Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thể loại khác Chưa phân loại Giá trị của phim panorama và phim ct cone beam trong phẫu thuật lấy bỏ răng khôn...

Tài liệu Giá trị của phim panorama và phim ct cone beam trong phẫu thuật lấy bỏ răng khôn hàm dưới

.DOC
99
730
144

Mô tả:

1 ĐẶT VẤN ĐỀ Răng khôn hàm dưới hay còn gọi là răng hàm lớn thứ ba hàm dưới, răng 8 hàm dưới là răng mọc cuối cùng trên cung hàm ở độ tuổi trưởng thành từ 18 tuổi đến 25 tuổi, do vậy có thể gây nhiều biến chứng phức tạp tại chỗ, toàn thân đôi khi rất nặng nề cho người bệnh. Nguyên nhân do những bất thường trong quá trình phát triển mô phôi, sự bất hài hòa về kích thước răng và xương hàm nên răng khôn thường mọc ngầm trong xương hàm, kẹt bởi các tổ chức xung quanh hay lệch trục… Hình thái và vị trí mọc răng khôn có liên quan chặt chẽ với các biến chứng của nó [1], [2]. Những biến chứng thường gặp như: viêm mô tế bào, sâu mặt xa và tiêu xương răng 7, sâu răng khôn, ngoài ra có thể gây đau dây thần kinh vùng đầu lan tỏa hoặc khu trú, nặng hơn nữa có thể gặp viêm tấy lan tỏa (Phlegmon) gây nguy hiểm tới tính mạng… Chẩn đoán răng khôn hàm dưới mọc lệch và các biến chứng dựa vào khám lâm sàng là chủ yếu, chụp phim X quang để hỗ trợ và lập kế hoạch điều trị [3]. Các phim X quang thường chỉ định chụp để chẩn đoán răng khôn hàm dưới như phim sau huyệt ổ răng (phim cận chóp), phim hàm dưới chếch, phim Panorama, phim CT-Conebeam. Mỗi phim có những ưu điểm và hạn chế nhất định. Phim cận chóp do kích thước phim hẹp, chỉ có thể lấy được tối đa 3 răng hàm nhiều trường hợp chỉ có thể lấy được thân răng khôn vì vậy khó để hỗ trợ lập được kế hoạch điều trị chính xác. Phim toàn cảnh Panorama cung cấp tương đối đầy đủ thông tin cho chẩn đoán và điều trị răng khôn hàm dưới theo không gian 2 chiều. Phim CT-Conebeam là phim cung cấp đầy đủ thông tin nhất cho chẩn đoán và điều trị răng khôn hàm dưới. Phim CT-Conebeam không những đánh giá chính xác vị trí, hình 2 dáng, hướng của thân răng, số lượng và hình dáng chân răng mà còn cho phép ta đánh giá chính xác các cấu trúc giải phẫu liên quan như vách xương mặt xa răng số 7 và liên quan ống thần kinh răng dưới theo 3 chiều không gian. Ở Việt Nam và trên thế giới có nhiều nghiên cứu về răng khôn hàm dưới nhưng rất ít đề tài nghiên cứu về giá trị của phim toàn cảnh Panorama và phim CT- Conebeam trong chẩn đoán và điều trị răng khôn hàm dưới. Chính vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Giá trị của phim Panorama và phim CT Cone Beam trong phẫu thuật lấy bỏ răng khôn hàm dưới” với mục tiêu sau: 1. Nhận xét hình thái lâm sàng của răng khôn hàm dưới. 2. Nhận xét giá trị của phim Panorama và CT-Conebeam trong phẫu thuật lấy bỏ răng khôn hàm dưới. 3 Chương 1 TỔNG QUAN 1.1. Một số đặc điểm giải phẫu xương hàm dưới [4]. Xương hàm dưới (XHD) là một xương đặc, di động, có nhiều cơ bám theo hướng khác nhau, ít mạch máu nuôi dưỡng hơn. Thân xương hình móng ngựa, có hai mặt, hai bờ a) Mặt trước: ở giữa có một chỗ lồi (lồi cằm). Hai bên có một đường đi từ cằm đến bờ trước cành lên gọi là đường chéo ngoài. Ở trên đường đó, dưới răng hàm nhỏ thứ hai, có một lỗ gọi là lỗ cằm, có nhánh tận của dây thần kinh răng dưới và động mạch răng dưới chui ra. b) Mặt sau: ở giữa có bốn mấu (hai trên, hai dưới) gọi là mỏm cằm, có cơ cằm lưỡi và cằm móng bám; hai bên có hai đường (đường chéo trong) có cơ hàm móng bám. Dưới đường gờ, khoảng răng hàm thứ hai hoặc thứ ba, có hố dưới hàm. c) Bờ trên: là huyệt răng d) Bờ dưới: dày, nhẵn Hình 1.1. Xương hàm dưới (mặt trong) 1.Lồi cầu; 2. Mỏm vẹt; 3.Khuyết Sigma; 4. Lỗ ống răng dưới; 5. Rãnh hàm móng; 6. Bờ sau quai hàm; 7. Góc hàm; 8. Hố dưới hàm; 9. Mặt xương cắt qua lồi cằm; 10. Đường chéo trong; 11- 12. Mỏm cằm trên và dưới; 13. Hố dưới lưỡi; 14. Hố cơ nhị thân; 15. Gai Spix 4 Cành lên hay cành cao hình vuông, rộng hơn cao, hơi chếch từ dưới lên trên, từ trước ra sau. Mặt ngoài có nhiều gờ để cơ cắn bám. Mặt trong, ở giữa có một cái gai xương gọi là gai Spix, ngay cạnh gai Spix có một lỗ: lỗ ống răng dưới có thần kinh, động mạch răng dưới đi qua. Từ gai Spix đi chếch xuống ngay dưới đường chéo trong có một rãnh (rãnh hàm móng), để dây thần kinh và động mạch hàm móng đi qua, ở sau và dưới rãnh ấy có một diện gồ ghề để cơ chân bướm bám. Bờ trước lõm như bị xẻ rãnh. Bờ sau dày và nhẵn, cong chữ S. Bờ dưới cùng với bờ sau tạo thành góc hàm. Bờ trên ở giữa có một lõm: khuyết Sigma. Trước khuyết là mỏm vẹt, sau khuyết là lồi cầu. 1.2. Sự hình thành và liên quan của răng khôn hàm dưới 1.2.1. Sự hình thành và mọc răng khôn hàm dưới [5],[6],[7]. Các nụ biểu bì của răng hàm lớn vĩnh viễn không phát sinh trực tiếp từ lá răng như các răng vĩnh viễn khác mà hình thành từ đoạn phát triển kéo dài về phía xa của nó. Từ bờ tự do đầu xa của các lá răng, xuất hiện một dây biểu bì phát triển về phía xa, và đây sẽ là đoạn hình thành các nụ biểu bì của răng hàm lớn vĩnh viễn. Vào lúc phôi được 9cm (tháng thứ 3 hoặc 4) nụ biểu bì mầm răng hàm lớn vĩnh viễn thứ nhất xuất hiện ngay cạnh mặt xa của răng hàm sữa thứ 2. Sau đó dây biểu bì tiếp tục phát triển lan về phía xa và hình thành nụ biểu bì của mầm răng hàm lớn vĩnh viễn thứ 2 vào lúc bào thai được khoảng 9 tháng và cuối cùng cho nụ biểu bì của mầm răng khôn vào khoảng lúc đứa trẻ lên 45 tuổi [6]. Như vây, các nụ biểu bì của răng hàm lớn vĩnh viễn đều lần lượt xuất hiện ở vị trí giữa mặt xa của mầm răng phía gần kế cận và cành lên XHD. Khoảng giữa của cành lên XHD và mầm răng phía gần kế cận thường chỉ đủ cho sự mọc răng bình thường của răng hàm lớn vĩnh viễn thứ nhất và thứ hai, 5 nhưng với răng khôn thì không phải lúc nào cũng đủ chỗ để mọc lên, do vây rất hay bị ngầm, kẹt và mọc lệch. Sự canxi hóa răng khôn bắt đầu lúc 8-9 tuổi và hoàn tất quá trình này qua 2 giai đoạn: - Hoàn tất sự canxi hóa thân răng lúc 12-15 tuổi. - Hoàn tất sự canxi hóa chân răng lúc 18-25 tuổi. Quá trình mọc răng khôn bao gồm 2 chuyển động: - Chuyển động ở sâu: mầm răng di chuyển theo trục của nó và sự phát triển của XHD. Chuyển động này xảy ra trong giai đoạn hình thành thân răng khoảng từ 4-13 tuần. - Chuyển động mọc lên: bắt đầu từ khi hình thành chân răng, răng xoay đứng dần, hướng về khoảng hậu hàm trượt theo mặt răng 7 để mọc vào ổ miệng ở độ tuổi 16- 20. Tuy nhiên do dây nang răng bị kéo và xương hàm có xu hướng phát triển về phía sau, nên mặt nhai răng hàm thường có xu hướng hướng vào cổ răng 7, còn chân răng khôn thường có xu hướng kéo về phía xa [8]. Quá trình hình thành và phát triển của răng khôn hàm dưới cũng trải qua các giai đoạn giống như các răng vĩnh viễn khác. Giai đoạn hoàn thiện thân răng lúc khoảng 12-15 tuổi và hoàn thiện chân răng khoảng 18-25 tuổi. Quá trình này chịu nhiều yếu tố tác động đến, vì vậy mà răng khôn có thể mọc được ở vị trí bình thường, thẳng đứng như các răng khác, hoặc cũng có thể mọc lệch, lạc chỗ, thậm chí không mọc lên được. Chính vì vậy, nó gây ra nhiều rối loạn bệnh lý khác nhau [9]. 1.2.2. Liên quan của răng khôn hàm dưới với tổ chức lân cận [10] 1.2.2.1. Liên quan trực tiếp - Phía sau: liên quan với ngành lên XHD - Phía trước: liên quan răng số 7 - Mặt trong: qua lớp xương mỏng liên quan đến thần kinh lưỡi. 6 - Mặt ngoài: liên quan với một lớp xương dầy. - Phía trên: tùy từng trường hợp mà có sự liên quan với khoang miệng hay còn một lớp xương, niêm mạc, và răng 8 hàm trên. - Phía dưới: liên quan với ống răng dưới, ống răng dưới có chứa mạch máu và thần kinh, chân răng có thể nằm sát ống răng dưới. Đôi khi ống răng dưới đi qua giữa các chân răng nhưng thường nằm lệch phía tiền đình của chân răng. 1.2.2.2. Liên quan gián tiếp - Ngoài và trước: liên quan với tế bào tiền đình và má. - Trong và trước: liên quan với mô tế bào sàn miệng. - Sau và trên: liên quan với mô tế bào trụ trước vòm miệng và hố bướm hàm. - Sau và ngoài: liên quan với khối cơ nhai ở thấp, hố thái dương ở cao. Chính vì cấu trúc răng khôn liên quan với nhiều thành phần giải phẫu quan trọng nên khi có bất thường răng khôn thường dễ gây nên những biến chứng nguy hiểm. 1.3. Những nguyên nhân làm răng khôn hàm dưới mọc lệch lạc 1.3.1. Nguyên nhân tại chỗ [5] Trong quá trình hình thành và mọc răng, có các yếu tố tác nhân tại chỗ rối loạn hay không thuận lợi như xương ổ răng, niêm mạc lợi, sự phát triển sọ mặt sẽ gây ra những ảnh hưởng tới quá trình mọc răng khôn. - Mầm răng không đủ các yếu tố để mọc [3]  Không có cơ quan tạo men.  Không có dây chằng Sharpey.  Do giai đoạn hình thành túi răng không đầy đủ.  Tủy răng bị thiểu sản, nuôi dưỡng kém. 7 - Do xương ổ răng:  Do thân răng không vượt qua được các cản trở như niêm mạc, xương ổ răng.  Tổ chức xương trên đường mọc lên của răng bị xơ hóa do nang hay nhiễm trùng… - Do lợi: Lợi vùng phía trên của răng quá dày, sừng hóa có thể cản trở quá trình mọc răng. - Do thiếu chỗ để mọc  Mầm răng khôn hàm dưới có chung thừng liên bào với răng hàm lớn thứ nhất và thứ hai mà 2 răng này lại mọc lên trước nên mầm răng khôn phần thân thường bị kéo lệch về phía gần.  Răng 8 mọc muộn nhất trên cung hàm nên thường thiếu chỗ gây mọc lệch, kẹt hay ngầm.  Thiếu chỗ trên cung răng, không tương xứng kích thước giữa răng và xương hàm. 1.3.2. Nguyên nhân toàn thân - Còi xương suy dinh dưỡng, rối loạn nội tiết, thiếu máu, giang mai... - Do những dị tật bẩm sinh vùng hàm mặt. - Một số bệnh lý làm rối loạn hoặc kém phát triển sọ mặt, đặc biệt là xương hàm dưới làm ảnh hưởng tới sự mọc răng khôn. 1.4. Phân loại lệch lạc răng khôn hàm dưới Y văn trong và ngoài nước đã đưa ra nhiều cách khác nhau để phân loại lệch lạc răng khôn hàm dưới. Có thể tổng quát thành 2 nhóm chính: nhóm theo tư thế, vị trí, hình dáng răng 8 và nhóm theo phương pháp phẫu thuật. 8 1.4.1. Theo tư thế, hình dáng, vị trí 1.4.1.1 Phân loại Pell, Gregory và Winter: Dựa vào 3 tiêu chuẩn. * Theo chiều ngang: tương quan của thân răng 8 và khoảng rộng xương giữa mặt xa răng số 7 và phần cành cao XHD phủ phía xa răng 8 [11, 12] Hình 1.2. Tương quan của thân răng 8 và khoảng rộng xương - Loại I: Khoảng a (giữa bờ xa răng số 7 và bờ trước cành cao) bằng hoặc lớn hơn khoảng b (bề rộng gần - xa của thân răng 8) a  b (hình 1.2) - Loại II: Khoảng a < b: khoảng giữa bờ xa răng số 7 và bờ trước cành cao nhỏ hơn bề rộng gần - xa của thân răng 8 (hình 1.2) - Loại III: Răng 8 hoàn toàn ngầm trong xương hàm (hình 1.3) * Theo chiều đứng: độ sâu của răng 8 so với mặt nhai răng 7. Hình 1.3. Độ sâu răng 8 so với mặt nhai răng 7 - Vị trí A: điểm cao nhất (H) của răng 8 nằm ngang hay cao hơn mặt nhai răng số 7 (hình 1.3) - Vị trí B: điểm H nằm ở giữa mặt nhai và cổ răng số 7 (hình 1.3) - Vị trí C: Điểm H nằm thấp hơn cổ răng 7 (hình 1.3) 9 * Theo tương quan của trục răng số 8 so với trục răng số 7.[13] Có 7 tư thế lệch của trục răng số 8 so với trục răng số 7. Trong 7 tư thế này có thể phối hợp với sự xoay [16]. Hình 1.4. Tương quan của trục răng 8 so với trục răng 7 (1) Răng lệch gần – góc (5) Răng lệch má – góc (2) Răng lệch xa – góc (6) Răng lệch lưỡi - góc (3) Trục răng thẳng (Ngầm đứng). (7) Trục răng lộn ngược ngầm (4) Trục răng nằm ngang (Ngầm ngang). Có thể có 3 tư thế xoay phối hợp: - Xoay phía má. - Xoay phía lưỡi. - Xoay vặn trên trục chính của răng số 8. 1.4.1.2. Ủy ban phẫu thuật miệng của Mỹ năm 1971 chia ra làm 3 loại [14]  Răng mọc ngầm là răng không mọc một phần hoặc hoàn toàn do vướng răng khác bên cạnh, xương ổ răng hay mô mềm ngăn cản sự mọc lên của 10 răng đó. Tuỳ theo tư thế giải phẫu của răng mà có các kiểu ngầm (chìm). Một răng được chẩn đoán là ngầm chỉ khi nào quá tuổi mọc mà không mọc được.  Răng mọc lệch là răng đã mọc nhưng nằm ở tư thế bất thường trên hàm, do không đủ chỗ trên cung hàm hoặc do di truyền.  Răng không mọc là răng không xuyên qua được niêm mạc miệng sau khi đã qua thời kỳ mọc. 1.4.1.3. Theo Peter Tets và Wifried Wagner có 2 loại [14]  Răng kẹt là răng không mọc tới được mặt phẳng cắn sau khi đã hoàn tất sự phát triển của răng.  Răng lạc chỗ là răng không nằm ở vị trí bình thường của nó trên cung hàm. 1.4.1.4. Theo A. Fare có 3 loại  Răng ngầm trong xương là răng nằm hoàn toàn trong xương.  Răng ngầm dưới niêm mạc phần lớn thân răng đã mọc ra khỏi xương, nhưng vẫn bị niêm mạc bao bọc một phần hay toàn bộ.  Răng kẹt: một phần thân răng đã mọc ra khỏi xương, nhưng bị kẹt, không thể mọc thêm được nữa. 1.4.2. Phân loại phương pháp phẫu thuật răng khôn hàm dưới lệch Phân loại theo Parant: 4 loại [15] Loại I: nhổ răng chỉ cần mở một phần xương ổ răng, tạo điểm tựa cho bẩy bằng cách khoan một rãnh ở mặt ngoài gần răng 8. Phương pháp này áp dụng cho các trường hợp kích thước và hình dạng chân răng cho phép dùng lực xoay và kéo răng lên. Chỉ định cho các trường hợp: - Răng 8 dưới lệch gần, kẹt răng 7, hai chân tách rời nhưng thuôn và thuận chiều bẩy răng (Hình 1.5). 11 - Răng 8 dưới lệch gần, kẹt răng 7, chân chụm, cong xuôi chiều bẩy (Hình 1.6) Hình 1.5. Răng 8 dưới lệch gần, kẹt Hình 1.6. Răng 8 dưới lệch gần, kẹt răng 7, hai chân tách rời nhưng răng 7, chân chụm, cong xuôi thuôn và thuận chiều bẩy răng chiều bẩy Loại II: nhổ răng cần mở một phần xương ổ răng và cắt cổ răng: Kỹ thuật: dùng mũi khoan Tungsten để cắt ngang qua cổ răng 8, sau đó dùng bẩy để lấy một phần thân răng và chân răng 8 lên. Chỉ định: - Răng 8 dưới lệch gần ngang, thấp, kẹt răng số 7, chân chụm, thẳng hay cong (Hình 1.7) Hình 1.7. Răng 8 dưới lệch gần ngang, thấp, kẹt răng số 7, chân chụm, thẳng hay cong 12 - Răng 8 ngầm đứng nằm chìm sâu, chân chụm to hay hai chân cong hình móc câu (Hình 1.8) Hình 1.8. Răng 8 ngầm đứng nằm chìm sâu, chân chụm to hay hai chân cong hình móc câu - Răng 8 ngầm sâu lệch xa góc, hay răng nằm ngang (Hình 1.9) Hình 1.9. Răng 8 ngầm sâu lệch xa góc, hay răng nằm ngang - Răng 8 lệch phía lưỡi (Hình 1.10) Hình 1.10. Răng 8 lệch phía lưỡi 13 Loại III: nhổ răng cần phải mở xương ổ răng, cắt cổ răng và chia chân răng. Chỉ định cho các trường hợp sau: - Răng 8 kẹt, hai chân răng choãi ngược chiều nhau (Hình 1.11) Hình 1.11. Răng 8 kẹt, hai chân răng choãi ngược chiều nhau - Răng 8 ngầm, nằm ngang, hai chân choãi ngược chiều nhau (Hình 1.12) Hình 1.12. Răng 8 ngầm, nằm ngang, hai chân choãi ngược chiều nhau - Răng 8 kẹt, hai chân doãng ngược chiều nhau, chân răng nhỏ (Hình 1.13) 14 Hình 1.13. Răng 8 kẹt, hai chân doãng ngược chiều nhau, chân răng nhỏ - Răng 8 kẹt, hai chân cong ngược chiều bẩy (Hình 1.14) Hình 1.14. Răng 8 kẹt, hai chân cong ngược chiều bẩy Loại IV: răng nhổ khó cần mở xương, chia cắt răng tùy từng trường hợp: - Răng 8 nằm thấp sát với răng 7 đứng một mình do mất răng 6 (Hình 1.15) Hình 1.15. Răng 8 nằm thấp sát với răng 7 đứng một mình do mất răng 6 - Răng 8 nhiều chân, mảnh, choãi ra theo các hướng khác nhau, khó xác định trên phim X-quang (Hình 1.16) 15 Hình 1.16. Răng 8 nhiều chân, mảnh, choãi ra theo các hướng khác nhau, khó xác định trên phim X-quang - Răng 8 to, kích thước chân răng lớn hơn kích thước thân răng (Hình 1.17) Hình 1.17. Răng 8 to, kích thước chân răng lớn hơn kích thước thân răng - Răng 8 lệch gần ít, nhưng rất thấp (Hình 1.18) Hình 1.18. Răng 8 lệch gần ít, nhưng rất thấp - Răng 8 nằm ngay trên ống răng dưới, hay ống răng dưới nằm ở giữa 2 chân răng 8, chân răng 8 cong ôm lấy ống răng dưới. Chân răng 8 dính vào xương ổ răng. 1.5. Tai biến và biến chứng răng khôn hàm dưới mọc lệch, ngầm [11], [12], [16], [17], [18] 16 - Biến chứng do mọc răng khôn hàm dưới lệch, ngầm, thường xảy ra trước 25 tuổi. Khi cuống răng khôn chưa đóng kín, biến chứng là do quá trình mọc không bình thường. - Biến chứng do lộn túi răng, thường xảy ra sau 25 tuổi, khi cuống răng đã vôi hoá xong. Tai biến thường biểu hiện nhiễm trùng khi túi quanh răng thông với hốc miệng Trên lâm sàng thường biểu hiện bệnh cảnh sau: 1.5.1. Túi viêm quanh thân răng [19],[20] - Túi viêm có mủ là khởi đầu của các biến chứng viêm nhiễm khác. - Túi viêm có thể đau vài ngày rồi dịu đau và trở lại bình thường, sau một khoảng thời gian lại đau lại. - Túi viêm chỉ có thể hết hẳn khi cắt lợi chùm hay nhổ răng số 8. - Túi viêm có thể trở thành mãn tính và là nguồn gốc của mọi biến chứng khác, viêm lợi miệng, viêm họng, viêm mô tế bào, áp xe cơ cắn, nhiễm trùng huyết... 1.5.2. Tai biến niêm mạc Tổn thương có thể khu trú viêm lợi miệng loét. Nhưng có thể lan rộng nửa hàm dưới bên răng khôn mọc. 1.5.3. Tai biến hạch [21] Viêm túi răng khôn, viêm lợi miệng thường kèm theo viêm hạch dưới hàm, góc hàm, hạch cạnh cổ có thể áp xe. 1.5.4. Tai biến mô liên kết Có thể chỉ viêm mô liên kết khu trú, có thể mạn tính. 1.5.5. Tai biến phản xạ - Đau vùng dây thần kinh răng dưới. - Đau tê vùng cằm thậm chí gây liệt mặt. 17 1.5.6. Một số tai biến khác [17],[22] - Tai biến sâu răng: đặc biệt sâu phía xa răng 7 kế cận rất hay gặp, có thể tiêu chân răng, tiêu xương, viêm quanh răng 7 cấp và mãn. - Quá trình viêm nhiễm, có thể gây u hạt hay u nang. - Gây sai lệch khớp cắn do răng khôn xô đẩy các răng khác. - Có thể gây loét lưỡi hay niêm mạc má. - Viêm màn hầu, amydal. - Biến chứng nhiễm trùng xa: thấp khớp, nhiễm khuẩn huyết. - Tai biến xương: sau khi viêm mô liên kết để lại viêm dày màng xương, gây dò xương hàm. 1.5.7. Tai biến, biến chứng phẫu thuật răng khôn hàm dưới lệch, ngầm [12],[15] 1.5.7.1. Tai biến trong khi phẫu thuật. - Gãy tấm xương ổ phía trong: tấm xương trong mỏng, bẩy làm thô bạo. - Chảy máu: do rạch làm tổn thương dập nát phần mềm. - Tổn thương mô mềm: do miệng hẹp, sử dụng dụng cụ không đúng trong khi nhổ răng, vùng hay gặp là môi, má. - Vỡ thân răng và lung lay răng bên cạnh: do thân răng bên cạnh có lỗ sâu hoặc mảnh hàn lớn hoặc lực bẩy mạnh tựa vào răng bên cạnh. - Gãy góc hàm: do chân răng nằm quá sâu, xương hàm bệnh lý, bẩy dùng lực quá mạnh.. - Tổn thương bó mạch thần kinh răng dưới: do lực bẩy mạnh không kiểm soát được. - Gãy dụng cụ trong tổ chức: có thể đầu bẩy, kim tiêm tê, đầu mũi khoan. 1.5.7.2. Diễn biến sau phẫu thuật Tư vấn giải thích rõ diễn biến sau phẫu thuật, dặn dò bệnh nhân kỹ: - Đau có thể sau vài ngày ở vùng răng nhổ. - Có thể tê môi dưới cùng bên nhổ răng vài ngày. 18 - Ăn đau: khi ăn thức ăn vào vết nhổ gây đau. - Sốt nhẹ: có thể sốt nhẹ. - Có thể tụ máu vùng góc hàm, sàn miệng, má: xuất hiện sau ngày thứ 2 và mất dần sau khoảng ngoài 1 tuần. - Có thể có khít hàm nhẹ. 1.5.7.3. Biến chứng sau phẫu thuật [24] - Chảy máu: có thể xuất hiện sau vài giờ hay ngày sau. Do phẫu thuật tổn thương rộng, khâu không đúng, do lợi, cuống răng viêm, do bệnh toàn thân, bệnh máu, cao huyết áp, đái đường, cần xác định nguyên nhân để điều trị. - Nhiễm trùng: Viêm huyệt ổ răng, viêm mô tế bào, viêm xương tuỷ hàm... 1.6. Điều trị Răng số 8 là răng mọc cuối cùng của hàm răng, thường không đủ chỗ để mọc, vì vậy răng mọc hay bị lệch lạc và gây nhiểu biến chứng phức tạp tại chỗ, toàn thân. Thái độ điều trị tùy thuộc cụ thể vào từng trường hợp để có chỉ định phẫu thuật nhổ răng hay bảo tồn răng khôn tạm thời, tùy vào giai đoạn viêm, vị trí khu trú viêm, tình trạng toàn thân... 1.7. Chỉ định nhổ răng khôn hàm dưới - Những răng khôn hàm dưới mọc lệch gây biến chứng, hay chưa có biến chứng sưng đau nhưng là chỗ để thức ăn dắt vào cũng nên có chỉ định nhổ vì lâu ngày sẽ làm sâu cổ răng 7 phía xa và gây tiêu xương nâng đỡ phía xa của răng 7. - Những răng khôn hàm dưới mọc ngầm gây biến chứng tại chỗ hoặc toàn thân. - Những răng khôn hàm dưới mọc thẳng có túi viêm quanh thân răng khôn, điều trị túi viêm không kết quả. 19 - Những răng khôn hàm dưới mọc thẳng nhưng không có răng đối diện, răng mọc cao lên gây dắt thức ăn ở giữa răng 7 và 8 hoặc làm tổn thương loét niêm mạc lợi do răng dài quá cắn vào niêm mạc. - Những răng khôn hàm dưới mọc thẳng đứng trên hàm nhưng răng nhỏ nhọn hay gây dắt thức ăn cũng nên có chỉ định nhổ để tránh làm sâu răng 7 phía xa. - Răng mọc thẳng nhưng lệch trong hay lệch ngoài. - Răng khôn hàm dưới ngầm tạo nang thân răng. 1.8. Đánh giá mức độ khó nhổ răng khôn hàm dưới [15] Theo chỉ số khó Pederson để đánh giá và tiên lượng mức độ nhổ khó răng khôn hàm dưới, Pederson dựa vào 4 tiêu chí sau [15],[25], [26] - Tương quan khoảng rộng xương hàm từ mặt xa răng số 7 đến cành cao XHD phía xa răng khôn và bề rộng của răng khôn. + Loại I: Khoảng rộng xương > bề rộng thân răng khôn: 1 điểm. + Loại II: Khoảng rộng xương < bề rộng thân răng khôn: 2 điểm. + Loại III: răng khôn chìm hoàn toàn trong cành cao xương hàm: 3 điểm. - Vị trí độ sâu. + Điểm cao nhất của răng khôn nằm ngang hay cao hơn mặt nhai răng 7, nhưng không bị kẹt (A1): 1 điểm. + Điểm cao nhất của răng khôn nằm giống A1 nhưng răng số 8 bị kẹt (A1): 2 điểm. + Điểm cao nhất của răng khôn nằm dưới mặt nhai và trên cổ răng số 7 (B): 3 điểm. Điểm cao nhất của răng khôn nằm dưới cổ răng số 7 (C): 4 điểm. - Trục răng. + Lệch gần góc hay thẳng ở vị trí A: 1 điểm. + Răng nằm ngang hay lệch má, lưỡi hay xa góc ở vị trí A: 2 điểm. 20 + Răng đứng ở vị trí B hoặc C: 3 điểm. + Răng lệch xa góc vị trí B hoặc C: 4 điểm. - Chân răng: Một chân răng hay nhiều chân răng chụm thon xuôi chiều bẩy: 1 điểm. Hai chân dạng xuôi chiều hay một chân có phần chóp mảnh: 2 điểm. Ba chân răng xuôi chiều, một hay nhiều chân chụm ngược chiều, một chân to hay mảnh cong kiểu móc câu. Hai hay nhiều chân dạng ngược chiều nhau. → Đánh giá mức độ khó nhổ của răng khôn hàm dưới: + Ít khó: Những răng có điểm từ 1-5 điểm. + Khó trung bình: Những răng có điểm từ 6-10 điểm. + Rất khó: Những răng có điểm số từ 10-15 điểm. 1.9. Một số nghiên cứu trong và ngoài nước về răng khôn hàm dưới - Nghiên cứu về RKHD các tác giả tập trung chủ yếu nghiên cứu về độ lệch, ngầm, những biến chứng thường gặp và điều trị phẫu thuật. 1.9.1. Ở Việt Nam - Năm 1973 Mai Đình Hưng tổng kết 83 trường hợp phẫu thuật răng khôn hàm dưới tại viên khoa Răng Hàm Mặt bệnh viện Bạch Mai từ 6/197110/1972. [25] Cho thấy: Lệch gần < 45o là 25,3% Lệch gần: 45- 90 là 44,6% Lệch má: 7% Lệch xa: 1,2% Lệch gần ngầm trong: 2,4% Thẳng thường: 13,5% - Nguyễn Tiến Vinh: [5] Lệch gần: 73,18% Lệch thẳng: 7,68% Lệch xa: 8,37% Lệch má: 25,69 % Ngầm đứng: 6% Lệch dưới: 2,79%
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan