Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giải pháp phát triển hợp tác xã nông nghiệp tại huyện đại từ tỉnh thái nguyên...

Tài liệu Giải pháp phát triển hợp tác xã nông nghiệp tại huyện đại từ tỉnh thái nguyên

.PDF
106
2
129

Mô tả:

.. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ĐỖ ĐẠI PHONG GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP TẠI HUYỆN ĐẠI TỪ, T ỈNH THÁI NGUYÊN LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NÔNG NGHIỆP THÁI NGUYÊN - 2020 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ĐỖ ĐẠI PHONG GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP TẠI HUYỆN ĐẠI TỪ, TỈNH THÁI NGUYÊN Ngành: Kinh tế nông nghiệp Mã số: 8620115 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NÔNG NGHIỆP Người hướng dẫn khoa học: TS. Trần Công Quân THÁI NGUYÊN - 2020 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sỹ: “Giải pháp phát triển hợp tác xã nông nghiệp tại huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên” là công trình nghiên cứu của bản thân tôi, công trình được thực hiện dưới sự hướng dẫn của TS. Trần Công Quân, Giảng viên khoa Lâm nghiệp, trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên. Những phần sử dụng tài liệu tham khảo trong Luận văn đã được nêu rõ trong phần tài liệu tham khảo. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trình bày trong Luận văn là quá trình theo dõi hoàn toàn trung thực, nếu có sai sót gì tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm và chịu mọi hình thức kỷ luật của khoa và nhà trường đề ra. Thái Nguyên, ngày..…tháng ...... năm 2020 Người viết cam đoan Đỗ Đại Phong ii LỜI CẢM ƠN Tôi xin trân trọng cảm ơn đến các Thầy giáo, Cô giáo Khoa Kinh tế và PTNT, phòng Đào tạo - Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã trực tiếp giảng dạy và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Tôi xin gửi lời cảm ơn đến TS Trần Công Quân người trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này. Tôi cũng xin bày tỏ sự cảm ơn đến Huyện Ủy, UBND huyện Đại Từ, HTX Nông nghiệp tại Huyện đã cung cấp số liệu thực tế và thông tin cần thiết để tôi hoàn thành luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn đồng nghiệp, bạn bè, cùng toàn thể gia đình, người thân đã động viên tôi trong thời gian học tập và nghiên cứu thực hiện đề tài. Thái Nguyên, tháng năm 2020 Tác giả luận văn Đỗ Đại Phong iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN............................................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ..................................................................................................... ii MỤC LỤC ......................................................................................................................iii DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT ................................................ v DANH MỤC BẢNG ...................................................................................................... vi DANH MỤC HÌNH ......................................................................................................vii MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1 1. Đặt vấn đề .................................................................................................................... 1 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ................................................................................... 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .............................................................................. 2 4. Ý nghĩa khoa học và những đóng góp mới của luận văn ........................................... 3 Chương 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI ........................................................ 4 1.1. Cơ sở lý luận về hợp tác xã nông nghiệp (HTX) .................................................... 4 1.1.1. Khái niệm, đặc trưng, các loại hình của hợp tác xã nông nghiệp ........................ 4 1.1.2. Nguyên tắc tổ chức hoạt động HTX ..................................................................... 8 1.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển HTX NN.................................................... 9 1.2. Cơ sở thực tiễn của phát triển HTX nông nghiệp ................................................. 12 1.2.1. Kinh nghiệm thế giới về sự phát triển HTX nông nghiệp ................................. 12 1.2.1.1 Kinh nghiệm phát triển HTX nông nghiệp ở các nước tư bản ........................ 12 1.2.2 Kinh nghiệm ở Việt Nam về sự phát triển HTX nông nghiệp ............................ 16 1.2.3 Tổng quan các công trình nghiên cứu ở Việt Nam ............................................. 21 1.3. Đánh giá chung về tổng quan nghiên cứu tài liệu ................................................. 23 Chương 2: ĐỊA ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........... 25 2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu................................................................................. 25 2.1.1. Điều kiện tự nhiên huyện Đại Từ ....................................................................... 25 2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội huyện Đại Từ ............................................................ 27 2.3. Phương pháp nghiên cứu........................................................................................ 29 2.3.1. Phương pháp tiếp cận .......................................................................................... 29 2.3.2. Phương pháp thu thập số liệu.............................................................................. 31 iv 2.3.3. Phương pháp xử lý số liệu .................................................................................. 37 2.3.4. Phương pháp phân tích số liệu ............................................................................ 37 2.4. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ................................................................................. 38 Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .................................... 39 3.1 Thực trạng phát triển HTX NN ở huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên ..................... 39 3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển HTX nông nghiệp ở huyện Đại Từ (giai đoạn 2014-2019) ........................................................................................ 39 3.1.2. Tình hình hoạt động của HTX nông nghiệp ở huyện Đại Từ (2014-2019) ............. 41 3.1.3. Đánh giá chung về tình hình phát triển HTX NN huyện Đại Từ ...................... 50 3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh (lợi nhuận) của HTX NN ở huyện Đại Từ ............................................................... 52 3.3. Phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ và những khó khăn, tồn tại trong phát triển HTX nông nghiệp ở huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên ............................ 57 3.3.1. Phương hướng phát triển HTX NN ở huyện Đại Từ ......................................... 57 3.3.2. Về mục tiêu và nhiệm vụ phát triển HTX nông nghiệp huyện Đại Từ trong thời gian tới ............................................................................................... 58 3.3.3 Một số những khó khăn, tồn tại của HTX nông nghiệp trên địa bàn huyện Đại từ trong thời gian qua .................................................................................. 62 3.4 Một số giải pháp chủ yếu và bài học kinh nghiệm trong phát triển HTX nông nghiệp ở huyện Đại từ (giai đoạn 2020 – 2013) ...................................... 66 3.4.1 Các giải pháp phát triển HTX NN ở huyện Đại Từ giai đoạn 2020 - 2030 ............ 66 3.4.2 Một số bài học kinh nghiệm rút ra từ nghiên cứu thực tiễn hỗ trợ phát triển các HTX nông nghiệp ở huyện Đại Từ ............................................................. 73 KẾT LUẬN .................................................................................................................. 77 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................... 79 PHỤ LỤC ..................................................................................................................... 84 v DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Nguyên nghĩa BHYT Bảo hiểm y tế BQL Ban quản lý HĐND Hội đồng nhân dân HĐQT Hội đồng quản trị HTX NN Hợp tác xã nông nghiệp KH Kế hoạch NĐ Nghị định NN&PTNT Nông nghiệp và Phát triển nông thôn NTM Nông thôn mới QĐ Quyết định SXKD Sản xuất kinh doanh THCS Trung học cơ sở THPH Trung học phổ thông TT Thông tư UBND Ủy ban nhân dân vi DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1 Hiện trạng sử dụng đất của huyện Đại Từ ......................................... 26 Bảng 2.2. tình hình dân số lao động của huyện đại từ (năm 2019) ..................... 27 Bảng 2.3. Diễn giải các biến độc lập trong mô hình hồi quy tuyến tính .............. 36 Bảng 3.1. Số lượng HTX và HTX NN ở huyện Đại Từ (2014 - 2019) ............... 40 Bảng 3.2. Tình hình sử dụng đất các HTX nông nghiệp ở huyện Đại Từ............ 42 Bảng 3.3. Tổng hợp số thành viên và lao động hợp tác xã nông nghiệp (2014 - 2019) ................................................................................. 44 Bảng 3.4. Trình độ của đội ngũ cán bộ quản lý HTX nông nghiệp ở huyện Đại Từ ................................................................................................... 45 Bảng 3.5. Các loại hình dịch vụ chủ yếu của HTX huyện Đại Từ (2019) ........... 47 Bảng 3.6. Kết quả sản xuất - kinh doanh của HTX nông nghiệp huyện Đại Từ (2014-2019) .................................................................................... 49 Bảng 3.7. Tình hình phát triển các HTX NN huyện Đại Từ (2019) .................... 50 Bảng 3.8. Kết quả ảnh hưởng của các yếu tố đến hiệu quả SXKD của các HTX nông nghiệp ở huyện Đại Từ ................................................... 52 Bảng 3.9. Hình thức hoạt động HTX nông nghiệp ở Đại Từ (2019) ...................... 55 vii DANH MỤC HÌNH Hình 3.1. Số lượng các HTX và HTX nông nghiệp thay đổi qua từng thời kỳ (2014-2019) ........................................................................................... 40 Hình 3.2. Số lượng, tỷ lệ (%) HTX nông nghiệp và HTX phi nông nghiệp trên địa bàn huyện Đại Từ (năm 2019) ................................................. 48 Hình 3.3. Thực trạng tỷ lệ các HTX NN của huyện Đại Từ (2019) ...................... 51 viii TRÍCH YẾU LUẬN VĂN THẠC SỸ 1. Tên tác giả: Đỗ Đại Phong 2.Tên luận văn: “Giải pháp phát triển hợp tác xã nông nghiệp tại huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên” 3. Chuyên ngành: Kinh tế Nông nghiệp Mã số: 8620115 4. Cơ sở đào tạo: Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn, Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên 5. Lý do, Mục tiêu và đối tượng nghiên cứu 5.1. Lý do chọn đề tài: Thực tế các HTX nông nghiệp ở huyện Đại Từ chưa chú trọng để phát triển mạnh, đặc biệt là phát triển các hoạt động dịch vụ hỗ trợ, giúp đỡ thành viên khi tham gia HTX. Trên cơ sở đó tổng kết, đúc rút kinh nghiệm và tìm ra những giải pháp chủ yếu để phát triển các HTX NN ở huyện Đại Từ trong thời gian tới là những vấn đề nghiên cứu rất cần thiết. 5.2. Mục tiêu: Đánh giá đúng thực trạng phát triển các HTX NN, phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả SXKD của các HTX NN và Đề xuất định hướng, giải pháp chủ yếu nhằm phát triển các HTX NN của huyện Đại Từ. 5.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu là các vấn đề phát triển HTX NN tại địa bàn nghiên cứu. Đề tài làm rõ thực trạng phát triển HTX NN, đề xuất giải pháp nhằm phát triển HTX NN huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên. 6. Các phương pháp nghiên cứu đã sử dụng Sử dụng phương pháp điều tra khảo sát thực địa kết hợp với phương pháp chuyên gia, phỏng vấn cán bộ, nhân dân tại các HTX nông nghiệp trên địa bàn. Áp dụng các phương pháp phân tích thống kê kinh tế trong nông nghiệp để chọn mẫu, lấy mẫu, xử lý số liệu và đánh giá kết quả đảm bảo yêu cầu khách quan và độ chính xác cho phép với sự hỗ trợ của một số phần mềm Excel, Stata. 7. Các kết quả chính 7.1. Thực trạng phát triển HTX nông nghiệp ở huyện Đại Từ: Tính đến (31/12/2019), huyện Đại Từ có 75 HTX trong đó có 41 HTX NN, chiếm 54,67% tổng số HTX của toàn huyện; Trong số HTX NN có 9 HTX được thành lập trong năm, 02 HTX NN xin giải thể và 10 HTX NN ngừng hoạt động. Tình hình sử dụng đất của các HTX NN có xu hướng tăng lên tăng 54,22% (2019 so với 2014). Số thành viên HTX NN qua các năm hầu như ít thay đổi giao động từ 20 – 25 thành viên. Công tác bồi dưỡng cán bộ có sự thay đổi, Số người có trình độ cao đẳng, đại học 2014 chỉ có 01 người, thì 2019 trung bình có 03-05 người; số lớp bồi ix dưỡng cho cán bộ, thành viên và người lao động cũng tăng lên từ 13 lớp năm 2014 lên 31 lớp năm 2019. Trên địa bàn HTX trồng và kinh doanh chuyên cây Chè, có tới 20/41 HTX; Còn lại là các HTX tổng hợp, lâm nghiệp, chăn nuôi, cây dược liệu; trồng kinh doanh rau, củ, quả… Kết quả sản xuất - kinh doanh của HTX nông nghiệp huyện Đại Từ: Năm 2019 10/41 hợp tác xã có báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. So sánh năm 2019 với năm 2014 thấy: Tổng tài sản bình quân 01 HTX NN tăng gấp 3,16 lần; Tổng vốn điều lệ bình quân 01 HTX NN tăng 6,83 lần; Tổng doanh thu tăng 10,43 lần; Tổng lợi nhuận thu được tăng 2,7 lần; Thu nhập bình quân người lao động (thành viên) 3,5 triệu đồng/tháng/LĐ, tương đương 42 triệu đồng/năm/lao động), đóng góp vào ngân sách nhà nước 209 triệu đồng. 7.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh (lợi nhuận) của HTX NN ở huyện Đại Từ: Đề tài đã sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính đa biến của các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của các HTX NN huyện Đại Từ được tổng hợp có dạng hàm như sau: LOINHUAN (Y) = 2,864 + 3,563SOLUONGTV + 7,022SOVON + 0,2423LOAIHINHHD + 2,490TRINHDOGD + 2,787TAPHUANKT Kết quả phân tích còn cho thấy, các yếu tố ảnh hưởng (Số lượng thành viên; Số lượng vốn; Loại hình thức hoạt động; Trình độ giám đốc và Tập huấn kỹ thuật) với đặc trưng là cả 5 biến đều có ý nghĩa thống kê (Sig, <5%), thì các biến này đều có tác động cùng chiều đến biến Lợi nhuận /HTX/năm. 7.3 Phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ và những khó khăn, tồn tại và đề xuất một số giải pháp, kinh nghiệm bài học trong phát triển HTX nông nghiệp ở huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên. 8. Kết luận: Đề tài đã đánh giá được đúng thực trạng tình hình phát triển HTX NN và đã đề xuất được một số định hướng và giải pháp phát triển kinh tế HTX NN ở huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên. 9. Từ khóa: Đại Từ; Giải pháp; HTXNN; Phát triển; Thực trạng Giáo viên hướng dẫn Học viên TS. Trần Công Quân Đỗ Đại Phong 1 MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề Phát triển kinh tế tập thể là hình thức phát triển một thành phần kinh tế trong các thành phần kinh tế ở Việt Nam, đang được Đảng và nhà nước quan tâm. Nghị quyết ĐHĐBTQ của Đảng lần thứ XII đặt nhiệm vụ cho kinh tế HTX trong thời gian tới Việt Nam: “Khuyến khích phát triển bền vững kinh tế hợp tác, nòng cốt là hợp tác xã với nhiều hình thức liên kết, hợp tác đa dạng; nhân rộng các mô hình kinh tế hợp tác hiệu quả; tạo điều kiện cho kinh tế hộ phát triển có hiệu quả trên các lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ; góp phần hình thành chuỗi giá trị từ sản xuất đến chế biến, tiêu thụ; bảo đảm hài hòa lợi ích của các chủ thể tham gia. Tạo điều kiện hình thành những tổ hợp nông - công nghiệp - dịch vụ công nghệ cao”. Tuy nhiên, trong quá trình đổi mới và phát triển, HTX NN còn gặp nhiều khó khăn, bộc lộ nhiều yếu kém, hạn chế chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển sức sản xuất. Các HTX NN chưa phát huy hết tính ưu việt của loại hình kinh tế tập thể. Huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên là miền núi nằm ở phía Tây bắc của tỉnh Thái Nguyên, cách Thành Phố Thái Nguyên 25 Km; Huyện Đại Từ có nhiều đơn vị hành chính nhất tỉnh: 31 xã, thị trấn, tổng diện tích đất tự nhiên toàn huyện là 57.790 ha và 158.721 khẩu, có 8 dân tộc anh em v.v..; Chiếm 16,58% về diện tích, 16,12% dân số cả tỉnh Thái Nguyên. Mật độ dân số bình quân 274,65 người/km2; Là huyện có diện tích lúa và cây chè lớn nhất tỉnh (Lúa 12.500 ha, chè trên 5.000 ha). http://daitu.thainguyen.gov.vn/-/gioithieu-chung-ve-huyen-dai-tu Theo báo cáo số: 71/BC-UBND huyện Đại Từ vể: Kết quả thực hiện các nội dung của Đề án phát triển kinh tế tập thể năm 2018; Kế hoạch phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã năm 2010: Huyện Đại Từ trong tổng số 75 hợp tác xã (tính đến hết tháng 31/04/2019); Trong đó: Có 41 HTX hoạt động trong lĩnh vực Nông nghiệp; còn lại là các lĩnh vực sản xuất kinh doanh khác. 2 Trên thực tế các HTX nông nghiệp ở huyện Đại Từ chưa chú trọng để phát triển mạnh, đặc biệt là phát triển các hoạt động dịch vụ hỗ trợ, giúp đỡ kinh tế hộ và lợi ích của thành viên khi tham gia HTX. Trên cơ sở đó tổng kết, đúc rút kinh nghiệm và tìm ra những giải pháp chủ yếu để phát triển các HTX NN ở huyện Đại Từ trong thời gian tới. Xuất phát từ những vấn đề trên, chúng tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài “Giải pháp phát triển hợp tác xã nông nghiệp tại huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên”. 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài Để giải quyết vấn đề nghiên cứu như tên đề tài, luận văn có những mục tiêu nghiên cứu sau: - Hệ thống hoá những vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển kinh tế HTX nói chung và HTX NN nói riêng. - Đánh giá đúng thực trạng phát triển các HTX NN tại huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên (giai đoạn: 2014 - 2019). - Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển HTX nông nghiệp ở huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên. - Đề xuất phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ và những khó khăn, tồn tại nhằm đề xuất một số giải pháp chủ yếu và bài học kinh nghiệm trong phát triển HTX NN ở huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên (Giai đoạn 2020 – 2030). 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các vấn đề: Các HTX Nông nghiệp tại địa bàn nghiên cứu. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu làm rõ thực trạng phát triển HTX NN, định hướng, các giải pháp nhằm phát triển HTX NN phù hợp với đặc điểm tự nhiên, điều kiện – xã hội tại địa bàn huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên. 3 - Phạm vi về không gian: Đề tài thực hiện tại huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên. - Phạm vi về thời gian: Các số liệu được sử dụng trong nghiên cứu đề tài gồm số liệu sơ cấp và số liệu thứ cấp. Các số liệu thứ cấp được thu thập trong giai đoạn 2016 - 2018. Số liệu sơ cấp được thu thập bằng phương pháp điều tra thừa kế, phỏng vấn trực tiếp hộ tháng 8/2019 đến tháng 8/2020. 4. Ý nghĩa khoa học và những đóng góp mới của luận văn 4.1. Ý nghĩa về khoa học Luận văn phân tích rõ sự cần thiết phải phát triển HTX NN trong thời kỳ đổi mới tái cấu trúc lại ngành Nông nghiệp cho phù hợp với sự gia tăng giá trị sản xuất nông nghiệp. Phân tích đánh giá thực trạng phá triển HTX NN giai đoạn 2026-2018, đánh giá những thành công và tồn tại, yếu kém trong phát triển HTX NN tại huyện Đại Từ. Đề tài để xuất định hướng và giải pháp phát triển HTX NN trên địa bàn làm tài liệu tham khảo nhằm tiếp tục phát triển HTX NN kiểu mới trong nông nghiệp thời kỳ 4.0. 4.2 Ý nghĩa thực tiễn Luận văn là công trình khoa học có ý nghĩa lý luận và thực tiễn thiết thực, là tài liệu giúp cho các cấp, các ngành, các cơ quan quản lý huyện Đại Từ có luận cứ khoa học trong việc xây dựng chính sách quan tâm, hỗ trợ và thúc đẩy phát triển HTX NN. Đề tài góp phần làm thay đổi nhận thức cho cán bộ, xã viên HTX NN ở huyện Đại Từ nói riêng, tỉnh Thái Nguyên nói chung về phương pháp, cách thức phát triển HTX về nông nghiệp, Các giải pháp góp phần tích cực trang phong trào phát triển HTX nói chung, HTX nông nghiệp nói riêng trong giai đoạn xây dựng phát triển nông nghiệp và nông thôn hiện nay. 4 Chương 1 CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Cơ sở lý luận về hợp tác xã nông nghiệp (HTX) 1.1.1. Khái niệm, đặc trưng, các loại hình của hợp tác xã nông nghiệp 1.1.1.1. Khái niệm và đặc điểm về hợp tác xã nông nghiệp a) Khái niệm về hợp tác xã nông nghiệp Luận văn sẽ tham khảo các khái niệm về HTX nông nghiệp từ các tác giả trên thế giới và ở Việt Nam để làm đúng khái niệm khi nghiên cứu đề tài, đặc biệt là HTX chuyên về sản xuất kinh doanh ngành Nông nghiệp… Ví dụ: Theo quy định tại Khoản 7 Điều 3 Thông tư 09/2017/TTBNN&PTNT hướng dẫn phân loại và đánh giá hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp do Bộ trưởng Bộ NN&PTNT ban hành thì hợp tác xã nông nghiệp tổng hợp được pháp luật khái niệm cụ thể như sau: Hợp tác xã nông nghiệp tổng hợp là hợp tác xã có hoạt động từ hai lĩnh vực hoạt động của các hợp tác xã được phân loại bao gồm các lĩnh vực sau: trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, thủy sản, diêm nghiệp, nước sạch nông thôn. Hợp tác xã nông nghiệp tổng hợp được xếp loại theo 4 mức sau: - Hợp tác xã nông nghiệp tổng hợp hoạt động tốt: Tổng số điểm đạt từ 80 điểm đến 100 điểm. - Hợp tác xã nông nghiệp tổng hợp hoạt động khá: Tổng số điểm đạt từ 65 điểm đến dưới 80 điểm. - Hợp tác xã nông nghiệp tổng hợp hoạt động trung bình: Tổng số điểm đạt từ 50 điểm đến dưới 65 điểm. - Hợp tác xã nông nghiệp tổng hợp hoạt động yếu: Tổng số điểm đạt dưới 50 điểm hoặc trong năm bị cơ quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động của hợp tác xã. 5 Trong đó, tiêu chí để xếp loại hợp tác xã nông nghiệp tổng hợp được quy định cụ thể bao gồm các tiêu chí sau: - Tiêu chí 1: Doanh thu và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong năm của hợp tác xã nông nghiệp tổng hợp. - Tiêu chí 2: Lợi ích của các thành viên hợp tác xã nông nghiệp tổng hợp. - Tiêu chí 3: Vốn hoạt động của hợp tác xã nông nghiệp tổng hợp. - Tiêu chí 4: Quy mô thành viên ảnh hưởng tích cực đến cộng đồng. - Tiêu chí 5: Hợp tác xã được khen thưởng trong năm. - Tiêu chí 6: Mức độ hài lòng của thành viên đối với hợp tác xã nông nghiệp tổng hợp. v.v…. b) Đặc điểm về HTX nông nghiệp HTXNN là một tổ chức kinh tế tập thể hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp: - Được thành lập để tiến hành các hoạt động sản xuất, kinh doanh và dịch vụ nông nghiệp. - Là một tổ chức kinh tế của nông dân, có đặc trưng gắn với hộ nông dân. - HTXNN là tổ chức kinh tế tập thể mang tính xã hội cao: HTXNN trước hết là để đáp ứng các nhu cầu chung của nông dân về sản xuất, kinh doanh và dịch vụ nông nghiệp; Nông dân gia nhập HTX là vì họ cần được HTX cung cấp dịch vụ, sản phẩm mà từng hộ không thể tự làm hoặc làm một mình không có hiệu quả. - Hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ nông nghiệp của HTX chỉ là công cụ nhằm thúc đẩy tăng thêm lợi ích, hiệu quả sản xuất kinh doanh của hộ nông dân. - Mục tiêu của HTX là phục vụ nhu cầu chung của thành viên, không phải vì lợi nhuận. HTX là một tổ chức kinh tế mang tính hợp tác có tính xã hội sâu sắc, hỗ trợ các hộ nông dân tăng cạnh tranh trong kinh tế thị trường. 6 - HTX là một tổ chức dân chủ, xã hội cao của nông dân, trong đó các thành viên được bình đẳng, phát huy vai trò của cộng đồng dân cư nông nghiệp trong quản lý xã hội, kinh doanh. - Đối tượng tham gia HTX bao gồm tất cả những người nông dân, hộ nông dân và pháp nhân. - Khi tham gia HTX, thành viên HTX bắt buộc phải góp vốn để xác định tư cách thành viên. - Việc thành lập HTX dựa trên cơ sở hoàn toàn tự nguyện. xuất phát từ nhu cầu, lợi ích chung, liên kết lại với nhau để phát huy sức mạnh tập thể. - HTX có tư cách pháp nhân và chịu trách nhiệm hữu hạn. c) Những lợi ích của nông dân khi gia nhập HTX nông nghiệp Khi thành lập HTXNN: Nông dân sẽ được mua chung, bán chung và được HTX cung cấp dịch vụ, sản phẩm với giá rẻ hơn thị trường và bảo đảm chất lượng. Nông dân vừa là đồng chủ sở hữu HTX vừa là khách hàng của HTX. Lợi ích của họ được hưởng như sau: - Được ưu tiên sử dụng các sản phẩm dịch vụ hợp tác xã theo giá cả thỏa thuận giữa hợp tác xã và thành viên. - Được hợp tác xã hỗ trợ hoặc tiêu thụ sản phẩm của hộ thành viên. - Được ưu tiên làm việc cho hợp tác xã và được trả công lao động theo quy định của Điều lệ hợp tác xã. - Được chia lãi theo mức độ sử dụng dịch vụ của hợp tác xã đối với thành viên, theo vốn góp. - Được cung cấp các thông tin kinh tế - kỹ thuật cần thiết; được hợp tác xã hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao nghiệp vụ. - Được hưởng các phúc lợi của hợp tác xã. 1.1.1.2. Vai trò của HTX nông nghiệp trong thời kỳ đổi mới - HTXNN giúp nông dân tăng tính cạnh tranh, giảm chi phí sản xuất. - HTXNN góp phần đưa tiến bộ khoa học, công nghệ, thiết bị kỹ thuật hiện đại tới người nông dân trong các khâu sản xuất nông nghiệp và nông thôn. 7 - HTXNN phát triển sẽ tạo ra nhiều chỗ làm việc, góp phần giải quyết công ăn, việc làm cho người dân. - HTXNN góp phần quan trọng vào việc nâng cấp và phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn. 1.1.1.3. Các loại hình HTX nông nghiệp Có nhiều tác giả đã phân loại HTX như: Nguyễn Văn Bình, Chu Tiến Quang, Lưu Văn Sùng (2001); Bộ Kế hoạch và đầu tư (2019); Bộ NN&PTNT (2011); Tuy nhiên, tại Điều 03, Thông tư số: 9/2017/TT-BNNPTNT hướng dẫn phân loại và đánh giá hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, được phân loại như sau: Hợp tác xã trồng trọt: Là hợp tác xã có hoạt động sản xuất trồng trọt (trồng cây hàng năm, cây lâu năm; nhân và chăm sóc cây giống nông nghiệp) và dịch vụ trồng trọt có liên quan; dịch vụ sau thu hoạch; xử lý hạt giống để nhân giống. Hợp tác xã chăn nuôi: Là hợp tác xã có hoạt động sản xuất chăn nuôi (trâu, bò, ngựa, lừa, la, dê, cừu, lợn, gia cầm và chăn nuôi khác); dịch vụ chăn nuôi có liên quan; săn bắt, đánh bẫy và hoạt động dịch vụ có liên quan. Hợp tác xã lâm nghiệp: Là hợp tác xã có hoạt động sản xuất lâm nghiệp (trồng và chăm sóc rừng; khai thác gỗ và lâm sản khác; thu nhặt sản phẩm từ rừng không phải gỗ và lâm sản khác) và dịch vụ lâm nghiệp có liên quan. Hợp tác xã thủy sản: Là hợp tác xã có hoạt động nuôi trồng thuỷ sản (nuôi trồng thuỷ sản biển và nội địa, sản xuất giống thuỷ sản); khai thác thủy sản (khai thác thủy sản biển và nội địa, bao gồm cả bảo quản thuỷ sản ngay trên tàu đánh cá). Hợp tác xã diêm nghiệp: Là hợp tác xã có hoạt động khai thác muối (khai thác muối mỏ, đập vụn muối và sàng muối; sản xuất muối từ nước biển, nước mặn ở hồ hoặc nước mặn tự nhiên khác; nghiền, tẩy rửa, tinh chế muối phục vụ cho sản xuất) và dịch vụ có liên quan đến phục vụ khai thác muối. 8 Hợp tác xã nước sạch nông thôn: Là hợp tác xã có hoạt động khai thác, xử lý và cung cấp nước sạch (khai thác nước từ sông, hồ, ao; thu nước mưa; thanh lọc nước để cung cấp; khử muối của nước biển để sản xuất nước như là sản phẩm chính; phân phối nước thông qua đường ống, bằng xe hoặc các phương tiện khác) cho nhu cầu sinh hoạt trên địa bàn nông thôn. Hợp tác xã nông nghiệp tổng hợp: Là hợp tác xã có hoạt động từ hai lĩnh vực hoạt động của các hợp tác xã được phân loại tại Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3, Khoản 4, Khoản 5, Khoản 6 Điều này trở lên. 1.1.2. Nguyên tắc tổ chức hoạt động HTX Trong luật hợp tác xã (2012) có xác định nguyên tắc, tổ chức hoạt động HTX như sau: Cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân tự nguyện thành lập, gia nhập, ra khỏi hợp tác xã. HTX tự nguyện thành lập, gia nhập, ra khỏi liên hiệp hợp tác xã. Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã kết nạp rộng rãi thành viên, hợp tác xã thành viên. Thành viên, hợp tác xã thành viên có quyền bình đẳng, biểu quyết ngang nhau không phụ thuộc vốn góp trong việc quyết định tổ chức, quản lý và hoạt động của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; được cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời, chính xác về hoạt động sản xuất, kinh doanh, tài chính, phân phối thu nhập và những nội dung khác theo quy định của điều lệ. Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã tự chủ, tự chịu trách nhiệm về hoạt động của mình trước pháp luật. Thành viên, hợp tác xã thành viên và hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã có trách nhiệm thực hiện cam kết theo hợp đồng dịch vụ và theo quy định của điều lệ. Thu nhập của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được phân phối chủ yếu theo mức độ sử dụng sản phẩm, dịch vụ của thành viên, hợp tác xã thành viên hoặc theo công sức lao động đóng góp của thành viên đối với hợp tác xã tạo việc làm. 9 Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã quan tâm giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng cho thành viên, hợp tác xã thành viên, cán bộ quản lý, người lao động trong hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và thông tin về bản chất, lợi ích của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã. Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã chăm lo phát triển bền vững cộng đồng thành viên, hợp tác xã thành viên và hợp tác với nhau nhằm phát triển phong trào hợp tác xã trên quy mô địa phương, vùng, quốc gia và quốc tế. 1.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển HTX NN Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về sự phát triển HTX và các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển HTX, điển hình là: Mellor & Mel (2009) chỉ ra rằng sự phát triển của HTX bị chi phối bởi 4 yếu tố là: quá trình toàn cầu hóa; quá trình thương mại hóa nhanh chóng của các hộ nông dân nhỏ; sự phát triển mạnh mẽ của siêu thị; và cuộc cách mạng trong lĩnh vực truyền thông. Garnevska và cộng sự (2011) đã xác định rằng môi trường pháp lý ổn định, người sáng lập và người lãnh đạo tận tâm, có sự hỗ trợ tài chính và kỹ thuật của chính phủ, sự am hiểu của thành viên, sự tham gia tích cực của thành viên vào hoạt động của HTX và các hỗ trợ bên ngoài từ các tổ chức NGOs là các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến sự phát triển thành công của HTX ở vùng Tây Bắc Trung Quốc... Tuy nhiên, các nghiên cứu đều thống nhất, các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển HTX nông nghiệp như sau: 1.1.3.1. Điều kiện tự nhiên Trong các nhân tố thuộc về điều kiện tự nhiên phải kể đến là vị trí địa lý, địa hình, thổ nhưỡng, thời tiết, thủy văn…, các đặc điểm về điều kiện tự nhiên đem lại nhiều thuận lợi cơ bản, đồng thời cũng có những khó khăn rất lớn trong quá trình phát triển HTX nông nghiệp.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan