Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giải pháp phát triển cây chè tại huyện thuận châu tỉnh sơn la...

Tài liệu Giải pháp phát triển cây chè tại huyện thuận châu tỉnh sơn la

.PDF
115
3
112

Mô tả:

.. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM LÒ VĂN QUÝ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÂY CHÈ TẠI HUYỆN THUẬN CHÂU, TỈNH SƠN LA LUẬN VĂN THẠC SĨ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN THÁI NGUYÊN - 2019 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM LÒ VĂN QUÝ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÂY CHÈ TẠI HUYỆN THUẬN CHÂU, TỈNH SƠN LA Ngành: Phát triển nông thôn Mã số: 8 62 01 18 LUẬN VĂN THẠC SĨ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. Trần Ngọc Ngoạn THÁI NGUYÊN - 2019 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan, các số liệu và kết quả nghiên cứu trình bày trong luận văn là trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ bất kỳ một học vị nào. Tôi xin cam đoan rằng các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc. Thái Nguyên, ngày 20 tháng 3 năm 2019 Tác giả luận văn Lò Văn Quý ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban giám hiệu, khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn, các Thầy, Cô giáo trường Đại học Nông lâm - Đại học Thái Nguyên, đã truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Nhân dịp này, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới GS.TS. Trần Ngọc Ngoạn. Người đã dành nhiều thời gian, tạo điều kiện thuận lợi, hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này. Tôi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã chia sẻ, động viên, khích lệ và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thiện luận văn. Mặc dù đã có nhiều cố gắng để hoàn thành luận văn, song khó tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, tôi rất mong nhận được sự quan tâm đóng góp ý kiến của Thầy Cô và các bạn để luận văn được hoàn thiện hơn. Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, ngày 20 tháng 3 năm 2019 Tác giả luận văn Lò Văn Quý iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii MỤC LỤC ........................................................................................................ iii DANH MỤC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT ......................................................... vi DANH MỤC CÁC BẢNG.............................................................................. vii DANH MỤC ĐỒ THỊ .................................................................................... viii TRÍCH YẾU LUẬN VĂN ............................................................................... ix PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ..................................................................... 2 3. Ðối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 2 4. Nội dung nghiên cứu ..................................................................................... 3 5. Câu hỏi nghiên cứu ....................................................................................... 3 6. Ý nghĩa của đề tài .......................................................................................... 3 7. Những đóng góp mới của đề tài .................................................................... 4 8. Bố cục của đề tài ........................................................................................... 4 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN .......................................... 5 1.1. Cơ sở lý luận ......................................................................................... 5 1.1.1. Cơ sở lý luận về phát triển sản xuất chè ............................................... 5 1.1.2. Cơ sở lý luận về hiệu quả kinh tế........................................................ 13 1.1.3. Những chỉ tiêu đánh giá về phát triển sản xuất chè ............................ 15 1.2. Cơ sở thực tiễn .................................................................................... 18 1.2.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ chè trên thế giới.................................. 18 1.2.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ chè ở Việt Nam .................................. 27 1.2.3. Tình hình sản xuất và tiêu thụ chè ở Sơn La ...................................... 31 1.2.4. Bài học kinh nghiệm ........................................................................... 37 iv Chương 2. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...... 38 2.1. Ðiều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La ..... 38 2.1.1. Điều kiện tự nhiên của huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La .................... 38 2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội của huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La......... 42 2.1.3. Đánh giá những thuận lợi và khó khăn trong phát triển sản xuất tại huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La .................................................... 49 2.2. Phương pháp nghiên cứu .................................................................... 51 2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin .......................................................... 51 2.2.2. Phương pháp tổng hợp, xử lý số liệu...................................................... 52 Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................ 55 3.1. Thực trạng sản xuất, tiêu thụ chè trên địa bàn huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La .................................................................................................. 55 3.1.1. Tình hình sản xuất ............................................................................... 55 3.1.2. Tình hình kinh doanh, tiêu thụ ............................................................ 58 3.1.3. Những thuận lợi và khó khăn trong sản xuất và tiêu thụ chè ............. 59 3.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc sản xuất phát triển chè ...................... 61 3.2. Đánh giá hiệu quả kinh tế ................................................................... 64 3.2.1. Tình hình chung các nhóm hộ điều tra ............................................... 64 3.2.2. Phân tích hiệu quả sản xuất chè tại các hộ điều tra ............................ 72 3.3. Tình hình thực hiện và triển khai chính sách, quy hoạch phát triển cây chè trên địa bàn huyện Thuận Châu..................................... 76 3.3.1. Các chính sách của Trung ương .......................................................... 76 3.3.2. Các chính sách của tỉnh Sơn la ban hành ............................................ 78 3.3.3. Thực trạng triển khai các cơ chế chính sách phát triển chè ................ 78 3.3.4. Đánh giá chung ................................................................................... 81 3.4. Giải pháp chủ yếu nhằm phát triển sản xuất chè ở huyện Thuận Châu .................................................................................................... 83 v 3.4.1. Quan điểm, phương hướng, mục tiêu phát triển sản xuất chè của huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La ......................................................... 83 3.4.2. Định hướng phát triển sản xuất chè .................................................... 84 3.4.3. Mục tiêu phát triển sản xuất chè ......................................................... 84 3.5. Những giải pháp chủ yếu nhằm phát triển sản xuất và nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất chè ở huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La ...... 84 3.5.1. Nhóm giải pháp về các yếu tố đầu vào trong sản xuất chè ................. 84 3.5.2. Nhóm giải pháp huy động vốn đầu tư................................................. 88 3.5.3. Nhóm giải pháp về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực .................. 88 3.5.4. Nhóm giải pháp phát triển khoa học công nghệ và bảo vệ môi trường .... 89 3.5.5. Nâng cao năng lực quản lý nhà nước, đẩy mạnh cải cách hành chính ...... 90 3.5.6. Đẩy mạnh, nâng cao hiệu quả hợp tác và mở rộng thị trường ............ 90 3.5.7. Phát triển cơ sở hạ tầng đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất chè theo quy hoạch .................................................................................... 91 3.5.8. Tiếp tục đổi mới và xây dựng các hình thức tổ chức sản xuất, dịch vụ ở nông thôn ............................................................................ 91 KẾT LUẬN .................................................................................................... 93 I. Kết luận ........................................................................................................ 93 II. Kiến nghị .................................................................................................... 94 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 95 PHIẾU ĐIỀU TRA NÔNG HỘ ................................................................... 98 vi DANH MỤC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT BVTV : Bảo vệ thực vật HĐND : Hội đồng nhân dân HQKT : Hiệu quả kinh tế PTNT : Phát triển nông thôn SDĐ : Sử dụng đất TNHH : Trách nhiệm hữu hạn UBND : Ủy ban nhân dân BNN : Bộ nông nghiệp vii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Diện tích, năng suất, sản lượng chè trên thế giới từ năm 2009 - 2016 ................................................................................. 18 Bảng 1.2. Diện tích, năng suất, sản lượng chè của một số nước trên thế giới năm 2016 ............................................................................. 21 Bảng 1.3. Bố trí diện tích trồng chè ............................................................ 32 Bảng 1.4. Dự kiến diện tích, sản lượng chè ................................................ 33 Bảng 2.1. Mô tả các biến độc lập sử dụng trong mô hình .................................... 53 Bảng 3.1. Diện tích đất trồng chè huyện Thuận Châu giai đoạn 2015 - 2017 .... 55 Bảng 3.2. Thành phần và tỷ lệ diện tích các giống chè trên địa bàn huyện Thuận Châu năm 2017 ..................................................... 57 Bảng 3.3. Diện tích, năng suất sản lượng chè qua 03 năm 2015-2017 trên địa bàn huyện Thuận Châu .................................................. 57 Bảng 3.4. Bón phân cho chè sản xuất ......................................................... 62 Bảng 3.5. Tổng hợp mẫu điều tra ................................................................ 65 Bảng 3.6. Đặc điểm nguồn lực của hộ ........................................................ 66 Bảng 3.7. Kiểm định sự khác nhau về thu nhập của hộ theo các biến định tính ...................................................................................... 67 Bảng 3.8. Kiểm định sự khác nhau về thu nhập của hộ theo các biến định lượng ................................................................................... 67 Bảng 3.9. Kết quả mô hình phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ ................................................................................. 68 Bảng 3.10. Đặc điểm của các hộ điều tra ...................................................... 71 Bảng 3.11. Tình hình thu nhập bình quân của hộ năm 2017 ........................ 72 Bảng 3.12. Chi phí sản xuất chè của hộ điều tra năm 2017 .......................... 73 Bảng 3.13. Kết quả sản xuất chè của hộ (tính cho 1 ha) ............................... 74 Bảng 3.14. Hiệu quả sản xuất chè của hộ ..................................................... 75 Bảng 3.15. Tỷ lệ hộ trả lời về những khó khăn trong sản xuất chè .............. 80 viii DANH MỤC ĐỒ THỊ Đồ thị 1.1. Diện tích trồng chè của tỉnh Sơn La giai đoạn 2010-2015 ....... 35 Đồ thị 1.2. Sản lượng chè búp tươi của tỉnh Sơn La giai đoạn 2010-2015 ... 36 ix TRÍCH YẾU LUẬN VĂN 1. Mục đích Hệ thống hóa các vấn đề cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển sản xuất chè. Đánh giá thực trạng tình hình sản xuất và HQKT của cây chè trên địa bàn huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La qua 3 năm 2015-2017. Tìm hiểu những thuận lợi, khó khăn ảnh hưởng đến sự phát triển cây chè tại địa phương. Đề ra các giải pháp khả thi chủ yếu nhằm phát triển cây chè trên địa bàn huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La trong thời gian tới. 2. Phương pháp nghiên cứu 2.1. Phương pháp thu thập thông tin 2.1.1. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp Thu thập và tính toán từ những số liệu đã công bố của các cơ quan thống kê Trung ương, các viện nghiên cứu, các trường đại học, các tạp chí, báo chí chuyên ngành và những báo cáo khoa học đã được công bố, các nghiên cứu ở trong và ngoài nước, các tài liệu do các cơ quan của tỉnh Sơn La, của các xã của huyện Thuận Châu, các tổ chức, dự án chương trình đã có các hoạt động tại huyện, các tài liệu xuất bản liên quan đến huyện Thuận Châu. Những số liệu này được thu thập chủ yếu ở Cục thống kê Sơn La, Chi cục Thống kê huyện Thuận Châu, phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, phòng Văn hóa thông tin truyền thông, phòng kinh tế hạ tầng... của huyện Thuận Châu. 2.1.2. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp - Phương pháp đánh giá nhanh nông thôn (RRA) - Phương pháp đánh giá nông thôn có người dân tham gia (PRA) - Phương pháp điều tra hộ: Gồm các bước sau: + Chọn mẫu điều tra. + Nội dung phiếu điều tra. x - Phương pháp điều tra: Sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp linh hoạt với hộ nông dân, đàm thoại với họ thông qua một loạt các câu hỏi mở và phù hợp với tình hình thực tế, sử dụng linh hoạt và thành thạo các câu hỏi: Ai? Cái gì? Ở đâu? Khi nào? Tại sao? Như thế nào và bao nhiêu?… Phỏng vấn số hộ đã chọn, kiểm tra tính thực tiễn của thông tin thông qua quan sát trực tiếp. 2.2. Phương pháp tổng hợp, xử lý số liệu Tất cả các số liệu về các biến độc lập trong mô hình đã được thu thập và tính toán từ số liệu điều tra hộ nông dân trồng chè. Sau đó, các tham số của các biến số trong mô hình sẽ được ước lượng với việc sử dụng phần mềm STATA. Các tham số ước lượng được trong mô hình đã được giải thích mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến thu nhập từ sản xuất chè của hộ để xác định được độ co giãn của thu nhập hàng năm từ trồng chè với các yếu tố ảnh hưởng. Từ đó xác định được mức độ thay đổi về thu nhập từ trồng chè của hộ khi các yếu tố ảnh hưởng thay đổi. 3. Kết quả nghiên cứu - Tổng diện tích chè toàn huyện là 699 ha chè các loại, trong đó diện tích chè kinh doanh 402 ha, diện tích đang chăm sóc 297 ha tập trung tại 4 xã: Chiềng Pha 122 ha, Phổng Lái 508,2 ha, Phổng Lập 26,8 ha, Mường É 42 ha. - Hiệu quả kinh tế, thu nhập trồng chè phụ thuộc vào các yếu tố: số lao động gia đình, diện tích trồng chè, giá trị tài sản phục vụ sản xuất kinh doanh và trình độ học vấn của chủ hộ. Trong đó yêu tố quan trọng là yếu tố lao động chuyên sản xuất và nguồn vốn giá trị tài sản phục vụ sản xuất kinh doanh chè. Việc sản xuất chè an toàn cho thu nhập, hiệu quả kinh tế, môi trường xã hội cao hơn so với sản xuất thông thường. - Nhà nước đã có nhiều chính sách phù hợp góp phần phát triển sản xuất chè trên địa bàn huyện Thuận Châu. Tuy nhiên việc tiếp cận các chính sách của nhà nước về phát triển sản xuất chè của người dân vẫn còn một số hạ chế, bất cập. - Đề xuất hệ thống giải pháp chính nhằm phát triển sản xuất chè trên địa bàn huyện Thuận Châu. xi 4. Kết luận Tình hình sản xuất chè ở huyện Thuận Châu những năm qua đã đạt được những bước tiến đáng kể cả về diện tích, năng suất và sản lượng chè: Diện tích chè năm 2016 là 699 ha, sản lượng 3779 tấn với tốc độ phát triển bình quân 3 năm 2014 - 2016 tăng 20-21%. Sản xuất chè đã giải quyết được nhiều công ăn việc làm, góp phần cải thiện và nâng cao đời sống kinh tế của hộ. Ngoài ra trồng chè còn có tác dụng phủ xanh đất trống đồi núi trọc, bảo vệ môi trường sinh thái trên địa bàn, góp phần tích cực vào sự hình hành tồn tại và phát triển hệ thống nông nghiệp bền vững. Song nhìn nhận và đánh giá một cách khách quan thì tình hình sản xuất chè của huyện vẫn còn chậm, diện tích tập trung chưa nhiều, khó đầu tư thâm canh, mức đầu tư còn thấp, do người dân trồng chè vẫn chưa nhìn nhận đúng vai trò của khâu đầu tư thâm canh, do đó hiệu quả kinh tế vẫn chưa đạt mức tối đa. Cộng với việc chưa xây dựng được thương hiệu chè Thuận Châu và giá thị trường không ổn định phụ thuộc nhiều yếu tố. Có thể khẳng định cây chè là cây kinh tế mũi nhọn trong chuyển dịch cơ cấu cây trồng của huyện Thuận Châu. Vì vậy thời gian tới huyện Thuận châu cần phải triển khai các giải pháp nêu trên thì cây chè mới thực sự trở thành cây mũi nhọn của huyện, tỉnh. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Huyện Thuận Châu nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Sơn La, dọc theo Quốc lộ 6 cách Thành phố Sơn La 34 km về phía Tây Bắc, Diện tích đất tự nhiên của huyện là 153.873 ha: Phía Đông giáp thành phố Sơn La; phía Tây và Tây Bắc giáp huyện Tuần Giáo, huyện Mường Ảng, huyện Điện Biên Đông (tỉnh Điện Biên); phía Nam giáp huyện Sông Mã, thành phố Sơn La, huyện Mai Sơn; Phía Bắc giáp huyện Quỳnh Nhai, huyện Mường La (tỉnh Sơn La) có vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và có 45% diện tích tự nhiên thuộc lưu vực Sông Đà. Là huyện có 28 xã, 1 thị trấn nhiều dân tộc sinh sống, hiện có 6 dân tộc chính đang sinh sống trên địa bàn huyện: Nhìn chung nền kinh tế chủ yếu của cộng đồng các dân tộc vẫn là kinh tế nông nghiệp, năm 2015 tổng diện tích chè 488 ha; năm 2016 tổng diện tích chè 554 ha; năm 2017 tổng diện tích chè 699 ha trong đó chè kinh doanh 402 ha, sản lượng chè búp tươi đạt gần 4.000 tấn chè búp tươi, năng suất chè búp tươi bình quân đạt 94 tấn/ha. Chè là cây công nghiệp dài ngày có nhiều lợi thế so sánh, là một trong những sản phẩm xuất khẩu quan trọng của huyện; tuy nhiên tốc độ phát triển chè chưa cao, chưa tận dụng lợi thế về khí hậu, đất đai và các tiềm năng khác để phát triển chè, thu nhập của người trồng chè từng bước được cải thiện song vẫn chưa ổn định, không đồng đều giữa các vùng, chưa có giải pháp phát triển và quy hoạch vùng chưa kịp thời, còn sẩy ra tình trạng tranh chấp giữa cây chè với cây ngắn ngày và một số cây trồng khác; chất lượng chè chưa cao, giá bán thấp, sức cạnh tranh kém. Bên cạnh đó vấn đề sử dụng thuốc bảo vệ thực vật chưa đúng quy cách vẫn còn sẩy ra; quy trình sơ chế, bảo quản, chế biến chưa được đầu tư quan tâm đúng mức. Công tác tổ chức sản xuất và tiêu thụ chè an toàn còn những hạn chế. Hiện tại huyện Thuận Châu chưa có giải pháp phát triển cây chè cũng chưa có quy hoạch vùng sản xuất chè an toàn như quy định của Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn. 2 Trước tình trạng trên việc tiến hành thực hiện “Giải pháp phát triển cây chè tại huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La” là cần thiết và cấp bách sẽ là cơ sở để góp phần đánh giá đúng tình hình sản xuất, và thấy rõ được các tồn tại để từ đó đề ra các giải pháp phát triển sản xuất, chế biến và tiêu thụ chè ở huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La nhằm tạo bước phát triển nhanh và bền vững cho cây chè. 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 2.1. Mục tiêu chung Đánh giá được tình hình sản xuất chè trên địa bản huyện Thuận Châu, qua đó đưa ra các giải pháp nhằm phát triển sản xuất chè,đáp ứng yêu cầu của thị trường, nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống của người dân. 2.2. Mục tiêu cụ thể Hệ thống hóa các vấn đề cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển sản xuất chè. Đánh giá thực trạng tình hình sản xuất và HQKT của cây chè trên địa bàn huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La qua 3 năm 2015-2017. Tìm hiểu những thuận lợi, khó khăn ảnh hưởng đến sự phát triển cây chè tại địa phương. Đề ra các giải pháp khả thi chủ yếu nhằm phát triển cây chè trên địa bàn huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La trong thời gian tới. 3. Ðối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Các vấn đề kinh tế, kỹ thuật có liên quan đến quá trình sản xuất, kinh doanh chè của các hộ nông dân trên địa bản huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La. 3.2. Phạm vi nghiên cứu 3.2.1. Phạm vi về không gian nghiên cứu Do thời gian nghiên cứu có hạn do vậy đề tài chỉ dừng lại ở mức nghiên cứu trên địa bàn huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La. 3 3.2.2. Phạm vi về thời gian nghiên cứu Số liệu và thông tin cần thiết phục vụ cho đề tài từ các tài liệu đã công bố trong những năm gần đây Số liệu thống kê của huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La từ năm 2015-2017. Số liệu điều tra các hộ sản xuất chè năm 2017. Thời gian điều tra từ tháng 01/2018 - 5/2018. 4. Nội dung nghiên cứu Đánh giá tình hình sản xuất và tiêu thụ chè trên địa bàn huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La những năm gần đây, qua đó tính toán hiệu quả của quá trình sản xuất kinh doanh chè của các hộ điều tra. Đánh giá chung những mặt thuận lợi, khó khăn trong sản xuất chè. Một số phương hướng, giải pháp chủ yếu nhằm phát triển sản xuất chè trên địa bàn huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La. 5. Câu hỏi nghiên cứu Thực trạng về sản xuất chè của các hộ nông dân trên địa bàn huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La? Có yếu tố, nguyên nhân chủ yếu nào ảnh hưởng? Cần có những định hướng và các giải pháp chủ yếu nào để sản xuất chè của xã phát triển nhanh, vững chắc và đạt hiệu quả kinh tế cao? 6. Ý nghĩa của đề tài 6.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học Giúp bản thân thu thập được những kinh nghiệm và kiến thức thực tế, củng cố và áp dụng những kiến thức đã học, từ đó nâng cao và tích lũy năng lực chuyên môn, đồng thời biết cách thực hiện một đề tài và hoàn thành chương trình đào tạo Sau đại học chuyên ngành Phát triển nông thôn. Đề tài cũng góp phần thu thập những thông tin cần thiết về thực tiễn sản xuất ở địa phương và làm tài liệu tham khảo cho trường, khoa, lớp trong cùng ngành và các sinh viên của các khóa sau. 4 6.2. Ý nghĩa trong thực tiễn - Nắm bắt được tình hình sản xuất chè và vị trí của cây chè trong sự phát triển kinh tể địa phương. - Kết quả nghiên cứu có thể dùng làm tài liệu tham khảo trong việc chuyển đổi cơ cầu cây trồng tại địa phương, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế nông nghiệp nông hộ. 7. Những đóng góp mới của đề tài Khóa luận đánh giá được thực trạng sản xuất và hiệu quả sản xuất chè trên địa bàn huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La, nghiên cứu khá toàn diện và có hệ thống những giải pháp chủ yếu nhằm phát triển sản xuất, có ý nghĩa thiết thực cho quá trình phát triển sản xuất chè ở huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La và đối với các địa phương có điều kiện tương tự. 8. Bố cục của đề tài Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài bao gồm 4 chương chính: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn. Chương 2: Đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu. Chương 3: Kết quả nghiên cứu và thảo luận. 5 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1. Cơ sở lý luận về phát triển sản xuất chè 1.1.1.1. Khái niệm về sản xuất và phát triển sản xuất chè Khái niêm sản xuất: Liên Hiệp Quốc khi xây dựng phương pháp thống kê tài khoản quốc gia đã đưa ra định nghĩa sau về sản xuất: Sản xuất là quá trình sử dụng lao động và máy móc thiết bị của các đơn vị thể chế (một chủ thể kinh tế có quyền sở hữu tài sản, phát sinh tiêu sản và thực hiện các hoạt động, các giao dịch kinh tế với những thực thể kinh tế khác) để chuyển những chi phí là vật chất và dịch vụ thành sản phẩm là vật chất và dịch vụ khác. Tất cả những hàng hóa và dịch vụ được sản xuất ra phải có khả năng bán trên thị trường hay ít ra cũng có khả năng cung cấp cho một đơn vị thể chế khác có thu tiền hoặc không thu tiền. Khái niệm phát triển: Phát triển là một quá trình thay đổi liên tục làm tăng trưởng mức sống của con người và phân phối công bằng những thành quả tăng trưởng trong xã hội. Khái niệm phát triển kinh tế: Phát triển kinh tế được hiểu là quá trình tăng tiến về mọi mặt của nền kinh tế. Phát triển kinh tế được xem như là quá trình biến đổi cả về lượng và chất, nó là sự kết hợp một cách chặt chẽ quá trình hoàn thiện của hai vấn đề kinh tế và xã hội ở mỗi quốc gia. Khái niệm phát triển kinh tế bền vững: Theo ngân hàng Thế giới (WB), 1987 khái niệm phát triển bền vững được đề cập đến lần đầu tiên đó là “Phát triển bền vững là sự phát triển đáp ứng các nhu cầu hiện tại mà không làm nguy hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu của các thể hệ tương lai”. 1.1.1.2. Ý nghĩa của việc phải triển sản xuất chè Chè là cây công nghiệp dài ngày có giá trị kinh tế cao, nó có vị trí quan trọng trong đời sống sinh hoạt và đời sống kinh tế, văn hóa của con người. 6 Sản phẩm chè hiện nay được tiêu dùng khắp các nước trên thể giới, kể cả những nước không trông chè cũng có nhu cầu lớn về chè. Ngoài tác dụng giải khát, chè còn có tác dụng khác như kích thích thần kinh làm cho thần kinh minh mẫn, tăng cường hoạt động của cơ thể, nâng cao năng lực làm việc, tăng sức đề kháng cho cơ thể... Đồi với nước ta sản phẩm chè không chỉ để tiêu dùng nội địa mà còn là mặt hàng xuất khẩu quan trọng để thu ngoại tệ góp phần tăng thu nhập cho người dân nói chung và người trồng chè nói riêng. Đối với người dân thì cây chè đã mang lại nguồn thu nhập cao và ổn định, cải thiện đời sống kinh tế văn hóa xã hội, tạo ra công ăn việc làm cho bộ phân lao động dư thừa nhất là ở vùng nông thôn. Nếu so sánh cây chè với các loại cây trồng khác thì cây chè có giá trị kinh tế cao hơn hẳn, vì cây chè là loại cây công nghiệp nâu năm, có chu kì kinh tế dài, nó có thể sinh trưởng, phát triển và cho sản phẩm liên tục khoảng 30 - 40 năm, nếu chăm sóc tốt thì chu kì này còn kéo dài hơn nữa. Đối với đồng bào dân tộc, kinh tế khó khăn, cây chè có ý nghĩa rất lớn trong công tác xóa đói, giảm nghèo. Bởi vì cây chè có thời gian thu hoạch trong năm kéo dài (Từ tháng 3 cho đến tháng 10 hàng năm), nên việc giải quyết khó khăn về kinh tế hộ gia đình có hiệu quả tức thì. Mặt khác chè là cây trồng không tranh chấp đất đai với cây lương thực, nó là cây trồng thích hợp với các vùng đất trung du và miền núi. Chính vì vậy cây chè không chỉ mang giá trị về kinh tế mà còn góp phần cải thiện môi trường, phủ xanh đất trống, đồi núi trọc. Nếu kết hợp trồng rừng theo phương thức Nông - Lâm kết hợp sẽ tạo nên một vành đai xanh chống xói mòn rửa trôi, góp phần bảo vệ một nền nông nghiệp bền vững, mặt khác cũng giúp người dân tăng thêm thu nhập. Chè là một thế mạnh của Việt Nam, vì Việt Nam là một trong những nôi trồng chè của Thế Giới không thua kém chất lượng chè vùng Maldora (Ấn Độ) và vùng cao nguyên Srilanca. Một số nhà doanh nghiệp Nhật Bản cho 7 rằng với nguyên liệu chè Việt nam được chế biến bằng thiết bị hiện đại, công nghệ tiên tiến sẽ tạo ra được loại chè tốt khả năng bán với giá gấp từ 1,2 -2 lần so với hiện nay. Ngoài ra chè còn là cây trồng có tác dụng chống xói mòn, bảo vệ môi trường sinh thái. Thêm nữa cây chè nếu được phát triển sẽ thu hút một số lượng lao động đáng kể, không chỉ ở khâu sản xuất nguyên liệu mà còn ở cả khâu chế biến và tiêu thụ. Phát triển ngành chè trước hết thỏa mãn nhu cầu tiêu thụ ngày càng tăng của nhân dân trong cả nước. Chè là loại cây trồng đem lại giá trị xuất khẩu cao, hiện nay có khoảng hơn 40 quốc gia trồng chè, trong đó tập trung chủ yếu Ấn Độ, Trung Quốc, Kenya, Sri Lanka, Thổ Nhĩ Kỳ, và Việt Nam (Shah, 2013). Sản lượng chè trên thế giới năm 2012 khoảng 4,8 triệu tấn, trong đó Trung Quốc đạt 1,7 triệu tấn và Việt Nam chỉ đạt 0,2 triệu tấn (FAO, 2014). Theo Báo cáo Hiệp hội Chè, năm 2014, Việt Nam xuất khẩu được 130 nghìn tấn, kim ngạch đạt 230 triệu USD, doanh thu 2.300 tỷ đồng, tiếp tục đứng ở vị trí thứ năm trên thế giới (Hiệp hội Chè, 2015). Như vậy, phát triển sản xuất chè đã và đang tạo ra một lượng của cải vật chất lớn cho xã hội, tăng thu nhập cho người dân, cải thiện mức sống ở khu vực nông thôn. Nó góp phần vào việc thúc đẩy nhanh hơn công cuộc Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn, giảm bớt chênh lệch về kinh tế xã hội giữa thành thị và nông thôn, giữa vùng núi và đồng bằng. 1.1.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến sản xuất chè Nhóm nhân tố về điều kiện tự nhiên * Điều kiện đất đai Đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu, đặc biệt đối với cây chè, nó là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến sản lượng, chất lượng chè nguyên liệu và chè thành phẩm (Bùi Huy Đáp - Nguyễn Điền,1998). Muốn chè có chất lượng cao và có hương vị đặc biệt cần phải trồng chè ở độ cao nhất định. Đa số những nơi trồng chè trên thế giới cần có độ cao
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất