Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giải pháp nâng cao hiệu quả của công tác quản lý và phát triển rừng trên địa bàn...

Tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả của công tác quản lý và phát triển rừng trên địa bàn huyện na rì tỉnh bắc kạn

.PDF
93
3
114

Mô tả:

.. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NGUYỄN HÀ THƯ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN NA RÌ, TỈNH BẮC KẠN LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NÔNG NGHIỆP THÁI NGUYÊN, NĂM 2019 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NGUYỄN HÀ THƯ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN NA RÌ, TỈNH BẮC KẠN Ngành: Kinh tế nông nghiệp Mã số ngành: 8 62 01 15 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NÔNG NGHIỆP Người hướng dẫn khoa học: TS. Kiều Thị Thu Hương THÁI NGUYÊN, NĂM 2019 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là hoàn toàn trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Các thông tin sử dụng trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc, các tài liệu tham khảo được trích dẫn đầy đủ, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn. Thái Nguyên, tháng năm 2019 Tác giả NGUYỄN HÀ THƯ ii LỜI CẢM ƠN Trong thời gian nghiên cứu và thực hiện luận văn “Giải pháp nâng cao hiệu quả của công tác quản lý và phát triển rừng trên địa bàn huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn”, tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của các cơ quan, các tổ chức và các cá nhân. Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc nhất tới tất cả các tập thể, cá nhân đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện nghiên cứu luận văn này. Trước hết tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn, Phòng Đào tạo trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên cùng các thầy cô giáo, những người đã trang bị kiến thức cho tôi trong suốt quá trình học tập. Với lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất, tôi xin trân trọng cảm ơn Cô giáo, Tiến sĩ Kiều Thị Thu Hương, đã trực tiếp chỉ bảo, hướng dẫn khoa học và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu, hoàn thành luận văn này. Tôi xin được gửi lời cảm ơn tới Ủy ban nhân dân huyện Na Rì đã giúp đỡ tôi nghiên cứu luận văn “Giải pháp nâng cao hiệu quả của công tác quản lý và phát triển rừng trên địa bàn huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn”. Tôi cũng xin chân thành cám ơn Ban lãnh đạo, các cán bộ hạt kiểm lâm huyện Na Rì cùng các hộ gia đình đã tạo điều kiện, giúp đỡ tôi được tìm hiểu tình hình cụ thể về sản xuất lâm nghiệp của huyện Na Rì, đồng thời đã dành thời gian chỉ bảo, hướng dẫn và tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi có thể hoàn thành luận văn thạc sỹ. Xin chân thành cảm ơn tất các bạn bè, đồng nghiệp đã động viên, giúp đỡ nhiệt tình và đóng góp nhiều ý kiến quý báu để tôi hoàn thành luận văn này. Do thời gian nghiên cứu có hạn, và đề tài mang tính mới, luận văn của tôi chắc hẳn không thể tránh khỏi những sơ suất, thiếu sót, tôi rất mong nhận được sự đóng góp của các thầy cô giáo cùng toàn thể bạn đọc. Xin trân trọng cảm ơn! Thái Nguyên, tháng năm 2019 TÁC GIẢ LUẬN VĂN Nguyễn Hà Thư iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................ii MỤC LỤC ........................................................................................................... iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .....................................................................vi DANH MỤC CÁC BẢNG .................................................................................vii TRÍCH YẾU LUẬN VĂN ................................................................................ viii MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài .................................................................................... 1 2. Mục tiêu nghiên cứu .......................................................................................... 3 2.1. Mục tiêu chung ........................................................................................... 3 2.2. Mục tiêu cụ thể ........................................................................................... 3 3. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................ 3 4. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................... 3 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài .......................................................... 3 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI .......................................... 5 1.1. Cơ sở lý luận của đề tài .................................................................................. 5 1.1.1. Khái niệm rừng........................................................................................ 5 1.1.2. Đặc điểm và phân loại rừng .................................................................... 6 1.1.3. Vai trò của rừng....................................................................................... 7 1.2. Một số vấn đề lý luận về tác động của chính sách quản lý rừng đến phát triển rừng ........................................................................................................ 8 1.2.1. Các khái niệm cơ bản .............................................................................. 8 1.2.2. Khái niệm quản lý rừng và quản lý rừng bền vững ................................ 9 1.2.3. Khái niệm bảo vệ rừng ............................................................................ 9 1.2.4. Khái niệm phát triển rừng ..................................................................... 10 1.2.5. Tình hình quản lý phát triển rừng trên thế giới ..................................... 10 iv 1.2.6. Tình hình quản lý rừng ở Việt Nam ...................................................... 16 1.2.7. Cơ sở pháp lý trong quản lý và phát triển rừng .................................... 19 1.2.8. Hiệu quả công tác quản lý và phát triển rừng ....................................... 20 1.2.9. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan ................................... 20 CHƯƠNG 2. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.......22 2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ....................................................................... 22 2.1.1. Vị trí địa lý ............................................................................................ 22 2.1.2. Địa hình ................................................................................................. 22 2.1.3. Thủy văn................................................................................................ 23 2.1.4. Các nguồn tài nguyên ............................................................................ 25 2.1.5. Thực trạng cảnh quan môi trường ......................................................... 31 2.1.6. Những thuận lợi khó khăn cho việc nâng cao hiệu quả công tác quản lý và phát triển rừng ............................................................................... 32 2.2. Nội dung nghiên cứu .................................................................................... 33 2.3. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................. 33 2.3.1. Phương pháp chọn mẫu ......................................................................... 33 2.3.2. Thu thập dữ liệu .................................................................................... 33 2.3.3. Phương pháp tổng hợp và xử lý thông tin ............................................. 34 2.4. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ....................................................................... 34 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ....................................................... 35 3.1. Thực trạng công tác quản lý và phát triển rừng tại huyện Na Rì ................ 35 3.1.1. Hiện trạng rừng và đất lâm nghiệp........................................................ 35 3.1.2. Diện tích rừng phân theo chủ quản lý ................................................... 37 3.1.3. Công tác giao khoán, hình thức giao khoán và cơ chế hưởng lợi từ rừng trên địa bàn huyện Na Rì .................................................................... 39 3.1.4. Công tác trồng rừng và giao khoán bảo vệ rừng ................................... 41 3.1.5. Những diễn biến về diện tích và chất lượng rừng tại khu vực nghiên cứu ....................................................................................................... 42 3.1.6. Đánh giá chung công tác quản lý phát triển rừng trên địa bàn huyện Na Rì ..................................................................................................... 43 v 3.2. Đặc điểm nhóm hộ nghiên cứu và các hoạt động quản lý và phát triển rừng tại Hạt kiểm lâm huyện Na Rì............................................................ 45 3.2.1. Đặc điểm nhóm hộ nghiên cứu ............................................................. 45 3.2.2. Đặc điểm thu nhập của hộ và vai trò của rừng đối với đời sống của hộ gia đình ................................................................................................ 46 3.2.3. Các hoạt động quản lý phát triển rừng tại Hạt kiểm lâm Na Rì ........... 48 3.3. Phân tích thuận lợi, khó khăn và các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý và phát triển rừng.................................................................................... 52 3.3.1. Phân tích mối quan tâm của các bên liên quan đến công tác quản lý và phát triển rừng ........................................................................................ 53 3.3.2. Mức độ quan trọng của các bên liên quan đến công tác quản lý và phát triển rừng ................................................................................................. 54 3.3.3. Mức độ ưu tiến của các giải pháp quản lý và phát triển rừng ............... 55 3.3.4. Phân tích SWOT trong công tác quản lý, phát triển rừng trên địa bàn huyện Na Rì .............................................................................................. 57 3.3.5. Những thuận lợi, khó khăn, kiến nghị trong công tác quản lý và phát triển rừng tại huyện Na Rì ....................................................................... 58 3.4. Hiệu quả của đề tài ....................................................................................... 60 3.4.1. Hiệu quả về môi trường ........................................................................ 60 3.4.2. Hiệu quả về kinh tế ............................................................................... 60 3.4.3. Hiệu quả về xã hội................................................................................. 60 3.5. Đề xuất một số giải pháp cụ thể cho công tác quản lý và phát triển rừng ...... 61 3.5.1. Giải pháp về kinh tế .............................................................................. 61 3.5.2. Giải pháp về chính sách ........................................................................ 62 3.5.3. Giải pháp về xã hội ............................................................................... 62 3.5.4. Giải pháp về khoa học công nghệ ......................................................... 62 KẾT LUẬN, KHUYẾN NGHỊ ........................................................................ 64 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 66 PHỤ LỤC vi DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TT Từ viết tắt Nguyên nghĩa 1. BQL : Ban quản lý 2. KBT : Khu bảo tồn 3. LN : Lâm nghiệp 4. NN : Nhà nước 5. PCCCR : Phòng cháy chữa cháy rừng 6. PTR : Phát triển rừng 7. QĐ : Quyết định 8. QH : Quy hoạch 9. QLBVR : Quản lý bảo vệ rừng 10. RCĐ : Rừng cộng đồng 11. UBND : Ủy ban nhân dân vii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1. Hiện trạng tài nguyên rừng huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn .......... 35 Bảng 3.2. Tổng hợp độ che phủ rừng năm 2017 tại 3 xã nghiên cứu ....... 37 Bảng 3.3. Diện tích rừng phân theo chủ quản lý năm 2017 ...................... 38 Bảng 3.4. Tình hình sử dụng đất sau giao tại các hộ khảo sát .................. 40 Bảng 3.5. Công tác trồng rừng tại huyện Na Rì giai đoạn 2015-2017 ..... 41 Bảng 3.6. Công tác giao khoán bảo vệ rừng huyện Na Rì giai đoạn 2015-2017 ................................................................................. 42 Bảng 3.7. Biến động tài nguyên rừng tại địa bàn nghiên cứu ................... 42 Bảng 3.8. Đặc điểm nhóm hộ nghiên cứu ................................................. 46 Bảng 3.9. Cơ cấu thu nhập bình quân của một hộ gia đình tại khu vực nghiên cứu .......................................................................... 47 Bảng 3.10. Tổng hợp kết quả hoạt động tuyên truyền, giáo dục từ năm 2015-2017 trong công tác quản lý và phát triển rừng của huyện Na Rì ........................................................................ 48 Bảng 3.11. Phương pháp tuyên truyền của Nhà nước................................. 49 Bảng 3.12. Số vụ cháy rừng và mức độ thiệt hại do cháy rừng gây ra tại địa bàn .................................................................................. 50 Bảng 3.13. Đối tượng khi tham gia chữa cháy rừng khi có cháy rừng ....... 50 Bảng 3.14. Tổng hợp hình thức số vụ vi phạm lâm luật ............................. 51 Bảng 3.15. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý và phát triển rừng .................................................................................. 52 Bảng 3.16. Mối quan tâm của các bên liên quan đến công tác quản lý và phát triển rừng ...................................................................... 53 Bảng 3.17. Mức độ quan trọng của các bên liên quan đến công tác quản lý và phát triển rừng ......................................................... 54 Bảng 3.18. Mức độ ưu tiên của các giải pháp quản lý và phát triển rừng ....... 56 Bảng 3.19. Phân tích SWOT ....................................................................... 57 viii TRÍCH YẾU LUẬN VĂN Luận văn thạc sỹ với đề tài “Giải pháp nâng cao hiệu quả của công tác quản lý và phát triển rừng trên địa bàn huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn” được thực hiện nhằm phân tích thực trạng công tác quản lý và phát triển rừng tại huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn, tìm ra những thuận lợi, khó khăn từ đó đề xuất một số giải pháp trong công tác quản lý và phát triển rừng tại huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn. Với phương pháp nghiên cứu lựa chọn các xã có tỷ lệ che phủ rừng cao, diện tích đất nông nghiệp bình quân đầu người thấp; cộng đồng thôn bản, người dân có tham gia vào các hoạt động lâm nghiệp ở địa phương, nhận và được khoán rừng; có liên hệ chặt chẽ với công tác quản lý và phát triển rừng. Sau đó xử lý số liệu để đưa ra những kết luận cụ thể. Kết quả nghiên cứu Na Rì là huyện miền núi, có diện tích đất lâm nghiệp lớn: 65.218,6 ha, chiếm 76,46 % diện tích tự nhiên toàn huyện. Hiện nay công tác quản lý, phát triển rừng tại huyện Na Rì chủ yếu do hộ gia đình, cá nhân (43.629,3 ha), UBND huyện (18.209,3 ha), BQL rừng đặc dụng (10.478,5ha), Doanh nghiệp nhà nước (1.774,5 ha), Cộng đồng (1.415,6 ha), các tổ chức khác (24,2 ha). Công tác quản lý, phát triển rừng đã và đang nhận được sự hỗ trợ về vốn của Nhà nước theo các chương trình dự án nhờ vậy những hoạt động quản lý, phát triển rừng đã và đang thực hiện có hiệu quả, góp phần nhất định trong phát triển kinh tế của người dân và địa phương. Tuy nhiên cơ cấu thu nhập từ trồng rừng đạt thập chỉ chiếm 4,3 % trong tổng số thu nhập, rừng cộng đồng 2,16% so với tổng thu nhập. Như vậy có thể thấy rằng tài nguyên rừng chưa trở thành nguồn thu chính trong cơ cấu kinh tế hộ gia đình. Các hoạt động quản lý, phát triển rừng bị chi phối bởi nhiều yếu tố khác nhau như: Yếu tố tự nhiên, kinh tế - xã hội, phong tục tập quán… Trong đó yếu tố phong tục - tập quán có ảnh hưởng rất lớn đến công tác quản lý, phát triển rừng. ix Để công tác quản lý và phát triển rừng có hiệu quả, bền vững thì một trong những vấn đề mang tính chất quyết định là làm cho các hoạt động quản lý, phát triển rừng trở thành hoạt động kinh tế chính của người dân. Trên cơ sở phân tích thực trạng công tác quản lý và phát triển rừng đã đề xuất một số giải pháp nhằm làm tốt công tác quản lý và phát triển rừng như: Tăng cường tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức người dân, rà soát, bổ sung hàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế chính sách về quản lý, phát triển rừng; Xây dựng các mô hình trình diễn về kinh doanh rừng có hiệu quả... 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Rừng là nguồn tài nguyên quý giá của mỗi quốc gia. Rừng không những là tài nguyên có khả năng tự tái tạo và phục hồi mà rừng còn có chức năng sinh thái vô cùng quan trọng. Rừng là thành phần quan trọng của sinh quyển, là nguồn vật chất và tinh thần cơ bản thoả mãn nhu cầu của con người. Tất cả mọi đời sống xã hội, các quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của con người đều có liên quan đến rừng. Trên thực tế, giá trị của rừng không chỉ là cơ sở để phát triển kinh tế - xã hội mà còn giữ nhiều chức năng sinh thái quan trọng, tham gia vào quá trình điều hoà khí hậu, hạn chế tác hại của thiên nhiên lũ lụt, hạn hán, bảo vệ đất… Theo đánh giá tài nguyên rừng do FAO thực hiện (FRA) diện tích rừng thế giới hiện nay có khoảng gần 4 tỷ hecta, chiếm 30% tổng diện tích đất trên hành tinh. Tuy nhiên, diện tích rừng đang tiếp tục suy giảm nghiêm trọng với diện tích rừng bị mất, trong thời kỳ 2006-2010, trung bình một năm, là 13 triệu ha (http://news.chogo.vn/go-va-cuoc-song.html) Rừng mất đi đã kéo theo nhiều hệ lụy tất yếu, gây tổn hại lớn đối với cuộc sống con người, tình trạng hạn hán, lũ lụt, lốc xoáy diễn ra với tần suất ngày một dày đặc và nguy hiểm, thời tiết trở nên khó dự báo hơn. Nhiều hệ sinh thái đã bị phá vỡ, số lượng loài có nguy cơ bị tuyệt chủng tăng lên, xói mòn, rửa trôi diễn ra mãnh liệt, nhiều căn bệnh lạ và nguy hiểm xuất hiện đe dọa cuộc sống của con người. Theo số liệu năm 2016, diện tích rừng của Việt Nam là 14.377.682 ha, bao gồm rừng tự nhiên là 10.242.141 ha, rừng trồng là 4.135.541 ha, độ che phủ 41,19% (Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2017). Hệ thực vật, động vật rừng còn đa dạng và phong phú về chủng loại. Tuy nhiên, hiện nay rừng Việt Nam đã và đang bị thu hẹp nhanh chóng do quá trình khai thác quá mức tài nguyên rừng cùng với phong tục tập quán lạc hậu của đồng bào dân tộc như: du canh 2 du cư, đốt rừng làm nương rẫy và sự phát triển của ngành chăn nuôi đại gia súc đã làm cho diện tích rừng nước ta ngày càng bị thu hẹp. Theo số liệu thống kê năm 1943 độ che phủ rừng ở nước ta là 43%, đến năm 1995 chỉ còn 28%. Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách khuyến khích các cộng đồng dân cư nhận đất, nhận rừng trồng, bảo vệ, khoanh nuôi và ban hành Luật bảo vệ và phát triển rừng, cùng nhiều văn bản nhằm hạn chế tình trạng mất rừng, đến năm 2001 độ che phủ của rừng tuy đã được nâng lên từ 33,2%, đến năm 2010 là 39,5%, đến năm 2015 tỷ lệ che phủ đạt 40,84% nhưng vẫn chưa đảm bảo mức an toàn sinh thái cho sự phát triển bền vững của đất nước (Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2016) Nhà nước ngày càng quan tâm hơn đến việc quản lý, phát triển rừng (PTR), đã có những chính sách và chương trình mục tiêu đầu tư lớn như chính sách giao đất giao rừng, chương trình 327, dự án trồng mới 5 triệu ha rừngdự án 661.... Nhận thức của xã hội, của các tầng lớp nhân dân và chính quyền các cấp về quản lý và phát triển rừng được nâng lên. Tuy diện tích rừng có tăng lên trong những năm gần đây do thực hiện các chương trình trồng rừng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên… nhưng chất lượng rừng vẫn tiếp tục bị suy giảm, do việc khai thác không đúng quy trình, khai thác bất hợp pháp. Bắc Kạn là một tỉnh miền núi cũng đang nằm trong tình trạng chung, liên tục trong những tháng đầu năm 2014, tình trạng phá rừng trái phép xảy ra ở nhiều địa bàn trong tỉnh. Có những địa phương tình trạng chặt hạ nhiều cây gỗ nghiến lớn đã xảy ra như Chợ Đồn, Na Rì, Ba Bể. Mặc dù ngành kiểm lâm đã phối hợp với các ngành chức năng tăng cường tuần tra bảo vệ rừng nhưng dường như tình trạng này vẫn không hề thuyên giảm. Từ những lý do trên, tôi đã chọn đề tài: “Giải pháp nâng cao hiệu quả của công tác quản lý và phát triển rừng trên địa bàn huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn”. 3 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung Trên cơ sở đánh giá công tác quản lý và phát triển rừng ở huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn nhằm đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả của công tác quản lý và phát triển rừng ở huyện Na Rì. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Hệ thống cơ sở lý luận và thực tiễn trong công tác quản lý và phát triển rừng. - Đánh giá được thực trạng công tác quản lý và và phát triển rừng tại huyện Na Rì giai đoạn 2015 - 2017. - Phân tích được những thuận lợi, khó khăn trong công tác quản lý và phát triển rừng. - Đề xuất được giải pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả của công tác quản lý và phát triển rừng trên địa bàn nghiên cứu. 3. Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu những vấn đề mang tính lý luận và thực tiễn về công tác quản lý và phát triển rừng ở huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn. 4. Phạm vi nghiên cứu - Về không gian: Đề tài được thực hiện trên địa bàn huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn. - Về thời gian: + Thời gian thu thập số liệu thứ cấp: Đề tài tập trung thu thập thông tin đánh giá thực trạng từ năm 2015-2017. + Thời gian thu thập số liệu sơ cấp năm 2018 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài - Thực tiễn đề tài sẽ góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn và tổng quan các nghiên cứu về rừng, quản lý và phát triển rừng. Là cơ sở khoa học cho việc nghiên cứu, đánh giá thực trạng công tác quản lý và phát triển rừng và đề xuất các giải pháp nâng cao công tác quản lý và phát triển rừng trên địa bàn huyện Na rì, tỉnh Bắc Kạn. 4 - Việc đánh giá thực trạng công tác quản lý và và phát triển rừng sẽ chỉ ra được những tích cực và những hạn chế, yếu kém còn tồn tại trong công tác quản lý và phát triển rừng nguyên nhân của những tồn tại. Trên cơ sở đó, đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý rừng và phát triển rừng trên địa bàn huyện Na rì một cách bền vững, hiệu quả. - Các kết quả nghiên cứu sẽ giúp cho huyện Na Rì nói riêng, tỉnh Bắc Kạn nói chung và các địa phương khác có điều kiện tương tự xây dựng phương án để nâng cao hiệu quả của công tác quản lý và phát triển rừng cho địa phương trong thời gian tới. - Các kết luận của luận văn có thể tham khảo để sử dụng cho việc giảng dạy, học tập trong nhà trường, phục vụ cho công tác nghiên cứu của các đối tượng khác có quan tâm. 5 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Cơ sở lý luận của đề tài 1.1.1. Khái niệm rừng Ngay từ thủa sơ khai, con người đã có những khái niệm cơ bản nhất về rừng, bởi lẽ rừng chính là nơi cung cấp mọi thứ phục vụ cuộc sống của họ. Lịch sử ngày càng phát triển thì những khái niệm về rừng được tích lũy, hoàn thiện thành những học thuyết về rừng. Năm 1930, Morozov đã đưa ra khái niệm: “Rừng là một tổng thể cây gỗ, có mối liên hệ lẫn nhau, nó chiếm một phạm vi không gian nhất định ở mặt đất và trong khí quyển. Rừng chiếm phần lớn bề mặt trái đất và là một bộ phận của cảnh quan địa lý” (Trường Đại học Nông lâm thành phố Hồ Chí Minh, 2013) Năm 1952, M.E.Tcahenco đã định nghĩa: “Rừng là một bộ phận của cảnh quan địa lý, trong đó bao gồm một tổng thể các cây gỗ, cây bụi, cây cỏ, động vật và cả vi sinh vật. Trong quá trình phát triển của mình, chúng có mối quan hệ sinh học và ảnh hưởng lẫn nhau và với hoàn cảnh bên ngoài” (Trường Đại học Nông lâm thành phố Hồ Chí Minh, 2013) Năm 1974, LS.Melekhop cho rằng: “Rừng là sự hình thành phức tạp của tự nhiên, là thành phần cơ bản của sinh quyển địa cầu” (Trường Đại học Nông lâm thành phố Hồ Chí Minh, 2013) Việt Nam, tại kỳ họp thứ 6, khóa XI, Quốc Hội nước ta đã ra luật số 29/2004/QH11 ngày 03 tháng 12 năm 2004, trong đó nêu rõ: “Rừng là một hệ sinh thái bao gồm quần thể thực vật rừng, động vật rừng, vi sinh vật rừng, đất rừng và các yếu tố môi trường khác, trong đó cây gỗ, tre nứa hoặc hệ thực vật đặc trưng là thành phần chính có độ che phủ của tán rừng từ 0,1 trở lên. Rừng gồm rừng trồng và rừng tự nhiên trên đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng”(Quốc hội, 2004). 6 Mặc dù các khái niệm đưa ra vào các thời điểm khác nhau, tuy nhiên, tựu trung lại, tác giả xin đưa ra khái niệm về rừng như sau: “Rừng là một hệ sinh thái bao gồm các yếu tố thực vật rừng tự nhiên hoặc do con người trồng mới hoặc khoanh nuôi tái sinh trên đất trồng rừng, trong đó cây gỗ, tre nứa hoặc thực vật đặc trưng là những thực vật chính chiếm ưu thế; động vật rừng sống hoang dã trong rừng; vi sinh vật rừng; quần xã thực vật rừng phải có một diện tích đủ lớn để tạo ra hoàn cảnh rừng đặc trưng và những yếu tố tự nhiên, môi trường do rừng tạo ra khác với hoàn cảnh bên ngoài, độ khép tán của quần xã thực vật phải lớn hơn 0,1”. 1.1.2. Đặc điểm và phân loại rừng 1.1.2.1. Đặc điểm của rừng Có thể nói, rừng là một quần xã sinh vật với diện tích đủ lớn trong đó cây rừng là thành phần chủ yếu. Trong đó, quần xã sinh vật và môi trường cùng với các thành phần trong quần xã sinh vật phải có mối quan hệ mật thiết để đảm bảo khác biệt giữa hoàn cảnh rừng và các hoàn cảnh khác. Do vậy, rừng có những đặc điểm cụ thể như sau: Thứ nhất, rừng là một thể tổng hợp phức tạp có mối quan hệ qua lại giữa các cá thể trong quần thể, giữa các quần thể trong quần xã và có sự thống nhất giữa chúng với hoàn cảnh trong tổng hợp đó (Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2004). Thứ hai, rừng luôn luôn có sự cân bằng động, có tính ổn định, tự điều hòa và tự phục hồi để chống lại những biến đổi của hoàn cảnh và những biến đổi về số lượng sinh vật, những khả năng này được hình thành do kết quả của sự tiến hóa lâu dài và kết quả của sự chọn lọc tự nhiên của tất cả các thành phần rừng (Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2004). Thứ ba, rừng có khả năng tự phục hồi và trao đổi cao. Khả năng tự phục hồi giúp rừng chống lại những thay đổi nhất định (Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2004). 7 Thứ tư, rừng có sự cân bằng đặc biệt về sự trao đổi năng lượng và vật chất, luôn luôn tồn tại quá trình tuần hoàn sinh vật, trao đổi vật chất năng lượng, đồng thời nó thải ra khỏi hệ sinh thái các chất và bổ sung thêm vào đó một số chất từ các hệ sinh thái khác (Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2004). Thứ năm, sự vận động của các quá trình nằm trong các tác động tương hỗ phức tạp dẫn tới sự ổn định bền vững của hệ sinh thái rừng (Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2004). Thứ sáu, rừng có phân bố địa lý theo vùng miền, địa phương. Các vùng miền, địa phương có điều kiện khác nhau có kiểu rừng khác nhau, hệ sinh thái rừng cũng có những đặc trưng riêng theo vùng miền (Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2004). 1.1.2.2. Phân loại rừng Theo Thông tư Số 34/2009/TT-BNNPTNT ngày 10/6/2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn có 06 kiểu phân loại rừng, Cụ thể: Phân loại rừng theo mục đích sử dụng. Phân loại rừng theo nguồn gốc hình thành. Phân loại rừng theo điều kiện lập địa (Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2016). Phân loại rừng theo loài cây (Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2016). Phân loại rừng theo trữ lượng (Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2016). Đất chưa có rừng (Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2016). 1.1.3. Vai trò của rừng Rừng có vai trò đặc biệt quan trọng đối với toàn bộ cuộc sống của con người trên trái đất, cụ thể như sau: Thứ nhất, rừng là nơi tạo ra số lượng sinh khối lớn nhất. Hiện nay, tất cả thực vật trên Trái Đất đã tạo ra 53 tỷ tấn sinh khối (ở trạng thái khô tuyệt đối là 64%) thì rừng chiếm 37 tỷ tấn (tương ứng với 70%). Trong đó, trung bình một hecta rừng hàng năm tạo nên sinh khối khoảng 300 - 500 kg, 16 tấn oxy (rừng thông 30 tấn, rừng trồng 3 - 10 tấn) (Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2004). 8 Thứ hai, rừng là lá phổi xanh của thế giới, giúp cung cấp phần lớn oxy cho hoạt động sống của con người. Thực vậy, theo thống kê của các nhà khoa học, các cây rừng sẽ thải ra 52,5 tỷ tấn (chiếm 44%) oxy để phục vụ cho hô hấp của con người, động vật và sâu bọ trên Trái Đất trong khoảng 2 năm. Trong đó trung bình mỗi người một năm cần 4.000 kg O2 để thở, tương ứng với lượng oxy do 1.000 - 3.000 m² cây xanh tạo ra trong một năm. Do đó, rừng giúp ích cho sự sống của con người và động vật (Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2004). Thứ ba, rừng là thảm thực vật của những cây thân gỗ trên bề mặt Trái Đất, giữ vai trò to lớn đối với con người như: cung cấp nguồn gỗ, củi, điều hòa khí hậu, tạo ra oxy, điều hòa nước, nơi cư trú động thực vật và tàng trữ các nguồn gen quý hiếm (Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2004). Thứ tư, rừng còn có tác dụng điều hòa không khí. Điều này có được là do nhiệt độ không khí rừng thường thấp hơn nhiệt độ đất trống 3 - 5°C [1]. Thứ năm, rừng còn giúp bảo vệ và ngăn chặn gió bão. Các thống kê cho thấy, tại những nơi có rừng trồng, tỷ lệ nhà cửa bị ảnh hưởng do bão và các thiệt hại do thiên tai xảy ra giảm đáng kể so với những nơi không có rừng. Đồng thời, lượng đất xói mòn của vùng đất có rừng chỉ bằng 10% lượng đất xói mòn của vùng đất không có rừng (Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2004) Thứ sáu, rừng còn là nguồn gen vô tận của con người, là nơi cư trú của các loài động thực vật quý hiếm như các loài hổ, báo, khỉ …(Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2004). 1.2. Một số vấn đề lý luận về tác động của chính sách quản lý rừng đến phát triển rừng 1.2.1. Các khái niệm cơ bản Rừng có vai trò rất quan trọng đối với cuộc sống của con người. Tuy nhiên, hiện nay, do khai thác trái phép quá mức đã ảnh hưởng không nhỏ đến cảnh quan, không khí khiến thời tiết nóng hơn, khắc nghiệt hơn… gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của rừng nói riêng và cuộc sống con người nói chung. Chính vì vậy, thực hiện quản lý và phát triển rừng là việc làm vô cùng cần thiết trong giai đoạn hiện nay. 9 1.2.2. Khái niệm quản lý rừng và quản lý rừng bền vững Quản lý rừng được hiểu là các cơ quan quản lý rừng ban hành các chính sách, quy định, tổ chức các hoạt động nhằm bảo vệ rừng và các tài nguyên rừng; đảm bảo cho các chủ rừng thu được lợi ích về gỗ, lâm sản và giá trị dịch vụ từ rừng mà không làm thay đổi diện tích, trữ lượng và năng suất lâm sản trong đó và không làm ảnh hưởng tới lợi ích lâu dài của khu rừng. Quản lý rừng bền vững là việc đóng góp của công tác lâm nghiệp đối với sự phát triển. Sự phát triển đó phải mang lợi ích kinh tế, môi trường và xã hội, có thể cân bằng giữa nhu cầu hiện tại và tương lai. Như vậy, “quản lý rừng bền vững còn là quá trình quản lý rừng để đạt được một hay nhiều mục tiêu cụ thể xem xét đến việc phát triển sản xuất dịch vụ và sản phẩm lâm nghiệp, đồng thời không làm giảm giá trị hiện có và ảnh hưởng đến năng suất sau này, cũng như không gây ra các tác động xấu đến môi trường tự nhiên và xã hội”[ (Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2006). 1.2.3. Khái niệm bảo vệ rừng Ngoài việc quản lý rừng bền vững, nhà nước cũng cần phải thực hiện bảo vệ rừng. “Bảo vệ rừng là tổng thể các hoạt động nhằm bảo toàn, phát triển hệ sinh thái rừng hiện có, bao gồm thực vật, động vật rừng, đất lâm nghiệp và các yếu tố tự nhiên khác; phòng, chống những tác động gây thiệt hại đến đa dạng sinh học của rừng, bảo vệ nguồn nước, bảo vệ môi trường sinh thái” (Nguyễn Huy Dũng, 2002). Bên cạnh đó, tác giả Nguyễn Huy Dũng (2002) cho rằng bảo vệ rừng bao gồm các hoạt động sau: Thứ nhất, phải thực hiện tốt công tác tổ chức phòng ngừa và ngăn chặn kịp thời các hành vi xâm hại đến rừng như: phá rừng, đốt rừng, lấn chiếm rừng, đất lâm nghiệp; khai thác, mua bán, vận chuyển lâm sản; xuất nhập khẩu thực vật rừng, động vật rừng; săn bắn động vật rừng, chăn thả gia súc vào rừng trái quy định của pháp luật (Nguyễn Huy Dũng, 2002).
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất