Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giải pháp nâng cao hiệu quả quy trình xử lý chứng từ xuất khẩu đối với hàng xuất...

Tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả quy trình xử lý chứng từ xuất khẩu đối với hàng xuất khẩu kinh doanh đồ gỗ gia dụng tại công ty cổ phần logistics u&i

.PDF
66
1
76

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT KHOA KINH TẾ BÁO CÁO TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUY TRÌNH XỬ LÝ CHỨNG TỪ XUẤT KHẨU ĐỐI VỚI HÀNG XUẤT KHẨU KINH DOANH ĐỒ GỖ GIA DỤNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN LOGISTICS U&I GVHD: TH.S HUỲNH CÔNG PHƯỢNG SINH VIÊN: PHẠM THỊ PHƯỢNG MSSV: 1723401010179 LỚP: D17QT04 NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH Bình Dương, 23 tháng 11 năm 2020 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT KHOA KINH TẾ BÁO CÁO TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUY TRÌNH XỬ LÝ CHỨNG TỪ XUẤT KHẨU ĐỐI VỚI HÀNG XUẤT KHẨU KINH DOANH ĐỒ GỖ GIA DỤNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN LOGISTICS U&I GVHD: TH.S HUỲNH CÔNG PHƯỢNG SINH VIÊN: PHẠM THỊ PHƯỢNG MSSV: 1723401010179 LỚP: D17QT04 NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH Bình Dương, 23 tháng 11 năm 2020 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan báo cáo tốt nghiệp “Giải pháp nâng cao hiệu quả quy trình xử lý chứng từ xuất khẩu đối với hàng xuất khẩu kinh doanh đồ gỗ gia dụng tại Công Ty Cổ Phần Logistics U&I” là kết quả của quá trình tự nghiên cứu của bản thân dưới sự hướng dẫn của Ths Huỳnh Công Phượng, không sao chép kết quả của bất kỳ báo cáo tốt nghiệp nào trước đó. Những tài liệu được tác giả thu thập có rõ nguồn trong tài liệu tham khảo. Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung bài báo cáo của mình. Trường Đại học Thủ Dầu Một không liên quan đến những vi phạm bản quyền và tác quyền do tôi gây ra trong quá trình thực hiện. Bình Dương, Ngày 23 tháng 11 năm 2020 Sinh viên Phạm Thị Phượng ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành chuyên đề báo cáo thực tập này trước hết em xin gửi đến quý thầy, cô giáo trong khoa Kinh Tế trường Đại học Thủ Dầu Một lời cảm ơn chân thành. Đặc biệt, em xin gởi đến cô Huỳnh Công Phượng, người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề báo cáo thực tập này lời cảm ơn sâu sắc nhất. Em xin chân thành cảm ơn Ban Lãnh Đạo, các phòng ban của Công Ty Cổ Phần Logistics U&I, đã tạo điều kiện thuận lợi cho em được tìm hiểu thực tiễn trong suốt quá trình thực tập tại công ty. Cuối cùng em xin cảm ơn các anh chị phòng Thủ Tục Hải Quan của Công Ty Cổ Phần Logistics U&I đã giúp đỡ, cung cấp những tài liệu thực tế để em hoàn thành tốt chuyên đề báo cáo tốt nghiệp này. Nhà trường đã tạo cho em có cơ hội được thưc tập tại nơi mà em yêu thích, cho em bước ra đời sống thực tế để áp dụng những kiến thức mà các thầy cô giáo đã giảng dạy. Qua công việc thực tập này em nhận ra nhiều điều mới mẻ và bổ ích trong việc kinh doanh để giúp ích cho công việc sau này của bản thân. Vì kiến thức bản thân còn hạn chế, trong quá trình thực tập, hoàn thiện chuyên đề này em không tránh khỏi những sai sót, kính mong nhận được những ý kiến đóng góp từ cô cũng như quý công ty. iii MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................ 1 1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................ 1 2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................... 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.............................................................. 2 4. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................... 2 5. Ý nghĩa đề tài .............................................................................................. 2 6. Kết cấu đề tài .............................................................................................. 2 CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ................. 3 1.1 KHÁI QUÁT NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ............................................................................................... 3 1.1.1 Xuất khẩu ........................................................................................... 3 1.1.2 Thủ tục hải quan ................................................................................ 6 1.1.3 Đại lý thủ tục hải quan ....................................................................... 6 1.2 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU ........................................................................ 8 1.2.1 Nghiên cứu ngoài nước ....................................................................... 8 1.2.2 Nghiên cứu trong nước ....................................................................... 9 CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH QUY TRÌNH XỬ LÝ CHỨNG TỪ XUẤT KHẨU ĐỐI VỚI HÀNG XUẤT KHẨU KINH DOANH ĐỒ GỖ GIA DỤNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN LOGISTICS U&I .................................. 12 2.1 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ ĐƠN VỊ THỰC TẬP ........................ 12 2.1.1 Tổng quan về công ty ....................................................................... 12 2.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển ..................................................... 13 2.1.3 Chức năng và lĩnh vực hoạt động .................................................... 14 2.1.3.1 Sơ đồ bộ máy tổ chức ................................................................. 14 2.1.3.2 Nhiệm vụ ..................................................................................... 14 2.1.3.3 Chức năng ................................................................................... 14 2.1.4 Cơ cấu tổ chức .................................................................................. 15 2.1.5 Tình hình nhân sự ............................................................................ 15 2.1.5.1 Hoạch định nguồn nhân lực ....................................................... 15 2.1.6 Một số kết quả kinh doanh .............................................................. 19 xx 2.2 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ............... 20 2.2.1 Giới thiệu về phòng Đại lý Thủ tục Hải quan ................................. 20 2.2.2 Phân tích quy trình công việc ............................................................. 21 2.2.2.1 Bảng quy trình xử lý chứng từ hàng xuất ................................. 21 2.2.2.2 Diễn giải quy trình ...................................................................... 22 2.2.3.1 Giới thiệu khái quát về 1 lô hàng xuất khẩu ............................. 26 2.2.3.2 Tổ chức quy trình xử lý chứng từ xuất khẩu đối với hàng xuất khẩu kinh doanh đồ gỗ gia dụng tại Công Ty Cổ Phần Logistics U&I ................................................................................................................. 27 2.3 Nhận xét, đánh giá quy trình ................................................................. 42 2.3.1 Điểm mạnh của quy trình ................................................................... 42 2.3.2 Điểm yếu của quy trình .................................................................... 43 CHƯƠNG III. GIẢI PHÁP - KIẾN NGHỊ .................................................... 45 3.1.2.1 Chiến lược kinh doanh ............................................................... 46 3.1.2.2 Chiến lược nhân sự ..................................................................... 46 3.1.2.3 Chiến lược quản lý chất lượng ................................................... 47 KẾT LUẬN ...................................................................................................... 50 TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................... 51 PHỤ LỤC......................................................................................................... 53 xxi DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT VÀ THUẬT NGỮ STT THUẬT NGỮ DIỄN GIẢI 1 XLCT Xử lý chứng từ 2 TTHQ Thủ tục Hải quan 3 ONP Hệ thống quản lý thông tin nội bộ của Công ty Cổ phần Logistics U&I 4 B/L (Bill of Landing) Vận đơn đường biển 5 P/L (Packing List) Bảng kê chi tiết hàng hóa 6 Cont Container 7 ECUS5/VNACCS Phần mềm khai báo hải quan điện tử 8 KPIs (Key Performance Indicators) Công cụ để đo lường hiệu quả hay hiệu suất công việc 9 3P Hệ thống lương 3P (P1: Position – Vị trí công việc, P2: Person – Năng lực cá nhân và P3: Performance – Kết quả công việc) 10 3PL ( Third Party Logistics) Cung cấp dịch vụ Logistics bên thứ ba 11 HS Code (Harmonized System Codes) Hệ thống hài hòa xxii DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU Hình 2.1.1.1 Logo Công ty cổ phần Logistics U&I Sơ đồ 2.1.3.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy hành chính Sơ đồ 2.1.4: Sơ đồ tổ chức bộ phận Đại lý thủ tục hải quan Bảng 2.1.5.1 Hoạch định nguồn nhân lực Bảng 2.1.5.2 Thống kê theo trình độ Bảng 2.1.5.3 Thống kê theo giới tính lao động Bảng 2.1.6 Một số kết quả kinh doanh Bảng 2.2.2.1: Quy trình xử lý chứng từ hàng xuất Hình 2.3.2.3a: Hệ thống thông tin nội bộ ONP Hình 2.3.2.3b: Tạo Booking hàng xuất trên ONP Hình 2.3.2.3c: Nhập thông tin booking hàng xuất trên ONP Hình 2.3.2.3d: Mẫu hợp đồng do khách hàng cung cấp Hình 2.3.2.3e: Mẫu hóa đơn thương mại do khách hàng cung cấp Hình 2.3.2.3f: Mẫu bảng kê chi tiết hàng hóa do khách hàng cung cấp Hình 2.3.2.3g: Trang thông tin chung của phần mềm hải quan ECUS5 Hình 2.3.2.3h: Khai chính thức tờ khai trên hệ thống Hình 2.3.2.3i: Lấy kết quả phân luồng, thông quan Hình 2.3.2.3k: Biên bản bàn giao xxiii PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Ngày nay, dịch vụ logistic được coi như một năng lực cạnh tranh của nền kinh tế của các nước. Nếu ví nền kinh tế là một động cơ thì logistics sẽ là nhiên liệu giúp động cơ đó hoạt động một cách mạnh mẽ và bền bỉ nhất. Một động cơ mà thiếu nhiên liệu thì sẽ không hoạt động tốt hoặc sẽ không thể hoạt động. Nói đến Việt Nam thì nước chúng ta được đánh giá là một nước đầy tiềm năng và hấp dẫn cho sự phát triển của ngành logistics. Ví dụ như DHL, FedEx, Maersk Logistics, … là những tên tuổi lớn cung cấp dịch vụ logistics xuyên quốc gia. Theo xếp hạng của Ngân hàng Thế giới, Việt Nam hiện đứng thứ 64/160 nước về mức độ phát triển logistics và đứng thứ 4 trong khu vực ASEAN sau Singapore, Malaysia và Thái Lan. Với tốc độ phát triển hàng năm đạt từ 14-16%, đây là một trong những ngành dịch vụ tăng trưởng nhanh và ổn định nhất của Việt Nam trong thời gian qua. Với sự phát triển nhanh của thương mại dịch vụ và ngành công nghiệp, song song bên cạnh đó Bình Dương là tỉnh thành có nhiều doanh nghiệp tham gia hoạt động xuất nhập khẩu góp phần tăng giá trị kim ngạch xuất nhập khẩu ngành logistics. Trong đó, công ty Cổ Phần Logistics U&I đang là một trong những công ty cung cấp dịch vụ logistic chủ chốt ở Bình Dương. Qua thời gian thực tập tại Công Ty Cổ Phần Logistics U&I, sinh viên có cơ hội tìm hiểu về hoạt động logistics của công ty, đặc biệt là hệ thống khai báo hải quan VNACCS và quy trình xử lý chứng từ hàng xuất. Qua đó, sinh viên nhận thấy việc triển khai và thực hiện thủ tục hải quan trên hệ thống VNACCS tại doanh nghiệp U&I đã diễn ra hiệu quả và mang lại lợi ích cho doanh nghiệp. Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn có những hạn chế trong quá trình thực hiện thủ tục hải quan. Với mong muốn góp phần nâng cao hiệu quả cho quy trình xử lý chứng từ hàng xuất của công ty, sinh viên đã chọn đề tài “Giải pháp nâng cao hiệu quả quy trình xử lý chứng từ xuất khẩu đối với hàng xuất khẩu kinh doanh đồ gỗ gia dụng tại Công Ty Cổ Phần Logistics U&I” làm đề tài báo cáo tốt nghiệp của mình. 1 2. Mục tiêu nghiên cứu  Phân tích quy trình xử lý chứng từ xuất khẩu đối với hàng xuất khẩu kinh doanh đồ gỗ gia dụng Công Ty Cổ Phần Logistics U&I.  Đánh giá quy trình xử lý chứng từ xuất khẩu đối với hàng xuất khẩu kinh doanh đồ gỗ gia dụng Công Ty Cổ Phần Logistics U&I. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu  Đối tượng: Quy trình xử lý chứng từ xuất khẩu đối với hàng xuất khẩu kinh doanh đồ gỗ gia dụng.  Phạm vi: Bộ phận xử lý chứng từ tại Công Ty Cổ Phần Logistics U&I từ ngày 24/08/2020 đến 18/10/2020. 4. Phương pháp nghiên cứu Đề tài được nghiên cứu dựa trên các phương pháp: phân tích thống kê, sưu tầm, thu thập thông tin và phân tích các dữ liệu thu thập được từ internet, bộ phận Thủ tục hải quan. 5. Ý nghĩa đề tài Đề tài được thực hiện nhằm mục đích tìm hiểu cơ sở lý thuyết tổng quan về thủ tục hải quan. Bên cạnh đó đề tài cũng phân tích quá trình thực hiện và thực trạng của quy trình xử lý chứng từ xuất khẩu của công ty cổ phần logistics U&I. Qua đó đề ra một số kiến nghị giúp nâng cao hiệu quả cho quá trình xử lý chứng từ của công ty. 6. Kết cấu đề tài Đề tài gồm 3 chương:     Mở đầu Nội dung Chương I: cơ sở lý thuyết về vấn đề nghiên cứu. Chương II: phân tích thực trạng quy trình xử lý chứng từ xuất khẩu đối với hàng xuất khẩu kinh doanh đồ gỗ gia dụng công ty cổ phần logistics u&i.  Chương III: giải pháp – kiến nghị  Kết luận 2 CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1 KHÁI QUÁT NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1.1 Xuất khẩu 1.1.1.1 Khái niệm - Theo Luật Thương mại (2005), điều 28 khoản 1: Xuất khẩu hàng hóa là việc hàng hoá được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật. [1] - Theo Dương Hữu Hạnh (2012), Thanh Toán Quốc Tế - Các Nguyên Tắc & Thực Hành, Nhà xuất bản Thống Kê “Xuất khẩu là một hoạt động kinh doanh thu lợi bằng cách bán sản phẩm hoặc dịch vụ ra thị trường nước ngoài và sản phẩm hay dịch vụ ấy phải di chuyển ra khỏi biến giới của một quốc gia”. [2] - Theo Hà Nam Khánh Giao (2012), Giáo trình Cao học quản trị kinh doanh quốc tế, Nhà xuất bản Tổng Hợp Thành Phố Hồ Chí Minh: Xuất khẩu là việc bán sản phẩm làm từ một quốc gia để bán cho chính quốc gia đó tiêu dùng hay bán lại cho các quốc gia khác. [3] Tóm lại, xuất khẩu là hoạt động kinh doanh thu lời mà hàng hóa của một quốc gia bán cho một quốc gia khác theo quy định của pháp luật. 1.1.1.2 Vai trò của xuất khẩu - Đối với nền kinh tế toàn cầu: Theo Những vấn đề lý luận về thị trường, xuất khẩu và hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu (2015, Đại học Kinh tế Quốc dân): Hoạt động xuất khẩu là một nội dung chính của hoạt động ngoại thương và là hoạt độngđầu tiên của thương mại quốc tế. Xuất khẩu có vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế của từng quốc gia cũng như trên toàn thế giới. Xuất khẩu hàng hoá nằm trong lĩnh vực lưu thông hàng hoá là một trong bốn khâu của quá trình sản xuất mở rộng. Đây là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng của 3 nước này với nước khác. Có thể nói sự phát triển của của xuất khẩu sẽ là một trong những động lực chính để thúc đẩy sản xuất. Trước hết, xuất khẩu bắt nguồn từ sự đa dạng về điều kiện tự nhiện của sản xuất giữa các nước, nên chuyên môn hoá một số mặt hàng có lợi thế và nhập khẩu các mặt hàng khác từ nước ngoài mà sản xuất trong nước kém lợi thế hơn thì chắc chắn sẽ đem lại lợi nhuần lớn hơn. - Đối với nền kinh tế mỗi quốc gia: Theo Những vấn đề lý luận về thị trường, xuất khẩu và hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu (2015, Đại học Kinh tế Quốc dân). Xuất khẩu tạo nguồn vốn cho nhập khẩu, phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Đối với mọi quốc gia đang phát triển thì bước đi thích hợp nhất là phải công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước để khắc phục tình trạng nghèo làn lạc hậu chận phát triển. Tuy nhiên quá trình công nghiệp hoá phải có một lượng vốn lớn để nhập khẩu công nghệ thiết bị tiên tiến. Thực tế cho thấy, để có nguồn vốn nhập khẩu một nước có thể sử dụng nguồn vốn huy động chính như sau: + Đầu tư nước ngoài, vay nợ các nguồn viện trợ + Thu từ các hoạt động du lịch dịch vụ thu ngoại tệ trong nước + Thu từ hoạt động xuất khẩu Tầm quan trọng của vốn đầu tư nước ngoài thì không ai có thể phủ nhận được, song việc huy động chúng không phải rễ dàng. Sử dụng nguồn vốn này, các nước đi vay phải chịu thiệt thòi, phải chịu một số điều kiện bất lợi và sẽ phải trả sau này Bởi vì vậy xuất khẩu là một hoạt động tạo một nguồn vốn rất quan trọng nhất. Xuất khẩu tạo tiền đề cho nhập khẩu, nó quyết định đến qui mô tốc độ tăng trưởng của hoạt động nhập khẩu. ở một số nước một trong những nguyên nhân chủ yếu của tình trạng kém phát triển là do thiếu tiềm năng về vốn do đó họ cho nguồn vốn ở bên ngoài là chủ yếu, song mọi cơ hội đầu tư vay nợ và viện trợ của nước ngoài chỉ thuận lợi khi chủ đầu tưvà người cho vay thấy được khả năng sản xuất và xuất khẩu – nguồn vốn duy nhất để trả nợ thành hiện thực. - Xuất khẩu thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế thúc đẩy sản xuất phát triển 4 Dưới tác động của xuất khẩu, cơ cấu sản xuất và tiêu dùng của thế giới đã và đang thayđổi mạnh mẽ. Xuất khẩu làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các quốc gia từ nông nghiệp chuyển sang công nghiệp và dịch vụ - Xuất khẩu thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế thúc đẩy sản xuất phát triển Dưới tác động của xuất khẩu, cơ cấu sản xuất và tiêu dùng của thế giới đã và đang thay đổi mạnh mẽ. Xuất khẩu làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các quốc gia từ nông nghiệp chuyển sang công nghiệp và dịch vụ. + Xuất khẩu góp phần thúc đẩy chuyên môn hoá, tăng cường hiệu quả sản xuất của từngquốc gia. Nó cho phép chuyên môn hoá sản xuất phát triển cả về chiều rộng và chiềusâu. Trong nền kinh tế hiện đại mang tính toàn cầu hoá như ngày nay, mỗi loại sản phẩmngười ta nghiên cứu thử nghiệm ở nước thứ nhất, chế tạo ở nước thứ hai, lắp ráp ở nướcthứ ba, tiêu thụ ở nước thứ tư và thanh toán thực hiện ở nước thứ 5. Như vậy, hàng hoá sản xuất ra ở mỗi quốc gia và tiêu thụ ở một quốc gia cho thấy sự tác động ngược trở lạicủa chuyên môn hoá tới xuất khẩu. - Xuất khẩu có tác động tích cực tới việc giải quyết công ăn việc làm, cải thiện đời sống nhân dân. Đối với công ăn việc làm, xuất khẩu thu hút hàng triệu lao động thông qua việc sản xuất hàng xuất khẩu. Mặt khác, xuất khẩu tạo ra ngoại tệ để nhập khẩu hàng tiêu dùng đáp ứng yêu cầu ngay càng đa dạng và phong phú của nhân dân. - Xuất khẩu là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy sự phát triển các mối quan hệ kinh tế đối ngoại. Xuất khẩu và các mối quan hệ kinh tế đối ngoại, ngoại giao có tác động qua lại, phụ thuộc lẫn nhau. Hoạt động xuất khẩu là cơ sở tiền đề vững chắc để xây dựng các mối quan hề kinh tế đối ngoại sau này, từ đó kéo theo các mối quan hệ khác phát triển như du lịch quốc tế, bảo hiểm quốc tế, tín dụng quốc tế… ngược lại sự phát triển của cácngành này lại tác động trở lại hoạt động xuất khẩu làm cơ sở hạ tầng cho hoạt động xuất khẩu phát triển. [4] 5 1.1.2 Thủ tục hải quan 1.1.2.1 Khái niệm Thủ tục hải quan - Theo định nghĩa của Công ước Kyoto (2008), tại chương 2: “Thủ tục hải quan là tất cả các hoạt động mà cơ quan hải quan và những người khai hải quan phải thực hiện nhằm đảm bảo sự tuân thủ pháp luật hải quan”. [5] - Theo định nghĩa của Luật hải quan (2001), tại khoản 6 Điều 4 và Điều 16 thì “Thủ tục hải quan là công việc mà người khai hải quan và công chức hải quan phải thực hiện theo quy định của Luật này đối với hàng hóa, phương tiện vận tải”. [6] Tóm lại, thủ tục hải quan là những công việc mà người có hàng hóa cần xuất hoặc nhập khẩu qua các quốc gia phải làm tuân theo một trình tự nhất định. 1.1.2.2 Khái niệm thủ tục hải quan điện tử - Theo pháp luật Việt Nam, Thông tư số 222/2009/TT-BTC ngày 25/11/2009 của Bộ Tài Chính quy định: Thủ tục hải quan điện tử là thủ tục trong đó việc khai báo, tiếp nhận, xử lý thông tin khai hải quan, ra quyết định được thực hiện thông qua hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan. [7] - Theo Nghị định Chính Phủ của Việt Nam, Nghị định số 87/2012/NĐ-CP ngày 23/10/2012 quy định: Thủ tục HQĐT là thủ tục hải quan trong đó việc khai, tiếp nhận, xử lý thông tin khai hải quan, trao đổi các thông tin khác theo quy định của pháp luật về thủ tục hải quan giữa các bên có liên quan thực hiện thông qua Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan. [8] Tóm lại, thủ tục hải quan điện tử là những thủ tục liên quan đến việc khai báo xử lý thông tin khai hải quan, trao đổi các thông tin khác theo quy định của pháp luật. 1.1.3 Đại lý thủ tục hải quan 1.1.3.1 Khái niệm - Theo Nghị định của Chính phủ số 79/2005/NĐ-CP: Đại lý làm thủ tục hải quan (dưới đây gọi tắt là đại lý hải quan) là thương nhân thay mặt người có hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu (dưới đây gọi tắt là chủ hàng) thực hiện trách nhiệm của 6 người khai hải quan theo quy định tại khoản 1 Điều 16 Luật Hải quan và thực hiện các công việc khác về thủ tục hải quan theo thoả thuận trong hợp đồng. [9] 1.1.3.2 Đặc trưng cơ bản của đại lý thủ tục hải quan - Thứ nhất, về chủ thể đại lý thủ tục hải quan là hoạt động thương mại phát sinh giữa người có hàng hóa XNK (chủ hàng) và bên đại lý hải quan: Theo điều 1, điều 2 Nghị định 79/2005/NĐ – CP, đại lý hải quan là thương nhân. Điều 6 Luật Thương mại quy định: “Thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh”. Đại lý hải quan muốn đi vào hoạt động phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật, điều 7, mục 1, chương 1, Luật Thương mại quy định nghĩa vụ đăng ký kinh doanh của thương nhân: Thuơng nhân có nghĩa vụ đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật. Trường hợp chưa đăng ký kinh doanh, thương nhân vẫn phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của mình theo quy định của Luật thương mại và quy định khác của pháp luật. [10] - Thứ hai, đại lý hải quan mang đặc trưng của một hình thức đại lý cung ứng dịch vụ: Theo điều 23, chương 1, Luật Hải quan năm 2001 quy định về quyền và nghĩa vụ của người khai hải quan thì người khai hải quan có nghĩa vụ: Khai hải quan và thực hiện đúng quy định tại khoản 1, điều 16, các điều 18, 20, 68 của Luật này; đồng thời chịu trách nhiệm trước pháp luật về sự xác thực của nội dung đã khai và các chứng từ đã nộp, xuất trình… [11] - Thứ ba, hoạt động đại lý hải quan phát sinh trên cơ sở hợp đồng: hợp đồng đại lý thương mại là một hợp đồng dịch vụ theo quy định tại điều 518 Bộ luật dân sự nên đối tượng của hợp đồng đại lý là công việc mua bán hàng hóa hoặc công việc cung ứng dịch vụ của bên đại lý cho bên giao đai lý. Các hoạt động đại lý hay ủy thác đều được thực hiện thông qua các thương nhân trung gian, những người này bằng danh nghĩa của chính mình thực hiện việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ cho người khác để hưởng thù lao. Hợp đồng bằng văn bản là hình thức cam kết bắt buộc cho các bên tham gia quan hệ đại lý hải quan. Thông qua hợp đồng này mà các bên giao kết được quyền, nghĩa vụ vàcông việc phải làm của các bên trên cơ sở pháp luật. [12] 7 - Cuối cùng, trong hoạt động đại lý hải quan, bên đại lý chịu sự giám sát, quản lý trực tiếp từ cơ quan hải quan. Pháp luật và thực tiễn hoạt động quản lý đại lý hải quan ở các nước trên thế giới cũng như tại nước ta cho thấy, cơ quan hải quan là đơn vị giám sát, quản lý hoạt động của các đại lý làm thủ tục hải quan. Cơ quan hải quan quản lý hoạt động của các đại lý thông qua việc đăng ký đại lý làm thủ tục hải quan, cấp thẻ nhân viên đại lý, tổ chức thi chứng chỉ nghiệp vụ khai hải quan nghiệp vụ khai hải quan. Đồng thời đại lý hải quan cũng là đối tác của cơ quan hải quan nhằm giúp hải quan quản hoạt động XNK tốt hơn, tránh gian lận thương mại… 1.2 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 1.2.1 Nghiên cứu ngoài nước Khi nghiên cứu Công nghệ mới về quy trình nghiệp vụ trong lĩnh vực hải quan Quản lý các Giao dịch Xuất nhập khẩu và Thanh toán, S.A. Novikova, Trường kinh tế và quản lý, Đại học Liên bang Viễn Đông (FEFU), Nga và cộng sự (2019) đã nghiên cứu về việc hình thành một cơ chế áp dụng công nghệ, quy trình nghiệp vụ mới vào quản lý hải quan đối với các giao dịch xuất nhập khẩu và thanh toán hải quan nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho kinh doanh và cải thiện môi trường kinh doanh đê thu hút đầu tư vào nền kinh tế và gia nhập thị trường nước ngoài của các nhà sản xuất và duy trì nhiệm vụ an ninh kinh tế của Nga. Dựa vào số liệu 37000 bộ hồ sơ giá vốn của hàng hóa từ hệ thống quản lý rủi ro của Nga, trong đó 85% hồ sơ là giá vốn nhập hàng, tác giả đã đưa ra các phương trình tính toán gồm dự báo toàn bộ số nộp ngân sách từ các giao dịch xuất nhập khẩu vào ngân sách như trong phương trình: CPi = CF + ID + E + VAT, trong đó CPb - số tiền dự kiến nhận được tiền hải quan vào ngân sách, rub/năm (tháng); CPi/e - các khoản thanh toán hải quan do một bên ngoại thương thanh toán cho các giao dịch xuất nhập khẩu; CPenf - thanh toán hải quan bắt buộc; P - số tiền phạt cho số tiền hải quan; CPoff - thanh toán hải quan được xóa do không có sẵn; CPsec - số tiền thanh toán theo các biện pháp bảo mật; CPret - số tiền hải quan trả lại cho người tham gia hoạt động kinh tế nước ngoài; CPint - số tiền lãi do vi phạm thời hạn hoàn trả của cơ quan hải quan và phương trình số tiền Hải quan phải trả CPe = CF + ED, trong đó trong đó CF - phí hải quan, ED - thuế xuất khẩu. 8 Bài báo nêu ra các công nghệ hiệu quả nhất cho các doanh nghiệp trong quá trình thanh toán hải quan và các khoản thanh toán khác là tích hợp thông tin, kiểm tra các phương pháp tiếp cận thay thế để tính toán và ước tính dự báo về thuế hải quan đối với ngân sách của liên bang và xác định số tiền hải quan thu từ hàng hóa vận chuyển qua biên giới hải quan. Đặc biệt, việc xây dựng hệ thống điện tử để hạch toán, kiểm soát luồng hàng hóa và tài chính trong hoạt động ngoại thương sẽ cho phép theo dõi quá trình vận chuyển hàng hóa từ khi qua biên giới, làm thủ tục hải quan đến khi bán lẻ. [13] Bài nghiên cứu Đơn giản thủ tục hải quan – thuận lợi và khó khăn tại cộng hòa Macedonia của tác giả Jovanka Biljan, Aleksandar Trajkov và Biljana Dimoska (2018) đã nêu lên nhiệm vụ chính của quá trình hiện đại hóa Hải quan là thực hiện một cơ chế quản lý Hải quan hoạt động tốt để cung cấp cho thương nhân thông tin về việc thông quan một cách minh bạch, dễ đoán và nhanh chóng. Một trong những mục đích quan trọng nhất của bài nghiên cứu là đơn giản hóa quy trình thủ tục Hải quan, có nghĩa là đưa hàng hóa vào Hải quan mà không cần nhiều dữ liệu hay tài liệu, cũng như hồ sơ. Theo đó, hàng hóa có thể đến nơi nhanh chóng hoặc đến trực tiếp từ cơ sở của thương nhân. Qua đó, tác giả đã thực hiện các cuộc phỏng vấn với 18 người bao gồm các nhà điều hành kinh tế có liên quan, cũng như các nhân viên hải quan có liên quan, trong khoảng thời gian 5 tháng. Bài nghiên cứu cũng đưa ra một số lợi thế như giảm thời gian và chi phí, song song là các khó khăn về các yêu cầu nghiêm ngặt trong thủ tục. Bên cạnh đó, bài nghiên cứu nêu ra một số trở ngại trong quá trình thực hiện đơn giản hóa thủ tục hải quan, được các nhà kinh doanh thương mại thừa nhận. Chủ yếu, những trở ngại liên quan đến các điều kiện nghiêm ngặt cần đạt được trong quá trình cấp phép; vấn đề tài chính để có được một khoản bảo lãnh cho khoản nợ Hải quan có thể xảy ra; hình thức lưu trữ hồ sơ theo quy định cho mục đích Hải quan; không đủ thông tin. [14] 1.2.2 Nghiên cứu trong nước Bài báo khoa học Đánh giá sự hài lòng của doanh nghiệp đối với chất lượng dịch vụ hải quan điện tử tại cục hải quan thành phố Hồ Chí Minh của tác giả Đào Duy Huân và Đào Duy Tùng (2016) đã nêu ra mục đích của bài nghiên cứu này là xác định và đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của doanh nghiệp đối 9 với chất lượng dịch vụ của Hải quan điện tử tại Cục Hải quan thành phố Hồ Chí Minh. Từ lý thuyết và các nghiên cứu trong và ngoài nước, tác giả đã sử dụng phương pháp định tính và định lượng, đưa ra mô hình nghiên cứu bao gồm bảy yếu tố gồm sự cảm thông, khả năng đáp ứng, mức độ an toàn, mức độ an toàn, phương tiện hữu hình, chi phí. Nghiên cứu sử dụng các phương pháp định tính và định lượng để nghiên cứu. Từ kết quả phân tích hồi quy, tác giả đưa ra các khuyến nghị để cải thiện mức độ hài lòng của doanh nghiệp. Nghiên cứu được thực hiện dựa trên thang đo chất lượng dịch vụ của Parasuraman, áp dụng mô hình Servqual với 5 thành phần bao gồm Mức độ tin cậy (Reliability); Đáp ứng (Responsiveness); Đảm bảo (Assurance); Sự đồng cảm (Empathy) và Phương tiện hữu hình (Tangibility) với 44 biến quan sát, trong đó có 22 cặp biến quan sát được sử dụng để đo lường nhận thức của khách hàng về việc thực hiện dịch vụ, 22 biến đo lường kỳ vọng của khách hàng về dịch vụ. Khảo sát được thực hiện trên 210 mẫu và dữ liệu được xử lý bằng phần mềm SPSS 2.0. Qua đó, nghiên cứu đã đưa ra kết quả Sự hài lòng của doanh nghiệp = 0,284 CT + 0,203 TC + 0,202 DU + 0,017 DU + 0,165 AT + 0, 157 HT + 0,128 PT dựa vào 7 yếu tố gồm Độ tin cậy (TC), Khả năng đáp ứng (DU), Mức độ an toàn (AT), Hệ thống khai báo Hải quan điện tử (HT), Phương tiện hữu hình (PT), Chi phí và lệ phí (CP). Kết quả cho thấy, yếu tố Sự cảm thông có tác động nhất đến chất lượng dịch vụ của thủ tục hải quan và yếu tố Phương tiện hữu hình có tác động thấp nhất. Qua đó các tác giả đã đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao mức độ hài lòng của doanh nghiệp đối với cơ quan điện tử. Tuy nhiên, bài nghiên cứu cũng có hạn chế về phạm vị khảo sát chưa rộng và số lượng mẫu khảo sát còn ít, dẫn đến kết quả tính đại diện bị hạn chế. [15] Bài nghiên cứu của tác giả Nguyễn Văn Nên (2020) nghiên cứu về Các yếu tố tác động đến xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam vào các nước trong khối Hiệp Định Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương. Tác giả thông qua việc sử dụng mô hình lực hấp dẫn trong thương mại quốc tế nhằm xem xét khả năng tác động của các yếu tố đến kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam đến các nước tham gia vào Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Đồng thời, tác giả đã kết hợp các nghiên cứu thực nghiệm trước đây kết hợp với điều kiện thực tiễn tại Việt Nam. Bên cạnh đó, bài báo còn mở rộng nghiên cứu rằng kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam sẽ bị tác động như thế nào thông qua việc kiểm định giả thuyết Hoa Kỳ tham gia vào hiệp định CPTPP. Về phương pháp và dữ liệu nghiên 10 cứu, tác giả sử dụng ước lượng hiệu ứng ngẫu nhiên (Random Effects Model REM) và hiệu ứng cố định (Fixed Effects Model -FEM) thông qua bảng dữ liệu nghiên cứu của 10 nước, từ khoảng thời gian năm 1966 đến năm 2015 với 220 mẫu quan sát. Kết quả nghiên cứu cho thấy những yếu tố tác động mạnh mẽ nhất đến xuất khẩu các sản phẩm đồ gỗ của Việt Nam vào thị trường CPTPP lần lượt là nguồn cung nguyên liệu, thuế nhập khẩu đồ gỗ từ các đối tác trong CPTPP, sự mở cửa kinh tế và thương mại của Việt Nam. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng cho dù Hoa Kỳ có hay không tham gia vào CPTPP thì đồ gỗ Việt Nam vẫn hưởng được những lợi ích nhất định từ hiệp định này nếu như có những chuẩn bị cần thiết để đáp ứng yêu cầu của hiệp định. [16] Nghiên cứu của Trần Nguyên Chất (2017) về Cơ hội và thách thức đối với hoạt động xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Hoa Kỳ dưới ảnh hưởng của chính sách thương mại quốc tế của Hoa Kỳ. Bài nghiên cứu đã phân tích tổng thể hoạt động xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ dưới ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của những thay đổi quan trọng trong chính sách thương mại quốc tế của Hoa Kỳ đối với Việt Nam, đặc biệt là tác động chuyển hướng thương mại và tác động tạo lập thương mại. Bên cạnh đó, tác giả đã xác định các cơ hội và thách thức đối với hoạt động xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ trước sự bất định của Trumponomics, một chính sách thương mại kiểu mới của Chính quyền Tổng thống Donald Trump. Kết quả của bài nghiên cứu cho thấy rằng dựa trên cơ sở đôi bên cùng có lợi và nền kinh tế mang tính tương hỗ, Việt Nam vẫn có nhiều cơ hội phát triển xuất khẩu và đứng ở vị trí chiến lược trong quan hệ thương mại với Hoa Kỳ dù chính trường Hoa Kỳ có nhiều thay đổi. Tuy nhiên, tác giả đưa ra lý do rằng do muốn bảo hộ nền sản xuất trong nước, Hoa Kỳ đã đặt ra những chính sách thương mại kiểu mới đối với hàng nhập khẩu Việt Nam gây rủi ro cho việc xuất khẩu của Việt Nam trước các biện pháp bảo hộ mới từ thị trường Hoa Kỳ. [17] 11 CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH QUY TRÌNH XỬ LÝ CHỨNG TỪ XUẤT KHẨU ĐỐI VỚI HÀNG XUẤT KHẨU KINH DOANH ĐỒ GỖ GIA DỤNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN LOGISTICS U&I 2.1 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ ĐƠN VỊ THỰC TẬP 2.1.1 Tổng quan về công ty Công ty Cổ phần Đầu tư U&I được thành lập vào năm 1998 với tên gọi ban đầu là Công ty TNHH U&I, có văn phòng chính đặt tại số E296, đường 30/4, phường Phú Thọ, thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. - Một số thông tin cơ bản của Công ty Cổ phần Logistics U&I           Tên Việt Nam: Công ty cổ phần Logistics U&I Tên giao dịch quốc tế: U&I Logistics Logo: Hình 2.1.1.1 Logo Công ty cổ phần Logistics U&I (Nguồn: Internet) Slogan: CLIENT’S INTERESTS FIRST: vì quyền lợi khách hàng trước Tầm nhìn: Trở thành nhà cung cấp các dịch vụ logistics hiệu quả nhất tại Việt Nam Sứ mệnh: Cung cấp các giải pháp logistics đáp ứng đúng nhu cầu của từng khách hàng. Giá trị cốt lõi: Trung thực, kỷ luật và uy tín Loại hình công ty: Công ty cổ phần Đại diện pháp luật: Nguyễn Xuân Phúc Ngành nghề kinh doanh: Hoạt động dịch vụ hỗ trợ khác liên quan đến vận tải. [18] 12
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất