Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Giải pháp chủ yếu của việt nam nhằm giảm nhập siêu từ trung quốc....

Tài liệu Giải pháp chủ yếu của việt nam nhằm giảm nhập siêu từ trung quốc.

.PDF
97
411
55

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN THỊ VÂN ANH GIẢI PHÁP CHỦ YẾU CỦA VIỆT NAM NHẰM GIẢM NHẬP SIÊU TỪ TRUNG QUỐC LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ QUỐC TẾ HÀ NỘI, 2018 HÀ NỘI - năm VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN THỊ VÂN ANH GIẢI PHÁP CHỦ YẾU CỦA VIỆT NAM NHẰM GIẢM NHẬP SIÊU TỪ TRUNG QUỐC Ngành: Kinh tế quốc tế Mã số: 8.31.01.06 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS. TS PHẠM THÁI QUỐC HÀ NỘI, 2018 LỜI CẢM ƠN Em xin cảm ơn sâu sắc đến Quý thầy, cô giáo của Học viện Khoa học xã hội, nhất là khoa Quốc tế học trong thời gian qua đã tận tình truyền đạt những kiến thức và kinh nghiệm vô cùng quý báu để em có được kết quả ngày hôm nay. Em xin trân trọng cảm ơn PGS.TS Phạm Thái Quốc - người hướng dẫn khoa học đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành luận văn của mình. Tác giả Nguyễn Thị Vân Anh LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan “Giải pháp chủ yếu của Việt Nam nhằm giảm nhập siêu từ Trung Quốc” là do tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Phạm Thái Quốc thuộc Viện Kinh tế và Chính trị thế giới - Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam. Mọi trích dẫn và tài liệu tham khảo mà tôi sử dụng đều có ghi rõ nguồn gốc. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan trên. Tác giả Nguyễn Thị Vân Anh MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN LIÊN QUAN ĐẾN NHẬP SIÊU CỦA VIỆT NAM TRONG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM TRUNG QUỐC ................................................................................................... 6 1.1. Cơ sở lý luận ........................................................................................................ 6 1.2. Cơ sở thực tiễn ................................................................................................... 14 1.3. Chính sách và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam từ một số nước Châu Á ..... 26 Tiểu kết chương.................................................................................................. 29 Chương 2: THỰC TRẠNG NHẬP SIÊU CỦA VIỆT NAM TRONG QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VỚI TRUNG QUỐC ..................................................... 30 2.1. Đánh giá chung tình hình xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam ................... 30 2.2. Thực trạng nhập siêu của Việt Nam từ Trung Quốc .......................................... 34 2.3. Nguyên nhân Việt Nam nhập siêu từ Trung Quốc ............................................. 50 2.4. Giải pháp nhằm giảm nhập siêu của Việt Nam trong thương mại với Trung Quốc đã thực hiện cho đến nay .......................................................................... 59 Tiểu kết chương.................................................................................................. 65 Chương 3: GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM GIẢM NHẬP SIÊU CỦA VIỆT NAM TRONG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM - TRUNG QUỐC .................. 66 3.1. Bối cảnh trong nước và quốc tế ......................................................................... 66 3.2. Định hướng phát triển thương mại của Việt Nam đến 2025 .............................. 68 3.3. Giải pháp chủ yếu nhằm giảm nhập siêu của Việt Nam trong quan hệ thương mại với Trung Quốc............................................................................................ 70 Tiểu kết chương................................................................................................... 79 KẾT LUẬN .............................................................................................................. 80 TÀI LIỆU THAM KHẢO DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Tiếng Anh STT Ký hiệu Nghĩa Tiếng Anh Nghĩa Tiếng Việt 1 AANZFTA ASEAN, Australia and New Zealand Free Trade Agreement Hiệp định thương mại tự do giữa ASEAN, Úc và New Zealand 2 ACFTA ASEAN and China Free Trade Agreement Hiệp định thương mại tự do giữa ASEAN và Trung Quốc 3 AFTA ASEAN Free Trade Area Khu vực mậu dịch Tự do ASEAN 4 AJCEP ASEAN-Japan Closer Economic Partnership Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện giữa ASEAN và Nhật Bản 5 AKFTA ASEAN and Korea Free Trade Agreement Hiệp định thương mại tự do giữa ASEAN và Hàn Quốc 6 APEC Asia-Pacific Economic Cooperation Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á Thái Bình Dương 7 ASEAN Association of South East Asian Nations Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á 8 ASEM The Asia-Europe Meeting Diễn đàn hợp tác Á - Âu 9 BFA Boao Forum for Asia Diễn đàn châu Á Bác Ngao 10 BOT Building - Operate Transfer Xây dựng - Kinh doanh -Chuyển giao 11 BT Building - Transfer Xây dựng - Chuyển giao 12 BTO Building - Transfer Operate Xây dựng - Chuyển giao - Kinh doanh 13 CIF Cost, Insurance and Freight Là một thuật ngữ chuyên ngành trong thương mại quốc tế thường được sử dụng trong các hợp đồng mua bán quốc tế theo phương thức vận tải biển. CIF là điều kiện giao hàng tại cảng dỡ hàng, theo đó, người bán có trách nhiệm thuê phương tiện vận chuyển, mua bảo hiểm cho hàng hóa, chịu mọi chi phí phát sinh trong quá trình di chuyển. Rủi ro đối với hàng hóa sẽ chuyển sang cho người mua tại thời điểm hàng hóa được dỡ xuống khỏi phương tiện vận chuyển. 14 CNY Chinese Yuan Đồng Nhân dân tệ 15 CPTPP Comprehensive and Progressive Agreement for Trans-Pacific Partnership Hiệp định Đối tác Tiến bộ và Toàn diện xuyên Thái Bình Dương 16 EEU Eurasian Economic Union Liên minh kinh tế Á - Âu 17 EPC Engineering Procurement and Construction Hợp đồng thiết kế, cung cấp thiết bị công nghệ và thi công xây dựng công trình 18 EU European Union Liên minh Châu Âu 19 EVFTA Europe - Vietnam Free Trade Agreement Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU 20 FDI Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài 21 FTA Free Trade Agreement Hiệp định thương mại tự do 22 FOB Free On Board Là một thuật ngữ chuyên ngành trong thương mại quốc tế thường được sử dụng trong các hợp đồng mua bán quốc tế theo phương thức vận tải biển. FOB là điều kiện giao hàng tại cảng bốc hàng, theo đó, người bán có trách nhiệm vận chuyển hàng hóa tới cảng xếp hàng, bốc hàng hóa lên tàu. Rủi rỏ đối với hàng hóa được chuyển sang cho người mua ngay tại thời điểm hàng hóa được bốc qua lan can tàu, người mua cũng đồng thời có nghĩa vụ thuê tàu vận chuyển và chịu mọi chi phí phát sinh kể từ đây. 23 GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội 24 ICOR Incremental Capital Output Ratio Hệ số sử dụng vốn 25 IMF International Monetary Fund Quỹ tiền tệ quốc tế 26 ISO International Organization for Standardization Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế 27 NCS New Concept of Security Khái niệm An ninh mới 28 ODA Official Development Assistance Viện trợ phát triển chính thức 29 RCEP Regional Comprehensive Economic Partnership Hiệp định đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực 30 SCO Shanghai Cooperation Organisation Tổ chức Hợp tác Thượng Hải 31 USD United States dollar Đồng Đô-la Mỹ 32 VEPR Viet Nam Institute for Economic and Policy Research Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách 33 VKFTA Vietnam-Korea Free Trade Agreement Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Hàn Quốc 34 WTO World Trade Organization Tổ chức thương mại thế giới Tiếng Việt STT Ký hiệu Nghĩa Tiếng Việt 1 CCTM Cán cân thương mại 2 ĐVT Đơn vị tính 3 KN Kim ngạch 4 NK Nhập khẩu 5 VND Việt Nam đồng 6 XK Xuất khẩu 7 XNK Xuất nhập khẩu DANH MỤC CÁC BẢNG Tên bảng Trang Bảng 2.1. Kim ngạch, tỷ trọng và tốc độ tăng giảm xuất khẩu, nhập khẩu 33 theo Châu lục và các nước / khu vực thị trường chính năm 2017 Bảng 2.2. Kim ngạch XNK Việt Nam - Trung Quốc giai đoạn 1991 - 2005 36 Bảng 2.3. Kim ngạch XNK Việt Nam - Trung Quốc giai đoạn 2006 - 2017 37 Bảng 2.4. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang Trung Quốc 39 giai đoạn 2006 - nay Bảng 2.5. Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của Việt Nam từ Trung Quốc 41 giai đoạn 2006 - nay DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Tên biểu đồ Trang Biểu đồ 2.1. Kim ngạch xuất, nhập khẩu và cán cân thương mại hàng hóa 30 của Việt Nam giai đoạn 1991 - 2017 Biểu đồ 2.2. Thời điểm ghi nhận XNK Việt Nam đạt mốc 400 tỷ USD 31 Biểu đồ 2.3. Cán cân thương mại Việt Nam với một số thị trường chính giai 32 đoạn 2009 - 2016 Biểu đồ 2.4. Cán cân thương mại Việt - Trung giai đoạn 1991- 2017 35 Biểu đồ 2.5. Tỷ trọng xuất khẩu sang Trung Quốc và nhập khẩu từ Trung 38 Quốc của Việt Nam trong tổng kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu Biểu đồ 2.6. Số lượng dự án và vốn đăng ký mới từ Trung Quốc vào Việt Nam giai đoạn 2007 - 2017 46 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Kể từ sau khi Việt Nam và Trung Quốc bình thường hóa quan hệ (năm 1991) cho đến nay, quan hệ về kinh tế và thương mại giữa hai quốc gia đã dần được khôi phục và phát triển. Tuy nhiên, trong thời gian qua cán cân thương mại của Việt Nam với Trung Quốc thường xuyên ở trong tình trạng âm, tức là kim ngạch xuất khẩu thấp hơn kim ngạch nhập khẩu và tình trạng này được gọi là nhập siêu. Từ năm 2001 - nay, Việt Nam nhập siêu từ Trung Quốc với tốc độ ngày càng tăng cả về tốc độ và số lượng cụ thể: Việt Nam bắt đầu nhập siêu từ Trung Quốc là 188,8 triệu USD (năm 2001), đã tăng lên đến 9.063,9 triệu USD (năm 2007) và sau đó nhập siêu bắt đầu tăng nhanh và ngày càng lớn, chiếm phần lớn giá trị nhập siêu của Việt Nam ngay cả khi tổng cán cân thương mại của cả nước cân bằng hoặc thậm chí xuất siêu: với mức nhập siêu từ Trung Quốc là 27.959,5 triệu USD, trong khi cán cân thương mại cả nước thặng dư 1.603 triệu USD (năm 2016), và nhập siêu 22.765,9 triệu USD, trong khi cán cân thương mại cả nước thặng dư 2.915 triệu USD (năm 2017). Nhập siêu lớn và kéo dài trong nhiều năm của Việt Nam từ Trung Quốc đang trong thực trạng đáng báo động, lại có diễn biến phức tạp. Từ đó đã có ảnh hưởng và tác động tới nhiều cân đối kinh tế cả về vi mô và vĩ mô khác đối với nền kinh tế Việt Nam. Do vậy, cần tìm hiểu và xác định rõ thực trạng, các nguyên nhân nhập siêu chủ yếu của Việt Nam từ Trung Quốc. Từ đó tìm ra được những giải pháp chủ yếu nhằm giảm nhập siêu từ Trung Quốc, những giải pháp phù hợp, kịp thời, toàn diện từ phía Chính phủ và các cơ quan quản lý nhà nước trong việc kiểm soát, điều chỉnh cán cân xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Trung Quốc cho những năm tiếp theo mang một ý nghĩa rất quan trọng và cấp bách. Xuất phát từ đó, đề tài: “Giải pháp chủ yếu của Việt Nam nhằm giảm nhập siêu từ Trung Quốc” thực sự cần thiết và xuất phát từ nhu cầu thực tiễn trong quá trình phát triển kinh tế của Việt Nam. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài 1 - Ở trong nước, các công trình nghiên cứu khoa học liên quan tới đề tài nhập siêu, cán cân xuất nhập khẩu, cán cân thương mại,… chẳng hạn: 1/ Cuốn sách “Chính sách đối ngoại rộng mở của Việt Nam và quan hệ Việt Nam Trung Quốc” của GS.TS Đỗ Tiến Sâm, được thực hiện năm 2003. Cuốn sách đề cập đến chính sách mở cửa hội nhập kinh tế của Việt Nam và mối quan hệ thương mại Việt Nam - Trung Quốc. Trong thời gian này, nhập siêu của Việt Nam từ Trung Quốc chưa thể hiện rõ nét, do vậy, các giải pháp nhằm giảm nhập siêu từ Trung Quốc chưa triệt để, bởi nhu cầu nhập khẩu lớn vẫn chủ yếu từ Trung Quốc của Việt Nam nhằm đáp ứng cho sự phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. 2/ Bài viết “Đặc trưng của thương mại Trung - Việt và phân tích nguyên nhân của nó” của PGS.TS Phan Kim Nga, được đăng ở trang Viện nghiên cứu Trung Quốc, năm 2010. Trong bài viết đặt ra vấn đề nhập siêu Việt Nam có xu hướng tăng, tác giả đưa ra nguyên nhân nhập siêu tăng, một số kiến nghị để giải quyết vấn đề nhập siêu trong thương mại với Trung Quốc; Tuy nhiên các giải pháp đề ra mang tính giải quyết tình hình nhập siêu của Việt Nam tại thời điểm đó. 3/ Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ: “Quan hệ Việt - Trung trước sự trỗi dậy của Trung Quốc, những vấn đề đặt ra và đối sách xử lý giai đoạn 2011-2020” của tác giả: TS. Nguyễn Đình Liêm và TS. Nguyễn Phương Hoa, được thực hiện năm 2011-2012. Nghiên cứu nhận diện, đánh giá quá trình phát triển của quan hệ Việt Nam - Trung Quốc trước tác động Trung Quốc trỗi dậy; Đồng thời phân tích thực trạng những vấn đề đặt ra và đề xuất đối sách trong mối quan hệ Việt - Trung trong 10 năm tiếp theo trong bối cảnh Trung Quốc tiếp tục trỗi dậy của thế kỷ XXI. Tuy nhiên, những giải pháp của Việt Nam trong quan hệ thương mại Việt - Trung của nghiên cứu trong những năm tiếp theo chưa hiệu quả và được cập nhật mới. - Ở ngoài nước, hầu như chưa có chuyên gia kinh tế nước ngoài nào nghiên cứu sâu về vấn đề nhập siêu của Việt Nam, có một số sách, và công trình nghiên cứu liên quan đến kinh tế thương mại Việt Nam - Trung Quốc như: 4/ Bài viết “Vietnam and China in an Era of Economic Uncertainty” của tác giả Brantly Womack, trên tạp chí The Asia - Pacific, năm 2009. Bài viết cho biết Việt 2 Nam và Trung Quốc có nhiều điểm chung. Tuy nhiên, tình hình kinh tế của Việt Nam kém ổn định hơn so với Trung Quốc. Mối quan hệ giữa Việt Nam - Trung Quốc trong kỷ nguyên mới, những lo ngại về việc gia tăng sự phụ thuộc vào Trung Quốc của Việt Nam. Bài viết chỉ đề cập tới việc Việt Nam phụ thuộc thương mại vào Trung Quốc, chưa đi sâu phân tích nguyên nhân và giải pháp cụ thể. 5/ Cuốn sách “China-Asean Relations: Cooperation And Development” của tác giả Lu Jianren và Fan Zuojun, Guangxi University, Trung Quốc, pg. 59-77, xuất bản năm 2015. Cuốn sách đề cập đến mối quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc trong năm 2014, và sự phụ thuộc thương mại của Việt Nam với Trung Quốc được mô tả từ năm 2004 - 2014 và dự báo tiềm năng hợp tác giữa hai quốc gia trong những năm tiếp theo. Điểm hạn chế trong cuốn sách này đó là cũng chỉ đề cập đến sự mất cân bằng trong cán cân thương mại giữa hai quốc gia Việt Nam – Trung Quốc, và chưa nêu được nguyên nhân, những giải pháp cụ thể cho Việt Nam trong tương lai. 6/ Cuốn sách “Impact of China’s Rise on the Mekong Region” của Yos Santasombat, NXB Palgrave Macmillan, Mỹ, pg. 53-84, năm 2015. Cuốn sách đề cập đến mối quan hệ kinh tế và chính trị giữa Việt Nam và Trung Quốc trong khoảng thời gian 1991 - 2013. Sự thâm hụt thương mại của Việt Nam với Trung Quốc trước một Trung Quốc “trỗi dậy” và ảnh hưởng của Trung Quốc tới các khu vực khác trong khu vực. Cuốn sách này cũng chỉ mô tả sự phụ thuộc về kinh tế của Việt Nam và mối lo ngại trước một Trung Quốc “trỗi dậy”, chưa đưa ra những giải pháp cụ thể nhằm giảm sức ảnh hưởng về kinh tế trong thương mại giữa Trung Quốc và các quốc gia khác trong khu vực nói chung và Việt Nam nói riêng. Ngoài ra, còn có rất nhiều các nghiên cứu khác cũng liên quan đến nội dung của luận văn (xem thêm phần Tài liệu tham khảo). Tuy nhiên, những nghiên cứu ở trong nước chỉ đề cập đến thực trạng nhập siêu của Việt Nam, phân tích nguyên nhân, đưa ra giải pháp thời điểm đó cũng như đề cập đến vấn đề nhập siêu một cách tổng thể, bao quát hoặc quan hệ thương mại Việt Nam - Trung Quốc nói chung. Hơn nữa, các thông tin ít được cập nhật mới. Còn ở nước ngoài, phần lớn các nghiên cứu này được thực hiện theo hướng nghiên cứu về các mối quan hệ giữa sự tăng trưởng kinh 3 tế và tình trạng cán cân xuất nhập khẩu dựa trên những phân tích đặc thù của từng nền kinh tế điển hình trên thế giới, nhưng còn ở Việt Nam thì hầu như chưa được thực hiện. Bài luận văn nghiên cứu về cán cân xuất nhập khẩu, đặc biệt là tình hình nhập siêu từ Trung Quốc ở Việt Nam và cập nhật với những bối cảnh, tính chất, điều kiện đã có những thay đổi so với trước đây. Đồng thời đưa ra những đánh giá, nghiên cứu một cách logic, toàn diện hơn về tác động của cán cân xuất nhập khẩu và việc điều chỉnh nó của Việt Nam trong giai đoạn phát triển hiện nay. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu - Mục đích nghiên cứu: Đề tài “Giải pháp chủ yếu của Việt Nam nhằm giảm nhập siêu từ Trung Quốc” được nghiên cứu với mục đích phân tích thực trạng, nguyên nhân và tìm ra những giải pháp chủ yếu nhằm giảm nhập siêu từ Trung Quốc của Việt Nam trong quan hệ thương mại với Trung Quốc. - Nhiệm vụ nghiên cứu: + Phân tích cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn liên quan đến nhập siêu và lịch sử phát triển quan hệ thương mại Việt - Trung. + Phân tích và làm rõ tình hình xuất nhập khẩu của Việt Nam, và từ đó đánh giá những điểm đạt được và hạn chế cần khắc phục trong cán cân xuất nhập khẩu, và nguyên nhân nhập siêu kéo dài nhiều năm của Việt Nam từ Trung Quốc. + Phân tích hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam và Trung Quốc nói chung và tình hình quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc nói riêng. + Từ những tìm hiểu và phân tích như trên, đưa ra các giải pháp để cải thiện thực trạng nhập siêu kéo dài từ Trung Quốc của Việt Nam. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Các yếu tố cấu thành, yếu tố tác động đến nhập siêu, và thực trạng nhập siêu của Việt Nam từ Trung Quốc. - Phạm vi nghiên cứu: + Về nội dung, nghiên cứu cơ sở lý thuyết về nhập siêu và tập trung nghiên cứu thực trạng nhập siêu của Việt Nam từ Trung Quốc trong bối cảnh hiện nay. 4 + Về thời gian, tập trung đánh giá, phân tích tình hình xuất nhập khẩu của Việt Nam trong thời gian gần đây, và mối quan hệ thương mại giữa Việt Nam - Trung Quốc từ năm 1991 - nay (chỉ tính Trung Quốc đại lục, không tính đến Ma Cao, Hồng Kông). 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng các phương pháp lý luận chung trong nghiên cứu đó là phương pháp duy vật biện chứng và phương pháp duy vật lịch sử, từ cụ thể đến khái quát, đồng thời kết hợp giữa logic và lịch sử. Trên cơ sở đó, luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như: phương pháp nghiên cứu định tính, phương pháp phân tích, thống kê, so sánh và tổng hợp. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn - Đưa ra cách nhìn mới mẻ, toàn diện hơn về nhập siêu, các yếu tố chủ yếu tác động và điều chỉnh tới cán cân xuất nhập khẩu, qua đó đóng góp, bổ sung hoàn thiện hơn những vấn đề lý luận cơ bản trong việc điều chỉnh, xây dựng các chính sách điều tiết cán cân xuất nhập khẩu trong nền kinh tế hiệu quả hơn. - Tìm ra nguyên nhân gây mất cân bằng cán cân xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Trung Quốc, qua đó xây dựng và đề xuất một số giải pháp cải thiện cán cân xuất nhập khẩu nhằm giảm nhập siêu của Việt Nam từ Trung Quốc. 7. Kết cấu của luận văn Gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn liên quan đến nhập siêu của Việt Nam trong thương mại Việt Nam - Trung Quốc Chương 2: Thực trạng nhập siêu của Việt Nam trong quan hệ thương mại với Trung Quốc Chương 3: Giải pháp chủ yếu nhằm giảm nhập siêu của Việt Nam trong thương mại Việt Nam - Trung Quốc 5 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN LIÊN QUAN ĐẾN NHẬP SIÊU CỦA VIỆT NAM TRONG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM - TRUNG QUỐC 1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1. Nhập siêu và các khái niệm liên quan - Xuất khẩu hàng hoá là hoạt động kinh doanh ngoại thương mà hàng hoá, dịch vụ của quốc gia này bán cho quốc gia khác. - Nhập khẩu hàng hóa là hoạt động kinh doanh ngoại thương mà hàng hoá, dịch vụ của quốc gia này mua từ quốc gia khác. Quan hệ so sánh giá trị giữa kim ngạch (tổng giá trị hàng hoá) xuất khẩu với kim ngạch nhập khẩu của một nước trong từng thời kì (tháng, quý, năm,...) được gọi là cán cân xuất nhập khẩu (hay còn được gọi là cán cân thương mại). Cán cân thương mại có ba trạng thái đó là: cân bằng (khi tổng giá trị hàng hóa nhập khẩu bằng tổng giá trị hàng hóa xuất khẩu), thặng dư (khi tổng giá trị hàng hóa nhập khẩu nhỏ hơn tổng giá trị hàng hóa xuất khẩu) và thâm hụt (khi tổng giá trị hàng hóa nhập khẩu lớn hơn tổng giá trị hàng hóa xuất khẩu). Thâm hụt thương mại là cách gọi khác của nhập siêu. Theo cuốn “Từ điển Kinh tế học: Anh – Việt – Giải thích” của Nguyễn Văn Ngọc - Đại học Kinh tế quốc dân, “thâm hụt thương mại (trade deficit) là cán cân buôn bán bất lợi, nghĩa là sự thâm hụt trong cán cân thương mại xuất hiện khi giá trị xuất khẩu hữu hình (tức xuất khẩu hàng hóa) của một nước thấp hơn giá trị nhập khẩu hữu hình của nó” [15, tr.786]. Theo cuốn “The Impact of Banking Policy on Trade and Global Stability” của chuyên gia kinh tế học Neil H. Ashdown, thâm hụt thương mại là: “The trade deficit, occuring when a country imports more goods and services than it exports” được hiểu theo nghĩa Tiếng Việt là: “Thâm hụt thương mại, xảy ra khi một quốc gia nhập khẩu nhiều hàng hoá và dịch vụ hơn so với xuất khẩu” [37, pg.7]. 6 Theo cuốn “Trading Away our Future” của chuyên gia kinh tế học Raymond L.Richman và cộng sự, thâm hụt thương mại là: “A trade deficit occurs when a country buys more from abroad than it sells” được hiểu theo nghĩa Tiếng Việt là: “Thâm hụt thương mại xảy ra khi một quốc gia mua nhiều hơn từ nước ngoài hơn là bán” [33, pg.33]. Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về khái niệm nhập siêu, còn theo tôi thì nhập siêu được hiểu chung nhất đó là khoản thiếu hụt của giá trị xuất khẩu hàng hóa so với giá trị nhập khẩu hàng hóa (tức là kim ngạch xuất khẩu thấp hơn kim ngạch nhập khẩu) của một nước trong một khoảng thời gian nhất định (thường được tính theo năm). Hay nói cách khác, nhập siêu là khoản thiếu hụt cán cân thương mại hàng hóa của một nền kinh tế trong quan hệ trao đổi hàng hóa với phần còn lại của thế giới trong một khoảng thời gian xác định (thường tính theo năm). 1.1.2. Các yếu tố cơ bản tác động đến nhập siêu 1.1.2.1. Tác động từ các chính sách thương mại quốc tế; Các Hiệp định, tổ chức thương mại quốc tế Chính sách thương mại quốc tế đóng một vai trò đặc biệt quan trọng trong sự phát triển chung trong nền kinh tế của một quốc gia. Phạm vi của chính sách thương mại nói chung và chính sách thương mại quốc tế nói riêng bao hàm rất nhiều công cụ, biện pháp để can thiệp vào hoạt động thương mại quốc tế của một quốc gia. Trong đó có một số công cụ, biện pháp chủ yếu thường được sử dụng đó là: - Thuế quan, phi thuế quan, hạn ngạch thuế quan - Các thủ tục hành chính, rào cản tiêu chuẩn kỹ thuật - Hạn ngạch nhập khẩu - Trợ cấp xuất khẩu, hạn chế xuất khẩu tự nguyện - Bán phá giá,... Những cải cách thương mại quan trọng bao gồm: - Chính sách thương quyền (mở rộng quyền kinh doanh xuất nhập khẩu) - Chính sách thuế quan và phi thuế quan - Chính sách trong Hiệp định thương mại khu vực, song phương, toàn cầu 7 Chính vì chính sách thương mại gắn liền, liên quan chặt chẽ đến chính sách quản lý nhập khẩu và khuyến khích xuất khẩu, do vậy, khi điều tiết chính sách thương mại sẽ ảnh hưởng đến tình trạng nhập siêu. Ở các quốc gia, chính sách thương mại thường được xây dựng theo hướng hạn chế nhập khẩu và khuyến khích xuất khẩu. Tuy nhiên, trên thực tế cho thấy hạn chế nhập khẩu chưa là biện pháp hiệu quả để cân đối cán cân thương mại mà nhập khẩu cạnh tranh mới là biện pháp hiệu quả nhất để cải thiện nhập siêu. Giảm thuế nhập khẩu theo cam kết của các Hiệp định thương mại tự do (FTA) đã giúp một số quốc gia có cơ hội đa dạng hóa thị trường nhập khẩu, mở rộng thị trường xuất khẩu. Tuy nhiên, đây cũng là một trong số những nguyên nhân chính khiến cho tình trạng nhập siêu ngày càng tăng. 1.1.2.2. Tác động từ các chính sách đầu tư Các chính sách liên quan đến đầu tư cũng có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đối với hoạt động kinh tế - thương mại trong một quốc gia qua một số kênh cơ bản như: - Các chính sách về đầu tư trực tiếp nước ngoài - Các chính sách về đầu tư trong nước - Nguồn thu nhập chuyển giao từ nước ngoài: nguồn kiều hối, viện trợ, thu nhập ròng từ các dự án đầu tư nước ngoài,… - Nguồn vốn vay (nguồn vay đầu tư, vay thương mại). Theo nhiều nghiên cứu định lượng cho thấy nhập khẩu và đầu tư có mối liên hệ chặt chẽ và tác động qua lại lẫn nhau. Ở một số nước đang phát triển, thường không có hoặc không tự sản xuất, chuẩn bị được đủ các nguyên liệu đầu vào, cũng như các loại máy móc thiết bị cần thiết phục vụ cho sản xuất. Do vậy, cách thức mà các nước đang phát triển thường dùng đó là nhập khẩu nguyên liệu và các máy móc thiết bị còn thiếu ở quốc gia khác nhằm bù đắp sự thiếu hụt đó ở trong nước. Tùy thuộc vào chiến lược đầu tư và chính sách bảo hộ thương mại trong từng giai đoạn mà tác động của các chính sách đầu tư đến xuất khẩu, nhập khẩu cũng khác nhau. 8 Các nguồn vốn đầu tư gián tiếp, nguồn kiều hối, viện trợ nước ngoài cũng gây ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp; cải thiện hoặc gây tình trạng nhập siêu. Với việc gia tăng thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) có tác dụng bù đắp thâm hụt cán cân tài khoản vãng lai. Tuy nhiên, khi FDI tăng thì kéo theo nhập khẩu cũng tăng. Do đó, nếu chính sách bảo hộ thiên lệch đối với xuất khẩu sẽ khiến cho tình trạng nhập siêu nghiêm trọng hơn nữa. Hơn nữa, khi luồng FDI vào (đặc biệt dưới dạng ngoại tệ) tăng lên, sẽ làm thay đổi sự tương quan giữa cung và cầu ngoại tệ; nếu Chính phủ không can thiệp, điều tiết kịp thời, sẽ dẫn đến khuynh hướng đồng nội tệ tăng giá, gây hạn chế cho xuất khẩu, dẫn đến nhập siêu và thâm hụt cán cân vãng lai. Với việc sử dụng và phân bổ nguồn vốn vay (nguồn vay đầu tư và vay thương mại) cũng gây ảnh hưởng tới cán cân thương mại, và liên quan trực tiếp tới khả năng trả nợ trong tương lai. Nếu nguồn vốn vay đó được sử dụng hiệu quả như: đầu tư vào hạ tầng kinh tế xã hội, các ngành thay thế nhập khẩu,… về dài hạn sẽ có tác động tích cực tới cán cân thương mại. Ngược lại, nếu sử dụng nguồn vốn vay đó không hiệu quả, đầu tư dàn trải, không quy hoạch,… cũng sẽ gây thâm hụt trầm trọng cán cân tài khoản vãng lai và gia tăng nợ nước ngoài. 1.1.2.3. Tác động từ tỷ giá hối đoái Theo giáo trình Tín dụng và thanh toán thương mại quốc tế, chủ biên Trần Văn Hòe - Nhà xuất bản Đại học kinh tế quốc dân: “Tỷ giá hối đoái là quan hệ so sánh về mặt giá trị giữa hai đồng tiền của hai quốc gia” hay nói cách khác “tỷ giá hối đoái chính là giá cả của một đơn vị tiền tệ nước này được thể hiện bằng một số đơn vị tiền tệ của nước khác” [19, tr.48]. Theo giáo trình Thanh toán quốc tế, chủ biên Đinh Xuân Trình và Đặng Thị Nhàn - Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật: “Các phương tiện thanh toán quốc tế được mua và bán trên thị trường hối đoái bằng tiền tệ quốc gia của một nước theo một giá cả nhất định. Vì vậy, giá cả của một đơn vị tiền tệ này thể hiện bằng một số đơn vị tiền tệ nước kia gọi là tỷ giá hối đoái” [9, tr.46]. 9 Tỷ giá hối đoái được đánh giá là một trong những yếu tố trực tiếp và quan trọng nhất ảnh hưởng tới cán cân thương mại của một quốc gia, đặc biệt là nhập siêu vì nó ảnh hưởng đến giá tương đối giữa hàng hóa sản xuất trong nước với hàng hóa trên thị trường quốc tế. Khi tỷ giá của đồng tiền ở một quốc gia tăng lên thì giá cả của hàng hóa nhập khẩu sẽ rẻ hơn, nhưng giá hàng hóa xuất khẩu lại đắt đỏ hơn đối với nước ngoài dẫn đến xuất khẩu ròng giảm. Và khi tỷ giá của đồng nội tệ giảm xuống, nhập khẩu sẽ giảm, xuất khẩu tăng dẫn đến xuất khẩu ròng tăng. Các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái: - Sự can thiệp của Chính phủ và Nhà nước thông qua thương mại quốc tế, đầu tư quốc tế, các biện pháp bảo hộ mậu dịch,… - Mức chênh lệch lạm phát và lãi suất giữa các quốc gia - Mức độ tăng (giảm) của thu nhập quốc dân giữa các quốc gia - Những kỳ vọng, dự đoán về tỷ giá hối đoái trong tương lai - Các nhân tố khác: Khủng hoảng kinh tế, xã hội; thiên tai,… 1.1.2.4. Tác động từ cơ cấu và chu kỳ kinh tế Mục tiêu phấn đấu của tất cả các quốc gia là phát triển kinh tế ổn định và bền vững. Để thực hiện được mục tiêu đó thì trước hết cần thiết phải xây dựng một cơ cấu kinh tế hợp lý. Có thể hiểu cơ cấu kinh tế là một tổng thể các bộ phận hợp thành cấu trúc (hay kết cấu) của một nền kinh tế trong quá trình sản xuất xã hội. Cơ cấu kinh tế biểu thị mối liên kết hữu cơ và sự tác động qua lại cả về số lượng và chất lượng giữa các bộ phận với nhau trong một không gian và thời gian nhất định. Khía cạnh số lượng được biểu hiện ở tỷ trọng (tính theo GDP, lao động, vốn,…) của mỗi bộ phận trong nền kinh tế, còn khía cạnh chất lượng phản ánh vị trí tầm quan trọng của từng bộ phận và sự tác động qua lại giữa chúng. Theo Kinh tế học, chu kỳ kinh tế (còn gọi là chu kỳ kinh doanh) là quá trình biến động của GDP thực tế trong nền kinh tế, theo trình tự bốn giai đoạn lần lượt là: Suy thoái, khủng hoảng, phục hồi và hưng thịnh. Trong nền kinh tế hiện đại, do có những biện pháp can thiệp kịp thời của Chính phủ để giảm nhẹ hậu quả trong giai 10
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan