Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay tài trợ xuất khẩu tại ngân hà...

Tài liệu Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay tài trợ xuất khẩu tại ngân hàng tmcp công thương việt nam chi nhánh nhơn trạch trong thời kỳ hội nhập

.PDF
149
37
92

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG ------ oOo ------ BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHOA HỌC ĐỀ TÀI: GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY TÀI TRỢ XUẤT KHẨU TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH NHƠN TRẠCH TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP TRẦN THỊ THU NHIÊN Đồng Nai, Tháng 07/2011 TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG ------ oOo ------ BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHOA HỌC ĐỀ TÀI: GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY TÀI TRỢ XUẤT KHẨU TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH NHƠN TRẠCH TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP “Nâng giá trị cuộc sống” GVHD : TS. TRẦN THỊ THÙY LINH SVTH : TRẦN THỊ THU NHIÊN Đồng Nai, Tháng 07/2011 Lời đầu tiên con xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến gia đình. Gia đình là điểm tựa về vật chất lẫn tinh thần cho con. Cảm ơn ba mẹ vì đã sinh ra con, vì đã tạo động lực cho con vượt qua những khó khăn và thử thách trong suốt 04 năm đại học và vì đã khiến con hôm nay là chính con. Ngoài ra, em xin được gửi lời tri ân đến ban lãnh đạo trường ĐH Lạc Hồng đã tạo những điều kiện tốt nhất để em được học tập trong môi trường tiên tiến, hiện đại. Xin chân thành cảm ơn thầy cô khoa tài chính ngân hàng đã tận tâm hỗ trợ và hướng dẫn em trong suốt thời gian em thực hiện đề tài nghiên cứu. Em xin được gửi lời cảm ơn đến ngân hàng TMCP Công Thương việt nam- chi nhánh nhơn trạch đã tạo điều kiện cho em được lao động thực tế tại ngân hàng, đặc biệt là các anh chị phòng Khách Hàng đã hỗ trợ và tạo điều kiện cho em. Người quan trọng nhất mà em muốn cảm ơn là cô TS. Trần Thị Thùy Linh. Cô luôn theo sát hướng dẫn em trong suốt quá trình từ lúc em chọn đề tài đến lúc em hoàn thiện đề tài. Em xin kính chúc cô dồi dào sức khỏe, để tiếp tục sự nghiệp “trồng người” ươm mầm tương lai cho đất nước. Sinh viên Trần Thị Thu Nhiên MỤC LỤC Trang Phần mở đầu...................................................................................................1 1 Lý do chọn đề tài........................................................................................................ 1 2 Tổng quan về lịch sử nghiên cứu đề tài ..................................................................... 1 3 Mục tiêu nghiên cứu.................................................................................................. 2 4 Phương pháp nghiên cứu........................................................................................... 2 5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................................. 3 6 Tính mới của đề tài.................................................................................................... 3 7 Nội dung nghiên cứu ................................................................................................. 4 Phần nội dung CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY TÀI TRỢ XUẤT KHẨU CỦA NHTM 1.1 Lý luận cơ bản về hoạt động xuất khẩu ................................................................5 1.1.1 Khái niệm xuất khẩu .................................................................................. 5 1.1.2 Vai trò của hoạt động xuất khẩu đối với nền kinh tế.................................. 5 1.1.2.1 Đối với nền kinh tế .......................................................................... 5 1.1.2.2 Đối với các doanh nghiệp xuất khẩu ............................................... 7 1.2 Hoạt động tín dụng tài trợ xuất khẩu của ngân hàng thương mại ......................... 8 1.2.1 Lý luận tín dụng tài trợ xuất khẩu của ngân hàng thương mại ................... 8 1.2.2 Khái niệm tài trợ xuất khẩu của ngân hàng thương mại............................. 9 1.2.3 Đối tượng được tài trợ xuất khẩu............................................................... 9 1.2.4 Vai trò tài trợ xuất khẩu của ngân hàng thương mại .................................. 10 1.2.5 Các hình thức tài trợ xuất khẩu................................................................... 11 1.2.5.1 Tín dụng hỗ trợ xuất khẩu trung và dài hạn .................................... 11 1.2.5.2 Tín dụng hỗ trợ xuất khẩu ngắn hạn................................................ 17 1.2.6 Rủi ro trong tài trợ xuất khẩu...................................................................... 20 1.2.6.1 Rủi ro quốc gia ................................................................................ 20 1.2.6.2 Rủi ro chuyển tiền ........................................................................... 20 1.2.6.3 Rủi ro lãi suất và hối đoái................................................................ 20 1.2.6.4 Rủi ro tỷ giá ..................................................................................... 21 1.2.6.5 Rủi ro tài sản đảm bảo tín dụng....................................................... 21 1.2.6.6 Rủi ro khách hàng không hoàn trả tín dụng-rủi ro tín dụng ........... 22 Kết luận chương 1 ....................................................................................................... 23 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VÀ PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ XUẤT KHẨU TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG-CHI NHÁNH NHƠN TRẠCH 2.1 Khái quát về ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam- chi nhánh Nhơn Trạch.24 2.1.1 Giới thiệu chung về ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam-chi nhánh nhơn trạch ........................................................................................................... 24 2.1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam........................................................................................................... 24 2.1.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam, chi nhánh Nhơn trạch ...................................................................... 27 2.1.1.3 Nghiệp vụ hoạt động của chi nhánh ...............................................29 2.1.2 Vài nét về hoạt động kinh doanh của chi nhánh ngân hàng TMCP Công thương- chi nhánh Nhơn Trạch thời gian gần đây ........................................................31 2.1.2.1 Tình hình huy động vốn của chi nhánh ...........................................35 2.1.2.2 Tình hình sử dụng vốn của chi nhánh .............................................37 2.1.2.3 Chất lượng tín dụng của chi nhánh..................................................40 2.2 Thực trạng hoạt động cho vay tài trợ xuất khẩu tại chi nhánh ngân hàng TMCP Công Thương Nhơn Trạch ............................................................................................41 2.2.1 Vài nét về tình hình xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian qua ..............41 2.2.2 Nhìn lại chính sách tài trợ xuất khẩu của Việt Nam thời gian qua.............42 2.2.3 Thực trạng cho vay tài trợ xuất khẩu tại Vietinbank Nhơn Trạch..............44 2.2.3.1 Thị trường mục tiêu và đối tượng khách hàng của Vietinbank Nhơn Trạch ...................................................................................................................44 2.2.3.2 Sản phẩm cho vay tài trợ xuất khẩu tại chi nhánh..........................45 2.2.3.3 Quy trình cho vay tài trợ xuất khẩu tại chi nhánh ...........................46 2.2.3.4 Kết quả cho vay tài trợ xuất khẩu tại chi nhánh thời gian vừa qua.46 2.2.3.5 Phân tích điểm mạnh – điểm yếu về hoạt động cho vay tài trợ xuất nhập khẩu của Vietinbank – Chi nhánh Nhơn Trạch. ..................................................51 Kết luận chương 2 .......................................................................................................65 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHO VAY TÀI TRỢ XUẤT KHẨU TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG – CHI NHÁNH NHƠN TRẠCH 3.1 Định hướng về cho vay tài trợ xuất khẩu của Việt Nam và ngân hàng TMCP Công Thương –Chi nhánh Nhơn Trạchtrong thời gian tới ...........................................66 3.1.1 Định hướng về xuất khẩu và tài trợ xuất khẩu tại Việt Nam......................66 3.1.1.1 Định hướng về xuất khẩu ................................................................66 3.1.1.2 Định hướng tài trợ xuất khẩu...........................................................67 3.1.2 Định hướng hoạt động cho vay tài trợ xuất khẩu trong chiến lược kinh doanh tại chi nhánh ......................................................................................................68 3.2 Một số giải pháp nhằm mở rộng hoạt động tài trợ xuất khẩu tại chi nhánh ngân hàng TMCP Công Thương Nhơn Trạch .......................................................................69 3.2.1 Giải pháp mang tính vĩ mô .........................................................................69 3.2.1.1 Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế ..................................................69 3.2.1.2 Cải thiện môi trường pháp lý ..........................................................70 3.2.1.3 Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp khai thác và cập nhật những thông tin liên quan đến hoạt động xuất khẩu ................................................................70 3.2.1.4 Có sự hỗ trợ từ phía chính phủ cho ngân hàng về nguồn vốn ........71 3.2.2Giải pháp đối với chi nhánh ngân hàng TMCP Công Thương Nhơn Trạch 71 3.2.2.1 Giải pháp khắc phục tồn tại, hoàn thiện hoạt động tài trợ xuất khẩu ....................................................................................................................71 3.2.2.2 Giải pháp phát triển hoạt động cho vay tài trợ xuất khẩu tại chi nhánh ............................................................................................................................73 3.3 Kiến nghị .................................................................................................................83 3.3.1 Kiến nghị với chính phủ .............................................................................83 3.3.2 Kiến nghị với Ngân Hàng Nhà Nước .........................................................84 3.3.3 Với Hội Sở Ngân Hàng TMCP Công Thương nói chung và chi nhánh Nhơn Trạch nói riêng ....................................................................................................84 3.3.3.1 Đối với Hội Sở Vietinbank...............................................................84 3.3.3.2 Đối với ngân hàng TMCP Công thương–Chi nhánh Nhơn Trạch ...85 3.3.4 Với doanh nghiệp xuất khẩu .....................................................................85 Kết luận chương 3 .......................................................................................................87 Kết luận chung.............................................................................................................88 Tài liệu tham khảo Phụ lục DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT CBCNV: Cán bộ công nhân viên ECA: Tổ chức tín dụng xuất khẩu FDI: Đầu tư trực tiếp HDQT: Hội đồng quản trị IMF: Quỹ tiền tệ thế giới INDOVINA : Ngân hàng liên doanh giữa: Ngân Hàng Công Thương Việt Nam & Ngân Hàng Cathay United Đài Loan KCN: Khu công nghiệp LC: Thư tín dụng NHCT: Ngân hàng công thương NHNN: Ngân hàng Nhà nước NHTM: Ngân hàng thương mại PGD: Phòng giao dịch SMS Banking: Dịch vụ ngân hàng qua điện thoại di động TMCP: Thương mại cổ phần TNHH: Trách nhiệm hữu hạn VND: Việt Nam Đồng Vietinbank: Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam XNK: Xuất nhập khẩu WTO: Tổ chức thương mại thế giới DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU, BIỂU ĐỔ VÀ HÌNH ẢNH DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1 Sơ đồ tín dụng hỗ trợ xuất khẩu trung và dài hạn......................................... 12 Sơ đồ 1.2 Sơ đồ tín dụng và hỗ trợ xuất khẩu ngắn hạn ............................................... 17 Sơ đồ 2.1 Hệ thống tổ chức của Ngân hàng Công thương Việt Nam........................... 26 Sơ đồ 2.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy và điều hành của Trụ sở chính................................ 27 Sơ đồ 2.3 Sơ đồ tổ chức hoạt dộng của chi nhánh ........................................................ 29 Sơ đồ 2.4 Sơ đồ bộ máy tổ chức hoạt động của chi nhánh Nhơn Trạch....................... 30 Sơ đồ 2.5 Những nhân tố tác động đến hiệu quả cho vay tài trợ xuất khẩu ................. 52 DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1 Kết quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Nhơn Trạch năm 2008-2010 ............................................................ 32 Bảng 2.2 Báo cáo tình hình huy động vốn của ngân hàng Công thương Nhơn Trạch 2008-2010 ..................................................................................................................... 35 Bảng 2.3 Báo cáo tình hình sử dụng vốn từ năm 2008-2010....................................... 38 Bảng 2.4 Kết quả cho vay tài trợ xuất khẩu 2008-2010 bằng VNĐ ........................... 47 Bảng 2.5 Kết quả cho vay tài trợ xuất khẩu 2008-2010 bằng ngoại tệ....................... 48 Bảng 2.6 Đánh giá mức độ phức tạp về quy trình cho vay xuất khẩu của ngân hàng. 52 Bảng 2.7 Nhận xét mức độ phù hợp của sản phẩm cho vay xuất khẩu tại chi nhánh... 53 Bảng 2.8 Đánh giá mức lãi suất cho vay tài trợ xuất khẩu của Vietinbank Nhơn Trạch hiện nay............................................................................................................... 55 Bảng 2.9 Nhận xét sự thay đổi về lãi suất cho vay tài trợ xuất khẩu của Vietinbank Nhơn Trạch ................................................................................................................... 56 Bảng 2.10 Đánh giá hạn mức cho vay tài trợ xuất khẩu của ngân hàng ..................... 57 Bảng 2.11 Đánh giá sự phù hợp của thời gian cho vay xuất khẩu............................... 58 Bảng 2.12 Đánh giá điều kiện cho vay tài trợ xuất khẩu của ngân hàng..................... 59 Bảng 2.13 Nhận xét của doanh nghiệp về lượng cung ngoại tệ của ngân hàng .......... 59 Bảng 2.14 Nhận xét phong cách phục vụ của cán bộ ngân hàng................................. 61 Bảng 3.1 Chấm điểm tiền gửi ....................................................................................... 74 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1 Kết quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - chi nhánh Nhơn Trạch năm 2008-2010 ............................................................. 33 Biểu đồ 2.2 Tình hình huy động vốn của ngân hàng Công thương Nhơn Trạch 20082010............................................................................................................................... 36 Biểu đồ 2.3 Tỷ trọng giữa các loại tiền gửi năm 2010.................................................. 37 Biểu đồ 2.4 Báo cáo tình hình sử dụng vốn từ năm 2008-2010 ................................... 39 Biểu đồ 2.5 Dư nợ trung dài hạn 2008-2010................................................................. 40 Biểu đồ 2.6 Tình hình nợ xấu của chi nhánh ................................................................ 40 Biểu đồ 2.7 Kết quả cho vay tài trợ xuất khẩu 2008-2010 bằng VNĐ........................ 47 Biểu đồ 2.8 Kết quả cho vay tài trợ xuất khẩu 2008-2010 bằng USD......................... 49 Biểu đồ 2.9 Đánh giá quy trình cho vay xuất khẩu của ngân hàng............................... 53 Biểu đồ 2.10 Sản phẩm cho vay xuất khẩu của ngân hàng so với nhu cầu thực tế của doanh nghiệp ................................................................................................................. 54 Biểu đồ 2.11 Đánh giá mức lãi suất cho vay tài trợ xuất khẩu của Vietinbank Nhơn Trạch hiện nay............................................................................................................... 55 Biểu đồ 2.12 Nhận xét sự thay đổi về lãi suất cho vay tài trợ xuất khẩu của Vietinbank Nhơn Trạch................................................................................................. 56 Biểu đồ 2.13 Đánh giá hạn mức cho vay tài trợ xuất khẩu của ngân hàng.................. 57 Biểu đồ 2.14 Đánh giá thời gian cho vay tài trợ xuất khẩu của ngân hàng ................. 58 Biểu đồ 2.15 Đánh giá lượng cung ngoại tệ của ngân hàng ........................................ 60 Biểu đồ 2.16 Đánh giá thái độ phục vụ của cán bộ ngân hàng .................................... 61 DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 2.1 Trụ sở chi nhánh Nhơn Trạch ....................................................................... 28   ‐ 1 ‐ PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: Trong bối cảnh hội nhập kinh tế thế giới của nền kinh tế Việt Nam. Điều này đã mở ra nhiều cơ hội thuận lợi cho lĩnh vực kinh tế Việt Nam nói chung và lĩnh vực ngân hàng nói riêng phát triển mạnh mẽ hơn nữa, đồng thời với những cơ hội thuận lợi được mở ra thì cũng không ít những khó khăn và thách thức xuất hiện. Vì vậy mỗi quốc gia phải có những định hướng đúng đắn về con đường phát triển của đất nước mình. Thực tiễn phát triển kinh tế thế giới cho thấy xuất khẩu là một trong những lĩnh vực quan trọng trong hoạt động kinh tế của nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam. Nhận thấy điều đó, chính phủ Việt Nam đăc biệt chú trọng hướng mạnh về xuất khẩu, hạn chế nhập siêu, thay nhập khẩu bằng những mặt hàng sản xuất trong nước có hiệu quả. Để đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu cần phải đa dạng hóa các mặt hàng, đồng thời phải xác định mặt hàng trọng tâm kết hợp với nâng cao chất lượng sản phẩm. Để làm được điều đó, với các doanh nghiệp không phải là điều đơn giản. Vì phải có sự đầu tư thích đáng về: công nghệ, quy trình sản xuất, máy móc thiết bị… Trong khi đó, vốn tự có của các doanh nghiệp không đủ để thực hiện được. Điều này đã đặt ra cho các doanh nghiệp một dấu chấm hỏi lớn là: “Vốn lấy từ đâu?”. Để giải quyết bài toán hóc búa này đòi hỏi phải có sự hỗ trợ của Đảng và Nhà Nước. Đặc biệt là hoạt động tài trợ vốn của các NHTM, nhận thấy được sự cần thiết đó ngân hàng Công Thương đã và đang có những chính sách hỗ trợ đắc lực cho các doanh nghiệp xuất khẩu trong khu vực. Qua thời gian học tập và rèn luyện tại truờng Đại Học Lạc Hồng và được tiếp cận với thực tiễn sinh động của hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Nhơn Trạch, em nhận thấy việc tìm hiểu, phân tích và nghiên cứu các giải pháp để đẩy mạnh hoạt động cho vay tài trợ xuất khẩu tại   ‐ 2 ‐ Ngân hàng này là rất thực tế và cần thiết. Xuất phát từ những lý do trên em quyết định chọn đề tài: “Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay tài trợ xuất khẩu tại ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Nhơn Trạch trong thời kỳ hội nhập”. 2. Tổng quan về lịch sử nghiên cứu đề tài: Từ khi cổ phần hóa cho đến nay, hoạt động kinh doanh của Vietinbank dần được đi vào lộ trình ổn định. Đặc biệt là các sản phẩm dịch vụ của Vietinbank ngày càng được đa dạng hóa và linh động hơn theo cơ chế cung cầu của thị trường nhất là đối với sản phẩm cho vay tài trợ xuất khẩu của ngân hàng. Do đó, Vietinbank Nhơn Trạch cần có những giải pháp thực tế nhằm đẩy mạnh hơn nữa hoạt động cũng như nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay tài trợ xuất khẩu trên địa bàn để tạo một lợi thế cạnh tranh riêng so với các đối thủ khác. 3. Mục tiêu nghiên cứu: Phân tích tình hình thực tế, đánh giá hiệu quả trên cơ sở đó đưa ra các giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay xuất khẩu tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Nhơn Trạch. Ứng dụng các giải pháp trong đề tài nghiên cứu cho các Ngân hàng khác trên cùng địa bàn có cùng các điều kiện hoạt động tương tự. 4. Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp thống kê - Phương pháp phân tích - Phương pháp so sánh - Phương pháp lôgic biện chứng - Phương pháp thu thập thông tin - Phương pháp quan sát   ‐ 3 ‐ 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: y Đối tượng nghiên cứu của đề tài chính là hoạt động cho vay tài trợ xuất khẩu của ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam. yVì đối tượng nghiên cứu hạn hẹp và thời lượng nghiên cứu có hạn nên phạm vi nghiên cứu của đề tài chỉ tập trung và đi sâu vào phân tích tình hình thực tế hoạt động cho vay xuất khẩu mà ngân hàng đang thực hiện và đề ra các giải pháp. 6. Tính mới của đề tài: y Kết hợp nhuần nhuyễn giữa lý luận và thực tiễn để giải quyết những khó khăn, tồn tại của Vietinbank Chi nhánh Nhơn Trạch. y Đánh giá đúng thực trạng hoạt động của Vietinbank Chi nhánh Nhơn Trạch trong thời kỳ hội nhập. y Sáng tạo trong việc sử dụng các công cụ điều tra, phân tích để đưa ra các số liệu chính xác. y Năm 2010 nhà nước việt nam đã đưa ra nhiều chính sách khuyến khích xuất khẩu mới. Mục tiêu phấn đấu đến năm 2020 trở thành nước công nghiệp. Nhận thấy xuất khẩu là ngành mũi nhọn trong việc thực hiện mục tiêu trên, nên chính phủ đã dần hoàn thiện công tác quản lý hoạt động xuất nhập khẩu. Đặc biệt trong đó có chính sách hỗ trợ và ưu đãi khuyến khích xuất khẩu. Là một sinh viên nghiên cứu khoa học, nhận thấy rằng đây là một đề tài mới mẻ và nóng bỏng trong hiện tại và tương lai ngành xuất khẩu sẽ phát triển hơn vì nước ta nước ta đang lựa chọn chính sách mở cửa. Điều này, làm cho em chắc chắn một điều cung của ngân hàng thương mại về tài trợ xuất khẩu sẽ phát triển rất mạnh để đáp ứng cho cầu của doanh nghiệp xuất khẩu trong hiện tại và tương lai. Những đề tài trước đây chỉ chú trọng cả hai hình thức xuất nhập khẩu chứ không tập trung về khía cạnh xuất khẩu. Không tập trung nghiên cứu về chính sách cho vay hỗ trợ xuất khẩu của ngân hàng. Trong thời gian thực tập tại ngân hàng em nhận thấy ngân hàng Công Thương Nhơn Trạch có thực hiện chính sách hỗ trợ xuất khẩu nhưng vẫn còn chưa đẩy mạnh cho vay hỗ trợ xuất khẩu. Trước tình hình đó, em chọn đề tài này để nghiên cứu thực tế các doanh   ‐ 4 ‐ nghiệp xuất khẩu tại khu công nghiệp Nhơn Trạch và các khu công nghiệp lân cận. các doanh nghiệp xuất khẩu hiện nay xuất hiện càng nhiều theo xu hướng kinh tế mở nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng tiếp cận được những chính sách của nhà nước và ngân hàng. Vì vậy tính mới của đề tài chính là dựa trên nhu cầu thực tế của doanh nghiệp xuất khẩu mà đề xuất những kiến nghị đến với ngân hàng và nhà nước hỗ trợ xuất khẩu hoàn thiện hơn. Trên cơ sở đó nâng cao hiệu quả cho vay tài trợ xuất khẩu của ngân hàng Công Thương chi nhánh Nhơn Trạch trong thời gian tới. 7. Nội dung nghiên cứu: Ngoài phần mở đầu và kết luận, bài báo cáo nghiên cứu khoa học gồm ba chương sau: Chương 1: Cơ sở lý luận về hoạt động cho vay tài trợ xuất khẩu của NHTM. Chương 2: Thực trạng và phân tích hiệu quả hoạt động cho vay tài trợ xuất khẩu tại ngân hàng TMCP Công Thương – Chi nhánh Nhơn Trạch. Chương 3: Giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả và đẩy mạnh hoạt động cho vay xuất khẩu của ngân hàng TMCP Công Thương – Chi nhánh Nhơn Trạch. Ngoài ra, cuối bài Báo cáo còn có phần Danh mục tài liệu tham khảo và Phần phụ lục.   ‐ 5 ‐ CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY TÀI TRỢ XUẤT KHẨU CỦA NHTM 1.1 Lý luận cơ bản về hoạt động xuất khẩu 1.1.1 Khái niệm xuất khẩu Hoạt động “xuất khẩu là việc bán hàng hoá và dịch vụ cho nước ngoài nhằm thu lợi”[9] trên cơ sở dùng tiền tệ làm phương tiên thanh toán, với mục tiêu là lợi nhuận. Tiền tệ ở đây có thể là ngoại tệ đối với một quốc gia hoặc với cả hai quốc gia. Mục đích của hoạt động này là thu được một khoản ngoại tệ dựa trên cơ sở khai thác lợi thế so sánh của từng quốc gia trong phân công lao động quốc tế. Khi việc trao đổi hàng hoá giữa các quốc gia đều có lợi thì các quốc gia đều tích cực tham gia mở rộng hoạt động này. Xuất khẩu là một hoạt động kinh doanh thu doanh lợi bằng cách bán sán phẩm hoặc dịch vụ ra khỏi biên giới của một quốc gia. “Hoạt động xuất khẩu là hoạt động bán hàng hóa của thương nhận Việt Nam với thương nhân nước ngoài theo các hợp đồng mua bán hàng hóa, bao gồm cả hoạt động tạm nhập tái xuất, tạm xuất tài nhập và chuyển khẩu hàng hóa”. [2] Là một trong hai lĩnh vực của hoạt động ngoại thương. Xuất khẩu, trong lý luận thương mại quốc tế là việc bán hàng hóa và dịch vụ cho nước ngoài, trong cách tính toán cán cân thanh toán quốc tế theo IMF là việc bán hàng hóa cho nước ngoài. 1.1.2 Vai trò của hoạt động xuất khẩu đối với nền kinh tế 1.1.2.1 Đối với nền kinh tế Những năm đầu sau chiến tranh, hậu quả mà nó để lại cho đất nước và con người Việt nam thật là nặng nề. Việt nam trở thành một quốc gia có nền kinh tế trì trệ, kém phát triển theo chế độ tập trung bao cấp. Sau đó, thực hiện đường lối đổi mới và nhờ có đường lối đúng đắn của đảng đã làm thay đổi diện mạo của nước ta, từng bước đưa nước ta trở thành nền kinh tế thị trường theo định hướng Xã hội chủ nghĩa, tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế cùng phát triển trong khuôn khổ của pháp luật nhà nước Việt Nam…   ‐ 6 ‐ Cho đến nay, nền kinh tế Việt nam đã có những bước phát triển vượt bậc. Việt Nam đã có được một vị thế khá vững chắc trên thị trường quốc tế. Bên cạnh việc ngày càng mở rộng quan hệ giao thương với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới, nước ta đã gắn kết hai nội dung đổi mới và hội nhập với nhau. Nhận thấy được để phát triển kinh tế đất nước thì chỉ có con đường là phải mở rộng quan hệ thương mại quốc tế. Chính vì vậy, Đảng và Nhà nước ta đã quyết định mở cửa hội nhập với nền kinh tế thế giới, tiêu biểu là sự kiện Việt nam gia nhập tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đã mang lại nhiều cơ hội và điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu nước ta phát triển, đặc biệt là lấy xuất khẩu làm mũi nhọn của kinh tế đối ngoại. Việt nam đã tích cực thiết lập và mở rộng thị trường xuất khẩu theo hướng đa dạng hóa, đa phương hóa nền kinh tế đối ngoại. Hoạt động xuất khẩu là một trong những hoạt động ngoại thương của quốc gia có vai trò rất quan trọng, to lớn đến sự phát triển kinh tế của quốc gia. Chính hoạt động xuất khẩu đã đem lại nhiều lợi ích cho kinh tế Việt nam như sau: A - Xuất khẩu tạo nguồn ngọai tệ giải quyết nạn khan hiếm ngoại tệ cho đất nước Mấy năm vừa qua, sau khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2007. Việt nam đã từng bước đẩy mạnh xuất khẩu, hạn chế nhập siêu thông qua việc tăng xuất khẩu sẽ giúp cho đất nước thu về một lượng ngoại tệ khá phong phú, đáp ứng được các nhu cầu ngoại tệ của hoạt động nhập khẩu và trả các khoản nợ nước ngoài. Qua đó, góp phần giúp nhà nước tránh được nạn khan hiếm ngoại tệ, tạo một nguồn thu ngoại tệ dồi dào cho nền kinh tế. Bên cạnh đó, tăng lượng dự trữ ngoại hối và cải thiện cán cân thanh tóan của quốc gia. B - Xuất khẩu góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế đất nước Thông qua xuất khẩu, để đáp ứng được nhu cầu ngày càng đa dạng và càng cao của thế giới. Nhiều ngành kinh tế mới dần dần xuất hiện, chú trọng vào những ngành sản xuất-kinh doanh có hàm lượng chất xám cao.   ‐ 7 ‐ Đồng thời, xuất khẩu góp phần thúc đẩy sản xuất trong nước tăng, số lượng sản phẩm và chất lượng ngày càng tăng, tạo công ăn việc làm cho nhân dân nhất là những lao động có trình độ thấp, giải quyết nạn thất nghiệp, từ đó nâng cao đời sống kinh tế cho nhân dân… Nhờ xuất khẩu mà đất nước có nguồn thu ngọai tệ dồi dào, là cơ sở cho hoạt động kinh doanh ngoại hối của ngân hàng thương mại cũng như các hoạt động mua bán, trao đổi ngoại tệ diễn ra sôi động hơn. C - Xuất khẩu nâng cao vị thế của quốc gia trên trường quốc tế Một quốc gia biết định hướng chiến lựơc xuất khẩu của mình một cách đúng đắn sẽ tạo điều kiện cho Quốc gia đó đưa hàng hóa của mình thâm nhập vào một thị trường rộng lớn và đầy tiềm năng phát triển-Thị trường thế giới. Từ đó nâng cao được vị thế của quốc gia đối với các nước trong khu vực nói riêng và thế giới nói chung, tạo cơ hội cho hợp tác đầu tư song phương, đa phương giữa Việt nam và Thế giới. Một ví dụ điển hình là Trung Quốc. Hàng hóa của quốc gia này ở khắp mọi nơi trên Thế giới với đủ loại mẫu mã, giá cả và chất lượng phù hợp. Cùng với khuyến khích xuất khẩu Trung Quốc thực hiện cơ chế đấu thầu xuất khẩu. Chủ trương đấu thầu càng thu hút được nhiều doanh nghiệp tham gia và mang lại nhiều lợi ích.[8] Trung Quốc đã tự khẳng định bản thân bằng cách đã vượt qua Nhật Bản –siêu cừơng quốc kinh tế để trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, sau Hoa Kỳ. 1.1.2.2 Đối với các doanh nghiệp xuất khẩu A - Cơ hội cho các doanh nghiệp xuất khẩu phát triển Những năm vừa qua, các doanh nghiệp xuất khẩu việt nam đã được Đảng và chính phủ hết sức quan tâm. Nhà Nước đã ban hành rất nhiều chính sách khuyến khích và ưu đãi cho các doanh nghiệp xuất khẩu phát triển như: Chính sách hỗ trợ xuất khẩu, xúc tiến thương mại, chính sách thuê đất… Đặc biệt là “chính sách hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp xuất khẩu”.[12] Tạo môi trường kinh tế pháp lý thuận lợi, đem lại nhiều cơ hội đầu tư góp phần quan trọng vào việc thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt nam.   ‐ 8 ‐ Thời gian gần đây, các cơ chế, chính sách của các Tổ chức tín dụng được sữa đổi thường xuyên để phù hợp với cơ chế thị trường. Chính vì sự nỗ lực thay đổi đó đã làm cho các hình thức tài trợ đối với doanh nghiệp xuất khẩu đã không ngừng được hòan thiện hơn giúp ích cho các doanh nghiệp xuất khẩu nhiều hơn trong việc tiếp cận các nguồn tài chính từ các NHTM, quỹ hỗ trợ phát triển, ngân hàng phát triển việt nam... Để đảm bảo đủ điều kiện thực thi các dự án của bản thân doanh nghiệp và mang lại kết quả kinh doanh tốt hơn. B - Thách thức, khó khăn cho các doanh nghiệp xuất khẩu Những năm qua, mặc dù nhà nước rất quan tâm đến việc hỗ trợ xuất khẩu cho các doah nghiệp xuất khẩu. Nhưng thực tế các doanh nghiệp xuất khẩu vẫn còn gặp phải rất nhiều thách thức và khó khăn, đó chính là: Các doanh nghiệp chưa có hàng xuất khẩu không được trợ cấp theo quy định, mặc dù doanh nghiệp đó có triển vọng xuất khẩu. [12] Đối tượng được tài trợ chủ yếu là các doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp nhà nước. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ, do tiềm lực tài chính hạn chế, tài sản thế chấp có hạn…nên thường không được tài trợ do không đủ điều kiện nhận tài trợ. Quá trình xét duyệt còn phức tạp nên các doanh nghiệp vẫn còn rất khó khăn để tiếp cận được nguồn tài trợ xuất khẩu. 1.2 Hoạt động tín dụng tài trợ xuất khẩu của ngân hàng thương mại 1.2.1 Lý luận tín dụng tài trợ xuất khẩu của ngân hàng thương mại Tài trợ xuất khẩu là các gói sản phẩm hỗ trợ hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp xuất khẩu. “Là việc chính phủ dành cho doanh nghiệp xuất khẩu những ưu đãi mà trong điều kiện thông thường doanh nghiệp không thể có được”.[13] Tài trợ xuất khẩu cung cấp các giải pháp tài chính về vốn để mua sắm các thiết bị lớn cho các khách hàng trên khắp thế giới thông qua các tổ chức Tín dụng xuất khẩu (Export Credit Agencies – ECA).   ‐ 9 ‐ Là sản phẩm tín dụng hỗ trợ cho các doanh nghiệp xuất khẩu thông qua việc cho vay, nhằm đáp ứng nhu cầu bổ sung vốn lưu động để thu mua, sản xuất gia công hàng xuất khẩu. 1.2.2 Khái niệm tài trợ xuất khẩu của ngân hàng thương mại Tài trợ xuất khẩu của ngân hàng thương mại là một hình thức tài trợ thương mại, kì hạn gắn với thời gian thực hiện thương vụ xuất khẩu, đối tượng nhận tài trợ là các doanh nghiệp xuất khẩu trực tiếp hoặc ủy thác; giá trị tài trợ thường ở mức vừa và lớn. Tài trợ xuất khẩu là một bộ phận trong tài trợ ngoại thương của ngân hàng. [5] Nghiệp vụ tài trợ xuất khẩu bao gồm hỗ trợ về tài chính cùng với thủ tục giấy tờ liên quan để doanh nghiệp xuất khẩu có thể thực hiện nghĩa vụ của mình trong hợp đồng mua bán hàng hóa. Giúp cho nhà xuất khẩu có được tiền ngay để đáp ứng nhu cầu trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. [4] Tài trợ ngoại thương bao gồm các hoạt động mang tính chất tài trợ của ngân hàng nhằm đáp ứng nhu cầu đặc thù về tài chính và uy tín trong kinh doanh của các doanh nghiệp xuất khẩu và nhập khẩu trong quá trình giao dịch ngoại thương. Đối với bên xuất khẩu đó là quá trình thu gom hàng xuất khẩu, mua vật tư nguyên liệu để sản xuất, đầu tư nâng cao chất lương sản phẩm dịch vụ xuất khẩu…hoặc giai đoạn bảo hành, bảo trì đối với các dự án xuất khẩu máy móc hoặc xây dựng cơ xưởng ở nước ngoài. [5] 1.2.3 Đối tượng được tài trợ xuất khẩu Các doanh nghiệp đang hoạt động kinh doanh hợp pháp tại Việt Nam. Đối tượng tài trợ xuất khẩu là những nhu cầu vốn tạm thời thiếu hụt của khách hàng trong quá trình kinh doanh xuất khẩu (quá trình thu gom hàng cũng như chế biến hàng hóa chuẩn bị xuất khẩu), nhất là đối với những khách hàng là các tổ chức xuất khẩu lớn có uy tín, có những hợp đồng xuất khẩu liên tục, thường có nhu cầu vốn ngay để tiếp tục sản xuất kinh doanh bình thường. [5] Khách hàng để nhận được tài trợ phải thỏa mãn các điều kiện sau: - Doanh nghiệp phải được phép kinh doanh xuất khẩu.   ‐ 10 ‐ - Có tình hình tài chính lạnh mạnh, ưu tiên doanh nghiệp có báo cáo tài chính được kiểm toán độc lập. - Có uy tín trong ngành xuất khẩu, có thị trường xuất khẩu ổn định. Ban lãnh đạo doanh nghiệp có năng lực điều hành và kinh nghiệm trong ngành hàng xuất khẩu. - Có giấy chứng nhận tiêu chuẩn ngành phù hợp với quy định của ngành hàng và quốc gia nhập khẩu. - Có bảo lãnh của chủ sở hữu doanh nghiệp đối với trách nhiệm trả nợ của doanh nghiệp theo quy định của ngân hàng. - Nếu doanh nghiệp không có chức năng kinh doanh xuất khẩu thì phải có hợp đồng ủy thác xuất khẩu. - Dự án phải có hiệu quả kinh tế, xác định được nguồn trả nợ, kết quả sản xuất kinh doanh của khách hàng không bị lỗ, không có nợ quá hạn ngân hàng. [5] 1.2.4 Vai trò tài trợ xuất khẩu của ngân hàng thương mại Với hoạt động xuất khẩu ngày càng đa dạng, phức tạp và có sự cạnh tranh gay gắt, vai trò hỗ trợ của các ngân hàng thương mại là cực kỳ quan trọng. - Một là: hỗ trợ về nguồn lực tài chính cho doanh nghiệp xuất khẩu phát triển. Doanh nghiệp có nhu cầu vốn lưu bổ sung động để mua hàng hoá, nguyên vật liệu phục vụ cho quá trình sản xuất thành phẩm trước khi xuất khẩu. Giúp cho các doanh nghiệp xuất khẩu không đánh mất cơ hội kinh doanh, từ chối các đơn hàng xuất khẩu chỉ vì lý do tài chính. Đồng thời mở rộng sản xuất kinh doanh, mở rộng thị trường. Bên cạnh đó, còn mang lại một nguồn thu nhập: lãi và phí dịch vụ hấp dẫn cho ngân hàng. [7] - Hai là: gia tăng thị phần hàng hóa của nước ta trên thị trường thế giới, nâng cao vị thế của hàng hóa Việt nam. - Ba là: khuyến khích và thúc đẩy các ngành kinh tế phát triển đặc biệt là các ngành công nghiệp phụ trợ. Thúc đẩy tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Luôn đảm bảo sự cân đối trong cán cân thanh toán quốc tế.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan