Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giá trị biểu đạt của từ láy trong thơ tố hữu từ năm 1937 đến năm 1961 ...

Tài liệu Giá trị biểu đạt của từ láy trong thơ tố hữu từ năm 1937 đến năm 1961

.PDF
83
1
61

Mô tả:

1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT KHOA NGỮ VĂN BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC GIÁ TRỊ BIỂU ĐẠT CỦA TỪ LÁY TRONG THƠ TỐ HỮU TỪ NĂM 1937 ĐẾN NĂM 1961 Sinh viên thực hiện: HUỲNH THANH TUYỀN HUỲNH THANH THẢO Lớp: D12NV02 Khóa: 2012 – 2014 Giảng viên HD: TS.NGUYỄN HOA PHƯƠNG Bình Dương, ngày 11 tháng 04 năm 2014 2 UBND TỈNH BÌNH DƯƠNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT Độc lập – Tự do – Hạnh phúc THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI 1. Thông tin chung: - Tên đề tài: GIÁ TRỊ BIỂU ĐẠT CỦA TỪ LÁY TRONG THƠ Tố HỮU TỪ NĂM 1937 ĐẾN NĂM 1961 - Sinh viên thực hiện: Huỳnh Thanh Tuyền Huỳnh Thanh Thảo - Lớp: D12NV02 Khoa: Ngữ Văn Năm thứ: 2 Số năm đào tạo: 4 - Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Hoa Phương 2. Mục tiêu đề tài: Nghiên cứu đề tài “Giá trị của từ láy trong thơ Tố Hữu từ năm 1937 đấn năm 1961”, chúng tôi muốn đạt tới mục đích sau: - Khảo sát tất cả các từ láy có trong ba tập thơ “Từ ấy”, “Việt Bắc” và “Gió lộng” của Tố Hữuphân tích giá trị các từ láy mà tác giả đã dùng trong các tác phẩm của mình. - Thông qua phân tích giá trị của từ láy trong những tác phẩm sẽ giúp người đọc nắm bắt được nội dung tác phẩm dễ dàng hơn. Từ đó, người đọc thấy được tài năng sử dụng từ ngữ của tác giả và khẳng định thành công của Tố Hữu trong việc vận dụng ngôn ngữ dân tộc (từ láy) để sáng tác thơ ca. 3. Tính mới và sáng tạo: Tiếp cận thơ Tố Hữu ở khía cạnh từ láy. Đặt việc giải thích ngữ nghĩa thơ Tố Hữu bằng việc so sánh việc sử dụng từ láy trong thơ Tố Hữu với các nhà thơ khác. Nghiên cứu đặc sắc trong ngôn ngữ thơ Tố Hữu, cụ thể là thông qua từ láy 4. Kết quả nghiên cứu: 3 Thơ Tố Hữu kết hợp một cách tự nhiên ba chủ đề: ngợi ca lẽ sống cao đẹp của người cách mạng, diễn tả niềm vui hướng về tương lai xã hội chủ nghĩa, thể hiện những cảm nghĩ ân tình thủy chung. Ba chủ đề trên, thật ra vẫn có một cơ sở thống nhất là lý tưởng cộng sản chủ nghĩa. Trong ba tập thơ: Từ ấy, Việt Bắc và Gió lộng, nhà thơ thể hiện sự tài hoa của mình trên nhiều phương diện của nghệ thuật sáng tạo thi ca, đặc biệt là việc sử dụng khéo léo, thích hợp từ láy. Có thể nói Tố Hữu sử dụng từ láy mang nhiều biểu hiện sắc thái khác nhau chẳng hạn như: biểu hiện âm thanh (ù ù, rầm rập, ríu rít, xạc xào…); biểu hiện màu sắc, hình ảnh (rực rỡ, chói lọi,…); biểu hiện hành động, trạng thái, tính chất (bồn chồn, hể hả, vòi vọi, loắt choắt, thoăn thoắt, …). Từ láy do Tố Hữu sử dụng đa phần là để tả hành động, chứa đựng trong đó là những tầng ý nghĩa hết sức đa dạng và phong phú. Nhà thơ không dùng những từ láy có cảm giác mạnh mà đa phần những từ được ông dùng tạo cảm giác nhẹ nhàng nhưng đầy ẩn ý. Trong mỗi cách dùng của Tố Hữu không chỉ đơn thuần là tả hay phô bày tài năng tác giả mà mang những phần chìm buộc người đọc phải ngẫm nghĩ để tìm ra đáp án. Nét đặc sắc chính là tâm trạng nhân vật được gửi gắm vào trong. Trong tập thơ Từ ấy, từ láy Tố Hữu sử dụng mang cảm xúc hân hoan, háo hức phù hợp với giai đoạn tác giả phát hiện ra lí tưởng Đảng, phát hiện ra con đường đi đúng đắng dành cho mình. Từ láy trong tập thơ Việt Bắc lại lột tả sự cảm thông sâu sắc của tác giả đối với những người lính nơi chiến trường, những người vợ, người mẹ ở quê nhà. Sang tập thơ Gió lộng, cảm hứng tác giả đưa vào những từ láy là tinh thần vui sướng, hạnh phúc trước những thắng lợi của nước nhà và ước mơ vào một Việt Nam giàu mạnh, phát triển hơn. 5. Đóng góp về mặt kinh tế - xã hội,giáo dục và đào tạo, an ninh, quốc phòng và khả năng áp dụng của đề tài: * Về lí luận: Nghiên cứu từ láy trong thơ Tố Hữu góp phần làm sáng tỏ những nét độc đáo trong phong cách thơ Tố Hữu nhằm khẳng định tài năng “lá cờ đầu thơ ca cách mạng”. Đồng thời, xác định giá trị của phương thức láy trong sự phát triển thơ ca đương đại. 4 * Về thực tiễn: Từ việc khẳng định những đặc sắc của từ láy trong thơ Tố Hữu, thấy được những đặc sắc trong sáng tác của nhà thơ. Nó còn góp phần thúc đẩy việc tìm hiểu các tác phẩm văn học dựa trên mối quan hệ giữa nội dung và hình thức, nhất là con đường tiếp cận ngôn ngữ tác phẩm ở cấp độ từ ngữ. Có thể sử dùng làm tài liệu cho những việc sau: - Tham khảo khi nghiên cứu thơ Tố Hữu. Nghiên cứu vế từ láy. Học tập giảng dạy về thơ Tố Hữu. Nghiên cứu về ngôn ngữ trong thơ Tố Hữu. Tham khảo trong việc so sánh thơ Tố Hữu với các nhà thơ khác và ngược lại. Ngày 11 tháng 04năm 2014 Sinh viên chịu trách nhiệm chính thực hiện đề tài (ký, họ và tên) Nhận xét của người hướng dẫn về những đóng góp khoa học của sinh viên thực hiện đề tài (phần này do người hướng dẫn ghi): ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... Ngày tháng năm Xác nhận của lãnh đạo khoa Người hướng dẫn (ký, họ và tên) (ký, họ và tên) UBND TỈNH BÌNH DƯƠNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM 5 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT Độc lập – Tự do – Hạnh phúc THÔNG TIN VỀ SINH VIÊN CHỊU TRÁCH NHIỆM CHÍNH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI I. SƠ LƯỢC VỀ SINH VIÊN: Ảnh 4x6 Họ và tên: Huỳnh Thanh Tuyền Sinh ngày: 23 tháng 04 năm 1994 Nơi sinh: Sông Bé Lớp: D12NV02 Khóa: 2012- 2014 Khoa: Ngữ Văn Địa chỉ liên hệ: 334/12 Ấp 2 Tân Định Bến Cát Bình Dương Điện thoại: 01694711087 Email: [email protected] II. QUÁ TRÌNH HỌC TẬP (kê khai thành tích của sinh viên từ năm thứ 1 đến năm đang học): * Năm thứ 1: Ngành học: Sư phạm ngữ văn Khoa: Ngữ văn Kết quả xếp loại học tập:Khá Sơ lược thành tích:là bí thư chi Đoàn D12NV02 * Năm thứ 2: Ngành học: Sư phạm ngữ văn Kết quả xếp loại học tập: Khoa: Ngữ văn Khá Sơ lược thành tích:là bí thư chi Đoàn D12NV02 Ngày Xác nhận của lãnh đạo khoa (ký, họ và tên) tháng năm Sinh viên chịu trách nhiệm chính thực hiện đề tài (ký, họ và tên) DANH SÁCH NHỮNG THÀNH VIÊN THAM GIA NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 6 STT 1 Họ và tên Huỳnh Thanh Thảo MSSV Lớp D12NV02 Khoa Ngữ Văn 7 NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... 8 NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN PHẢN BIỆN ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... 9 MỤC LỤC Trang MỤC LỤC 9 MỞ ĐẦU 11 LỜI CÁM ƠN 14 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 15 NỘI DUNG 21 Chương 1: Cơ sở lý luận 22 1.1 Từ láy tiếng việt 22 1.1.1 Khái niệm từ láy 22 1.1.2 Cấu tạo từ láy 22 1.1.3 Phân loại từ láy 22 1.1.3.1Số lần tác động của phương thức láy 23 1.1.3.2Phân chia từ láy đôi dựa vào cái được giữ lại trong âm tiết củahình vị cơ sở 24 1.1.3.3Sự thay đổi trật tự trước sau của hình vị cơ sở so với hình vị láy 1.1.3.4 Các ví dụ 24 25 1.1.3.4.1Từ láy toàn bộ 25 1.1.3.4.2 Từ láy âm 26 1.1.3.4.3 Từ láy vần 27 1.1.4 28 Những điều cần chú ý về từ láy 1.1.4.1Quy tắc chuyển hóa thanh điệu trong các từ láy đôi theo hai nhóm thanh 28 10 1.1.4.2Quy tắc láy đôi về âm thanh và thanh điệu song cả 2 âm tiết đều có nghĩa 28 1.1.4.3Những từ 2 âm tiết phù hợp với quy tắc láy cả về âm và về thanh, song cả hai âm tiết đều không có nghĩa 1.1.5Ý nghĩa của từ láy 29 30 1.1.5.1 Nghĩa tổng hợp khái quát 30 1.1.5.2 Nghĩa sắc thái hóa 30 1.1.5.3 Nghĩa của các khuôn vần láy 32 1.1.5.4Nghĩa của các từ láy tư 33 1.2Giới thiệu chung về các tập thơ 34 1.2.1 Từ ấy (1937 – 1946) 34 1.2.2 Việt Bắc (1946 -1954) 34 1.2.3 Gió lộng (1955 – 1961) 34 Chương 2: Phân tích giá trị trong ba tập thơ Từ ấy, Việt Bắc và Gió lộng của Tố Hữu 36 2.1 Tập Thơ Từ ấy (1937 – 1946) 36 2.2 Tập thơ Việt Bắc (1946 – 1954) 54 2.3 Tập thơ Gió lộng (1955 – 1961) 64 KẾT LUẬN 74 PHỤ LỤC 76 TÀI LIỆU THAM KHẢO 84 11 LỜI MỞ ĐẦU Từ xưa đến nay, văn học Việt Nam đã phát triển theo nhiều phương thức đặc biệt, không chỉ riêng về hình thức nghệ thuật mà các sáng tác còn phát triển dựa trên sự cấu tạo của ngôn ngữ. Trong các hình thức của ngữ âm thì láy là một phương thức cấu tạo từ đặc sắc, góp phần làm nên sự phong phú, đa dạng cho kho từ vựng tiếng Việt. Từ láy trong thơ có chức năng hạn chế tính công thức ước lệ, làm cho câu thơ trở nên biểu cảm hơn, đậm tính dân tộc hơn và góp phần thể hiện phong cách tác giả. Bên cạnh đó, từ láy còn tạo nhạc tính cho câu thơ và diễn đạt một cách chính xác sự vật và cảm xúc con người. Từ láy mang đến những giá trị nhất định cho mỗi câu thơ, đồng thời gợi lên rất nhiều tầng ý nghĩa khác nhau. Trong nền văn học Việt Nam đã có rất nhiều nhà thơ sử dụng thành công từ láy trong các sáng tác của mình. Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu chúng tôi xin được thu hẹp phạm vi nghiên cứu trong các sáng tác thơ Tố Hữu. Thơ Tố Hữu thực sự trở thành một bộ phận không thể tách rời của đời sống tâm hồn Việt Nam.Từ già đến trẻ, người Việt Nam hầu như chẳng có ai là không thuộc lòng, không yêu thích ít nhiều thơ Tố Hữu. Nếu lấy mức độ phổ cập, sức mạnh chinh phục trái tim quần chúng nhân dân làm thước đo tầm vóc tiếng thơ thì thơ Tố Hữu có thể sánh với bất cứ nhà thơ lớn nào có trong lịch sử dân tộc và nhân loại. Trong nghành nghiên cứu văn học Việt Nam hiện nay, sau mảng thơ văn của chủ tịch Hồ Chí Minh, thơ Tố Hữu là đề tài có nhiều thành tựu đáng kể. Các công trình phê bình, giới thiệu của các nhà văn, nhà thơ như: Đặng Thai Mai, Hoài Thanh, Xuân Diệu, Chế Lan Viên, Nguyễn Đình Thi, Hoàng Trung Thông… các chuyên luận và các nghiên cứu của các tác giả Lê Đình Kỵ, Nguyễn Văn Hạnh, Nguyễn Đăng Mạnh…đã đề cập đến nhiều mặt quan trọng khác nhau của thơ Tố Hữu. Thơ Tố Hữu là một nguồn mạch quan trọng tạo nên khuôn mặt đẹp của thơ ca Việt Nam hiện đại.Trên nửa thế kỉ qua, nhân dân ta từ trong vòng nô lệ đã quật khởi vùng lên dành chính quyền thắng lợi.Tiếng nói thơ ca của Tố Hữu quy tụ, kết tinh được nhiều mặt, giá trị nhân văn và sức mạnh tinh thần của đời sống dân tộc. 12 Trong thơ Tố Hữu, người đọc luôn cảm thấy gần gũi với những nội dung về cách mạng, về đất nước và nghệ thuật đậm đà tính dân tộc. Tố Hữu là một thi sĩ rất thành công trong việc dung thể thơ lục bát, một thể thơ dân tộc cùng một số phép tu từ như ẩn dụ, hoán dụ, so sánh. Bên cạnh đó, từ láy cũng được nhà thơ đưa vào những sáng tác của mình một cách rất khéo và tài. Từ láy trong thơ Tố Hữu đa phần là gợi tả sự vật, hiện tượng nhưng dù là miêu tả ở góc độ nào nó đều biểu lộ tình cảm, thể hiện con người tác giả. Cách Tố Hữu sử dụng từ láy như một bản năng có sẵn của ông. Dù thuộc loại từ láy nào thì giá trị của chúng đem lại cũng thật sự đáng để người khác học hỏi. Hiện tại, những thành viên trong nhóm nghiên cứu của chúng tôi đều đang theo học chuyên ngành sư phạm ngữ văn của trường Đại học Thủ Dầu Một. Chúng tôi cảm thấy mình có trách nhiệm phấn đấu học tập vì sự nghiệp “Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người”. Thông qua những lý thuyết được học từ học phần Từ vựng Tiếng Việt và các học phần liên quan, chúng tôi tiến hành nghiên cứu những giá trị mà từ láy trong thơ Tố Hữu mang lại. Tố Hữu đã sử dụng rất nhiều từ láy trong sáng tác của ông, song trong bài nghiên cứu này chúng tôi xin chọn ra ba tập thơ tiêu biểu nhất trong sự nghiệp thơ ca Tố Hữu và tiêu biểu cho ba giai đoạn quan trọng của cuộc kháng chiến trường kì của dân tộc, giai đoạn từ năm 1937 đến năm 1961. Nội dung ngiên cứu gồm ba phần lớn: Giá trị biểu đạt của từ láy trong tập thơ Từ ấy (1937- 1946) Giá trị biểu đạt của từ láy trong tập thơ Việt Bắc (1946- 1954) Giá trị biểu đạt của từ láy trong tập thơ Gió lộng (1955- 1961) Chúng tôi tin rằng những nghiên cứu đang tiến hành sẽ phần nào giúp cho nhóm nghiên cứu nói riêng và các bạn nói chung có được cái nhìn đa chiều và rõ nét hơn về cách dùng từ láy trong thơ của Tố Hữu, góp một tiếng nói nhận diện phong cách thơ Tố Hữu, một nhà thơ- chiến sĩ. Bình Dương, ngày 11 tháng 4 năm 2014 Nhóm nghiên cứu 13 LỜI CÁM ƠN Trong suốt quá trình học tập và hoàn thành đề tài nghiên cứu khoa học này, chúng tôi đã nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ quý báu của các thầy cô, các anh chị, các em và các bạn. Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tôi xin được bày tỏ lới cảm ơn chân thành tới: Ban giám hiệu, Phòng đào tạo, phòng nghiên cứu khoa học đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và hoàn thành đề tài. Các thầy cô trong văn phòng khoa Ngữ Văn trường Đại học Thủ Dầu Một đã tận tình giúp đỡ và tạo điều kiện tốt nhất cho chúng tôi tiến hành việc nghiên cứu. Các cán bộ thư viện tỉnh Bình Dương, thư viện trường Đại học Thủ Dầu Một luôn tận tình hướng dẫn những đầu sách tham khảo và phục vụ tận tâm việc mượn tài liệu cần thiết cho quá trình nghiên cứu đề tài. Đặc biệt, Giảng viên hướng dẫn Tiến sĩ Nguyễn Hoa Phương đã hướng dẫn tận tâm, chỉ bảo, góp ý và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho chúng tôi trong quá trình hoàn thành đề tài. Xin gửi lới cảm ơn tới bạn bè, các anh chị em trong lớp D12NV02 đã động viên và giúp đỡ chúng tôi trong những lúc gặp khó khăn. Xin chân thành cảm ơn bố mẹ anh chị em đã luôn ở bên cạnh động viên và giúp đỡ chúng tôi học tập làm việc và hoàn thành đề tài… Tuy nhiên, chúng tôi vẫn còn nhiều hạn chế, xin ghi nhận tất cả các ý kiến, đánh giá, nhận xét bổ sung cho bài viết này của tất cả thầy cô và các bạn. Chúng tôi xin trân trọng cảm ơn! Nhóm nghiên cứu 14 15 1.LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Con đường thơ của Tố Hữu bắt đầu gần như cùng lúc với con đường hoạt động cách mạng. Thơ ông gắn bó chặt chẽ với cuộc đấu tranh cách mạng nên chặng đường thơ cách mạng của ông cũng song hành với giai đoạn cách mạng, đồng thời thể hiện sự vận động về tư tưởng và nghệ thuật của nhà thơ. Tập thơ Từ Ấy (1937 – 1946) là chặng đường đầu tiên của đời thơ Tố Hữu, đánh dấu bước trưởng thành của người thanh niên quyết tâm đi theo ngọn cờ của Đảng. Điều hết sức quan trọng là trong tập thơ Từ Ấy, Tố Hữu đề cập hết các hiện tượng xã hội được thể hiện trong thơ mới lãng mạn và văn học hiện thực phê phán đương thời, và qua mỗi hiện tượng ông đều phát hiện được ý nghĩa chính trị của chúng. Đến với tập thơ Việt Bắc (1946-1954) là tập thơ tiêu biểu của thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp, phản ánh cuộc hành trình gian khổ đã diễn ra trên suốt “ba ngàn ngày không nghỉ” của quân và dân ta sau Cách mạng tháng Tám cho đến thắng lợi của chiến dịch Điện Biên Phủ. Từ tập thơ Việt Bắc, Tố Hữu thường đặt vấn đề về lẽ sống của dân tộc, mối quan hệ giữa dân tộc và thời đại. Tập thơ Gió Lộng (1955-1961) phản ánh giai đoạn đất nước ta bắt đầu thời kì xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh thống nhất Tổ quốc. Tập thơ thể hiện những vấn đề dân tộc, cộng đồng, chứ không phải những vấn đề của số phận cá nhân, nói đúng hơn là số phận cá nhân hòa với số phận dân tộc, cộng đồng. Hồn thơ Tố Hữu luôn hướng tới cái chung với lẻ sống lớn, tình cảm lớn, niềm vui lớn của con người cách mạng, của cả dân tộc. Ngay từ đầu, cái tôi trữ tình trong thơ Tố Hữu đã là cái tôi chiến sĩ, càng về sau càng xác định rõ là cái tôi nhân danh Đảng, nhân danh cộng đồng dân tộc. Cái tôi trữ tình ấy trên hành trình thơ đã không lặp lại. Tố Hữu đã từng mong ước là không lặp lại mình. Điều mong ước tuy giản dị nhưng thật lớn lao đối với cuộc đời thơ dài qua nhiều thập kỉ. Tố Hữu đã thực hiện được ước mong ấy. Vẫn là giọng điệu trữ tình, thiết tha đầm ấm như tiếng nói của con tim, như một lời tâm sự dặn dò, vẫn là cái nhìn sắc sảo trên dòng thời cuộc nhưng rồi thơ ông vẫn khác biệt, mỗi chặng đường thơ lại mang một vẻ riêng. Thơ Tố Hữu mang đậm tính sử thi, coi những sự kiện chính trị lớn của đất nước 16 là đối tượng thể hiện chủ yếu, luôn đề cập đến vấn đề có ý nghĩa lịch sử có tính chất toàn dân. Nghệ thuật biểu hiện trong thơ Tố Hữu mang tính dân tộc rất đậm đà. Về thể thơ, Tố Hữu có tiếp thu tinh hoa của phong trào Thơ Mới, của thơ ca thế giới cổ điển và hiện đại, nhưng ông đặc biệt thành công khi vận dụng những thể thơ truyền thống của dân tộc. Về ngôn ngữ Tố Hữu không chú ý sáng tạo những từ mới, cách diễn đạt mới mà ông thường sử dụng những từ ngữ và cách nói quen thuộc với dân tộc. Từ láy là một lớp từ đặc sắc, một phương thức tạo từ độc đáo của Tiếng Việt. Đối với những lĩnh vực khác nhau, từ láy có những vai trò riêng nhất định. Đối với thơ ca, từ láy được coi là công cụ hỗ trợ đắc lực nhờ vào đặc trưng ngữ nghĩa phong phú, đa dạng, có giá trị biểu trưng, biểu cảm cao. Việc tìm hiểu từ láy trong các tác phẩm văn học không chỉ là một cách tiếp cận đối với một lớp từ chiếm số lượng lớn và đặc sắc của Tiếng Việt mà cũng chính là một con đường để khám phá cái hay, cái đẹp của nền văn học Việt Nam. Đặc biệt, thơ Tố Hữu đã phát huy cao độ tính nhạc phong phú của Tiếng Việt, nhà thơ sử dụng rất tài tình các từ láy. Chúng tôi tiến hành tìm hiểu giá trị từ láy trong thơ Tố Hữu, bởi lẽ, suốt hơn hai thế kỉ qua, không một ai không thán phục thơ Tố Hữu cả về nội dung lẫn về nghệ thuật. Chế Lan Viên trong “Lời nói đầu cho tuyển tập 1938 – 1963 của Tố Hữu” đã từng nhận xét: “Phong cách dân tộc ở Tố Hữu thể hiện ở chỗ thơ anh giàu chất nhạc, anh nắm rất vững cái âm điệu, vần điệu của dân tộc. … Thơ anh là lối thơ lấy cái đường đi toàn đời, lấy cái hơi toàn tập, lấy cái tứ toàn bài là chính… Anh là một con chim vụ ở đường bay hơn là bộ lông, bộ cánh, tuy vẫn là lông cánh đẹp”. Ngoài ra, khi bắt tay vào nghiên cứu các tác phẩm thơ của tác giả Tố Hữu chúng tôi phát hiện có rất nhiều tác phẩm của tác giả này có trong chương trình giảng dạy bộ môn Văn ởTrung học Cơ sở và Trung học Phổ thông. Nghiên cứu điều này rất cần thiết và góp phần năng cáo chất lượng chuyên môn, nâng cao hiểu biết. Cuối cùng, Tố Hữu là một trong số những tác giả mà chúng tôi rất yêu thích. Những sáng tác của ông luôn dễ dàng đi vào lòng người đọc nhưng lại rất khó để quên nó đi. Thông qua những sáng tác của Tố Hữu, chúng tôi như cảm được tình đồng đội, tinh thần quyết chiến đấu vì đất nước của nhân dân ta, sự tự hào về những truyền thống vẻ vang của dân tộc,… cả niềm tin tưởng tuyệt đối vào Đảng và càng khâm phục hơn 17 sự phá cách trong suy nghĩ lẫn sáng tác của “nhà thơ của dân tộc”. 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Nghiên cứu đề tài “Giá trị của từ láy trong thơ Tố Hữu từ năm 1937 đấn năm 1961”, chúng tôi muốn đạt tới mục đích sau: - Khảo sát tất cả các từ láy có trong ba tập thơ “Từ ấy”, “Việt Bắc” và “Gió lộng” của Tố Hữuphân tích giá trị các từ láy mà tác giả đã dùng trong các tác phẩm của mình. - Thông qua phân tích giá trị của từ láy trong những tác phẩm sẽ giúp người đọc nắm bắt được nội dung tác phẩm dễ dàng hơn. Từ đó, người đọc thấy được tài năng sử dụng từ ngữ của tác giả và khẳng định thành công của Tố Hữu trong việc vận dụng ngôn ngữ dân tộc (từ láy) để sáng tác thơ ca. 3. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu là từ láy trong thơ của Tố Hữu từ năm 1937 đến1961 cụ thể là trong 3 tập thơ Từ ấy, Việt Bắc và Gió Lộng. Chúng tôi muốn tiếp cận thơ Tố Hữu để làm rõ giá trị biểu đạt của từ láy về mặt tạo hình, gợi tả, gợi cảm. 4. NHIỆM VỤ Để đạt tới những mục đích nêu trên, chúng tôi tập trung giải quyết những vấn đề sau: 1. Thống kê từ láy trong ba tập thơ“Từ ấy”, “Việt Bắc” và “Gió lộng” của Tố Hữu. 2. Phân tích vai trò ngữ nghĩa và giá trị của từ láy trong ba tập thơ để thấy được tác dụng to lớn của chúng đối với nội dung và nghệ thuật thơ Tố Hữu. 5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Để thực hiện được những nhiệm vụ đã nêu, trong quá trình nghiên cứu chúng tôi đã phối hợp nhiều phương pháp khác nhau,các phương pháp đó là: 1. Phương pháp thống kê. Phương pháp này dùng để thống kê từ láy trong ba tập thơ “Từ ấy”, “Việt Bắc” và “Gió lộng” của Tố Hữu. 2. Phương pháp phân tích tổng hợp: Trong quá trình tìm hiểu những bài thơ có xuất hiện từ láy trong ba tập thơ “Từ ấy”, “Việt Bắc” và “Gió lộng “ của Tố Hữu, chúng tôi dùng phương pháp phân tích các dẫn chứng để làm sáng tỏ luận điểm đã nêu, từ đó rút ra kết luận nhất định cho bài nghiên cứu. 3. Phương pháp miêu tả so sánh: 18 Thông qua việc tìn hiểu từ láy trong ba tập thơ “Từ ấy”, “Việt Bắc” và “Gió lộng” của Tố Hữu, song song đó chúng tôi tiến hành miêu tả về giá trị của chúng mang lại và trong quá trình đó có so sánh với từ láy trong tác phẩm của một số nhà thơ khác. 6. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ Tố Hữu là một nhà thơ xuất sắc.Ông vừa là thi sĩ đồng thời là một chiến sĩ.Trong thơ Tố Hữu luôn có những nét hấp dẫn để những người làm nghiên cứu muốn khám phá, tìm tòi.Đã có hàng loạt những bài nghiên cứu về thơ của Tố Hữu.Các công trình phê bình, giới thiệu của các nhà thơ nhà văn như Đặng Thai Mai, Hoài Thanh, Xuân Diệu, Chế Lan Viên, Hoàng Trung Thông,… Các chuyên luận và bài nghiên cứu của các tác giả Lê Đình Kỵ, Nguyễn Văn Hạnh, Trần Đình Sử, Hà Minh Đức, Nguyễn Đăng Mạnh,… đều đã đề cập đến nhiều mặt quan trọng khác nhau của thơ Tố Hữu. Trước hết phải nói đến chuyên luận Thơ Tố Hữu (NXB Đại học và trung học chuyên nghiệp) của tác giả Lê Đình Kỵ, xuất bản lần đầu vào năm 1979.Đây có thể gọi là công trình đầu tiên nghiên cứu về thơ Tố Hữu một cách hệ thống, toàn diện cả nội dung và nghệ thuật. Tác giả Lê Đình Kỵ nghiên cứu thơ Tố Hữu qua các tập thơ: Từ ấy (1937 - 1946), Việt Bắc (1946 - 1954), Gió lộng (1955 - 1961), Ra trận (1962 1971), Máu và Hoa (1972 - 1977). Tác giả đã khái quát những chủ đề lớn trong thơ Tố Hữu như: chủ đề về Nhân dân - Đất nước - Đảng - Lãnh tụ. Những đặc điểm phong cách tư tưởng - nghệ thuật trong sáng tác của nhà thơ như: lãng mạn cách mạng - trữ trình cách mạng, phong cách dân tộc đậm đà… Có thể nói Lê Đình Kỵ đã có những đánh giá hết sức khái quát, toàn diện về thơ Tố Hữu.Chuyên luận của ông rất có ý nghĩa trong đời sống phê bình, nghiên cứu văn học.Tuy vậy, tác giả của chuyên luận bước đầu tiếp cận thơ Tố Hữu về phương diện xã hội học là chủ yếu. Vấn đề từ láy trong thơ Tố Hữu chưa được nghiên cứu, tìm hiểu một cách sâu sắc. Tác giả Hà Minh Đức với công trình giới thiệu, phê bình Tố Hữu - Cách mạng và Thơ (NXB Đại học quốc gia Hà Nội, 2004) tập hợp tất cả các bài viết của tác giả trong khoảng thời gian gần hai mươi năm. Phần Trò chuyện và ghi chép về thơ có ý nghĩa như một món quà của nhà thơ với bạn đọc mà tác giả Hà Minh Đức là người trực tiếp lắng nghe và ghi chép đầy đủ. Phần Tiểu luận văn học gồm những bài viết về quá trình sáng tác qua các lời giới thiệu thơ Tố Hữu, về một tác phẩm và cả lời bình về 19 một vài bài thơ tiêu biểu của Tố Hữu. Trong công trình này Hà Minh Đức có những khái quát lớn về đời thơ Tố Hữu. Ông đánh giá Tố Hữu là “một tài năng thơ ca thuộc về nhân dân và dân tộc” nêu bật được sáng tạo và thành tựu qua những chặng đường thơ. Qua công trình Tố Hữu cách mạng và thơ, tác giả Hà Minh Đức đã góp phần vào giới thiệu, nghiên cứu các sáng tác của Tố Hữu. Nghiên cứu về thơ Tố Hữu còn có nhiều tác giả khác: Hoài Thanh, Xuân Diệu, Chế Lan Viên, Huỳnh Lý, Vũ Đức Phúc, Nguyễn Đình Thi… Trải qua gần bảy mươi năm, các bài viết, phê bình, nghiên cứu về thơ Tố Hữu ngày một nhiều hơn. Nhưng đó thường chỉ là những công trình nghiên cứu chung nhất, hoặc dừng lại ở thi pháp, tính dân tộc, tính sử thi, tính nhiệp điệu…của thơ Tố Hữu nhưng vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu giá trị từ láy trong ba tập thơ Từ ấy, Việt Bắc và Gió lộng của Tố Hữu. Tuy nhiên, rải rác đây đó vẫn có một số bài viết, một số ý kiến đề cập đến vấn đề này.Mặc dù vậy, với nguồn tư liệu ít ỏi và hạn chế, đây là một đề tài nghiên cứu còn khá mới, cho nên có thể bản thân người viết cũng không bao quát được hết nguồn tư liệu. 7. ĐÓNG GÓP CỦA BÀI NGHIÊN CỨU * Về lí luận: Nghiên cứu từ láy trong thơ Tố Hữu góp phần làm sáng tỏ những nét độc đáo trong phong cách thơ Tố Hữu nhằm khẳng định tài năng “lá cờ đầu thơ ca cách mạng”. Đồng thời, xác định giá trị của phương thức láy trong sự phát triển thơ ca đương đại. * Về thực tiễn: Từ việc khẳng định những đặc sắc của từ láy trong thơ Tố Hữu, thấy được những đặc sắc trong sáng tác của nhà thơ. Nó còn góp phần thúc đẩy việc tìm hiểu các tác phẩm văn học dựa trên mối quan hệ giữa nội dung và hình thức, nhất là con đường tiếp cận ngôn ngữ tác phẩm ở cấp độ từ ngữ. Có thể sử dùng làm tài liệu cho những việc sau: - Tham khảo khi nghiên cứu thơ Tố Hữu. Nghiên cứu vế từ láy. Học tập giảng dạy về thơ Tố Hữu. Nghiên cứu về ngôn ngữ trong thơ Tố Hữu. Tham khảo trong việc so sánh thơ Tố Hữu với các nhà thơ khác và ngược lại. 8. THỜI GIAN THỰC HIỆN: 7 tháng 20 Từ tháng: 9 năm 2013 đến tháng 3 năm 2014 9. CẤU TRÚC CỦA BÀI NGHIÊN CỨU Ngoài phần mở đầu, mục lục và kết luận,phụ lục, tài liệu tham khảo, bài nghiên cứu được trình bày trong 2 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận Chương 2: Phân tích giá trị trong ba tập thơ Từ ấy, Việt Bắc và Gió lộng của Tố Hữu
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất