Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giải pháp nhằm tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ở tỉnh quảng ninh...

Tài liệu Giải pháp nhằm tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ở tỉnh quảng ninh

.PDF
121
1
54

Mô tả:

LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn “Giải pháp nhằm tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ở tỉnh Quảng Ninh” là kết quả của quá trình học tập, nghiên cứu khoa học độc lập, nghiêm túc của bản thân, không sao chép từ công trình nghiên cứu nào khác. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về những nhận xét đã đưa ra trong luận văn này. Hà Nội, ngày tháng năm 2017 Tác giả luận văn Vi Lương Anh i LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên học viên muốn gửi lời cảm ơn tới Quý thầy cô trường Đại học Thủy Lợi, những người đã trực tiếp giảng dạy, truyền đạt những kiến thức bổ ích cho tôi, đây chính là những nền tảng cơ bản để tôi hoàn thành nghiên cứu này. Học viên xin cảm ơn sâu sắc tới người hướng dẫn khoa học TS. Phùng Thế Đông đã quan tâm hướng dẫn, nhiệt tình giải đáp cho tôi những thắc mắc trong quá trình nghiên cứu để tôi hoàn thành tốt luận văn này. Học viên cũng xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo, các cán bộ, nhân viên Sở kế hoạch đầu tư tỉnh Quảng Ninh đã tạo điều kiện giúp đỡ, dành thời gian trao đổi, cung cấp thông tin thông kê để tôi hoàn thành bài nghiên cứu. Tác giả luận văn Vi Lương Anh ii MỤC LỤC DANH MỤC HÌNH .......................................................................................................vi DANH MỤC BẢNG ......................................................................................................vi DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................................... viii PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................................1 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI ............................................................................................................................5 1.1 Cơ sở lý luận về đầu tư trực tiếp nước ngoài ........................................................5 1.1.1 Khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài ..........................................................5 1.1.2 Đặc điểm của đầu tư trực tiếp nước ngoài .....................................................7 1.1.3 Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với phát triển kinh tế xã hội ....10 1.1.4 Phân loại đầu tư trực tiếp nước ngoài .........................................................17 1.2 Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ....................................................................23 1.2.1 Khái niệm về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài .......................................23 1.2.2 Nội dung công tác thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ...............................25 1.3 Những nhân tố ảnh hưởng đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ...................34 1.3.1 Môi trường chính trị .....................................................................................35 1.3.2 Môi trường luật pháp ...................................................................................36 1.3.3 Môi trường kinh tế .......................................................................................37 1.3.4 Môi trường văn hoá - xã hội ........................................................................37 1.3.5 Số lượng và chất lượng nguồn nhân lực ......................................................37 1.4 Kinh nghiệm trong nước và quốc tế trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài và bài học cho tỉnh Quảng Ninh ....................................................................................38 1.4.1 Kinh nghiệm quốc tế trong thu hút đầu tư trực tiếp từ nước ngoài .............38 1.4.2 Kinh nghiệm trong nước trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ............48 1.4.3 Bài học kinh nghiệm cho tỉnh Quảng Ninh .................................................55 Kết luận chương 1 .....................................................................................................58 CHƯƠNG 2 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI Ở TỈNH QUẢNG NINH GIAI ĐOẠN 2010-2016 .........................................60 iii 2.1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế-xã hội và tiềm năng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ở tỉnh Quảng Ninh ........................................................................................... 60 2.1.1 Đặc điểm tự nhiên ........................................................................................ 60 2.1.2 Tình hình kinh tế- xã hội của tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2010-2016 ......... 62 2.1.3 Tiềm năng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Quảng Ninh......... 68 2.2 Thực trạng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ở tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2010-2016 ................................................................................................................. 72 2.2.1 Thực trạng vốn FDI ở tỉnh Quảng Ninh, 2010-2016 ................................... 72 2.2.2 Thực trạng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài theo đối tác đầu tư ............ 73 2.2.3 Thực trạng thu hút vốn FDI theo hình thức đầu tư ...................................... 75 2.2.4 Thực trạng thu hút đầu tư theo địa bàn trên toàn tỉnh ................................. 76 2.2.5 Thực trạng thu hút đầu tư theo ngành nghề ................................................. 78 2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến việc thu hút vốn FDI của tỉnh Quảng Ninh trong giai đoạn 2010-2016......................................................................................................... 80 2.3.1 Môi trường chính trị .................................................................................... 80 2.3.2 Môi trường luật pháp ................................................................................... 80 2.3.3 Môi trường kinh tế ....................................................................................... 81 2.3.4 Môi trường văn hoá - xã hội ........................................................................ 81 2.3.5 Số lượng và chất lượng nguồn nhân lực ...................................................... 81 2.4 Đánh giá thực trạng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ở tỉnh Quảng Ninh ..... 82 2.4.1 Những ưu điểm ............................................................................................ 82 2.4.2 Những hạn chế ............................................................................................. 82 2.4.3 Nguyên nhân của những hạn chế ................................................................. 83 Kết luận chương 2 ..................................................................................................... 85 CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI Ở TỈNH QUẢNG NINH ................................................................................. 86 3.1 Định hướng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ở tỉnh Quảng Ninh ................. 86 3.1.1 Định hướng phát triển kinh tế xã hội tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2017 -2022 .............................................................................................................................. 86 3.1.2 Một số định hướng cơ bản thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của tỉnh Quảng Ninh ........................................................................................................... 87 iv 3.2 Các giải pháp nhằm tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Quảng Ninh ...............................................................................................................89 3.2.1 Nâng cao chất lượng công tác quy hoạch trong thời gian tới ......................89 3.2.2 Cải thiện hơn nữa hệ thống cơ sở hạ tầng ....................................................90 3.2.3 Thực hiện triệt để việc cải cách hành chính trong giai đoạn tới ..................91 3.2.4 Nâng cao hơn nữa chất lượng nguồn nhân lực của địa phương trong thời gian tới ..................................................................................................................93 3.2.5 Tăng cường xúc tiến đầu tư trong thời gian tới ...........................................95 3.2.6 Thực hiện các chính sách thu hút FDI đối với lĩnh vực thị trường..............96 3.2.7 Hoàn thiện các chính sách thu hút FDI đối với lĩnh vực công nghệ............98 3.3 Một số đề xuất đối với cơ quan Nhà nước ..........................................................99 Kết luận chương 3 ...................................................................................................101 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...........................................................................................102 PHỤ LỤC ....................................................................................................................104 v DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH Hình 1.1 Những yếu tố tạo nên rủi ro chính trị ............................................................. 36 Hình 1.2 Vốn FDI vào Trung Quốc trước và sau khi gia nhập WTO ........................... 38 Hình 1.3 Thu hút FDI vào Trung Quốc, 1982-2015 ..................................................... 39 Hình 2.1 Bản đồ không gian kinh tế tỉnh Quảng Ninh.................................................. 69 Hình 2.2 Mô tả những cam kết của tỉnh Quảng Ninh trong cải cách hành chính ......... 70 Hình 2.3 Cơ cấu dân số tỉnh Quảng Ninh ..................................................................... 71 Hình 2.4 Một số chính sách ưu đãi khu kinh tế của tỉnh Quảng Ninh .......................... 71 vi DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1 Thu hút FDI của Trung Quốc, 2014-2016 .....................................................40 Bảng 1.2 Thu hút FDI của Hàn Quốc, 2014-2016 ........................................................43 Bảng 1.3 Tốp 10 quốc gia đầu tư lớn nhất vào Hàn Quốc ............................................44 Bảng 1.4 Thu hút FDI của Singapore, 2014-2016 ........................................................45 Bảng 1.5 Tốp 5 quốc gia đầu tư lớn nhất vào Hàn Quốc ..............................................46 Bảng 1.6 Thu hút FDI vào Hà Nội, Bắc Ninh và Đà Nẵng, 2010-2016 .......................48 Bảng 2.1 Tổng hợp kết quả chỉ số PCI, 2010-2016 ......................................................62 Bảng 2.2 Tốc độ tăng trưởng và cơ cấu kinh tế của tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 20102016 ...............................................................................................................................63 Bảng 2.3 Thực trạng vốn FDI ở tỉnh Quảng Ninh, 2010-2016 .....................................72 Bảng 2.4 Các quốc gia có đầu tư lớn nhất vào Quảng Ninh, 2010-2016 ......................74 Bảng 2.5 Tình hình thu hút vốn FDI vào tỉnh Quảng Ninh theo hình thức đầu tư giai đoạn 2010-2016 .............................................................................................................75 Bảng 2.6 Tình hình thu hút vốn FDI vào tỉnh Quảng Ninh theo địa bàn trong giai đoạn 2010-2016 ......................................................................................................................77 Bảng 2.7 Tình hình thu hút vốn FDI vào tỉnh Quảng Ninh theo ngành nghề trong giai đoạn 2010-2016 .............................................................................................................79 vii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT VÀ GIẢI THÍCH THUẬT NGỮ Chữ viết tắt Chữ viết thường CNC Công nghệ cao CNH-HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa ĐTNN Đầu tư nước ngoài ĐPT Đang phát triển EVN Tập đoàn điện lực Việt Nam FDI Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài GDP Gross Domestic Product – Tổng sản phẩm trong nước GRDP Gross Regional Domestic Product – Tổng sản phẩm trên địa bàn ILO Tổ chức lao động quốc tế IMF Quỹ tiền tệ quốc tế KCN Khu công nghiệp KCX Khu chế xuất KHCN Khoa học công nghệ MNC Công ty đa quốc gia NĐT Nhà đầu tư NSNN Ngân sách Nhà nước OECD Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế PCI Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh viii TNC Công ty xuyên quốc gia UBND Ủy ban nhân dân UNCTAB Tổ chức thương mại và Phát triển của Liên hợp quốc USD Đồng Đô la Mỹ ix MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Thực tế cho thấy, các quốc gia đang phát triển thường có tình trạng thiếu vốn và công nghệ hiện đại; kỹ thuật sản xuất công nghiệp lạc hậu, quy mô sản xuất nhỏ; năng suất lao động thấp; GDP bình quân đầu người và tỷ lệ tăng trưởng GDP thấp; có mức tiết kiệm thấp nên tích lũy thấp; ngoại thương kém phát triển, thường là nhập siêu; hàng xuất khẩu thường là hàng nguyên liệu và sơ chế; có khoảng cách chênh lệch về trình độ phát triển với các nước phát triển cao; sự phụ thuộc vào các nước phát triển về cả thương mại, công nghệ, viện trợ nước ngoài và chuyên gia. Điều này được Paul A. Samuelson xem là “cái vòng luẩn quẩn” của sự nghèo khổ và cần có “cú huých từ bên ngoài”, mà theo ông, cú huých này chính là: vốn, công nghệ, chuyên gia, …Do đó, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI-Foreign Direct Investment) như một giải pháp hữu hiệu trong phát triển kinh tế-xã hội của các quốc gia đang phát triển. Cho nên, các quốc gia này luôn dành sự quan tâm đặc biệt nghiên cứu các nhân tố tác động đến chính sách thu hút FDI vào quốc gia mình để điều chỉnh kịp thời các chính sách nhằm thu hút FDI một cách tối ưu, phục vụ cho quá trình phát triển kinh tế- xã hội của đất nước. Quảng Ninh là tỉnh ven biển thuộc vùng Đông Bắc Việt Nam, Quảng Ninh được ví như một Việt Nam thu nhỏ, vì có cả biển, đảo, đồng bằng, trung du, đồi núi, biên giới. Trong quy hoạch phát triển kinh tế, Quảng Ninh vừa thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía bắc vừa thuộc vùng duyên hải Bắc Bộ. Là một tỉnh có nhiều tiềm năng và hội tụ nhiều điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội, trong thời gian qua Quảng Ninh nằm trong tốp đầu về thu hút vốn đầu tư nước ngoài của cả nước, tuy nhiên vẫn còn hết sức hạn chế về cả số lượng, quy mô, cơ cấu dự án, chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế của Tỉnh. Theo tính toán của tỉnh Quảng Ninh, từ nay đến năm 2020 nhu cầu về vốn cho phát triển kinh tế xã hội của tỉnh rất lớn, song khả năng của tỉnh chỉ có thể đáp ứng 43% nhu cầu, 57% còn lại phải huy động từ nguồn bên ngoài trong đó nguồn quan trọng là 1 đầu tư trực tiếp nước ngoài. Bên cạnh tỉnh Quảng Ninh, TP. Hải Phòng đang nổi lên như một điểm sáng thu hút các nhà đầu tư nước ngoài do có cơ sở hạ tầng đồng bộ, chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài phù hợp. Thực trạng này được xem như là thách thức lớn với tỉnh Quảng Ninh trong cạnh tranh để thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài. Xuất phát từ thực tế trên luận văn chọn đề tài “Giải pháp nhằm tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ở tỉnh Quảng Ninh” làm công trình nghiên cứu của mình. 2. Mục đích và nội dung nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của luận văn là đánh giá việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở tỉnh Quảng Ninh, nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Trên cơ sở đó, đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào địa bàn tỉnh Quảng Ninh trong giai đoạn hiện nay. Để đạt được mục đích nghiên cứu này, luận văn giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu như sau: 1) Hệ thống hóa và làm sáng tỏ cơ sở lý luận về các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài. 2) Phân tích kinh nghiệm trong nước và quốc tế trong việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài. 3) Phân tích tiềm năng và đánh giá thực trạng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ở tỉnh Quảng Ninh. 4) Đề xuất các giải pháp tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Quảng Ninh. 3. Phương pháp nghiên cứu a. Thông tin và nguồn dữ liệu Thu thập thông tin từ Tạp chí khoa học chuyên ngành, sách chuyên khảo, sách giáo 2 trình, số liệu thống kê của cơ quan thống kê nhà nước, các nghiên cứu của Tổ chức lao động quốc tế (ILO), các nghiên cứu về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI, các trang thông tin điện tử chuyên ngành v.v... b. Phương pháp nghiên cứu Tác giả sử dụng phương pháp của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, sử dụng tổng hợp và phân tích thống kê, có sử dụng kết hợp các bảng, biểu để tính toán, minh họa, so sánh và rút ra kết luận. Ngoài ra, tác giả sẽ sử dụng phương pháp phân tích các tài liệu các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước về các vấn đề có liên quan đến đề tài nghiên cứu. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu a. Đối tượng nghiên cứu - Các giải pháp nhằm tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Quảng Ninh trong giai đoạn hiện nay. b. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi về nội dung và không gian: Thực trạng công tác thu hút FDI tại tỉnh Quảng Ninh khi có Luật Đầu tư nước ngoài đến năm 2016. Từ đó đề xuất các giải pháp tăng cường hoạt động này đến năm 2020. - Phạm vi về thời gian: số liệu đầu tư trực tiếp nước ngoài ở tỉnh Quảng Ninh, tập trung chủ yếu từ năm 2010-2016. Giải pháp đề xuất về chiến lược và sách lược thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, tập trung chủ yếu từ năm 2017-2022 và tầm nhìn đến 2035. 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài a. Ý nghĩa khoa học Nghiên cứu hệ thống hóa và làm sáng tỏ vấn đề đầu tư trực tiếp nước ngoài, các nhân tố ảnh hưởng đến đầu tư trực tiếp nước ngoài. Kết quả nghiên cứu của luận văn ở một mức độ nào đó các giá trị tham khảo nghiên cứu cho cơ quan hoạch định chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ở tỉnh Quảng Ninh. 3 b. Ý nghĩa thực tiễn Những phân tích, đánh giá và giải pháp đề xuất là những tham khảo hữu ích, có giá trị áp dụng vào thực tiễn nâng trong thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với tỉnh Quảng Ninh. 6. Kết quả dự kiến đạt được - Hệ thống hóa và làm sáng tỏ cơ sở lý luận về đầu tư trực tiếp nước ngoài và nhân tố ảnh hưởng đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài. - Phân tích kinh nghiệm trong nước và quốc tế trong việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài. - Phân tích và đánh giá thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài và vấn đề thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ở tỉnh Quảng Ninh. - Ứng dụng kết quả nghiên cứu nhằm đưa ra một số giải pháp nhằm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Quảng Ninh. 7. Bố cục của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn được chia thành 03 chương, cụ thể như sau: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài và các nhân tố thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài. Chương 2: Đánh giá thực trạng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2010 - 2016. Chương 3: Giải pháp tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Quảng Ninh. 4 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI 1.1 Cơ sở lý luận về đầu tư trực tiếp nước ngoài 1.1.1 Khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài Mặc dù lịch sử về đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI-Foreign Direct Investment) đã bắt đầu hình thành từ cuối thế kỷ XIX và phát triển mạnh từ sau Chiến tranh thế giới thứ II, nhưng cho đến nay vẫn tồn tại nhiều khái niệm khác nhau về FDI. Theo điều tra về chuẩn mực đầu tư trực tiếp nước ngoài của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) năm 2000 1, các nước khác nhau đưa ra tiêu chuẩn để một doanh nghiệp rất khác nhau. Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (Organization for Economic Cooperation and Development – OECD) và IMF 2 đã đưa ra khuyến nghị rằng, một doanh nghiệp chỉ được coi là một công ty đầu tư trực tiếp nước ngoài khi chủ đầu tư nước ngoài sở hữu hoặc có quyền biểu quyết ít nhất 10% số vốn hoặc quyền biểu quyết ở các doanh nghiệp đó. Theo tổ chức thương mại thế giới (WTO): Đầu tư trực tiếp nước ngoài xảy ra khi một nhà đầu tư từ một nước (nước chủ đầu tư) có được một tài sản ở một nước khác (nước thu hút đầu tư) cùng với quyền quản lý tài sản đó. Phương diện quản lý là thứ để phân biệt FDI với các công cụ tài chính khác. Trong phần lớn trường hợp, cả nhà đầu tư lẫn tài sản mà người đó quản lý ở nước ngoài là các cơ sở kinh doanh. Trong những trường hợp đó, nhà đầu tư thường hay được gọi là "công ty mẹ" và các tài sản được gọi là "công ty con" hay "chi nhánh công ty”. Theo Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF) thì “Đầu tư trực tiếp nước ngoài là một tác vụ đầu tư bao hàm một quan hệ dài hạn, phản ánh một lợi ích lâu bền của một thực thể cư ngụ tại một nước gốc (nhà đầu tư trực tiếp) đối với một thực thể cư ngụ tại một nước khác (doanh nghiệp tiếp nhận đầu tư)”. Khái niệm này đã nêu được mục đích của FDI là nhằm thu về những lợi ích lâu dài cho nhà đầu tư, đồng thời chỉ ra dòng vốn do các nhà đầu tư nước ngoài đưa vào nước tiếp nhận đầu tư. Theo Ngân hàng Pháp, hoạt động đầu tư bao gồm: (a) Thiết lập được một pháp nhân hoặc 1 International monetary fund. URL: http://www.imf.org/external/research/index.aspx IMF/OECD (1999). Report on the Survey of Implementation of Methodological Standards for Direct Investment. 2 5 một chi nhánh ở nước ngoài; (b) nắm giữ được một tỷ lệ có ý nghĩa về vốn cho phép nhà đầu tư nước ngoài có quyền kiểm soát việc quản lý doanh nghiệp tại nước tiếp nhận đầu tư; (c) các khoản cho vay hoặc ứng trước ngắn hạn của chủ đầu tư cho công ty tiếp nhận đầu tư một khi đã thiết lập giữa hai bên mối quan hệ công ty mẹ và chi nhánh. Khái niệm này đã nêu được về mặt quản lý, nhà đầu tư có quyền kiểm soát doanh nghiệp tiếp nhận đầu tư cũng như chỉ ra một số hình thức FDI. Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD): FDI phản ánh những lợi ích khách quan lâu dài mà một thực thể kinh tế tại một nước (nhà đầu tư) đạt được thông qua một cơ sở kinh tế tại một nền kinh tế khác với nền kinh tế thuộc đất nước của nhà đầu tư (doanh nghiệp đầu tư trực tiếp). Lợi ích lâu dài bao gồm sự tồn tại các mối quan hệ giữa nhà đầu tư và doanh nghiệp đầu tư, trong đó nhà đầu tư giành được ảnh hưởng quan trọng và có hiệu quả trong việc quản lý doanh nghiệp. Đầu tư trực tiếp bao hàm sự giao dịch ngay từ đầu và tất cả những giao dịch vốn tiếp sau giữa hai thực thể được liên kết một cách chặt chẽ”. Khái niệm này đã nêu khá đầy đủ về xuất xứ của nguồn vốn đầu tư, động cơ chủ yếu của FDI là phần vốn sử dụng ở nước ngoài gắn liền với việc kiểm soát hoặc ảnh hưởng nhất định tới hoạt động sử dụng vốn của doanh nghiệp tiếp nhận đầu tư. Theo Tổ chức thương mại và Phát triển của Liên hợp quốc (UNCTAB): Đầu tư trực tiếp nước ngoài là một khoản đầu tư liên quan đến mối quan hệ dài hạn, phản ánh mối quan tâm và kiểm soát lâu dài bởi công dân của môt quốc gia (nhà đầu tư hoặc công ty mẹ) đối với doanh nghiệp trong một quốc gia khác (doanh nghiệp FDI, chi nhánh công ty ở nước ngoài). FDI hàm ý rằng, chủ đầu có ảnh hưởng đáng kể đến việc quản lý doanh nghiệp ở quốc gia nhận đầu tư, những khoản được coi là đầu tư bao gồm cả các giao dịch ban đầu và tất cả các giao dịch tiếp theo (trong quá trình hoạt động) giữa chủ đầu tư (công ty mẹ) và công ty hoặc chi nhánh của họ ở nước ngoài. FDI có thể được thực hiện bởi cá nhân hoặc tổ chức kinh doanh3. Ở Việt Nam, Luật đầu tư nước ngoài ban hành năm 1987 đã đưa ra khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài như sau: “Đầu tư trực tiếp nước ngoài là việc các tổ chức và cá nhân nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền nước ngoài hoặc bất kỳ tài sản nào 3 Báo cáo đầu tư thế giới, 2004, tr.345. 6 được chính phủ Việt Nam chấp nhận để hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hoặc thành lập xí nghiệp liên doanh hay xí nghiệp 100% vốn nước ngoài”. Luật đầu tư năm 2005 không có định nghĩa cụ thể về đầu tư trực tiếp nước ngoai, nhưng theo điểm 2 và điểm 12 Điều 3 định nghĩa: (1) Đầu tư trực tiếp là hình thức đầu tư do nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư và tham gia quản lý hoạt động đầu tư; (2) đầu tư nước ngoài là việc nhà đầu tư nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền và các tài sản hợp pháp khác để tiến hành hoạt động đầu tư. Khái niệm của UNCTAB có sự khác biệt so với khái niệm của Việt Nam đưa ra, trong khi, hiện nay, khái niệm về đầu tư trực tiếp nước ngoài của UNCTAB được sử dụng khá rộng rãi trên thế giới. Tuy nhiên, tựu trung lại, các khái niệm trên đều đưa ra một số điểm chính như: FDI là hình thức đầu tư quốc tế, cho phép các nhà đầu tư tham gia điều hành hoạt động đầu tư ở nước tiếp nhận đầu tư tuỳ theo tỷ lệ vốn góp; quyền sở hữu gắn liền với quyền sử dụng tài sản đầu tư, nhà đầu tư có thể có lợi hơn nếu kinh doanh có hiệu quả và ngược lại phải gánh chịu rủi ro khi kinh doanh thua lỗ. Tóm lại, trên cơ sở phân tích trên, đầu tư trực tiếp nước ngoài có thể hiểu là một hình thức kinh doanh vốn mà quyền sử dụng gắn liền với quyền sở hữu tài sản đầu tư, nó tạo ra một doanh nghiệp có nguồn vốn tạo lập từ nước ngoài đủ lớn hoạt động theo quy định pháp luật của nước nhận đầu tư, nhằm khai thác các lợi thế, các nguồn lực tại chỗ, đảm bảo lợi ích lâu dài của các nhà đầu tư nước ngoài và nước nhận đầu tư. 1.1.2 Đặc điểm của đầu tư trực tiếp nước ngoài Trong vài thập kỷ gần đây, FDI đã trở thành một trong những nguồn vốn bên ngoài quan trọng nhất đối với nhiều quốc gia, nhất là các nướng ĐPT, nước nghèo trên thế giới. Chính vì lý do đó mà FDI dành được nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu, các Chính phủ trong điều hành kinh tế-xã hội. FDI có đặc điểm gì, mà lại được quan tâm nghiên cứu, như một cú huých từ bên ngoài cho phát triển kinh tế - xã hội? Theo lập luận của Nguyễn Bạch Nguyệt và Từ Quang Phương (2010) 4, FDI dưới góc độ Nguyễn Bạch Nguyệt và Từ Quang Phương (2010). Giáo trình kinh tế đầu tư, NXB Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội. 4 7 quản lý của Nhà nước, bản thân các doanh nghiệp FDI và mối quan hệ tương quan giữa chúng có những đặc điểm tổng quát như sau: Thứ nhất, FDI là hoạt động đầu tư trực tiếp do chính các tổ chức kinh tế hay các cá nhân nước ngoài tự mình hoặc cùng với các tổ chức kinh tế của nước sở tại bỏ vốn vào một đối tượng nhất định tại nước sở tại. Đồng thời còn trực tiếp quản lý và điều hành để thu lợi trong kinh doanh, đồng thời họ cũng chịu trách nhiệm về vốn cũng như kết quả kinh doanh của mình tại nước tiếp nhận đầu tư. Thứ hai, FDI chịu ảnh hưởng lớn từ quy định của Luật đầu tư nước ngoài cũng như điều kiện cụ thể của từng lĩnh vực của nước sở tại. Do đó, khi tham gia FDI thì chủ đầu tư thực hiện đầu tư tại nước tiếp nhận đầu tư nên phải tuân thủ theo các quy định do luật pháp nước sở tại đề ra. Thứ ba, khi tham gia FDI, các nhà đầu tư nước ngoài phải đóng góp một tỉ lệ vốn tối thiểu trong vốn pháp định theo quy định của luật pháp của nước sở tại để giành quyền kiểm soát hoặc tham gia kiểm soát doanh nghiệp nhận đầu tư. Nguồn vốn FDI bao gồm: vốn góp để hình thành vốn pháp định, vốn đi vay hoặc vốn bổ sung từ lợi nhuận thu được trong quá trình sản xuất kinh doanh. Nhà ĐTNN có thể là chủ sở hữu hoàn toàn hoặc đồng chủ sở hữu vốn với một tỷ lệ nhất định đủ sức khống chế và trực tiếp tham gia quản lý hoạt động của doanh nghiệp cũng như phân chia lợi nhuận. Đồng thời, tỷ lệ góp vốn đầu tư sẽ quyết định việc phân chia quyền lợi và nghĩa vụ giữa các chủ đầu tư theo quy định của luật đầu tư nước ngoài của từng nước. Thứ tư, khi tham gia đầu tư FDI, các nhà đầu tư nước ngoài có quyền ra quyết định đầu tư và tự chịu trách nhiệm về kết quả sản xuất kinh doanh của mình. Điều này giúp cho hiệu quả dự án đầu tư có tính khả thi và hiệu quả kinh tế cao. Trong quá trình hoạt động, nhà đầu tư nước ngoài được quyền tự lựa chọn lĩnh vực đầu tư, hình thức đầu tư, quy mô đầu tư cũng như công nghệ cho mình. Điều này giúp cho tính khả thi và hiệu quả kinh tế cao, không có sự ràng buộc về chính trị, không có gánh nặng về nợ nần cho nền kinh tế nước nhận đầu tư. Thứ năm, không chỉ đơn thuần là sự di chuyển nguồn lực vốn, FDI còn bao hàm trong đó quá trình chuyến giao công nghệ, kinh nghiệm quản lý,… từ nước đi đầu tư sang 8 nước tiếp nhận đầu tư. Do đó, thông qua FDI, chủ thể đầu tư và nước tiếp nhận đầu tư đều kỳ vọng vào những lợi ích có thể thu được từ hoạt động này, cụ thể: đối với nước tiếp nhận đầu tư (thường là các nước đang phát triển) sẽ giải quyết được bài toán khát vốn, hạn chế về công nghệ, qua đó thúc đẩy tăng trường kinh tế, đồng thời giải quyết nhiều vấn đề về mặt xã hội, như tạo việc làm, nâng cao thu nhập, xoá đói, giảm nghèo,… Tuy nhiên, các nước này cũng phải đối mặt với nhiều nguy cơ như lệ thuộc về kinh tế, phát triển không cân đối giữa các vùng miền, ô nhiễm môi trường,… nếu không có cơ chế, chính sách thích hợp. Thứ sáu, mục đích của các nhà đầu tư là tối đa hóa lợi nhuận. Các chủ đầu tư FDI là các công ty xuyên quốc gia (TNCs), các công ty đa quốc gia (MNCs) với tiềm lực tài chính mạnh mẽ, các tập đoàn kinh tế này sử dụng FDI nhằm mục đích tối đa hóa lợi nhuận, không ngừng mở rộng thị trường, chiếm ưu thế trong cạnh tranh toàn cầu. Do đó, khi tham gia đầu tư FDI, các nhà đầu tư thường tập trung vào những lĩnh vực có tỷ suất lợi nhuận cao, thu hồi vốn nhanh, những địa bàn có điều kiện tự nhiên thuận lợi, có trình độ phát triển cao về kinh tế, xã hội, kết cấu hạ tầng, trình độ dân trí....Do đó, sự khác biệt về lợi ích giữa chủ ĐTNN với nước tiếp nhận đầu tư là khó tránh khỏi. Đây là điều mà cả đôi bên, một mặt có những toan tính riêng của mình, mặt khác cũng phải có sự thoả thuận để cùng đạt được mục đích. Do đó, để tạo sự bình đẳng thì tỷ lệ phân chia lợi nhuận sẽ được căn cứ trên tỉ lệ đóng góp của các bên trong vốn điều lệ hoặc vốn pháp định sẽ quy định quyền và nghĩa vụ mỗi bên, đồng thời lợi nhuận và rủi ro cũng được phân chia dựa theo tỉ lệ này. Thu nhập mà chủ đầu tư thu được phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của doanh nghiệp mà họ bỏ vốn đầu tư, nó mang tính chất thu nhập kinh doanh chứ không phải lợi tức. Thứ bảy, các dự án FDI thường liên quan đến việc thành lập mới hoặc kiểm soát những doanh nghiệp đang hoạt động ở nước sở tại bằng cách mua lại các chi nhánh, các doanh nghiệp hiện có hoặc tiến hành hợp nhất, chuyển nhượng doanh nghiệp... nên luôn có tính ổn định lâu dài. Do đó, nhà đầu tư có thể được hưởng lợi nhiều hơn khi thu được lợi nhuận cao nhưng sẽ phải chấp nhận rủi ro lớn hơn nếu đầu tư thua lỗ. Thứ tám, tổ chức và hoạt động của các doanh nghiệp hình thành từ nguồn vốn FDI được thực hiện trên cơ sở thông lệ quốc tế và luật pháp của nước tiếp nhận đầu tư. Như vậy mức độ phù hợp của hệ thống luật pháp nước tiếp nhận đầu tư với thông lệ 9 quốc tế cùng với sự cởi mở trong chính sách ĐTNN của nước đó sẽ có tác động rất lớn đến việc ra quyết định của nhà ĐTNN. Trong các doanh nghiệp FDI, nhà ĐTNN là người quản lý hoặc tham gia quản lý hoạt động của doanh nghiệp. Riêng với doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, nhà ĐTNN có toàn quyền ra quyết định về hoạt động sản xuất, kinh doanh hoặc thuê người quản lý, điều hành theo chiến lược của họ. Thứ chín, quan hệ phân phối trong khu vực FDI thực chất là giải quyết mối quan hệ về lợi ích kinh tế giữa các chủ thể tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Nguyên tắc phân phối là được thực hiện theo nguyên tắc của kinh tế thị trường, đó là phân phối dựa vào sở hữu các nguồn lực. Qua đó, nhà ĐTNN là những người bỏ vốn thu được lợi nhuận, nhà nước sở tại là chủ sở hữu đất đai thu được địa tô, còn người lao động làm việc trong các doanh nghiệp có vốn FDI nhận được tiền công. Sau khi thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính đối với nước sở tại, nhà đầu tư có quyền chuyển lợi nhuận của mình ra nước ngoài. Thứ mười, các dự án FDI chịu sự tác động lớn từ tình hình kinh tế - xã hội nước chủ đầu tư và nước tiếp nhận đầu tư. Do đó, mọi biến động về kinh tế - xã hội của nước chủ đầu tư và tiếp nhận đầu tư đều ít hay nhiều, trực tiếp hay gián tiếp tác động đến quá trình tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp hình thành từ nguồn vốn FDI. Vì lẽ đó, ổn định tình hình kinh tế - xã hội luôn là một trong những ưu tiên hàng đầu của các quốc gia, vùng lãnh thổ hiện nay. 1.1.3 Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với phát triển kinh tế xã hội Lý thuyết và thực tiễn cho thấy, FDI có thể tác động tích cực đối với một quốc gia như: tạo việc làm, thu nhập và đào tạo nhân công; tiếp thu công nghệ và bí quyết quản lý; bổ sung cho nguồn vốn trong nước; tham gia mạng lưới sản xuất toàn cầu; tăng nguồn thu NSNN lớn. Vì sao các quốc gia đang phát triển lại thúc đẩy thu hút nguồn vốn FDI? Chúng ta biết rằng, đặc trưng của các nước đang phát triển là: thiếu vốn và công nghệ hiện đại; kỹ thuật sản xuất công nghiệp lạc hậu, quy mô sản xuất nhỏ; năng suất lao động thấp; GDP bình quân đầu người và tỷ lệ tăng trưởng GDP thấp; có mức tiết kiệm thấp nên tích lũy thấp (dưới 10% GDP); ngoại thương kém phát triển, thường 10
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan