Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giải pháp giảm tỷ lệ sinh viên bỏ học tại trường cao đẳng nghề công nghiệp thanh...

Tài liệu Giải pháp giảm tỷ lệ sinh viên bỏ học tại trường cao đẳng nghề công nghiệp thanh hóa

.PDF
79
1
60

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI ------------------------------------ TRỊNH THỊ VIỆT HỒNG GIẢI PHÁP GIẢM TỶ LỆ SINH VIÊN BỎ HỌC TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ CÔNG NGHIỆP THANH HÓA LUẬN VĂN THẠC SỸ SƯ PHẠM KỸ THUẬT CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC CHUYÊN SÂU: SPKT – QLGD KỸ THUẬT VÀ NGHỀ NGHIỆP Hà Nội – 2016 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI TRỊNH THỊ VIỆT HỒNG GIẢI PHÁP GIẢM TỶ LỆ SINH VIÊN BỎ HỌC TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ CÔNG NGHIỆP THANH HÓA LUẬN VĂN THẠC SỸ SƯ PHẠM KỸ THUẬT CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC CHUYÊN SÂU: SPKT – QLGD KỸ THUẬT VÀ NGHỀ NGHIỆP NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. LÊ HUY TÙNG Hà Nội – 2016 LỜI CẢM ƠN Sau một thời gian nghiên cứu và làm việc khẩn trương, với sự giúp đỡ, hướng dẫn tận tình của TS._Lê HUY TÙNG (Viện Sư phạm kỹ thuật – trường Đại học Bách khoa Hà Nội) đến nay luận văn “ Giải pháp giảm tỷ lệ sinh viên bỏ học tại trường Cao đẳng nghề công nghiệp Thanh Hóa” của tôi đã hòan thành. Tác giả luận văn xin chân thành cảm ơn TS._Lê Huy Tùng đã trực tiếp tận tình hướng dẫn tác giả thực hiện luận văn. Tác giả cũng xin được gửi lời cảm ơn tới các thầy, cô trong Viện Sư phạm kỹ thuật, Viện đào tạo sau đại học – trường Đại học Bách khoa Hà Nội, các thầy cô trong Ban Giám hiệu và toàn thể giáo viên – trường Cao đẳng nghề công nghiệp Thanh Hóa đã tạo điều kiện và giúp đỡ tác giả hoàn thành luận văn này. Do trình độ bản thân còn hạn chế, luận văn không tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả mong nhận được những ý kiến đóng góp, bổ sung để luận văn được hoàn thiện hơn. Hà Nội, ngày 26 tháng 3 năm 2016 Tác giả Trịnh Thị Việt Hồng LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan nội dung trong luận văn này là do sự tìm hiểu và nghiên cứu của bản thân. Mọi kết quả nghiên cứu cũng như ý tưởng của các tác giả khác nếu có đều được trích dẫn nguồn gốc đúng quy định. Luận văn này cho đến nay chưa được bảo vệ tại bất kì hội đồng bảo vệ luận văn thạc sĩ nào và chưa được công bố trên bất kì một phương tiện thông tin nào. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về những gì mà tôi cam đoan ở trên. Hà Nội, ngày 26 tháng 3 năm 2016 Trịnh Thị Việt Hồng 2 MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ………………………………………………..…………………….1 LỜI CAM ĐOAN ……………………………………………..…………………...2 MỤC LỤC ……………………………………………………..…………………...3 DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN …………..…...6 DANH MỤC HÌNH VÀ BẢNG BIỂU …………………………………..………..7 MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 9 CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BỎ HỌC ……………………..…….……11 1.1.Lịch sử vấn đề nghiên cứu ………………………………………………….11 1.1.1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu trong nước……………….………….. ........ 11 1.1.2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu trên thế giới ……………..…………… ...... 12 1.2. Một số khái niệm liên quan đến đề tài……..…………….…................……16 1.2.1. Khái niệm về giáo dục và vai trò của giáo dục ………......................…16 1.2.2. Quản lý nhà trường và nguyên tắc quản lý nhà trường ………… ......... 18 1.3. Bỏ học và các yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng học sinh bỏ học tại Thanh Hóa……………………………………………………….. …………..…………..21 1.3.1 Khái niệm và phân loại về bỏ học .....................................................….21 1.3.2. Nguyên nhân bỏ học……................................................………...…....24 1.3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng học sinh - sinh viên bỏ học tại Thanh Hóa………………………………………........………………..……..24 KẾT LUẬN CHƢƠNG 1…………………………………………………………34 CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG BỎ HỌC CỦA HS - SV TẠI TRƢỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ CÔNG NGHIỆP THANH HÓA …………………………….….34 2.1. Một vài nét chung về trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Thanh Hóa …...34 3 2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Thanh Hóa……………………………………………………………..……..34 2.1.2 Thực trạng Giáo viên, học sinh và cơ sở vật chất của nhà trường ……..35 2.1.3 Đánh giá chung …………………………………………………........... 39 2.2. Đánh giá tổng quát về tình hình bỏ học tại trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Thanh Hóa …………………………………………………………………40 2.2.1. Thực trạng về đào tạo và hệ đào tạo ................... ………………….....40 2.2.2. Thực trạng Học sinh - Sinh viên bỏ học tại các Khoa ………………..42 KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 ........................................................................................ 50 CHƢƠNG 3. CÁC GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC TÌNH TRẠNG BỎ HỌC CỦA HỌC SINH - SINH VIÊN ………………………………………………………..52 3.1. Quan điểm và định hướng về việc khắc phục tình trạng bỏ học…………...52 3.2. Mục tiêu giáo dục và đào tạo nghề giai đoạn hiện nay……………………..52 3.3. Một số giải pháp khắc phục tình trạng bỏ học……….…………………......54 3.3.1. Nâng cao vị trí, vai trò và trách nhiệm của giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn và các tổ chức đoàn thể ……………………….…………. ........ 54 3.3.2. Giúp đỡ Học sinh - Sinh viên suy nghĩ về nghề nghiệp trong tương lai, xác định sở thích nghề nghiệp và bắt đầu các bước để có công việc phù hợp ……………………………………………………………..………….. .......... 58 3.3.3. Tạo điều kiện cho Học sinh - Sinh viên thường xuyên tiếp xúc với các doanh nghiệp, công ty …………………………………………………. ........ 59 3.3.4. Tổ chức cho Học sinh - Sinh viên tham gia các hoạt động trải nghiệm sáng tạo ……………………………………………………………………… 62 3.3.5. Tăng cường chính sách hỗ trợ cho SV …………………………. ......... 63 3.4. Kiểm chứng về tính cần thiết và tính khả thi của các giải pháp ……….…..65 4 3.4.1. Mục đích việc kiểm chứng ………………………………………. ....... 65 3.4.2. Kiểm chứng về tính cần thiết và tính khả thi của các giải pháp … ........ 65 3.4.3. Các bước kiểm chứng …………………………………………… ........ 66 3.4.4. Kết quả kiểm chứng ……………………………………………. ......... 66 KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 ........................................................................................ 68 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................ 69 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 73 5 DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU VÀ CÁC CHỮ VIẾT TẮT GV Giáo viên CĐ Cao đẳng ĐH Đại học LĐTB&XH Lao động thương binh và xã hội HS-SV Học sinh – Sinh viên LĐKT Lao động kỹ thuật TCCN Trung cấp chuyên nghiệp DN Dạy nghề GVCN Giáo viên chủ nhiệm GDNN Giáo dục nghề nghiệp 6 DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ BẢNG BIỂU Hình1.1 Mô hình quản lý trường học theo mục tiêu giáo dục 20 Hình1.2. Sơ đồ phân loại bỏ học 22 Hình 1.3: Thời điểm học sinh sinh viên bỏ học 23 Bảng 2.1: Thống kê số lượng giáo viên tại các Khoa 35 Bảng 2.2: Thống kê số lượng học sinh tại các Khoa theo các năm học 37 Bảng 2.3: Thống kê SV bỏ học các học kì trong những năm gần đây 43 Bảng 2.4: Thống kê số lượng SV khóa 06 (2012-2015) bỏ học theo các 45 năm ( Tính cho hệ CĐ và TCNB) Bảng 2.5: Thống kê số lượng SV khóa 07( 2013-2016) bỏ học theo các 45 năm (Tính cho hệ CĐ và TCNB) Bảng 2.6: Thống kê số lượng SV bỏ học tại các khoa trong năm học 2012 – 47 2013 Bảng 2.7: Thống kê số lượng SV bỏ học tại các khoa trong năm học 2013 – 48 2014 Bảng 3.1 Các giải pháp kiểm chứng 65 Bảng 3.2 Kết quả kiểm chứng về tính cần thiết của 5 giải pháp 66 Bảng 3.3 Kết quả kiểm chứng về tính khả thi của 5 giải pháp 7 67 Biểu đồ 2.1: Tình trạng bỏ học của SV trong các học kỳ những năm gần 43 đây Biểu đồ 2.2: Tình trạng bỏ học của SV khóa 06 bỏ học các năm học trong 45 khóa học. Biểu đồ 2.3: Tình trạng bỏ học của SV khóa 07 bỏ học các năm học 46 Biểu đồ 2.4: Tình trạng bỏ học của SV các khoa trong năm học 2012-2013 48 Biểu đồ 2.5: Tình trạng bỏ học của SV các khoa trong năm học 2013-2014 49 8 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong thực tế tình trạng học sinh bỏ học hàng loạt đang gia tăng ở các địa phương khiến chúng ta không khỏi băn khoăn, trăn trở. Vấn đề này nếu không được quan tâm đúng mức sẽ dẫn đến hậu quả xấu cho bản thân, gia đình và xã hội. Đặc biệt tình trạng bỏ học của các Học sinh – Sinh viên tại các trường nghề là rất phổ biến. Trên các phương tiện thông tin đại chúng đã đề cập đến vấn đề : tình trạng HS-SV bỏ học đi chơi điện tử thức xuyên đêm dẫn đến kiệt sức, hay có nhiều em tụ tập thành các nhóm, đánh nhau... có những trường hợp dẫn đến tử vong. Theo số liệu thống kê mới nhất tổng số HS của Thanh Hóa bỏ học là 1.175 em (giảm 880 em) so với cùng kỳ năm học trước (trong đó Tiểu học không có HS bỏ học, THCS: 601 em, THPT là 578 em). Trong luật giáo dục đã xác định:” Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp cho học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẫm mỹ và các kỹ năng cơ bản nhằm hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân...” ( Điều 23- Luật Giáo dục) Việc giáo dục quản lý và ngăn chặn nguy cơ bỏ học của học sinh là một vấn đề khó, phức tạp và hết sức nhạy cảm. Trong khi đó một số cán bộ quản lý, giáo viên chủ nhiệm còn thờ ơ trong việc giáo dục học sinh. Xuất phát từ tình hình thực tế tại Khoa Khoa học cơ bản trường Cao đẳng nghề công nghiệp Thanh Hóa với đối tượng học sinh mới tốt nghiêp THCS vừa học văn hóa vừa học nghề và qua kinh nghiệm nhiều năm làm công tác giáo viên chủ nhiệm, công tác quản lý học sinh - sinh viên chúng tôi nhận thấy việc nắm rõ nguyên nhân dẫn đến tình trạng bỏ học và đề ra các giải pháp ngăn chặn tình trạng đó là một nhiệm vụ hết sức cần thiết đối với người quản lý giáo dục. Vì vậy chúng tôi chọn đề tài “Giải pháp giảm tỉ lệ sinh viên bỏ học tại trường Cao đẳng nghề công nghiệp Thanh Hóa” để thực hiện luận văn Thạc sĩ nhằm góp phần giảm lượng học sinh – sinh viên bỏ học. 9 2. Mục đích nghiên cứu Đánh giá tổng quát về giáo dục và tình trạng bỏ học của sinh viên Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Thanh Hóa; Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng bỏ học của học sinh; Kiến nghị một số giải pháp nhằm khắc phục tình trạng này. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Các giải pháp khắc phục tình trạng nghỉ học của sinh viên Phạm vi nghiên cứu: Học sinh – Sinh viên trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Thanh Hóa 4. Nhiệm vụ nghiên cứu Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn. Đánh giá thực trạng Học sinh – Sinh viên bỏ học tại trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Thanh Hóa Đề xuất giải pháp giảm tình trạng Học sinh – Sinh viên bỏ học . 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Phương pháp phân tích – tổng hợp trên cơ sở thu thập tài liệu từ sách, báo, phương tiện thông tin... Phương pháp nghiên cứu thực tiễn. Khảo sát ý kiến chuyên gia 6. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm ba chương : Chương 1. Cơ sở lý luận về bỏ học Chương 2. Thực trạng bỏ học của HS - SV tại trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Thanh Hóa. Chương 3. Các giải pháp khắc phục tình trạng bỏ học của HS – SV. 10 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BỎ HỌC 1.1 Lịch sử vấn đề nghiên cứu 1.1.1 Lịch sử vấn đề nghiên cứu trong nƣớc Thực trạng bỏ học của học sinh – sinh viên nói chung và học sinh – sinh viên đi học nghề nói riêng, thực chất đã diễn ra trong một thời gian khá dài nhưng hầu như chưa được quan tâm đúng mức. Vấn đề này chỉ được nhắc đến và đưa ra bàn luận trong thời gian gần đây, đặc biệt là sau sự kiện Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO. Ngoài trọng tâm đào tạo con người với đầy đủ năng lực và phẩm chất, thì vấn đề bỏ học của học sinh trung học cũng ngày càng được Đảng, Nhà nước và các tổ chức ban ngành quan tâm. Tuy nhiên, có thể thấy các nghiên cứu liên quan đến vấn đề này vẫn chưa nhiều và chưa thật sự phản ánh một cách chân thật nhất, khái quát nhất thực trạng vấn đề. Có chăng chỉ là những trang tin đăng tải trên các tờ báo (báo Tuổi trẻ, báo Thanh niên, báo Sài Gòn giải phóng….), trên internet hoặc một số tin ngắn, phóng sự trên các phương tiện thông tin đại chúng phản ánh các sự kiện liên quan hay một số bài trích ngắn của các tác giả quan tâm đến vấn đề này. Qua nắm bắt tình hình HS bỏ học, chúng tôi nhận thấy nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là: Phụ huynh thiếu quan tâm, động viên, hỗ trợ việc học tập của các em, có tâm lý phó mặc, ỷ lại vào nhà trường, chưa có sự hợp tác nhiệt tình với nhà trường trong việc quản lý học tập của con em mình. Một số HS không có ý thức, mục đích học tập, kết quả học tập quá kém không theo được lớp, phải lưu ban dẫn đến chán nản rồi bỏ học. Nhiều trường chưa sâu sát, chưa đánh giá đúng chất lượng giáo dục, vẫn còn tình trạng chạy theo thành tích để có tỉ lệ lên lớp cao; tình trạng “ngồi nhầm lớp” vẫn chưa được khắc phục triệt để… Chính những điều này đã làm cho các em vốn mất căn bản, nay càng mất căn bản thêm và thiếu ý thức phấn đấu vươn lên, do đó chán học, bỏ học… Mặt khác, tâm lý “chuộng bằng cấp” đã thúc đẩy các học sinh tốt nghiệp Trung học 11 phổ thông lựa chọn định hướng hàn lâm nhiều hơn là định hướng giáo dục nghề nghiệp. Theo số liệu điều tra năm 2010-2011 của Viện khoa học giáo dục Việt Nam, năm 2010- 2011, sau khi tốt nghiệp Trung học phổ thông, 47,2% học sinh ở thành phố Hồ chí Minh vào học các trường Cao đẳng và Đại học; 9,4% vào học Trung cấp chuyên nghiệp; 6,8% học sinh học Trung cấp nghề và đào tạo nghề ngắn hạn, 36,6% bước vào thị trường lao động không qua đào tạo (Viện khoa học giáo dục Việt Nam, 2013). Theo số liệu thống kê của bộ giáo dục và đào tạo Việt Nam, sau khi tốt nghiệp Trung học cơ sở, 80,4% học sinh vào Trung học phổ thông, trong khi chỉ có 16,1% học sinh vào các trường nghề (Phạm Văn Sơn, 2013). Tuyển sinh khó, duy trì sĩ số lớp học càng khó hơn - Đó là thực tế mà các cơ sở dạy nghề đang cố gắng tìm cách khắc phục. Hệ quả của sự bất hợp lý trong phân luồng vào học nghề ở bậc Trung học cơ sở và trung học phổ thông là sự bất hợp lý trong cơ cấu nguồn nhân lực, thiếu công nhân kỹ thuật và thừa nhân lực có trình độ đại học. Về cơ bản, thị trường lao động Việt Nam thừa lao động trong lĩnh vực nông nghiệp và chất lượng cung lao động thấp. Nguồn nhân lực này có ít cơ hội chuyển dịch sang các lĩnh vực việc làm khác nếu như họ không được trang bị các chuyên môn kỹ thuật. Thực tế cho thấy, phần lớn những người không có công ăn việc làm là những người chưa qua đào tạo, số này chiếm 70% người thất nghiệp. Ngoài ra còn có sự chênh lệch rất lớn về mức thu nhập theo trình độ chuyên môn kỹ thuật. Theo số liệu điều tra về Lao động- Việc làm năm 2012 của Tổng cục thống kê, thu nhập bình quân của người lao động không có chuyên môn kỹ thuật là 3.107.000 đồng/tháng trong khi mức thu nhập bình quân của người lao động đã qua đào tạo là 4.250.000 đồng/tháng (Tổng cục dạy nghề, Viện nghiên cứu khoa học dạy nghề, 2012). 1.1.2 Lịch sử vấn đề nghiên cứu trên thế giới Một số nghiên cứu đã tập trung tìm hiểu ảnh hưởng từ phong cách của thầy cô giáo và cha mẹ đến động cơ học tập và ý định bỏ học của học sinh [32], [26], [24]. Kiểu giáo viên kiểm soát là những người thường xuyên đưa ra các hướng dẫn hoặc mệnh lệnh cứng nhắc, giám sát và điều hành sát sao, không cho học sinh cơ 12 hội được lựa chọn và bày tỏ quan điểm của mình. Ngược lại, kiểu giáo viên ủng hộ sự tự chủ là những người tạo nhiều cơ hội cho học sinh được lựa chọn, lắng nghe họ và tìm hiểu quan điểm của họ. Trong bối cảnh gia đình, sự ủng hộ tính tự chủ của cha mẹ liên quan đến mức độ đồng cảm, khả năng nhìn nhận mọi việc từ quan điểm của con, trao cho con các cơ hội lựa chọn, khuyến khích chúng khám phá thế giới và hành động theo những sở thích của chính mình. Những cha mẹ và thầy cô giáo được đánh giá là ủng hộ tính tự chủ sẽ kích thích được động cơ tự quyết và hạn chế được tình trạng không động cơ trong học sinh. Ngược lại, những cha mẹ và thầy cô giáo có phong cách kiểm soát làm hạn chế động cơ tự chủ và làm tăng trạng thái không động cơ trong học sinh, hệ quả là những học sinh này có ý định bỏ học cao hơn. Tuy vậy, những nghiên cứu tìm hiểu về cách thức quản lý của nhà trường tới động cơ học tập và ý định bỏ học của học sinh lại rất ít. Theo sự hiểu biết của chúng tôi chỉ có 2 nghiên cứu xem xét ảnh hưởng từ cách thức quản lý của nhà trường tới động cơ học tập [29], [32] và duy nhất một nghiên cứu phân tích ảnh hưởng từ cách thức quản lý của nhà trường tới động cơ học tập và ý định bỏ học của học sinh [32]. Thực trạng đó cho thấy sự cần thiết cần có thêm những nghiên cứu về tác động từ cách thức quản lý của nhà trường nhằm hiểu rõ hơn nguyên nhân dẫn đến tình trạng học sinh bỏ học. Trước những hậu quả không nhỏ của việc bỏ học, nhiều nhà chính trị, nhà nghiên cứu về giáo dục đã quan tâm đến hiện tượng này. Những nghiên cứu về bỏ học có thể chia ra làm 4 nhóm yếu tố tác động, đó là: - Những yếu tố liên quan đến học sinh như kết quả học tập, động cơ và các vấn đề về hành vi (Rumberger, 2004; Bean, 1985; Rumberger 1995, 2004; Hickman et al., 2008) - Những yếu tố liên quan đến gia đình như hoàn cảnh kinh tế-xã hội, sự hỗ trợ hoặc quan tâm từ phía cha mẹ, bầu không khí cảm xúc trong mối quan hệ cha mẹ và con (Dalton & cs. 2009; Cooper et al., 2005; Duchesne & cs., 2005). - Những yếu tố liên quan đến nhà trường như số học sinh, bầu không khí xã 13 hội và học tập, tương tác giữa học sinh và khoa/trường (Pittman, 1993; Pittman & Haughwout , 1987; Pittman & Haughwout, 1987). - Những yếu tố liên quan đến cộng đồng như đặc điểm của láng giềng, Thành tích học tập cao và nguồn cảm hướng từ bạn bè trong cùng môi trường (Rumberger, 2004; Cooper & cs., 2005). Duy nhất chỉ có một nghiên cứu được thực hiện bởi Vallerand đã nghiên cứu ảnh hưởng không chỉ từ sự hỗ trợ tính tự chủ từ thầy/cô và cha mẹ mà còn từ sự quản lý của nhà trường đến động cơ tự quyết của học sinh. Những tác giả này đã tìm thấy hiệu ứng gián tiếp của 3 biến độc lập này lên động cơ tự quyết: hành vi của thầy/cô giáo, cha mẹ và quản lý từ nhà trường càng ít hỗ trợ tính tự chủ thì học sinh càng cảm thấy thiếu năng lực và kém tự chủ. Những học sinh càng cảm thấy năng lực và sự tự chủ của mình thấp thì động cơ tự quyết đối với hoạt động học tập của họ càng thấp. Trong một nghiên cứu trước đó, Senecal, Vallerand & Pelletier đã nghiên cứu ảnh hưởng của 2 chương trình đào tạo đại học (một chương trình nặng về quản lý hành chính và một chương trình chú ý đến tâm lý sinh viên) tới động cơ học tập của họ. Chương trình đào tạo nặng về quản lý hành chính được nhìn nhận là kiểm soát nhiều hơn và hỗ trợ sự tự chủ của sinh viên ít hơn. kết quả cho thấy sinh viên theo học chương trình đào tạo nặng về quản lý hành chính tỏ ra có động cơ bên trong thấp hơn và động cơ bên ngoài cao hơn những sinh viên theo học chương trình đào tạo chú ý đến tâm lý của người học[10]. Theo lý thuyết về sự tự quyết, bối cảnh xã hội không nhất thiết có tác động trực tiếp tới động cơ tự chủ và những ảnh hưởng này biến đổi rất nhiều phụ thuộc vào mức độ nhận thức của học sinh/sinh viên về năng lực và sự tự chủ của họ. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, trong một số kiểu nhà trường và mô hình đào tạo, học sinh có động cơ tự quyết ít bỏ học hơn và mong muốn theo đuổi việc học tập nhiều hơn so với những học sinh có động cơ bị kiểm soát và không động cơ. Vallerand & Bissonnette đã tìm hiểu vấn đề bỏ học từ quan điểm động cơ bên trong và động cơ bên ngoài và xem chúng như những biến độc lập dự báo hiện tượng bỏ học một khóa học bắt buộc ở trình độ cao đẳng. Hơn 1000 sinh viên năm thứ nhất điền một bảng hỏi đánh giá động cơ học tập ngay từ đầu khóa học. Đến khóa học 14 sau, tên tuổi của những sinh viên bỏ học được xác định. Điểm số thu được từ bảng hỏi mà họ đã tích trong học kỳ trước được đem so sánh với điểm số của những sinh viên vẫn đang theo học. Kết quả cho thấy những sinh viên bỏ khóa học bắt buộc đó ngay từ đầu đã có điểm số về động cơ bên trong và điều chỉnh đồng nhất thấp trong khi điểm số về không động cơ lại cao hơn so với những sinh viên hoàn thành khóa học. Kết quả của nghiên cứu này đã đưa đến nhận định rằng động cơ đóng một vai trò quyết định đối với hành vi bỏ học[10]. Sau đó, trong một nghiên cứu dài hạn, Vallerand & cs đã kiểm nghiệm một mô hình động cơ dẫn đến việc bỏ học trên học sinh Trung học phổ thông (THPT). Nghiên cứu này đã chỉ ra rằng những học sinh bỏ học có động cơ tự quyết thấp hơn nhưng không động cơ lại cao hơn so với những học sinh tiếp tục theo đuổi việc học tập. Trong một nghiên cứu dài hạn, Alivernini & Lucidi [24] tìm hiểu vai trò của động cơ tự chủ trong việc làm giảm ý định bỏ học trên học sinh trung học phổ thông sống ở thành thị, nước Italia. Những học sinh này đã được đánh giá về động cơ học tập, về sự hỗ trợ từ phía cha mẹ, thầy cô, và về hiệu quả bản thân. Thành tích học tập và điều kiện kinh tế - xã hội của học sinh cũng được tính đến. Kết quả cho thấy mức độ động cơ tự chủ của học sinh, yếu tố có tương quan trực tiếp với đánh giá của họ về sự hỗ trợ từ phía thầy cô giáo, là yếu tố dự đoán tốt nhất về ý định bỏ học. Trong điều kiện giới hạn về thời gian và phương tiện tra cứu, tôi chỉ có thể sơ lược được một số nghiên cứu nêu trên. Nguồn tư liệu thu thập được chủ yếu từ một số bài trích của các đề tài nghiên cứu cách đây khá lâu, còn lại một số thông tin liên quan đến vấn đề bỏ học của học sinh THCS hiện nay được lấy từ các bài báo, dữ liệu trên internet và tài liệu tham dự hội thảo “Nguyên nhân và giải pháp thực trạng bỏ học của học sinh hiện nay” (ngày 25/04/2008). Qua đó, cũng có thể thấy rằng, tình hình nghiên cứu vấn đề bỏ học của học sinh nói chung cũng đã có rất nhiều đề tài nghiên cứu, Nhưng với đối tượng học sinh – sinh viên học nghề bỏ học thì gần như chưa có nghiên cứu nào đề cập đến vấn đề này. 15 1.2 Một số khái niệm liên quan đến đề tài 1.2.1 Khái niệm về giáo dục và vai trò của giáo dục * Khái niệm về giáo dục Giáo dục là một hiện tượng xã hội đặc biệt, một hiện tượng có ý thức, có mục đích mà chỉ xã hội loài người mới có. Các hiện tượng giáo dục được nảy sinh ngay từ khi loài người xuất hiện và là nhu cầu cấp thiết của sự phát triển xã hội. Chính nhờ giáo dục mà các thế hệ sau có thể chiếm lĩnh những kinh nghiệm, những tri thức giúp họ tham gia tích cực vào các hoạt động trong cuộc sống, làm cho xã hội loài người luôn tồn tại và không ngừng phát triển. Giáo dục là một quá trình hình thành nhân cách toàn diện, được tổ chức một cách có mục đích, có kế hoạch, có phương pháp thong qua các hoạt dộng và các mối quan hệ giữa người giáo dục và người được giáo dục, nhằm chiếm lĩnh những kinh nghiệm xã hội - lịch sử của xã hội loài người. Giáo dục là một phức hợp tác động của ba hình thái: giáo dục gia đình, giáo dục nhà trường và giáo dục xã hội, trong đó giáo dục nhà trường là tiêu biểu và giữ vai trò then chốt. Bản chất của giáo dục là truyền đạt lại kinh nghiệm xã hội – lịch sử của các thế hệ trước cho thế hệ sau để họ có thể tham gia vào mọi hoạt động và mọi mặt của đời sống xã hội. Các thể hệ sau tiếp thu lĩnh hội những kinh nghiệm mà thế hệ trước truyền lại, đồng thời bổ xung, phát triển và mở rộng chúng. Những kinh nghiệm xã hội này bao gồm: các tri thức, kỹ năng, kỹ xảo và những giá trị văn hóa xã hội như các chuẩn mực đạo đức, niềm tin, hành vi, thói quen, các hoạt động giao lưu của con người trong xã hội. Giáo dục chính là cầu nối giữa các thế hệ, nhờ đó mà quá trình phát triển của loài người mới diễn ra một cách lien tục và theo chiều hướng đi lên. Giáo dục cũng là cầu nối giữa cá nhân và xã hội, nhờ đó mỗi cá nhân trở thành con người có nhân cách, một thành viên của xã hội. Giáo dục làm cho nhân cách con người ngày càng phát triển phong phú, đa dạng và hoàn thiện hơn. Do đó giáo dục là phương tiện để “ tái sản xuất nhân cách”, tái sản xuất sức mạnh tinh thần, bồi 16 dưỡng những năng lực và phẩm chất tốt đẹp để mỗi các nhân tồn tại phát triển và tự khẳng định mình. Về bản chất giáo dục là một hiện tượng truyền đạt và lĩnh hội kinh nghiệm lịch sử - xã hội của các thế hệ con người. Về mục đích, giáo dục là sự định hướng của thế hệ đi trước đối với sự phát triển của thế hệ tiếp theo. Về phương thức, đối với mỗi cá nhân, giáo dục là cơ hội để học hỏi, tiếp thu và thành đạt, tránh được những mò mẫm, vấp váp; đối với nhân loại giáo dục là phương thức bảo tồn và phát triển kho tàng tri thức văn hóa xã hội. Giáo dục nghề nghiệp có chức năng đào tạo người lao động có trình độ chuyên môn nghiệp vụ để trực tiếp tham gia các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ… theo nhu cầu thị trường lao động và có thể tiếp tục bổ sung hoặc nâng cấp trình độ lên cao nếu có nhu cầu và điều kiện. Giáo dục nghề nghiệp là một lĩnh vực đào tạo đa dạng về đối tượng tuyển sinh, loại hình và cơ cấu ngành nghề, có quan hệ chặt chẽ và chịu sự chi phối, ảnh hưởng trực tiếp của nhu cầu và trình độ phát triển kinh tế - xã hội, thị trường lao động, việc làm trên phạm vi toàn quốc cũng như từng địa phương. Hiện nay, giáo dục nghề nghiệp ở nước ta đã được hình thành, tồn tại và phát triển mạnh mẽ, đáp ứng nhu cầu học nghề của nhân dân lao động và nhu cầu nhân lực phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Như là một hiện tượng xã hội đặc biệt, giáo dục nghề nghiệp là một bộ phận của thực tiễn xã hội bao gồm trong thực tiễn giáo dục nói chung. Giáo dục, giáo dục nghề nghiệp bao gồm việc dạy và học, là nền tảng cho việc truyền thụ, phổ biến văn hóa từ thế hệ này sang thế hệ khác, là phương tiện để đánh thức và nhận ra khả năng, tiềm lực của mỗi cá nhân, khơi dậy trí tuệ của mỗi người. Dạy – học là một hình thức giáo dục đặc biệt quan trọng và cần thiết cho sự phát triển trí tuệ, hoàn thiện nhân cách của người học. * Vai trò của giáo dục 17 Giáo dục vạch ra chiều hướng cho sự hình thành và phát triển nhân cách thông qua mục đích giáo dục và hệ thống các mục tiêu giáo dục. Giáo dục tổ chức, dẫn dắt sự hình thành và phát triển nhân cách bằng việc xây dựng nội dung chương trình, lựa chọn phương pháp, phương tiện giáo dục nhằm đạt đến mục tiêu đã đề ra. Giáo dục thông qua hệ thống mục tiêu và yêu cầu sư phạm, luôn đi trước và kéo theo sự phát triển nhân cách bởi mỗi cá nhân cần có sự nỗ lực liên tục để đạt được các mục tiêu ngày càng cao hơn, luôn xuất hiện phía trước. Mặt khác giáo dục có thể thúc đẩy sự phát triển nhân cách thông qua tác động chuyển hóa nội dung giáo dục thành các phẩm chất trí tuệ, thành ý thức thái độ, thói quen ứng xử của cá nhân. Giáo dục có thể mang lại những tiến bộ mà các yếu tố khác như di truyền, môi trường không thể có được. Giáo dục có thể bù đắp lại những thiếu hụt do di truyền, bệnh tật gây ra (Các trường hợp giáo dục đặc biệt dành cho người khuyết tật). Giáo dục giữ vai trò chủ đạo trong việc hình thành và phát triển nhân cách chứ không quyết định hoàn toàn sự phát triển nhân cách. Để giáo dục giữ vai trò chủ đạo cần phải: + Kết hợp chặt chẽ giữa giáo dục và tự giáo dục, đề cao tác động tự giáo dục và các hoạt động tích cực của người được giáo dục; + Giáo dục phải phát huy triệt để các điều kiện bên trong bao gồm cả những điều kiện bẩm sinh, di truyền; + Giáo dục trong nhà trường phải phối kết hợp với giáo dục trong gia đình và xã hội. 1.2.2. Quản lý nhà trƣờng và nguyên tắc quản lý nhà trƣờng a. Khái niệm về nhà trƣờng Nhà trường là một tổ chức xã hội tồn tại lâu đời trong lịch sử. Đó là nơi quan trọng để tiến hành hoạt động giáo dục một cách có kế hoạch, có tổ chức và có hệ thống. Xét từ nguồn gốc mà nói, giáo dục nhà trường là một dạng hoạt động bồi 18
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan