Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giải pháp chiến lược phát triển thương hiệu cho trường ngoại ngữ galaxy ...

Tài liệu Giải pháp chiến lược phát triển thương hiệu cho trường ngoại ngữ galaxy

.PDF
73
1
95

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT KHOA KINH TẾ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GIẢI PHÁP CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU CHO TRƯỜNG NGOẠI NGỮ GALAXY Giảng viên hướng dẫn: Th.S PHẠM NHƯ BÌNH Sinh viên thực hiện: NGUYỄN THỊ THẨM HẰNG MSSV: 1220610060 Khóa: 2012 – 2016 Ngành: Marketing BÌNH DƯƠNG, THÁNG 06 NĂM 2016 LỜI CAM ĐOAN Em xin cam đoan: Đây là công trình nghiên cứu của riêng em dưới sự hướng dẫn khoa học của ThS. Phạm Như Bình. Các nội dung nghiên cứu, kết quả trong đề tài này là trung thực và chưa công bố dưới bất kỳ hình thức nào trước đây. Mọi tham khảo dùng trong bài luận đều được trích dẫn rõ ràng trong phần tài liệu tham khảo. Mọi sao chép không hợp lệ, vi phạm quy chế đào tạo, hay gian trá, em xin chịu hoàn toàn trách nhiệm. Sinh viên Nguyễn Thị Thẩm Hằng. LỜI CẢM TẠ Trong quá trình thực hiện luận văn, em đã được sự hướng dẫn nhiệt tình của ThS.Phạm Như Bình. Hơn hết Cô còn động viên, hiểu và thông cảm cho một số vấn đề cá nhân làm ảnh hưởng đến tiến độ bài luận. Nhờ đó mà em mới có thêm thời gian để hoàn thành khóa luận một cách tốt nhất. Mặt khác cùng sự giúp đỡ và tạo điều kiện của Ban lãnh đạo công ty cũng như các anh chị ở các bộ phận thuộc Trường Ngoại Ngữ Galaxy mà bài luận văn đã có những luận điểm mới, phát triển sâu và rộng hơn kết quả từ báo cáo thực tập. Em xin chân thành cảm ơn tất cả mọi người đã tận tình chỉ dạy, giúp đỡ em học hỏi thêm nhiều kinh nghiệm, hoàn thành khóa luận tốt nghiệp đúng thời hạn và đạt kết quả tốt nhất. Do kiến thức còn hạn hẹp, kiến thức thực tế ít nên bài luận còn nhiều thiếu sót, em rất mong được sự góp ý của cô chú, anh chị hướng dẫn ở công ty và giảng viên hướng dẫn để bài luận được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU ...........................................................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài ...........................................................................................................................1 2. Mục tiêu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................................2 3. Phương pháp nghiên cứu...............................................................................................................3 4. Bố cục bài luận văn .......................................................................................................................4 CHƯƠNG 1 ..............................................................................................................................................5 CƠ SỞ LÝ LUẬN.....................................................................................................................................5 1.1. Một số lý thuyết chung về thương hiệu .....................................................................................5 1.2. Quá trình hình thành một thương hiệu ......................................................................................6 1.3. Những công cụ để phát triển thương hiệu .................................................................................7 1.3.1. Quảng cáo .........................................................................................................................7 1.3.2. PR (Public Relations-PR) ..................................................................................................8 1.3.3. Sự khác biệt giữa Quảng cáo và PR: .................................................................................9 CHƯƠNG 2 ........................................................................................................................................... 11 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ TRƯỜNG NGOẠI NGỮ GALAXY VÀ SƠ LƯỢC VỀ TRƯỜNG NGOẠI NGỮ GALAXY CHI NHÁNH BÌNH DƯƠNG ..................................................................... 11 A. B. TỔNG QUAN VỀ TRƯỜNG NGOẠI NGỮ GALAXY .............................................................. 11 2.1. Lịch sử hình thành và phát triển ............................................................................................. 11 2.2. Nhiệm vụ và chức năng của trường ngoại ngữ galaxy ........................................................... 12 2.3. Hệ thống tổ chức .................................................................................................................... 12 2.3.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức và chức năng của các bộ phận ..................................................... 12 2.3.2. Đánh giá về cách tổ chức quản lý .................................................................................. 15 2.4. Tổng quan về tình hình nhân sự ............................................................................................. 16 2.5. Tổng quan về lĩnh vực hoạt động của trường ngoại ngữ Galaxy ........................................... 16 2.6. Kết quả hoạt động chủ yếu của ngoại ngữ Galaxy ................................................................. 18 TRƯỜNG NGOẠI NGỮ GALAXY CHI NHÁNH BÌNH DƯƠNG CƠ SỞ 5 ............................ 21 CHƯƠNG 3 ........................................................................................................................................... 22 THỰC TRẠNG VÀ PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU CỦA TRƯỜNG NGOẠI NGỮ GALAXY ....................................................................................................................... 22 3.1. Phân tích tình hình bộ phận......................................................................................................... 22 3.1.1. Quy trình công việc, cách thức............................................................................................. 22 3.1.2. Các chỉ tiêu đánh giá ............................................................................................................ 23 3.2. Thực trạng chiến lược phát triển thương hiệu của trường ngoại ngữ galaxy .............................. 23 3.2.1. Trải nghiệm sản phẩm dịch vụ ............................................................................................. 24 3.2.2. Tương tác, tiếp xúc với nhân viên ........................................................................................ 26 3.2.3. Các hoạt động marketing và truyền thông ........................................................................... 28 3.3. Đánh giá chung về chiến lược phát triển thương hiệu trường ngoại ngữ galaxy ........................ 35 3.3.1.Ưu điểm................................................................................................................................. 35 3.3.2. Nhược điểm .......................................................................................................................... 37 3.4. Nhận thức và đánh giá của khách hàng về thương hiệu của trường ngoại ngữ Galaxy .............. 41 CHƯƠNG 4 ........................................................................................................................................... 45 MỘT SỐ GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ NHẰM PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU CHO TRƯỜNG NGOẠI NGỮ GALAXY ..................................................................................................................................... 45 4.1. Triển vọng và mục tiêu phát triển của công ty ............................................................................ 45 4.2. Một số kiến nghị nhằm phát triển thương hiệu của trường ngoại ngữ galaxy ........................... 46 4.2.1. Trải nghiệm sản phẩm dịch vụ ....................................................................................... 46 4.2.2. Tương tác, tiếp xúc với nhân viên .................................................................................. 48 4.2.3. Các hoạt động marketing và truyền thông ........................................................................... 48 KẾT LUẬN ............................................................................................................................................ 56 TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................................................... 57 PHỤ LỤC............................................................................................................................................... 58 DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của trường ngoại ngữ Galaxy Hình 2.2. Sơ đồ làm việc của nhân viên trong hệ thống liên trường Galaxy Hình 2.3. Sơ đồ làm việc của giáo viên hệ thống liên trường Galaxy Hình 2.4: Giám đốc Galaxy vinh dự nhận giải thưởng Trusted Brand 2013 Hình 2.5: Giám đốc Galaxy chụp hình cùng các doanh nghiệp tại hội nghị Hình 3.1: LOGO Trường Ngoại Ngữ Galaxy Hình 3.2: Đồng phục nhân viên Hình 3.3: Trang trí phòng học Hình 3.4: Trang trí bảng hiệu Hình 3.5: Ấn phẩm tặng Hình 3.6: Talk show giới thiệu Galaxy trên kênh truyền hình Hình 3.7: Chương trình dã ngoại mùa hè cho các học viên Kids Hình 3.8: Tiệc giáng sinh Luxury Night Hình 3.9: Tài trợ giải thưởng cuộc thi hùng biện tiếng anh THCS Hình 3.10: Tài trợ cuộc thi Fly up Hình 3.11: Đánh giá của khách hàng trên Fanpage của Trường Ngoại Ngữ Hình 4.1: Mục “Cư xử và dạy dỗ con” tại website lamchame.com LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Thật không khó để bắt gặp yêu cầu “có hiểu biết về thương hiệu” trong những mẫu tin tuyển dụng từ các công ty lớn có nhỏ có. Đối với một sinh viên xuất thân chuyên ngành marketing thì điều đó lại càng phải rõ hơn bao giờ hết, kiến thức về thương hiệu không chỉ cần rộng mà hơn hết là phải đủ sâu để thấu hiểu vấn đề mà doanh nghiệp đang gặp phải, từ đó có những tư duy giải quyết vấn đề nhạy bén hơn các ứng cử viên không chuyên ngành khác. Với đề tài này, em hi vọng rằng qua quá trình nghiên cứu, tìm tòi học hỏi sẽ đem đến kết quả mà bản thân mong đợi, mở mang kiến thức về thương hiệu, giúp em thêm tự tin, vững vàng hơn trước mọi cơ hội và thử thách nghề nghiệp. Thời điểm hiện tại, năm 2016 – không một doanh nghiệp nào không biết đến tầm quan trọng của thương hiệu. Có hay chăng là bởi nhiều lý do mà họ chưa có sự đầu tư đúng đắn để phát triển thương hiệu riêng mà thôi. Thương hiệu chính là chiếc chìa khóa mở ra sự thành công bền vững của doanh nghiệp. Cần phải bỏ thời gian, công sức, sự kiên trì, đầu tư và may mắn để xây dựng được một thương hiệu mạnh. Từ đó mà tạo nên ưu thế cạnh tranh cho doanh nghiệp, tăng mức độ trung thành, nâng cao doanh thu, lợi nhuận và đem về lợi tức nhiều hơn cho các cổ đông. Nhờ có thương hiệu mà người tiêu dùng có thể phân biệt được sự khác nhau giữa sản phẩm của doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác. Qua đó góp phần mở rộng thị trường cho doanh nghiệp, phòng tránh cạnh tranh không lành mạnh. Trong thời buổi kinh tế thị trường khó khăn, các doanh nghiệp càng phải tìm cho mình một chỗ đứng, xây dựng và phát triển thương hiệu là điều vô cùng cần thiết trong lúc này. 1 Thương hiệu được hình thành và phát triển đều mang lại lợi ích to lớn cho cả doanh nghiệp và khách hàng. Do đó, dựa trên những đặc điểm đôi bên cùng có lợi mà ta thấy rằng việc xây dựng và phát triển thương hiệu là yếu tố tiên quyết mà mỗi doanh nghiệp cần phải nắm bắt nếu muốn tồn tại lâu dài trên thị trường cạnh tranh công bằng như hiện nay. Trường Ngoại Ngữ Galaxy là một doanh nghiệp với quy mô vừa và nhỏ, đang trên đà phát triển. Hiểu được tầm quan trọng của thương hiệu, cùng với những nỗ lực của mình Galaxy đã và đang làm gì để cải thiện từng ngày chất lượng dịch vụ và nâng tầm thương hiệu. Liệu bước đi của họ có đủ mạnh mẽ, đúng đắn và vững vàng trên con đường xây dựng thương hiệu?- Là câu hỏi mà bài luận này sẽ đi tìm câu trả lời. Bản thân từng là một học viên của trường, em hi vọng rằng với kiến thức và tư duy của mình có thể đưa ra được những định hướng, đề xuất phần nào đó giúp ích cho Galaxy cũng như bản thân em. Chính những lý do nêu trên, em chọn đề tài “Giải pháp chiến lược phát triển thương hiệu cho Trường Ngoại Ngữ Galaxy” để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này. Do những kiến thức chuyên ngành và kinh nghiệm thực tế còn hạn chế. Vì vậy, bài luận văn này không tránh khỏi những thiếu sót. Em mong quý thầy cô chia sẻ và đóng góp để bài luận văn được hoàn thiện hơn. 2. Mục tiêu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu  Mục tiêu nghiên cứu: Mục tiêu chính của đề tài là xây dựng chiến lược thương hiệu cho trường Ngoại Ngữ Galaxy, bao gồm các mục tiêu cụ thể sau: - Tìm hiểu thực trạng xây dựng và phát triển thương hiệu tại trường Ngoại Ngữ Galaxy. 2 - Nghiên cứu, phân tích quá trình xây dựng và phát triển thương hiệu của trường Ngoại Ngữ Galaxy. - Đề xuất chiến lược phát triển thương hiệu cho trường Ngoại Ngữ Galaxy.  Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu chiến lược phát triển thương hiệu của trường Ngoại Ngữ Galaxy.  Phạm vi nghiên cứu: Phạm vi khảo sát và phân tích của đề tài nằm trong phạm vi khu vực tỉnh Bình Dương. 3. Phương pháp nghiên cứu  Phương pháp thực hiện - Thực hiện thiết kế bảng câu hỏi phỏng vấn để thu thập thông tin từ các khách hàng của doanh nghiệp. - Sử dụng thông tin thứ cấp, tài liệu có liên quan từ báo chí, internet, tham khảo luận văn và các sách chuyên ngành.  Phương pháp thu thập số liệu, thông tin Thông tin sơ cấp được thu thập thông qua phỏng vấn từ: - Những cán bộ, nhân viên công ty, nội dung chủ yếu quanh các vấn đề về phát triển thương hiệu của doanh nghiệp. - Những học viên đang theo học tại trường Ngoại Ngữ Galaxy. Nội dung xoay quanh vấn đề nhận thức và đánh giá của khách hàng về thương hiệu của trường Ngoại Ngữ Galaxy. Bên cạnh đó là thu thập dữ liệu thứ cấp, quan sát thực tế, phân tích tổng hợp từ những tư liệu được phép công bố của đơn vị, kết hợp với tham khảo thông tin từ sách, báo chí, internet. 3 4. Bố cục bài luận văn - Lời mở đầu - Chương 1: Cơ sở lý luận - Chương 2: Giới thiệu tổng quan về Trường Ngoại Ngữ Galaxy và Trường Ngoại Ngữ Galaxy chi nhánh Bình Dương. - Chương 3: Thực trạng và phân tích chiến lược phát triển thương hiệu của Trường Ngoại Ngữ Galaxy chi nhánh Bình Dương. - Chương 4: Một số giải pháp, kiến nghị nhằm phát triển thương hiệu của Trường Ngoại Ngữ Galaxy. - Kết luận - Tài liệu tham khảo - Phụ lục 4 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1. Một số lý thuyết chung về thương hiệu Thuật ngữ thương hiệu lần đầu tiên xuất hiện ở Việt Nam vào thời vua Bảo Đại theo điều 1 của Dụ số 5 ngày 1/4/1952 “quy định các nhãn hiệu” như sau: “Được coi là nhãn hiệu hay thương hiệu là các danh từ có thể phân biệt rõ rệt, các danh hiệu, biển ngữ, dấu in, con niêm, tem nhãn, hình nổi, chữ, số, giấy phong bì cùng các biểu tượng khác dùng để phân biệt sản phẩm hay thương phẩm” (Nguyễn Quốc Thịnh-Nguyễn Thành Trung, 2005). Như vậy, tại thời điểm 64 năm về trước, khái niệm về thương hiệu đã dần định hình nhưng chưa có sự phân biệt sâu sắc giữa thương hiệu và nhãn hiệu, nội dung chỉ bao hàm các yếu tố về dấu hiệu mà chưa có các đặc điểm hình tượng trong tâm trí khách hàng về thương hiệu. Vì vậy, trong trường hợp này thương hiệu và nhãn hiệu được hiểu là như nhau và mang ý nghĩa chưa toàn vẹn. Vậy thương hiệu thực chất được hiểu như thế nào? Thương hiệu là tập hợp các dấu hiệu để phân biệt hàng hóa dịch vụ của cơ sở sản xuất, kinh doanh (gọi chung là doanh nghiệp) này với hàng hóa, dịch vụ cùng loại của doanh nghiệp khác, là hình tượng về một loại, một nhóm hàng hóa, dịch vụ hoặc về doanh nghiệp trong tâm trí khách hàng (Nguyễn Quốc Thịnh-Nguyễn Thành Trung, 2005). Như vậy, thương hiệu bao gồm “dấu hiệu” và “hình tượng”. Nói một cách ngắn gọn và cô đọng, thì: 5 - Dấu hiệu: là những gì thuộc bề ngoài của thương hiệu, giúp khách hàng có thể phân biệt thương hiệu của doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác. Đó có thể là các chữ cái, con số, hình vẽ, hình tượng, sự thể hiện màu sắc, âm thanh, sự đặc sắc của bao bì, cách đóng gói… - Hình tượng: là những gì thuộc bản chất bên trong của doanh nghiệp. Những yếu tố ẩn đằng sau hình tượng đó có thể là chất lượng hàng hóa, dịch vụ, cách ứng xử của doanh nghiệp đối với khách hàng và cộng đồng… 1.2. Quá trình hình thành một thương hiệu Khi bắt đầu xây dựng thương hiệu, dù doanh nghiệp đã hình thành các “Dấu hiệu” và “Hình tượng” tuy nhiên, chưa người nào biết đến thì đó chưa thể gọi là một thương hiệu. Đó là bởi khách hàng vẫn chưa hề có cảm nhận về thương hiệu, giúp họ ghi nhớ và phân biệt đối với các thương hiệu khác. Khách hàng hình thành cảm nhận về một sản phẩm, một công ty (và từ đó hình thành thương hiệu) qua những tương tác dưới đây: - Trải nghiệm sản phẩm dịch vụ Trải nghiệm của khách hàng là những gì khách hàng cảm nhận được sau khi mua một sản phẩm về sử dụng, hoặc sau khi sử dụng một dịch vụ. - Tương tác, tiếp xúc với nhân viên Cảm nhận của khách hàng về một thương hiệu cũng hình thành từ những gì còn đọng lại qua những lần tiếp xúc với nhân viên, người đại diện cho thương hiệu để tương tác với khách hàng. Điều này lý giải khái niệm đại sứ thương hiệu. - Các hoạt động marketing và truyền thông 6 Hoạt động marketing là những gì thương hiệu chủ động thực hiện để tác động, hay tạo ra cảm nhận của khách hàng, những cảm nhận tích cực về thương hiệu (Đỗ Hòa, 2010). Như vậy, trải nghiệm sản phẩm dịch vụ và tương tác, tiếp xúc với nhân viên giúp hình thành cảm xúc cho đối tượng khách hàng đã sử dụng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Qua đó những cảm nhận của họ xây dựng nên những giá trị thương hiệu cho doanh nghiệp một cách mạnh mẽ và có độ tin cậy cao do yếu tố trải nghiệm người dùng và hiệu quả của truyền miệng. Tuy nhiên, điều đó là thật sự chưa đủ nếu chỉ giới hạn phạm vi phát triển thương hiệu của doanh nghiệp như vậy. Do đó, các hoạt động marketing và truyền thông là công cụ đắc lực, là thỏi nam châm thu hút sự chú ý của cả những khách hàng tiềm năng, truyền đến họ những cảm nhận về doanh nghiệp rõ ràng và mạnh mẽ. Đó chính là nhiệm vụ của hoạt động marketing trong xây dựng và phát triển thương hiệu. 1.3. Những công cụ để phát triển thương hiệu 1.3.1. Quảng cáo Quảng cáo là hình thức tuyên truyền được trả tiền để thực hiện việc giới thiệu thông tin về sản phẩm, dịch vụ, công ty hay ý tưởng, quảng cáo là hoạt động truyền thông phi trực tiếp giữa người với người mà trong đó người muốn truyền thông phải trả tiền cho các phương tiện truyền thông đại chúng để đưa thông tin đến thuyết phục hay tác động đến người nhận thông tin (Nguyễn Quốc Thịnh-Nguyễn Thành Trung, 2005). Như vậy hoạt động quảng cáo mang tính chất truyền tải thông tin một cách chủ động từ phía doanh nghiệp. Quảng cáo bao gồm rất nhiều loại hình nhưng ở phạm vi bài luận này chỉ đề cập đến hai loại hình quảng cáo, đó là: a. Quảng cáo thương hiệu (brand advertising) 7 Quảng cáo xây dựng thương hiệu nhằm xây dựng một hình ảnh hay sự nhận biết về một thương hiệu về lâu dài. Nội dung quảng cáo này thường rất đơn giản vì chỉ nhấn mạnh vào thương hiệu là chính. b. Quảng cáo tương tác (interact advertising) Đây chủ yếu là các hoạt động quảng cáo bằng internet nhắm đến cá nhân người tiêu dùng. Hình thức quảng cáo tương tác này mang lại sự tương tác đánh giá sản phẩm dịch vụ. Giúp rút ngắn khoản cách giữa khách hàng và doanh nghiệp (Theo Vietnambranding.com và Wikipedia, 2011). 1.3.2. PR (Public Relations-PR)  Khái niệm: Quan hệ công chúng (Public Relations-PR) thường được hiểu là một hệ thống các nguyên tắc và các hoạt động có liên quan một cách hữu cơ, nhất quán nhằm tạo dựng một hình ảnh; một ấn tượng; một quan niệm, nhận định; hoặc một sự tin cậy nào đó (Nguyễn Quốc Thịnh-Nguyễn Thành Trung, 2005). Theo như định nghĩa trên, có thể hiểu rằng PR là các hoạt động do con người tạo ra, dựa trên một số nguyên tắc mà phát triển nội dung nhằm mục đích tạo ra những thông tin có ảnh hưởng tốt đến nhận thức của người tiếp nhận thông tin, từ đó gợi lên những quan điểm, nhận định hay tin cậy trong lòng đối tượng truyền thông.  Những ưu điểm nổi bật của PR - Là quá trình thông tin 2 chiều giữa doanh nghiệp và đối tượng truyền thông, giúp gia tăng sự gắn kết và thấu hiểu lẫn nhau. - Có tính khách quan cao: do có sự tương tác và bình luận của nhiều người. Do vậy thông tin sẽ được tiếp nhận dễ dàng hơn mà ít bị ảnh hưởng của “hội chứng quảng cáo”. 8 - Chuyển tải thông tin nhiều hơn. - Hoạt động PR thường mang đến lợi ích cụ thể cho đối tượng: đó có thể là chương trình văn nghệ, các khoản từ thiện, học bổng, ... - Thường có chi phí thấp hơn so với quảng cáo trên các phương tiện truyền thông. PR cũng được triển khai dưới nhiều hình thức khác nhau. Tuy nhiên trong phạm vi bài luận này chỉ đề cập đến khái niệm của hình thức tổ chức sự kiện và liên kết tài trợ. a. Tổ chức sự kiện (event marketing) Là hình thức PR mà trong đó doanh nghiệp có thể tự đứng ra tổ chức hoặc thuê bên thứ ba có chuyên môn để thực hiện. Tổ chức sự kiện phải có một người quản lý dự án giỏi để kiểm soát các vấn đề có thể xảy ra trong quá trình tổ chức, đồng thời đảm bảo tính chuyên nghiệp. Bất cứ sai sót nhỏ nào cũng có thể dẫn đến sự thất bại của sự kiện (Nguyễn Quốc Thịnh-Nguyễn Thành Trung, 2005). b. Liên kết tài trợ (sponsorship) Là hoạt động hợp tác giữa một hay nhiều doanh nghiệp không trực tiếp đứng ra tổ chức mà chỉ hỗ trợ một số vấn đề về tài chính, chuyên môn hay công tác chuẩn bị cho đơn vị tổ chức chính. Qua đó nhằm mang lại lợi ích cho cả đôi bên, hoạt động tài trợ này giúp doanh nghiệp có thể gián tiếp thông qua các chiến dịch truyền thông marketing của sự kiện mà quảng bá thương hiệu, giúp tiết kiệm chi phí và nhân lực (Nguyễn Quốc Thịnh-Nguyễn Thành Trung, 2005). 1.3.3. Sự khác biệt giữa Quảng cáo và PR: Quảng cáo và PR là hai công cụ xúc tiến của marketing, cùng chung một mục tiêu kích thích người tiêu dùng sử dụng sản phẩm, dịch vụ. Tuy nhiên, giữa chúng vẫn luôn tồn tại những khác biệt rõ nét cần phân biệt để ứng dụng cho đúng và phù hợp. 9 Nội dung Quảng cáo PR Đối tượng Khách hàng mục tiêu Cộng đồng Phương tiện Phương tiện truyền thông Phương tiện truyền thông và những loại hình sự kiện Vai trò Tăng sự nhận biết Làm cho khách hàng “hiểu” Thể hiện Bề nổi Chiều sâu Thời điểm Giai đoạn tăng nhận biết Đi trước, về sau Khủng hoảng Không được sử dụng Công cụ hữu hiệu (Nguyễn Trần Bích Ngọc.– BrainMark Consulting & Training). 10 CHƯƠNG 2 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ TRƯỜNG NGOẠI NGỮ GALAXY VÀ SƠ LƯỢC VỀ TRƯỜNG NGOẠI NGỮ GALAXY CHI NHÁNH BÌNH DƯƠNG A. TỔNG QUAN VỀ TRƯỜNG NGOẠI NGỮ GALAXY 2.1. Lịch sử hình thành và phát triển Trường ngoại ngữ Galaxy chính thức thành lập và ra đời vào năm 2008 tại trụ sở chính 217 Đường Nguyễn Duy Trinh, Phường Bình Trưng Tây, Quận 2, TPHCM. Loại hình doanh nghiệp: Doanh nghiệp tư nhân hoạt động trong lĩnh vực giáo dục. Trong những năm vừa qua, Galaxy đã đáp ứng nhu cầu Anh ngữ cho hàng chục triệu học viên ở mọi tầng lớp trong xã hội và ở mọi lứa tuổi. Để đáp ứng cho số lượng học viên ngày càng tăng, Galaxy đã mở rộng thêm nhiều cơ sở và hiện tại có 8 cơ sở đang hoạt động. - Cơ sở 1: 217 Đường Nguyễn Duy Trinh, Phường Bình Trưng Tây, Quận 2, TP.HCM - Tel: 08. 3743.29.02 – 08.3743.11.94 - Cơ sở 2: 311J5 Khu Tái Định Cư Thủ Thiêm, Phường An Phú, Quận 2, TP.HCM - Tel: 0918.999.851 - 0167.995.6663 - Cơ sở 3: 26 Nguyễn Duy Trinh, Phước Lai, Phường Long Trường, Quận 9, TP.HCM - Tel: 0918.999.851 - 0167.995.6663 - Cơ sở 4: Số 1 Đường số 3, Phường Trường Thạnh, Quận 9, TP.HCM - Tel: 0918.999.851 - 0167.995.6663 - Cơ sở 5: 500 Đại lộ Bình Dương, Phường Hiệp Thành, Thị xã Thủ Dầu Một, Tỉnh Bình Dương - Tel: 0650.3878.002 – 0650.3878.003 11 - Cơ sở 6: C76 Đại lộ Bình Dương, Phường Hiệp Thành, Thị xã Thủ Dầu Một, Tỉnh Bình Dương - Tel: 0650.3878.163 - 0650.3878.164 - Cơ sở 7: Số 2 Đường Hùng Vương, Thị Trấn Dầu Tiếng, Tỉnh Bình Dương Tel: 0650. 351.99.89 - 0650. 351.99.90 - Cơ sở 8: 889 Phan Đình Phùng, Tp Kon Tum, tỉnh Kon Tum 0606. 251.789 – 0606. 28 22 88 Email: [email protected] - Website: www.galaxyeduvn.com Facebook: http://www.facebook.com/galaxyeduvnn 2.2. Nhiệm vụ và chức năng của trường ngoại ngữ galaxy Trong thời đại hiện nay, nhu cầu học Anh ngữ ngày càng trở nên phổ biến. Ước muốn có được một trình độ tiếng Anh tốt là nhu cầu bức thiết của mọi người. Đặc biệt là trong bối cảnh Việt Nam hội nhập với thế giới. Nhằm đáp ứng tất cả các nhu cầu cho tất cả các tầng lớp trong xã hội, học sinh, sinh viên, doanh nhân, công nhân viên chức… Galaxy không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo với một đội Giáo viên ưu tú, giàu kinh nghiệm giảng dạy, là “niềm tự hào của trường Ngoại Ngữ Galaxy”. Chính vì vậy mà “Trường Ngoại Ngữ Galaxy chọn tiêu chí chất lượng và hiệu quả trong thời gian ngắn nhất, đáp ứng mọi nhu cầu người học, giúp người học luôn tự tin giao tiếp đúng, phản xạ tự nhiên trong quỹ thời gian ngắn nhất và thành công trong mọi môi trường sử dụng anh ngữ như định cư, du học, công tác nước ngoài…” 2.3. Hệ thống tổ chức 2.3.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức và chức năng của các bộ phận 12 Tổng giám đốc Giám đốc Quản lý cơ sở Hình 2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của trường ngoại ngữ Galaxy - Tổng giám đốc: Có vai trò và trách nhiệm cao nhất, quản lý và ra quyết định trên toàn bộ hệ thống. - Giám đốc: thực hiện theo chỉ thị của Tổng giám đốc, xét duyệt và đốc thúc cấp dưới hoàn thành các kế hoạch đề ra - Quản lý cơ sở: Chịu trách nhiệm cơ sở mình quản lý, lắng nghe chỉ thị từ cấp trên. AR AS ES ES AS AS ES AS AS Hình 2.2. Sơ đồ làm việc của nhân viên trong hệ thống liên trường Galaxy 13 Chức vụ: + AR (Administrative Representative) + ES (Executive Secretary) + AS (Academic Secretary)  AR: giữ chức vụ cao nhất của liên trường về vấn đề hành chính.  ES: giữ chức vụ cao nhất của cơ sở thuộc hệ thống liên trường về vấn đề hành chính.  AS: làm công việc hành chính dưới sự điều động của cấp trên. DS HC ST ST AT HT ST AT HC Hình 2.3. Sơ đồ làm việc của giáo viên hệ thống liên trường Galaxy Chức vụ: + DS (DIRECTION OF STUDY) + ST (SUPERVISING TEACHER) + HT (HEAD TEACHER) + AT (ACADEMIC TEACHER) + HC (HOMEWORK CHECKER) 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất