Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Giải pháp hoàn thiện quy trình quản lý nhằm nâng cao hiệu quả dự án đầu tư xây d...

Tài liệu Giải pháp hoàn thiện quy trình quản lý nhằm nâng cao hiệu quả dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng

.PDF
81
139
143

Mô tả:

LUẬN VĂN: Giải pháp hoàn thiện quy trình quản lý nhằm nâng cao hiệu quả dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng mở đầu 1. Tính cấp thiết của luận văn Công tác quản lý đầu tư và xây dựng (ĐT&XD) nói chung, trong đó đặc biệt là quản lý các dự án xây dựng cơ bản (XDCB) bằng nguồn vốn nhà nước còn nhiều yếu kém, thiếu sót. Đáng kể nhất là trình trạng đầu tư dàn trải, kéo dài và kém hiệu quả, nợ đọng trong đầu tư tăng cao, đã trở thành vấn đề bức xúc hiện nay; các hiện tượng tiêu cực còn khá phổ biến trong XDCB làm ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng công trình, gây thất thoát, lãng phí lớn đang là vấn đề được quan tâm sâu sắc trong xã hội. Thất thoát ngân sách nhà nước (NSNN) trong XDCB không chỉ xảy ra ở một khâu nào đó, mà nó xảy ra ở tất cả các khâu: chủ trương đầu tư, kế hoạch vốn, khảo sát, thiết kế, thẩm định thiết kế, thẩm định dự án đầu tư, đấu thầu, giám sát thi công và thanh quyết toán công trình. Do vậy thời gian qua, nhiều vụ việc tiêu cực, tham nhũng trong XDCB đã được đăng tải nhiều trên các phương tiện thông tin đại chúng. Những tin tức đó có thể chưa đầy đủ, toàn diện, nhưng đó là những địa chỉ cụ thể diễn ra tình trạng thất thoát trong XDCB. Nhiều người, nhiều cấp quan tâm theo dõi với những băn khoăn suy nghĩ rất khác nhau. Sự lý giải cũng có nhiều cách, một số đại biểu Quốc hội đã có ý kiến về vốn đầu tư xây dựng hiện nay đang thất thoát tới 30,35% tổng mức đầu tư. Để góp phần luận giải vấn đề này từ góc nhìn quản lý kinh tế, luận văn đề cập đến " Giải pháp hoàn thiện quy trỡnh quản lý nhằm nõng cao hiệu quả dự ỏn đầu tư xây dựng các công trỡnh dõn dụng ". 2. Mục đích của luận văn - Làm sáng tỏ những cơ sở lý luận, thực tiễn quản lý các dự án đầu tư xây dựng từ nguồn vốn ngân sách của nhà nước. Góp phần hoàn thiện và phát triển các nhận thức, các quan điểm về quản lý, điều hành các dự án đầu tư XDCB. - Trên cơ sở nghiên cứu và hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn, Luận văn đề xuất những giải pháp hoàn thiện quy trình quản lý nhằm nâng cao hiệu quả dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng trong điều kiện và môi trường kinh tế - xã hội hiện nay ở Việt Nam. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu - Về mặt lý luận chủ yếu tập trung nghiên cứu quy trình quản lý dự án XDCB bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước. - Về thực tiễn chủ yếu đánh giá tổng kết cơ chế quản lý XDCB của nước ta trong thời gian qua (chủ yếu là những mặt hạn chế và thiếu sót, như thất thoát, lãng phí, dẫn đến công trình không đảm bảo chất lượng, đầu tư kém hiệu quả, phân tích để xác định nguyên nhân của tình hình trên. Đây là căn cứ để đề xuất những giải pháp. 4. Phương pháp nghiên cứu - Luận văn sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử; những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin về quản lý kinh tế nói chung và kiểm tra, kiểm soát nói riêng. - Đồng thời, luận văn cũng sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như: tổng hợp và đánh giá thực tiễn, phân tích và hệ thống hóa. 5. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về quy trình quản lý dự án XDCB Chương 2: Thực trạng quản lý dự án XDCB trong thời gian qua ở Việt Nam. Chương 3: Giải pháp hoàn thiện quy trình quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng. Chương 1 cơ sở lý luận về quy trình quản lý dự án xây dựng cơ bản 1.1. Nội dung cơ bản về quản lý chi ngân sách 1.1.1. Quy định chung về chi ngân sách nhà nước Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước. Chi NSNN bao gồm các khoản chi phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH), bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo đảm hoạt động của bộ máy nhà nước; chi trả nợ của Nhà nước; chi viện trợ và các khoản chi khác theo quy định của pháp luật. Việc lập dự toán chi XDCB phải căn cứ vào quy hoạch, chương trình dự án đầu tư đã có quyết định của cấp có thẩm quyền. Ưu tiên bố trí đủ vốn phù hợp với tiến độ triển khai thực hiện các chương trình dự án. Quản lý chi XDCB được thực hiện theo Quy chế quản lý ĐT&XD ban hành kèm theo Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 8-7-1999, Nghị định số 12/2000/NĐ ngày 05-5-2000 và Nghị định số 07/2003/NĐ-CP ngày 31-01-2003 của Chính phủ. 1.1.2. Quy trình quản lý dự án đầu tư và xây dựng 1.1.2.1. Khái niệm dự án đầu tư Hiện nay, có nhiều quan niệm khác nhau về dự án đầu tư xét dưới các góc độ khác nhau. Chẳng hạn: - Xét về mặt hình thức, dự án đầu tư là một tập hồ sơ tài liệu trình bày một cách chi tiết và có hệ thống các hoạt động và chi phí theo một kế hoạch để đạt được những kết quả và thực hiện được những mục tiêu nhất định trong tương lai. - Xét về góc độ quản lý, dự án đầu tư là một công cụ quản lý việc sử dụng vốn, vật tư, lao động để tạo ra các kết quả kinh tế tài chính trong một thời gian dài. - Xét trên góc độ kế hoạch hóa, dự án đầu tư là một công cụ thể hiện kế hoạch chi tiết của một công cuộc đầu tư sản xuất kinh doanh, phát triển KT-XH, làm tiền đề cho các quyết định đầu tư và tài trợ. Dự án đầu tư là một hoạt động kinh tế riêng biệt nhỏ nhất trong công tác kế hoạch hóa nền kinh tế nói chung. - Xét về nội dung, dự án đầu tư bao gồm một tập hợp các hoạt động có liên quan với nhau, đó là những nhiệm vụ hoặc hành động được thực hiện để tạo ra các kết quả cụ thể. Những nhiệm vụ và các hoạt động cùng với một thời gian biểu và trách nhiệm cụ thể của các bộ phận thực hiện sẽ tạo thành kế hoạch thực hiện dự án. - Theo quan niệm phổ biến hiện nay, dự án đầu tư là một tập hợp những đề xuất có liên quan đến việc bỏ vốn để tạo mới, mở rộng hoặc cải tạo những cơ sở vật chất nhất định nhằm đạt được sự tăng trưởng về số lượng hoặc duy trì, cải tiến, nâng cao chất lượng của sản phẩm hoặc dịch vụ trong khoảng thời gian xác định. Như vậy, dù xét theo bất kỳ góc độ nào thì một dự án đầu tư đều bao gồm 4 vấn đề chính, đó là: mục tiêu của dự án, các kết quả, các hoạt động và các nguồn lực. Trong 4 thành phần đó thì các kết quả được coi là cột mốc đánh dấu tiến độ của dự án. Vì vậy, trong quá trình thực hiện dự án phải thường xuyên theo dõi các đánh giá kết quả đạt được. Những hoạt động nào có liên quan trực tiếp đối với việc tạo ra các kết quả được coi là hoạt động chủ yếu phải được đặc biệt quan tâm. 1.1.2.2. Quy trình quản lý dự án XDCB Quy chế Quản lý ĐT&XD ban hành kèm theo Nghị định số 52/CP ngày 8-7-1999, Nghị định số 12/2000/NĐ ngày 05-5-2000 và Nghị định số 07/2003/NĐ-CP ngày 31-01-2003 của Chính phủ. Trình tự ĐT&XD được phân chia thành ba giai đoạn chính: a) Giai đoạn chuẩn bị đầu tư. Nội dung bao gồm: - Nghiên cứu về sự cần thiết phải đầu tư và quy mô đầu tư; - Tiến hành tiếp xúc, thăm dò thị trường trong nước và ngoài nước để xác định nhu cầu tiêu thụ, khả năng cạnh tranh của sản phẩm, tìm nguồn cung ứng thiết bị, vật tư cho sản xuất; xem xét khả năng về nguồn vốn đầu tư và lựa chọn hình thức đầu tư; - Tiến hành điều tra, khảo sát và chọn địa điểm xây dựng; - Lập dự án đầu tư; - Gửi hồ sơ dự án và văn bản trình đến người có thẩm quyền quyết định đầu tư tổ chức cho vay vốn đầu tư và cơ quan thẩm định dự án đầu tư. b) Giai đoạn thực hiện đầu tư. Nội dung bao gồm: - Xin giao đất hoặc thuê đất (đối với dự án có sử dụng đất); - Xin giấy phép xây dựng (nếu yêu cầu phải có giấy phép xây dựng) và giấy phép khai thác tài nguyên (nếu có khai thác tài nguyên); - Thực hiện việc đền bù giải phóng mặt bằng, thực hiện kế hoạch tái định cư và phục hồi (đối với các dự án có yêu cầu tái định cư và phục hồi), chuẩn bị mặt bằng xây dựng (nếu có); - Mua sắm thiết bị và công nghệ; - Thực hiện việc khảo sát, thiết kế xây dựng; - Thẩm định, phê duyệt thiết kế và tổng dự toán, dự toán công trình; - Tiến hành thi công xây lắp; - Kiểm tra và thực hiện các hợp đồng; - Quản lý kỹ thuật, chất lượng thiết bị và chất lượng xây dựng; - Vận hành thử, nghiệm thu, quyết toán vốn đầu tư, bàn giao và thực hiện bảo hành sản phẩm. c) Giai đoạn kết thúc xây dựng đưa dự án vào khai thác sử dụng. Nội dung bao gồm: - Nghiệm thu, bàn giao công trình; - Thực hiện việc kết thúc xây dựng công trình; - Vận hành công trình và hướng dẫn sử dụng công trình; - Bảo hành công trình; - Quyết toán vốn đầu tư; - Phê duyệt quyết toán. 1.1.2.3. Phân loại dự án ĐT&XD Tùy theo tính chất và quy mô đầu tư của dự án để phân loại. Dự án đầu tư trong nước được phân thành 3 nhóm: A, B và C. Mỗi nhóm dự án có các đặc trưng sau: Bảng 1.1: Phân loại dự án đầu tư ( Theo Nghị định số 52/CP ngày 8-7-1999) TT Loại dự án đầu tư Tổng mức vốn đầu tư Nhóm A 1 Các dự án thuộc phạm vi bảo vệ an ninh, quốc phòng, có Không kể tính bảo mật quốc gia, có ý nghĩa chính trị- xã hội quan mức vốn. trọng, thành lập và xây dựng hạ tầng khu công nghiệp mới. 2 3 Các dự án: Sản xuất chất độc hại, chất nổ không phụ thuộc Không kể vào quy mô vốn đầu tư. mức vốn. Các dự án: Công nghiệp điện, khai thác dầu khí, hóa chất, Trên phân bón, chế tạo máy (bao gồm cả mua và đóng tàu, lắp 600 tỷ đồng. ráp ô tô) xi măng, luyện kim, khai thác, chế biến khoáng sản; các dự án giao thông; cầu, cảng biển, cảng sông, sân bay, đường sắt, đường quốc lộ. 4 Các dự án: Thủy lợi, giao thông (khác ở điểm I-3) cấp Trên thoát nước và công trình hạ tầng kỹ thuật, kỹ thuật điện, 400 tỷ đồng. sản xuất thiết bị thông tin, điện tử, tin học, hóa dược, thiết bị y tế, công trình cơ khí khác, sản xuất vật liệu, bưu chính viễn thông, BOT trong nước, xây dựng khu nhà ở, đường giao thông nội thị các khu đô thị đã có quy hoạch chi tiết được duyệt. 5 Các dự án: Hạ tầng kỹ thuật khu đô thị mới; các dự án: Trên công nghiệp nhẹ, sành, sứ, thủy tinh, in; vườn quốc gia, 300 tỷ đồng. khu bảo tồn thiên nhiên, mua sắm thiết bị xây dựng, sản xuất nông lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, chế biến nông, lâm sản. 6 Các dự án: Y tế, văn hóa, giáo dục, phát thanh, truyền Trên hình, xây dựng dân dụng, kho tàng, du lịch, thể dục thể 200 tỷ đồng. thao, nghiên cứu khoa học và các dự án khác. Nhóm B 1 Các dự án: Công nghiệp điện, khai thác dầu khí, hóa chất, Từ 30-600 phân bón, chế tạo máy (bao gồm cả mua và đóng tàu, lắp tỷ đồng. ráp ô tô) xi măng, luyện kim, khai thác, chế biến khoáng sản; các dự án giao thông; cầu, cảng biển, cảng sông, sân bay, đường sắt, đường quốc lộ. 2 Các dự án: Thủy lợi, giao thông (khác ở điểm II-1) cấp Từ 20 - 400 thoát nước và công trình hạ tầng kỹ thuật, kỹ thuật điện, tỷ đồng. sản xuất thiết bị thông tin, điện tử, tin học, hóa dược, thiết bị y tế, công trình cơ khí khác, sản xuất vật liệu, bưu chính viễn thông, BOT trong nước, xây dựng khu nhà ở, đường giao thông nội thị các khu đô thị đã có quy hoạch chi tiết được duyệt. 3 Các dự án: Hạ tầng kỹ thuật khu đô thị mới; các dự án: Từ 15 - 300 công nghiệp nhẹ, sành, sứ, thủy tinh, in; vườn quốc gia, tỷ đồng. khu bảo tồn thiên nhiên, mua sắm thiết bị xây dựng, sản xuất nông lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, chế biến nông, lâm sản. 4 Các dự án: Y tế, văn hóa, giáo dục, phát thanh, truyền Từ 7 - 200 hình, xây dựng dân dụng, kho tàng, du lịch, thể dục thể tỷ đồng. thao, nghiên cứu khoa học và các dự án khác. Dự án nhóm C 1 Các dự án: Công nghiệp điện, khai thác dầu khí, hóa chất, Dưới phân bón, chế tạo máy (bao gồm cả mua và đóng tàu, lắp 30 tỷ đồng. ráp ô tô) xi măng, luyện kim, khai thác, chế biến khoáng sản; các dự án giao thông; cầu, cảng biển, cảng sông, sân bay, đường sắt, đường quốc lộ. 2 Các dự án: Thủy lợi, giao thông (khác ở điểm III-1) cấp Dưới thoát nước và công trình hạ tầng kỹ thuật, kỹ thuật điện, 20 tỷ đồng. sản xuất thiết bị thông tin, điện tử, tin học, hóa dược, thiết bị y tế, công trình cơ khí khác, sản xuất vật liệu, bưu chính viễn thông, BOT trong nước, xây dựng khu nhà ở, đường giao thông nội thị các khu đô thị đã có quy hoạch chi tiết được duyệt. 3 Các dự án: Hạ tầng kỹ thuật khu đô thị mới; các dự án: Dưới công nghiệp nhẹ, sành, sứ, thủy tinh, in; vườn quốc gia, 15 tỷ đồng. khu bảo tồn thiên nhiên, mua sắm thiết bị xây dựng, sản xuất nông lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, chế biến nông, lâm sản 4 Các dự án: Y tế, văn hóa, giáo dục, phát thanh, truyền Dưới hình, xây dựng dân dụng, kho tàng, du lịch, thể dục thể 7 tỷ đồng. thao, nghiên cứu khoa học và các dự án khác. 1.1.3. Quản lý vốn xây dựng cơ bản 1.1.3.1. Quản lý vốn đối với các dự án quy hoạch - Vốn để lập các dự án quy hoạch bao gồm vốn điều tra, khảo sát, nghiên cứu, lập dự án quy hoạch. - Vốn để lập các dự án quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH vùng, lãnh thổ, quy hoạch phát triển ngành, quy hoạch tổng thể xây dựng đô thị và nông thôn, quy hoạch chi tiết các đô thị trung tâm, quy hoạch chi tiết sử dụng đất đai được sử dụng nguồn vốn NSNN và được cân đối trong kế hoạch đầu tư hàng năm của Nhà nước. - Vốn để lập các dự án quy hoạch xây dựng chi tiết các khu chức năng đô thị và nông thôn, quy hoạch chi tiết khu công nghiệp và quy hoạch xây dựng chi tiết các khu đô thị mới, quy hoạch chi tiết chuyên ngành (du lịch, thể dục thể thao, dịch vụ,...) được sử dụng vốn huy động từ các dự án đầu tư và được tính vào giá thành thực hiện các dự án đầu tư. - Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính có trách nhiệm quản lý và cân đối vốn hàng năm cho công tác điều tra, khảo sát, lập quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH vùng, lãnh thổ, quy hoạch phát triển ngành, quy hoạch đô thị và nông thôn, hướng dẫn các Bộ và các địa phương tổ chức thực hiện. - Kế hoạch vốn hàng năm cho công tác lập quy hoạch xây dựng vùng, quy hoạch xây dựng đô thị và nông thôn do địa phương lập kế hoạch, Bộ Kế hoạch và Đầu tư thống nhất với Bộ Tài chính và Bộ Xây dựng để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Việc quản lý sử dụng nguồn vốn này được phân cấp quản lý theo pháp luật về NSNN. 1.1.3.2. Quản lý các dự án sử dụng vốn NSNN a) Các dự án sử dụng vốn NSNN - Các dự án kết cấu hạ tầng KT-XH, quốc phòng, an ninh không có khả năng thu hồi vốn và được quản lý sử dụng theo phân cấp về chi NSNN cho đầu tư phát triển; - Hỗ trợ các dự án của các doanh nghiệp đầu tư vào các lĩnh vực cần có sự tham gia của Nhà nước theo quy định của pháp luật; - Chi cho công tác điều tra, khảo sát, lập các dự án quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH vùng, lãnh thổ, quy hoạch xây dựng đô thị và nông thôn khi được Thủ tướng Chính phủ cho phép; - Cho vay của Chính phủ để đầu tư phát triển; - Vốn khấu hao cơ bản và các khoản thu của Nhà nước để lại cho doanh nghiệp nhà nước để đầu tư. b) Thẩm quyền quyết định đầu tư các dự án sử dụng vốn NSNN - Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư hoặc ủy quyền quyết định đầu tư các dự án thuộc nhóm A; - Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan quản lý tài chính của Trung ương Đảng, cơ quan Trung ương của các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội, Chủ tịch ủy ban nhân dân (UBND) cấp tỉnh quyết định đầu tư các dự án thuộc nhóm B và C. - Đối với dự án nhóm B, C, cơ quan quyết định đầu tư phải căn cứ theo quy hoạch phát triển ngành, quy hoạch phát triển KT-XH của địa phương và kế hoạch vốn ngân sách đã được duyệt để quyết định đầu tư và chịu trách nhiệm về hiệu quả đầu tư. Cơ quan quyết định đầu tư phải bảo đảm cân đối vốn đầu tư để thực hiện dự án nhóm B không quá 4 năm và dự án nhóm C không quá 2 năm. - Tổng cục trưởng các Tổng cục trực thuộc Bộ có thể được Bộ trưởng ủy quyền quyết định đầu tư các dự án nhóm C; - Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh được ủy quyền cho Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư quyết định đầu tư các dự án có mức vốn dưới 2 tỷ đồng. Các tỉnh và thành phố còn lại, Chủ tịch UBND cấp tỉnh có thể ủy quyền cho Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư quyết định đầu tư các dự án có mức vốn dưới 500 triệu đồng; - Chủ tịch UBND cấp huyện, cấp xã được quyết định đầu tư các dự án thuộc nguồn vốn ngân sách do Hội đồng nhân dân (HĐND) cấp tỉnh phân cấp. Đối với các dự án đầu tư ở cấp huyện dùng vốn NSNN phải được UBND cấp tỉnh chấp thuận và quản lý chặt chẽ về quy hoạch, mục tiêu phát triển KT-XH. Đối với các dự án ở cấp xã dùng vốn NSNN xây dựng kênh mương, đường nông thôn, trường học, trạm xá, công trình văn hóa sau khi được HĐND cấp xã thông qua phải được UBND cấp huyện chấp thuận về mục tiêu đầu tư và quy hoạch. - Người có thẩm quyền quyết định đầu tư không được sử dụng nguồn vốn sự nghiệp để đầu tư xây dựng mới. Đối với việc cải tạo mở rộng, nếu sử dụng nguồn vốn sự nghiệp có mức từ 1 tỷ đồng trở lên để đầu tư phải thực hiện các thủ tục chuẩn bị đầu tư và thực hiện đầu tư theo quy định của Quy chế quản lý ĐT&XD. 1.1.3.3. Điều kiện ghi kế hoạch XDCB Các dự án được ghi kế hoạch chuẩn bị đầu tư phải phù hợp với quy hoạch phát triển ngành và lãnh thổ được duyệt. Các dự án được ghi kế hoạch chuẩn bị thực hiện đầu tư hoặc thực hiện đầu tư phải có quyết định đầu tư phù hợp với những quy định của Quy chế quản lý ĐT&XD ở thời điểm tháng 10 trước năm kế hoạch. Những dự án thuộc nhóm A, B nếu chưa có thiết kế kỹ thuật - tổng dự toán (TKKT-TDT) được duyệt, nhưng trong quyết định đầu tư đã quy định mức vốn của từng hạng mục và có thiết kế, dự toán hạng mục thi công trong năm thì được ghi kế hoạch đầu tư; các dự án nhóm C phải có TKKT-TDT được duyệt. 1.2. quản lý dự án xây dựng cơ bản theo Định mức và đơn giá Định mức và đơn giá XDCB là những cơ sở quan trọng để quản lý vốn dự án đầu tư. Chúng là căn cứ để xây dựng dự toán, cấp phát thu hồi tạm ứng, thanh quyết toán công trình XDCB hoàn thành. 1.2.1. Định mức dự toán xây dựng cơ bản Định mức dự toán XDCB là mức hao phí lao động trung bình tiên tiến cần thiết cho một đơn vị khối lượng công tác, một bộ phận công trình hay một nhóm công việc để người sản xuất hoàn thành khối lượng công tác, bộ phận công trình hay nhóm công việc theo thiết kế được duyệt. Định mức dự toán có thể được phân loại theo nhiều cách khác nhau tương ứng với mỗi tiêu thức nhất định, như: theo công dụng, theo mức độ mở rộng, theo chuyên ngành. Nội dung của định mức dự toán xây dựng là thành phần công việc, điều kiện kỹ thuật, điều kiện thi công được xác định phù hợp để thực hiện công tác xây lắp đó. Định mức dự toán cho mỗi loại công việc bao gồm ba nội dung: - Mức hao phí vật liệu, là quy định về số lượng vật liệu chính, vật liệu phụ và các vật liệu luân chuyển cần cho việc thực hiện hoàn thành khối lượng công tác xây lắp. Mức hao phí vật liệu đã bao gồm cả hao hụt vật liệu trong khâu vận chuyển, bảo quản và thi công trong phạm vi công trình. - Mức hao phí lao động, là quy định về sử dụng ngày công lao động của công nhân trực tiếp thực hiện khối lượng công tác xây lắp và công nhân phục vụ xây lắp (kể cả công nhân vận chuyển, bốc dỡ vật liệu, bán thành phẩm trong phạm vi quy định của mặt bằng xây lắp). Mức chi phí lao động chính và phụ được quy định bằng số ngày công theo cấp bậc bình quân của công nhân trực tiếp xây lắp. Định mức bao gồm cả lao động chính, phụ (kể cả công tác chuẩn bị và kết thúc, thu dọn hiện trường thi công). - Mức hao phí máy thi công, là quy định về số ca sử dụng trực tiếp phục vụ xây lắp của tất cả các loại máy tham gia thi công khối lượng công tác xây lắp tại hiện trường. Mức hao phí máy thi công chính được quy định bằng số lượng ca máy sử dụng, mức hao phí máy thi công phụ được quy định bằng tỷ lệ phần trăm so với chi phí sử dụng máy thi công chính. 1.2.2. Đơn giá xây dựng cơ bản Đơn giá XDCB là chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật tổng hợp quy định chi phí cần thiết hợp lý trên cơ sở tính đúng, tính đủ các hao phí về vật liệu, nhân công, máy thi công và các chi phí cần thiết khác để hoàn thành một đơn vị khối lượng công tác hoặc một kết cấu xây lắp tạo nên công trình. Đơn giá XDCB bao gồm các loại: - Đơn giá XDCB tổng hợp, là đơn giá do cơ quan quản lý xây dựng ở Trung ương ban hành cho các loại công tác hoặc kết cấu xây lắp, bộ phận nhà và công trình được xây dựng trên cơ sở định mức dự toán XDCB tổng hợp và điều kiện sản xuất, cung ứng vật liệu trong từng vùng lớn. - Đơn giá XDCB khu vực thống nhất, là đơn giá các công tác hoặc kết cấu xây lắp bình quân chung của các công trình xây dựng tại các khu vực nhất định có điều kiện sản xuất và cung ứng vật liệu xây dựng giống nhau hoặc tương tự như nhau mà giá vật liệu đến hiện trường xây lắp chênh lệch nhau không nhiều. Đơn giá này được xây dựng trên cơ sở định mức dự toán các loại công tác hoặc kết cấu xây lắp do UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ban hành. - Đơn giá XDCB cho các công trình riêng biệt, là đơn giá riêng cho từng công trình có yêu cầu kỹ thuật, điều kiện biện pháp thi công đặc biệt, cũng như điều kiện xây dựng khác biệt với điều kiện xây dựng của khu vực đơn giá thống nhất. Công trình đặc biệt của cấp nào quản lý thì cấp đó ban hành đơn giá. 1.2.3. Nội dung của đơn giá xây dựng cơ bản Nội dung của đơn giá XDCB chính, là các khoản mục hình thành nên đơn giá, bao gồm: chi phí vật liệu, chi phí nhân công và chi phí máy thi công cho một đơn vị công tác hay kết cấu xây lắp. Nội dung cụ thể của đơn giá: - Chi phí vật liệu, là chi phí đến hiện trường xây lắp của các vật liệu chính, vật liệu phụ, vật liệu luân chuyển, phụ tùng, bán thành phẩm cần thiết để tạo nên một đơn vị khối lượng công tác hoặc kết cấu xây lắp (không bao gồm các chi phí của vật liệu để tính trong chi phí chung và chi phí sử dụng máy thi công). - Chi phí nhân công, bao gồm: Tiền lương cơ bản, các khoản phụ cấp lương, lương phụ có tính chất ổn định và các khoản chi phí khác theo chế độ của công nhân trực tiếp xây lắp cần thiết để hoàn thành một khối lượng công tác hoặc kết cấu xây lắp quy định trong định mức dự toán. Các khoản phụ cấp lương không ổn định hoặc không thống nhất trong các vùng hoặc trong từng tỉnh, thành phố thì không tính vào đơn giá XDCB, mà được tính thành một khoản riêng trong chi phí nhân công thuộc chi phí trực tiếp của dự toán xây lắp. - Chi phí sử dụng máy thi công, là chi phí sử dụng máy thi công để hoàn thành một đơn vị khối lượng công tác hoặc kết cấu xây lắp quy định trong định mức dự toán, bao gồm: phí khấu hao cơ bản, khấu hao sửa chữa lớn, chi phí sửa chữa thường xuyên, chi phí nhiên liệu động lực, tiền lương thợ điều khiển, chi phí khác của máy và chi phí quản lý máy bảng giá ca máy. 1.2.4. Dự toán dự án đầu tư xây dựng cơ bản Để quản lý tốt vốn XDCB đòi hỏi phải có những phương pháp quản lý khoa học. Trong đó việc xây dựng giá trị dự toán là cơ sở quan trọng. Thông thường người ta xây dựng một số loại dự toán sau: - Dự toán xây lắp công trình, là chi phí cho công tác xây dựng, lắp ráp các kết cấu kiến trúc, lắp đặt máy móc thiết bị công nghệ vào công trình. Giá trị dự toán xây lắp công trình bao gồm: chi phí trực tiếp, các chi phí chung và lợi nhuận định mức. - Dự toán thiết bị công nghệ, bao gồm các chi phí: Chi phí mua thiết bị công nghệ theo giá bán buôn công nghiệp đối với thiết bị sản xuất trong nước hoặc theo giá ngoại tệ chuyển đổi ra tiền Việt Nam đối với thiết bị nhập theo thiết bị đồng bộ; chi phí vận chuyển thiết bị từ nơi mua hoặc từ cảng (đối với thiết bị nhập) về đến chân công trình, chi phí bảo quản, kiểm tra, gia công tu sửa thiết bị trước khi lắp đặt vào công trình. - Dự toán kiến thiết cơ bản khác, bao gồm: chi phí chuẩn bị đầu tư; chi phí thăm dò, khảo sát, thiết kế công trình (kể cả chi phí lập định mức, đơn giá cho những công trình được lập đơn giá riêng); chi phí cho ban quản lý công trình; chi phí tiền lương của chuyên gia và phục vụ chuyên gia (nếu có); chi phí đền bù hoa màu, tài sản, di chuyển nhà cửa, mồ mả trên đất xây dựng; chi phí dùng đất xây dựng; chi phí dự phòng (trượt giá, phát sinh khối lượng do thay đổi thiết kế...); chi phí phá dỡ vật kiến trúc cũ, san lấp và thu dọn mặt bằng; chi phí lán trại phục vụ cho cán bộ và công nhân viên của đơn vị thi công; chi phí chạy thử máy có tải và không có tải; chi phí về tuyển dụng lớn và di chuyển máy thi công; chi phí nghiệm thu, bàn giao, khánh thành công trình; chi phí trả lãi vay ngân hàng về các khoản kiến thiết cơ bản trong quá trình đầu tư (nếu có). 1.2.5. Quản lý chi phí và thanh toán xây dựng cơ bản hoàn thành Quản lý vốn XDCB là một công việc hết sức phức tạp vì mỗi dự án đầu tư xây dựng bao gồm nhiều công việc, hoạt động khác nhau. Do vậy, phải quản lý tốt chi phí, tạm ứng và thanh toán khối lượng XDCB hoàn thành, theo các nội dung sau: 1.2.5.1. Quản lý chi phí Mỗi dự án đầu tư bao gồm nhiều công việc hoạt động khác nhau, nội dung các hoạt động lại rất đa dạng, do vậy quản lý vốn dự án ĐT&XD phải được thực hiện đối với từng hoạt động hay từng hạng mục của dự án. Quản lý chi phí theo các nội dung sau: - Quản lý chi phí xây lắp, là kiểm tra việc áp dụng các định mức, đơn giá đảm bảo đúng các quy định về thành phần công việc, yêu cầu kỹ thuật, điều kiện thi công và biện pháp thi công. Đối với các quy định, hướng dẫn điều chỉnh định mức, đơn giá dự toán, các chế độ quản lý XDCB của nhà nước và địa phương, cần chú ý tới thời hạn hiệu lực của văn bản. Kiểm tra các khối lượng công tác chính như: đào móng, bê tông, cốt thép, xây dựng, vì những khối lượng này chiếm tỷ trọng rất lớn trong chi phí xây lắp công trình. Kiểm tra để phát hiện những công việc trùng lắp, những khối lượng công tác không nằm trong thành phần chi phí trực tiếp (vì những khối lượng này đã được đưa vào tính toán trong chi phí chung, chi phí kiến thiết cơ bản khác hoặc đã nằm trong thành phần công việc định mức để lập đơn giá). - Quản lý chi phí thiết bị, số lượng, chủng loại, công suất, các chỉ tiêu kỹ thuật phải đảm bảo đúng nội dung đầu tư thiết bị trong dự án đã được duyệt. Kiểm tra về giá mua, chi phí vận chuyển, bốc dỡ bảo quản, gia công, tu sửa đảm bảo các quy định chung của nhà nước (giá thiết bị, cước phí vận tải, bốc dỡ...). - Quản lý chi phí kiến thiết cơ bản khác đối với những chi phí được quy định tính theo tỷ lệ hoặc có bảng giá cụ thể (như chi phí ban quản lý công trình, chi phí khảo sát thiết kế...) việc áp dụng các tỷ lệ định mức và đơn giá, khối lượng công việc đưa vào tính toán phải đảm bảo đúng quy định của nhà nước và phù hợp với nội dung dự án đã được duyệt. Đối với những chi phí kiến thiết cơ bản khác, xác định bằng cách lập dự toán riêng, việc quản lý cũng tương tự như đối với chi phí xây lắp (căn cứ vào các quy định về giá cả, chế độ chính sách của nhà nước có liên quan đến XDCB để xác định việc đưa vào tính toán chi phí đúng, sai, đủ hay thừa thiếu). Những khối lượng tăng thêm so với thiết kế được duyệt do mọi nguyên nhân đều phải được cơ quan chủ quản đầu tư xét duyệt lại, có sự thỏa thuận của Bộ Xây dựng và Bộ Tài chính. 1.2.5.2. Thanh quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản Trình tự thanh quyết toán vốn đầu tư XDCB được thực hiện theo các nội dung sau: - Tạm ứng vốn phải căn cứ vào quyết định của cấp có thẩm quyền phê duyệt kết quả đấu thầu hoặc chỉ định hầu, hợp đồng kinh tế giữa chủ đầu tư và đơn vị trúng thầu hoặc giao thầu, giấy bảo lãnh thực hiện hợp đồng của đơn vị trúng thầu. Mức vốn tạm ứng bằng tỷ lệ tạm ứng nhân với giá trị gói thầu nhưng nhiều nhất không vượt quá số tiền bảo lãnh thực hiện hợp đồng của đơn vị trúng thầu. Vốn tạm ứng được hoàn trả từng lần cấp phát cho khối lượng xây lắp hoàn thành và được hoàn trả hết trong năm kế hoạch. Trường hợp vốn tạm ứng chưa trả hết được chuyển sang năm sau, dự án không được ghi kế hoạch thì chủ đầu tư phải giải thích với cơ quan cấp phát vốn đầu tư về tình hình vốn chưa trả hết để báo cáo cấp có thẩm quyền xử lý. Các trường hợp khác được xử lý theo quy định của pháp luật về đầu tư xây dựng. - Thanh toán khối lượng XDCB hoàn thành phải căn cứ vào khối lượng công tác xây lắp thực hiện đã được nghiệm thu hàng tháng và có đủ các điều kiện: khối lượng nghiệm thu phải theo bản vẽ thiết kế thi công hoặc thiết kế kỹ thuật thi công được duyệt và có trong kế hoạch đầu tư năm được giao; có trong hợp đồng kinh tế giữa chủ đầu tư và đơn vị nhận thầu (trúng thầu hoặc chỉ định thầu); chất lượng đảm bảo yêu cầu thiết kế; áp dụng đúng định mức, đơn giá của Nhà nước (số vốn thanh toán cho khối lượng này là giá trúng thầu được lập cho khối lượng đó). Những khối lượng xây lắp thực hiện ngoài kế hoạch và thiết kế dự toán được duyệt phải được hội đồng thẩm tra xét duyệt (theo phân cấp quản lý) phê chuẩn. Đối với những dự án thuộc vốn NSNN thì phải gửi đến cơ quan cấp phát những tài liệu, như: biên bản nghiệm thu khối lượng, chất lượng công trình, bản tính toán chi tiết vật liệu, nhân công, máy thi công kèm theo bảng tổng hợp kinh phí, phiếu giá thanh toán. - Thanh toán khối lượng thiết bị là thiết bị đã nhập kho chủ đầu tư (đối với thiết bị không cần lắp), hoặc đã lắp đặt xong và được nghiệm thu (đối với thiết bị cần lắp đặt) và có đủ các điều kiện: danh mục thiết bị phải phù hợp với quyết định đầu tư về số lượng, chất lượng, chủng loại, tính năng, công suất, tiêu chuẩn kỹ thuật và có trong kế hoạch đầu tư được giao; có trong hợp đồng kinh tế giữa chủ đầu tư và đơn vị cung ứng thiết bị; có các chứng từ hoặc hợp đồng, vận chuyển, bốc dỡ, bảo hiểm, thuế nhập khẩu...; đã được chủ đầu tư nghiệm thu hoặc nhập kho. ở khâu này, cán bộ quản lý phải kiểm tra về mặt pháp lý của các hợp đồng, chứng từ và giá cả thanh toán (giá mua thiết bị, giá gia công thiết bị, cước phí vận chuyển, bốc dỡ...) đảm bảo các quy định của Nhà nước, phù hợp với thời điểm thực hiện khối lượng thanh toán. Đối với những dự án thuộc vốn NSNN, chủ đầu tư gửi đến cơ quan cấp phát vốn hồ sơ, tài liệu gồm: hợp đồng kinh tế, hóa đơn kèm phiếu xuất kho (đối với thiết bị mua trong nước), bộ chứng từ nhập khẩu (đối với thiết bị nhập khẩu), hóa đơn vận chuyển, chứng từ bảo hiểm (trường hợp có bảo hiểm), phiếu nhập kho (đối với thiết bị không cần lắp) hoặc phiếu giá thanh toán khối lượng thiết bị đã hoàn thành lắp đặt (đối với thiết bị cần lắp), các chứng từ khác có liên quan (thuế, phí lưu kho...), phiếu giá thanh toán thiết bị. - Thanh toán chi phí kiến thiết cơ bản khác khi có đủ các căn cứ chứng minh công việc đã được thực hiện hoàn thành theo hợp đồng kinh tế giữa chủ đầu tư và đơn vị nhận thầu. - Quyết toán vốn đầu tư XDCB, khi dự án hoàn thành đưa vào khai thác sử dụng đều phải quyết toán vốn đầu tư. Chậm nhất là 6 tháng sau khi dự án hoàn thành đưa vào vận hành, chủ đầu tư phải báo cáo quyết toán vốn đầu tư gửi người có thẩm quyền quyết định đầu tư. Dự án đầu tư bằng nhiều nguồn vốn khác nhau, trong báo cáo quyết toán phải phân tích rõ từng nguồn vốn. Báo cáo quyết toán vốn đầu tư phải xác định đầy đủ, chính xác số vốn đầu tư thực hiện hàng năm, tổng mức vốn đã đầu tư thực hiện dự án, giá trị tài sản bàn giao cho sản xuất sử dụng. Đối với các dự án đầu tư kéo dài nhiều năm, khi quyết toán chủ đầu tư phải quy đổi vốn đầu tư đã thực hiện về mặt bằng giá trị tại thời điểm bàn giao, để xác định giá trị tài sản cố định mới tăng và giá trị tài sản bàn giao. Tất cả các dự án đầu tư dùng vốn NSNN, vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước phải được thẩm tra và phê duyệt quyết toán vốn đầu tư theo quy định. Trước khi phê duyệt quyết toán vốn đầu tư, tất cả các báo cáo quyết toán phải được tổ chức thẩm tra quyết toán. Người có thẩm quyền phê duyệt quyết toán quyết định hình thức tổ chức thẩm tra quyết toán theo quy định. Tổ chức thẩm tra báo cáo quyết toán do cơ quan chức năng trực thuộc cấp có thẩm quyền phê duyệt quyết toán thực hiện hoặc thuê tổ chức kiểm toán. Trách nhiệm thẩm tra quyết toán: đối với các dự án do cơ quan chức năng trực thuộc cấp có thẩm quyền phê duyệt quyết toán thẩm tra thì cơ quan thẩm tra phải chịu trách nhiệm về kết quả thẩm tra; đối với các dự án do tổ chức kiểm toán thẩm tra thì tổ chức kiểm toán chịu trách nhiệm toàn bộ về kết quả thẩm tra; cơ quan chức năng thẩm tra chịu trách nhiệm nội dung kiểm tra lại. Bộ trưởng Bộ Tài chính phê duyệt quyết toán vốn đầu tư các dự án nhóm A của Nhà nước theo ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ; đối với các dự án còn lại thì người có thẩm quyền quyết định đầu tư đồng thời là người phê duyệt quyết toán vốn đầu tư. 1.3. Trách nhiệm quản lý dự án đầu tư và xây dựng 1.3.1. Các cơ quan quản lý nhà nước 1.3.1.1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nghiên cứu xây dựng cơ chế, chính sách về đầu tư, quản lý nhà nước về lĩnh vực đầu tư trong nước, đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và đầu tư của người Việt Nam ra nước ngoài; Xác định phương hướng và cơ cấu vốn đầu tư bảo đảm sự cân đối giữa đầu tư trong nước và nước ngoài trình Chính phủ quyết định; Trình Chính phủ các dự án luật, pháp lệnh, các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến cơ chế, chính sách về quản lý kinh tế, khuyến khích đầu tư trong và ngoài nước nhằm thực hiện cơ cấu kinh tế phù hợp với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch để ổn định và phát triển KT-XH; Cấp giấy phép đầu tư và hướng dẫn các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài triển khai công tác chuẩn bị đầu tư theo Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và các quy định có liên quan của Quy chế quản lý ĐT&XD; Tổ chức thẩm định các dự án đầu tư thuộc nhóm A trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định đầu tư hoặc đồng ý để Bộ cấp đăng ký kinh doanh cho các dự án đầu tư thuộc nhóm A không dùng vốn Nhà nước, theo dõi quá trình đầu tư các dự án đầu tư trong kế hoạch Nhà nước; Tổng hợp và trình Thủ tướng Chính phủ kế hoạch đầu tư phát triển hàng năm và 5 năm. Phối hợp với Bộ Tài chính kiểm tra, giám sát việc thực hiện kế hoạch đầu tư thuộc các nguồn vốn do Nhà nước quản lý; Chủ trì, phối hợp với Bộ Xây dựng, Bộ Thương mại, Bộ Tài chính và các Bộ, ngành, địa phương hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện Quy chế đấu thầu; Quản lý nhà nước về việc lập, thẩm tra, xét duyệt, thực hiện các dự án quy hoạch phát triển KT-XH. 1.3.1.2. Bộ Xây dựng Thực hiện chức năng quản lý nhà nước về xây dựng, nghiên cứu các cơ chế, chính sách về quản lý xây dựng, quy hoạch xây dựng đô thị và nông thôn trình Thủ tướng Chính phủ ban hành hoặc được Thủ tướng Chính phủ ủy quyền ban hành; Ban hành các tiêu chuẩn, quy phạm, quy chuẩn xây dựng, quy trình thiết kế xây dựng, các quy định quản lý chất lượng công trình, hệ thống định mức, chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật xây dựng, định mức chi phí tư vấn ĐT&XD; thỏa thuận để các Bộ có xây dựng chuyên ngành ban hành các tiêu chuẩn, định mức, quy phạm, các quy định quản lý chất lượng công trình xây dựng kỹ thuật chuyên ngành; Chủ trì cùng Bộ chuyên ngành kỹ thuật tổ chức thẩm định TKKT-TDT các dự án ĐT&XD thuộc nhóm A để cấp có thẩm quyền phê duyệt. Thống nhất quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng, theo dõi, kiểm tra, phát hiện và kiến nghị xử lý chất lượng các công trình xây dựng; đặc biệt về chất lượng các công trình xây dựng thuộc các dự án nhóm A; Hướng dẫn hoạt động của các doanh nghiệp tư vấn xây dựng, doanh nghiệp xây dựng và các tổ chức quản lý thực hiện dự án đầu tư xây dựng; Chủ trì cùng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước và các Bộ, ngành, địa phương hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện Quy chế quản lý ĐT&XD. 1.3.1.3. Bộ Tài chính Nghiên cứu các chính sách, chế độ về huy động các nguồn vốn đầu tư, quản lý vốn đầu tư để trình Thủ tướng Chính phủ ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền; Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong việc phân bổ kế hoạch cấp phát vốn đầu tư cho các Bộ, địa phương và các dự án quan trọng quốc gia sử dụng vốn NSNN; Thống nhất quản lý các khoản vốn vay và viện trợ của chính phủ dành cho đầu tư phát triển; Cấp bảo lãnh Chính phủ cho doanh nghiệp (trừ các tổ chức tín dụng) vay vốn nước ngoài theo quy định của Chính phủ; Thanh tra, kiểm tra tài chính đối với dự án của các tổ chức, đơn vị sử dụng nguồn vốn đầu tư của Nhà nước; hướng dẫn, kiểm tra việc quyết toán vốn đầu tư các dự án đầu tư sử dụng vốn nhà nước và thực hiện quyết toán vốn đầu tư các dự án nhóm A sử dụng vốn nhà nước; Hướng dẫn việc cấp vốn NSNN cho đầu tư, vốn sự nghiệp có tính chất ĐT&XD đối với các dự án, chương trình theo kế hoạch đầu tư và theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. 1.3.1.4. Ngân hàng Nhà nước
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan