Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giải pháp liên kết với các địa phương vùng duyên hải miền trung trong t...

Tài liệu Giải pháp liên kết với các địa phương vùng duyên hải miền trung trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (fdi) của tỉnh quảng ngãi

.PDF
145
117
80

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NGUYỄN VI AN GIẢI PHÁP LIÊN KẾT VỚI CÁC ĐỊA PHƯƠNG VÙNG DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG TRONG THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI (FDI) CỦA TỈNH QUẢNG NGÃI Chuyên ngành: Kinh tế phát triển Mã số: 60.31.01.05 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN HIỆP Đà Nẵng – Năm 2015 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả luận văn Nguyễn Vi An DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Các chữ Nội dung viết tắt BOT Xây dựng-kinh doanh-chuyển giao BT Hợp đồng xây dựng- chuyển giao BTO CNH-HĐH Xây dựng- chuyển giao- kinh doanh Công nghiệp hóa - hiện đại hóa CCN Cụm công nghiệp CoE Hội đồng Châu Âu DHMT Duyên hải miền Trung ĐTNN Đầu tư nước ngoài FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài GDP Tổng sản phẩm quốc nội IMF Quỹ Tiền tệ quốc tế KCN Khu công nghiệp KKT Khu kinh tế LGI Sáng kiến chính quyền địa phương của Hiệp hội mở M&A Đầu tư mua lại và sáp nhập ODA Hỗ trợ phát triển chính thức OECD Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế TNHH Trách nhiệm hữu hạn UBND Ủy ban nhân dân UNDP Chương trình phát triển Liên Hiệp Quốc UNCTAD WAIPA Hội nghị Liên Hiệp Quốc về Hợp tác và Phát triển Tổ chức Xúc tiến Đầu tư Thế giới MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................... 1 2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................... 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu........................................................... 2 4. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................ 3 5. Kết cấu của đề tài ................................................................................... 3 6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu................................................................. 4 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ LIÊN KẾT TRONG THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI....................................................... 14 1.1. TỔNG QUAN VỀ THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI. 14 1.1.1. Một số khái niệm về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài............... 14 1.1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến thu hút FDI............................................ 17 1.2. TỔNG QUAN VỀ LIÊN KẾT THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI. ........................................................................................................... 21 1.2.1. Khái niệm về liên kết giữa các địa phương .................................... 21 1.2.2. Tổng quan về liên kết giữa các địa phương trong thu hút FDI....... 22 1.2.3. Nội dung liên kết trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của một địa phương ................................................................................................ 30 1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LIÊN KẾT TRONG THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI CỦA ĐỊA PHƯƠNG ...................... 36 1.3.1. Các nhân tố bên ngoài địa phương: ................................................ 36 1.3.2. Các nhân tố bên trong địa phương:................................................. 39 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG LIÊN KẾT VỚI CÁC ĐỊA PHƯƠNG VÙNG DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG TRONG THU HÚT FDI CỦA TỈNH QUẢNG NGÃI TRONG THỜI GIAN QUA .................................. 40 2.1. KHÁI QUÁT BỐI CẢNH KINH TẾ - XÃ HỘI CÓ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LIÊN KẾT TRONG THU HÚT FDI CỦA TỈNH QUẢNG NGÃI VÀ CÁC TỈNH TRONG VÙNG DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG................................... 40 2.1.1. Tổng quan về các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút FDI của tỉnh Quảng Ngãi ............................................................................................... 40 2.1.2. Tổng quan về các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút FDI của Vùng duyên hải miền Trung ............................................................................... 44 2.2. THỰC TRẠNG THU HÚT FDI CỦA TỈNH QUẢNG NGÃI TRONG THỜI GIAN QUA........................................................................................... 48 2.2.1. Qui mô FDI của tỉnh Quảng Ngãi trong thời gian qua:.................. 48 2.2.2. Thực trạng về các chính sách thu hút vốn FDI của tỉnh Quảng Ngãi......53 2.2.3. Đánh giá kết quả của thu hút FDI tại tỉnh Quảng Ngãi .................. 55 2.3 THỰC TRẠNG LIÊN KẾT VỚI CÁC ĐỊA PHƯƠNG VÙNG DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG CỦA TỈNH QUẢNG NGÃI ......................................... 58 2.3.1. Thực trạng liên kết trong hoạch định tổ chức thu hút đầu tư ......... 59 2.3.2. Thực trạng liên kết trong lãnh đạo thực thi thu hút đầu tư............. 67 2.3.3. Thực trạng liên kết trong hỗ trợ và quản lý tiền dự án và dự án đầu tư ............................................................................................................... 71 2.3.4. Thực trạng liên kết trong dịch vụ hỗ trợ đầu tư.............................. 74 2.4. ĐÁNH GIÁ CHUNG............................................................................... 79 2.4.1. Thành công...................................................................................... 79 2.4.2. Hạn chế ........................................................................................... 81 2.4.3. Nguyên nhân ................................................................................... 82 CHƯƠNG 3. NHỮNG GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG LIÊN KẾT VỚI CÁC ĐỊA PHƯƠNG VÙNG DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG TRONG THU HÚT FDI CỦA TỈNH QUẢNG NGÃI........................................................ 85 3.1. ĐỊNH HƯỚNG LIÊN KẾT VỚI CÁC ĐỊA PHƯƠNG VÙNG DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG TRONG THU HÚT FDI CỦA TỈNH QUẢNG NGÃI 85 3.1.1. Mục tiêu và các chỉ tiêu phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2020 ................................................................................... 85 3.1.2. Mục tiêu thu hút FDI của tỉnh Quảng Ngãi trong thời gian đến .... 88 3.1.3. Nhu cầu liên kết Vùng trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của Vùng duyên hải miền Trung .................................................................... 91 3.1.4. Vị thế và năng lực liên kết của tỉnh Quảng Ngãi............................ 92 3.2. CÁC GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG LIÊN KẾT VỚI CÁC ĐỊA PHƯƠNG VÙNG DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG TRONG THU HÚT FDI CỦA TỈNH QUẢNG NGÃI ........................................................................... 94 3.2.1. Giải pháp liên kết trong hoạch định tổ chức thu hút đầu tư .......... 94 3.2.2. Giải pháp liên kết trong lãnh đạo thực thi thu hút đầu tư............. 101 3.2.3. Giải pháp liên kết trong hỗ trợ và quản lý tiền dự án và dự án đầu tư ...................................................................................................... 104 3.2.4. Giải pháp liên kết trong dịch vụ hỗ trợ đầu tư.............................. 106 3.3. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TỔ CHỨC VÀ NÂNG CAO NĂNG LỰC LIÊN KẾT TRONG THU HÚT FDI ...................................... 109 3.3.1. Giải pháp hoàn thiện công tác tổ chức liên kết thu hút FDI......... 109 3.3.2. Giải pháp nâng cao năng lực liên kết trong thu hút FDI .............. 110 3.3.3. Giải pháp liên kết hỗ trợ quản lý liên kết Vùng trong thu hút FDI .................................................................................................. 112 KẾT LUẬN .................................................................................................. 114 TÀI LIỆU THAM KHẢO QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI (Bản sao) PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC BẢNG Số hiệu bảng Tên bảng Trang 2.1 Tình hình thu hút FDI của tỉnh Quảng Ngãi qua các năm 48 2.2 Tình hình thu hút đầu tư qua các giai đoạn 50 2.3 Tình hình thu hút đầu tư chia theo địa bàn đầu tư 51 2.4 Tình hình thu hút đầu tư chia theo quốc gia đầu tư 52 3.1 Kế hoạch đầu tư trực tiếp nước ngoài 5 năm (2016-2020) 89 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Vùng duyên hải miền Trung (DHMT) chiếm một phần ba chiều dài bờ biển của nước ta, với vị trí là “mặt tiền” của đất nước hướng ra biển Đông; có tiềm năng kinh tế biển to lớn. Trong thời gian gần đây, mỗi địa phương trong Vùng đều có những nỗ lực mạnh mẽ, chủ động khai thác lợi thế về điều kiện tự nhiên, thu hút đầu tư, tranh thủ sự hỗ trợ của Trung ương nhằm đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội của mỗi địa phương. Bên cạnh đó, Vùng duyên hải miền Trung cũng đã hình thành một hệ thống đô thị phân bố khá đều theo lãnh thổ. Đây là những yếu tố có tác động lớn đến việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của vùng trong tương lai. Quảng Ngãi là tỉnh thuộc Vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung, là một trung tâm kinh tế và an ninh quốc phòng lớn của Vùng. Nhận thức được những lợi thế đặt biệt, riêng có, trong thời gian qua tỉnh Quảng Ngãi đã tăng cường công tác thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp tư nước ngoài vào Quảng Ngãi góp phần làm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế tỉnh nhà. Tuy nhiên, cơ cấu đầu tư FDI vào tỉnh còn bất hợp lý dẫn đến mất cân đối trong việc phát triển giữa các ngành kinh tế làm ảnh hưởng đến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH-HĐH của tỉnh Quảng Ngãi. Đồng thời, những lĩnh vực đầu tư FDI vào Quảng Ngãi còn mang nặng tính lắp ráp, gia công. Vì vậy, việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài chưa thực sự tạo ra động lực phát triển ngành công nghiệp nói riêng và kinh tế nói chung tại tỉnh. Qua quá trình thu hút FDI của mỗi địa phương Vùng duyên hải miền Trung trong thời gian qua cho thấy, nếu chỉ dựa vào “lợi thế tĩnh“ về điều kiện tự nhiên mỗi địa phương có được để thực hiện chính sách ưu đãi kêu gọi đầu tư, mà thiếu sự liên kết để tạo ra “lợi thế động” nhằm tối ưu hóa nguồn 2 lực hữu hạn, thì sẽ khó có thể nâng cao được sức cạnh tranh của toàn Vùng trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài. Xuất phát những vấn đề thực tiễn trên đây, nghiên cứu đề tài “Giải pháp liên kết với các địa phương vùng Duyên hải miền Trung trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của tỉnh Quảng Ngãi” là cần thiết và cấp bách. 2. Mục tiêu nghiên cứu - Trên cơ sở khái quát hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn có liên quan đến thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và liên kết giữa các địa phương trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài. - Đánh giá thực trạng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Quảng Ngãi và thực trạng liên kết của Quảng Ngãi với các địa phương Vùng duyên hải miền Trung thời gian qua. - Đề xuất một số giải pháp thích hợp trong liên kết của Quảng Ngãi với các địa phương Vùng duyên hải miền Trung nhằm đẩy mạnh hơn nữa thu hút FDI trong thời gian tới. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu: Tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Quảng Ngãi và các nỗ lực của chính quyền địa phương trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài và trong liên kết với các địa phương khác trong Vùng duyên hải miền Trung trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của tỉnh Quảng Ngãi . 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Nghiên cứu những ảnh hưởng của đầu tư FDI và vai trò liên kết với các địa phương khác trong Vùng duyên hải miền Trung trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của tỉnh Quảng Ngãi, các giải pháp được đề xuất tăng cường khả năng liên kết thu hút FDI. - Về không gian: Vùng duyên hải miền Trung được giới hạn trong 09 3 tỉnh là Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi , Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận và Bình Thuận. - Về thời gian: Thực trạng của đối tượng nghiên cứu được giới hạn trong phạm vi đến nữa đầu năm 2015. 4. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp hệ thống hoá: Phương pháp này được sử dụng trong phần tìm hiểu cơ sở lý luận, nghiên cứu vấn đề, tiếp cận những nội dung người đi trước đã làm nhằm nhìn nhận vấn đề nghiên cứu một cách toàn diện hơn, từ đó, xác định được nội dung cần tập trung nghiên cứu của luận văn. - Phương pháp thu thập dữ liệu: Tiến hành thu thập dữ liệu từ các nguồn là các báo cáo, tổng hợp của các cơ quan quản lý Nhà nước về thu hút FDI và các tài liệu được công bố của các cơ quan thống kê và tổ chức có liên quan. Ngoài ra, một số thông tin dữ liệu sơ cấp được thu nhập thừ điều tra phỏng vấn. - Phương pháp quy nạp và diễn dịch: Phương pháp này được sử dụng nhằm làm rõ các khái niệm trung tâm của vấn đề nghiên cứu. - Phương pháp phân tích và tổng hợp: Phương pháp thống kê, phương pháp so sánh,... được sử dụng trong các lập luận quy nạp và suy diễn nhằm xác định cụ thể những thành công và hạn chế của việc liên kết đến thu hút FDI của tỉnh Quảng Ngãi, từ đó đề xuất các giải pháp phát triển. 5. Kết cấu của đề tài Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài có 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về liên kết trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài. Chương 2: Thực trạng liên kết với các địa phương Vùng duyên hải miền Trung trong thu hút FDI của tỉnh Quảng Ngãi thời gian qua Chương 3: Những giải pháp tăng cường liên kết với các địa phương Vùng duyên hải miền Trung trong thu hút FDI của tỉnh Quảng Ngãi 4 6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của một địa phương đã có nhiều công trình nghiên cứu được công bố trên thế giới và ở Việt Nam. Hiện nay, các vấn đề liên kết giữa các địa phương/Quốc gia đang được đặt ra và quan tâm, đặc biệt liên kết trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài có một số tác giả đã xem xét, nghiên cứu làm cơ sở hình thành các lý luận cơ bản, tăng cường nghiên cứu, phát huy tốt nhất tiềm năng hiện có, đưa ra các giải pháp hữu hiệu để thúc đẩy thu hút đầu tư nước ngoài của các quốc gia phát triển. Dưới đây là một số nghiên cứu: Quốc tế - Imad A. Moosa (2002) đã tổng kết các lý thuyết FDI thành 3 nhóm là nhóm lý thuyết với giả định thị trường cạnh tranh hoàn hảo, nhóm lý thuyết dựa vào giả định thị trường không hoàn hảo và nhóm lý thuyết khác. Cơ sở của đầu tư trực tiếp nước ngoài được giải thích trên nhiều phương diện như có đầu tư quốc tế là do có sự khác biệt tỷ suất lợi nhuận giữa các quốc gia; đầu tư xuất phát từ nhu cầu khai thác các lợi thế tài sản đang sở hữu, lợi thế nội bộ hoá hay lợi thế địa điểm đầu tư của chủ đầu tư; đầu tư do có tác động của mở rộng quy mô thị trường; đầu tư do nhu cầu đa dạng các hình thức đầu tư nhằm hạn chế rủi ro của chủ đầu tư; đầu tư theo mô hình về vòng đời sản phẩm và vòng đời công nghệ….Nghiên cứu của Imad A. Moosa (2002) cho thấy, Vốn FDI góp phần phát triển các ngành có lợi thế so sánh, các ngành có lợi nhuận cao và các ngành có khả năng cạnh tranh cao. Tuy nhiên, nếu chính phủ các nước không có định hướng tốt dễ gây mất cân đối về ngành kinh tế. Mặc dù đầu tư trực tiếp nước ngoài được cho là có cả tác động tích cực lẫn tác động tiêu cực đến quốc gia đầu tư cũng như quốc gia nhận đầu tư, nhưng vốn FDI vẫn là nguồn vốn quan trọng cho tất cả các quốc gia trên thế giới và vì thế đầu tư trực tiếp nước ngoài vẫn luôn diễn ra mạnh mẽ trong điều kiện toàn cầu 5 hoá ngày nay. - Có nhiều cách tiếp cận trong lý thuyết về thu hút vốn FDI, tiêu biểu là hai trường phái của Loewendahl (2001)[24], được dẫn trong Bartels and de Crombrugghe (2009)[16], tiếp cận thu hút đầu tư theo quá trình ra quyết định đầu tư của chủ đầu tư. Theo cách tiếp cận này, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài được hiểu là một quá trình marketing quốc tế trong đầu tư và chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài là các chính sách xúc tiến và hỗ trợ đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI promotion and facilitation). Thường đây là nỗ lực của các chính quyền Trung ương và chính quyền địa phương. Cụ thể, khung chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài có thể được chia thành 4 nhóm nội dung, gồm: hoạch định và tổ chức thu hút đầu tư; lãnh đạo thực thi thu hút đầu tư; hỗ trợ thực thi thu hút đầu tư và hỗ trợ, giám sát hoạt động thu hút đầu tư. Cũng theo nghiên cứu này, các công cụ được sử dụng trong thu hút được chia thành 2 nhóm là nhóm công cụ thể chế (regulatory measures) và nhóm công cụ khuyến khích (incentive measures). Cách tiếp cận thứ hai về thu hút FDI là cách tiếp cận của marketing địa phương trong thu hút đầu tư (place marketing in investment attraction) của Kotler và cộng sự (1993). Khác với quan điểm cho rằng địa phương là nơi cần vốn đầu tư và thu hút đầu tư, đó là việc nỗ lực thu hút đầu tư của các cấp chính quyền. Quan điểm này xem địa phương là một sản phẩm mang cơ hội đầu tư đối với khách hàng là các nhà đầu tư và thu hút đầu tư không chỉ gói gọn trong các nỗ lực của chính quyền mà là của một tập thể gồm chính quyền, các tổ chức và cá nhân của địa phương đó. Về nghiên cứu thực tiễn thu hút đầu tư của các quốc gia, có thể nói rằng bất cứ quốc gia nào cũng có các khảo sát, báo cáo và đánh giá về các chính sách và nỗ lực có liên quan. Chẳng hạn, nghiên cứu chính sách thu hút FDI của các nước Malaysia, Singapore, Thailand, United Kingdom. Nghiên cứu 6 của Mutascu, Hetes và Miru (2010) [26] xây dựng nên khung tổng quát về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ở các quốc gia Trung và Đông Âu đã đưa ra nhiều kinh nghiệm đúc kết có giá trị tham khảo đối với nhiều quốc gia đang phát triển. Một trong những khía cạnh quan trọng của thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài là liên kết, hợp tác trong thu hút. Hợp tác giữa các địa phương có thể được hiểu là sự liên minh, kết hợp về các mối quan hệ trong một hay nhiều lĩnh vực cụ thể nào đó nhằm đem lại lợi ích chung cho tất cả các địa phương và từng địa phương tham gia. Vấn đề hợp tác, liên kết giữa các địa phương luôn được chú ý và nghiên cứu khá bài bản cả về lý thuyết lẫn thực tiễn, làm cơ sở để phát triển các vùng ở các nước trên thế giới. David Ricardo (1772 1823) trong cuốn Principles of Political Economy and Taxation (Những nguyên lý của kinh tế chính trị và thuế khóa) đã khuyến khích việc phát triển thương mại dựa trên lợi thế so sánh về nguồn tài nguyên thiên nhiên, lao động để tạo nên các trung tâm kinh tế lớn. Ricardo cũng cho rằng, các trung tâm kinh tế này sẽ là đầu tàu cho sự phát triển kinh tế quốc gia. Bên cạnh đó, trong các công trình của Perroux (1955), đặc biệt trong tác phẩm Những nguyên lý kinh tế học, đã luận chứng về các liên kết theo cách tiếp cận tính lan tỏa dựa vào lý thuyết về “cực tăng trưởng”. Quan điểm của ông là thiết lập các vùng có các ngành với các doanh nghiệp lớn có sức hút mạnh, tức là tập trung các hoạt động kinh tế ở những khu vực năng động nhất tạo nên “cực tăng trưởng” của vùng. Các cực tăng trưởng này có sức lan tỏa, sức hút dòng hàng hóa nguyên liệu và lao động trong các khu vực khác trong và ngoài vùng, thúc đẩy hình thành không gian liên kết kinh tế và mạng lưới buôn bán, hình thành các liên kết kinh tế giữa cực tăng trưởng với các vùng xung quanh. Mỗi cực tăng trưởng có một vai trò nhất định, dần dần sẽ phát triển và lan tỏa kéo theo sự phát triển của các khu vực khác trong vùng. Ông cho rằng, tăng trưởng và 7 phát triển không thể xuất hiện đồng đều ở mọi nơi với một nguồn lực tới hạn mà trước hết tập trung ở một số điểm có lợi thế phát triển hơn, sau đó lan tỏa qua các kênh khác nhau với những hiệu ứng khác nhau đối với nền kinh tế. John Friedmann (1966), trong tác phẩm Regional development policy: A case study of Venezuela; Cambridge, Mass: MIT Press4 đã đưa ra một cách tiếp cận về liên kết không gian trong phát triển vùng là mô hình trung tâm ngoại vi. Quan điểm của ông nhấn mạnh về tổ chức không gian vùng với các liên kết sản xuất và thương mại trong một trung tâm có nguồn lực dồi dào, trong đó nguồn lực con người có chất lượng tay nghề cao. Ở những trung tâm này có sự phát triển và đổi mới liên tục sẽ thu hút sự phát triển ở các vùng ngoại vi. Các vùng ngoại vi có nhiều lao động trình độ thấp hơn và sự phát triển lại phụ thuộc vùng trung tâm. Với cách tiếp cận nghiên cứu về đầu vào đầu ra, Trong tác phẩm The strategy of economic development , Hirschman (1958) khi đề cập đến liên kết kinh tế vùng ông đã sử dụng khái niệm liên kết ngược (backward linkages, upstream linkages) và liên kết xuôi (forward linkages, downstream linkages) để nghiên cứu các mối quan hệ ngành và liên ngành. Ông cho rằng các hiệu ứng liên kết ngược nảy sinh từ nhu cầu cung ứng đầu vào của một ngành nào đó mới được thiết lập; còn hiệu ứng liên kết xuôi phát sinh từ việc sử dụng đầu ra của ngành đó như là đầu vào của các ngành khác đi theo. Nói cách khác bất kỳ một ngành nào mới được thiết lập cũng kéo theo các hoạt động sản xuất khác nhằm cung cấp đầu vào cho nó; và mọi ngành, trừ các ngành sản xuất hàng hóa cuối cùng, đều kéo theo các hoạt động khác sử dụng đầu ra của nó như đầu vào của mình. Hiệu ứng liên kết được xem như các xung lực tạo ra các khoản đầu tư mới thông qua sự vận động của các mối quan hệ đầu vào - đầu ra. Đây chính là điểm mấu chốt trong lý thuyết phát triển kinh tế của Hirschman khi ông khuyến nghị cần tập trung đầu tư vào những ngành có các mối liên kết mạnh, để thông qua sức lan tỏa 8 của chúng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế (tăng trưởng không cân đối). Trong các nghiên cứu hợp tác giữa các địa phương trong một quốc gia, các thuật ngữ thường được sử dụng là: hợp tác giữa các địa phương (interlocal, inter-municipal, inter-regional cooperation...),hành động tập thể (collective action), phối hợp và hợp tác giữa chính quyền các địa phương (inter-jurisdiction coordination and cooperation)...Các nghiên cứu thực tiễn ở Châu Âu và Canada thường về quan hệ hợp tác giữa địa phương theo loại hình quản lý chính quyền đô thị (municipal governance) trong đó có các thành phố lân cận một hay vài thành phố lớn trong cùng một vùng, hợp tác liên kết trong cung cấp các dịch vụ công cộng. Điển hình là công trình nghiên cứu chung của Hội đồng Châu Âu (CoE), Chương trình Phát triển Liên hiệp quốc (UNDP) và Sáng kiến Chính quyền địa phương của Hiệp hội mở (LGI) về Sổ tay Hợp tác giữa các địa phương năm 2008 [30], trong đó có giới thiệu các khía cạnh khá nhau về hợp tác giữa các địa phương trong bối cảnh Liên minh Châu Âu. Các nghiên cứu trong bối cảnh của Mỹ thường nhắc đến thuật ngữ “hành động chung mang tính thể chế” để chỉ các mối quan hệ hợp tác, phối hợp qua lại giữa các địa phương dưới cấp liên bang. Điển hình là nghiên cứu của Feiock (2013) [19], nghiên cứu về khung hành động chung mang tính thể chế của các chính quyền địa phương với các định nghĩa, hình thức,các chi phí, lợi ích rủi ro trong các mối quan hệ này. Liên kết, hợp tác giữa các địa phương của một vùng trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài là sự liên minh, kết hợp các nỗ lực chính sách nhằm tác động, khuyến khích và lôi kéo các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vốn vào địa phương mình nói riêng và vào cả vùng nói chung theo định hướng và các mục tiêu chung của vùng, có lợi cho tất cả các địa phương. Về mặt lý thuyết, liên kết trong thu hút đầu tư được cho là do có sự tồn tại của “thất bại thị trường”. Để vốn được đầu tư sử dụng ở một nơi đem lại hiệu quả cao nhất thì sự điều 9 phối của cơ chế thị trường tự do là hợp lý nhất, tức cho phép cạnh tranh tự do trong điều kiện cạnh tranh hoàn hảo trong thu hút đầu tư. Ngược lại, nếu có “thất bại thị trường” thì vai trò của nhà nước trong can thiệp với một mức độ nào đó đến các luồng đầu tư là cần thiết, trong đó có phối hợp chính sách giữa các địa phương. Nhìn chung, các nghiên cứu trên thế giới đều tập trung vào nghiên cứu liên kết giữa các quốc gia trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, các nghiên cứu liên địa phương trong một quốc gia còn rất hạn chế. Các lý thuyết trong lĩnh vực này thường nghiên cứu cạnh tranh giữa các quốc gia trong thu hút trong khuôn khổ lý thuyết trò chơi và đánh giá tác động của hoạt động hợp tác của các đối thủ cạnh tranh. Điển hình một nghiên cứu của Glass và Saggi (2000) [20] nghiên cứu về mặt lý thuyết khả năng hợp tác trong điều kiện cạnh tranh bằng các công cụ thuế trong thu hút đầu tư, hay UNCTAD (2005a) [29] nghiên cứu về hợp tác giữa các nước đang phát triển trong các thỏa thuận đầu tư quốc tế. Trong thực tiễn, nghiên cứu liên kết hợp tác giữa các quốc gia trong thu hút đầu tư thường dưới dạng nghiên cứu các hiệp định song và đa phương giữa các quốc gia liên quan đến tạo lập môi trường thu hút đầu tư công bằng và thực trạng triển khai các hiệp định quốc tế này. Trong các nghiên cứu lý thuyết và thực tiễn này, cơ sở của hợp tác giữa các quốc gia/địa phương trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài được phân tích khá tổng quát. Cụ thể, hợp tác có thể là giải pháp tốt bởi nó có thể giúp các bên tiết kiệm nguồn lực dùng trong cạnh tranh, dành nguồn lực này phục vụ cho mục đích khác, chẳng hạn phát triển “sản phẩm” là các cơ hội và môi trường đầu tư trong thu hút đầu tư, tăng cường hoạt động tập thể tạo vị thế cạnh tranh với các nhóm cạnh tranh khác, hạn chế những tác động tiêu cực từ cạnh tranh. Tuy nhiên, hợp tác và liên kết giữa các địa phương cũng có các “chi phí” của nó như hợp tác giữa các địa phương có thể sẽ cản trở sự phân phối nguồn lực một cách hiệu quả so với điều kiện thị trường cạnh tranh hoàn 10 hảo bởi nó có thể tạo nên tình trạng độc quyền nhóm và nâng cao khả năng có thể có lợi ích nhóm thông qua thông đồng trong liên kết hợp tác. Bên cạnh đó, không phải lúc nào hợp tác liên kết cũng là một công cụ hiệu quả, bởi hợp tác luôn có chi phí trực tiếp của nó như chí phí thay đổi tổ chức, chi phí đào tạo lại và chi phí giao dịch duy trì hợp tác, chưa kể tính “nghẽn” khi số lượng thành viên của liên kết ngày càng tăng. Rất có khả năng chi phí này lớn hơn nhiều so với lợi ích có được từ việc hạn chế cạnh trạnh lẫn nhau. Hơn thế nữa, sự phối hợp giữa các địa phương thành viên trong liên kết cũng có khả năng thất bại, đặc biệt khi mỗi địa phương có những mong đợi và mục tiêu riêng khi tham gia vào liên kết và vì thế có những hành vi chiến lược khác nhau trong “trò chơi” liên kết. Về loại hình hợp tác và liên kết giữa các địa phương trong thu hút đầu tư nước ngoài, xét theo tương quan trình độ phát triển của địa phương tham gia, Feiock (2013) [19] cho rằng có 9 hình thức hợp tác khác nhau giữa các địa phương trong một hành động chung cụ thể là quan hệ mạng lưới phi chính thức (informal networks), hợp đồng hợp tác (contracts), thoả thuận có tính ràng buộc (mandated agreements), nhóm điều phối chung (working groups), quan hệ đối tác (partnerships), quan hệ mạng lưới có tổ chức (constructed networks), hệ thống tự tổ chức đa phương diện (multiplex self-organizing systems), hội đồng chính quyền địa phương (councils of governments) và cơ quan trung ương điều phối khu vực (centralized regional authorities). UNCTAD (2005b) [30] cho rằng có hai loại là liên kết khu vực theo chiều ngang và liên kết khu vực theo chiều dọc. Theo Bartels and de Crombrugghe (2009) [16], quyết định chọn địa điểm đầu tư của nhà đầu tư thường qua hai giai đoạn, đầu tiên là chọn một khu vực địa lý nhất định trước, sau đó mới chọn một nơi cụ thể trong khu vực địa lý đó để đầu tư. Với đặc trưng này, các địa phương trong vùng có thể có hai dạng hợp tác: hợp tác nhằm hạn chế bất lợi khi cạnh tranh thu hút nhà đầu tư về 11 đầu tư tại địa phương mình và hợp tác để cùng lôi kéo nhà đầu tư quan tâm lựa chọn khu vực mình để đầu tư. Việc kết hợp mục đích của hai hình thức này trong một mối liên hệ liên kết không phải lúc nào cũng dễ dàng do bản chất vừa hợp tác vừa cạnh tranh của nó. Trong nước Có nhiều nghiên cứu khác nhau trên nhiều khía cạnh về thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và vấn đề liên kết kinh kế, liên kết vùng. Tuy nhiên, trong phạm vi đề tài này tập trung đi sâu phân tích, nghiên cứu các vấn đề về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài và vấn đề liên kết với các địa phương để thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của Tỉnh Quảng Ngãi. Dưới đây là nghiên cứu của một số tác giả liên quan đến nội dung thực hiện của đề tài này. Hiện nay, các nghiên cứu thu hút đầu tư có liên quan đến tỉnh Quảng Ngãi, chủ yếu có các báo cáo hàng năm của tỉnh cùng với các đề xuất, giải pháp. Tuy nhiên, các nghiên cứu về liên kết thu hút FDI giữa tỉnh Quảng Ngãi và các địa phương vùng DHMT lại chưa được tỉnh đề cập đến nhiều Liên quan đến liên kết vùng kinh tế của Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, đáng chú ý là các bài viết có liên quan đăng trong Kỷ yếu Hội thảo liên kết kinh tế trên địa bàn miền Trung – Tây Nguyên do Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng tổ chức năm 2009 và cuốn sách “Liên kết phát triển các tỉnh duyên hải miền Trung” tập hợp các bài viết của 3 hội thảo do Tổ điều phối vùng các tỉnh DHMT và Quỹ nghiên cứu phát triển miền Trung xuất bản năm 2012. Liên quan trực tiếp đến xúc tiến đầu tư Vùng duyên hải miền Trung có các nghiên cứu và báo cáo được tập hợp trong Kỷ yếu Hội nghị Xúc tiến đầu tư Vùng duyên hải miền Trung do Ban Điều phối Vùng duyên hải Miền Trung tổ chức vào tháng 3 năm 2013. - Báo cáo khảo sát Liên kết giữa các địa phương trong phát triển vùng tại Cộng hòa Liên bang Đức, tập thể tác giả Viện nghiên cứu quản lý kinh tế 12 Trung ương (2011). Các tác giả bằng phương pháp thu thập số liệu, phương pháp phân tích, căn cứ tình hình thực tế ở Cộng hòa Liên bang Đức để đúc kết và đưa ra những nhận định, quan điểm làm cơ sở cho việc hình thành các lý luận về liên kết kinh tế vùng, các luận điểm căn bản và các lý luận liên kết với các địa phương trong thu hút FDI cho đề tài này. - GS.TS.Trương Bá Thanh, Đại học Kinh tế Đà Nẵng (3/2009); PGS.TS. Lê Thế giới (2/2008); TS.Hồ Kỳ Minh-Ths.Lê Minh Nhất Duy, Viện nghiên cứu phát triển kinh tế-xã hội Đà Nẵng (2012); TS.Nguyễn Văn Huân, Viện Kinh tế Việt Nam (2012). Với phương pháp tư duy lý luận, phương pháp tổng kết thực tiễn đã hình thành nên một số cơ sở lý luận cho vấn đề liên kết, liên kết vùng, giải đáp các thắc mắc và đưa ra các giải pháp trong thực tiễn quá trình phát triển các tỉnh duyên hải miền Trung. - TS.Nguyễn Hiệp, Đại học Kinh tế Đà Nẵng (2012). Với phương pháp nghiên cứu những vấn đề cốt lõi mang tính lý luận và thực tiễn trong chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài để hình thành nên ý tưởng liên kết trong vấn đề thu hút FDI và các công cụ cũng như chính sách có liên quan đến FDI, vấn đề cạnh tranh và hợp tác trong thu hút FDI rất hữu ích cho các nội dung được xây dựng trong đề tài. - PGS.TS.Mai Ngọc Cường (2000), Với thực tiễn đã đúc kết được, bằng phương pháp tổng hợp, nghiên cứu các cơ chế chính sách hiện hành cũng như những bất cập, vướng mắc trong quá trình thực thi chính sách cần bổ sung, sửa đổi cho phù hợp với tình hình mới, tác giả đã đưa ra một số giải pháp mà trong quá trình hoàn thiện đề tài này có thể tham khảo, vận dụng. - Liên quan đến nội dung phần thực trạng tình hình thu hút FDI của tỉnh Quảng Ngãi và sự liên kết với các tỉnh vùng duyên hải miền Trung, đề tài thu thập số liệu tình hình thu hút các dự án FDI của tỉnh Quảng Ngãi từ trước đến năm 2014 từ Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Ngãi, và tình hình liên kết
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan