân viên chức của huyện Đăk Mil.................................24 2.4 Khái quát chung về các xã thuộc chương trình 135 của huyện Đăk Mil ....................28 2.5 Đánh giá chung về địa bàn nghiên cứu .......................................................................29 CHƯƠNG III: THỰC TRẠNG NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÁC XÃ THUỘC CHƯƠNG TRÌNH 135 Ở HUYỆN ĐĂK MIL TỈNH ĐĂK NÔNG HIỆN NAY ......30 3.1 Thực trạng nguồn nhân lực tại các xã thuộc chương trình 135 của huyện Đăk Mil, tỉnh Đăk Nông...........................................................................................................................30 3.1.1 Khái quát chung về phiếu điều tra tại các xã thuộc chương trình 135 .....................30 3.1.2 Quy mô và cơ cấu nguồn nhân lực tại các xã thuộc chương trình 135 ....................33 3.1.2.1 Trình độ văn hóa và độ tuổi...................................................................................33 3.1.2.2 Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ...........................................................................35 3.2. Thực trạng thu nhập của nguồn nhân lực tại các xã thuộc chương trình 135 ............39 3.2.1 Quy mô và cơ cấu thu nhập theo nhóm cán bộ ........................................................39 3.2.2 Quy mô và cơ cấu thu nhập theo giá trị thu nhập.....................................................41 3.2.3 So sánh một số chỉ tiêu giữa dân tộc Thiểu số và dân tộc Kinh trên địa bàn các xã thuộc chương trình 135 của huyện ....................................................................................43 3.2.4 Những khó khăn về phát triển nguồn nhân lực tại các xã thuộc chương trình 135 của huyện Đăk Mil ...................................................................................................................45 3.2.4.1 Về sức khỏe và đời sống........................................................................................45 3.2.4.2 Trang thiết bị và điều kiện làm việc ......................................................................45 3.2.4.3 Về kinh tế xã hội, cơ sở hạ tầng như giao thông, điện, nước, thông tin liên lạc ...46 3.2.4.4 Ảnh hưởng của điều kiện thời tiết đến thời gian làm việc của nguồn nhân lực tại các xã thuộc chương trình 135 của huyện .........................................................................46 3.2.4.5 Ảnh hưởng của vấn đề ngôn ngôn ngữ..................................................................47 3.2.5 Đánh giá chung về thực trạng nguồn nhân lực tại các xã thuộc chương trình 135 của Huyện Đăk Mil ..................................................................................................................47 3.2.5.1 Thành tựu...............................................................................................................47 2.2.5.2 Khó khăn................................................................................................................48 CHƯƠNG IV: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHO CÁC XÃ THUỘC CHƯƠNG TRÌNH 135 CỦA HUYỆN ĐĂK MIL TỈNH ĐĂK NÔNG......50 4.1. Cơ sở để đề xuất giải pháp .........................................................................................50 4.2. Giải pháp cụ thể để phát triển nguồn nhân lực trong tiến trình CNH, HĐH cho các xã thuộc chương trình 135 của huyện Đăk Mil......................................................................51 4.2.1 Thực hiện tốt công tác chăm sóc sức khỏe cho người dân tại các xã thuộc chương trình 135 của huyện Đăk Mil.............................................................................................51 4.2.2 Nâng cao chất lượng giáo dục ..................................................................................52 4.2.3 Nâng cao trình độ chuyên môn cho nguồn nhân lực ................................................53 4.2.4 Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng và các ngành nghề dịch vụ ở các xã thuộc chương trình 135 của huyện Đăk Mil.............................................................................................54 4.2.5 Tận dụng và tăng cường cán bộ nguồn tại các xã thuộc chương trình 135 của huyện Đăk Mil..............................................................................................................................55 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .....................................................................57 1. KẾT LUẬN ..................................................................................................................57 2. KIẾN NGHỊ..................................................................................................................58 2.1. Đối với Nhà Nước ......................................................................................................59 2.2. Đối với tỉnh, huyện Đăk Mil ......................................................................................59 2.3. Đối với các xã thuộc chương trình 135 của huyện Đăk Mil ......................................60 2.4. Đối với lực lượng lao động.........................................................................................60 DANH MỤC CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT CNH,HĐH : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa UNESCO : United Nations Educational Scientific and Cultural Organization (Tổ chức giáo dục, Khoa học và văn hóa của Liên Hợp Quốc) ILO : International Labour Ogannization (Tổ chức lao động Quốc tế) KTXH : Kinh tế xã hội XHCN : Xã hội chủ nghĩa HDI : Human Deverlopment Index (Chỉ số phát triển con người) PPP : Purchasing Power Parity (Sức mua tương đương) GDP : Gross Domestic Product (Tổng Sản phẩm Quốc nội) CN – TTCN: Công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp TW : Trung ương GDĐT : Giáo dục đào tạo UBND : Uỷ ban nhân dân CSSK : Chăm sóc sức khỏe DTTS : Dân tộc thiểu số CC : Cao cấp TC : Trung cấp SC : Sơ cấp CĐ : Cao đẳng ĐH : Đại học THPT : Trung học phổ thông THCS : Trung học cơ sở CBCC : Cán bộ công chức CBCT : Cán bộ chuyên trách TB : Trung bình BQC : Bình quân chung DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1: Đơn vị hành chính, diện tích, dân số trung bình và mật độ dân số toàn huyện Đăk Mil .....................................................................................................................................22 Bảng 2: Dân số trung bình năm 2006 – 2010 phân theo giới tính.....................................23 Bảng 3: Lao động làm việc trong các khu vực kinh tế năm 2006 – 2010.........................24 Bảng 4: Danh sách cán bộ, công chức thống kê theo chất lượng của cấp huyện..............26 Bảng 5: Dân số, diện tích, mật độ dân số và thu nhập trung bình của người dân tại các xã thuộc chương trình 135......................................................................................................27 Bảng 6: Trình độ văn hoá và độ tuổi .................................................................................32 Bảng 7: Tình hình chung của mẫu điều tra........................................................................34 Bảng 8: Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ .........................................................................7 Bảng 9: Quy mô và cơ cấu thu nhập theo nhóm cán bộ....................................................40 Bảng 10: Phân tổ theo giá trị thu nhập ..............................................................................41 Bảng 11: So sánh giữa dân tộc Thiểu số và dân tộc Kinh.................................................44 TÓM TẮT MỤC NGHIÊN CỨU Mục tiêu chính của đề tài nghiên cứu - Nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển nguồn nhân lực trong quá trình CNH, HĐH. - Đánh giá thực trạng nguồn nhân lực phục vụ quá trình CNH, HĐH tại các xã thuộc chương trình 135 của huyện Đăk Mil. - Đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm phát triển nguồn nhân lực tại các xã thuộc chương trình 135 của huyện Đăk Mil trong quá trình CNH, HĐH. Dữ liệu phục vụ nghiên cứu + Dựa trên kiến thức đã học ở trường và tham khảo các tài liệu sách báo, tạp chí liên quan đến nội dung nghiên cứu của đề tài. + Các số liệu thu thập được tại các xã thuộc chương trình 135 của huyện Đăk Mil. + Các báo cáo tổng kết về tình hình kinh tế xã hộ của các xã thuộc chương trình 135 của huyện Đăk Mil vào năm 2010. Phương pháp nghiên cứu + Phương pháp điều tra chọn mẫu + Phương pháp nghiên cứu tài liệu + Phương pháp thống kê mô tả + Phương pháp chuyên gia chuyên khảo Các kết quả nghiên cứu đạt được Qua việc nghiên cứu đề tài “Giải pháp phát triển nguồn nhân lực tại các xã thuộc chương trình 135 của huyện Đăk Mil tỉnh Đăk Nông” đã thu được kết quả như sau: Đăk Mil là một trong những huyện có tiềm lực về kinh tế tương đối phát triển so với các huyện khác của tỉnh Đăk Nông, có vị trí địa lý tương đối thuận lợi để phát triển kinh tế, điều kiện khí hậu thuận lợi trong việc trồng các cây công nghiệp dài ngày như cà phê, cao su, hồ tiêu… Chính vì vậy, mà đời sống của người dân trên địa bàn đã thay đổi rõ rệt, thu nhập bình quân của người dân vào khoảng 17 triệu đồng/người/năm. Điều kiện cơ sở hạ tầng phát triển, huyện đang phấn đấu vào năm 2014 trở thành Thị xã thứ hai của tỉnh, đội ngũ cán bộ của huyện có trình độ chuyên môn ngày càng cao, cán bộ có trình độ ĐH, CĐ ngày một tăng lên. Tuy nhiên, sự phân bố về chất lượng nguồn nhân lực trên địa bàn của huyện chưa đồng đều, chênh lệch về giới tính cũng khá lớn. Đặc biệt, tại các xã vùng sâu, vùng xa (các xã thuộc chương trình 135) của huyện chưa đáp ứng về chất lượng nguồn nhân lực. Tóm lại, qua nghiên cứu về đề tài tôi thấy nguồn nhân lực tại các xã thuộc chương trình 135 của huyện trong thời gian qua đã có sự thay đổi rõ rệt về chất lượng, đã có cán bộ có trình độ CĐ, ĐH. Tuy nhiên, để đáp ứng được sự phát triển về điều kiện kinh tế xã hội của huyện tại các xã thuộc chương trình 135 cần phải đầu tư nhiều hơn về chất lượng nguồn nhân lực, hơn nữa thu nhập của người dân ở các xã thuộc chương trình 135 của huyện còn rất thấp. Do đó, chính quyền địa phương cần phải có những chính sách hợp lý cho việc đầu từ và phát triển cả về chất lượng nguồn nhân lực cũng như về phát triển kinh tế xã hội tại các xã này. PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Tính cấp thiết của đề tài: Phát triển nguồn nhân lực là một trong những vấn đề thời sự được quan tâm hàng đầu trong các quyết sách phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững. Nguồn nhân lực có việc làm, thu nhập ổn định không chỉ mang lại cho họ cuộc sống ấm no mà còn góp phần tạo điều kiện để phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Hội nhập kinh tế thế giới là xu hướng tất yếu của thời đại, Việt Nam là quốc gia không nằm ngoài quy luật đó. Nước ta hiện đang bước vào quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa (CNH, HĐH) đất nước. Vì vậy, vấn đề cần đặt ra hiện nay cho Việt Nam là phát triển nguồn nhân lực có trí thức, trình độ, tay nghề cho sự phát triển kinh tế. Đây cũng được xem là giải pháp tốt nhất để đẩy nhanh sự nghiệp CNH, HĐH nhanh chóng đưa đất nước hội nhập vào nền kinh tế thế giới và khu vực, phấn đấu đến năm 2020 về cơ bản là nước ta trở thành một nước công nghiệp. Huyện Đăk Mil bước vào giai đoạn đẩy nhanh phát triển kinh tế xã hội với mục tiêu vào năm 2014 trở thành Thị Xã thứ hai của tỉnh Đăk Nông, để làm đuợc điều đó cả người người dân của huyện Đăk Mil không những đầu tư phát triển về mặt kinh tế xã hội của huyện mà còn đầu tư phát triển và khai thác tốt về chất luợng nguồn nhân lực. Tuy nhiên, hiện nay huyện vẫn chưa khai thác hết các tiềm năng và những lợi thế nguồn nhân lực trên địa bàn huyện, về việc phát triển nguồn nhân lực của toàn huyện vẫn chưa cân đối đặc biệt là các xã thuộc chương trình 135 có trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn không cao. Do đó, chưa tạo được động lực phát triển kinh tế xã hội của các xã thuộc chương trình 135 nói riêng và việc phát triển kinh tế xã hội nhanh và bền vững trong quá trình CNH, HĐH trên địa bàn của huyện nói chung. Chính sức lôi cuốn thực tiễn ấy, tôi nhận thấy đây là vấn đề cấp bách, mang tính chiến lược, quyết định đến việc phát triển nguồn nhân lực của các xã thuộc chương trình 135 của huyện nói riêng và nguồn nhân lực cả huyện nói chung nên tôi đã chọn đề tài “Giải pháp phát triển nguồn nhân lực cho các xã thuộc chương trình 135 tại huyện Đăk Mil tỉnh Đăk Nông” làm khóa luận tốt nghiệp của mình. 2. Mục đích nghiên cứu - Nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển nguồn nhân lực trong quá trình CNH, HĐH. - Đánh giá thực trạng nguồn nhân lực phục vụ quá trình CNH, HĐH tại các xã thuộc chương trình 135 của huyện Đăk Mil. - Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển nguồn nhân lực tại các xã thuộc chương trình 135 của huyện Đăk Mil trong quá trình CNH, HĐH. 3. Phương pháp nghiên cứu * Phương pháp điều tra chọn mẫu Căn cứ vào địa bàn của huyện, tôi chọn 03 xã thuộc chương trình 135 đó là các xã Long Sơn, Đăk N’Rót và xã Đăk Gằn để tiến hành điều tra.  Chọn mẫu điều tra: Tổng số mẫu điều tra phục vụ đề tài là 60 mẫu, các mẫu này được điều tra theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên không lặp.  Nội dung điều tra: Được phán ánh qua phiếu điều tra được xây dựng sẵn. * Phương pháp nghiên cứu tài liệu * Phương pháp thống kê mô tả * Phương pháp chuyên gia chuyên khảo 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu đề tài - Đối tượng nghiên cứu : Nghiên cứu nguồn nhân lực trong cơ quan của xã như: Chủ tịch, bí thư (bí thư xã, bí thư chi bộ, bí thư đoàn), công an xã, truởng thôn bon… - Phạm vi nghiên cứu: * Về mặt không gian: Nghiên cứu 03 xã thuộc chương trình 135 của huyện Đăk Mil tỉnh Đăk Nông đó là: Xã Đăk Gằn, xã Đăk N’Rót và xã Long Sơn. * Về mặt thời gian: Thực trạng về nguồn nhân lực của các xã thuộc chương trình 135 trong năm 2010. * Về mặt nội dung: Thực trạng và các giải pháp phát triển nguồn nhân lực tại các xã thuộc chương trình 135 của huyện Đăk Mil nhằm đáp ứng các yêu cầu CNH, HĐH. 5. Đóng góp của đề tài - Góp phần làm rõ những vấn đề lý luận về nguồn lực và phát triển nguồn nhân lực. - Là cơ sở để huyện Đăk Mil và các ban ngành có liên quan tham khảo trong việc hoạch định, bổ sung, hoàn thiện chính sách phát triển nguồn nhân lực ở các xã thuộc chương trình 135 trong quá trình CNH, HĐH ở huyện Đăk Mil. - Làm tài liệu tham khảo cho các học sinh, sinh viên và các cá nhân quan tâm tới lĩnh vực này. PHẦN II NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TRONG QUÁ TRÌNH CNH, HĐH 1.1. Khái niệm và phân loại nguồn nhân lực 1.1.1. Khái niệm nguồn nhân lực Hiện nay, trên thế giới có nhiều khái niệm khác nhau về nguồn nhân lực hay nguồn lực con người, trong số khái niệm đó có các khái niệm sau: - Theo từ điển của Pháp (1917-1985), nguồn nhân lực xã hội bao gồm những người trong độ tuổi lao động và mong muốn có việc làm. Như vậy, theo quan điểm này thì những người trong độ tuổi lao động, có khả năng lao động nhưng không muốn có việc làm thì không được xếp vào nguồn nhân lực xã hội. - Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin: “Con người là một khái niệm phức hợp, có quan niệm biện chứng với các nhân tố tự nhiên và xã hội”. Ở nước ta cũng có nhiều khái niệm khác nhau về nguồn nhân lực: - Trong giáo trình “Quản lý con người” của học viện hành chính quốc gia, nguồn nhân lực là tiềm năng về lao động trong một thời kỳ xác định của quốc gia. Như vậy, nguồn nhân lực có thể được xác định trên phạm vi một địa phương, một ngành hay một vùng[4] - Theo tổng cục thống kê Việt Nam, nguồn nhân lực xã hội bao gồm những người trong độ tuổi lao động, có khả năng lao động, có tính thêm cả lao động trẻ em và lao động cao tuổi. Sở dĩ có nhiều khái niệm về nguồn nhân lực là do có nhiều cách tiếp cận khác nhau về nguồn nhân lực Thứ nhất, coi nguồn nhân lực là nhân tố cơ bản để phát triển kinh tế xã hội, một đất nước phát triển thực sự dân giàu nước mạnh thì trước hết phải phát triển các ngành y tế, giáo dục, đào tạo và dạy nghề nhằm nâng cao chất lượng dân số từ đó mà nâng cao chất lượng nguồn nhân lực – nhân tố con người trong quá trình phát triển Thứ hai, coi nguồn nhân lực là yếu tố đầu vào cho quá trình sản xuất nên khi nghiên cứu chỉ chú ý từ yếu tố phát triển nguồn nhân lực là đào tạo kỹ năng lao động và vấn đề giải quyết việc làm. Do vậy, có thể đưa ra khái niệm chung về nguồn nhân lực như sau: “ Nguồn nhân lực của một quốc gia (vùng lãnh thổ) là toàn bộ tiềm năng lao động của con người có được trong một thời kỳ nhất định phù hợp với kế hoạch và chiến lược phát triển đất nước. Tiềm năng hay lượng lao động là tổng hợp các yếu tố thể lực, trí tuệ và tâm lực của nguồn lao động của một quốc gia (vùng lãnh thổ) đáp ứng được đòi hỏi về cơ cấu lao động phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế xã hội”[11.4] 1.1.2. Khái niệm phát triển nguồn nhân lực UNESCO quan niệm rằng: phát triển nguồn nhân lực là làm cho sự lành nghề của dân cư luôn luôn phù hợp trong mối quan hệ với sự phát triển của đất nước. Tổ chức lao động quốc tế (ILO) cho rằng: Phát triển nguồn nhân lực bao hàm phạm vi rộng hơn. Nó không chỉ là trình độ lành nghề hay rộng hơn là đào tạo, mà còn là phát triển năng lực và sử dụng năng lực đó của con người để tiến tới có được việc làm hiệu quả, cũng như thỏa mãn nghề nghiệp và cuộc sống cá nhân. Sự lành nghề được hoàn thiện không chỉ nhờ quá trình đào tạo, bồi dưỡng mà còn cả sự tích lũy kinh nghiệm trong cuộc sống và quá trình làm việc của người lao động Có thể hiểu một cách chung nhất: “ Phát triển nguồn nhân lực là phát triển nhân tố con người, gia tăng toàn diện giá trị con người trên các mặt trí tuệ, đạo đức, thể lực, năng lực lao động sáng tạo, đồng thời phân bố, sử dụng, phát huy có hiệu quả nhất năng lực sáng tạo của con người để phát triển đất nước”. * Quan niệm của Đảng và Nhà nước về phát triển nguồn nhân lực Trên cơ sở kế thừa và phát triển có chọn lọc quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đồng thời kết hợp với việc tham khảo kinh nghiệm của các nước phát triển đi trước, qua nhiều kỳ Đại Hội, Đảng ta khẳng định vai trò quan trọng của nguồn nhân lực đối với sự phát triển kinh tế. Đại hội VII của Đảng khẳng định: “Nguồn nhân lực lớn nhất, quý nhất của chúng ta là nguồn nhân lực con người”. Đại hội VIII của Đảng tiếp tục khẳng định: “Lấy việc phát huy nguồn lực con người làm yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững”. Đại hội IX của Đảng tiếp tục khẳng định “… nguồn lực con người - yếu tố cơ bản về phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững” [2.108],… con người và nguồn nhân lực là nhân tố quyết định sự phát triển đất nước trong thời kỳ CNH, HĐH…” [2,201]. Đại hội X của Đảng lại tiếp tục khẳng định “Tăng cường phát huy nội lực bằng cách phát triển nguồn nhân lực chủ yếu cho giai đoạn đẩy mạnh CNH, HĐH và hội nhập quốc tế”. Như vậy, Đảng và Nhà nước ta đã rất coi trọng chiến lựơc phát triển nguồn lực, chiến lược phát triển con người, xem con người là vốn quý nhất, chăm lo hạnh phúc con người là mục tiêu phấn đấu cao nhất của chế độ ta, coi việc nâng cao dân trí, bồi dưỡng và phát huy nguồn lực to lớn của con người Việt Nam là nhân tố quyết định thắng lợi công cuộc CNH, HĐH, khẳng định con người Việt Nam phát triển toàn diện cả về trí lực, khả năng lao động năng lực sáng tạo và tính tích cực chính trị - xã hội, cả về đạo đức, tâm hồn và tình cảm chính là mục tiêu, là động lực của sự nghiệp CNH, HĐH… mọi chủ trương đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước đều nhằm quản triệt tư trưởng chăm lo bồi dưỡng và phát huy nhân tố con người, hướng tới mục tiêu phát triển toàn diện con người Việt Nam. 1.1.3. Phân loại nguồn nhân lực * Theo nhiều tài liệu nghiên cứu về nguồn nhân lực ở nước ta chia thành 3 loại chính như sau: - Nguồn nhân lực có sẵn trong dân cư: Bao gồm toàn bộ những người nằm trong độ tuổi lao động, có khả năng lao động không kể đến trạng thái có làm việc hay không làm việc. Theo thống kê của Liên Hiệp Quốc, khái niệm này gọi là dân cư hoạt động, có nghĩa là tất cả những người có khả năng làm việc trong dân cư tính theo độ tuổi lao động quy định. Độ tuổi lao động là giới hạn về những điều kiện cơ thể tâm lý - sinh lý xã hội mà con người tham gia vào quá trình lao động. Giới hạn độ tuổi lao động được quy định tùy thuộc vào điều kiện KT - XH của từng nước và trong từng thời kỳ. * Ở Việt Nam, giới hạn độ tuổi như sau: + Giới hạn dưới: Quy định số tuổi thanh niên bước vào độ tuổi lao động là 15 tuổi. + Giới hạn trên: Quy định tuổi về hưu, ở nước ta quy định tuổi về hưu 55 đối với nữ và 60 đối với nam. - Nguồn nhân lực tham gia vào hoạt động kinh tế (hay còn gọi là dân số hoạt động kinh tế). Đây là những người có công ăn việc làm, đang hoạt động trong các ngành kinh tế văn hóa và xã hội. - Nguồn nhân lực dự trữ: Nguồn nhân lực dự trữ của nền kinh tế bao gồm những người trong độ tuổi lao động, nhưng vì lý do khác nhau họ không có công việc ổn định ngoài xã hội. Số người này đóng vai trò của một nguồn dự trữ về nguồn nhân lực bao gồm: + Những người làm công việc nội trợ gia đình: Đây là nguồn nhân lực đáng kể và đại bộ phận là phụ nữ. Khi điều kiện KT-XH và công việc gia đình thuận lợi thì họ sẵn sàng tham gia vào lực lượng lao động của xã hội. + Những người đã tốt nghiệp phổ thông và trường chuyên nghiệp được coi là nguồn nhân lực quan trọng và có chất lượng. Đây là nguồn nhân lực ở độ tuổi thanh niên, có sức khỏe, có trình độ, nhanh nhạy, dễ tiếp thu cái mới. + Nguồn nhân lực đã đến tuổi lao động, chưa học hết THPT, không tiếp tục học nữa muốn tìm việc làm. + Nguồn nhân lực ở độ tuổi lao động đã tốt nghiệp ở các trường chuyên nghiệp (Trung cấp, cao đẳng, đại học) thuộc các chuyên môn khác nhau đang tìm việc làm. + Những người đã hoàn thành nghĩa vụ quân sự cũng thuộc nguồn nhân lực dự trữ, có khả năng tham gia vào hoạt động kinh tế. + Những người trong độ tuổi lao động đang bị thất nghiệp muốn tìm việc làm, cũng là nguồn nhân lực dự trữ, sẵn sàng tham gia vào hoạt động kinh tế. 1.2. Chương trình 135 và các giai đoạn hình thành 1.2.1. Chương trình 135 Chương trình phát triển kinh tế xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng dân tộc thiểu số và miền núi (hay đọc là: "chương trình một-ba-năm"), là một trong các chương trình xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam do Nhà nước Việt Nam triển khai từ năm 1998. Chương trình được biết đến rộng rãi dưới tên gọi Chương trình 135 do Quyết định của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam phê duyệt thực hiện chương trình này có số hiệu văn bản là 135/1998/QĐTTg. Theo kế hoạch ban đầu, chương trình sẽ kéo dài 7 năm và chia làm hai giai đoạn; giai đoạn 1 từ năm 1998 đến năm 2000 và giai đoạn 2 từ năm 2001 đến năm 2005. Tuy nhiên, đến năm 2006, Nhà nước Việt Nam quyết định kéo dài chương trình này thêm 5 năm, và gọi giai đoạn 1997-2006 là giai đoạn I. Tiếp theo là giai đoạn II (2006-2010). 1.2.2 Các giai đoạn hình thành chương trình 135 1.2.2.1 Giai đoạn I (1997-2006) Điều hành Chương trình 135 là Ban chỉ đạo chương trình phát triển kinh tế xã hội các xã đặc biệt khó khăn miền núi và vùng sâu, vùng xa. Người đứng đầu ban này là một phó thủ tướng chính phủ; phó ban là Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc; và các thành viên là một số thứ trưởng các bộ ngành và các đại diện đoàn thể xã hội. - Mục tiêu cụ thể của Chương trình 135 là: * Phát triển sản xuất, nâng cao mức sống cho các hộ dân tộc thiểu số; * Phát triển cơ sở hạ tầng; * Phát triển các dịch vụ công cộng địa phương thiết yếu như điện, trường học, trạm y tế, nước sạch * Nâng cao đời sống văn hóa: Có nhiều biện pháp thực hiện chương trình này, bao gồm đầu tư ồ ạt của nhà nước, các dự án nhà nước và nhân dân cùng làm (nhà nước và nhân dân cùng chịu kinh phí, cùng thi công), miễn giảm thuế, cung cấp miễn phí sách giáo khoa, một số báo chí, v.v... 1.2.2.2 Giai đoạn II (2006-2010) Chính phủ Việt Nam đã xác định có 1.946 xã và 3.149 thôn, buôn, làng, bản, xóm ấp đặc biệt khó khăn thuộc các xã khu vực II thuộc 45 tỉnh, thành được đưa vào phạm vi của Chương trình 135. Mục tiêu tổng quát Tạo chuyển biến nhanh về sản xuất thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất gắn với thị trường.Cải thiện nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân. Giảm khoảng cách phát triển giữa các dân tộc và giữa các vùng trong nước. đến năm 2010: Trên địa bàn không có hộ đói, giảm hộ nghèo xuống còn dưới 30%. Nội dung chính chương trình Nhà nghèo trước khi chưa có chương trình hỗ trợ phát triển sản xuất và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao trình độ sản suất của đồng bào các dân tộc đào tạo cán bộ khuyến nông thôn bản. Khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, xây dựng các mô hình sản xuất có hiệu quả, phát triển công nghiệp chế biến bảo quản. Phát triển sản xuất: Kinh tế rừng, cây trồng có năng suất cao, chăn nuôi gia súc, gia cầm có giá trị. Phát triển cơ sở hạ tầng thiết yếu ở các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn. Làm đường dân sinh từ thôn, bản đến trung tâm xã phù hợp với khả năng nguồn vốn, công khai định mức hỗ trợ nhà nước. Xây dựng kiên cố hóa công trình thủy lợi: Đập, kênh, mương cấp 1 - 2, trạm bơm, phục vụ tưới tiêu sản xuất nông nghiệp và kết hợp cấp nước sinh hoạt. Làm hệ thống điện hạ thế đến thôn, bản; nơi ở chưa có điện lưới làm các dạng năng lượng khác nếu điều kiện cho phép. Xây dựng các công trình cấp nước sinh hoạt cho cộng đồng. Xây dựng nhà sinh hoạt cộng đồng thôn, bản (tùy theo phong tục tập quán) ở nơi cấp thiết… 1.2.3 Vai trò phát triển nguồn nhân lực trong tiến trình CNH, HĐH hiện nay CNXH có được sử dụng thành công hay không, thì phải tùy thuộc vào việc đã phát huy tốt nguồn lực hay chưa? Khi bước vào xây dựng CNXH, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Muốn xây dựng CNXH trước hết cần có con người”. [17] - Thứ nhất: Vai trò nguồn nhân lực trong lĩnh vực kinh tế
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan