Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay tại ngân hàng nn&ptnt việt nam chi nhánh h...

Tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay tại ngân hàng nn&ptnt việt nam chi nhánh hương sơn – hà tĩnh

.DOC
38
68
89

Mô tả:

Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ HN Luận văn tốt nghiệp LỜI MỞ ĐẦU Trong những năm gần đây, ngân hàng NN&PTNT Việt Nam chi nhánh Hương Sơn – Hà Tĩnh đã có sự cố gắng rất nhiều và đã đạt được những thành tựu nhất định như: dư nợ, cho vay tăng qua các năm, nợ quá hạn chiếm tỷ lệ rất thấp, dịch vụ ngân hàng tăng, thu phí dịch vụ và kinh doanh ngoại tệ ngày càng tăng, song để đứng vững trong cạnh tranh và bắt kịp xu hướng đổi mới thì ngân hàng NN&PTNT Việt Nam chi nhánh Hương Sơn – Hà Tĩnh cần nỗ lực hơn nữa trong việc quản lý chất lượng tín dụng, đặc biệt là chất lượng cho vay. Bởi vì, cho vay là một bộ phận quan trọng của tín dụng, không chỉ quyết định đến sự tồn tại của Ngân hàng mà còn đến toàn bộ nền kinh tế xã hội. Vì vậy làm thế nào để củng cố và nâng cao chất lượng tín dụng, chất lượng cho vay. Đây là vấn đề quan trọng mà mỗi nhà quản trị ngân hàng nào cũng phải quan tâm. Xuất phát từ bối cảnh phát triển kinh tế đất nước và thực trạng hoạt động tín dụng em đã chọn đề tài: “Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay tại ngân hàng NN&PTNT Việt Nam chi nhánh Hương Sơn – Hà Tĩnh ” nhằm đưa ra những giải pháp có căn cứ để giải quyết những mặt còn tồn tại và nâng cao hơn nữa chất lượng cho vay tại ngân hàng NN&PTNT Việt Nam chi nhánh Hương Sơn – Hà Tĩnh . Đề tài tập trung nghiên cứu về chất lượng cho vay và giải pháp nâng cao chất lượng cho vay tại ngân hàng NN&PTNT Việt Nam chi nhánh Hương Sơn – Hà Tĩnh . Nhằm làm sáng tỏ hơn các vần đề cơ bản về cho vay và chất lượng cho vay của các NHTM. SV: Nguyễn Hải Đăng 1 MSV: 13400005 Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ HN Luận văn tốt nghiệp Luận văn của em bao gồm 3 chương: Chương 1: Lý luận cơ bản về hoạt động cho vay và chất lượng cho vay của Ngân hàng thương mại Chương 2: Thực trạng chất lượng cho vay tại Ngân hàng NN&PTNT Việt Nam, chi nhánh Hương Sơn – Hà Tĩnh . Chương 3: Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng cho vay tại Ngân hàng NN&PTNT Việt Nam, chi nhánh Hương Sơn – Hà Tĩnh . Để hoàn thành luận văn em đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ nhiệt tình, tận tâm. Em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến: - ThS. Phạm Thị Thu Hương người đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo em hoàn thành luận văn. - Các cô chú, anh chị tại NN&PTNT Việt Nam chi nhánh Hương Sơn – Hà Tĩnh đã hướng dẫn em trong quá trình thực tập. Do giới hạn về trình độ, kinh nghiệm và thời gian thực tế, vì vậy bài viết của em không thể tránh khỏi thiếu sót. Em mong nhận được những đóng góp ý kiến của thầy cô giáo trong hội đồng để luận văn của em được hoàn thiện và sâu sắc hơn. Em xin chân thành cảm ơn! SV: Nguyễn Hải Đăng 2 MSV: 13400005 Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ HN Luận văn tốt nghiệp CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY VÀ CHẤT LƯỢNG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1.Khái quát về ngân hàng thương mại “ NHTM là một tổ chức kinh tế, hoạt động kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ. Trong đó, hoạt động tài trợ cho khách hàng trên cơ sở tín nhiệm ( tín dụng) là hoạt động chủ yếu đem lại lợi nhuận cho NHTM . Quy mô chất lượng tín dụng ảnh hưởng đến quyết định sự tồn tại và phát triển của Ngân hàng”. 1.2. Khái niệm hoạt động cho vay của NHTM 1.2.1. Khái niệm Hoạt động cho vay của NHTM hiểu một cách đơn giản là việc NH giao tiền cho khách hàng trong một khoảng thời gian nhất định với cam kết khách hàng phải hoàn trả cả gốc và một khoản phụ thêm gọi là lãi. Theo quyết định 1627/2001/QĐ – NHNN về việc ban hành quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng thì: “ cho vay là một hình thức cấp tín dụng, theo đó tổ chức tín dụng giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích trong thời gian nhất định theo thảo thuận với nguyên tác có hoàn trả cả gốc và lãi”. 1.2.2. Phân loại các hình thức cho vay Căn cứ theo các tiêu thức khác nhau ta có thể phân thành nhiều lọai cho vay như sau:  Theo phương thức cho vay - Thấu chi: Thấu chi là nghiệp vụ cho vay qua đó ngân hàng cho phép người vay chi trội (vượt) trên số dư tiền gửi thanh toán của mình đến một thời hạn nhất định và trong khoảng thời gian xác định. Giới hạn này được gọi là hạn mức thấu chi. Để được thấu chi khách hàng làm đơn xin NH hạn mức thấu chi và thời gian thấu chi (có thể phải trả phí cam kết cho NH). Trong quá trình hoạt động, khách hàng có thể kí séc, lập ủy nhiệm chi… vượt quá số dư tiền gửi để chi trả. Khi khách hàng SV: Nguyễn Hải Đăng 3 MSV: 13400005 Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ HN Luận văn tốt nghiệp có tiền gửi để nhập về tài khoản tiền gửi, NH sẽ thu nợ gốc và lãi. Số lãi mà khách hàng phải trả được tính: Số lãi phải trả = Lãi suất thấu chi * Thời gian thấu chi * Số tiền thấu chi - Cho vay trực tiếp từng phần: Là hình thức mà NH áp dụng cho những khách hàng không có nhu cầu vay vốn thường xuyên, không có điều kiện để được cấp hạn mức thấu chi. Mỗi lần vay khách hàng phải làm đơn và trình NH phương án sử dụng vốn vay. NH sẽ phân tích khách hàng và kí hợp đồng cho vay, xác định quy mô cho vay, thời hạn giải ngân, thời hạn trả nợ, lãi suất và yêu cầu đảm bảo nếu cần. Trong quá trình khách hàng sử dụng tiền vay, NH sẽ kiểm soát mục đích và hiệu quả sử dụng, nếu thấy có dấu hiệu vi phạm hợp đồng NH sẽ thu nợ trước hạn hoặc chuyển nợ quá hạn. Lãi suất có thể cố định hoặc thả nổi theo thời điểm tính lãi. - Cho vay theo hạn mức: Là nghiệp vụ mà ngân hàng thỏa thuận cung cấp cho khách hàng một hạn mức tín dụng trong một khoảng thời gian nhất định. Với hạn mức này khách hàng sẽ được cho vay nhiều lần trong thời gian đó với điều kiện nhu cầu vay vốn là hợp lý và không vượt quá hạn mức… Đây là hình thức cho vay thuận tiện cho những khách hàng có nhu cầu vay mượn thường xuyên, vốn tham gia thường xuyên vào quá trình sản xuất kinh doanh. - Cho vay luân chuyển: Là nghiệp vụ cho vay dựa trên luân chuyển của hàng hóa. NH cho doanh nghiệp mua hàng và NH thu nợ khi doanh nghiệp bán hàng. NH và khách hàng thỏa thuận với nhau về phương thức vay, hạn mức tín dụng, các nguồn cung cấp hàng hóa và khả năng tiêu thụ. Khi vay, khách hàng chỉ cần gửi đền NH các chứng từ hóa đơn nhập hàng và số tiền cần vay do đó NH sẽ cho vay theo tỷ lệ nhất định tùy theo khối lượng và chất lượng quan hệ nợ lần của người vay. Cho vay luân chuyển thường áp dụng đối với các doanh nghiệp, thương nghiệp hoặc doanh nghiệp sản xuất có chu kỳ tiêu thụ ngắn ngày, có quan hệ vay trả thường xuyên với NH. - Cho vay trả góp: SV: Nguyễn Hải Đăng 4 MSV: 13400005 Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ HN Luận văn tốt nghiệp Là hình thức tín dụng, theo đó khách hàng trả gốc làm nhiều lần trong thời hạn tín dụng đã thỏa thuận. Hình thức này thường áp dụng với các khoản vay trung và dài hạn, cho vay mua tài sản cố định. Trong hình thức này do khách hàng thường thế chấp bằng hàng hóa mua trả góp như vậy thì rủi ro rất cao vì khả năng trả nợ phụ thuộc vào thu nhập đều đặn của người vay. Nếu ngươi vay mất việc, ốm đau, thu nhập giảm sút thì khả năng thu nợ của NH cũng bị ảnh hưởng. Chính vì rủi ro cao nên lãi suất cho vay trả góp thường cao nhất trong khung lãi suất cho vay của NH. - Cho vay gián tiếp: Phần lớn là cho vay trực tiếp. Bên cạnh đó NH cũng phát triển các hình thức cho vay gián tiếp thông qua các tổ chức trung gian như Hội đồng nông dân, Hội phụ nữ… Cho vay gián tiếp thường được áp dụng với thị trường có nhiều món vay nhỏ, người vay phân tán. Như vậy, cho vay theo hình thức này có thể tiết kiệm chi phí vay. Cho vay trung gian đều nhằm giảm bớt rủi ro, chi phí của NH.  Cho vay theo thời gian - Cho vay ngắn hạn: Đây là hình thức cho vay dưới 12 tháng và loại hình cho vay phổ biến nhất của NHTM nhằm đáp ứng: Nhu cầu thanh khoản đối với các tổ chức chính, quỹ tín dụng, tài trợ cho nhu cầu vốn tăng thêm, cho hoạt động sản xuất kinh doanh, đáp ứng nhu cầu dự trữ thời vụ hoặc tăng chi phí sản xuất, tài trợ cho vay xuất nhập khẩu và cho vay thanh toán. - Cho vay trung và dài hạn: Là hình thức cho vay có thời hạn 12 tháng trở lên. Hình thức này đáp ứng nhu cầu vay vốn mở mang ngành nghề sản xuất kinh doanh, mua sắm tài sản cố định, đầu tư xây dựng cơ bản, mua nâng cấp, sửa chữa lớn TSCĐ đối với doanh nghiệp. Nghiệp vụ tín dụng trung và dài hạn gắn liền với các dự án đầu tư của doanh nghiệp do đó quy mô và thời gian kéo dài, tính chất phức tạp. Điều này đòi hỏi NH phải có biện pháp quản lý phù hợp. Tìn dụng trung và dài hạn tiềm ẩn nhiều rủi ro và thường có lãi suất cao. SV: Nguyễn Hải Đăng 5 MSV: 13400005 Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ HN Luận văn tốt nghiệp  Theo mức độ đảm bảo - Cho vay không có đảm bảo: Là loại cho vay không có tài sản đảm bảo, việc đảm bảo cho vay hoàn toàn dựa trên uy tín của khách hàng hoặc bên thứ ba đứng ra bảo lãnh cho khách hàng. Hình thức này thường được áp dụng cho khách hàng truyền thống, chỗ tín nhiệm, có tình hình tài chính lành mạnh - Cho vay có tài sản bảo đảm: Là loại cho vay khách hàng phải có tài sản thế chấp, cầm cố hoặc được bảo lãnh bằng tài sản bên thứ ba hoặc chấp thuận.  Theo đối tượng mục đích vay vốn - Cho vay tiêu dùng: Hình thức này xuất phát từ nhu cầu muốn thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa của các hang bán lẻ. Đối tượng đi vay thường là các cá nhân có nhu cầu mua sắm hàng tiêu dùng lâu bền như : nhà cửa, phương tiện vận chuyển…nhưng chưa có khả năng thanh toán tại thời điểm mua hàng. Nguồn để trả nợ chủ yếu là thu nhập của cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình. - Cho vay sản xuất kinh doanh: Đối tượng đi vay là các doanh nghiệp, hộ gia đình có nhu cầu vay vốn để tài trợ cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. - Cho vay theo mục đích khác: Ngoài hai mục đích là cho vay tiêu dùng và cho vay sản xuất kinh doanh, NH còn tiến hành cho vay theo nhiều mục đích khác nhau: Cho vay nông nghiệp, cho vay bất động sản, cho vay thương mại dịch vụ…  Theo đối tượng khách hàng vay - Cho vay đối với khách hàng cá nhân, hộ gia đình: Là các khoản vay đối với khách hàng là các cá nhân, hộ gia đình. Mục đích của các khoản vay thường là phục vụ nhu cầu tiêu dùng hoặc sản xuất kinh doanh. - Cho vay đối với doanh nghiệp: Mục đích vay vốn là phục vụ quá trình sản xuất kinh doanh. Nguồn trả nợ là thường từ phần lợi nhuận của chủ thể đi vay. Trong cho vay đối với doanh nghiệp SV: Nguyễn Hải Đăng 6 MSV: 13400005 Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ HN Luận văn tốt nghiệp người ta có thể chia theo thành phần kinh tế là doanh nghiệp ngoài quốc doanh và doanh nghiệp quốc doanh, hoặc chia theo quy mô là doanh nghiệp lớn và doanh nghiệp nhỏ. 1.3. Chất lượng cho vay của NHTM 1.3.1. Khái niệm chất lượng cho vay của NHTM Chất lượng cho vay của ngân hàng thương mại là sự đáp ứng yêu cầu của khách hàng (người vay tiền) bao gồm các cá nhân, các tổ chức kinh tế phù hợp với sự phát triển kinh tế xã hội và đảm bảo sự tồn tại và phát triển của Ngân hàng. Để đánh giá chất lượng cho vay của một sản phẩm cho vay, chúng ta cần đánh giá trên 2 khía cạnh kinh tế vi mô và vĩ mô.  Xét trên khía cạnh vi mô Chất lượng cho vay của NHTM thể hiện: - Đối với khách hàng: Chất lượng cho vay được thể hiện ở chỗ số tiền mà NH cho vay phải có lãi; Phương pháp tính lãi, phương pháp giải ngân và thu nợ phù hợp với nhu cầu vốn, khách hàng sử dụng vốn đúng mục đích, có hiệu quả, trả nợ cho NH đúng hạn cả gốc và lãi. - Đối với NHTM: Chất lượng cho vay được đánh giá dựa trên việc phân tích chi phí cho đầu vào – nguồn vốn huy động được so sánh với thu nhập đầu ra – cho vay. Hiệu quả cho vay của một NHTM có thể xem dưới các khía cạnh sau: + Khả năng huy động vốn + Khả năng ,quản lý rủi ro và bảo toàn vốn + Khả năng sinh lời trên một đồng vốn từ hoạt động đầu tư tín dụng Có thể nói một khoản tín dụng có hiệu quả đối với một NHTM khi phạm vi, mức độ giới hạn phải phù hợp với thực lực của NH, đảm bảo nguyên tắc hoàn trả đúng hạn, hạn chế rủi ro tới mức thấp nhất trong quá trình hoạt động và tăng khả năng cạnh tranh trên thương trường, mang lại lợi nhuận cao nhất và đảm bảo an toàn thanh khoản cho NH.  Xét trên khía cạnh vĩ mô Đối với nền kinh tế xã hội, chất lượng cho vay của NHTM thế hiện ở các việc vốn đưa vào sử dụng đáp ứng được các yêu cầu của nền kinh tế, qua đó đẩy SV: Nguyễn Hải Đăng 7 MSV: 13400005 Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ HN Luận văn tốt nghiệp nền kinh tế đi lên đồng thời NH vẫn thu được cả gốc lẫn lãi. Có thể nói, hiệu quả kinh tế xã hội và hoạt động cho vay của NHTM cho nền kinh tế quốc dân là sự đóng góp vào sự phát triển kinh tế, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, thúc đẩy sự phát triển của đất nước. Như vậy, chất lượng cho vay của NH là một khái niệm hoàn toàn tương đối, nó vừa cụ thể, vừa trừu tượng. Chất lượng cho vay là một khái niệm tương đối rộng, là một chỉ tiêu tổng hợp, hiểu đúng bản chất của chất lượng cho vay sẽ giúp các NHTM phân tích, đánh giá đúng hiệu quả cho vay hiện tại cũng như xác định được chính xác nguyên nhân của những tồn tại nhằm đưa ra các biện pháp quản lý hợp lý giúp đứng vững trên thị trường cạnh tranh. 1.3.2. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng cho vay NHTM  Chỉ tiêu định tính - Khoản vay có đáp ứng được nhu cầu vốn của khách hàng không? Thủ tục có đơn giản không? Phương thức giải ngân và thu nợ có tạo điều kiện tốt cho khách hàng đảm bảo khả năng thu nợ của NH không? Khách hàng có hài lòng với sự phục vụ của nhân viên NH không? - Khoản cho vay có phù hợp với các mục đích, mục tiêu của NH trong thời kỳ này hay không? - Khoản cho vay có đảm bảo tuân thủ đầy đủ và đúng quy trình tín dụng, quy trình thẩm định, quy định của cơ quan quản lý nhà nước hay không? - Về phía xã hội, khoản vay có phù hợp với chủ trương phát triển chung của địa phương hay không? Có khai thác những tiềm năng sẵn có của địa phương và thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển hay không?  Chỉ tiêu định lượng - Chỉ tiêu doanh số cho vay Doanh số cho vay là chỉ tiêu phản ánh tổng số tiền vay giải ngân trong 1 năm. Chỉ tiêu này nói lên khả năng cung ứng tín dụng của NH cho các doanh nghiệp và nền kinh tế. Đây là chỉ tiêu phản ánh chính xác, tuyệt đối về hoạt động cho vay trong một thời gian dài, thấy được khả năng cho vay qua các năm. SV: Nguyễn Hải Đăng 8 MSV: 13400005 Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ HN Luận văn tốt nghiệp - Chỉ tiêu dư nợ và kết cấu dư nợ Tổng dư nợ là số tiền khách hàng còn nợ NH đến cuối kỳ hạch toán. Tổng dư nợ thấp chứng tỏ hoạt động của NH yếu kém, không có khả năng mở rộng, khả năng tiếp thị của NH kém, trình độ cán bộ, nhân viên thấp. Tuy nhiên, chỉ tiêu này càng cao không có nghĩa chất lượng cho vay càng cao bởi trong những khoản vay luôn tiềm ẩn những rủi ro mà NH phải gánh chịu. Kết cấu dư nợ phản ánh tỷ trọng của các loại dư nợ trong tổng dư nợ. Phân tích kết cấu dư nợ sẽ giúp NH biết được cần đẩy mạnh cho vay theo loại hình nào để cân đối với thực lực của NH. Kết cấu dư nợ khi so với kết cấu nguồn huy động sẽ cho biết rủi ro của loại hình cho vay nào là nhiều nhất. - Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn Tổng dư nợ Hiệu suất sử dụng vốn = x 100 Tổng nguồn vốn huy động Chỉ tiêu này đánh giá hiệu quả hoạt động và khả năng sử dụng vốn của NH. Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ NH càng sử dụng được nhiều vốn huy động. - Chỉ tiêu lợi nhuận Một khoản vay có chất lượng tốt là khoản vay có tỷ lệ sinh lời cao, mang lại nhiều lợi nhuận cho NH. Lợi nhuận từ hoạt động cho vay Tỷ lệ sinh lời = x 100 Tổng dư nợ cho vay Tỷ lệ cho biết một đồng vốn cho vay sẽ mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận. Tỷ lệ này càng cao chứng tỏ chất lượng tín dụng càng tốt. - Tỷ lệ lợi nhuận cho vay Tỷ lệ này cho biết một đồng vốn cho vay sẽ mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận. Tỷ lệ này càng cao chứng tỏ chất lượng tín dụng càng tốt. Lợi nhuận từ hoạt động cho vay Tỷ lệ lợi nhuận cho vay = x 100 Tổng lợi nhuận của NH SV: Nguyễn Hải Đăng 9 MSV: 13400005 Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ HN Luận văn tốt nghiệp Tỷ lệ này phản ánh mức độ đóng góp của hoạt động cho vay đối với toàn bộ kết quả kinh doanh của NH. - Chỉ tiêu mức độ rủi ro Nợ quá hạn là những khoản nợ cho vay mà đến hạn thanh toán khách hàng không trả được gốc, lãi hoặc cả hai, chuẩn bị sang nhóm nợ quá hạn chịu sự kiểm soát chặt chẽ và chịu lãi suất nợ quá hạn theo quy định của NH. Tỷ lệ nợ quá hạn = Nợ quá hạn Tổng dư nợ x 100 Nợ xấu Tỷ lệ nợ xấu = 1 x Tổng dư nợ 0 0 Tỷ lệ quá hạn càng cao thì NHTM càng gặp khó khăn trong kinh doanh vì sẽ có nguy cơ mất vốn, mất khả năng thanh toán và giảm lợi nhuận, tức là tỷ lệ nợ quá hạn càng cao thì chất lượng tín dụng càng thấp. Nợ xấu hay nợ khó đòi là các khoản nợ dưới chuẩn, có thể quá hạn và bị nghi ngờ về khả năng trả nợ lẫn khả năng thu hồi vốn của chủ nợ, điều này thường xảy ra khi các con nợ đã tuyên bố phá sản hoặc đã tẩu tán tài sản. Nợ xấu gồm các khoản nợ quá hạn trả lãi hoặc gốc trên thường quá ba tháng căn cứ vào khả năng trả nợ của khách hàng để hạch toán các khoản vay vào các nhóm thích hợp. 1.3.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng cho vay  Khách quan Nền kinh tế là một hệ thống bao gồm nhiều hoạt động kinh tế có liên quan biện chứng, ràng buộc lẫn nhau. Vì vậy, sự ổn định ay bất ổn, sự tăng trưởng nhanh chóng hay chậm chạm của tới nền kinh tế sẽ tác động mạnh mẽ tới hoạt động của NH. Hoạt động tín dụng NH là hoạt động nhạy cảm nhất đối với những biến động của nền kinh tế, hoạt động cho vay phải đảm bảo đáp ứng nhu cầu về SV: Nguyễn Hải Đăng 10 MSV: 13400005 Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ HN Luận văn tốt nghiệp vốn cho hạot động sản xuất kinh doanh và nhu cầu tiêu dùng của các cá nhân góp phần giảm chi phí lưu thông ổn định thị trường. Nâng cao chất lương hoạt động cho vay đồng nghĩa với việc đáp ứng nhu cầu về vốn cho nền kinh tế đúng hướng, hiệu quả hơn làm cho khả năng trả nợ NH cao hơn, giảm được những khoản nợ xấu, nợ không có khả năng chi trả, giảm được chi Ngân sách Nhà nước cho khoản dự phòng rủi ro. Nhờ vào hoạt động cho vay của NH, các tổ chức tín dụng có thể tăng cường kiểm tra, giám sát với khách hàng vay vốn, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế chung của nền kinh tế quốc dân.  Chủ quan - Về phía ngân hàng thương mại Cho vay là hoạt động chính đem lại lợi nhuận nhiều nhất cho NH nhưng khả năng rủi ro cũng rất lớn, nếu một khoản vay nào đó thất thoát thì NH sẽ không còn khả năng thanh toán cho người gửi tiền. NH cũng có trách nhiệm với các cổ đông đảm bảo mức chia lãi cổ phần hợp lý cũng như mức lương phù hợp đối với nhân viên. Chính vì vậy, việc nâng cao chất lượng cho vay để có một khoản dư nợ tốt mang lại sự an toàn và hiệu quả tài chính cao đối với NH là vô cùng quan trọng. - Về phía khách hàng Hoạt động cho vay cung cấp nguồn vốn quan trọng, mang tính chất quyết định cho các doanh nghiệp. Hiệu quả sản xuất kinh doanh của khách hàng chịu sự ảnh hưởng của chất lượng cho vay rất nhiều. Một khoản vay có chất lượng cao với lãi suất hợp lý, thời gian giải ngân và thu nợ phù hợp với chu kỳ sản xuất kinh doanh của khách hàng làm cho khoản vay có khả năng sinh lời cao đối với cả khách hàng và NH. SV: Nguyễn Hải Đăng 11 MSV: 13400005 Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ HN Luận văn tốt nghiệp CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG NN&PTNT VIỆT NAM, CHI NHÁNH HƯƠNG SƠN – HÀ TĨNH 2.1.Tổng quan về ngân hàng NN&PTNT Việt Nam, chi nhánh Hương Sơn – Hà Tĩnh 2.1.1.Lịch sử hình thành và phát triển của ngân hàng NN&PTNT Việt Nam, chi nhánh Hương Sơn – Hà Tĩnh - Tên ngân hàng: Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Hương Sơn - Hà Tĩnh . - Địa chỉ : khối 4, thị trấn Phố Châu, huyện Hương Sơn , Tỉnh Hà Tĩnh - Điện thoại: 0393 875 267 - Hiện nay chi nhánh có 3 phòng giao dịch : PGD tại hội sở chính của chi nhánh,PGD ngã ba Nầm, PGD thị trấn Tây Sơn - Ngân hàng NN& PTNT chi nhánh huyện Hương Sơn là chi nhánh cấp 2 trực thuộc NH NN& PTNT Hà Tĩnh . Chi nhánh huyện Hương Sơn được thành lập năm 1988, là một chi nhánh trong hệ thống của NN& PTNT tỉnh Hà Tĩnh . - Ngày 14 - 1 – 2003, Ngân hàng phục vụ người nghèo tách khỏi hệ thống NHNo&PTNT thành lập Ngân hàng chính sách xã hội, hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT thuần túy hơn theo cơ chế thị trường. Cùng với hành lang pháp lý ổn định, nền kinh tế hàng hóa phát triển tạo thuận lợi cơ bản cho hoạt động kinhdoanh của NHNo &PTNT chi nhánh Hương Sơn - Năm 2000 Giám đốc NHNo&PTNT chi nhánh huyện Hương Sơn tích cực triển khai đề án 2939 của tổng giám đốc, tạo tiền đề quan trọng cho hoạt động kiểm tra, kiểm toán nóiriêng và hoạt động kinh doanh nói chung trước khi bước sang thiên niên kỷ mới. Đồng thời, Ngân hàng cũng thường xuyên coi trọng công tác đào tạo và đào tạo lạicán bô nhằm đảm bảo có đủ phẩm chất và năng lực để đáp ứng nhu cầu kinh doanhđạt hiệu quả - Đến ngày 31 tháng 12 năm 2009 ngân hàng có tổng số 25 người, Giai đoạn này công tác tổ chức cán bộ hết sức phức tạp :số lượng nhân viên nữ có 18 người chiếm 72%, ,tuổi đời bình quân của cán bộ nhân viên trung bình là 37 tuổi . Trình độ chuyên môn có bước chuyển rõ rệt : Cán bộ có trình độ đại học 20 người ( 80%) số lượng cán bộ nhân viên ngân hàng, trung cấp chiếm 14% . SV: Nguyễn Hải Đăng 12 MSV: 13400005 Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ HN Luận văn tốt nghiệp Hiện nay chi nhánh có 3 phòng giao dịch : PGD tại hội sở chính của chi nhánh, PGD ngã ba Nầm, PGD thị trấn Tây Sơn - Với sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng ủy, Chi bộ, Ban Giám đốc và NHNo&PTNT tỉnh Hà Tĩnh, cộng với sự nỗ lực cố gắng hết mình của toàn thể CBCNV, vượt qua thử thách của khủng hoảng kinh tế, CN luôn đạt kết quả khả quan, tốc độ tăng trưởng tương đối ổn định. CN NHNo&PTNT Hương Sơn đã tạo dựng được nhiều mối quan hệ thân thiết, có được niềm tin của khách hàng và đạt được nhiều những thành tích đáng khích lệ, nhận nhiều bằng khen của Nhà nước và các tổ chức Chính trị. Hiện nay NH được khẳng định là NH chủ đạo, chủ lực trong thị trường tài chính nông thôn của huyện Hương Sơn. Đồng thời là NH thương mại đa năng, giữ vị trí hàng đầu trong hệ thống NH trên địa bàn. 2.1.2.Cơ cấu tổ chức, bộ máy của chi nhánh 2.1.2.1. Sơ đồ tổ chức GIÁM ĐỐC Phó giám đốc Phó giám đốc Các phòng nghiệp vụ Phòng tín dụng Phòng dịch vụ marketing Phòng kế hoạch tổng hợp Phòng kinh doanh ngoại hối Phòng kế toán ngân quỹ Phòng điện toán Phòng hành chính nhân sự Phòng kiểm tra, kiểm soát nội bộ Các phòng giao dịch trực thuộc Hình 1: Sơ đồ tổ chức của NHNo&PTNT chi nhánh Hương Sơn 2.1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ phòng ban - Giám đốc: Là người trực tiếp điều hành mọi hoạt động của ngân hàng, chịu trách nhiệm trước pháp luật và Tổng giám đốc NHNo&PTNT Việt Nam. SV: Nguyễn Hải Đăng 13 MSV: 13400005 Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ HN Luận văn tốt nghiệp - 2 Phó Giám đốc: Chỉ đạo, điều hành, tham gia ý kiến một số nghiệp vụ do Giám đốc phân công, đảm nhiệm phụ trách mọi hoạt động của các phòng giao dịch, các phòng nghiệp vụ và thay mặt giám đốc khi được ủy quyền. Các phòng nghiệp vụ bao gồm: - Phòng tín dụng: Trực tiếp thực hiện tác nghiệp và quản lý hồ sơ tín dụng, tổng hợp, phân tích, quản lý thông tin và lập báo cáo về công tác tín dụng, trích lập DPRR theo phạm vi được phân công. - Phòng dịch vụ Marketing: Trực tiếp giao dịch với khách hàng, thực hiện các công tác huy động vốn, cung cấp các dịch vụ NH. Giải đáp thắc mắc của khách hàng, xử lý các tranh chấp, khiếu nại phát sinh liên quan đến hoạt động kinh doanh thẻ thuộc địa bàn phạm vi quản lý. - Phòng kế hoạch tổng hợp: Thực hiện kế hoạch tổng hợp, thống kê, báo cáo, quản lý cân đối nguồn vốn, chính sách, biện pháp phát triển nguồn vốn. - Phòng kinh doanh ngoại hối: Thực hiện tác nghiệp các nghiệp vụ tín dụng, bảo lãnh ngoại tệ có liên quan tới thanh toán quốc tế, nghiên cứu và phát triển các sản phẩm thanh toán quốc tế. - Phòng kế toán- ngân quỹ: Tổ chức thực hiện và kiểm tra công tác kế toán chi tiết, kế toán tổng hợp, thực hiện công tác hậu kiểm, quản lý tài chính, nộp thuế. - Phòng điện toán: hỗ trợ các phòng ban trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Tổng hợp, thống kê và lưu trữ số liệu, thông tin liên quan tới hoạt động của CN. - Phòng hành chính - nhân sự: Đề xuất, tham mưu cho Ban giám đốc trong công tác nhân sự, phát triển nguồn nhân lực, hành chính, quản lý và điều hành. - Phòng kiểm tra, kiếm soát nội bộ: Thực hiện sơ kết, tổng kết chuyên đề theo định kỳ hàng tháng, quý, năm. Kiểm tra các nghiệp vụ kinh doanh của CN và các đơn vị trực thuộc trên địa bàn. Báo cáo và đề xuất các biện pháp xử lý, khắc phục lên Giám đốc CN. SV: Nguyễn Hải Đăng 14 MSV: 13400005 Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ HN Luận văn tốt nghiệp 2.2. Thực trạng hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT chi nhánh Hương Sơn – Hà Tĩnh 2.2.1. Thực trạng huy động vốn Bảng 2.1: Thực trạng huy động vốn của NHNo&PTNT chi nhánh Hương Sơn – Hà Tĩnh ( 2012 đến 2014) Đơn vị: tỷ đồng 2012 2013 Chỉ tiêu Số tiền Tỷ lệ Số tiền (%) I. Tổng vốn huy 6.909,9 100 động. 1.Cơ cấu vốn huyđộng theo loại tiền - VNĐ 5.923,9 85,7 - Ngoại tệ quy đổi 986 14,3 2.Cơ cấu vốn huy động theo kỳ hạn. - Không kỳ hạn. 1.625,9 23,5 - Ngắn hạn. 4.010 58 - Trung và dài hạn. 1.274 18,5 3.Cơ cấu vốn huy động theo đối tượng. -Tiền gửi dân cư 3.724,8 54 - Tiền gửi của các tổ 3.185,1 46 chức kinh tế 2014 Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) So sánh So sánh ( 2013/2012) (2014/2013) Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ (+/ -) (%) (+/ - ) (%) 7.818,8 100 8.847,1 100 +908,9 +13,1 +1.028,3 +13,15 6.689,6 1.129,2 85.6 14,4 7.554,3 1.292,8 85,4 14,6 +1.395,7 +143,2 +23,6 +14,6 +864,7 +163,6 +12,9 +14,5 1.532,7 4.464,3 19,6 57,1 1.444,8 5.762,5 16,4 65,1 -120,2 +454,3 -7,4 +11,3 -87,9 +1.298,2 -5,7 +29,1 1.821,8 23,3 1.639,8 18,5 +547,8 +43 -182 -10 4.753,9 61 61,6 +840,4 +22,6 +884,5 +18,6 3.064,9 39 5.449,7 3.397,4 -120,2 -3,8 +332,5 +10,8 38,4 (Nguồn: báo cáo hoạt động kinh doanh chi nhánh năm 2012,2013,2014) Đánh giá nhận xét về tình hình huy động vốn của chi nhánh: - Tổng nguồn vốn huy động: Tính đến 31/12/2014, tổng nguồn vốn huy động của NN&PTNT chi nhánh Hương Sơn là 8.847,1 tỷ đồng, một con số khá ấn tượng khi ta nhìn vào bảng nguồn vốn huy động của Chi nhánh. Năm 2014 tổng nguồn vốn huy động tăng 13,15% so với tổng vốn huy động năm 2013 ( tăng 1.028,3 tỷ đồng ) vẫn giữ được mức tăng trưởng nguồn vốn như năm 2012 ( năm 2012 tổng nguồn vốn huy động tăng 13,1% tương đương với 908,9 tỷ đồng). Điều đó cho thấy NN&PTNT chi nhánh Hương Sơn đã thực hiện tốt mục tiêu tăng trưởng nguồn vốn huy động đều đặn hàng năm, qua đó tạo được uy tín và niềm tin đối với khách hàng. - Cơ cấu huy động theo loại tiền: SV: Nguyễn Hải Đăng 15 MSV: 13400005 Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ HN Luận văn tốt nghiệp Từ bảng tình hình huy động vốn của NN&PTNT chi nhánh Hương Sơn, cơ cấu chủ yếu của vốn huy động là đồng nội tệ. + Nguồn vốn nội tệ : chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng nguồn vốn khoảng 85% đến 90% , có xu hướng tăng nhẹ theo các năm . Cụ thể năm 2013 tăng 1.395,7 tỷ tương đương 23,6% , nhưng đến năm 2014 thì chỉ tăng 864,7 tương đương với 12,9% so với năm 2013 . + Nguồn vốn ngoại tệ : lệ ngoại tệ huy động của Chi nhánh trong ba năm 2012, 2013, 2014 chiếm khoảng từ 10% đến 15% tổng nguồn vốn huy động.Tình hình vốn huy động bằng ngoại tệ của ngân hàng trong ba năm 2012, 2013, 2014 vẫn tăng trưởng đều đặn, nhưng không tăng nhanh, năm 2013 vốn huy động tăng 143,2 tỷ đồng so với năm 2013 tương đương với 14,6% .Năm 2014 vốn huy động bằng ngoại tệ là 1.292,8 tỷ đồng – tăng 163,6 tỷ đồng so với năm 2013 (vẫn giữ được mức tăng trưởng trên 14% giống năm 2013). Một phần là do tình hình tỷ giá trên thị trường có những biến động mạnh cùng, ngoài ra tác động của các giải pháp chống đô la hóa nền kinh tế làm giảm tiền gửi USD. Ngoài ra trần lãi suất USD 0,5%/năm đối với khách hàng là tổ chức kinh tế, 2%/năm đối với khách hàng là dân cư cũng khiến cho đầu tư tiền gửi ngoại tệ trở nên không hấp dẫn đối với các đối tượng khách hàng này. - Cơ cấu huy động theo kỳ hạn: + Không kỳ hạn : Tình hình cơ cấu vốn huy động theo kỳ hạn trong ba năm 2012, 2013, 2014 có thể thấy được vốn huy động không kỳ hạn có sự sụt giảm đáng kể ( năm 2014 vốn huy động không kỳ hạn giảm 5,7% so với năm 2013, và con số này năm 2013 so với 2012 là 7,4%). Xu thế đang dần chuyển sang nguồn vốn huy động ngắn hạn. + Ngắn hạn : Nhờ những chương trình khuyến khích khách hàng gửi ngắn hạn khá hấp dẫn từ Chi nhánh, nguồn vốn huy động ngắn hạn đã có sự tăng trưởng khá ấn tượng.Năm 2013 vốn huy động ngắn hạn tăng 454,3 tỷ đồng (tăng 11,3% ) so với năm 2012 .Năm 2014 vốn huy động ngắn hạn tăng 1.298,2 tỷ đồng ( tăng 29,1% ) so với năm 2013, cho thấy khách hàng đã thực sự tin tưởng vào chính sách của Ngân hàng. SV: Nguyễn Hải Đăng 16 MSV: 13400005 Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ HN Luận văn tốt nghiệp + Trung và dài hạn : sau sự tăng trưởng mạnh vào năm 2013 ( tăng 547,8 tỷ đồng tương đương 43%) so với năm 2012 , đến năm 2014 đã có sự hạ nhiệt khi giảm 10% so với năm 2013, nhưng vẫn là một nguồn vốn huy động quan trọng của Chi nhánh. - Cơ cấu huy động theo đối tượng: + Tiền gửi từ dân cư : đã tăng mạnh trong năm 2013, cụ thể vốn huy động từ dân cư tăng 840,4 tỷ đồng ( tương ứng tăng 22,6%) so vơi năm 2012 , năm 2014 tăng 884,5 tỷ đồng ( tương ứng 18,6% ) so với năm 2013 . Điều đó cho thấy Ngân Hàng đang coi trọng nguồn vốn từ các cá nhân, gia đình. + Tiền gửi từ các tổ chức kinh tế : cũng khá ổn định và luôn chiếm tỷ trọng cao, sau sự sụt giảm 3,8% vào năm 2013 cụ thể giảm 120,2 tỷ đồng so với năm 2012 , vốn huy động từ các tổ chức kinh tế đã được cải thiện và tăng dần trở lại, (năm 2014 vốn huy động từ doanh nghiệp tăng 332,5 tỷ đồng - tương ứng 10,8%) so với năm 2013 , tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động của Ngân hàng bởi các doanh nghiệp sẽ sử dụng các dịch vụ của Ngân hàng nhiều hơn. Đồng thời các khoản tiền gửi của các tổ chức này chủ yếu là tiền gửi không kỳ hạn với lãi suất huy động thấp, giúp ngân hàng tăng thêm lợi nhuận cũng như tăng thêm sức cạnh tranh cho ngân hàng. 2.2.2. Thực trạng cho vay SV: Nguyễn Hải Đăng 17 MSV: 13400005 Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ HN Luận văn tốt nghiệp Bảng 2.2. Thực trạng cho vay của NHNo&PTNT Việt Nam Chi nhánh Hương Sơn – Hà Tĩnh năm 2012, 2013, 2014 Đơn vị: Tỷ đồng. 2012 Chỉ tiêu Số tiền Tỷ lệ (%) a/ Phân loại theo thời gian Ngắn hạn 982 41 Trung và dài hạn 1.415 59 b/ Phân loại theo thành phần kinh tế Dân cư 1.369 57,1 Tổ chức kinh tế 1.028 42,9 c/ Phân loại theo loại tiền VNĐ 1.410 58,8 Ngoại tệ quy đổi 987 41,2 Tổng dư nợ 2.397 100 2013 Số tiền 2014 Tỷ lệ Tỷ lệ So sánh So sánh (2013/2012) (2014/2013) Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ (%) (+/ - ) (%) +706 +187 +71,9 +13 -159 +843 -9,42 +52,7 55,8 44,2 +349 +521 +25,5 +50,7 +498 +206 +28,9 +13,3 72,1 27,9 100 +761 +109 +870 +53,9 +11 +36,4 +691 +13 +704 +31,8 +1,2 +21,6 (%) Số tiền 1.668 1.599 51,1 48,9 1.529 2.442 38,5 61,5 1.718 1.549 52,6 47,4 2.216 1.755 2.171 1.096 3.267 66,5 33,5 100 2.862 1.109 3.971 (%) (+/ - ) (Nguồn: báo cáo hoạt động kinh doanh chi nhánh năm 2012,2013,2014) Một cách nhìn tổng quát cho thấy NHNo&PTNT chi nhánh Hương Sơn đã đạt được những thành công trong công tác tín dụng trong ba năm trở lại đây. Tổng dư nợ của chi nhánh tính đến 31/12/2014 là 3.971 tỷ đồng, tăng 21,6% so với năm 2013. Đây là một mức tăng trưởng tín dụng khá ấn tượng. Bởi 2014 là năm kinh tế thế giới và trong nước vẫn gặp rất nhiều khó khăn, nhà nước thực hiện các chính sách tiền tệ chặt chẽ, các doanh nghiệp khó tiếp cận được nguồn vốn của ngân hàng, khi đó tốc độ tăng trưởng của Chi nhánh đạt được như trên chính là đã kiểm soát được rủi ro khi tạo dựng được các quan hệ cho vay lâu dài đối với các khách hàng lâu năm của Chi nhánh . Tổng dư nợ của NHNo&PTNT chi nhánh Hương Sơn trong ba năm trở lại đây luôn đạt mức tăng trưởng dư nợ trên 20%. a . Tình hình cho vay theo phân loại theo thời gian - Nợ ngắn hạn : Trong các năm 2012, 2013, 2014 tình hình dư nợ ngắn hạn của NHNo&PTNT chi nhánh Hương Sơn chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng dư nợ (luôn chiếm từ 40% - 50% tổng dư nợ). Năm 2013, dư nợ ngắn hạn đã tăng 706 tỷ đồng (tương đương tăng 71,9%) so với năm 2012, một mức tăng ấn tượng mà Chi nhánh đã đạt được. Đến năm 2014, một phần do nền kinh tế vẫn gặp nhiều khó SV: Nguyễn Hải Đăng 18 MSV: 13400005 Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ HN Luận văn tốt nghiệp khăn, dư nợ ngắn hạn đã có sự sụt giảm nhẹ (giảm 159 tỷ đồng tương đương với -9,42%) so với năm 2013. - Nợ trung và dài hạn : Dư nợ cho vay trung dài hạn luôn tăng trưởng trong các năm 2012, 2013, 2014; cụ thể năm 2013 dư nợ trung, dài hạn tăng 187 tỷ đồng (13%) so với năm 2012 và đến năm 2014 tăng 843 tỷ đồng (tương đương với 52,7%) vào năm so với năm 2013 . Nguyên nhân là nhận thức được tình hình kinh tế đang gặp khó, NHNo&PTNT chi nhánh Hương Sơn những năm gần đây chú trọng vào các mối quan hệ với khách hàng lớn lâu năm, chú trọng vào công tác cho vay trung dài hạn . b . Tình hình cho vay phân loại theo thành phần kinh tế - Dân cư : dư nợ cho vay ở dân cư tăng trưởng đều qua các năm , cụ thể năm 2013 tăng 349 tỷ đồng tương đương tăng 25,5% so với năm 2012 . Đến năm 2014 tăng 498 tỷ đồng tương đương 28,9% so với năm 2013 . Điều này cho thấy ngân hàng đang tạo được lòng tin từ khách hàng dân cư . - Tổ chức kinh tế : dư nợ cho vay tổ chức kinh tế tăng đều qua các năm , cụ thể năm 2012 là 1028 tỷ đồng nhưng đến năm 2013 là 1549 tỷ đồng tăng 521 tỷ đồng tương đương với 50,7 % . đến năm 2014 tăng nhẹ 206 tỷ tương đương 13,3 % so với năm 2013 . c . Tình hình cho vay phân loại theo loại tiền: - Dư nợ bằng đồng ngoại tệ : Song song với việc cho vay bằng đồng nội tệ, NHNo&PTNT chi nhánh Hương Sơn cũng chú trọng đến chính sách cho vay bằng ngoại tệ, tỷ trọng dư nợ bằng ngoại tệ cũng chiếm một phần quan trọng trong tổng dư nợ. Dư nợ bằng ngoại tệ năm 2013 chiếm hơn 50% tổng dư nợ và tăng 11% so với năm 2012. Đến năm 2014, mặc dù kinh tế khó khăn nhưng Chi nhánh vẫn đạt được mức tăng trưởng dư nợ ngoại tệ (tăng 13 tỷ so với năm 2013). - Dư nợ bằng đồng nội tệ : vẫn là chủ chốt trong tổng dư nợ của Chi nhánh, đặc biệt dư nợ trong ba năm gần đây tăng trưởng mạnh (năm 2013 dư nợ VNĐ là 1410 tăng 53,9% tương ứng 761 tỷ đồng so với năm 2012) và (trong năm 2014 tăng lên 31,8% tương ứng với 691 tỷ đồng so với năm 2013) SV: Nguyễn Hải Đăng 19 MSV: 13400005 Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ HN Luận văn tốt nghiệp 2.2.3. Các hoạt động kinh doanh khác của Chi nhánh. 2.2.3.1.Hoạt động thanh toán Bảng 2.3: Hoạt động thanh toán của NHNo&PTNT &PTNT Việt Nam , chi nhánh Hương Sơn – Hà Tĩnh các năm 2012, 2013, 2014 Đơn vị: Tỷ đồng. Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 So sánh So sánh 2013/2012 Tỷ lệ Số tiền (%) 2014/2013 Tỷ lệ Số tiền (%) 1.Tổng doanh số thanh toán. 16.119 19.094 25.279 +2.975 +18,5 +6.185 +32,4 a, Thanh toán bằng tiền mặt 3.312 3.701 5.078 +389 +11,7 +1.377 +37.2 12.087 15.723 20.201 +3.636 +30,1 +4.478 +28,5 b, Thanh toán không dùng tiền mặt (Nguồn: báo cáo hoạt động kinh doanh chi nhánh năm 2012,2013,2014) Hoạt động thanh toán tại NHNo&PTNT &PTNT chi nhánh Hương Sơn cũng được thực hiện khá tốt,doanh số tăng dần theo từng năm từ 16.119 tỷ năm 2012 lên 19.094 tỷ trong năm 2013 và tăng mạnh nhất là năm 2014 với 25.279 tỷ. Trong đó,hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt là chủ yếu. Nguyên nhân là do các hộ kinh doanh chú trọng chuyển khoản thay cho tiền mặt để tiết kiệm thời gian . 2.2.3.2.Thu phí dịch vụ Bảng 2.4. Thu phí dịch vụ của chi nhánh trong 3 năm 2012, 2013, 2014. Đơn vị: Triệu đồng. Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Thu từ dịch vụ thanh toán chuyển tiền 3.457 4.587 4.453 Thu từ dịch vụ TTTM 10.131 13.137 12.382 Thu từ dịch vụ thẻ 939 1.399 1.433 Thu từ dịch vụ Tiền tệ kho quỹ 724 972 826 Thu từ dịch vụ tín dụng và các DV khác. 1.231 1.763 1.193 Tổng thu phí dịch vụ 16.482 21.858 20.287 (Nguồn: báo cáo hoạt động kinh doanh chi nhánh năm 2012,2013,2014) Tính đến 31/12/2014, tổng thu phí dịch vụ của NHNo&PTNT &PTNT chi nhánh Hương Sơn là 20.287 triệu đồng, giảm 571 triệu đồng so với năm 2013. Một phần nguyên nhân là do những năm gần đây là thời gian khó khăn trong các SV: Nguyễn Hải Đăng 20 MSV: 13400005
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan