Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo tại trường cao đẳng nghề cơ điện và thủy l...

Tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo tại trường cao đẳng nghề cơ điện và thủy lợi

.PDF
80
394
92

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI LƯU THỊ HỒNG GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ CƠ ĐIỆN VÀ THỦY LỢI Ngành: Quản trị kinh doanh Mã số: 8.34.01.01 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. HÀ THỊ HỒNG VÂN HÀ NỘI, 2019 LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả, số liệu trong luận văn là chân thực và chưa từng có ai công bố trong bất kỳ công trình khác. Tôi xin chịu trách nhiệm về thông tin nghiên cứu của mình. Tác giả luận văn Lưu Thị Hồng MỤC LỤC MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 Chương 1: LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO VÀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO TẠI CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ ...8 1.1 Vấn đề cơ bản về chất lượng và quản lý chất lượng ...........................................8 1.2 Khái niệm đào tạo nghề, chất lượng đào tạo nghề và các tiêu chí đo chất lượng đào tạo nghề ..............................................................................................................10 1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo nghề .........................................16 1.4. Các phương hướng nâng cao chất lượng đào tạo nghề ....................................20 Chương 2: THỰC TRẠNG CHÂT LƯỢNG ĐÀO TẠO TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ CƠ ĐIỆN VÀ THỦY LỢI ............................................................23 2.1. Khái quát chung về trường Cao đẳng nghề Cơ điện và Thủy lợi ......................23 2.2. Quy mô và kết quả đào tạo .................................................................................31 2.3. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng đào tạo củaTrường cao đẳng nghề Cơ điện và thủy lợi ...........................................................................................36 Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ CƠ ĐIỆN VÀ THỦY LỢI............................................................................................................................51 3.1. Cơ sở của việc xây dựng giải pháp ...................................................................51 3.2. Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề của Trường Cao đẳng nghề Cơ điện và thủy lợi .............................................................54 3.3. Các điều kiện đảm bảo cho việc thực hiện giải pháp .......................................63 3.4. Kiến nghị ............................................................................................................64 KẾT LUẬN ..............................................................................................................67 DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức .................................................................... 31 Bảng 2.1: Quy mô đào tạo của trường ................................................. 32 Bảng 2.2: Số học sinh nhập học giai đoạn 2014-2017 ......................... 32 Bảng 2.3: Kết quả đào tạo trong 3 năm 2014- 2017 ............................ 33 Bảng 2.4: Kết quả học tập từ 2014 – 2017 ........................................... 34 Bảng 2.5: Kết quả thi tốt nghiệp năm 2014- 2017 ............................... 34 Bảng 2.6: Kết quả rèn luyện từ năm 2014 – 2017 ............................... 35 Bảng 2.7: Hiệu quả của việc quản lý và sử dụng các trang thiết bị ...... 40 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BCH Ban chấp hành BLĐTBXH Bộ Lao động Thương binh và Xã hội BNN Bộ Nông nghiệp CĐ Cao đẳng CNH Công nghiệp hóa CNKT Công nhân kỹ thuật ĐH Đại học ĐTN Đào tạo nghề HĐH Hiện đại hóa HS Học sinh HSSV Học sinh sinh viên KHKT Khoa học kỹ thuật KTX Ký túc xá QĐ Quyết định SL Số lượng TCCB Tổ chức cán bộ TCCN Trung cấp chuyên nghiệp TNCS Thanh niên cộng sản 2 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Với dân số ước tính khoảng 94 triệu người vào năm 2018; trong đó lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên là 54,61 triệu người, chiếm 59,5%, Việt Nam vẫn đang trong thời kỳ dân số vàng với nguồn cung lao động dồi dào và ổn định. Giai đoạn 2012-2017, Tỷ lệ lao động không có trình độ chuyên môn kỹ thuật giảm 5,10%, tỷ lệ lao động với trình độ sơ cấp tăng 1,08%, tỷ lệ lao động với trình độ cao đẳng tăng 0,80% và tăng cao nhất là tỷ lệ lao động với trình độ đại học tăng 3% [16]. Tuy nhiên, chất lượng nguồn nhân lực lao động Việt Nam còn rất nhiều hạn chế; trong đó tỷ lệ lao động trong độ tuổi đã qua đào tạo còn thấp, thiếu hụt lao động có tay nghề cao vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động và hội nhập. Xu hướng thất nghiệp gia tăng có nhiều nguyên nhân nhưng quan trọng nhất là chất lượng đào tạo trong các trường Đại học, cao đẳng chưa cao nên lao động mới tốt nghiệp đa số không đáp ứng được nhu cầu tuyển dụng của của cơ quan doanh nghiệp. Đồng thời, sự chuyển dịch mô hình, cơ cấu kinh tế khiến cho cung và cầu trong lao động thay đổi, trong khi các ngành đào tạo trong nhà trường chưa bắt kịp được xu thế sử dụng lao động của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, hệ thống thông tin thị trường lao động chưa phản ánh khách quan, kịp thời sự biến động của thị trường lao động; chưa đưa ra được các dự báo trung và ngắn hạn về thị trường lao động và tính hiệu quả chưa cao của hoạt động dịch vụ việc làm đã góp phần làm gia tăng xu hướng này. Hiện nay, ở Việt Nam có rất nhiều trường dạy nghề đang thực hiện đào tạo nghề với quy mô tương đối lớn và cơ cấu nghề phong phú. Tuy nhiên, chất lượng đào tạo ở hầu hết các trường dạy nghề chưa cao. Rất nhiều người sau khi đã tốt nghiệp các trường dạy nghề vẫn không đáp ứng được yêu cầu công việc, thậm chí phải đào tạo lại trước khi trực tiếp tham gia sản xuất. Câu hỏi đặt ra là: Chất lượng đào tạo nghề tại các trường đào tạo nghề như thế nào? Làm sao để người tốt nghiệp có thể đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội? Vấn đề 1 chất lượng đào tạo nghề tại Việt Nam đang là vấn đề lớn được toàn xã hội quan tâm. Trường cao đẳng nghề Cơ điện và Thủy lợi có trụ sở tại Huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên, trường có vị trí rất gần với các trường Đại học, Cao đẳng lớn ở Hưng Yên và các tỉnh, thành phố lân cận đặc biệt là gần thủ đô Hà Nội. Số lượng học sinh nhâp học trong các năm gần đây có xu hướng giảm do học sinh sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông có nhiều cơ hội lựa chọn hơn và trường cũng không nằm ngoài xu hướng chung của các trường dạy nghề ở Việt Nam hiện nay. Vì vậy, tác giả chọn đề tài “Giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo tại trường Cao đẳng nghề Cơ điện và Thủy lợi” làm luận văn thạc sĩ nhằm làm rõ hơn về mặt lý thuyết và góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực cho xã hội. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài 2.1. Tình hình nghiên cứu nước ngoài Chất lượng đào tạo nghề được nhiều tổ chức quốc tế, các trường đại học, các viện nghiên cứu, các tổ chức chính phủ, các tổ chức phi chính phủ quan tâm. Các nghiên cứu tập trung vào vấn đề đào tạo nghề nói chung và các cơ sở đào tạo nghề nói riêng hoặc nghiên cứu chuyên sâu về chất lượng và hiệu quả của việc đào tạo nghề. Nội dung chủ yếu mà các nghiên cứu đề cập đến là xác định kế hoạch đào tạo, phương pháp đào tạo, nội dung đào tạo, thực trạng đào tạo… Tổ chức Giáo dục- Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp quốc (UNESCO) là tổ chức quốc tế lớn nhất dành sự quan tâm, sâu sắc đến giáo dục, đào tạo, hiệu quả và chất lượng của giáo dục và đào tạo. Các nghiên cứu mang tính hệ thống, toàn diện tập trung vào vấn đề chất lượng và hiệu quả của giáo dục và đào tạo. Năm 2013, UNESCO xuất bản cuốn “UNESCO Handbook on Education Policy Analysis and Programming” (Cẩm nang phân tích chính sách và kế hoạch hóa giáo dục) [15]. Trong đó, UNESCO đã đề xuất một phương pháp hệ thống và cấu trúc hóa nhằm hỗ trợ việc phân tích các chính sách giáo dục và đào tạo cũng như kế hoạch hóa lĩnh vực này để tăng cường khả năng tiếp cận, nâng cao chất lượng và hiệu quả quản lý, 2 giải quyết các vấn đề liên ngành, liên lĩnh vực đối với mọi cấp trình độ cũng như loại hình giáo dục, đào tạo của mỗi quốc gia. Cẩm nang cũng cung cấp một khung lý thuyết cho việc phân tích chính sách, hoạch định kế hoạch, khuyến khích sự đối thoại chính sách giữa các cơ quan chính phủ với các đối tác phát triển. Đồng thời, đưa ra các hướng dẫn từng bước phân tích chính sách và hoạch định chương trình giáo dục và đào tạo. Hiệp hội phát triển giáo dục (Development Education Association) Vương quốc Anh (2001) thực hiện nghiên cứu và xuất bản tác phẩm “Measuring effectiveness in development education” (Đo lường hiệu quả trong giáo dục phát triển) [14]. Nghiên cứu này đưa ra các nguyên tắc khi phân tích, đánh giá một hệ thống giáo dục: các khái niệm, các mục tiêu đánh giá, đo lường hiệu quả, các cấp độ hiệu quả (cấp độ cá nhân người học; cấp độ cơ sở giáo dục, đào tạo; cấp độ đầu tư của nhà nước; cấp độ hiệu quả nền trên toàn bộ bình diện nền kinh tế và bình diện xã hội). Ngoài ra, rất nhiều các hướng nghiên cứu đã kết hợp đánh giá với chất lượng của các mô hình, cơ sở đào tạo nghề khác nhưng nội dung cơ bản đều đề cập đến vấn đề của đào tạo nghề như tầm quan trọng, kế hoạch, phương pháp đào tạo … Các tổ chức cá nhân nghiên cứu dưới các góc độ và khía cạnh khác nhau để phù hợp, gắn liền với bối cảnh xã hội thực tiễn. 2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước Ở Việt Nam, những năm qua đã có nhiều công trình nghiên cứu về đào tạo nghề nói chung và nâng cao chất lượng đào tạo nghề nói riêng. Nguyễn Trường Thạo (2017), Luận văn Thạc sĩ Quản lý “Giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nghề tại trường Cao đẳng đường sắt”, Học viện Kỹ thuật Quân sự [10]. Trong luận văn, tác giả đã trình bày hệ thống cơ sở lý thuyết về nâng cao chất lượng đào tạo nghề. Đồng thời, phân tích thực trạng chất lượng đào tạo nghề tại trường Cao đẳng đường sắt. Cụ thể thực trạng về năng lực đào tạo nghề; chất lượng đầu vào; chương trình, giáo trình, phương pháp đào tạo, phương pháp dạy nghề; thực trạng cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên dạy nghề; công tác đảm 3 bảo vật tư cho thực hành; chất lượng học sinh sau đào tạo và mối quan hệ hợp tác giữa nhà trường với doanh nghiệp. Từ đó đề xuất hệ thống các giải pháp phù hợp với mục tiêu phát triển nhà trường, nhu cầu của xã hội. Nguyễn Thị Cúc (2014), Luận văn thạc sĩ kinh tế “Giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo của trường trung cấp nghề công trình 1”, Đại học Bách khoa Hà Nội [6]. Tác giả đã đưa ra các lý thuyết liên quan đến chất lượng, đào tạo nghề, các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo nghề, một số mô hình quản lý cũng như một số giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nghề. Đặc biệt tác giả đã phân tích thực trạng chất lượng đào tạo nghề. Trên cơ sở phân tích nguyên nhân, tác giả đã đề xuất hệ thống giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo của trường trung cấp nghề công trình 1: đổi mới nội dung chương trình đào tạo, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, đầu tư cơ sở vật chất, vật tư cho thực hành, tăng cường hợp tác doanh nghiệp,… Tác giả Nguyễn Viết Sự (2005) đã có một nghiên cứu khá công phu về “Giáo dục nghề nghiệp – những vấn đề và giải pháp” [8]. Trên cơ sở phân tích những vấn đề tồn tại phổ biến trong hệ thống giáo dục nghề nghiệp của Việt Nam: chương trình, phương pháp, nội dung, đội ngũ giáo viên, chất lượng giảng dạy, khả năng thích ứng với môi trường làm việc, tác phong nghề nghiệp, tác giả đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng của hệ thống giáo dục nghề nghiệp. Các tác giả Đỗ Minh Cương và Mạc Văn Tiến (2004) đã có nghiên cứu về Phát triển lao động kỹ thuật ở Việt Nam – Lý luận và thực tiễn [7]. Trong nghiên cứu này, các tác giả đã đề cập đến nhu cầu đào tạo lao động kỹ thuật của Việt Nam nhằm đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước. Để đáp ứng nhu cầu nhân lực kỹ thuật của nền kinh tế cả về số lượng, chất lượng và cơ cấu, đồng thời đảm bảo hiệu quả đầu tư cho giáo dục và dạy nghề, tác giả đã đề xuất hệ thống giải pháp như: Đổi mới chương trình giảng dạy, tăng cường đầu tư thiết bị, công nghệ phù hợp với thiết bị, công nghệ của sản xuất, nâng cao chất lượng và chuẩn hóa đội ngũ giáo viên; đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá; kiểm định chất lượng các trường nghề; 4 Nghiên cứu về “Những giải pháp phát triển đào tạo nghề góp phần đáp ứng nhu cầu nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa” của tác giả Phan Chính Thức (2003) đã đi sâu nghiên cứu về lịch sử đào tạo nghề, đưa ra những khái niệm, cơ sở lý luận mới của đào tạo nghề và đề xuất giải pháp phát triển đào tạo nghề nhằm góp phần đáp ứng nhu cầu nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta. [11] Đến nay chưa có nghiên cứu chuyên sâu, đánh giá về thực trạng chất lượng đào tạo nghề tại Trường cao đẳng nghề Cơ điện và Thủy lợi. Do vậy đề tài: “Giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo tại Trường Cao đẳng nghề Cơ điện và Thủy lợi” là một đề tài mới, chưa được nghiên cứu một cách có hệ thống ở Việt Nam. Trong quá trình thực hiện đề tài, bên cạnh việc kế thừa có chọn lọc những thành tựu nghiên cứu đã có, tác giả cũng tham khảo, kết hợp việc khảo sát những vấn đề mới phát sinh nhất là về lý luận và thực tiễn của chất lượng đào tạo. Từ đó, tác giả đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo tại trường trong thời gian tới. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Luận văn làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề tại Trường Cao đẳng Nghề Cơ điện và Thủy lợi. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Một là, hệ thống hóa một số lý luận cơ bản về đào tạo nghề (ĐTN), chất lượng đào tạo nghề, chỉ tiêu đánh giá chất lượng đào tạo và những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả của đào tạo nghề. Hai là, tập trung phân tích và đưa ra những đánh giá về thực trạng chất lượng đào tạo tại Trường Cao đẳng nghề Cơ điện và Thủy lợi. Phân tích những thành tựu, tồn tại và nguyên nhân. Ba là, đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo tại Trường Cao đẳng nghề Cơ điện và Thủy lợi. 5 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Chất lượng đào tạo nghề tại trường cao đẳng nghề. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu chất lượng đào tạo tại trường Cao đẳng nghề Cơ điện và Thủy lợi, từ năm 2014-2017. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Cở sở lý luận Luận văn sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác – LêNin và tư duy quan điểm đường lối của Đảng cộng sản Việt Nam về nâng cao chất lượng tạo đào trong các trường nghề. 5.2. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp thu thập thông tin, nghiên cứu tài liệu: Trên cơ sở nghiên cứu các tài liệu như chủ chương, chính sách, quy định của Chính phủ, Bộ, Ngành về quản lý chất lượng dạy nghề, kiểm định chất lượng dạy nghề, chuẩn đầu ra trình độ trung cấp, cao đẳng nghề, sách báo, tạp chí và các tài liệu lưu trữ, số liệu thống kê, … tác giả tổng hợp để nghiên cứu. - Phương pháp phỏng vấn chuyên gia: xin ý kiến, tham vấn, trao đổi của các chuyên gia có trình độ quản lý, đồng nghiệp đặc biệt là các giáo viên giảng viên có kinh nghiệm giảng dạy trình độ trung cấp, cao đẳng nghề lâu năm tại trường. - Phương pháp thống kê mô tả: hàng năm nhà trường xây dựng bảng hỏi gửi các cựu sinh viên và các doanh nghiệp. Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng kết quả điều tra bảng hỏi để phân tích thống kê mô tả, từ đó phân tích thực trạng chất lượng đào tạo tại trường giai đoạn 2014-2017. - Phương pháp phân tích, tổng hợp: dựa trên các số liệu để phân tích, tư duy nhằm đưa ra các kết luận về mức độ, tính chất, xu hướng, mối quan hệ về vấn đề cần nghiên cứu. 6 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn 6.1. Ý nghĩa lý luận Một là, trình bày một cách hệ thống lý luận về đào tạo nghề, quan niệm về chất lượng và hiệu quả đào tạo nghề; Hai là, phân tích các yếu tố tác động đến chất lượng và hiệu quả đào tạo nghề. Ba là, tổng hợp mô hình ĐTN của các nước trong khu vực và điển hình một mô hình ĐTN hiện đại của Việt Nam. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Phân tích và chỉ rõ thực trạng hiệu quả ĐTN tại Trường Cao đẳng Nghề Cơ điện và Thủy lợi. Đề xuất một số giải pháp mang tính thực tiễn nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề tại Trường Cao đằng Nghề Cơ điện và Thủy lợi 7. Kết cấu của luận văn Ngoài mục lục, danh mục chữ viết tắt, danh mục bảng biểu, kết luận, tài liệu tham khảo, phần nội dung luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Lý luận cơ bản về chất lượng đào tạo và nâng cao chất lượng đào tạo tại các trường Cao đẳng nghề Chương 2: Thực trạng chất lượng đào tạo tại Trường Cao đẳng Nghề Cơ điện và Thủy lợi Chương 3: Một số giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo tại Trường Cao đẳng Nghề Cơ điện và Thủy lợi. 7 Chương 1 LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO VÀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO TẠI CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ 1.1 Vấn đề cơ bản về chất lượng và quản lý chất lượng 1.1.1 Quan điểm về chất lượng Chất lượng là một khái niệm quen thuộc nhưng cũng là một khái niệm gây ra nhiều tranh cãi. Có rất nhiều quan điểm đã đưa ra:[17], [24] Theo quan niệm của tổ chức kiểm tra chất lượng Châu Âu (European Organisation for Quality Control): “Chất lượng của sản phẩm là mức độ mà sản phẩm ấy đáp ứng được nhu cầu của người sử dụng”. Theo tiêu chuẩn Pháp AFNOR 50 – 109: “Chất lượng sản phẩm là năng lực của một sản phẩm hoặc một dịch vụ thoả mãn những nhu cầu của người sử dụng” Theo Oxford Pocket Dictionary: Chất lượng là mức hoàn thiện, là đặc trưng so sánh hay đặc trưng tuyệt đối, dấu hiệu đặc thù, các dữ kiện, các thông số cơ bản. Theo J. Juran( Mỹ): “Chất lượng sản phẩm là sự thoả mãn nhu cầu thị trường với chi phí thấp nhất”. Theo cơ quan kiểm tra chất lượng của Mỹ: “Chất lượng sản phẩm là toàn bộ đặc tính và đặc trưng của sản phẩm và dịch vụ nhằm thoả mãn những nhu cầu đã đặt ra”. Theo tác giả Kaoru Ishikawa: Chất lượng là khả năng thoả mãn nhu cầu thị trường với chi phí thấp nhất. Theo Từ điển Tiếng Việt phổ thông: Chất lượng là tổng thể những tính chất, thuộc tính cơ bản của sự vật (sự việc), hiện tượng làm cho sự vật (sự việc) này phân biệt với sự vật (sự việc) khác. Theo ISO 9000: “Chất lượng sản phẩm là tổng thể các chỉ tiêu, những đặc trưng kinh tế, kỹ thuật của nó, thực hiện được sự thoả mãn nhu cầu trong điều kiện tiêu dùng xác định, phù hợp với công dụng, tên gọi của sản phẩm mà người tiêu dùng mong muốn”. 8 Cục Đo lường chất lượng Nhà nước Việt Nam đã đưa ra khái niệm: “Chất lượng sản phẩm của một sản phẩm là một tập hợp các đặc tính của một thực thể tạo cho thực thể đó khả năng thoả mãn những nhu cầu đã nêu ra và những nhu cầu tiềm ẩn” (TCVN 5814 –1994). Mỗi khái niệm đều có một quan điểm riêng nhưng tựu chung nói về chất lượng là nói về cái không thể đo đếm được. Chất lượng được đo đếm bởi sự thoả mãn yêu cầu. Nếu một sản phẩm hay dịch vụ không đáp ứng được yêu cầu, không được thị trường chấp nhận thì bị coi là có chất lượng kém mặc dù nó được sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại. Ngày nay, chất lượng mang cả tính hữu hình và vô hình: một sản phẩm có tính năng kỹ thuật tốt, nhưng mẫu mã không đẹp, dịch vụ không tốt thì cũng không được gọi là sản phẩm có chất lượng tốt. Khi nói tới chất lượng người ta thường hay nói tới: Hình thức, mẫu mã, nội dung, dịch vụ. 1.1.2 Một số khái niệm liên quan đến quản lý chất lượng Mục tiêu của quản lý chất lượng là làm cho sản phẩm dịch vụ ngày càng tốt hơn, đẹp hơn. Ngược lại, muốn có chất lượng tốt thì cần phải có quản lý chất lượng. Như vậy, chất lượng và quản lý chất lượng có quan hệ mật thiết không thể tách rời. Theo quan điểm của chuyên gia chất lượng Nhật Bản K.Ishikawa: “Chất lượng bắt đầu bằng đào tạo và cũng kết thúc bằng đào tạo". Do vậy, ông luôn chú trọng đến giáo dục đào tạo khi tiến hành quản lý chất lượng [19] Giáo sư Juran - Chuyên gia chất lượng nổi tiếng trên thế giới và là người đóng góp to lớn cho sự thành công của các công ty Nhật Bản. Ông là người đầu tiên đưa ra quan điểm "chất lượng là sự phù hợp với điều kiện kỹ thuật". Và cũng là người đầu tiên đề cập đến vai trò trách nhiệm lớn về trách nhiệm thuộc về nhà lãnh đạo [19] Philip B. Grosby với quan niệm "chất lượng là thứ cho không" đã nhấn mạnh: Thực hiện chất lượng không những không tốn kém mà còn là những nguồn lợi nhuận chân chính. Cách tiếp cận chung của Grosby về quản lý chất lượng là nhấn mạnh yếu tố phòng ngừa cùng quan điểm "Sản phẩm không khuyết tật" và "làm đúng ngay từ đầu". Chính ông là người đặt ra từ "Vacxin chất lượng" mà các công ty nên dùng để ngăn ngừa. Nó gồm 3 phần: Quyết tâm, Giáo dục, Thực thi 9 [19]. Tổ chức tiêu chuẩn hoá quốc tế ISO 9000 cho rằng: Quản lý chất lượng là một hoạt động có chức năng quản lý chung nhằm mục đích đề ra chính sách, mục tiêu, trách nhiệm và thực hiện chúng bằng các biện pháp như hoạch định chất lượng, kiểm soát chất lượng, đảm bảo chất lượng và cải tiến chất lượng trong khuôn khổ một hệ thống chất lượng [20] Như vậy, quản lý chất lượng là một công việc mang tính trìu tượng, vô cùng khó khăn và phức tạp. Để quản lý chất lượng người ta cần phải đề ra mục tiêu quản lý chất lượng là đạt được gì? Phương hướng quản lý chất lượng ra sao? Tổ chức tốt hệ thống quản lý chất lượng có ý nghĩa và tác dụng ở rất nhiều mặt đặc biệt là thoả mãn nhu cầu của khách hàng. 1.2 Khái niệm đào tạo nghề, chất lượng đào tạo nghề và các tiêu chí đo chất lượng đào tạo nghề 1.2.1. Khái niệm đào tạo nghề Đào tạo là một quá trình trang bị kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp, đồng thời giáo dục phẩm chất đạo đức, thái độ cho người học để họ có thể trở thành người công dân, người cán bộ, người lao động có chuyên môn và nghề nghiệp nhất định nhằm thoả mãn nhu cầu tồn tại, phát triển của mỗi cá nhân, đáp ứng yêu cầu của xã hội trong một giai đoạn lịch sử nhất định. Quá trình đào tạo diễn ra trong trong các cơ sở đào tạo theo một kế hoạch, nội dung, chương trình, thời gian được quy định cho từng ngành nghề cụ thể nhằm giúp cho người học đạt được một trình độ nhất định trong hoạt động lao động nghề nghiệp. Theo từ điển Tiếng Việt, “đào tạo được hiểu là việc: làm cho trở thành người có năng lực theo những tiêu chuẩn nhất định” [9] Theo các nhà giáo dục và đào tạo Việt Nam: “Đào tạo là quá trình hoạt động có mục đích, có tổ chức nhằm đạt được các kiến thức, kỹ năng và kỹ sảo trong lý thuyết và thực tiễn, tạo ra năng lực để thực hiện thành công một hoạt động xã hội (nghề nghiệp) cần thiết. Đào tạo là quá trình trang bị kiến thức nhất định về mặt chuyên môn, nghiệp vụ cho người lao động để họ có thể đảm nhận được một công việc nhất định. 10 Luật dạy nghề ban hành ngày 29 tháng 11 năm 2006 đưa ra khái niệm như sau: “Dạy (đào tạo) nghề là hoạt động dạy và học nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp cần thiết cho người học nghề để có thể tìm được việc làm hoặc tự tạo việc làm sau khi hoàn thành khóa học” [21]. Luật cũng quy định có ba cấp trình độ đào tạo là sơ cấp nghề, trung cấp nghề và cao đẳng nghề và về hình thức dạy nghề bao gồm cả dạy nghề chính quy và dạy nghề thường xuyên. 1.2.2. Chất lượng đào tạo nghề Chất lượng đào tạo nghề được sự quan tâm của chính cơ sở đào tạo, người sử dụng lao động, của người học và gia đình người học, của cả xã hội: Các cơ sở đào tạo có trách nhiệm đào tạo sinh viên tốt nghiệp phù hợp với nhu cầu về chất lượng của xã hội và doanh nghiệp. Các cơ sở đào tạo đều mong muốn cung cấp sản phẩm đào tạo mà xã hội cần và tự hào về các sinh viên tốt nghiệp; Thị trường lao động kỳ vọng nhà trường cung cấp cho họ những sinh viên có đủ kiến thức, kỹ năng và thái độ thích hợp với công việc. Với xu thế toàn cầu hóa, một cơ sở đào tạo trong nước không chỉ cạnh tranh với các cơ sở trong nước mà còn cạnh tranh với các nước khác, với khu vực khác; cạnh tranh trước hết là chất lượng của các sinh viên tốt nghiệp. Sinh viên ra trường có chất lượng, cơ sở sẽ thu hút được người học, nâng cao uy tín và vị thế của cơ sở trong hệ thống giáo dục trong nước và quốc tế. Chất lượng là một khái niệm mang tính đa diện, đa chiều: Đối với cán bộ giảng dạy và sinh viên thì ưu tiên của khái niệm chất lượng phải là ở quá trình đào tạo, là cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho quá trình giảng dạy và học tập. Còn đối với những người sử dụng lao động, ưu tiên về chất lượng của họ lại ở đầu ra, tức là ở trình độ, năng lực và kiến thức của sinh viên khi ra trường... Tương tự, chất lượng đào tạo nghề cũng được định nghĩa rất khác nhau tùy theo từng thời điểm và tùy đối tượng quan tâm: Sinh viên, giảng viên, người sử dụng lao động, các tổ chức tài trợ và các cơ quan kiểm định; trong nhiều bối cảnh, nó còn phụ thuộc vào tình trạng phát triển kinh tế - xã hội của mỗi nước. Tiêu chuẩn ISO 9000 (năm 2000) định nghĩa: “Chất lượng là mức độ mà một tập hợp các đặc trưng vốn có đáp ứng được các yêu cầu của khách hàng và những người khác có quan tâm”. 11 Harvey L. và Knight PT đề cập đến năm khía cạnh chất lượng đào tạo và đã được nhiều tác giả khác thảo luận, công nhận và phát triển [13]: - Chất lượng là được hiểu ngầm là chuẩn mực cao, sự vượt trội (hay sự xuất sắc); - Chất lượng là sự hoàn hảo trong quá trình thực hiện (kết quả hoàn thiện, không có sai sót); - Chất lượng là sự phù hợp với mục tiêu trong kế hoạch của trường - Chất lượng là sự đáng giá về đồng tiền (trên khía cạnh đáng giá để đầu tư); - Chất lượng là một quy trình liên tục cho phép ‘khách hàng’ (tức sinh viên) đánh giá sự hài lòng của họ. Như vậy, chất lượng đào tạo nghề được thể hiện ở kết quả đem lại “giá trị gia tăng” (sự vượt trội sau quá trình đào tạo) của học sinh, sinh viên như khối lượng, nội dung, trình độ kiến thức được đào tạo và kỹ năng thực hành, năng lực nhận thức, năng lực tư duy cùng những phẩm chất nhân văn được đào tạo. Đồng thời, thể hiện ở sự hoàn hảo trong thực hiện mục tiêu đào tạo của cơ sở, ở mức độ xứng đáng với sự đầu tư của học sinh, cơ sở đào tạo, nhà nước và xã hội. Đặc biệt được thể hiện ở sự hài lòng của sinh viên khi theo học chương trình cũng như là sự hài lòng của các doanh nghiệp khi sử dụng lao động. Trong khuôn khổ của luận văn: “Chất lượng đào tạo nghề là kết quả tác động tích cực của tất cả các yếu tố cấu thành hệ thống đào tạo nghề và quá trình đào tạo vận hành trong môi trường nhất định” 1.2.3. Các tiêu chí đo chất lượng đào tạo nghề Trên thực tế, khó có thể đo lường trực tiếp chất lượng đào tạo và thông thường chất lượng đàotạo được đo bằng các tiêu chí gián tiếp. Cụ thể: Tiêu chí 1: Sự vượt trội về kiến thức, kỹ năng hay “giá trị gia tăng” mà sinh viên nhận được sau quá trình trình đào tạo. Trong quá trình học nghề, người học được đánh giá kết quả thông qua điểm của bài kiểm tra, bao gồm kiểm tra lý thuyết và thực hành. Kết thúc khóa đào tạo, người học trải qua kỳ thi tốt nghiệp. Tùy ngành học, nghề học, bài kiểm tra có thể có hình thức tự luận, hình thức trắc nghiệm hoặc thực hành nghề. Tùy thuộc vào giá trị tích lũy về kiến thức và kỹ năng đạt được và biểu hiện qua kết quả kiểm tra và thi, 12 người tốt nghiệp được xếp loại giỏi, khá, trung bình. Kết quả đánh giá này mới chỉ một phía của cơ sở đào tạo. Chất lượng này được kiểm chứng thông qua quá trình sử dụng. Chính người sử dụng lao động sẽ bổ sung và có tiếng nói cuối cùng về chất lượng sinh viên được đào tạo, xác nhận “giá trị gia tăng” nhận được của người học, đánh giá “sự vượt trội” của sinh viên sau học nghề với lao động phổ thông. “sự vượt trội”, “giá trị gia tăng” của sinh viên học nghề phụ thuộc vào đầu vào của sinh viên học nghề và chất lượng chương trình đào tạo. Nếu đầu vào thấp, khó có thể kỳ vọng chất lượng đầu ra cao. Chương trình đào tạo chất lượng khi nó gắn với thực tiễn sản xuất, kinh doanh và dịch vụ, bám sát được những yêu cầu mà người sử dụng kỳ vọng vào học sinh sau học nghề. Tiêu chí 2: Sự hoàn thiện (không sai sót) trong quá trình thực hiện hay sự hoàn thiện trong quá trình trang bị kiến thức, kỹ năng theo chuẩn nghề nghiệp đầu ra mà cơ sở đào tạo công bố với xã hội. Để đo sự hoàn thiện trong quá trình trang bị kiến thức, kỹ năng, có thể đối chứng giữa chuẩn đầu ra (kỳ vọng về kiến thức, kỹ năng) với kiến thức, kỹ năng mà sinh viên đạt được, tỷ lệ sinh viên đạt mức giỏi, khá, trung bình, tỷ lệ sinh viên không đạt; kế hoạch đào tạo (về thời gian, thời lượng giảng dạy) với thời gian/ thời lượng giảng dạy trong thực tế. Quá trình đào tạo tại cơ sở dạy nghề cần đảm bảo chắc chắn quá trình trang bị kiến thức, kỹ năng đầy đủ, kiểm định (kiểm tra, thi cử) có chất lượng và sản phẩm là hoàn hảo. Cơ sở dạy nghề được đánh giá là có chất lượng nếu ít sản phẩm hỏng, không đưa ra thị trường “sản phẩm dở dang” (chưa hoàn chỉnh) và tỷ lệ sản phẩm đạt chuẩn cao (tỷ lệ tốt nghiệp cao). Các yếu tố liên quan đến sự hoàn thiện trong quá trình dạy nghề chủ yếu gồm: Đội ngũ giáo viên dạy nghề đạt chuẩn, đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng và hợp lý về cơ cấu; Phương pháp kiểm tra, đánh giá chất lượng học sinh học nghề phải phù hợp; Trang thiết bị và công nghệ sử dụng trong dạy nghề phải được đầu tư đầy đủ, tương xứng với thiết bị và công nghệ đang sử dụng trong các doanh nghiệp của nền kinh tế. Tiêu chí 3: Sự phù hợp với mục tiêu trong kế hoạch của trường. Bất kỳ một cơ sở đào tạo nào cũng thường xây dựng cho mình tầm nhìn, sứ 13 mệnh và mục tiêu định hướng. Mục tiêu của một cơ sở đào tạo nghề thường bao hàm (1) Cơ sở đào tạo nghề phát triển tới quy mô nào; (2) Mức độ đa dạng ngành nghề đào tạo đến đâu; (3) Trình độ (kiến thức, kỹ năng) mà nhà trường trang bị cho sinh viên đạt đến mức độ nào; (4) Sinh viên tốt nghiệp của trường sẽ hòa nhập vào thị trường lao động đến mức độ nào (tỷ lệ sinh viên có việc làm sau một khoảng thời gian nhất định; tỷ lệ sinh viên có việc làm theo đúng ngành/ nghề đào tạo; tỷ lệ sinh viên cần được bổ túc tay nghề và thời gian trung bình bồi túc tay nghề sau đào tạo tại doanh nghiệp; v.v... Có thể kiểm chứng sự phù hợp với mục tiêu đào tạo trong kế hoạch của nhà trường thông qua đánh giá sự phát triển về quy mô, mức độ đa dạng ngành/ nghề đào tạo tại từng thời điểm với lộ trình của chiến lược phát triển nhà trường. Nếu tụt lại quá xa so với mục tiêu, đây là dấu hiệu chất lượng phát triển của nhà trường có vấn đề, do sản phẩm của nhà trường có thể không được thị trường lao động chấp nhận nên không thu hút được người học; hoặc tổ chức thông tin thị trường lao động chưa tốt, quan hệ của nhà trường với thị trường doanh nghiệp không đủ mạnh để có thể có định hướng đa dạng ngành nghề đào tạo theo nhu cầu của thị trường lao động. Phép đo này được thực hiện chủ yếu bằng tự kiểm chứng, tự so sánh đối chiếu thực trạng kết quả đạt được với lộ trình chiến lược phát triển của trường Trình độ kiến thức và kỹ năng của sinh viên tốt nghiệp có thể đo bằng kết quả kiểm tra, đánh giá và phân loại sinh viên theo các mức độ mà sinh viên đạt được. Mức độ hội nhập thị trường lao động của sinh viên có thể đo thông qua các cuộc điều tra lần theo dấu vết (trace study) sinh viên tốt nghiệp với đối tượng khảo sát là sinh viên đã tốt nghiệp, chủ doanh nghiệp sử dụng sinh viên tốt nghiệp của nhà trường. Các yếu tố chính ảnh hưởng tới sự phù hợp với mục tiêu trong kế hoạch của cơ sở đào tạo là: Chất lượng đề án/ chiến lược phát triển nhà trường; nội dung, chương trình giảng dạy, phương pháp kiểm tra, đánh giá, quan hệ với doanh nghiệp, với cộng đồng người sử dụng lao động. Tiêu chí 4: Chất lượng là sự đáng giá về đồng tiền (trên khía cạnh đáng giá để đầu tư). 14 Chất lượng đào tạo hay “giá trị gia tăng” mà người học thu nhận được phải xứng đáng với sự đầu tư của sinh viên, phụ huynh, nhà trường và xã hội. Đầu tư của sinh viên là đầu tư về thời gian và công sức; đầu tư của phụ huynh là đầu tư về tiền bạc; đầu tư của nhà trường là đầu tư về nguồn lực giáo viên, cơ sở vật chất, ngân sách và trang thiết bị cũng như các chi phí liên quan khác đến quá trình đào tạo; đầu tư của nhà nước xã hội là các chính sách, cơ chế và nguồn lực cho phát triển đào tạo nghề. Để đo lường tiêu chí này, có thể sử dụng phương pháp so sánh tương tự giữa cơ sở đào tạo này với các cơ sở đào tạo khác có mức độ đầu tư tương tự thông qua việc so sánh một loạt các chỉ tiêu như “giá trị gia tăng” đạt được của sinh viên với chi phí tương tự của sinh viên và phụ huynh, mức độ phát triển của nhà trường so sánh với cơ sở khác, mức độ hội nhập thị trường lao động của sinh viên tốt nghiêp. Tiêu chí 5: Chất lượng là quá trình liên tục cho phép khách hàng (sinh viên) đánh giá thông qua sự hài lòng của họ. Để đo tiêu chí này có thể khảo sát sự hài lòng của sinh viên đối với chất lượng bài giảng, chất lượng chương trình đào tạo, môi trường học tập, dịch vụ do nhà trường cung cấp, kiến thức và kỹ năng mà sinh viên thu nhập được, những chuẩn bị của nhà trường đảm bảo cho sự chuyển tiếp tốt nhất từ nhà trường sang môi trường làm việc, v.v… Để đo tiêu chí này, có thể sử dụng phương pháp khảo sát xã hội học đối với sinh viên học nghề với nội dung khảo sát là đánh giá của sinh viên về các chỉ báo đo lường mức độ hài lòng của họ. Ngoài các tiêu chí trên đây, quá trình học nghề cũng là quá trình trang bị cho sinh viên thái độ sống tích cực, phẩm chất và văn hóa nghề, tác phong lao động công nghiệp, tinh thần hợp tác trong công việc, kỹ năng giải quyết vấn đề, khả năng sáng tạo trong công việc, v.v… Đây là các chỉ báo rất quan trọng nhưng không dễ dàng định lượng, và chỉ có thể đo lường gián tiếp thông qua khảo sát ý kiến đánh giá của chính học viên và người sử dụng lao động. Một cơ sở đào tạo có chất lượng là một cơ sở mà các chỉ báo này đều được đo với dấu hiệu “tích cực”. 15
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan