Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giải pháp nâng cao hoạt động nghiên cứu khoa học cho sinh viên khoa kinh tế tr...

Tài liệu Giải pháp nâng cao hoạt động nghiên cứu khoa học cho sinh viên khoa kinh tế trường đại học thủ dầu một

.PDF
135
1
60

Mô tả:

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH DƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT ĐẶNG THỊ BÍCH NGỌC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CHO SINH VIÊN KHOA KINH TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH MÃ SỐ: 834 01 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ BÌNH DƯƠNG – 2021 i ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH DƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT ĐẶNG THỊ BÍCH NGỌC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CHO SINH VIÊN KHOA KINH TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH MÃ SỐ: 8 34 01 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN NGỌC DUY PHƯƠNG BÌNH DƯƠNG – 2021 ii BÌNH DƯƠNG – 2021 LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đề tài Luận văn “Giải pháp nâng cao hoạt động nghiên cứu khoa học cho sinh viên Khoa Kinh tế - Trường Đại học Thủ Dầu Một” là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các dữ liệu và kết quả được nêu trong bài hoàn toàn trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và chưa được công bố trong các công trình khác. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan này. Người thực hiện Luận văn Đặng Thị Bích Ngọc i LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành bài nghiên cứu về “Giải pháp nâng cao hoạt động nghiên cứu khoa học cho sinh viên Khoa Kinh tế - Trường Đại học Thủ Dầu Một”, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến TS. Nguyễn Ngọc Duy Phương đã trực tiếp hỗ trợ và hướng dẫn trong suốt quá trình nghiên cứu giúp tôi hoàn thiện bài nghiên cứu này. Ngoài ra, tôi xin cảm ơn Phòng Đào tạo sau Đại học, đặc biệt là Khoa Kinh tế - Trường Đại học Thủ Dầu Một, cùng các Thầy Cô đang công tác tại đơn vị này đã hỗ trợ, tạo điều kiện và thời gian cho tôi trong quá trình nghiên cứu đề tài. Tuy đã cố gắng, nhưng với trình độ học vấn và thời gian nghiên cứu có hạn nên việc tìm hiểu về đề tài không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được góp ý của quý Thầy, Cô để bài nghiên cứu hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn! ii TÓM TẮT Nghiên cứu này được thực hiện nhằm nâng cao hoạt động nghiên cứu khoa học cho sinh viên Khoa Kinh tế -Trường Đại học Thủ Dầu Một. Bài nghiên cứu sử dụng kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng qua phần mềm xử lí dữ liệu SPSS với 300 mẫu khảo sát để kiểm định phân tích độ tin cậy Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA và phân tích hồi quy bội. Kết quả đã xác định 4 yếu tố tác động trực tiếp đến hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên Khoa Kinh tế -Trường Đại học Thủ Dầu Một bao gồm: Môi trường nghiên cứu, Giảng viên hướng dẫn, Phần thưởng và Lợi ích nghiên cứu. Dựa trên kết quả phân tích được đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hoạt động nghiên cứu khoa học cho sinh viên Khoa Kinh tế -Trường Đại học Thủ Dầu Một. Từ khóa: Hoạt động nghiên cứu khoa học cho sinh viên, Trường Đại học Thủ Dầu Một. iii ABSTRACT This study is designed to enhance scientific research activities for students of Economics - Thu Dau Mot University. The study was employed qualitative research methods and quantitative research methods, using SPSS data processing software with 300 samples to test, analyzing the reliability of Cronbach's Alpha, and factor to discover EFA and analyze multiple regression. The results have identified 4 factors that directly affect scientific research activities of students of Economics - Thu Dau Mot University, including: Research environment, Instructors, Rewards and Benefits research. Based on the analysis results, some recommendations are proposed to improve scientific research activities for students of Economics - Thu Dau Mot University. Keywords: Scientific research activities for students, Thu Dau Mot University. iv MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................ ii TÓM TẮT ............................................................................................................. iii ABSTRACT .......................................................................................................... iv MỤC LỤC .............................................................................................................. v DANH MỤC VIẾT TẮT ...................................................................................... ix DANH MỤC BẢNG BIỂU ................................................................................... x DANH MỤC HÌNH .............................................................................................. xi CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ................... 1 1.1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................. 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu........................................................................................ 2 1.2.1. Mục tiêu tổng quát ....................................................................................... 2 1.2.2. Mục tiêu cụ thể ............................................................................................. 2 1.3. Câu hỏi nghiên cứu ......................................................................................... 3 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................... 3 1.4.1. Đối tượng nghiên cứu................................................................................... 3 1.4.2. Phạm vi nghiên cứu ...................................................................................... 3 1.5. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 4 1.6. Ý nghĩa nghiên cứu ......................................................................................... 4 1.7. Cấu trúc luận văn ............................................................................................ 5 TÓM TẮT CHƯƠNG 1 ......................................................................................... 6 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÍ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU .................... 7 2.1. Các khái niệm liên quan .................................................................................. 7 2.1.1. Tổng quan khoa học ..................................................................................... 7 2.1.1.1. Khái niệm khoa học .................................................................................. 7 v 2.1.1.2. Phân loại khoa học .................................................................................... 7 2.1.2. Tổng quan nghiên cứu khoa học .................................................................. 8 2.1.2.1. Khái niệm nghiên cứu khoa học................................................................ 8 2.1.2.2. Đặc điểm nghiên cứu khoa học ................................................................. 9 2.1.2.3. Phân loại nghiên cứu khoa học ................................................................. 9 2.1.2.4. Phương pháp và qui trình nghiên cứu khoa học...................................... 10 2.2. Lí thuyết về các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động nghiên cứu khoa học .... 11 2.2.1. Thuyết kì vọng của Vroom (1964) ............................................................. 11 2.2.2. Thuyết hành vi dự định (Theory of Planned Behavior) – TPB .................. 12 2.3. Các nghiên cứu liên quan .............................................................................. 14 2.3.1. Các nghiên cứu trong nước ........................................................................ 14 2.3.2. Các nghiên cứu nước ngoài ........................................................................ 17 2.4. Giả thuyết nghiên cứu và mô hình nghiên cứu đề xuất ................................ 22 TÓM TẮT CHƯƠNG 2 ....................................................................................... 28 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................. 29 3.1. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 29 3.2. Quy trình nghiên cứu .................................................................................... 30 3.3. Phương pháp chọn mẫu và thu thập dữ liệu nghiên cứu ............................... 32 3.4. Công cụ nghiên cứu ...................................................................................... 32 3.5. Phương pháp phân tích số liệu ...................................................................... 36 3.5.1. Đánh giá thang đo ...................................................................................... 36 3.5.2. Kiểm định sự phù hợp của mô hình ........................................................... 37 TÓM TẮT CHƯƠNG 3 ....................................................................................... 39 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................ 40 4.1. Tổng quan về Trường Đại học Thủ Dầu Một ............................................... 40 4.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển ................................................................. 40 vi 4.1.2. Tầm nhìn, sứ mệnh, triết lí giáo dục và giá trị cốt lõi của Trường Đại học Thủ Dầu Một ........................................................................................................ 41 4.1.3. Cơ cấu tổ chức của Trường Đại học Thủ Dầu Một.................................... 42 4.1.4. Tầm nhìn, sứ mệnh, triết lí giáo dục và cơ cấu tổ chức của Khoa Kinh tế Trường Đại học Thủ Dầu Một ............................................................................. 44 4.1.5. Tổng quan chính sách cuộc thi Nghiên cứu khoa học và Giải thưởng “Tài năng khoa học trẻ Đại học Thủ Dầu Một” ........................................................... 45 4.1.6. Thực trạng quá trình nghiên cứu khoa học của sinh viên Khoa Kinh tế Đại học Thủ Dầu Một” ......................................................................................... 47 4.2. Phân tích thống kê mẫu nghiên cứu .............................................................. 51 4.2.1. Mô tả kết quả mẫu nghiên cứu ................................................................... 51 4.2.1.1. Kết quả khảo sát về giới tính ................................................................... 52 4.2.1.2. Kết quả khảo sát về ngành học................................................................ 53 4.2.1.3. Kết quả lượng sinh viên được khảo sát qua các năm .............................. 54 4.2.1.4. Kết quả khảo sát về học lực .................................................................... 54 4.2.1.5. Kết quả khảo sát lượng sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học........... 55 4.2.2. Kết quả thống kê mô tả các biến ................................................................ 56 4.3. Đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha ................. 58 4.4. Phân tích nhân tố khám phá EFA .................................................................. 61 4.4.1. Phân tích nhân tố thang đo các biến độc lập tác động đến Hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên Khoa Kinh tế - Trường Đại học Thủ Dầu Một ........ 61 4.4.2. Phân tích nhân tố thang đo biến phụ thuộc ................................................ 63 4.5. Phân tích tương quan ..................................................................................... 64 4.6. Phân tích và kiểm định mô hình nghiên cứu ................................................. 65 4.6.1. Phân tích mô hình nghiên cứu .................................................................... 65 4.6.2. Kiểm định mô hình hồi quy ....................................................................... 67 vii 4.6.2.1. Kiểm định đa cộng tuyến ........................................................................ 67 4.6.2.2 Kiểm định tương quan giữa các biến ....................................................... 67 4.6.2.3 Kiểm định sự phù hợp của mô hình ......................................................... 67 4.7. Kiểm định các giả định hồi quy .................................................................... 67 4.7.1. Giả định phương sai của sai số không đổi ................................................. 67 4.7.2. Giả định liên hệ tuyến tính ......................................................................... 68 4.7.3. Giả định phần dư có phân phối chuẩn ........................................................ 68 4.8. Thảo luận kết quả nghiên cứu ....................................................................... 69 TÓM TẮT CHƯƠNG 4 ....................................................................................... 72 CHƯƠNG 5: CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CHO SINH VIÊN KHOA KINH TẾ - TDMU .................... 73 5.1. Kết luận ......................................................................................................... 73 5.2. Các giải pháp nâng cao hoạt động nghiên cứu khoa học cho sinh viên Khoa Kinh tế - TDMU ......................................................................................... 74 5.2.1. Nâng cao nhận thức lợi ích nghiên cứu ...................................................... 74 5.2.2. Giải pháp về giảng viên hướng dẫn nghiên cứu......................................... 75 5.2.3. Giải pháp về phần thưởng nghiên cứu ....................................................... 76 5.2.4. Cải thiện môi trường nghiên cứu ............................................................... 77 5.3. Đóng góp và ý nghĩa của nghiên cứu ............................................................ 79 5.4. Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo ........................................................ 80 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC viii DANH MỤC VIẾT TẮT AUN – QA : ASEAN University Network - Quality Assurance CDIO : Conceive – Design – Implement – Operate EFA : Exploratory Factor Analysis GD&DT : Giáo dục & Đào tạo KMO : Kaiser-Meyer-Olkin MLR : Mô hình hồi qui đa biến NCKH : Nghiên cứu khoa học TDMU : Trường Đại học Thủ Dầu Một TRA : Lí thuyết hành động hợp lý (Theory of Reasoned Action) TPB : Thuyết hành vi dự định (Theory of Planned Behavior) VIF : Variance Inflation Factor ix DANH MỤC BẢNG BIỂU Trang Bảng 2.1: Bảng tổng hợp các nghiên cứu liên quan ............................................... 18 Bảng 3.1: Thang đo và kì vọng các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động NCKH của sinh viên Khoa Kinh tế - TDMU .................................................... 33 Bảng 4.1: Các đơn vị trực thuộc Trường Đại học Thủ Dầu Một ............................ 42 Bảng 4.2: Số lượng đề tài được giao thực hiện và kinh phí hỗ trợ ......................... 47 Bảng 4.3: Số lượng đề tài được cấp Giấy chứng nhận và nhận Khen thưởng cấp Trường ............................................................................................. 48 Bảng 4.4: Mẫu nghiên cứu ...................................................................................... 52 Bảng 4.5: Thống kê giới tính đối tượng khảo sát .................................................... 52 Bảng 4.6: Thống kê ngành học đối tượng khảo sát ................................................. 53 Bảng 4.7: Thống kê lượng sinh viên được khảo sát qua các năm ........................... 53 Bảng 4.8: Thống kê học lực của đối tượng khảo sát ............................................... 54 Bảng 4.9: Kết quả phân tích ANOVA cho nhóm Học lực ....................................... 55 Bảng 4.10: Thống kê lượng sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học .................... 55 Bảng 4.11: Thống kê mô tả thang đo các yếu tố ..................................................... 56 Bảng 4.12: Đánh giá độ tin cậy thang đo ................................................................ 58 Bảng 4.13: Hệ số KMO và kiểm định Bartlett's lần 1 ............................................ 61 Bảng 4.14: Kết quả xoay ma trận nhân tố lần 1 ...................................................... 62 Bảng 4.15: Hệ số KMO và kiểm định Bartlett's biến phụ thuộc ............................. 63 Bảng 4.16: Kết quả xoay ma trận nhân tố biến phụ thuộc ...................................... 63 Bảng 4.17: Ma trận hệ số tương quan ..................................................................... 64 Bảng 4.18: Kết quả hồi quy lần 1 ............................................................................ 65 Bảng 4.19: Kết quả hồi quy lần 2 ............................................................................ 66 Bảng 4.20: Kết quả tóm lược của mô hình (Model Summaryb) ............................. 68 Bảng 4.21: Kiểm định tương quan hạng Spearman’s rho ....................................... 68 x DANH MỤC HÌNH Trang Hình 2.1: Quan hệ giữa các loại hình nghiên cứu ................................................... 10 Hình 2.2: Quy trình nghiên cứu khoa học ................................................................ 11 Hình 2.3: Thuyết hành vi dự định (Theory of Planned Behaviour-TPB) .............. 13 Hình 2.4: Mô hình nghiên cứu đề xuất ................................................................... 27 Hình 3.1: Quy trình thực hiện nghiên cứu .............................................................. 30 Hình 3.2: Mô hình nghiên cứu chính thức .............................................................. 36 Hình 4.1: Sơ đồ tổ chức Trường Đại học Thủ Dầu Một ......................................... 42 Hình 4.2: Các bộ môn chuyên ngành của Khoa Kinh tế - TDMU .......................... 45 Hình 4.3: Biểu đồ phân tán phần dư và giá trị dự đoán được chuẩn hóa ................ 68 Hình 4.4: Biểu đồ tần số Histogram ........................................................................ 69 xi CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1.1. Lý do chọn đề tài Song hành với chất lượng giảng dạy và học tập ngày càng không ngừng nâng cao tại các trường đại học, cao đẳng hiện nay thì hoạt động nghiên cứu khoa học (NCKH) cũng đang được chú trọng và khuyến khích phát triển. Trong quá trình đào tạo nó được xem là một trong những nhiệm vụ quan trọng và cấp thiết của học sinh, sinh viên, theo Thông tư số 19/2012/TT – BGDĐT do Bộ Giáo dục và Đào tạo nêu rõ: “Hoạt động nghiên cứu khoa học dành cho sinh viên thể hiện được vai trò quan trọng trong việc đào tạo như nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, phát triển và bồi dưỡng nhân tài cho đất nước và góp phần tạo ra tri thức, sản phẩm mới cho xã hội”. Thêm vào đó, trong Luật Giáo dục Đại học năm 2012, Điều 28 quy định những cơ sở giáo dục đại học có một trong những quyền hạn và nhiệm vụ: “Triển khai hoạt động đào tạo, khoa học và công nghệ, hợp tác quốc tế, đảm bảo chất lượng giáo dục đại học”, và Khoản 2, Điều 39 đề cập mục tiêu của hoạt động khoa học và công nghệ là: “Hình thành và phát triển năng lực nghiên cứu khoa học cho người học; phát triển và bồi dưỡng nhân tài, đáp ứng yêu cầu đào tạo nhân lực trình độ cao”. Trong những năm gần đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo luôn khuyến khích các hoạt động NCKH trên toàn quốc thông qua việc thường xuyên tổ chức những chương trình như “Tài năng khoa học trẻ Việt Nam” hay giải thưởng “Sinh viên nghiên cứu khoa học”. Những chương trình này ngày càng được đón nhận và được giới học sinh, sinh viên quan tâm đông đảo, điều đó đồng nghĩa với việc ngày càng có nhiều công trình NCKH đạt chất lượng cao và mang tính thiết thực góp phần phát triển xã hội. Nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động NCKH trong giảng dạy và đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao, hằng năm Trường Đại học Thủ Dầu Một (TDMU) thường xuyên tổ chức chương trình NCKH cho sinh viên thông qua cuộc thi Sinh viên nghiên cứu khoa học với giải thưởng “Tài năng khoa học 1 trẻ Đại học Thủ Dầu Một”. Mặc dù đã và đang có nhiều công trình NCKH góp phần phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục tại Việt Nam, nhưng liệu hoạt động NCKH chỉ dừng lại ở mức thu hút học sinh, sinh viên có sở thích, đam mê với hoạt động này hay có sự lan tỏa sâu rộng trên toàn xã hội? Trong quá trình tham gia hoạt động NCKH, người tham gia nghiên cứu đặc biệt là học sinh, sinh viên thường vướng phải những thách thức, trở ngại gì? Bằng cách nào người nghiên cứu có thể vượt qua những thách thức, trở ngại đó? Muốn nâng cao hiệu quả hoạt động NCKH nên đưa ra những giải pháp phù hợp nào? Những câu hỏi này luôn tồn tại và yêu cầu nền giáo dục tại Việt Nam phải tìm hướng giải quyết nhằm thúc đẩy sự phát triển của hoạt động NCKH không chỉ trong các hoạt động giáo dục nói riêng và toàn quốc nói chung. Tại Việt Nam hiện nay còn khá ít những nghiên cứu về động lực tham gia hay giải pháp nâng cao các hoạt động NCKH cho học sinh, sinh viên. Cùng vấn đề nêu trên tại TDMU cũng không nhiều nghiên cứu thực hiện đề tài này. Nhận thấy được khoảng trống cần thiết đó tác giả đã thực hiện nghiên cứu đề tài: “Giải pháp nâng cao hoạt động nghiên cứu khoa học cho sinh viên Khoa Kinh tế Trường Đại học Thủ Dầu Một”. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1. Mục tiêu tổng quát Bài nghiên cứu hướng đến mục tiêu tổng quát là phân tích, đánh giá thực trạng và xác định các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động NCKH của sinh viên khoa Kinh tế - Trường Đại học Thủ Dầu Một. Dựa trên cơ sở đó, đề xuất các giải pháp cụ thể, kiến nghị để nâng cao hoạt động NCKH của sinh viên khoa Kinh tế - Trường Đại học Thủ Dầu Một. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể Mục tiêu nghiên cứu cụ thể của đề tài có những nội dung chính sau: (1) Đánh giá thực trạng hoạt động NCKH của sinh viên Khoa Kinh tế Trường Đại học Thủ Dầu Một. 2 (2) Xác định, đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tác động đến hoạt động NCKH của sinh viên Khoa Kinh tế - Trường Đại học Thủ Dầu Một. (3) Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng dựa vào đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hoạt động NCKH cho sinh viên Khoa Kinh tế - Trường Đại học Thủ Dầu Một. 1.3. Câu hỏi nghiên cứu Kết quả thực hiện nghiên cứu đề tài này mục đích nhằm trả lời cho những câu hỏi chính sau: (1) Thực trạng hoạt động NCKH của sinh viên Khoa Kinh tế - Trường Đại học Thủ Dầu Một diễn ra như thế nào? (2) Hoạt động NCKH của sinh viên Khoa Kinh tế - Trường Đại học Thủ Dầu Một bị tác động bởi những nhân tố nào và đâu là nhân tố có ảnh hưởng quan trọng nhất? (3) Những giải pháp nào nâng cao hoạt động NCKH cho sinh viên Khoa Kinh tế - Trường Đại học Thủ Dầu Một? 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: tác giả tập trung phân tích, đánh giá các nhân tố tác động đến quá trình NCKH và đề xuất giải pháp nâng cao hoạt động NCKH cho sinh viên Khoa Kinh tế - TDMU. Đối tượng khảo sát: nhằm phục vụ cho nghiên cứu tác giả chọn đối tượng khảo sát chính là các sinh viên đang học khoa Kinh tế - Trường Đại học Thủ Dầu Một. 1.4.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi thời gian: Nghiên cứu đánh giá dựa trên dữ liệu thứ cấp từ 2015 - 2020 và khảo sát trong năm 2020. Phạm vi không gian: tại Trường Đại học Thủ Dầu Một. 3 1.5. Phương pháp nghiên cứu Đề tài định hướng dùng kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng dựa trên những dữ liệu thông qua nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức, cụ thể: Nghiên cứu sơ bộ tập trung nghiên cứu các cơ sở lí luận, các tài liệu nền tảng liên quan đến NCKH và các nghiên cứu thực nghiệm đã thực hiện trước đây để làm cơ sở lí thuyết nhằm hình thành mô hình nghiên cứu cho đề tài. Các kĩ thuật nghiên cứu được dùng trong bài nghiên cứu: phỏng vấn chuyên gia, phỏng vấn chuyên sâu, quan sát ghi chép hiện trường, phương pháp phân tích, thống kê và so sánh, nghiên cứu các văn bản liên quan, phân tích các tài liệu và các tư liệu được dùng trong nghiên cứu và được dùng để xây dựng mô hình nghiên cứu đề xuất. Nghiên cứu chính thức được tiến hành bằng phương pháp mô hình hóa, tận dụng từ những kết quả nghiên cứu sơ bộ, sau đó thông qua việc dùng bảng khảo sát thực hiện thu thập số liệu, mã hóa và xử lí dữ liệu nghiên cứu thông qua công cụ bằng phần mềm SPSS 20.0 với các kiểm định đo độ tin cậy, phân tích nhân tố và phân tích hồi qui. 1.6. Ý nghĩa nghiên cứu Việc thực hiện nghiên cứu luận văn này có ý nghĩa cả về lí luận cũng như thực tiễn. Về mặt lí luận: Đề tài nghiên cứu chỉ ra thực trạng quá trình hoạt động NCKH của sinh viên Khoa Kinh tế - TDMU và những nhân tố ảnh hưởng khi thực hiện NCKH. Mặt khác kết quả nghiên cứu còn góp phần giúp các tác giả nghiên cứu khác tham khảo thêm để nghiên cứu ở phạm vi rộng hơn hoặc nghiên cứu tại các cơ sở giáo dục khác. Về mặt thực tiễn: Dựa trên những kết quả nghiên cứu khi thực hiện đề tài, tác giả đề xuất những kiến nghị giúp các giảng viên, các thành viên hoạt động công tác quản lí NCKH của Nhà trường nói chung và của Khoa Kinh tế nói riêng nắm rõ hơn các nhân tố quan trọng tác động chính đến hoạt động NCKH trong sinh viên, từ đó giúp điều chỉnh những hỗ trợ cho sinh viên phù hợp với điều 4 kiện của Nhà trường đồng thời phát triển thêm nhiều giải pháp không những nâng cao hoạt động NCKH của sinh viên mà còn giúp sinh viên tiếp cận, tìm hiểu hiểu và yêu thích hoạt động nghiên cứu. 1.7. Cấu trúc luận văn Trong bài nghiên cứu, tác giả trình bày nội dung theo kết cấu 5 chương, cụ thể: Chương 1: Giới thiệu tổng quan đề tài nghiên cứu Chương 2: Cơ sở lí thuyết và mô hình nghiên cứu Chương 3: Phương pháp nghiên cứu Chương 4: Kết quả nghiên cứu Chương 5: Các giải pháp giúp nâng cao hoạt động NCKH của sinh viên Khoa Kinh tế - TDMU 5 TÓM TẮT CHƯƠNG 1 Trong chương 1 của luận văn, nội dung chính nêu ra lí do chọn đề tài và tóm tắt các vấn đề nghiên cứu được đề cập trong khóa luận tốt nghiệp. Trong phần này tác giả nêu ra mục tiêu cần nghiên cứu từ đó chỉ rõ các câu hỏi nghiên cứu, xác định đối tượng, phạm vi nghiên cứu để giải quyết các vấn đề đặt ra. Ở chương 2 tác giả sẽ thực hiện phân tích các cơ sở lí thuyết, những công trình nghiên cứu liên quan trong và ngoài nước nhằm làm luận cứ khoa học hình thành luận văn. 6 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÍ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 2.1. Các khái niệm liên quan 2.1.1. Tổng quan khoa học 2.1.1.1 . Khái niệm khoa học Luật Khoa học và công nghệ Việt Nam (2018) qui định “Khoa học là hệ thống tri thức về bản chất, quy luật tồn tại và phát triển của sự vật, hiện tượng tự nhiên, xã hội và tư duy”. Tổ chức UNESCO (1961) định nghĩa rằng “Khoa học là hệ thống tri thức về một loại qui luật của vật chất và sự vận động của vật chất, những qui luật của tự nhiên, xã hội, tư duy”. Thêm vào đó, tác giả Võ Thị Ngọc Lan và Nguyễn Văn Tuấn (2012) đã tiếp cận thuật ngữ “Khoa học” như sau: “Khoa học là lĩnh vực hoạt động của con người nhằm tạo ra và hệ thống hóa những tri thức khách quan về thực tiễn, là một trong những hình thái ý thức xã hội, tức là toàn bộ những tri thức khách quan làm nền tảng cho một bức tranh của thế giới. Từ “Khoa học” cũng có thể biểu thị những lĩnh vực tri thức chuyên ngành nhằm miêu tả, giải thích và dự báo các quá trình, các hiện tượng của thực tiễn dựa trên cơ sở những qui luật mà nó khám phá”. Cùng với việc xem xét và hiểu về khái niệm khoa học dưới những góc độ khác nhau Vũ Cao Đàm (2011) quan niệm khoa học là một hệ thống tri thức bao gồm tri thức kinh nghiệm và tri thức khoa học; tiếp theo khoa học là một hoạt động xã hội; là một hình thái ý thức xã hội và cuối cùng là một thiết chế xã hội. 2.1.1.2. Phân loại khoa học Phân loại khoa học là sự sắp xếp, phân chia các bộ môn khoa học thành một hệ thống thứ bậc hoặc theo từng nhóm dựa trên những đặc điểm, những bản chất đặc trưng của chúng và mang ý nghĩa ứng dụng nhất định. Hiện nay có rất nhiều cách để phân loại cụ thể: phân loại theo phương pháp hình thành khoa học bao gồm khoa học tiền nghiệm, khoa học hậu nghiệm, khoa học phân lập, khoa học tích hợp; phân loại theo đối tượng nghiên cứu khoa học gồm có 6 nhóm nhỏ như Khoa học chính xác, Khoa học kỹ thuật và công nghệ, Khoa học nông 7
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất