Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giải pháp nâng cao cạnh tranh dịch vụ bảo hiểm xe cơ giới tại công ty bảo hiểm p...

Tài liệu Giải pháp nâng cao cạnh tranh dịch vụ bảo hiểm xe cơ giới tại công ty bảo hiểm pvi bình dương

.PDF
49
1
59

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT KHOA KINH TẾ ********** BÁO CÁO TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI GIẢI PHÁP NÂNG CAO CẠNH TRANH DỊCH VỤ BẢO HIỂM XE CƠ GIỚI TẠI CÔNG TY BẢO HIỂM PVI BÌNH DƯƠNG Sinh viên thực hiện : Lưu Thị Thanh Hằng Lớp : D17QC01 Khóa : 2017-2021 Ngành : Quản lý Công nghiệp Giảng viên hướng dẫn : ThS. Nguyễn Minh Đăng Bình Dương, tháng 10 năm 2020 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT KHOA KINH TẾ ********** BÁO CÁO TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI GIẢI PHÁP NÂNG CAO CẠNH TRANH DỊCH VỤ BẢO HIỂM XE CƠ GIỚI TẠI CÔNG TY BẢO HIỂM PVI BÌNH DƯƠNG Sinh viên thực hiện : Lưu Thị Thanh Hằng Lớp : D17QC01 Khóa : 2017-2021 Ngành : Quản lý Công nghiệp Giảng viên hướng dẫn : ThS. Nguyễn Minh Đăng Bình Dương, tháng 10 năm 2020 i LỜI CAM KẾT Trong quá trình hoàn thành bài báo cáo, tôi xin chân thành cảm ơn giảng viên hướng dẫn ThS. Nguyễn Minh Đăng đã chu đáo và tận tình hướng dẫn tôi để thực hiện bài báo cáo này. Đồng thời, tôi cũng rất chân thành cảm ơn Công ty Bảo hiểm PVI Bình Dương đã tạo điều kiện thuận lợi cũng như giúp đỡ tôi trong quá trình tham quan, tìm hiểu, thu thập thông tin thực tập tại công ty. Mặc dù đã có nhiều cố gắng để thực hiện đề tài một cách hoàn thiện nhất. Song vẫn không tránh khỏi những điều thiếu sót nhất định. Tôi mong nhận được sự đóng góp của thầy và những giảng viên khác để hoàn thiện bài báo cáo hơn. Xin chân thành cảm ơn! Bình Dương, tháng 10, năm 2020 Sinh viên thực hiện ii MỤC LỤC LỜI CAM KẾT...................................................................................................... ii PHẦN MỞ ĐẦU .................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................. 1 2. Mục tiêu nghiên cứu........................................................................................ 1 4. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 2 6. Kết cấu của đề tài ............................................................................................ 2 1.1 KHÁI NIỆM VỀ XE CƠ GIỚI VÀ CÁC LOẠI BẢO HIỂM XE CƠ GIỚI 4 1.1.1 Khái niệm xe cơ giới ................................................................................... 4 1.1.2 Các loại bảo hiểm xe cơ giới ....................................................................... 4 1.2 MỨC BỒI THƯỜNG CỦA CÁC LOẠI BẢO HIỂM XE CƠ GIỚI ............ 5 1.3 SỰ CẦN THIẾT VÀ VAI TRÒ CỦA BẢO HIỂM XE CƠ GIỚI ................ 6 1.3.1 Tai nạn giao thông đường bộ và sự cần thiết của bảo hiểm xe cơ giới ..... 6 1.3.2 Vai trò của bảo hiểm xe cơ giới .................................................................. 7 1.3.2.1 Giúp ổn định tài chính của chủ xe khi rủi ro bảo hiểm xảy ra ............... 7 1.3.2.2. Góp phần đề phòng hạn chế tổn thất cho tai nạn giao thông .................... 8 1.3.2.3. Góp phần tăng thu cho ngân sách nhà nước thông qua các hình thức nộp thuế của doanh nghiệp bảo hiểm ........................................................................... 8 1.3.2.4. Góp phần tăng nguồn vốn đầu tư và phát triển kinh tế đất nước .......... 8 1.3.2.5. Giảm bớt tình trạng thất nghiệp cho xã hội............................................. 8 1.3.2.6. Góp phần xoa dịu bớt sự căng thẳng giữa chủ xe với nạn nhân của các vụ tai nạn ............................................................................................................... 9 1.4 NỘI DUNG QUY ĐỊNH CƠ BẢN CỦA BẢO HIỂM XE CƠ GIỚI ............ 9 1.4.1. Đối tượng bảo hiểm và phạm vi bảo hiểm .................................................. 9 1.4.1.1. Đối tượng bảo hiểm ................................................................................... 9 1.4.1.2. Phạm vi bảo hiểm ...................................................................................... 9 1.4.2. Giá trị bảo hiểm ......................................................................................... 10 1.4.3. Số tiền bảo hiểm ......................................................................................... 11 1.4.4. Phí bảo hiểm............................................................................................... 12 1.4.5. Đề phòng và hạn chế tổn thất .................................................................... 12 1.4.6. Giám định và bồi thường tổn thất ............................................................. 13 1.4.6.1. Giám định tổn thất ................................................................................... 13 1.4.6.2. Bồi thường tổn thất ................................................................................. 14 1.5 KHÁI QUÁT VỀ CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP KINH DOANH TRONG NỀN KINH TẾ BẢO HIỂM XE CƠ GIỚI ......................................... 15 iii 1.5.1 Khái niệm cạnh trạnh ............................................................................... 15 1.5.2 Khái niệm sức cạnh tranh ........................................................................ 15 1.6 NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG CẠNH TRANH CỦA SẢN PHẨM DỊCH VỤ BẢO HIỂM XE CƠ GIỚI ................................................................. 16 1.6.1 Các nhân tố bên trong doanh nghiệp ....................................................... 16 1.6.1.1. Trình độ công nghệ.................................................................................. 16 1.6.2 Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp ......................................................... 17 1.6.2.1. Các yếu tố về kinh tế ................................................................................ 17 CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CẠNH TRANH DỊCH VỤ BẢO HIỂM XE CƠ GIỚI CỦA CÔNG TY BẢO HIỂM PVI BÌNH DƯƠNG.................................. 19 2.1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY BẢO HIỂM PVI BÌNH DƯƠNG ............... 19 2.1.1 Qúa trình hình thành ................................................................................ 20 2.1.2 Quá trình phát triển.................................................................................. 21 2.3 THỰC TRẠNG CẠNH TRANH DỊCH VỤ BẢO HIỂM XE CƠ GIỚI CỦA CÔNG TY BẢO HIỂM PVI BÌNH DƯƠNG............................................ 26 2.3.1 Kết quả khai thác ...................................................................................... 26 2.3.2 Hiệu quả khai thác .................................................................................... 28 2.4 ĐÁNH GIÁ CHUNG..................................................................................... 30 2.4.1 Thuận lợi ................................................................................................... 30 2.4.2 Khó khăn và hạn chế ................................................................................ 30 2.5 CÁC GIẢI PHÁP MARKETING NHẰM NÂNG CAO CẠNH TRANH DỊCH VỤ BẢO HIỂM XE CƠ GIỚI CỦA PVI BÌNH DƯƠNG ...................... 31 2.5.1. Xác định thị trường và thị trường mục tiêu ............................................. 31 2.5.2. Nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ bảo hiểm xe cơ giới của PVI Bình Dương ................................................................................................................... 31 2.5.3. Cơ cấu và khả năng đổi mới của sản phẩm dịch vụ ................................ 32 2.5.4. Hoạt động xúc tiến quảng cáo ................................................................... 32 2.6. CÁC GIẢI PHÁP PHI MARKETNG NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DỊCH VỤ BẢO HIỂM XE CƠ GIỚI CỦA PVI BÌNH DƯƠNG ............................................................................................................... 32 2.6.1. Trình độ công nghệ .................................................................................... 32 2.6.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy và công tác quản lí điều hành ............................. 32 2.6.3. Công tác nhân sự ....................................................................................... 32 CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CẠNH TRANH DỊCH VỤ BẢO HIỂM XE CƠ GIỚI CỦA CÔNG TY BẢO HIỂM PVI BÌNH DƯƠNG 33 iv 3.1 NHỮNG THUẬN LỢI KHÓ KHĂN ĐỐI VỚI KHAI THÁC BẢO HIỂM XE CƠ GIỚI TẠI CÔNG TY BẢO HIỂM PVI ................................................ 33 3.1.1.Thuận lợi ..................................................................................................... 33 3.1.1.1.Thuận lợi chung cho hoạt động kinh doanh bảo hiểm của công ty ......... 33 3.1.1.2. Thuận lợi riêng với hoạt động khai thác bảo hiểm của công ty .............. 34 3.1.2. Khó khăn .................................................................................................... 35 3.1.2.1. Những khó khăn chung ........................................................................... 35 3.1.2.2. Những khó khăn riêng............................................................................. 35 3.2. PHƯƠNG HƯỚNG, MỤC TIÊU CỦA PVI BÌNH DƯƠNG TRONG TƯƠNG LAI ........................................................................................................ 36 3.3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG KHẢ NĂNG CẠNH TRANH DỊCH VỤ BẢO HIỂM XE CƠ GIỚI CỦA PVI BÌNH DƯƠNG ................................. 37 3.4. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ .................................................................................. 38 3.4.1. Một số kiến nghị với Hiệp hội bảo hiểm ................................................... 38 3.4.2. Kiến nghị với Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam............................... 38 PHẦN KẾT LUẬN .............................................................................................. 39 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 40 v DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT PVI : Petrovietnam Insurance Joint Stock Corporation TNHH : Trách nhiệm hữu hạn TNDS : Trách nhiệm dân sự STBH : Số tiền bảo hiểm MTN : Mức trách nhiệm KDC : Khu dân cư UB : Ủy ban GTBH : Giá trị bảo hiểm GTKH : Giá trị khách quan STBT : Số tiền bồi thường HQKT : Hiệu quả khai thác vi DANH MỤC BẢNG BIỂU STT Nội dung Trang Bảng 1.1 Mức bồi thường bảo hiểm bắt buộc 5 Bảng 1.2 Biểu phí bảo hiểm xe ô tô bắt buộc theo từng loại xe ô tô 5 Bảng 1.3 Tính phí bảo hiểm 5 Bảng 1.4 Mức trách nhiệm bồi thường 6 Bảng 2.1 Doanh thu phí bảo hiểm xe cơ giới 25 Bảng 2.2 Bảng 2.3 Bảng 2.4 Kết quả khai thác bảo hiểm vật chất xe cơ giới tại công ty Bảo hiểm PVI Bình Dương Tỷ lệ doanh thu phí bảo hiểm vật chất xe cơ giới so với tổng doanh thu tại công ty Bảo hiểm PVI Bình Dương Hiệu quả khai thác bảo hiểm vật chất xe cơ giới tại công ty Bảo hiểm PVI Bình Dương vii 27 28 29 DANH MỤC HÌNH ẢNH STT Hình Nội dung Trang 1 1.1 Tổng công ty Bảo hiểm PVI tại Hà Nội 19 2 1.2 Công ty Bảo hiểm PVI Bình Dương 19 viii PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Nền kinh tế phát triển hiện nay trên thế giới và các nước đều tập trung vào các ngành dịch vụ. Trong đó, bảo hiểm là nghành dịch vụ có bước ngoặt phát triển khá toàn diện về quy mô, tốc độ hoạt động. Bảo hiểm là những quan hệ kinh tế gắn liền với quá trình, phân phối và sử dụng tạo ra các quỹ bảo hiểm nhằm xử lý các rủi ro và biến cố. Bảo hiểm không những huy động vốn cho kinh tế mà bảo hiểm còn góp phần đảm bảo được ổn định kinh tế cho cá nhân, gia đình và doanh nghiệp. Với sự phát triển kinh tế hiện nay thì nhu cầu sử dụng bảo hiểm của các cá nhân càng ngày được mở rộng, các loại bảo hiểm ngày càng được hoàn thiện hơn. Bảo hiểm xe cơ giới được ra đời khi kinh tế đang phát triển và nhu cầu của con người ngày càng tăng cao, nên việc vận chuyển bằng xe cơ giới rất được phổ biến (giá cả phù hợp, thuận tiện cho việc vận chuyển,…). Bên cạnh đó thì vận chuyển cũng rất dễ gặp nhiều vấn đề rủi ro về tai nạn bất ngờ xảy ra một cách bất thường. Các rủi ro khi xảy ra sẽ ảnh hưởng rất lớn tới tính mạng và tài sản của người khi lưu thông trên đường. Chính vì thế bảo hiểm đã triển khai loại bảo hiểm xe cơ giới để chứng minh được vai trò và lợi ích khi sử dụng bảo hiểm xe cơ giới. Bảo hiểm xe cơ giới là một ngành dịch vụ và cũng là một sản phẩm bảo hiểm cam kết và khắc phục hậu và đền bù cho người thiệt hại khi đang tham gia giao thông khi đã mua bảo hiểm. Bảo hiểm xe cơ giới là một sản phẩm cần thiết đối với tất cả cá nhân đang sử dụng phương tiện vận chuyển và đã tạo ra một vị trí riêng cho mình trên thị trường. Nhận thấy được điều đó trong khoảng thời gian thực tập tại Công ty Bảo hiểm PVI Bình Dương, tôi quyết định chọn đề tài: “ Giải pháp nâng cao cạnh tranh bảo hiểm xe cơ giới tại Công ty Bảo hiểm PVI Bình Dương” cho bài báo cáo tốt nghiệp của mình, nhằm đưa ra đầy đủ về cách thức hoạt động và triển khai đưa sản phẩm đến người tiêu dùng một cách thuận lợi hơn. 2. Mục tiêu nghiên cứu  Phân tích các yếu tố khách quan và chủ quan tác động tới cạnh tranh dịch vụ bảo hiểm xe cơ giới của Công ty Bảo hiểm PVI Bình Dương;  Đánh giá thực trạng cạnh tranh dịch vụ bảo hiểm xe cơ giới, qua đó nhằm chỉ ra ưu điểm và nhược điểm của Công ty Bảo hiểm PVI Bình Dương;  Đề xuất một số giải pháp và các kiến nghị nhằm nâng cao cạnh tranh dịch vụ bảo hiểm xe cơ giới của Công ty Bảo hiểm PVI Bình Dương; 1 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu  Đối tượng nghiên cứu: Giải pháp nâng cao cạnh tranh dịch vụ bảo hiểm xe cơ giới tại công ty;  Phạm vi nghiên cứu: + Không gian: Công ty Bảo hiểm PVI Bình Dương; + Thời gian: Từ 24/8/2020 – 18/10/2020; 4. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu sử dụng trong bài bao gồm: + Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp: Tìm hiểu và phân tích, so sánh các tư liệu liên quan đến chủ đề cạnh tranh dịch vụ qua các sách, báo, văn bản luật, tài liệu nghiên cứu và một số phương tiện khác. Những tài liệu này là tài liệu thứ cấp, làm nền tảng để phân tích các vấn đề liên quan đến chủ đề; + Tổ chức điều tra, nghiên cứu thị trường, thu thập, xử lý thông tin một cách khách quan từ nguồn thông tin sơ cấp; 5. Ý nghĩa của đề tài Đề tài giúp cho công ty thấy được sự cạnh tranh về kinh tế, dịch vụ với các doanh nghiệp khác cùng lĩnh vực với công ty. Giúp cho công ty thấy được những thuận lợi và khó khăn của công ty đang tồn tại hiện nay. Đề ra các giải pháp giúp công ty một phần nào cải thiện và phát triển xa hơn. Giúp tôi hiểu thêm về vấn đề cạnh tranh về ngành dịch vụ bảo hiểm giữa các doanh nghiệp một cách tổng quan hơn. 6. Kết cấu của đề tài Nội dung báo cáo gồm ba chương: Chương 1: Cơ sở lý thuyết về cạnh tranh của bảo hiểm xe cơ giới; Chương 2: Thực trạng cạnh tranh dịch vụ bảo hiểm xe cơ giới của Công ty Bảo Hiểm PVI Bình Dương; Chương 3: Giải pháp nhằm nâng cao cạnh tranh dịch vụ bảo hiểm xe cơ giới của Công ty Bảo Hiểm PVI Bình Dương; 2 7. Kế hoạch thực hiện Tuần 1 Tuần 2 Tuần 3 Tuần 4 Tuần 5 Tuần 6 Tuần 7 Tuần 8 (24/08- (31/08- (07/09- (14/09- (21/09- (28/09- (05/10- (12/08- 31/08) 07/09) 14/09) 21/09) 28/09) 05/10) 12/10) 18/10) Hoàn thành phần mở đầu và viết chương 1 Hoàn thành chương 1 và viết chương 2 Hoàn thành chương 2 và viết chương 3 Hoàn thành chương 3 viết phần kết luận Hoàn chỉnh báo cáo và nộp bài 3 CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CẠNH TRANH CỦA BẢO HIỂM XE CƠ GIỚI 1.1 KHÁI NIỆM VỀ XE CƠ GIỚI VÀ CÁC LOẠI BẢO HIỂM XE CƠ GIỚI 1.1.1 Khái niệm xe cơ giới Theo luật giao thông đường bộ, xe cơ giới bao gồm: Xe ô tô, máy kéo, xe máy thi công, xe máy nông nghiệp, lâm nghiệp và các loại xe đặc chủng khác được sử dụng vào mục đích an ninh, quốc phòng (kể cả rơ-mooc và sơ mi rơ-mooc được kéo bởi xe ô tô hoặc máy kéo), mô tô 2 bánh, mô tô 3 bánh, xe gắn máy và các loại xe cơ giới tương tự (kể cả xe dùng cho người tàn tật) có tham gia giao thông. Bảo hiểm xe cơ giới là loại hình kết hợp giữa bảo hiểm tai nạn con người, vật chất xe ô tô, hàng hóa vận chuyển trên xe.[4] 1.1.2 Các loại bảo hiểm xe cơ giới  Bảo hiểm trách nhiệm dân sự (bảo hiểm ô tô bắt buộc) Bảo hiểm trách nhiệm dân sự xe cơ giới có đối tượng bảo hiểm là (người bị hại và xe) bị chủ xe gây tai nạn, bảo hiểm sẽ chi trả số tiền mà người chủ xe đáng lẽ phải bồi thường cho người bị tai nạn do lỗi chủ xe theo qui định pháp luật.  Bảo hiểm vật chất xe ô tô (bảo hiểm tự nguyện) Đối tượng được bảo hiểm là ô tô tham gia giao thông của chủ xe. Nếu có tai nạn làm xe bị hư hỏng thì bảo hiểm sẽ bồi thường cho chủ xe theo đúng qui định hợp đồng. Doanh nghiệp bảo hiểm chịu trách nhiệm chi trả cho các rủi ro sau: + Tai nạn bất ngờ ngoài sự kiểm soát của chủ xe: Đâm va quẹt, lật đổ, chìm, cháy nổ,…; + Tai họa thiên nhiên như : Bão lũ, sụt lở, sét đánh, mưa đá,…; + Tai nạn mang tính chất xã hội: Mất cắp hay bị cướp xe,…;  Bảo hiểm người ngồi trên xe và tai nạn lái phụ xe Đối tượng được bảo hiểm là tài xế, phụ xe, những người được chở trên xe gặp tai nạn của chủ xe. Công ty bảo hiểm chịu trách nhiệm chi trả cho thiệt hại thương tật hoặc tử vong khi có tai nạn không mong muốn xảy ra trong quá trình tham gia giao thông. Loại bảo hiểm này thường các doanh nghiệp kinh doanh vận tải hành khách tham gia nhiều vì là cá nhân tự mua.  Bảo hiểm hành hóa vận chuyển trên xe (bảo hiểm tự nguyện) Bảo hiểm trách nhiệm nhân sự của chủ xe đối với hàng hóa trên xe có đối tượng bảo hiểm là hàng hóa chở trên xe. Bảo hiểm sẽ thanh toán số tiền đền bù những tổn thất về hàng hóa vận chuyển trên xe khi tai nạn xảy ra.[6] 4 1.2 MỨC BỒI THƯỜNG CỦA CÁC LOẠI BẢO HIỂM XE CƠ GIỚI  Bảo hiểm trách nhiệm dân sự (bảo hiểm ô tô bắt buộc) Bảng 1.1 Mức bồi thường bảo hiểm bắt buộc Tiêu chí Bồi thường thiện hại về Bồi thường thiện hại người về tài sản 70 triệu/người/vụ 70 triệu/vụ Bảo hiểm TNDS bắt buộc 70 triệu/vụ + 30 triệu Bảo hiểm TNDS tự nghiệm 70 triệu/người/vụ mở rộng (Nguồn: Tác giả tổng hợp) Bảng 1.2 Biểu phí bảo hiểm xe ô tô bắt buộc theo từng loại xe ô tô Phí bảo hiểm 01 năm (đã bao gồm STT Loại xe cơ giới VAT) 1 Loại xe dưới 6 chỗ ngồi 480,700 đồng 2 Loại xe từ 6 đến 11 chỗ ngồi 873,400 đồng 3 Loại xe từ 12 đến 24 chỗ ngồi 1,397,000 đồng 4 Loại xe trên 24 chỗ ngồi 2,007,500 đồng 5 Xe vừa chở người vừa chở hàng 1,026,300 đồng (Nguồn: Tác giả tổng hợp)  Bảo hiểm vật chất xe ô tô ( bảo hiểm tự nguyện) Cách tính phí bảo hiểm này là tính bằng tỷ lệ phần trăm (%) trên số tiền bảo hiểm. Thông thường từ 1,5% tới 3,9% (tùy vào loại xe) x Số tiền muốn bảo hiểm (hoặc theo giá trị toàn bộ xe).  Bảo hiểm người ngồi trên xe và tai nạn lái phụ xe (bảo hiểm tự nguyện) Bảng 1.3 Tính phí bảo hiểm Số tiền bảo hiểm/người/vụ Từ 5.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng Phí bảo hiểm (năm) 0,10% x STBH (Nguồn:Tác giả tổng hợp) 5  Bảo hiểm hàng hóa vận chuyển trên xe (bảo hiểm tự nguyện) Mức trách nhiệm bảo hiểm/vụ = Mức trách nhiệm (tấn) x Số tấn trọng tải của xe. Bảng 1.4 Mức trách nhiệm bồi thường Mức trách nhiệm bảo hiểm Phí bảo hiểm (năm) Từ 10.000.000 đồng/tấn đến 100.000.000 0,55% x MTN bảo hiểm đồng/tấn (Nguồn:Tác giả tổng hợp) 1.3 SỰ CẦN THIẾT VÀ VAI TRÒ CỦA BẢO HIỂM XE CƠ GIỚI 1.3.1 Tai nạn giao thông đường bộ và sự cần thiết của bảo hiểm xe cơ giới Từ khi nền kinh tế Việt Nam chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường thì bức tranh về kinh tế của Việt Nam có nhiều điểm sáng, mức sống của người dân cũng được cải thiện theo đừng bước, được các bạn bè các nước trong khu vực quốc tế khen ngợi. Tuy nhiên nền kinh tế có sự tăng trưởng Việt Nam đạt được khá cao, nhưng đi liền với kinh tế phát triển đó là vấn đề tai nạn giao thông và đặc biệt là ti nạn giao thông đường bộ. Chính vì thế vấn đề giao thông vận tải luôn được đặt lên hàng đầu. Ngành giao thông vận tải vốn là một trong những ngành then chốt của hệ thống phát triển kinh tế, xã hội ở nước ta và còn là điều kiện để các ngành kinh tế khác phát triển. Có rất nhiều hình thức vận chuyển được sử dụng nhưng phù hợp với địa lí, kinh tế, xã hội thì giao thông đường bộ vẫn là hình thức phổ biến vì có những ưu thế riêng của mình. Theo luật bảo hiểm bắt buộc TNDS chủ xe cơ giới, các xe ô tô không được phép hoạt động nếu không mua bảo hiểm bắt buộc TNDS chủ xe cơ giới như đã được quy định trong luật. Mục đích của luật là bảo vệ các nạn nhân của các vụ tai nạn giao thông thông qua cơ chế bắt buộc bên có lỗi phải đền bù tài chính cho bên bị thiệt hại. Vì thế, mọi chủ xe ô tô có nghĩa vụ mua bảo hiểm. Nếu vi phạm nghĩa vụ này có thể dẫn đến ngồi tù không quá 1 năm hoặc bị bắt giam giữ. Một giấy chứng nhận bảo hiểm bắt buộc TNDS chủ xe cơ giới có hiệu lực phải thể hiện đầy đủ thời gian đăng ký xe và thời gian đăng kiểm định kỳ. Thời hạn bảo hiểm phải bảo hiểm đầy đủ thời gian trước khi đến thời điểm đăng kiểm tiếp theo. Hệ thống này là phương án chắc chắn nhất để ngăn chặn những xe ô tô chưa được mua bảo hiểm khi tham gia giao thông trên đường phố và đảm bảo rằng tất cả các xe đã qua đăng kiểm đều đã mua bảo hiểm. Từ khi ra đời và hoạt động cho đến nay, bảo hiểm xe cơ giới đã góp phần đáng kể trong việc bồi thường thiệt hại, chia sẻ thiệt thòi đối với bên thứ ba, đó là ích lợi 6 xã hội mà không một cơ quan hay tổ chức từ thiện nào đủ tiềm lực kinh tế để hỗ trợ các nạn nhân. Theo thống kê của UB an toàn giao thông quốc gia, tháng 9 năm 2020 (từ ngày 15/8 - 14/9/2020) cả nước để xảy ra 1.184 vụ tai nạn giao thông, làm chết 534 người và làm bị thương 882 người. So với tháng cùng kỳ năm 2019 giảm 160 vụ, giảm 29 người chết, giảm 150 người bị thương. Trong 9 tháng năm 2020 cả nước xảy ra 10.354 vụ tai nạn giao thông, làm chết 4.876 người, bị thương 7.609 người. So với 9 tháng đầu năm 2019, số vụ tai nạn giao thông giảm 2.321 vụ, số người chết giảm 783 người, số người bị thương giảm 2.010 người. Cụ thể, đường bộ xảy ra 5.849 vụ, làm chết 4.770 người, bị thương 3.106 người. So với cùng kỳ năm trước giảm 695 vụ, giảm 756 người chết, giảm 479 người bị thương. Cũng theo số liệu của UB an toàn giao thông quốc gia, đường sắt xảy ra 71 vụ, làm chết 57 người, bị thương 16 người. So với cùng kỳ năm trước giảm 50 vụ, giảm 44 người chết, giảm 25 người bị thương. Đường thuỷ xảy ra 50 vụ, làm chết 40 người, làm bị thương 5 người. So với cùng kỳ trước tăng 7 vụ, tăng 21 người chết, giảm 2 người bị thương. Hàng hải xảy ra 10 vụ, làm chết 9 người, không có người bị thương. So với cùng kỳ năm trước số vụ không thay đổi, giảm 4 người chết và mất tích, số người bị thương không thay đổi. Về các vụ va chạm giao thông, xảy ra 4.374 vụ, làm bị thương nhẹ 4.482 người. So với cùng kỳ năm 2019 giảm 1.583 vụ, giảm 1.504 người bị thương nhẹ. Như vậy sự ra đời của bảo hiểm xe cơ giới là cần thiết, khách quan và cần tiếp tục được đón nhận rộng rãi hơn nữa, các cơ quan chức năng cần tiếp tục tuyên truyền sâu rộng hơn nữa về lợi ích cũng như quy định về bảo hiểm xe cơ giới để người dân tham gia, đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của chính mình. 1.3.2 Vai trò của bảo hiểm xe cơ giới 1.3.2.1 Giúp ổn định tài chính của chủ xe khi rủi ro bảo hiểm xảy ra Khi tham gia giao thông thì chẳng ai muốn mình gặp rủi ro có thể dẫn đến thiệt hại cả về người và vật chất. Nhưng rủi ro nhiều khi đến bất ngờ, có thể do sự bất cẩn của chủ phương tiện. Chính vì vậy để giảm thiểu tối đa những hậu quả khi gặp rủi ro thì chủ phương tiện xe cơ giới sẽ tham khảo và tham gia bảo hiểm. Lúc đó chủ phương tiện sẽ nộp cho công ty bảo hiểm một khoản tiền gọi là phí bảo hiểm. Để khi có vấn đề bất ngờ xảy ra thuộc phạm vi bảo hiểm thì chủ phương tiện sẽ được bồi thường. Số tiền bồi thường này chỉ trong hạn mức trách nhiệm và số tiền bảo hiểm mà chủ phương tiện đã mua. Nhưng điều này cũng giúp được một phần nào đó cho các chủ phương tiện xe cơ giới khắc phục được những khó khăn về mặt tài chính, giúp họ ổn định cuộc sống. 7 1.3.2.2. Góp phần đề phòng hạn chế tổn thất cho tai nạn giao thông Như việc xây dựng, cải tạo đường xá, láp đặt các hệ thống đèn tín hiệu, biển báo giao thông… nhằm hạn chế các tai nạn giao thông xảy ra. Đề xuất ra những bộ luật xử phạt những trường hợp không tuân thủ luật giao thông nặng nhất có thể. Thường xuyên đứng các chốt tuần tra, để xử phạt những trường hợp không có bằng lái xe, không đủ tuổi điều khiển phương tiện đó, và mở ra các lớp tuyên truyền tới với người dân. Bên cạnh đó, các công ty bảo hiểm còn đề ra các biện pháp nhằm giúp khách hàng của mình đề phòng và hạn chế rủi ro có thể xảy ra: khuyến khích các chủ xe tự thực hiện các biện pháp đề phòng hạn chế tổn thất, công ty bảo hiểm phối hợp với các cơ quan ban ngành chức năng tăng cường giáo dục, nâng cao ý thức chấp hành luật lệ giao thông của người dân. 1.3.2.3. Góp phần tăng thu cho ngân sách nhà nước thông qua các hình thức nộp thuế của doanh nghiệp bảo hiểm Nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới đã và đang trên đà phát triển vì thế nguồn thu từ nghiệp vụ này của doanh nghiệp bảo hiểm không phải là ít, nó sẽ góp phần tăng thu cho ngân sách nhà nước thông qua việc nộp thuế của các doanh nghiệp bảo hiểm. Ngược lại chính nhà nước, chính phủ có thể sử dụng ngân sách đó phối hợp với các doanh nghiệp bảo hiểm khác đầu tư, hỗ trợ nâng cao chất lượng hệ thống cơ sở hạ tầng cải thiện và phát triển hơn. 1.3.2.4. Góp phần tăng nguồn vốn đầu tư và phát triển kinh tế đất nước Khi người tham gia bảo hiểm nộp phí cho doanh nghiệp bảo hiểm tạo thành một nguồn quỹ bảo hiểm, ngoài việc dùng quỹ này chi trả bồi thường cho những tổn thất khi tham gia giao thông và xây dựng, cải tạo hệ thống đường xá… nguồn quỹ này được các doanh nghiệp đi đầu tư sinh lời góp phần tăng nguồn vốn đầu tư và phát triển kinh tế đất nước. 1.3.2.5. Giảm bớt tình trạng thất nghiệp cho xã hội Với phạm vi hoạt động rộng rãi của các công ty bảo hiểm hiện nay ở tất cả các tỉnh thành từ thành phố tới nông thông còn giải quyết được một phần không nhỏ công ăn việc làm cho người lao động để giúp cho đất nước có nền kinh tế ổn. Đó là những nhân viên, cộng tác viên bảo hiểm, đại lí bảo hiểm,… 8 1.3.2.6. Góp phần xoa dịu bớt sự căng thẳng giữa chủ xe với nạn nhân của các vụ tai nạn Khi có tai nạn xảy ra, hầu hết trong các trường hợp đều có xảy ra xích mích, căng thẳng giữa chủ phương tiện với nạn nhân của các vụ tai nạn. Công ty bảo hiểm căn cứ vào biên bản giám định và xuống tận nơi xảy ra tai nạn để xác định mức độ lỗi và tổn thất của hai bên từ đó đưa ra mức bồi thường thỏa đáng, hợp lí cho hai bên.[3] 1.4 NỘI DUNG QUY ĐỊNH CƠ BẢN CỦA BẢO HIỂM XE CƠ GIỚI 1.4.1. Đối tượng bảo hiểm và phạm vi bảo hiểm 1.4.1.1. Đối tượng bảo hiểm Chủ phương tiện khi tham gia bảo hiểm vật chất xe là để được bồi thường những thiệt hại vật chất xảy ra với xe của mình do những rủi ro được bảo hiểm gây nên. Vì vậy, đối tượng bảo hiểm vật chất xe cơ giới là bản thân những chiếc xe còn giá trị và được phép lưu hành và được cấp giấy tờ đầy đủ. Đối với xe mô tô, xe máy: Do giá trị xe thấp nên các chủ xe thường tham gia bảo hiểm toàn bộ vật chất thân xe. Đối với xe ô tô: Đây là loại xe có giá trị lớn, vận tốc cao, khu vực lưu chuyển rộng nên khi có rủi ro xảy ra thiệt hại thường lớn hơn nhiều so với xe mô tô, xe máy. Vì vậy, chủ phương tiện có thể lựa chọn tham gia bảo hiểm toàn bộ vật chất xe hoặc bảo hiểm từng bộ phận của chiếc xe. 1.4.1.2. Phạm vi bảo hiểm Phạm vi bảo hiểm xe cơ giới là các giới hạn, trong đó người bảo hiểm có thể nhận bảo hiểm và chịu trách nhiệm bồi thường khi có tổn thất xảy ra.  Rủi ro được bảo hiểm Trong trường hợp bảo hiểm vật chất xe, các rủi ro được bảo hiểm thông thường bao gồm: Tai nạn do đâm va quẹt, lật đổ, cháy, nổ, bão lụt, sét đánh, động đất, mưa đá, mất cắp toàn bộ xe, tai nạn do rủi ro bất ngờ khác gây nên.  Phạm vi về thời gian Bảo hiểm vật chất xe cơ giới luôn có giới hạn phạm vi bảo hiểm về mặt thời gian mà thông thường là một năm tính từ ngày hợp đồng có hiệu lực. Nếu hết thời hạn bảo hiểm, chủ phương tiện muốn tiếp tục được bảo hiểm phải gia hạn hợp đồng hoặc phải tái tục hợp đồng mới. 9  Phạm vi về không gian Giới hạn trách nhiệm bảo hiểm chỉ áp dụng trong phạm vi địa bàn hoạt động nhất định của xe mua bảo hiểm. Nếu tai nạn xảy ra với xe không nằm trong phạm vi địa lí đã được thỏa thuận trước đó thì thiệt hại sẽ không được bồi thường.  Rủi ro loại trừ Công ty bảo hiểm sẽ không chịu trách nhiệm bồi thường những thiệt hại vật chất của xe gây ra bởi: Hao mòn tự nhiên, mất giá, giảm dần chất lượng, hỏng hóc do khuyết tật hoặc hư hỏng do sửa chửa. Hao mòn tự nhiên được tính dưới hình thức khấu hao và thường được tính theo tháng; Hư hỏng về điện hoặc bộ phận máy móc, thiết bị, xăm lốp bị hư hỏng mà không do tai nạn gây ra; Mất cắp bộ phận xe; Để tránh những nguy cơ lợi dụng bảo hiểm, những hành vi vi phạm pháp luật hay một số rủi ro đặc biệt khác, những thiệt hại, tổn thất xảy ra trong những trường hợp sau cũng sẽ không được bồi thường: Xe không đủ điều kiện kĩ thuật và thiết bị an toàn để lưu hành theo quy định của luật an toàn giao thông đường bộ; Chủ phương tiện (lái xe) vi phạm nghiêm trọng luật giao thông đường bộ như: xe không có giấy phép lưu hành; lái xe không có bằng lái hoặc có bằng nhưng không hợp lệ; lái xe bị ảnh hưởng của rượu, bia, ma túy hoặc các chất kích thích tương tự khác trong khi điều khiển xe; xe chở chất cháy, chất nổ trái phép; xe chở quá trọng tải hoặc một số hành khách theo quy định; xe đi vào đường cầm; xe đi đêm không đèn; xe sử dụng để tập lái, đua thể thao, chạy thử sau khi sửa chữa; Lưu ý rằng trong thời hạn bảo hiểm, nếu chủ phương tiện chuyển quyền sở hữu xe cho chủ phương tiện khác thì quyền lợi bảo hiểm vẫn còn hiệu lực với chủ phương tiện mới. Tuy nhiên, nếu chủ phương tiện cũ không chuyển quyền lợi bảo hiểm cho chủ xe mới thì công ty bảo hiểm sẽ hoàn lại phí cho họ và làm thủ tục bảo hiểm cho chủ phương tiện mới nếu họ có yêu cầu. 1.4.2. Giá trị bảo hiểm Giá trị bảo hiểm của xe cơ giới là giá trị thực tế trên thị trường của xe tại thời điểm người tham gia bảo hiểm mua bảo hiểm. Việc xác định đúng giá trị của xe khi tham gia bảo hiểm là rất quan trọng vì đây là cơ sở để bồi thường. Tuy nhiên, giá trị trên thị trường luôn có những biến động và có thêm nhiều chủng loại xe mới tham gia giao thông nên đã gây khó khăn cho việc xác định giá trị xe một cách tuyệt đối. 10 Để xác định một cách tương đối giá trị thực tế của xe, công ty bảo hiểm có thể căn cứ vào các yếu tố sau: loại xe, năm sản xuất, mức độ mới, cũ của xe, thời gian sử dụng của xe, thể tích làm việc của xi lanh,…tỉ lệ % khấu hao của xe… Một phương pháp xác định giá trị bảo hiểm mà các công ty bảo hiểm thường áp dụng đó là căn cứ vào giá trị ban đầu của xe và mức khấu hao. Cụ thể: GTBH = GTBD (nguyên giá) - Khấu hao (nếu có) Đối với xe sử dụng dưới một năm GTKH bằng 0 nên giá trị bảo hiểm bằng GTBD của xe. Đối với xe sử dụng trên một năm thì khấu hao được xác định như sau: GTKH = GTBD x Tỉ lệ khấu hao x Số năm sử dụng 1.4.3. Số tiền bảo hiểm Số tiền bảo hiểm là khoản tiền cao nhất mà doanh nghiệp bảo hiểm có thể phải trả khi giải quyết bồi thường được thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm hoặc giấy chứng nhận bảo hiểm. Trường hợp chủ phương tiện tham gia bảo hiểm thiệt hại vật chất toàn bộ xe, STBH được xác định dựa trên giá trị thực tế xe vào thời điểm kí kết hợp đồng. Yêu cầu khai thác giám định viên phải nắm vững các thông tin từ đơn yêu cầu bảo hiểm của các chủ phương tiện. Trường hợp bảo hiểm tổng thành thân vỏ xe, STBH được tính trên cơ sở giá trị toàn bộ xe và tỉ lệ % của tổng thành thân vỏ xe trên giá trị toàn bộ xe. Tỉ lệ này được các công ty bảo hiểm quy định cụ thể cho từng loại xe. Trên cơ sở giá trị bảo hiểm, chủ phương tiện có thể tham gia bảo hiểm với các trường hợp: Bảo hiểm đúng giá trị: STBH = GTBH Bảo hiểm dưới giá trị: STBH < GTBH Bảo hiểm trên giá trị: STBH > GTBH Việc quyết định tham gia bảo hiểm với số tiền là bao nhiêu thì cơ sở để xác định số tiền bồi thường khi có tổn thất xảy ra. Trên thực tế, nhằm trục lợi khi tham gia bảo hiểm thiệt hại vật chất xe cơ giới, chủ phương tiện thường tìm cách để bảo hiểm 11
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất