Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giải pháp mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm công ty cổ phần chế tạo thiế...

Tài liệu Giải pháp mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm công ty cổ phần chế tạo thiết bị điện đông anh (eemc)

.DOC
52
303
66

Mô tả:

Đề tài: Giải pháp mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm công ty cô phần chế tạo Thiết Bị Điện Đông Anh (EEMC) LỜI MỞ ĐẦU Một quy luật khắc nghiệt nhất của thị trường đó là cạnh tranh, mà việc mở rộng thị trường là một yêu câu bắt buộc để có thể tăng khả năng cạnh tranh của mỗi doanh nghiệp. Theo đó bất kì một doanh nghiệp nào tham gia vào thị trường, không tiếp cận kịp với guồng quay của nó thì tất yếu sẽ bị đánh bật ra khỏi thị trường ngày càng khốc liệt. Thị trường sản xuất thiết bị điện ở Việt Nam, ngày càng có sự cạnh tranh gay gắt không chỉ của các doanh nghiệp trong nước mà còn có các doanh nghiệp có tên tuổi, thực lực tài chính lớn của nước ngoài. Với thế mạnh về vốn, công nghệ và kinh nghiệm, các công ty nước ngoài đã và đang đề ra chiến lược chiếm lĩnh ngày càng nhiều hơn thị trường thiết bị điện béo bở của Việt Nam. Chính vì vậy, ngay từ bây giờ, mỗi công ty, doanh nghiệp cần phải xây dựng một chiến lược mở rộng thị trường của mình nếu không muốn bị đánh bật khỏi cuộc chơi khốc liệt đó Là một Công ty chịu sự quản lý trực tiếp của Tập đoàn điện lực Việt Nam, kinh doanh chủ yếu trong lĩnh vực sản xuất, chế tạo các thiết bị điện phục vụ trong ngành Công nghiệp và dân dụng, Công ty Cổ phần chế tạo thiết bị điện Đông Anh đã ít nhiều khẳng định được vị trí của mình trong Tập đoàn Điện lực Việt Nam. Trong thời cuộc hiện nay trên thị trường thiết bị điện cạnh tranh rất quyết liệt, do đó, làm thế nào để mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm đang là bài toán mà từng ngày, từng giờ ban lãnh đạo của Công ty đang tìm lời giải đáp. Từ tính cấp thiết và hữu dụng của vấn đề, với mong muốn là góp phần rất nhỏ vào việc tìm ra những giải pháp nhằm tăng cường khả năng mở rộng 1 thị trường của công ty trong thời gian tới, em quyết định lựa chọn đề tài cho luận văn của mình như sau: "Một số giải pháp mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty Cô phần chế tạo thiết bị điện Đông Anh." Mục đích nghiên cứu của đề tài: - Đánh giá thực trạng các hoạt động mở rộng thị trường của công ty Cổ phần chế tạo thiết bị điện Đông Anh. - Đề xuất những giải pháp nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty Cổ phần chế tạo thiết bị điện Đông Anh. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: - Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu về hoạt động mở rộng thị trường của Công ty Cổ phần chế tạo thiết bị điện Đông Anh - EEMC - Phạm vi nghiên cứu: Tập trung vào nghiên cứu các vấn đề về đấu thầu đối với sản phẩm thiết bị điện của EEMC và các đối thủ cạnh tranh tại thị trường Việt Nam. Đồng thời đề xuất các giải pháp cho EEMC trong giai đoạn 2011 - 2015 Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp phân tích: Tiếp cận hệ thống, thống kê kinh tế, tổng hợp, mô hình hoá, đồ thị, so sánh có kết hợp điều tra khảo sát thực tế. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của chuyên đề. Về mặt lý thuyết: 2 Khẳng định vai trò của hoạt động mở rộng thị trường trong việc nâng cao doanh thu và lợi nhuận các doanh nghiệp trong đó có công ty cổ phần chế tạo thiết bị điện Đông Anh. Về mặt thực tiễn: Là tài liệu tham khảo cho công ty cổ phần chế tạo thiết bị điện Đông Anh đưa ra những kế hoạch, chiến lược dựa trên nền tảng của các phương án đã đề xuất và cách thức nhằm khắc phục những điểm yếu trong hoạt động mở rộng thị trường hiện nay của công ty. Kết cấu của chuyên đề: Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn được thiết kế thành ba chương: Chương 1: Lý luận chung về thị trường và công tác mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp Chương 2: Thực trạng về thị trường tiêu thụ và công tác mở rộng thị trường của công ty cổ phần chế tạo Thiết Bị Điện Đông Anh (EEMC) Chương 3: Một số giải pháp nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ cho công ty cổ phần chế tạo thiết bị điện Đông Anh. Trong thời gian thực tập, em xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo, các phòng ban chức năng, các anh chị ở phòng Sản xuất - Kinh doanh đã giúp em hoàn thành công việc của mình, đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến thầy giáo: PGS. TS Phạm Văn Vận đã chỉ bảo tận tình để em định hướng và viết hoàn thành bài luận văn này. Do những hạn chế về thời gian và trình độ nên bài luận văn của em sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của thầy cô để luận văn của em được hoàn thiện hơn. 3 Em xin chân thành cảm ơn ! CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ THỊ TRƯỜNG VÀ CÔNG TÁC MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA DOANH NGHIỆP 1.1. Khái niệm thị trường và phân loại thị trường - Khái niệm: Thị trường là một tập hợp những người mua và người bán tác động qua lại với nhau dẫn đến khả năng trao đổi. - Phân loại  Theo phạm vi lãnh thổ:  Thị trường địa phương: bao gồm tập hợp khách hàng trong phạm vi địa phương nơi thuộc địa phận phân bố của doanh nghiệp.  Thị trường vùng: Bao gồm tập hợp những khách hàng ở một vùng địa lý nhất định. Vùng này được hiểu như một khu vực địa lý rộng lớn có sự đồng nhất về kinh tế xã hội  Thị trường toàn quốc: hàng hoá dịch vụ được lưu thông trên tất cả các vùng các địa phương của một nước.  Thị trường quốc tế: Là nơi diễn ra việc trao đổi buôn bán hàng hoá và dịch vụ của các chủ thể kinh tế thuộc các quốc gia khác nhau.  Theo mục đích sử dụng của hàng hóa 4  Thị trường tư liệu sản xuất: Đối tượng hàng hoá lưu thông trên thị trường là các loại tư liệu sản xuất như nguyên vật liệu, năng lượng, động lực, máy móc thiết bị…  Thị trường tư liệu tiêu dùng: Đối tượng hàng hoá lưu thông trên thị trường là các vật phẩm tiêu dùng phục vụ trực tiếp cho nhu cầu tiêu dùng của dân cư như quần áo, các loại thức ăn chế biến, đồ dân dụng… 1.2. Mở rộng thị trường 1.2.1. Quan điểm về mở rộng thị trường: Công tác mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm: là tập hợp các cách thức, biện pháp của doanh nghiệp để đưa khối lượng sản phẩm tiêu thụ trên thị trường đạt mức tối đa mở rộng quy mô kinh doanh, tăng thêm lợi nhuận doanh nghiệp và nâng cao uy tín doanh nghiệp trên thị trường 1.2.2. Nội dung của công tác mở rộng thị trường - Về mặt lượng: là việc tìm kiếm thị trường mới, đưa sản phẩm của doanh nghiệp thâm nhập vào thị trường mới  Mở rộng thị trường theo tiêu thức địa lý: là mở rộng thị trường theo khu vực địa lý hành chính. việc mở rộng theo vùng địa lý làm cho số lượng người tiêu thụ tăng lên, hàng hóa bán được nhiều hơn, tùy theo khả năng phát triển tới đâu mà ngành hàng có chiến lược phát triển của mình - Về mặt chất: là việc tăng tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp tại các thị trường cũ:  Mở rộng thị trường theo tiêu thức sản phẩm: + đa dạng hóa sản phẩm giúp thị trường tiêu thụ tốt hơn khối lượng hàng hóa dịch vụ của doanh nghiệp: + nâng cao chất lượng sản phẩm: hạ giá thành, dịch vụ hậu mãi, cải tiến sản phẩm theo chiều hướng tốt hơn để tận dụng triệt để thị trường và khách hàng quen thuộc 1.2.3. Vai trò của việc mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm 5 Mở rộng thị trường là điều kiện cần và đủ để doanh nghiệp tồn tại và phát triển: Công tác mở rộng thị trường của doanh nghiệp giúp cho doanh nghiệp phát huy được sức mạnh nội tại, chuyển hoá các nguồn lực vốn có thành hàng hóa dịch vụ, đó là điều kiện để doanh nghiệp tồn tại và phát triển. Thị trường của doanh nghiệp càng mở rộng thị khả năng quay vòng vốn, khả năng tích luỹ, mở rộng sản xuất, đa dạng hoá sản phẩm của doanh nghiệp là càng lớn nhờ đó mà doanh nghiệp đảm bảo được tính liên tục trong sản xuất, hoạt động của doanh nghiệp trở nên an toàn hơn. Việc mở rộng sản xuất giúp doanh nghiệp có điều kiện áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất, từ đó tạo ra được nhiểu sản phẩm mới với giá thành hạ và chất lượng cao hơn. Từ đó làm gia tăng lợi nhuận. Mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm góp phần gia tăng thị phần và khẳng định vị thế của doanh nghiệp trên thị trường: Nền kinh tế ngày càng phát triển, nhu cầu của người tiêu dùng ngày càng tăng là một cơ hội cho các doanh nghiệp nhưng cũng tạo ra nguy cơ cho các doanh nghiệp vì sẽ có nhiều doanh nghiệp tham gia vào thị trường để tìm kiếm lợi nhuận, sự cạnh tranh trở lên gay gắt hơn. Vì vậy để không bị loại khỏi ngành, các doanh nghiệp ngoài việc khai thác tốt thị trường truyền thống thì việc mở rộng thị trường là việc tất yếu để các doanh nghiệp có thể đứng vững trên thị trường, tạo ra rào cản cho sự gia nhập của các doanh nghiệp khác. Vì vậy việc mở rộng thị trường giúp doanh nghiệp tăng được thị phần và củng cố thêm vị trí của doanh nghiệp trên thị trường. 1.3. Các tiêu chí đánh giá - Sự tăng về tổng doanh thu: Doanh thu là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được trong kỳ kế toán, phát sinh từ các hoạt động sản xuất kinh doanh thông thường của doanh nghiệp, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu. 6 Chỉ tiêu tổng doanh thu của doanh nghiệp phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. nó là kết quả tổng hợp của công tác mở rộng thị trường tiêu thụ cho các loại sản phẩm của doanh nghiệp trên thị trường. - Sự tăng về lợi nhuận: Lợi nhuận là phần chênh lệch giữa tổng doanh thu và tổng chi phí của doanh nghiệp có tính đến các yếu tố bảo toàn vốn kinh doanh. Lợi nhuận = Tổng doanh thu - Tổng chi phí Lợi nhuân của doanh nghiệp có thể có được từ 3 nguồn:  Lợi nhuận của doanh nghiệp thu được từ hoạt động sản xuất kinh doanh: Đó là các khoản thu được từ hoạt động bán hàng hoặc từ hoạt động dịch vụ thương mại của doanh nghiệp.  Lợi nhuận của doanh nghiệp thu được từ các hoạt động tài chính: Đó là các khoản thu từ chênh lệch giữa các khoản thu chi từ hoạt động tài chính của doanh nghiệp như: mua bán chứng khoán, mua bán ngoại tệ, mua bán vàng bạc,…  Lợi nhuận của doanh nghiệp thu từ các hoạt động bất thường: Đó là các khoản lợi nhuận mà doanh nghiệp không dự tính trước được hoặc có dự tính trước nhưng khó có khả năng thực hiện, các khoản thu từ những hoạt động không mang tính chất thường xuyên. - Sự tăng về thị phần của doanh nghiệp Thị phần của doanh nghiệp là phần thị trường tiêu thụ sản phẩm mà doanh nghiệp chiếm lĩnh. Thị phần của doanh nghiệp có thể được xác định theo hai công thức sau: 7 Thị phần doanh nghiệp= Hay có thể xác định thị phần của doanh nghiệp theo công thức: Thị phần = Thị phần của doanh nghiệp cho biết sản phẩm tiêu thụ riêng của doanh nghiệp so với tổng sản phẩm tiêu thụ trên thị trường. Để có thể chiếm lĩnh được nhiều thị phần so với đối thủ cạnh tranh doanh nghiệp cần có chính sách giá phù hợp đặc biết nếu là doanh nghiệp mới tham gia thị trường. Thị phần của doanh nghiệp phản ánh sức mạnh, uy tín và vị trí của doanh nghiệp trên thị trường, thị phần càng lớn, chứng tỏ khả năng tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp càng lớn 1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp 1.4.1. Các yếu tố vĩ mô( mô hình PEST) - Political (Thể chế- Luật pháp): các yếu tố thể chế, luật pháp có thể uy hiếp đến khả năng tồn tại và phát triển và mở rộng thị trường của bất cứ ngành nào. Khi kinh doanh trên một đơn vị hành chính, các doanh nghiệp sẽ phải bắt buộc tuân theo các yếu tố thể chế luật pháp tại khu vực đó: sự bình ổn, chính sách thuế, các đạo luật liên quan v.v.. - Economics (Kinh tế): + Tình trạng nền kinh tế ( trong nước và quốc tế) + Các yếu tố tác động đến nền kinh tế: lãi suất, tỷ giá hối đoái, lạm phát + Chính sách kinh tế của chính phủ: luật tiền lương cơ bản, chính sách ưu tiên phát triển kinh tế ngành … + Triển vọng nền kinh tế trong tương lai: tốc độ tăng trưởng, chỉ số ICOR… 8 - Sociocultrural (Văn hóa- Xã Hội): Mỗi quốc gia, vùng lãnh thổ đều có những giá trị văn hóa và các yếu tố xã hội đặc trưng, và những yếu tố này là đặc điểm của người tiêu dùng tại các khu vực đó. Bên cạnh văn hóa , các đặc điểm về xã hội cũng khiến các doanh nghiệp quan tâm khi nghiên cứu thị trường, những yếu tố xã hội sẽ chia cộng đồng thành các nhóm khách hàng, mỗi nhóm có những đặc điểm, tâm lý, thu nhập ... khác nhau: - Yếu tố công nghệ: tác động rất lớn đến chu kỳ sống của sản phẩm, vừa là cơ hội, vừa là thách thức với doanh nghiệp 1.4.2. Các yếu tố thuộc môi trường ngành - Sự cạnh tranh của các đối thủ tiềm ẩn: Đối thủ tiềm ẩn là các công ty hiện không trong ngành nhưng có khả năng nhảy vào hoạt động kinh doanh trong ngành đó. Đối thủ tiềm ẩn nhiều hay ít, áp lực của họ tới ngành mạnh hay yếu sẽ phụ thuộc vào các yếu tố sau + Sức hấp dẫn của ngành + Những rào cản khi gia nhập ngành: vốn, kỹ thuật … - Sản phẩm thay thế: Sản phẩm thay thế là những sản phẩm của các công ty trong những ngành khác nhưng thoả mãn những nhu cầu của người tiêu dùng giống như các công ty trong ngành. - Sức ép về giá của người mua: khách hành được chia thành 2 loại là khách hang lẻ và nhà phân phối. Tác động của khách hang được xem xét qua các tiêu chí: + Quy mô + Tầm quan trọng + Chi phí chuyển đổi khách hàng +Thông tin khách hàng - Sức ép về giá của người cung cấp: được xem xét qua các tiêu chí: + Số lượng và quy mô nhà cung cấp + Khả năng thay thế sản phẩm của nhà cung cấp + Thông tin về nhà cung cấp - Sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp hoạt động trong ngành: Các doanh nghiệp đang kinh doanh trong ngành sẽ cạnh tranh trực tiếp với nhau tạo ra sức ép trở lại lên ngành tạo nên một cường độ cạnh 9 tranh. Trong một ngành các yếu tố sau sẽ làm gia tăng sức ép cạnh tranh trên các đối thủ + Tình trạng ngành : Nhu cầu, độ tốc độ tăng trưởng ,số lượng đối thủ cạnh tranh... + Cấu trúc của ngành : Ngành tập trung hay phân tán + Các rào cản rút lui (Exit Barries) 10 CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VỀ THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ VÀ CÔNG TÁC MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ TẠO THIẾT BỊ ĐIỆN ĐÔNG ANH (EEMC) 2.1. Giới thiệu về công ty - Giới thiệu chung về công ty Tên công ty: Công ty cổ phần chế tạo thiết bị điện Đông Anh Tên giao dịch quốc tế: ELECTRICAL EQUIPMENT MANUFACTURING JOINT STOCK COMPANY Tên viết tắt: EEMC Trụ sở: Tổ 26, thị trấn Đông Anh, huyện Đông Anh, Hà Nội Điện thoại: 0438820386 Website: www.eemc.com.vn Vốn điều lệ: 66.000.000.000 đồng ( Sáu mươi sáu tỷ đồng ) Giấy phép kinh doanh: 0103008085 đăng ký thay đổi lần 4 tháng 9 năm 2008 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp. - Quá trình hình thành và phát triển: Công ty cổ phần chế tạo thiết bị điện Đông Anh (EEMC) được thành lập trên cơ sở Nhà máy sửa chữa thiết bị điện Đông Anh năm 1971, và chính thức cổ phần hoá từ ngày 22 tháng 11 năm 2004 theo quyết định số 140/2004/QĐ-BCN của Bộ Công Nghiệp (nay là Bộ Công Thương). Vốn điều lệ của công ty hiện nay là 66 tỷ đồng, trong đó tỷ lệ cổ phần của EVN là 45,2%. Hiện nay công ty có hai đơn vị trực thuộc là Công ty TNHH MTV Thiết bị lưới Điện VINAELECTRO và Công ty TNHH MTV Thiết kế và chế tạo thiết bị Điện EEMC-EDMC. - Ngành nghề kinh doanh: Theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: 0103008085 do Phòng đăng ký kinh doanh Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp thay đổi lần thứ 1 ngày 12/01/2007, ngành nghề kinh doanh của Công ty hiện nay bao gồm: 11 Sản xuất: - Máy biến áp truyền tải có công suất đến 250.000kVA, điện áp đến 220kV - Máy biến áp phân phối và trung gian điện áp đến 35kV - Máy biến áp khô công suất đến 5600kV, điện áp đến 35kV. - Biến dòng điện áp 6 - 110kV, Cầu chì tự rơi điện áp 6 - 35 kV - Cầu dao cách ly trong nhà, ngoài trời có điện áp đến 6 - 110 kV, máy cắt phụ tải đến 35kV. - Các loại tủ bảng điện: tủ phân phối 0,4kV, tủ ki ốt, tủ điều khiển đo lường - bảo vệ cho các công trình đến 220kV. - Sản phẩm đồng: dây điện từ tiết diện tròn và chữ nhật, có bọc giấy để trần tiết diện đến 120 mm2, các loại đồng thanh cái, đồng lá. - Cáp nhôm trần, cáp thép các loại có tiết diện đến 700 mm2. - Thiết bị trọn bộ trạm thuỷ điện nhỏ có công suất đến 60MW. - Các sản phẩm cơ khí - kết cấu thép. Dịch Vụ Kỹ Thuật: - Sửa chữa máy biến áp các loại điện áp đến 500kV. - Sửa chữa động cơ, máy phát và các thiết bị điện khác. - Xây lắp các công trình điện đến 220kV và các công trình công nghiệp - Trung tâm thử nghiệm cao áp: Thử nghiệm các loại vật liệu, thiết bị kỹ thuật điện có cấp điện áp đến 500kV. - Vận tải, cho thuê kho bãi. - Cung cấp và lắp đặt, hiệu chỉnh thiết bị trọn bộ các trạm thuỷ điện nhỏ công suất đến 300MW. 12 Kinh doanh: - Kinh doanh, xuất khẩu các loại thiết bị điện đến 500kV. - Kinh doanh, xuất nhập khẩu các loại vật tư công nghiệp khác. - Kinh doanh xuất nhập khẩu các loại vật tư, thiết bị, hàng hóa công nghiệp và dân dụng; - Đào đắp đất đá, san lấp mặt bằng, cho thuê nhà xưởng, kho bãi; - Kinh doanh bất động sản, điện năng; - Kinh doanh các loại vật tư, thiết bị, thứ liệu, phế liệu; - Kinh doanh dịch vụ vận tải, ăn uống, khách sạn, vui chơi giải trí, thể dục thể thao (không bao gồm kinh doanh phòng hát karaoke, vũ trường, quán bar). Hiện nay, công ty đang tập trung nghiên cứu và chế tạo các loại máy biến áp mà trong nước hiện nay vẫn phải nhập ngoại nhằm giảm giá thành và phù hợp với điều kiện khí hậu cũng như mạng lưới điện của Việt Nam. Ngoài ra, Công ty cũng đang xúc tiến việc tìm các đối tác để hợp tác trong việc cung cấp các thiết bị trạm, đặc biệt là thiết bị trạm 110kV, 220kV và 500kV. 2.2. Thực trạng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm 2.2.1. Tổng quan thị trường thiết bị điện ở Việt Nam Theo các chuyên gia, ngành sản xuất thiết bị điện đang có lộ trình và cơ hội phát triển do có tiềm năng tiêu thụ lớn trong và ngoài nước. Với thị trường trong nước, theo kế hoạch phát triển ngành sản xuất thiết bị điện đã được Chính phủ phê duyệt, giai đoạn 2015-2025 ngành thiết bị điện sẽ phải phát triển để đáp ứng 70% nhu cầu trong nước về thiết bị đường dây, trạm biến áp; 55% về động cơ điện, một số chủng loại máy phát điện thông dụng và năm 2025 có thể sản xuất, cung ứng trọn bộ thiết bị điện cho các công trình đường dây điện, trạm biến áp; 50-60% nhu cầu máy biến thế 110220KV và năm 2015 xuất khẩu đạt 30-35% giá trị sản xuất; đáp ứng 60-70% 13 nhu cầu trong nước các loại công tơ điện, khí cụ điện, các hệ thống ghi đếm giám sát an toàn lưới điện, trọn bộ thiết bị trạm điện, và xuất khẩu đạt 19-20% giá trị sản xuất; tập trung sản xuất các loại dây - cáp điện chất lượng cao với kim ngạch xuất khẩu tăng 35,5%/năm… Một thị trường nữa cũng đang rất cần sự có mặt của các sản phẩm từ DN trong ngành là những khu vực còn ngoài lưới điện quốc gia ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, hải đảo… Ở những khu vực này theo kế hoạch sẽ phải tăng khai thác tối đa lợi thế điều kiện tự nhiên, tiềm năng năng lượng mớinăng lượng tái tạo để cấp điện tại chỗ. Đây là thị trường tiềm năng cho ngành sản xuất thiết bị điện, thiết bị cho công nghiệp tái tạo, thiết bị cho sản xuất điện công nghiệp sạch. 2.2.2. Tình hình tiêu thụ những mặt hàng chủ lực của công ty -Nhóm sản phẩm MBA truyền tải: Đây là nhóm sản phẩm chủ lực của công ty ở thời điểm hiện tại cũng như chiến lược trong thời gian tới. Công ty đã sản xuất được máy biến áp truyền tải có công suất 110 kV, 220 kV, 500 kV. . Nếu đề tài chế tạo máy biến áp 500kV được ứng dụng thành công tại Việt Nam thì nó sẽ đóng góp một giá trị rất lớn vào công cuộc công nghiệp hóa – Hiện đại hóa đất nước, giảm thiểu việc nhập khẩu, tạo công ăn việc làm và hơn thế, nó còn khẳng định khả năng sáng tạo của con người Việt Nam đối với các nước trên Thế giới. Đối với Công ty cổ phẩn chế tạo thiết bị điện Đông Anh (EEMC), ngoài việc xác định các sản phẩm MBA 110kV, 220kV là chủ đạo thì việc phát huy tính chủ động, sáng tạo đối với cán bộ kỹ sư trong việc nghiên cứu, chế tạo các sản phẩm tối ưu hơn luôn được chú trọng. Kết quả sản xuất đối với các sản phẩm trên thể hiện qua 3 năm đã khẳng định được phần nào sự cố gắng của Ban lãnh đạo công ty cũng như toàn thể cán bộ công nhân viên trong công ty. Dưới đây là kết quả hoạt động kinh doanh máy biến áp truyền tải của công ty trong 5 năm gần đây nhất. 14 Bảng 1: Kết quả tiêu thụ MBA truyền tải Đơn vị: triệu đồồng Chỉ tiêu Số lượng (máy) Doanh thu (Tr.đ) Năm Năm Năm Năm 2006 2007 2008 2009 18 13 15 20 Năm 2010 32 97.758 114.141 162.188 209.381 125.317 Tổng DT hàng năm 370.355 470.556 698.905 786.588 920.077 Tỷ trọng so với 22.76 33,88 20,77 16.33 20,06 tổng DT(%) (Nguồn: Báo cáo kêt quả kiểm toán công ty EEMC 2006 - 2010) Bảng kết quả trên cho thấy, doanh thu đối với mặt hàng máy biến áp truyền tải qua các năm không tăng đều và có xu hướng giảm cả về số lượng. Mặc dù xác định đây là mặt hàng chiến lược của công ty nhưng trong một số năm gần đây, việc chuyển đổi công ty sang công ty cổ phần và tách dần vốn khỏi Tập đoàn điện lực Việt Nam đã làm giảm đi một số đơn hàng lớn có lợi thế do được chỉ định của EVN. Bên cạnh đó, do sự biến động về giá cả vật tư, thiết bị, lương công nhân đã làm cho công ty gặp không ít khó khăn trong kinh doanh. Đặc biệt là năm 2007, số đơn hàng rất ít, công nhân phải nghỉ việc không lương một phần là do ảnh hưởng của sự cạnh tranh rên thị trường, một phần là do có sự cơ cấu lại bộ máy quản lý của công ty. Năm 2008 doanh số có tăng lên là do cuối năm EEMC đã đạt được một số đơn hàng lớn gồm các máy biến áp 110kV và cả máy biến áp 220kV (Trạm 220kV Kiên Lương, Đông Hà) nhưng so với tiềm lực của công ty cũng như tiềm năng của thị trường thì con số thu được như trên còn rất hạn chế. Các sản phẩm này mới chỉ đáp ứng được chủ yếu là nhóm khách hàng 15 trong ngành điện trực thuộc tập đoàn điện lực Việt Nam trong khi thị trường các doanh nghiệp ngoài quốc doanh còn rất tiềm năng. -Nhóm sản phẩm MBA phân phối trung gian: Các sản phẩm máy biến áp trung gian và phân phối là các mặt hàng truyền thống của công ty từ khi mới thành lập. Các máy biến áp có công suất từ 35kVA cho đến 10.000kVA có cấp điện áp đến 35kV. Những năm đầu mới khi thành lập, Công ty là đơn vị dẫn đầu trong cả nước đối với các sản phẩm này, trong những năm gần đây do xuất hiện nhiều các đối thủ cạnh tranh trong và ngoài nước cũng như năng lực quản lý của công ty có hạn chế đã làm giảm thị phần của sản phẩm này. Bảng 2: Kết quả tiêu thụ MBA trung gian phân phối Đơn vị tnh: Triệu đồồng Chỉ tiêu Năm Năm 2007 Năm 2008 Năm Năm 2010 857 150.361 920.077 16.34 2006 Số lượng (máy) 655 Doanh thu (Tr.đ) 51.463 Tổng DT hàng 375.355 611 70.118 470.556 754 125.657 698.905 2009 850 141.657 786.588 năm Tỷ trọng so với 13,71 14,9 17,9 18 tổng DT(%) (Nguồn: Báo cáo kêt quả kiểm toán công ty EEMC 2006 - 2010) Theo kết quả thống kê trên cho thấy, sản lượng cũng như giá trị các năm sau có cao hơn năm trước nhưng tỷ lệ tăng khá khiêm tốn và rất nhỏ so với tốc độ gia tăng của thị trường thiết bị điện. 16 Qua tỷ lệ tăng về số lượng và giá trị của các năm cho thấy giá trị các sản phẩm máy biến áp trung gian, phân phối tăng lên qua các năm. Nguyên nhân làm tăng giá trị do sự gia tăng của giá các loại vật tư như: dầu cách điện, tôn, thép các loại…là các loại vật liệu chính để chế tạo máy biến áp. Khách hàng mà công ty cung cấp cũng chủ yếu là Điện lực các tỉnh, các công ty xây lắp điện trong khi thị trường các doanh nghiệp, các khu công nghiệp, các cơ quan nhà nước còn rất tiềm năng thì công ty chưa tiếp cận được do giá cao và nhiều chính sách bán hàng chưa linh hoạt. -Nhóm sản phẩm cáp nhôm cáp thép: Cáp nhôm và cáp thép cũng là các mặt hàng chính mà Công ty cổ phần chế tạo thiết bị điện Đông Anh đang tập trung sản xuất. Hầu hết các khách hàng của nhóm sản phẩm này là các đơn vị xây lắp, sửa chữa điện mua với số lượng nhỏ. Bên cạnh đó, các đơn hàng lớn rất ít và là các đơn hàng có được do Tập đoàn điện lực Việt Nam thực hiện chỉ định thầu cho các dự án 110kV, 220kV. Các dự án này có tốc độ giải ngân chậm, số vốn tồn đọng lâu gây khó khăn cho công ty trong sản xuất và kinh doanh. Bảng 3: Kết quả tiêu thụ cáp nhôm, cáp thép Chỉ tiêu Năm Năm Năm 2008 Năm 2009 Năm 2006 2007 2010 Số lượng(Tấn) 471,13 872,3 721,42 920,3 995 Doanh thu(Tr.đ) 17.988 26.675 31.444 40.009 45.032 Tổng DT hàng 920.077 375.355 470.556 698.905 786.588 năm(Tr.đ) Tỷ trọng so với 4.9 4,79 5,7 4,49 5,1 tổng DT(%) (Nguồn: Báo cáo kêt quả kiểm toán công ty EEMC 2006 - 2010) Theo số liệu của Phòng Sản xuất – Kinh doanh, năm 2007 là năm công ty gặp khó khăn về các đơn hàng cáp nhôm, cáp thép. Năm 2008 do có được 17 một số đơn hàng chỉ định thầu của Ban quản lý các công trình điện Miền Bắc (Ban A) nên doanh thu tăng lên, tuy nhiên công nợ cũng tăng lên đồng thời do đây chủ yếu là các dự án lớn, có sử dụng vốn vay ngân hàng nước ngoài (WB, JBIC…) có tốc độ giải ngân rất chậm. Các đơn hàng nhỏ lẻ trong nước rất ít và phát sinh không đều. -Nhóm sản phẩm tủ, cầu dao: Sản phẩm tủ điện của công ty cũng được khách hàng đánh giá cao về chất lượng và mẫu mã. Tuy nhiên, do các phụ kiện dùng để chế tạo các loại tủ đều phải nhập ngoại, khách hàng chủ yếu yêu cầu nhập từ các nước EU nên giá thành rất cao. Hiện nay, các thiết bị này chưa sản xuất được ở trong nước, một số phụ kiện sản xuất được ở trong nước nhưng cũng chưa đáp ứng được các yêu cầu kỹ thuật. Số lượng tủ đạt được qua các năm chủ yếu là các đơn hàng có được trong các đơn hàng đấu thầu cùng với các máy biến áp, các gói thầu đấu thầu riêng về sản phẩm tủ điện công ty không tiếp cận được do vấn đề giá cả, tiến độ đều không đáp ứng. Các đơn hàng lẻ cho khách hàng cũng rất ít. Doanh số của sản phẩm này chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong tổng doanh số đạt được của công ty. Hiện nay, công ty vẫn đang tập trung vào mặt hàng này vì sản phẩm thường có đi kèm với các lô hàng máy biến áp đồng thời tận dụng được máy móc thiết bị và nhân lực của công ty hiện có. Bên cạnh đó cũng làm đa dạng mặt hàng của công ty, đáp ứng tốt nhu cầu cho khách hàng. Với các sản phẩm cầu dao điện. Hiện, công ty mới sản xuất được cầu dao với điện áp 35kV. Mục tiêu của công ty trong thời gian tới sẽ nghiên cứu chế tạo ra các loại cầu dao 110kV đến 220kV đáp ứng nhu cầu trong nước do hiện nay các sản phẩm này vẫn phải nhập khẩu với giá thành rất cao. Các đơn hàng có được của công ty trong thời gian qua chủ yếu là các khách hàng lẻ đặt hàng với số lượng ít và không thường xuyên. 18 Bảng 4: Kết quả tiêu thụ tủ điện, cầu dao Năm Năm 2006 Số lượng( Cái) 479 Doanh thu(Tr.đ) 3.432 Tổng DT hàng 375.355 2007 646 4.791 470.556 415 7.516 698.905 728 8.572 786.588 năm Tỷ trọng so với 0,91 1,01 1,07 1,08 Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 1457 11.847 920.077 tổng DT(Tr.đ) (Nguồn: Báo cáo kêt quả kiểm toán công ty EEMC 2006 - 2010) -Dịch vụ sửa chữa, đai tu MBA các loại: Công ty là đơn vị có thế mạnh là đơn vị duy nhất trong nước có thể sản xuất và sửa chữa và đại tu các loại máy biến áp có công suất lớn và điện áp tới 500kV. Các máy biến áp 220kV và 500kV chủ yếu được chỉ định do EVN. Tuy nhiên, các loại máy biến áp này rất ít xảy ra sự cố hay hỏng hóc, chỉ có một số máy biến áp 110kV bị cháy nổ do hoạt động quá tải trong thời gian dài. Các máy biến áp 220kV trở lên chủ yếu là thực hiện công tác bảo dưỡng, đại tu lại để đảm bảo cho công tác vận hành. Loại máy biến áp này đang hoạt động chủ yếu được nhập ngoại từ Mỹ, Nga, Ý đã vận hành được ít nhất là trên 10 năm và đang trong thời gian cần phải duy tu bảo dưỡng trong khi các dịch vụ này của các nhà cung cấp hàng không thực hiện được hoặc chi phí rất cao. Trong thời gian tới, số lượng các máy biến áp, các trạm biến áp cần được sửa chữa, đại tu sẽ tăng lên rất nhiều do hầu hết các máy biến áp này đang đến thời gian cần phải được bảo dưỡng, đây là cơ hội để EEMC tăng doanh số. Bảng 5: Kếết quả kinh doanh sửa chữa, đại tu máy biếến áp Năm 2007 Năm 2008 19 Năm 2009 Năm 2010 Sản phẩm MBA 110kV, 220kV, 500kV MBA phân phối SL (cái) Doanh thu (triệu) SL (cái) Doanh thu (triệu) SL (cái) Doanh thu (triệu) SL (cái) Doanh thu (triệu) 28 21.300 29 15.742 27 15.060 18 22.929 220 3.960 156 6.984 114 4.025 66 7.649 (Nguồn: Báo cáo kêt quả kiểm toán công ty EEMC 2007 - 2010) -Các hoạt động kinh doanh khác: Ngoài các sản phẩm chính như phân tích trên, công ty còn thực hiện sản xuất, gia công, thương mại đối với nhiều sản phẩm khác phục vụ cho ngành điện như sản xuất dây điện từ, đồng thanh, đồng lá (do công ty Thiết bị lưới điện thực hiện). Cung cấp máy biến áp cũng như các thiết bị xây dựng các thủy điện nhỉ dưới 100MW và các hoạt động dịch vụ khác. Các sản phẩm dây điện từ, dây đồng chủ yếu phục vụ cho sản xuất máy biến áp và một phần đáp ứng cho khách hàng lẻ. Bảng 6: Kết quả tiêu thụ các hoạt động khác Đơn vị tnh: Triệu đồồng Sản phẩm SX dây điện từ Cung cấp thiết bị thủy điện Sản xuất đồng lá, đồng Năm Năm 2007 12.520 33.712 2008 48.170 23.600 Năm 2009 69.626 54.147 Năm 2010 7.500 60.691 9.000 2.971 8.740 12.782 thanh Sản xuất thiết bị điện khác 7.894 16.905 30.594 10.347 (Nguồn: Báo cáo kêt quả kiểm toán công ty EEMC 2007 - 2010) Tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty cổ phần thiết bị điện Đông Anh trong những năm gần đây cho thấy kết quả tiêu thụ sản phẩm của các 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan