Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giải pháp huy động vốn đầu tư cho chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông t...

Tài liệu Giải pháp huy động vốn đầu tư cho chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh thái nguyên

.PDF
86
4
102

Mô tả:

.. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TỐNG BÁ NGÂN GIẢI PHÁP HUY ĐỘNG VỐN ĐẦU TƯ CHO CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NÔNG NGHIỆP THÁI NGUYÊN, NĂM 2019 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TỐNG BÁ NGÂN GIẢI PHÁP HUY ĐỘNG VỐN ĐẦU TƯ CHO CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN Ngành: Kinh tế Nông nghiệp Mã ngành: 8.62.01.15 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NÔNG NGHIỆP Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN THỊ YẾN THÁI NGUYÊN, NĂM 2019 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là hoàn toàn trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Các thông tin sử dụng trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc, các tài liệu tham khảo được trích dẫn đầy đủ, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn. Thái Nguyên, ngày tháng 02 năm 2019 Tác giả Tống Bá Ngân ii LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện luận văn “Giải pháp huy động vốn đầu tư cho Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Thái nguyên” tôi đã nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ, động viên của những cá nhân và tập thể. Tôi xin bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc nhất tới tất cả các cá nhân và tập thể đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu. Trước hết tôi xin bày tỏ sự cảm ơn đối với Ban giám hiệu nhà trường, Phòng Đào tạo và các thầy, cô giáo Trường Đại học Nông Lâm thuộc Đại học Thái Nguyên đã tạo mọi điều kiện về tinh thần và vật chất giúp đỡ tôi hoàn thành chương trình học tập và nghiên cứu. Có được kết quả này tôi vô cùng biết ơn và bày tỏ lòng kính trọng sâu sắc đối với TS. Nguyễn Thị Yến người đã nhiệt tình hướng dẫn giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này. Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi còn nhận được sự giúp đỡ của các đồng chí tại các huyện, xã, địa điểm nghiên cứu. Tôi xin cảm ơn sự động viên, giúp đỡ của bạn bè, đồng nghiệp và gia đình đã chia sẻ những khó khăn và động viên tôi hoàn thành luận văn này. Trong quá trình làm luận văn, mặc dù có nhiều cố gắng nhưng do trình độ lý luận và kinh nghiệm thực tiễn còn hạn chế nên không thể tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy, cô và các nhà khoa học để tôi hoàn thành tốt hơn. Tôi xin bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc đối với mọi sự giúp đỡ quý báu đó. Tác giả luận văn Tống Bá Ngân iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii MỤC LỤC ........................................................................................................ iii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................... vi DANH MỤC CÁC BẢNG.............................................................................. vii TRÍCH YẾU LUẬN VĂN ............................................................................... ix MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1 2. Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................................... 2 3. Đối tượng nghiên cứu.................................................................................... 3 4. Phạm vi nghiên cứu ....................................................................................... 3 5. Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học hoặc thực tiễn ............................... 4 Chương 1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI............................................ 5 1.1. Cơ sở lý luận của đề tài .............................................................................. 5 1.1.1. Một số khái niệm ..................................................................................... 5 1.1.2. Cơ cấu nguồn vốn và các phương thức huy động vốn ............................ 9 1.1.3. Nội dung của công tác huy động vốn đầu tư cho chương trình MTQG xây dựng NTM ................................................................................... 11 1.1.4. Những nhân tố ảnh hưởng đến công tác huy động vốn đầu tư cho chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới ............................................... 16 1.2. Cơ sở thực tiễn ......................................................................................... 18 1.2.1. Kinh nghiệm huy động vốn đầu tư cho chương trình MTQG xây dựng NTM tại một số địa phương .................................................................. 18 1.2.2. Những bài học kinh nghiệm rút ra về huy động vốn đầu tư cho chương trình MTQG xây dựng NTM cho tỉnh Thái Nguyên ......................... 22 1.3. Tổng quan tài liệu nghiên cứu .................................................................. 23 iv Chương 2. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ... 25 2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ................................................................... 25 2.1.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................. 25 2.1.2. Tài nguyên thiên nhiên .......................................................................... 26 2.1.3. Dân số, nguồn nhân lực ......................................................................... 27 2.2. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 27 2.3. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 28 2.3.1. Phương pháp tiếp cận ............................................................................ 28 2.3.2. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu ..................................................... 28 2.3.3. Phương pháp thu thập số liệu ................................................................ 29 2.3.4. Phương pháp tổng hợp thông tin, phân tích xử lý số liệu ..................... 31 2.4. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ................................................................... 33 Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................ 34 3.1. Thực trạng huy động nguồn vốn chương trình MTGQ xây dựng NTM trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2016-2018 ............................ 34 3.1.1. Thực trạng hoàn thành các chỉ tiêu cơ bản của chương trình MTQG xây dựng NTM tỉnh Thái Nguyên ...................................................... 34 3.1.2. Thực trạng huy động nguồn vốn thực hiện chương trình MTQG xây dựng NTM tỉnh Thái Nguyên ................................................................... 35 3.2. Thực trạng huy động nguồn vốn đầu tư chương trình MTQG xây dựng NTM trên địa bàn các huyện điều tra .................................................... 38 3.2.1. Thực trạng hoàn thành các chỉ tiêu cơ bản của chương trình MTQG xây dựng NTM tại huyện Phú Lương ............................................... 38 3.2.2. Thực trạng hoàn thành các chỉ tiêu cơ bản của chương trình MTQG xây dựng NTM tại huyện Đồng Hỷ ................................................... 41 3.2.3. Thực trạng hoàn thành các chỉ tiêu cơ bản của chương trình MTQG xây dựng NTM tại huyện Phú Bình ................................................... 45 v 3.3. Đánh giá của người dân về việc huy động vốn chương trình MTQG xây dựng NTM tỉnh Thái Nguyên ................................................................... 48 3.3.1. Các nguồn vốn được huy động đầu tư cho chương trình MTQG xây dựng NTM ................................................................................................ 48 3.3.2. Mức độ phù hợp về việc huy động vốn đầu tư cho chương trình MTQG xây dựng NTM ................................................................................... 49 3.4. Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong huy động vốn đầu tư cho chương trình MTQG xây dựng NTM trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2016-2018 .......................................................................... 54 3.4.1. Điểm mạnh ............................................................................................ 54 3.4.2. Điểm yếu ............................................................................................... 55 3.4.3. Cơ hội và thách thức ............................................................................. 56 3.5. Các giải pháp tăng cường huy động vốn đầu tư xây dựng NTM trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên ................................................................................ 57 3.5.1. Mục tiêu của Chương trình MTQG xây dựng NTM tỉnh Thái Nguyên ... 57 3.5.2. Các giải pháp chung huy động vốn đầu tư xây dựng NTM trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên ...................................................................................... 58 3.3.3. Những giải pháp cụ thể cho từng nguồn vốn huy động cho chương trình MTQG xây dựng NTM........................................................................... 63 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................................... 68 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 71 vi DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ANQP An ninh quốc phòng BCĐ Ban chỉ đạo BHYT Bảo hiểm y tế CNH - HĐH Công nghiệp hóa - hiện đại hóa DN Doanh nghiệp HĐND Hội đồng nhân dân KT - XH Kinh tế - xã hội MTQG Mục tiêu quốc gia NN & PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn NSNN Ngân sách Nhà nước NSTW Ngân sách Trung ương NTM Nông thôn mới THCS Trung học cơ sở THPT Trung học phổ thông UBND Ủy ban nhân dân XDCB Xây dựng cơ bản vii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Cơ cấu nguồn vốn xây dựng nông thôn mới giai đoạn 20162020 ở Việt Nam........................................................................ 12 Bảng 3.1. Kết quả thực hiện 19 tiêu chí NTM tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2016 - 2018 ....................................................................... 34 Bảng 3.2: Tổng hợp nguồn vốn huy động thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2016-2018 ......................................................................... 36 Bảng 3.3. Thực trạng các xã hoàn thành các tiêu chí của chương trình MTQG xây dựng NTM huyện Phú Lương giai đoạn 2016 - 2018 ............................................................................... 38 Bảng 3.4: Nguồn vốn huy động thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM huyện Phú Lương giai đoạn 2016-2018 ................. 40 Bảng 3.5. Kết quả thực hiện 19 tiêu chí NTM huyện Đồng Hỷ giai đoạn 2016 - 2018 ....................................................................... 42 Bảng 3.6: Nguồn vốn huy động thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM huyện Đồng Hỷ giai đoạn 2016-2018 .................... 44 Bảng 3.7. Thực trạng các xã hoàn thành các tiêu chí của chương trình MTQG xây dựng NTM huyện Phú Bình giai đoạn 2016 - 2018 ............................................................................... 45 Bảng 3.8: Nguồn vốn huy động thực hiện chương trình MTQG xây dựng NTM huyện Phú Bình giai đoạn 2016-2018 .................... 47 Bảng 3.9: Các nguồn vốn được huy động đầu tư cho xây dựng NTM trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên ................................................... 48 Bảng 3.10: Ý kiến về việc huy động nguồn lực từ ngân sách nhà nước cho xây dựng NTM trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên .................. 49 Bảng 3.11: Ý kiến về huy động nguồn lực từ sức dân cho xây dựng NTM trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên ......................................... 50 viii Bảng 3.12: Ý kiến việc huy động nguồn lực từ các tổ chức đoàn thể cho xây dựng NTM trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên .................. 50 Bảng 3.13: Ý kiến về kết quả huy động nguồn lực cho xây dựng NTM trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên? (n=150) ................................... 51 Bảng 3.14: Đánh giá về mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến công tác huy động nguồn lực cho xây dựng NTM trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên (n=150) ................................................................ 52 Bảng 3.15: Ý kiến về mức độ phù hợp của công tác huy động nguồn lực cho xây dựng NTM trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên (n=150) ...................................................................................... 53 ix TRÍCH YẾU LUẬN VĂN 1. Tên tác giả: Tống Bá Ngân 2. Tên luận văn: Giải pháp huy động vốn đầu tư cho Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên 3. Ngành: Kinh tế nông nghiệp Mã số: 8.62.01.15 4. Cơ sở đào tạo: Đại học Nông Lâm Thái Nguyên Chương trình mục tiêu Quốc gia (MTQG) xây dựng nông thôn mới (NTM) là một chương trình tổng thể về phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa, an ninh quốc phòng ở các địa phương. Tỉnh Thái Nguyên đã tập trung chỉ đạo các cấp, các ngành huy động mọi nguồn lực đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn góp phần xây dựng CTMTQG nông thôn mới, sau 08 năm thực hiện Chương trình đã đạt được nhiều kết quả tích cực trên tất cả các lĩnh vực. Tính đến hết năm 2018 tỉnh Thái Nguyên có 88/143 xã đạt chuẩn xây dựng NTM. Xây dựng NTM đã trở thành phong trào sôi động ở nông thôn, huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc, làm cho cuộc sống ở nông thôn văn minh hơn, trách nhiệm hơn, nhiều mặt tích cực được phát huy. Vì điều kiện về thời gian không cho phép, trong nghiên cứu này tôi tập trung phân tích, đánh giá thực trạng và đưa ra các giải pháp huy động vốn đầu tư cho chương trình MTQG xây dựng NTM trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên dựa trên mục tiêu cụ thể của luận văn bao gồm: (1) Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về xây dựng NTM và huy động vốn đầu tư để xây dựng NTM. (2) Đánh giá thực trạng huy động vốn đầu tư cho chương trình MTQG xây dựng NTM trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2016 - 2018. (3) Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình huy động vốn đầu tư cho chương trình MTQG xây dựng NTM trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. (4) Đề xuất giải pháp nhằm đẩy mạnh việc huy động vốn đầu tư cho chương trình MTQG xây dựng NTM trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2020 - 2025. x Trong nghiên cứu này tôi sử dụng số liệu thứ cấp và sơ cấp để đưa ra các phân tích nhận định. Trong đó số liệu thứ cấp thu thập từ nguồn báo cáo văn bản liên quan đến huy động vốn đầu tư cho Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Số liệu sơ cấp được thu thập bằng các công cụ điều tra bằng bảng hỏi, phỏng vấn sâu, đối tượng cán bộ quản lý, cán bộ phụ trách, cán bộ tham gia huy động vốn đầu tư xây dựng NTM. Sử dụng các phương pháp phân tích như thống kê mô tả, thống kê so sánh, để đánh giá được thực trạng huy động vốn đầu tư cho chương trình MTQG xây dựng NTM Qua đánh giá thực trạng huy động vốn đầu tư cho chương trình MTQG xây dựng NTM tỉnh Thái Nguyên tác giả đã đưa ra 6 nhóm giải pháp chung và 5 giải pháp cho từng nguồn vốn. Các giải pháp này sẽ giúp cho tỉnh Thái Nguyên huy động tối ưu các nguồn lực đề xây dựng chương trình MTQG NTM thành công hơn nữa. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Chương trình mục tiêu Quốc gia (MTQG) xây dựng nông thôn mới (NTM) là một chương trình tổng thể về phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa, an ninh quốc phòng ở các địa phương. Xây dựng nông thôn mới là Chương trình cốt lõi của việc thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 5/8/2008 Hội nghị lần thứ 7, Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá X) về "nông nghiệp, nông dân, nông thôn", với mục tiêu không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của dân cư nông thôn, hài hoà giữa các vùng, tạo sự chuyển biến nhanh hơn ở các vùng còn nhiều khó khăn; nông dân được đào tạo có trình độ sản xuất ngang bằng với các nước tiên tiến trong khu vực và đủ bản lĩnh chính trị, đóng vai trò làm chủ nông thôn mới. Xây dựng nền nông nghiệp phát triển toàn diện theo hướng hiện đại, bền vững, sản xuất hàng hoá lớn, có năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh cao, đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia cả trước mắt và lâu dài. Xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ, đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hoá dân tộc; dân trí được nâng cao, môi trường sinh thái được bảo vệ; hệ thống chính trị ở nông thôn dưới sự lãnh đạo của Đảng được tăng cường. Xây dựng giai cấp nông dân, củng cố liên minh công nhân - nông dân - trí thức vững mạnh, tạo nền tảng kinh tế - xã hội và chính trị vững chắc cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Xác định xây dựng NTM là nhiệm vụ trọng tâm, bao trùm UBND tỉnh Thái Nguyên đã tập trung chỉ đạo các cấp, các ngành huy động mọi nguồn lực đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn góp phần xây dựng nông thôn mới; sau 08 năm thực hiện Chương trình đã đạt được nhiều kết quả tích cực trên tất cả các 2 lĩnh vực. Xây dựng NTM đã trở thành phong trào rất sôi động ở nông thôn, huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc; đã tác động tích cực trên tất cả các mặt của đời sống xã hội, từ học tập tới đưa tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, xây dựng cơ sở hạ tầng, công tác đảm bảo an ninh quốc phòng,... làm cho cuộc sống ở nông thôn văn minh hơn, trách nhiệm hơn, nhiều mặt tích cực được phát huy, như phong trào hiến đất xây dựng hạ tầng nông thôn, xóa đói, giảm nghèo, xây dựng tình làng nghĩa xóm... Bên cạnh những kết quả đã đạt được còn một số hạn chế, đó là: Tiến độ thực hiện chương trình vẫn còn chậm, một số chỉ tiêu chưa đạt so với mục tiêu đặt ra; một số tiêu chí mức độ đạt còn thấp, kém bền vững; nhận thức của một bộ phận cán bộ, đảng viên và nhân dân về xây dựng NTM chưa đầy đủ… Đặc biệt, việc huy động vốn đầu tư cho chương trình xây dựng NTM còn nhiều khó khăn, hạn chế. Để hiểu rõ hơn về vai trò của việc huy động vốn đầu tư cho chương trình xây dựng NTM tỉnh Thái Nguyên như thế nào? Việc huy động các nguồn vốn cho xây dựng nông thôn mới của các địa phương trong tỉnh chịu ảnh hưởng của những yếu tố nào? Cần có giải pháp gì góp phần nâng cao hiệu quả huy động các nguồn vốn đầu tư cho xây dựng nông thôn mới tỉnh Thái Nguyên trong thời gian tới? Xuất phát từ thực tế đó tôi lựa chọn đề tài “Giải pháp huy động vốn đầu tư cho Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên” làm đề tài luận văn thạc sỹ. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung Trên cơ sở đánh giá việc huy động vốn đầu tư cho chương trình xây dựng NTM trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2016-2018 từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả việc huy động các nguồn vốn đầu tư cho chương trình MTQG xây dựng NTM trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2020 - 2025. 3 2.2. Mục tiêu cụ thể - Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về xây dựng NTM và huy động vốn đầu tư để xây dựng NTM. - Đánh giá thực trạng huy động vốn đầu tư cho chương trình MTQG xây dựng NTM trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2016 - 2018. - Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức của quá trình huy động vốn đầu tư cho chương trình MTQG xây dựng NTM trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. - Đề xuất giải pháp nhằm đẩy mạnh việc huy động vốn đầu tư cho chương trình MTQG xây dựng NTM trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2020 - 2025. 3. Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu các vấn đề huy động vốn đầu tư cho chương trình xây dựng NTM trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, bao gồm: - Huy động các nguồn vốn đầu tư cho chương trình MTQG xây dựng NTM trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2016 - 2018. - Các cơ chế, chính sách huy động vốn cho chương trình MTQG xây dựng NTM của Trung ương và địa phương ban hành giai đoạn 2016 - 2018. 4. Phạm vi nghiên cứu - Về mặt nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu vấn đề huy động vốn đầu tư cho chương trình MTQG xây dựng NTM trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. - Về mặt thời gian: Luận văn phân tích, đánh giá huy động vốn đầu tư cho xây dựng NTM tỉnh Thái Nguyên thông qua các số liệu trong giai đoạn 2016 - 2018. Từ đó, đưa ra các giải pháp nhằm đẩy mạnh huy động vốn đầu tư cho chương trình MTQG xây dựng NTM trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2020 - 2025. - Về mặt không gian: Luận văn tập trung nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. 4 5. Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học hoặc thực tiễn - Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác huy động vốn đầu tư cho chương trình MTQG xây dựng NTM. - Đánh giá việc huy động vốn đầu tư cho chương trình MTQG xây dựng NTM trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Chỉ ra những nguyên nhân khách quan và chủ quan, những khó khăn, hạn chế, bất cập cần giải quyết. - Đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh việc huy động hiệu quả nguồn vốn đầu tư cho chương trình MTQG xây dựng NTM trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. 5 Chương 1 CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Cơ sở lý luận của đề tài 1.1.1. Một số khái niệm 1.1.1.1. Khái niệm nông thôn và xây dựng NTM - Theo Thông tư số 54/2009/TT-BNNPTNT ngày 21-8-2009 của Bộ NN&PTNT "Nông thôn là phần lãnh thổ không thuộc nội thành, nội thị các thành phố, thị xã, thị trấn được quản lý bởi cấp hành chính cơ sở là ủy ban nhân dân xã". (Thông tư số 54, 2009) - Nông thôn mới: Mục tiêu Nghị quyết số 26-NG/TW: “Xây dựng NTM có kết cấu cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại, cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ, đô thị theo quy hoạch, xã hội nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hoá dân tộc; dân trí được nâng cao, môi trường sinh thái được bảo vệ, hệ thống chính trị ở nông thôn dưới sự lãnh đạo của Đảng được tăng cường” (Nghị quyết 26, 2008) - Xây dựng nông thôn mới: + Xây dựng NTM là cuộc cách mạng và cuộc vận động lớn để cộng đồng dân cư ở nông thôn đồng lòng xây dựng thôn, xã, gia đình của mình khang trang, sạch đẹp; phát triển sản xuất toàn diện (nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ); có nếp sống văn hoá, môi trường và an ninh nông thôn được đảm bảo; thu nhập, đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng cao. + Xây dựng NTM là sự nghiệp cách mạng của toàn Đảng, toàn dân, của cả hệ thống chính trị. NTM không chỉ là vấn đề kinh tế - xã hội, mà là vấn đề kinh tế - chính trị tổng hợp. 6 + Xây dựng NTM giúp cho người dân có niềm tin, trở nên tích cực, chăm chỉ, đoàn kết giúp đỡ nhau xây dựng nông thôn phát triển giàu đẹp, dân chủ. - Đặc trưng của nông thôn mới thời kỳ CNH -HĐH, giai đoạn 20102020, bao gổm: + Kinh tế phát triển, đời sống vật chất và tinh thần của người dân nông thôn được nâng cao. + Nông thôn phát triển theo quy hoạch, có kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội hiện đại, môi trường sinh thái được bảo vệ. + Dân trí được nâng cao, bản sắc văn hóa dân tộc được giữ gìn và phát huy + An ninh tốt, quản lý dân chủ + Chất lương hệ thống chính trị được nâng cao… - Quan niệm về xây dựng NTM Tại Quyết định số 1600/QĐ-TTg ngày 16/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng NTM giai đoạn 2016 - 2020, mục tiêu: Xây dựng NTM để nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân; có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội phù hợp; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn phát triển nông nghiệp với công nghiệp, dịch vụ; gắn phát triển nông thôn với đô thị; xã hội nông thôn dân chủ, bình đẳng, ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; môi trường sinh thái được bảo vệ; quốc phòng và an ninh, trật tự được giữ vững (Quyết định số 1600, 2016) 1.1.1.2. Khái niệm vốn và huy động vốn cho xây dựng NTM Vốn là một trong các yếu tố đầu vào để sản xuất kinh doanh (đất đai, tài nguyên, lao động). Vốn bao gồm các sản phẩm lâu bền được chế tạo ra để thực hiện sản xuất kinh doanh (máy móc thiết bị, nhà xưởng, nguyên vật liệu...)”. Theo quan điểm này, vốn được nhìn theo góc độ hiện vật là chủ yếu. Ưu điểm này là đơn giản, dễ hiểu và phù hợp với trình độ quản lý thấp. Nhược điểm là không tính đến phần vốn tài chính, tức là vốn bằng tiền nhất là trong nền kinh tế thị trường vốn tài chính có ý nghĩa quan trọng đối với quá trình quản lý và sử dụng. 7 Vốn là khái niệm thường dùng để chỉ các hàng hóa làm vốn nói chung, một nhân tố của sản xuất. Một hàng hóa làm vốn khác với nhân tố sơ yếu (đất đai, lao động) ở chỗ: nó là một đầu vào mà bản thân là một đầu ra của nền kinh tế gồm: vốn vật chất (nhà máy, thiết bị, kho tàng...), vốn tài chính”. Theo quan điểm này đã chỉ rõ ra phần vốn vật chất và vốn tài chính. Có rất nhiều khái niệm về vốn, nhưng nói chung lại vốn là tài sản mà nó mang rất nhiều hình thái khác nhau như: Vốn bằng tiền (nội tệ, ngoại tệ), vốn bằng hiện vật (đất đai, nhà cửa, vật kiến trúc, kim loại, đá quý,…), vốn phi hiện vật (trí tuệ, quan hệ, thông tin, sức lao động…) Nguồn vốn: Là nơi hình thành ra vốn, hay nói cách khác là nơi cung cấp vốn. Có rất nhiều loại hình nguồn vốn như: Ngân sách Nhà nước (gồm: ngân sách Trung ương, ngân sách địa phương); viện trợ, tài trợ; tín dụng… Có thể thấy vai trò của vốn, nguồn vốn đối với xây dựng NTM vô cùng quan trọng, nếu không có đủ nguồn vốn, thì không thể thực hiện được các tiêu chí xây dựng NTM. Tại Quyết định số 1600/QĐ-TTg ngày 16/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ dự kiến tổng mức vốn và cơ cấu nguồn vốn thực hiện chương trình như sau (Quyết định số 1600, 2016) - Tổng vốn ngân sách nhà nước hỗ trợ trực tiếp để thực hiện Chương trình NTM giai đoạn 2016-2020 tối thiểu là 193.155,6 tỷ đồng, trong đó: Ngân sách trung ương: 63.155,6 tỷ đồng; Ngân sách địa phương: 130.000 tỷ đồng. (Trong quá trình điều hành, Thủ tướng Chính phủ tiếp tục cân đối ngân sách trung ương để có thể hỗ trợ thêm cho Chương trình và có giải pháp huy động hợp lý mọi nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước để thực hiện Chương trình). - Cơ cấu nguồn vốn: Vốn ngân sách (Trung ương và địa phương) khoảng 30%; Vốn tín dụng (bao gồm tín dụng ưu đãi và tín dụng thương mại) khoảng 45%; Vốn từ các doanh nghiệp, HTX và các loại hình kinh tế khác khoảng 15%; Huy động đóng góp của cộng đồng dân cư khoảng 10%. 8 1.1.1.3. Các nguồn vốn đầu tư chủ yếu cho chương trình MTQG xây dựng NTM * Vốn ngân sách nhà nước - Vốn NSNN cho xây dựng NTM là các khoản chi của NSNN cho đầu tư xây dựng NTM. Vai trò của vốn NSNN đối với việc xây dựng NTM thể hiện ở chỗ: vốn NSNN đảm bảo cung cấp nguồn lực tài chính để xây dựng các tiêu chí mang tính cơ bản ở nông thôn. Các tiêu chí gồm: Hệ thống giao thông liên huyện, liên xã; hệ thống thủy lợi: đập, trạm bơm, hồ chứa; hệ thống lưới điện nông thôn; hệ thống thông tin, viễn thông nông thôn; Hệ thống trường học, trạm y tế, nhà văn hóa từ cấp xã; Hệ thống cung cấp nước sạch nông thôn.... - Vốn NSNN có vai trò tạo động lực để thu hút các nguồn vốn ngoài NSNN để xây dựng NTM, nó như là “vốn mồi” để kích thích sự tăng trưởng của các loại vốn khác. * Vốn từ cộng đồng - Vốn từ cộng đồng bao gồm vốn của người dân, vốn đóng góp tự nguyện và tài trợ của các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước. - Việc khai thác vốn này góp phần làm tăng tính chủ động, tích cực của cộng đồng dân cư nông thôn. Xây dựng NTM với mục mục đích hướng tới chủ thể là người dân ở khu vực nông thôn. Do vậy việc huy động vốn từ cộng đồng sẽ góp phần tăng tính chủ động tích cực của những chủ thể thực sự của xây dựng NTM, từ đó tạo sức mạnh tổng hợp để thực hiện thành công chương trình. * Vốn doanh nghiệp: Vốn doanh nghiệp cho xây dựng NTM bao gồm vốn đầu tư của các DN trong và ngoài nước, nó đóng các vai trò: - Cung cấp thêm một kênh huy động vốn từ các DN trong và ngoài nước. - Góp phần làm giảm áp lực cho NSNN trong đầu tư các hạng mục cơ bản ở nông thôn.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất