Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giải pháp nâng cao hiệu quả khai thác của lề đường trên các tuyến quốc lộ 24 và ...

Tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả khai thác của lề đường trên các tuyến quốc lộ 24 và tỉnh lộ trên địa bàn tỉnh quảng ngãi

.PDF
100
5
110

Mô tả:

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KHAI THÁC CỦA LỀ ĐƯỜNG TRÊN CÁC TUYẾN QUỐC LỘ 24 VÀ TỈNH LỘ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NGÃI Học viên: Võ Duy Tùng Chuyên ngành: Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông Mã số: 60 58 02 05 Khóa: 31 Trường Đại học Bách khoa - ĐHĐN Luận văn trình bày các kết quả nghiên cứu về giải pháp nâng cao hiệu quả khai thác của lề đường trên các tuyến Quốc lộ 24 và tỉnh lộ trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi. Tác giả đã đưa ra được các giải pháp nâng cao hiệu quả khai thác của lề đường trên cơ sở pháp lý, thực tiễn của hệ thống giao thông trên các tuyến Quốc lộ 24 và tỉnh lộ về kích thước hình học, kết cấu lề đường, điều kiện giao thông, công tác quản lý khai thác, công tác sửa chữa bảo dưỡng; và dựa trên cơ sở định hướng phát triển giao thông bền vững. Đó là: giải pháp về kỹ thuật; giải pháp đảm bảo an toàn giao thông; giải pháp về thể chế; giải pháp về vốn, tạo vốn, quản lý và tiết kiệm; giải pháp về giáo dục, cưỡng chế và khuyến khích. Từ khóa: Lề đường, quốc lộ, tỉnh lộ, hiệu quả khai thác, phát triển bền vững. SOLUTIONS TO IMPROVE THE EFFICIENCY OF EXPLOITATION OF ROADSILE ON THE NATIONAL HIGHWAYS 24 AND COLLECTOR ROADS ON QUANG NGAI PROVINCE Thesis presents results of research on solutions to improve the efficiency of roadside exploitation on Route 24 and provincial roads in Quang Ngai province. The author has proposed solutions to improve the efficiency of the roadside exploitation on the legal basis, the practicality of traffic systems on the Route 24 and provincial roads on the geometric dimensions, curbside Traffic conditions, management of exploitation, repair and maintenance work; And based on the orientation of sustainable transport development. There are: technical solutions; Solution to ensure traffic safety; Institutional solution; Solutions to capital, capital creation, management and saving; Educational, enforcement and incentive solutions. Keywolds: Roads, highways, provincial roads, efficiency of exploitation, sustainable development. MỤC LỤC MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................... 1 2. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................... 2 3. Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................... 2 4. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 2 5. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................2 6. Bố cục luận văn...................................................................................................2 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN LỀ ĐƯỜNG CỦA ĐƯỜNG HAI LÀN XE VÀ HIỆU QUẢ KHAI QUẢ KHAI THÁC CỦA LỀ ĐƯỜNG .......................................................................................................................... 4 1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CHUNG ..............................................................................4 1.1.1. Lề đường .......................................................................................................4 1.1.2. Hiệu quả khai thác ........................................................................................ 7 1.1.3. Đường Quốc lộ và đường tỉnh ......................................................................8 1.2. THỰC TRẠNG QUY HOẠCH, THIẾT KẾ VÀ KHAI THÁC LỀ ĐƯỜNG CỦA CÁC NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI ....................................................................................... 9 1.2.1. Về thiết kế Kích thước hình học của lề đường .............................................9 1.2.2. Về quản lý khai thác ................................................................................... 10 1.3. THỰC TRẠNG QUY HOẠCH, THIẾT KẾ VÀ KHAI THÁC LỀ ĐƯỜNG HAI LÀN XE Ở NƯỚC TA HIỆN NAY..............................................................................10 1.3.1. Thực trạng Quy hoạch và thiết kế kích thước hình học của lề đường ........10 1.3.2. Chất lượng và kết cấu lề đường ..................................................................11 1.3.3. Tốc độ thiết kế và khai thác ........................................................................12 1.3.4. Hành lang an toàn đường bộ .......................................................................12 1.3.5. Quản lý và bảo trì........................................................................................ 12 1.3.6. An toàn giao thông ...................................................................................... 14 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ..............................................................................................15 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG THIẾT KẾ, KHAI THÁC LỀ ĐƯỜNG TRÊN CÁC TUYẾN QL24 VÀ TỈNH LỘ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NGÃI .......16 2.1. GIỚI THIỆU VỀ CÁC TUYẾN QL24 VÀ TỈNH LỘ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NGÃI ..............................................................................................................16 2.1.1. Vị trí địa lý ..................................................................................................17 2.1.2. Chức năng ...................................................................................................18 2.1.3. Đặc điểm .....................................................................................................19 2.2. KHẢO SÁT, PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG THIẾT KẾ VÀ KHAI THÁC LỀ ĐƯỜNG TRÊN CÁC TUYẾN QL24 VÀ TỈNH LỘ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NGÃI .......................................................................................... 20 2.2.1. Về Kích thước hình học và kết cấu lề đường .............................................20 2.2.2. Về tổ chức quản lý khai thác lề đường. ...................................................... 21 2.2.3. Về An toàn giao thông. ...............................................................................24 2.2.4. Về công tác sửa chữa, bảo dưỡng. .............................................................. 27 2.2.5. Hiệu quả khai thác ...................................................................................... 29 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ..............................................................................................31 CHƯƠNG 3. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KHAI THÁC CỦA LỀ ĐƯỜNG TRÊN CÁC TUYẾN QL24 VÀ TỈNH LỘ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NGÃI ..................................................................................................32 3.1. CƠ SỞ ĐỀ XUẤT ..................................................................................................32 3.1.1. Cơ sở pháp lý .............................................................................................. 32 3.1.2. Cơ sở thực tiễn ............................................................................................ 33 3.1.3. Cơ sở đề xuất dựa trên quan điểm mới về phát triển bền vững. .................34 3.1.3.1. Phát triển bền vững .................................................................................34 3.1.3.2. Quản lý khai thác theo chức năng ........................................................... 37 3.1.3.3. Quản lý khai thác theo lợi ích ..................................................................38 3.2. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KHAI THÁC CỦA LỀ ĐƯỜNG......................................................................................................................... 39 3.2.1. Nhóm giải pháp về kỹ thuật ........................................................................39 3.2.1.1. Xác định kích thước hợp lý của lề đường ................................................39 3.2.1.2. Kết cấu áo đường ..................................................................................... 52 3.2.2. Nhóm giải pháp đảm bảo an toàn giao thông. ............................................54 3.2.3. Nhóm giải pháp về thể chế .........................................................................59 3.2.4. Nhóm giải pháp về vốn, tạo vốn, quản lý và tiết kiệm. .............................. 63 3.2.5. Nhóm giải pháp giáo dục, cưỡng chế và khuyến khích .............................. 66 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ..............................................................................................69 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .....................................................................................70 1. KẾT LUẬN ...............................................................................................................70 2. KIẾN NGHỊ ...............................................................................................................71 TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................72 QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN (bản sao) PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ATGT BTN : An toàn giao thông : Bê tông nhựa BTXM : Bê tông xi măng GTVT : Giao thông vận tải GTĐB : Giao thông đường bộ QL : Quốc lộ KTXH : Kinh tế xã hội TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam TCN : Tiêu chuẩn Ngành TNGT : Tai nạn giao thông UBND : Ủy ban nhân dân DANH MỤC CÁC BẢNG Số hiệu bảng Tên bảng Trang 2.1. Các tuyến đường QL24 và tỉnh lộ trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi 18 2.2. Tổng hợp cấp đường, vận tốc, tiêu chuẩn kỹ thuật 19 2.3. Số liệu tai nạn giao thông trên các tuyến QL24 25 2.4. Số liệu tai nạn giao thông trên các tuyến tỉnh lộ 25 2.5. Nguyên nhân gây TNGT trên các tuyến QL24 và tỉnh lộ (2010-2016) 26 2.6. Phương tiện gây TNGT trên tuyến QL24 và tỉnh lộ (20102016) 26 3.1. Văn bản và tiêu chuẩn liên quan đến quản lý khai thác 32 3.2. Bảng lượng mưa trung bình nhiều năm (mm) 43 3.3. Bảng tổng hợp thời gian ngập nước trung bình nhiều năm tỉnh Quảng Ngãi 44 3.2. Giải pháp xây dựng văn bản quản lý khai thác GTĐB ở tỉnh 61 3.3. Giải pháp cho công tác bảo trì và nguồn thu phí bảo trì 64 3.4. Giải pháp quản lý giao thông và tiết kiệm nguồn vốn đầu tư 65 3.5. Giải pháp giáo dục, khuyến khích 68 DANH MỤC CÁC HÌNH Số hiệu hình Tên hình Trang 1.1. Cấu tạo của lề đường 5 1.2. Lề đường trên các tuyến đường ở Nhật Bản 10 1.3. Lề đường trên các tuyến đường ở Mỹ 10 1.4. Tổ chức và điều khiển giao thông trên một số tuyến đường QL 14 2.1. Bản đồ hệ thống giao thông đường QL24 và tỉnh lộ trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi. 17 2.2. Hình ảnh lề đường một số tuyến đường 20 2.3. Tỷ lệ kết cấu mặt đường trên QL24 và tỉnh lộ 21 2.4. Tỷ lệ kết cấu mặt đường trên QL24 và tỉnh lộ 21 2.5. Hình ảnh các tuyến QL24 và tỉnh lộ 22 2.6. Đấu nối trực tiếp từ thôn, xóm vào đường tỉnh 22 2.7. Nút giao thông 23 2.8. Tình trạng vi phạm lấn chiếm dải đất dành cho đường 23 2.9. Nước đọng thành vũng trên mặt đường 24 2.10. Sạt lở taluy dương đường khi không có lề đường, không có taluy chắn 24 2.11. Biểu đồ thể hiện số lượng tai nạn trên các tuyến QL24 từ 2010-2016 25 2.12. Biểu đồ thể hiện số lượng tai nạn trên các tuyến Tỉnh lộ từ 2010-2016 25 2.13. Sơ đồ quy trình công tác sửa chữa, bảo trì hằng năm 28 3.1. Mô hình phát triển bền vững 35 3.2. Cấu tạo mặt cắt ngang đường ngoài đô thị (điển hình) 38 3.3. Sơ đồ tổng quát của các nguồn có ảnh hưởng đến trạng thái ẩm của nền đường ô tô [10] 39 3.4. Sơ đồ tính toán phân bố ẩm một chiều 40 3.5. Đồ thị xác định trị số Kw [10] 41 3.6. Sơ đồ xác định phạm vi thấm ướt lớn nhất của nền đường dưới tác dụng của nước ngập và nước ngầm [10] 42 3.7. Mặt cắt ngang điển hình đoạn tuyến bình thường 45 3.8. Mặt cắt ngang điển hình đoạn đường đầu cầu, đắp cao 45 3.9. Mặt cắt ngang điển hình trên tuyến QL24B 46 3.10. Trắc ngang tuyến QL24B tại Km 25+270.12 47 3.11. Biểu đồ quan hệ bề rộng lề đường và thời gian ngập nước T với Bnền = 7,5m 48 3.12. Mặt cắt ngang điển hình trên tuyến ĐT.627B 48 3.13. Trắc ngang tuyến ĐT.637B tại Km 32+141 49 3.14. Biểu đồ quan hệ bề rộng lề đường và thời gian ngập nước T, Bnền = 5,5m 50 3.15. Mặt cắt ngang điển hình trên tuyến ĐT.623B 50 3.15. Trắc ngang tuyến ĐT.623B tại Km 32+17.69 51 3.16. Biểu đồ quan hệ bề rộng lề đường và thời gian ngập nước T, Bnền = 7,0m 52 3.17. Mặt cắt ngang điển hình lề đường kết cấu thâm nhập nhựa 53 3.18. Mặt cắt ngang điển hình lề đường kết cấu BTN 53 3.19. Mặt cắt ngang điển hình lề đường kết cấu BTXM 54 3.19. Bố trí giá long môn, cần vươn 58 3.14. Sơ đồ bộ máy quản lý khai thác các tuyến QL24 ở Quảng Ngãi 59 3.15. Sơ đồ bộ máy quản lý khai thác các tuyến Tỉnh lộ ở Quảng Ngãi 59 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Giao thông vận tải đóng một vai trò quan trọng trong kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước. Giao thông đường bộ là phương thức giao thông vận tải chiếm tỉ lệ cao nhất trong các loại hình Giao thông vận tải, là phương thức Giao thông vận tải phổ biến nhất và có tác động đến kinh tế xã hội sâu sắc nhất. Để giao thông vận tải đường bộ phát triển bền vững, mang lại hiệu quả phát triển kinh tế xã hội đất nước thì chúng ta phải coi trọng công tác đầu tư, quản lý khai thác đường bộ, đảm bảo khai thác hiệu quả, bền vững giao thông vận tải đường bộ hiện có. Tuy nhiên, công tác quản lý khai thác đường bộ hiện nay quy định còn nhiều bất cập, công tác quy hoạch, thiết kế chưa có tính tổng thể xem nhẹ kết nối và phát triển bền vững. Chưa chú trọng trong kết cấu và thiết kế tổng thể của tuyến đường đặc biệt là lề đường. Dẫn đến nhiều tuyến đường trong thực tế chủ yếu thiết kế, khai thác chú trọng đến phần đường xe chạy mà không quan tâm đến “lề đường” đã làm giảm đi đáng kể lợi ích đáng kể từ lề đường mang lại. Những câu hỏi: Đường bộ làm ra để làm gì? Mang lại lợi ích gì? Lề đường có tác dụng gì? Làm sao để khai thác tốt hiệu quả của lề đường ?… luôn là những vấn đề thời sự cả về lý thuyết và thực tế của lĩnh vực kỹ thuật giao thông vận tải. Các tuyến đường Quốc lộ 24 và tỉnh lộ trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi giữ một vai trò quan trọng trong hệ thống giao thông đường bộ địa phương. Cùng với sự phát triển của cả nước nói chung và Quảng Ngãi nói riêng thì lưu lượng tham gia giao thông trên các tuyến trên ngày càng tăng nhanh. Tuy nhiên, nó cũng không tránh khỏi thực trạng chung về những tồn tại, hạn chế trong quá trình thiết kế, khai thác đường bộ như nói ở trên, làm giảm đi hiệu quả tuyến đường mang lại đặc biệt là hiệu quả từ lề đường làm giảm đi đáng kể khả năng khai thác hiệu quả của đường bộ mang lại. Xuất phát từ thực tế như trên, Đề tài “Giải pháp nâng cao hiệu quả khai thác của lề đường trên các tuyến Quốc lộ 24 và tỉnh lộ trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi” mong muốn đóng góp một phần nhỏ từ việc nhìn nhận hiệu quả khai thác lề đường như thế nào? Đường Quốc lộ và tỉnh lộ được hiểu như thế nào cho đúng đến việc xây dựng giải pháp, làm cơ sở cho người thiết kế, người quản lý xem xét đưa ra phương án quy hoạch, có một cơ chế quản lý, khai thác vận hành hiệu quả nhằm nâng cao hiệu quả khai thác lề đường của các tuyến đường bộ nói chung và các tuyến đường quốc lộ (trừ QL1A) và tỉnh lộ ở 2 Quảng Ngãi nói riêng để đem lại những lợi ích trước mắt và lâu dài cho sự phát triển kinh tế, xã hội của địa phương. 2. Mục tiêu nghiên cứu a. Mục tiêu tổng quát Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả khai thác của lề đường trên các tuyến QL24 và các tỉnh lộ trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi. b. Mục tiêu cụ thể - Làm rõ một số từ ngữ, thuật ngữ chuyên môn liên quan đến nội dung đề tài như: Lề đường, khai thác, hiệu quả khai thác, quản lý khai thác, đường Quốc lộ, tỉnh lộ, chức năng đường quốc lộ, chức năng tỉnh lộ… và giới thiệu kiến thức cơ bản về hiệu quả trong dự án và đánh giá hiệu quả khai thác lề đường. - Nhìn nhận về chức năng lề đường, lợi ích của lề đường. - Thực trạng trong công tác thiết kế và quản lý khai thác lề đường của các tuyến đường QL24 và tỉnh lộ ở Quảng Ngãi. - Trên cơ sở lý thuyết và thực tế đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả khai thác lề đường trên các tuyến QL24 và tỉnh lộ ở Quảng Ngãi như: xây dựng nội dung và đề xuất các giải pháp về thể chế, cơ chế; quy hoạch; chỉ tiêu đánh giá để nâng cao hiệu quả khai thác lề đường ở Quảng Ngãi trên cơ sở quan điểm, nguyên tắc đề ra. 3. Đối tượng nghiên cứu Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả khai thác của lề đường trên các tuyến QL24 và tỉnh lộ trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi. 4. Phạm vi nghiên cứu Hiện trạng thiết kế và quản lý khai thác lề đường trên các tuyến QL24 và tỉnh lộ trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi. 5. Phương pháp nghiên cứu - Nghiên cứu lý thuyết: phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết, kinh nghiệm từ dự án thực tế kết hợp ý kiến chuyên gia. - Phương pháp khảo sát thực nghiệm, phân tích, đánh giá (trên cơ sở các tiêu chí từ các TCVN, TCN trong và ngoài nước) về hiện trạng đang khai thác của lề đường; thông qua một số chỉ tiêu từ đó đề xuất giải pháp cải thiện các tồn tại, nhằm nâng cao hiệu quả khai thác lề đường trên tuyến QL24 và tỉnh lộ ở Quảng Ngãi. 6. Bố cục luận văn Ngoài phần mở đầu và phần kết luận kiến nghị, luận văn gồm 3 chương: Chương 1. Tổng quan các vấn đề liên quan đến lề đường của đường hai làn xe và hiệu quả khai thác của lề đường. 3 Chương 2. Thực trạng thiết kế, khai thác lề đường trên các tuyến QL24 và tỉnh lộ trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi. Chương 3: Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả khai thác của lề đường trên các tuyến QL24 và tỉnh lộ trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi. Kết luận và kiến nghị. Tài liệu tham khảo 4 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN LỀ ĐƯỜNG CỦA ĐƯỜNG HAI LÀN XE VÀ HIỆU QUẢ KHAI QUẢ KHAI THÁC CỦA LỀ ĐƯỜNG 1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CHUNG Cùng với sự phát triển kinh tế gần đây chúng ta đầu tư vào GTĐB khá nhiều dự án với quy mô và nguồn vốn ngày càng lớn, để có thể đáp ứng được nhu cầu vận tải ngày một tăng cao theo chiều hướng phát triển kinh tế như hiện nay. Đầu tư và để GTĐB phát triển theo hướng bền vững và mang lại hiệu quả phát triển KTXH đất nước thì công tác quản lý khai thác phải được đặt biệt quan tâm, koi trọng và là một phần không thể thiếu trong tổng thể công tác đầu tư. Chúng ta phải koi trọng công tác quản lý khai thác đường bộ, đảm bảo khai thác hiệu quả, bền vững GTVT đường bộ hiện có. Tuy nhiên, công tác quản lý khai thác đường bộ hiện nay quy định còn nhiều bất cập, công tác quy hoạch, thiết kế chưa có tính tổng thể, đồng bộ xem nhẹ tính kết nối và phát triển bền vững. Chưa chú trọng trong kết cấu và thiết kế tổng thể của tuyến đường đặc biệt là lề đường. Lề đường còn nhiều tồn đọng về thiết kế kích thước hình học, kết cấu lề đường, an toàn giao thông bố trí trên lề, tính kinh tế khi đầu tư cũng như hiệu quả khai thác mang lại khi đầu tư cũng như công tác quản lý bảo trì,... Dẫn đến nhiều tuyến đường trong thực tế chủ yếu thiết kế, khai thác chú trọng đến phần đường xe chạy mà không quan tâm đến lề đường mà đã làm giảm đi đáng kể lợi ích đáng kể từ lề đường mang lại trong GTĐB. Vì vậy, Học viên xin bắt đầu từ những khái niệm và thuật ngữ cơ bản liên quan đến nội dung, tên của đề tài “Giải pháp nâng cao hiệu quả khai thác của lề đường trên các tuyến Quốc lộ 24 và tỉnh lộ trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi”. Những khái niệm được trình bày dưới đây là dựa vào các văn bản chính thức của Nhà nước và một số tài liệu nghiên cứu, học tập phổ biến gần đây. 1.1.1. Lề đường 1.1.1.1. Khái niệm - Lề đường là phần đất còn lại hai bên phần xe chạy nhằm mục đích về cơ học là làm phần xe chạy được ổn định, về tâm lý là làm cho người lái xe an tâm chạy xe với tốc độ cho phép, về tổ chức giao thông là nơi đỗ xe khẩn cấp (khi xe hỏng, gặp tai nạn,…). Đối với đường cấp thấp thì còn để cho bộ hành và xe thô sơ đi. Trong duy tu bảo dưỡng cho phép tạm thời tập kết vật liệu sửa chữa trên lề đường. [9] - Lề đường có các cấu tạo như sau: 5 + Phần mở rộng: Phần này có cấu tạo thường xuyên trên đường cao tốc và cấu tạo y như cấu tạo áo đường của phần xe chạy chính. Theo tiêu chuẩn Việt Nam, phần này rộng 0,25m và nằm trong diện tích phần gia cố. Đường ô tô không có cấu tạo này. Trên phần mở rộng này có dải dẫn hướng là một vạch sơn vàng hoặc trắng có chiều rộng 0,2m. + Phần lề gia cố: còn gọi là lề cứng. Về không gian đây có ý nghĩa là dải an toàn. Phần này được gia cố bằng các vật liệu như lớp mặt áo đường, có mục đích tạo không gian cho xe đỗ. + Dải đỗ xe: Dải này gồm có dải mở rộng và phần lề gia cố để xe đỗ trong trường hợp khẩn cấp, chiều rộng từ 2,5 đến 3,0m. + Thềm cỏ: nằm ngoài dải đỗ xe có chiều rộng là 0,5m trên đường ô tô và 0,75 ÷ 1,0m trên đường cao tốc. - Cấu tạo của lề đường có thể xem hình bên dưới. Cần nhắc rằng cây trồng và các trang thiết bị phải đặt bên ngoài lề đường. Hình 1.1. Cấu tạo của lề đường 1.1.1.2. Chức năng Xét về chức năng của lề đường thì có hai chức năng chính đó là chức năng giao thông và chức năng không gian. - Chức năng không gian: lề đường tạo không gian thỏa mái cho người tham gia giao thông, tạo tâm lý thỏa mái an toàn cho người lái xe; cải thiện tầm nhìn xe chạy cho người tham gia giao thông được thông thoáng và đảm bảo tầm nhìn; tạo cảnh quan hai bên tuyến được hài hòa, kết hợp với dải đất dành cho đường làm cho tuyến đường được thông thoáng, xuyên suốt đảm bảo an toàn giao thông cho người tham gia giao thông và dân cư sống hai bên đường, đảm bảo môi trường xung quanh. Ngoài ra lề đường là nơi bố trí các hạ tầng kỹ thuật như: Hạ tầng viễn thông, cấp thoát nước, điện chiếu sáng… Việc bố trí các hạ tầng kỹ thuật trong không gian đường trước khi đấu nối vào các khu dân cư, công trình công cộng… đem lại lợi ích cho KTXH như: Tiết kiệm tài nguyên sử dụng đất, tạo ra không gian hợp lý giúp hạ 6 tầng kỹ thuật không bố trí chồng chéo nhau và an toàn cho cộng đồng dân cư. - Chức năng giao thông: lề đường là phần cấu tạo tiếp giáp với phần mặt đường xe chạy có tác dụng bảo vệ kết cấu mặt đường xe chạy, tạo độ ổn định cho mặt đường, đảm bảo cho mặt đường được an toàn; tăng khả năng thông hành trên tuyến, tăng an toàn cho người và phương tiện tham gia giao thông. Đối với đường cấp thấp thì lề đường thể hiện như một làn xe dành cho xe thô sơ và người đi bộ lưu thông trên tuyến; đảm bảo cho quá trình giao thông trên tuyến đường an toàn và thông suốt. Đối với đường cao tốc, đường tốc độ cao lề đường chủ yếu thực hiện chức năng an toàn giao thông, đảm bảo được an toàn giao thông giữa xe chạy trên tuyến và hai bên đường, đảm bảo tuyến được thông suốt, an toàn; ngoài ra lề đường còn là nơi đỗ xe tạm thời, chỗ đậu xe khẩn cấp khi phương tiện tham gia giao thông khi gặp sự cố, tai nạn hoặc vấn đề khi lưu thông trên tuyến. Trong duy tu sửa chữa đường bộ thì lề đường có thể là nơi tập kết vật tư, vật liệu để sửa chữa và lề đường còn có thể bố trí thoát nước. 1.1.1.3. Ý nghĩa - Lề đường làm cho tuyến đường được thông thoáng, tạo cảnh quan hai bên đường hài hòa hơn: về bình đồ, trắc dọc, trắc ngang để đường không bị gẫy theo các phương trong không gian nhằm đảm bảo tiện lợi và an toàn cho xe chạy, tiện lợi ở đây là một không gian êm thuận điều đặn không gây thị giác sai lệch về tầm nhìn, khó chịu cho lái xe khi tham gia giao thông. Sự an toàn ở đây chính là sự thay đổi tuyến đều đặn, đủ tầm nhìn và sự quan sát của lái xe để có phản xạ kịp thời. - Lề đường tạo hành lang an toàn giao thông trên tuyến, đảm bảo tính kết nối giữa đường và các công trình phụ trợ trên tuyến, đảm bảo không gian bố trí các yếu tố an toàn giao thông, môi trường xung quanh hai bên dọc tuyến. Tạo sự đồng thuận về không gian dải đất hai bên đường. 1.1.1.4. Yêu cầu của lề đường - Lề đường được thiết kế tùy thuộc vào cấp đường và tốc độ thiết kế của tuyến đường. Tùy vào cấp đường mà lề đường có một phần được gia cố theo quy định. - Đường có tốc độ thiết kế từ 60km/h trở lên phải có dải dẫn hướng. Dải dẫn hướng là vạch kẻ liền (trắng hoặc vàng) rộng 20cm nằm trên lề gia cố, sát với mép phần mặt đường. Ở các chỗ cho phép xe qua, như nút giao thông, chỗ tách nhập các làn… dải dẫn hướng kẻ bằng nét đứt (theo điều lệ báo hiệu đường bộ). Trường hợp trên đường cấp III có bố trí dải phân cách bên để tách riêng làn xe đạp trên lề gia cố, thì thay thế bằng hai vạch liên tục màu trắng, chiều rộng mỗi vạch là 10cm và mép vạch cách nhau 10cm (tổng chiều rộng cả hai vạch là 30cm). - Tại các vị trí có làn xe phụ như làn phụ leo dốc, làn chuyển tốc… các làn xe phụ sẽ thế chỗ phần lề gia cố. Chiều rộng phần lề đất còn lại nếu không đủ, cần mở 7 rộng nền đường để đảm bảo phần còn lại của nền đất là 0,5m. - Đường dành cho xe thô sơ: Đối với đường cấp I và cấp II, phải tách xe thô sơ ra khỏi xe cơ giới để đi chung với các xe địa phương ở đường bên; đường cấp III xe thô sơ có thể đi trên lề gia cố (được tách riêng với làn xe cơ giới bằng dải phân cách bên). 1.1.2. Hiệu quả khai thác Trước tiên ta cần làm rõ hiệu quả là gì? Khai thác là gì? Hiệu quả là một chỉ tiêu phản ánh mức độ thu lại kết quả nhằm đạt được một mục đích nào đó tương ứng với một nguồn lực phải bỏ ra trong quá trình thực hiện một hoạt động nhất định hay lợi ích mang lại khi đầu tư vào vấn đề gì. Ở luận văn này chúng ta sẽ nghiên cứu Hiệu quả của lề đường vậy Hiệu quả lề đường là gì? Hiệu quả lề đường là toàn bộ kết quả của mục tiêu đề ra được đặc trưng bằng các tiêu thức có tính chất định tính thể hiện ở các loại kết quả đạt được và bằng các chỉ tiêu định lượng là hiệu số giữa các lợi ích đạt được và các chi phí bỏ ra của dự án. Khai thác là gì? Khai thác là “sử dụng” dự án đã được đầu tư hay nói khác đi khai thác là giai đoạn tiếp theo của giai đoạn hoàn công thực hiện dự án đó là vận hành dự án. Khai thác nằm trong chuỗi hoạt động của đầu tư dự án, đó là sự tiếp tục của quá trình đầu tư, là giai đoạn cuối cùng của dự án. Khai thác cũng là một hình thức bỏ vốn để thu lại lợi ích, nhưng bỏ vốn ở giai đoạn vận hành dự án. Hiệu quả khai thác lề đường là gì? Hiệu quả khai thác của lề đường là toàn bộ quá trình khi đưa công trình vào sử dụng, khai thác triệt để hiệu quả lề đường mang lại cho tuyến đường cũng như công trình giao thông; làm tăng thêm các tài sản vật chất, nguồn nhân lực và trí tuệ để cải thiện chức năng - lợi ích của lề đường, cụ thể như sau: - Lợi ích KTXH: Gồm 2 nhóm lợi ích: Lợi ích KTXH có thể định lượng được và Lợi ích xã hội không thể định lượng. - Lợi ích KTXH có thể định lượng được bao gồm: + Lợi ích do tiết kiệm được thời gian vận tải, vận chuyển hàng hóa, tăng khả năng thông hành đi lại của hành khách cũng như hàng hóa được lưu thông nhanh chóng, hạ giá thành vận chuyển và thông suốt hơn. + Lợi ích do giảm thiểu tai nạn giao thông khi tạo được hành lang an toàn đường bộ cho người và phương tiện tham gia giao thông, tạo được tâm lý thỏa mái cho người điều khiển giao thông. - Lợi ích xã hội không thể định lượng bao gồm: + Nâng cao giá trị sử dụng của các tài nguyên sẵn có ở địa phương. + Thúc đẩy sản xuất phát triển. + Hạn chế thấp nhất các hư hỏng do tác động từ bên ngoài. + Góp phần nâng cao dân trí và cải thiện đời sống văn hoá - xã hội. 8 + Tạo công ăn việc làm, tăng thêm thu nhập cho toàn xã hội. + Nâng cao khả năng cũng cố an ninh, đảm bảo trật tự và ổn định xã hội. + Góp phần cải thiện, nâng cao cảnh quang môi trường. 1.1.3. Đường Quốc lộ và đường tỉnh Quốc lộ là đường nối liền Thủ đô Hà Nội với trung tâm hành chính cấp tỉnh; đường nối liền trung tâm hành chính cấp tỉnh từ ba địa phương trở lên; đường nối liền từ cảng biển quốc tế, cảng hàng không quốc tế đến các cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính trên đường bộ; đường có vị trí đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển Kinh tế Xã hội của vùng, khu vực. [12] Tỉnh lộ là đường nối trung tâm hành chính của tỉnh với trung tâm hành chính của huyện hoặc trung tâm hành chính của tỉnh lân cận; đường có vị trí quan trọng đối với sự phát triển Kinh tế - Xã hội của tỉnh. [12] Trong hệ thống đường bộ Việt Nam thì hệ thống đường Quốc lộ do Bộ giao thông vận tải quản lý. Cơ quan chuyên ngành của Bộ là Tổng cục đường bộ, các Cục đường bộ, các Hạt đường bộ trực tiếp thực hiện công tác quản lý nhà nước trong quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông trên đường Quốc lộ. Hệ thống tỉnh lộ do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm. Cơ quan chuyên ngành của UBND cấp tỉnh là Sở GTVT trực tiếp thực hiện công tác quản lý nhà nước trong quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường tỉnh. - Ngoài ra Thế giới quan niệm về Quốc lộ và tỉnh lộ như sau: Theo ASSHTO [1], đường ô tô ngoài đô thị được phân theo chức năng của con đường gồm 3 loại: Đường trục chính, đường gom và đường địa phương. So với hệ thông đường bộ Việt Nam thì đường trục chính là đường cao tốc, Quốc lộ; đường gom là đường tỉnh; đường địa phương là đường huyện, xã, thôn khối phố. Theo đó, về chức năng giao thông xem đường trục chính là đường Quốc lộ (highway) có chức năng nối liền các trung tâm kinh tế, các khu vực lại với nhau, mang tính kết nối khu vực. Kết nối các đô thị quan trọng có mật độ dân số lớn. Đường trục chính được chia thành đường cao tốc và các đường trục chính khác (đường gom hay tỉnh lộ đối với Việt Nam). Tỉnh lộ về chức năng giao thông được xem là đường gom (collector roads) để phân biệt với đường địa phương (local roads). Nhìn chung thế giới khái niệm về đường gom như sau: Một con đường thu gom (collector road) hay phân phối (distributor road) là một con đường có tốc độ trung bình, phục vụ giao thông giữa khu phố lớn và các trung tâm thị trấn, phân phối giao thông giữa đường địa phương và các tuyến đường trục chính, 9 kết nối giữa các tuyến đường trục chính liền kề. Đường gom chia làm 2 loại: Đường gom chính và Đường gom phụ. Đường gom có đặc trưng tính cơ động và tính tiếp cận vừa phải nên đường gom mang tính kết nối cao, phân phối vận chuyển hàng hóa từ đường trục chính đến đường địa phương và ngược lại. Nhận xét: Quốc lộ có vai trò quan trọng trong hệ thống giao thông liên tỉnh, khu vực kinh tế giữa các tỉnh, các vùng lại với nhau, mang tính kết nối cao; tỉnh lộ có một vai trò quan trọng trong hệ thống GTĐB địa phương, có chức năng như một đường gom ra Quốc lộ. Do đó cần xác định rõ vai trò, chức năng của từng tuyến Quốc lộ và tỉnh lộ để khai thác tỉnh lộ đạt hiệu quả. 1.2. THỰC TRẠNG QUY HOẠCH, THIẾT KẾ VÀ KHAI THÁC LỀ ĐƯỜNG CỦA CÁC NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI 1.2.1. Về thiết kế Kích thước hình học của lề đường Hiện nay, các nước trên thế giới đường ô tô được phân cấp hạng chủ yếu theo chức năng của con đường trong mạng lưới giao thông toàn quốc. Để phân loại cấp đường, lưu lượng xe thiết kế, tốc độ thiết kế, bề rộng nền đường, mặt đường, lề đường… thì lưu lượng xe thiết kế không còn là tiêu chuẩn “cứng” bắt buộc để chọn để chọn cấp tốc độ thiết kế, không phân biệt chức năng con đường trên mạng lưới chung. Theo đó, đầu tiên phải chú ý đến cấp đường theo chức năng rồi sau đó mới xét tới điều kiện địa hình và lưu lượng xe để thiết kế. Vì thế các yếu tố mặt cắt ngang đường, bề rộng xe chạy, lề đường đều tùy thuộc vào chức năng từng tuyến đường mà đưa ra tiêu chuẩn thiết kế cụ thể. - Chiều rộng lề đường ở các nước hiện nay thay đổi từ 0,6m đến 3,6m. Chiều rộng lề đường thay đổi theo cấp đường và lưu lượng xe thiết kế. Phần lề đường tiếp giáp với taluy nền đắp có thể làm theo dạng gãy hoặc dạng gọt tròn. - Chiều rộng 0,6m được xem là chiều rộng tối thiểu cho phép của lề đường và nên dùng đối với đường có ít xe chạy. Chiều rộng 1,8m đến 2,4m là chiều rộng lề đường được khuyên là nên sử dụng khi thiết kế cũng như khai thác. Đối với đường thiết kế với cấp độ tính toán cao, lưu lượng xe lớn và có nhiều xe tải chạy thì nên dùng loại lề đường có mép lề gọt tròn và chiều rộng lề tối thiểu là 3m, tốt nhất rộng đến 3,6m. Tuy nhiên tránh biến phần lề đường này như một làn xe của mặt đường. - Kết cấu áo lề đường được thiết kế giống kết cấu áo đường, đảm bảo ổn định mặt đường. Kích thước lề đường của các nước Mỹ, Pháp, Trung Quốc được tham khảo theo 10 bảng Phụ lục 1.1, Phụ lục 1.2, Phụ lục 1.3, Phụ lục 1.4. 1.2.2. Về quản lý khai thác - Lề đường được khai thác sử dụng làm làn đường cho người đi xe đạp, xe thô sơ lưu thông trên tuyến, ngoài ra lề đường còn dùng làm nơi dừng đỗ xe trong trường hợp khẩn cấp. - Lề đường được bố trí vạch phân làn giữa phần xe chạy và lề đường đảm bảo an toàn cho người tham gia lưu thông trên lề đường. - Hệ thống biển báo, cọc tiêu, tường hộ lan, đèn tín hiệu, điện chiếu sáng được bố trí đầy đủ đảm bảo kích thước, an toàn giao thông trên tuyến. Nhận xét: Lề đường ở các nước phát triển được thiết kế, xây dựng và khai thác đúng chức năng giao thông trên tuyến: đảm bảo an toàn giao thông, tăng khả năng thông hành dành cho người đi xe đạp và thô sơ; tạo cảnh quan hài hòa dọc hai bên tuyến, cải thiện tầm nhìn cho người lưu thông trên tuyến. Hình 1.2. Lề đường trên các tuyến đường ở Nhật Bản Hình 1.3. Lề đường trên các tuyến đường ở Mỹ 1.3. THỰC TRẠNG QUY HOẠCH, THIẾT KẾ VÀ KHAI THÁC LỀ ĐƯỜNG HAI LÀN XE Ở NƯỚC TA HIỆN NAY 1.3.1. Thực trạng Quy hoạch và thiết kế kích thước hình học của lề đường Hiện nay, ở nước ta khi thiết kế một tuyến đường để tiến hành đầu tư xây dựng 11 đến khi đưa vào khai thác sử dụng thì các tuyến đường hai làn xe trên nước ta khi thiết kế chủ yếu dựa vào Tiêu chuẩn TCVN 4054-2005. Tùy vào cấp đường, chức năng và tốc độ thiết kế mà lề đường được thiết kế phù hợp với yêu cầu đó, theo TCVN 40542005 lề đường được thiết kế theo bảng Phụ lục 1.5, Phụ lục 1.6. Tuy nhiên hiện nay vì còn nhiều yếu tố khách quan về điều kiện thời tiết, khí hậu, điều kiện nguồn vốn ở từng địa phương nên khi đầu tư, thiết kế một tuyến đường bất kì mà Chủ đầu tư đặt vấn đề mục đích kinh tế chủ yếu kéo dài tuyến được càng dài càng tốt mà không chú trọng vào kích thước hình học của lề, gia cố, thoát nước, kết cấu áo lề, bố trí an toàn giao thông trên lề đường,... Vì thế, từ khâu thiết kế chúng ta đã không chú trọng thiết kế, đầu tư lề đường đúng cách dẫn đến làm giảm đi hiệu quả lề đường mang lại cho phát triển GTĐB. 1.3.2. Chất lượng và kết cấu lề đường Hàng năm cùng với sự phát triển kinh tế, khoa học kỹ thuật, khối lượng vận chuyển hàng hóa không ngừng tăng lên, lưu lượng xe chạy ngày càng tăng, tỉ lệ xe tải nặng, quá tải ngày càng lớn cùng với dòng xe hỗn hợp nên mặt đường xe chạy, lề đường và công trình trên đường càng chịu nhiều tác dụng nhiều của tải trọng xe. Lưu lượng xe lớn cùng với dòng xe chạy hỗn hợp, không phân làn, xe chạy lấn tuyến chạy sang phần lề đường cùng với kích thước hình học lề đường không đảm bảo yêu cầu, kết cấu lề đường chủ yếu bằng đất hoặc cấp phối đá dăm không ổn định, lề đường không được gia cố, không thoát nước hai bên tuyến. Cộng với các yếu tố khí hậu khắc nghiệt mưa bão kéo dài vào mùa mưa, thường xuyên xảy ra ngập úng ở nước ta tác động trực tiếp lên công trình đường làm cho chất lượng lề đường ngày càng hư hỏng, mất ổn định gây nên sạt lở, sụp lún, xói mòn ngày càng nghiêm trọng. Nhận xét: Hiện nay, ở nước ta việc đầu tư vào GTĐB ngày càng lớn nhưng vẫn chưa chú trọng trong kết cấu và thiết kế kích thước hình học của lề đường. Lề đường còn nhiều tồn đọng về kích thước hình học, chất lượng và kết cấu lề đường dẫn đến chất lượng lề đường không đạt được hiệu quả cao nhất và gây nên các hư hỏng nghiêm trọng ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng khai thác của tuyến đường, lưu thông xe cộ khó khăn, dễ tai nạn và nhất là làm giảm hiệu quả kinh tế, làm mất mỹ quan, gây bức xúc trong xã hội; không đảm bảo chức năng GTĐB, phương tiện tham gia giao thông trên tuyến; Tính hiệu quả kinh tế chưa cao từ khâu đầu tư đến khâu đưa vào khai thác sử dụng. Trong khi đó các cơ quan chức năng vẫn chưa có những giải pháp khắc phục cụ thể hoặc có khắc phục nhưng không đem lại hiệu quả cao, sau một thời gian ngắn thì lại xuất hiện hư hỏng, thậm chí còn nghiêm trọng hơn. 12 1.3.3. Tốc độ thiết kế và khai thác Theo tiêu chuẩn TCVN 4054-2005 thì lề đường chỉ có tác dụng làm ổn định mặt đường, tăng tầm nhìn, khả năng thông hành, đảm bảo an toàn giao thông. Đối với đường cấp thấp thì lề đường thể hiện như một làn xe dành cho xe thô sơ và người đi bộ lưu thông trên tuyến. Mà hiện nay các tuyến đường hai làn xe trên nước ta khi đưa vào khai thác thì không có vạch phân làn đường xe chạy và lề đường, cùng với tình trạng dòng xe hỗn hợp và phức tạp dẫn đến tình trạng xe tải, xe cơ giới lấn làn, vượt nhanh chạy ngược chiều gây nguy hiểm cho xe máy, thô sơ và người đi bộ nên việc khai thác lề đường dành cho người đi bộ và phương tiện thô sơ chưa đạt được mục đích thiết kế đề ra về chức năng cũng như lợi ích lề đường mang lại. Mặt khác lề đường với kết cấu bằng đất và cấp phối không ổn định nên việc khai thác vào vận tốc cũng như chức năng, lợi ích dành cho lề đường mang lại dường như không có. 1.3.4. Hành lang an toàn đường bộ Hiện nay việc quản lý, bảo vệ hành lang đường bộ được giao cho nhiều cơ quan, từ chính quyền tỉnh, huyện, xã, lực lượng công an, đơn vị quản lý đường bộ, đơn vị quản lý bảo dưỡng đường bộ, nhưng việc thực hiện còn nhiều tồn tại, bất cập như sau: - Tình trạng mở đường ngang đấu nối không có quy hoạch trực tiếp vào các tuyến đường chính; đường thôn, đường xóm thì cửa ngõ đều hướng ra quốc lộ, tỉnh lộ ngày càng phổ biến, nghiêm trọng, khó kiểm soát. - Tình trạng lấn chiếm làm lều quán sát lề đường, làm bãi chứa vật liệu, họp chợ hoặc đỗ xe được hợp pháp hóa bằng thu phí, chính quyền địa phương và các cơ quan liên quan thì thờ ơ, lợi dụng điều đó các tổ chức, cá nhân chuyển dần quy mô thành nhà xưởng, cửa hàng kinh doanh dịch vụ kiên cố. - Hành lang an toàn đường bộ chưa đảm bảo theo quy định, chưa đảm bảo đúng tiêu chuẩn. Quy hoạch còn chưa có đường gom dân sinh, chưa có các điểm đấu nối vào Quốc lộ, tỉnh lộ. - Quy hoạch còn chưa đảm bảo hành lang an toàn được bộ. Khoảng cách từ nhà dân, khu dân cư, khu công nghiệp, khu du lịch,… chưa đồng bộ đảm bảo an toàn giao thông khi từ khu dân cư, khu công nghiệp đi vào tỉnh lộ, đường quốc lộ. 1.3.5. Quản lý và bảo trì Chất lượng công tác quản lý bảo trì kết cấu hạ tầng đã có nhiều cố gắng nhưng nhìn chung vẫn chưa đảm bảo yêu cầu. Qua tìm hiểu, hiện nay công tác quản lý bảo trì đường bộ còn tồn tại một số vấn đề sau: - Vốn dành cho công tác duy tu, bảo trì thiếu đã làm ảnh hưởng đến chất lượng của hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông và giảm năng lực khai thác. - Khi bảo trì thì chỉ bảo trì hư hỏng trên mặt đường xe chạy mà chưa chú trọng đến bảo dưỡng lề đường theo quy định. 13 - Tình trạng xe chở quá tải chưa được kiểm soát chặt chẽ nên hệ thống quốc lộ, tỉnh lộ nhiều nơi đang bị hư hỏng, đi lại rất khó khăn và mất an toàn. - Một số chính sách được ban hành nhưng chưa có hướng dẫn cụ thể. - Không ít công trình sau khi kết thúc đầu tư xây dựng đưa vào khai thác có những tồn tại về chất lượng. - Đến nay, số doanh nghiệp có kinh nghiệm, nhân lực và thiết bị phù hợp với công tác quản lý, bảo dưỡng Quốc lộ, tỉnh lộ chưa nhiều (trừ các công ty truyền thống trước đây thuộc Khu quản lý đường bộ hoặc Sở GTVT). - Về tổ chức bộ máy quản lý duy tu sửa chữa đường cũng chưa thống nhất về mô hình tổ chức, ở Trung Ương đã chuyển thành doanh nghiệp nhà nước hoạt động công ích nhưng ở địa phương vẫn còn là đơn vị sự nghiệp. - Chưa có sự phối hợp tốt giữa quản lý và xây dựng các công trình giao thông. Công tác quản lý hiện nay vẫn bị buôn lỏng, nhiều nhà lãnh đạo không làm tròn được trách nhiệm được giao. Thậm chí còn tồn tại tình trạng thông đồng giữa người quản lý với các nhà thầu, dẫn đến ảnh hưởng xấu tới chất lượng công trình, bòn rút tiền của của Nhà nước. Những khiếm khuyết của công tác quản lý bảo trì đường ô tô có những tác hại nghiêm trọng mà nhà quản lý không nhận thấy được vì ba lý do: - Tốn phí và nhu cầu về tài chính rất lớn. Ngoài ra, những tổn phí mà ngành quản lý đường sá phải gánh chịu không thấm vào đâu so với tổn thất chung tổng cộng: những người sử dụng đường phải lái xe trên những đường xấu chịu những tổn thất lớn hơn nhiều. Sau nữa, giá thành vận tải tăng cao, hạn chế sự liên kết các thị trường kinh tế và làm giảm bớt sinh lực của các hoạt động phụ thuộc vào vận tải đường bộ. - Sự suy giảm chất lượng của GTĐB tăng tốc độ theo thời gian. Hiện tượng này làm cho người ta chưa kịp nhận thức được sự cần thiết của một đợt bảo dưỡng sửa chữa thì tình trạng chất lượng đã suy giảm rõ rệt tới mức đòi hỏi phải khôi phục lại hoặc làm lại đường với tổn phí lớn hơn nhiều. Vì vậy, điều rất quan trọng là phải nhận biết được kịp thời nhu cầu cần sửa chữa. - Những đơn vị quản lý GTĐB thường không phải gánh chịu những hậu quả của việc bảo dưỡng sửa chữa còn thiếu sót, do không phải chịu sức ép từ phía các tổ chức xã hội đòi hỏi phải cải thiện tình hình đường sá. Như vậy, hệ quả của buông lỏng quản lý GTĐB đã làm thay đổi hoàn toàn chức năng con đường vốn được đầu tư cho mục đích giao thông. Và ở nước ta hiện nay đang tái diễn cái vòng luẩn quẩn sau: nhờ vốn vay nước ngoài để làm mới  để chất lượng suy giảm đến mức hư hỏng trầm trọng vì thiếu sự bảo dưỡng sửa chữa cần thiết  lại phải làm lại hết sức tốn kém nhờ vào vốn nước ngoài. Tóm lại, điều quan trọng được rút ra là cần phải phá vỡ cái vòng luẩn quẩn
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan