Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Tiểu học Giải pháp giúp học sinh (có khả năng điểm dưới 5.0) nâng cao hiệu quả học tập mô...

Tài liệu Giải pháp giúp học sinh (có khả năng điểm dưới 5.0) nâng cao hiệu quả học tập môn sinh học

.PDF
3
52
105

Mô tả:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Vĩnh Long, ngày 27 tháng 4 năm 2019 BÁO CÁO TÓM TẮT SÁNG KIẾN, GIẢI PHÁP, VIỆC LÀM MỚI NĂM HỌC 2018-2019 - Họ và tên: HUỲNH THỊ DIỂM CHINH. - Đơn vị công tác: Trường THPT Nguyễn Thông. - Tên sáng kiến: Giải pháp giúp học sinh lớp 12a8, trường THPT Nguyễn Thông nâng cao hiệu quả học tập môn sinh học. - Thời gian đã được triển khai thực hiện: Từ ngày: 01/09/2018 đến ngày 01/04/2019. I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Tên sáng kiến, giải pháp, việc làm mới Giải pháp giúp học sinh lớp 12a8, trường THPT Nguyễn Thông nâng cao hiệu quả học tập môn sinh học. 2. Sự cần thiết, mục đích của việc thực hiện sáng kiến giải pháp, việc làm mới. Sinh học lớp 12 là một trong những môn mà học sinh cảm thấy rất khó, nội dung kiến thức nhiều, mới lạ, nhiều bài tập không được làm quen từ năm lớp 10, 11. Nếu ngày từ đầu các em học sinh không cố gắng theo dõi, nghiên cứu,...sẽ rất dễ bị mất kiến thức căn bản, lâu dần sẽ dẫn đến chán nản và chấp nhận bỏ liều. Trong đó, đặc biệt là các đối tượng học sinh chưa quan tâm nhiều đến việc học, ý thức học tập kém, chưa xác định được mục tiêu học tập, chưa hiểu hết giá trị của việc học, học sinh tiếp thu chậm, năng lực học tập hạn chế hoặc học sinh học lệch môn,... Số liệu đầu vào lớp 12ª8, năm học 2018-2019 Sỉ số 36 Học sinh giỏi 02 Học sinh khá, trung bình 34 (Có 02 học sinh chủ động, đầu tư nhiều cho môn sinh) (Có 06 học sinh ý thức học tập môn sinh tương đối tốt) (Còn lại 26 học sinh có khả năng điểm kiểm tra dưới 5.0) Để kết quả học tập môn sinh được khả quan thì bản thân người giáo viên đóng vai trò rất quan trọng. Thầy cô là người định hướng, tư vấn và có biện pháp giúp đỡ để các em để các em hiểu được giá trị của việc học, yêu thích môn học, cảm thấy nhẹ nhàng, không áp lực khi học môn học 12. Và mỗi thầy, cô giáo sẽ có những biện pháp riêng để giáo dục và giúp đỡ các em sao cho phù hợp. II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN 1.   Thay đổi cách lưu bài cho học sinh. Thay đổi cách lưu bài có thể thầy cô sẽ tóm gọn hay sơ đồ hóa kiến thức cho học sinh hoặc ở một số nội dung đơn giản, dễ hiểu, gần gũi với đời sống thực tiễn có thể cho học sinh thảo luận và sau đó không cần phải lưu bài phần này. 2. Tăng cường đầu tư cho việc kiểm tra đánh giá học sinh. 2.1. Tổ chức học sinh học bài và trả bài tại lớp. Đa số các em học sinh 12 đều phải trái buổi ở trường, ngoài ra còn thời gian học thêm các môn ngoài trường hoặc chi phối cho các hoạt động vui chơi, giải trí,…Mà việc sắp xếp thời gian cho học bài hầu như không có, các em không có thói quen học bài ở nhà (Đặc biệt là các em học sinh cá biệt) dần dần khối lượng kiến thức bị quá tải nên các em không học bài nổi và đành bỏ liều. Chính vì vậy nếu thầy cô sắp xếp được quỹ thời gian cho các em học bài tại lớp và trả bài tại lớp sẽ phần nào giúp các em nhớ bài và làm bài tốt hơn. 2.2. Luôn duy trì hoạt động kiểm tra bài cũ, củng cố kiến thức bài mới. Giáo viên có thể thay đổi nhiều hình thức trả bài để tạo thói quen học bài cho tất cả các bạn trong lớp: Có thể gọi 1 học sinh lên trả bài cũ (đầu giờ), bài mới (cuối giờ). Trả bài miệng cả lớp bằng cách đặc câu hỏi tự luận ngắn. Trả bài cả lớp bằng giấy với hình thức tự luận ngắn. Trả bài cả lớp bằng trắc nghiệm. Cho học sinh thảo luận nhóm để vận dụng kiến thức vừa học. Các trường hợp không đạt yêu cầu giáo viên cần có biện pháp tìm hiểu, nhắc nhở, kiểm tra lại kiến thức cho các em. Khi kiểm tra bài học sinh phải có sự lặp đi lập lại kiến thức các bài cũ vì các em học nhanh thì cũng rất dễ quên. Đồng thời trả lại nhiều kiến thức cũ sẽ giúp các em giảm tải thời gian học bài khi kiểm tra định kì hơn. 2.3. Hoạt động kiểm tra kiến thức trước khi làm kiểm tra định kì (Kiểm tra 15 phút, kiểm tra 1 tiết). Để việc học bài mang tính chủ động hơn, tự giác hơn vì thầy cô giáo nên làm việc tư tưởng và thống nhất cách làm việc trước với các em. Trong đó, có hoạt động phải học bài mới kiểm tra, không học bài thì phải trả bài cho giáo viên thuộc hết mới được kiểm tra. 2.4. Phát huy công tác phối hợp và khuyến khích, động viên học sinh kịp thời. Phối hợp với giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn để biết rõ hơn về tình hình học tập của các em hơn. Phối hợp với gia đình học sinh để tìm hiểu rõ hơn thói quen học tập ở nhà của các em hơn. Phối hợp với đoàn thanh niên, ban giám hiệu để việc giáo dục các em được hiệu quả hơn. Bên cạnh công tác phối hợp để phát huy các biện pháp áp dụng ở trên thì công tác tuyên dương, khen thưởng, động viên, khích lệ tinh thần của những lần thuộc bài, làm bài tốt của các em học sinh để các em có động lực tiếp tục phấn đấu hơn nửa. Có thể là những cây viết, viên kẹo hay tính điểm quá trình hay điểm miệng khi các em làm tốt. III. ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN 1. Tính mới Tính mới của sáng kiến là: “Hoạt động kiểm tra kiến thức trước khi làm kiểm tra định kì (Kiểm tra 15 phút, kiểm tra 1 tiết)”. Khuyết điểm của phương pháp kiểm tra trắc nghiệm là các bạn không học bài vẫn làm có thể làm được nhưng chất lượng thì cần phải xem lại. Thường nếu không học bài các em sẽ làm điểm rất thấp hoặc khi kiểm tra rất hay trao đổi hoặc có những trường hợp đặt biệt là nhờ sự may mắn mà các em không học bài được điểm cao. Để việc học bài mang tính chủ động hơn, tự giác hơn vì thầy cô giáo nên làm việc tư tưởng và thống nhất cách làm việc trước với các em. Trong đó, có hoạt động phải học bài mới kiểm tra, không học bài thì phải trả bài cho giáo viên thuộc hết mới được kiểm tra. Với trình độ chuyên môn của giáo viên với việc kiểm tra xem học sinh có học bài hay không là việc rất dễ dàng và sẽ mang lại hiệu quả đáng kể đồng thời rèn luyện ý thức cho các em ngay từ đầu. 2. Tính hiệu quả So với số liệu đầu vào thì có 26 học sinh có khả năng dưới 5.0 trong các lần kiểm tra thì qua thống kê cho thấy sau khi áp dụng sáng kiến điểm số và chất lượng kiểm tra của các em học sinh dần được cải thiện, số lượng học sinh dưới 5.0 giảm dần. Bảng thống kê: Số lượng học sinh có điểm số dưới trung bình qua các lần kiểm tra. (Chưa tính điểm quá trình) Số KT 15p KT 15p KT 15p KT KT KT 15p KT 15p KT KT liệu lần 1 lần 2 lần 3 1 tiết HK1 lần 1 lần 2 1 tiết HK2 HK1 HK1 HK1 HK1 HK2 HK2 HK2 < 5.0 04 10 08 12 13 03 00 1 2 Ý thức học bài của một số em về môn sinh cải thiện, có thái độ hợp tác hơn, chịu trả bài, dò bài hơn. Kết quả khảo sát ý kiến học sinh về cách lưu bài: 100% học sinh đồng ý lưu bài kiểu sơ đồ hoặc tóm ý. 3. Phạm vi áp dụng Phương pháp có thể áp dụng đối với tất cả các lớp có đối tượng học sinh hơi đặt biệt (Lười học bài, thông minh nhưng không chịu học bài,...), học sinh có khả năng học tập hạn chế. NGƯỜI BÁO CÁO HUỲNH THỊ DIỂM CHINH
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan