Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Ghi nhận hiệu quả việc bổ sung thức ăn xanh cho đà điểu bằng cây lục bình ...

Tài liệu Ghi nhận hiệu quả việc bổ sung thức ăn xanh cho đà điểu bằng cây lục bình

.PDF
84
1
115

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT KHOA TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG  BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN THAM GIA CUỘC THI SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM HỌC 2015-2016 GHI NHẬN HIỆU QUẢ VIỆC BỔ SUNG THỨC ĂN XANH CHO ĐÀ ĐIỂU BẰNG CÂY LỤC BÌNH GVHD: TS NGUYỄN THANH BÌNH TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT KHOA TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN THAM GIA CUỘC THI SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM HỌC 2015-2016 GHI NHẬN HIỆU QUẢ VIỆC BỔ SUNG THỨC ĂN XANH CHO ĐÀ ĐIỂU BẰNG CÂY LỤC BÌNH Thuộc nhóm ngành khoa học: Ứng dụng Sinh viên thực hiện: Nguyễn Sỹ Duyên Nam, Nữ: Nam Dân tộc: Kinh Lớp: D13MT01. Khoa: Tài nguyên môi trường. Năm thứ:3/4 Ngành học: Khoa học môi trường Người hướng dẫn: Tiến sĩ Nguyễn Thanh Bình UBND TỈNH BÌNH DƯƠNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT Độc lập – Tự do – Hạnh phúc THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI 1. Thông tin chung: - Tên đề tài: Ghi nhận hiệu quả việc bổ sung thức ăn xanh cho đà điểu bằng cây lục bình - Sinh viên thực hiện: Nguyễn Sỹ Duyên - Lớp: D13MT01 Năm thứ: 3 Khoa: Tài Nguyên Môi Trường Số năm đào tạo: 4 - Người hướng dẫn: Ts Nguyễn Thanh Bình 2. Mục tiêu đề tài: Ghi nhận khả năng tận dụng lục bình trong chăn nuôi gia cầm góp phần cải thiện kinh tế nông hộ, kinh tế chăn nuôi qua việc sử dụng phụ phế nông nghiệp và sản phẩm từ lục bình. Đồng thời công bố nghiên cứu từ lục bình có thể sử dụng thay thế một phần thức ăn chăn nuôi. Từ đó góp phần tìm ra hướng giải quyết để xử lý lục bình bằng việc bổ sung lục bình vào thức ăn xanh cung cấp cho các hộ, nông trại chăn nuôi đà điểu. 3. Tính mới và sáng tạo: Góp phần tìm ra một số giải pháp nhằm giải quyết vấn nạn lục bình bằng việc sử dụng lục bình bổ sung trong khẩu phần thức ăn xanh cho đà điểu, đồng thời nâng cao kinh tế nông hộ cho người dân bằng việc sử dụng phụ phẩm nông nghiệp và lục bình cho gia cầm, gia súc. 4. Kết quả nghiên cứu: Kết quả cho thấy nhóm tuổi từ 0 – 3 tháng đà điểu tăng trọng có sự khác biệt giữa các lô thí nghiệm, tăng trọng biến đổi từ 4.63 ± 0.316 kg, 5.15 ± 0.36 kg, 4.42 ± 0.244 kg ở mỗi mức lục bình thay thế với 0, 30%, 50% lục bình trong khẩu phần ăn. Kết quả đối với nhóm tuổi 6 – 12 tháng cũng có sự khác biệt giữa các lô, tăng trọng biến đổi từ 82.3 ± 3.74 kg, 84.5 ± 1.96 kg, 79.4 ± 2.457 kg. 5. Đóng góp về mặt kinh tế - xã hội, giáo dục và đào tạo, an ninh, quốc phòng và khả năng áp dụng của đề tài: Chúng ta nhận thấy cùng một chi phí giống, cùng một chi phí chăn nuôi, cùng một giá bán mỗi kg, chi phí khác cũng như nhau và thức ăn tinh cũng như nhau nhưng khác với việc không bổ sung, bổ sung 30% và bổ sung 50% lục bình vào khẩu phần ăn xanh thì hiệu quả kinh tế thu được đối với giai đoạn 0 – 3 tháng tuổi, sau 1 tháng nuôi lợi nhuận thu được lần lượt là: 22290000 VNĐ, 27195000 VNĐ 21785000 VNĐ, ở mỗi mức bổ sung 0%, 30% và 50% lục bình vào khẩu phần ăn của đà điểu. Đối với giai đoạn 6 – 12 tháng tuổi, sau 3 tháng nuôi lợi nhuận thu được lần lượt là: 103300000 VNĐ, 116660000 VNĐ, 1062000 VNĐ, ở mỗi mức bổ sung 0%, 30% và 50% lục bình vào khẩu phần ăn của đà điểu. 6. Công bố khoa học của sinh viên từ kết quả nghiên cứu của đề tài (ghi rõ họ tên tác giả, nhan đề và các yếu tố về xuất bản nếu có) hoặc nhận xét, đánh giá của cơ sở đã áp dụng các kết quả nghiên cứu (nếu có): Ngày…tháng ... năm 2016 Sinh viên chịu trách nhiệm chính thực hiện đề tài (ký, họ và tên) Nhận xét của người hướng dẫn về những đóng góp khoa học của sinh viên thực hiện đề tài: Mục tiêu của nghiên cứu này là sử dụng lục bình (Eichhornia crassipes) để làm thức ăn thay thế trong khẩu phần ăn của đà điểu (Struthio camelus). Thí nghiệm được bố trí đựa vào hai nhóm tuổi của đà điểu (nhóm tuổi từ 0 – 3 tháng và nhóm tuổi 6 – 12 tháng) ở các mức thay thế 30%, 50% lục bình ở khẩu phần ăn cho mỗi nhóm tuổi của đà điểu. Kết quả cho thấy nhóm tuổi từ 0 – 3 tháng đà điểu tăng trọng có sự khác biệt giữa các lô thí nghiệm, tăng trọng biến đổi từ 4.63 ± 0.316 kg, 5.15 ± 0.36 kg, 4.42 ± 0.244 kg ở mỗi mức lục bình thay thế với 0, 30%, 50% lục bình trong khẩu phần ăn. Kết quả đối với nhóm tuổi 6 – 12 tháng cũng có sự khác biệt giữa các lô, tăng trọng biến đổi từ 82.3 ± 3.74 kg, 84.5 ± 1.96 kg, 79.4 ± 2.457 kg. Qua đó cho ta thấy sự tăng trọng của đà điểu khi bổ sung 30% lục bình vào khẩu phần ăn đem lại hiệu quả hơn so với thức ăn truyền thống, mặt khác sự tăng trọng của đà điểu khi bổ sung 50% lục bình vào khẩu phần ăn lại cho kết quả thấp hơn bình thường. Kết luận được rút ra từ nghiên cứu, hiệu quả kinh tế đối trong việc bổ sung lục bình vào khẩu phần ăn cho đà điểu phù hợp nhất ở mức bổ sung 30%. Các thành viên trong nhóm có nhiều sáng tạo, tích cực tìm tòi những kiến thức mới, năng động trong việc thực hiện đề tài. Ngày 14 tháng 3 năm 2016 Xác nhận của lãnh đạo khoa Người hướng dẫn (ký, họ và tên) (ký, họ và tên) UBND TỈNH BÌNH DƯƠNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT Độc lập – Tự do – Hạnh phúc THÔNG TIN VỀ SINH VIÊN CHỊU TRÁCH NHIỆM CHÍNH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI I. SƠ LƯỢC VỀ SINH VIÊN: Ảnh 4x6 Họ và tên: Nguyễn Sỹ Duyên Sinh ngày 10 tháng 5 năm 1995 Nơi sinh: Quảng Bình Lớp: D13MT01 Khóa: 2013 -2017 Khoa: Tài nguyên môi trường Địa chỉ liên hệ: Phường Phú Thọ, Thành phố Thủ Dầu Một, Tỉnh Bình Dương Điện thoại: 0964718814 Email: [email protected] II. QUÁ TRÌNH HỌC TẬP * Năm thứ 1: Ngành học: Khoa học môi trường Khoa: Tài nguyên môi trường Kết quả xếp loại học tập: Giỏi Sơ lược thành tích: Nhận học bổng khuyến khích của khoa * Năm thứ 2: Ngành học: Khoa học môi trường Khoa: Tài nguyên môi trường Kết quả xếp loại học tập: Khá Sơ lược thành tích: Nhận học bổng khuyến khích của khoa Ngày 14 tháng 3 năm 2016 Xác nhận của lãnh đạo khoa Sinh viên chịu trách nhiệm chính (ký, họ và tên) thực hiện đề tài (ký, họ và tên) Các thành viên tham gia nghiên cứu đề tài : STT Tên thành viên Lớp 1 Nguyễn Sỹ Duyên D13MT01 2 Nguyễn Thị Băng Nhi D13QM02 3 Phạm Duy Khánh D13MT01 4 Phạm Thị Yến D13QM02 5 Thân Văn Long D13MT01 MỤC LỤ I. MỞ ĐẦU..........................................................................................................1 1.1. Lý do chọn đề tài..........................................................................................1 1.2. Mục tiêu đề tài.............................................................................................1 1.2.1. Mục tiêu chung..................................................................................1 1.2.2. Mục tiêu cụ thể...................................................................................2 1.2.3. Phương pháp nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu.............2 II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU................................................................................3 2.1. Địa điểm nghiên cứu....................................................................................3 2.2. Đà điểu.........................................................................................................3 2.2.1. Đặc điểm sinh lý và sinh trưởng của đà điểu......................................3 2.2.2. Tình hình chăn nuôi đà điểu trên thế giới và Việt Nam......................5 2.2.3. Giá trị sử dụng của đà điểu.................................................................6 2.2.4. Một số chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật nuôi đà điểu tại Việt Nam................7 2.3. Kỹ thuật nuôi đà điểu sơ sinh 0 đến 3 tháng tuổi.........................................8 2.3.1. Chuồng nuôi gột úm...........................................................................8 2.3.2. Thảm lót và chất độn chuồng.............................................................9 2.3.3. Nhiệt độ và ẩm độ..............................................................................9 2.3.4. Quy mô đàn........................................................................................9 2.3.5. Chế độ dinh dưỡng...........................................................................10 2.3.6. Máng ăn, máng uống........................................................................11 2.4. Kỹ thuật nuôi đà điểu thịt...........................................................................11 2.4.1. Yêu cầu chuồng trại..........................................................................11 2.4.2. Chế độ dinh dưỡng...........................................................................11 2.4.3. Chăm sóc và cách cho ăn.................................................................12 2.4.4. Máng ăn, máng uống........................................................................13 2.4.5. Giới thiệu khẩu phần ăn tốt nhất cho đà điểu thịt.............................13 2.5. Những bệnh cần chú ý ở đà điểu................................................................14 2.5.1. Bệnh Newcastle................................................................................15 2.5.2. Bệnh có căn nguyên vi trùng gây ra ở đường tiêu hóa.....................15 2.5.3. Bệnh do nấm....................................................................................17 2.5.4. Xử lý một số trường hợp chấn thương ở đà điểu..............................17 2.6. Lục bình.....................................................................................................18 2.6.1. Giới thiệu về cây lục bình................................................................18 2.6.2. Đặc điểm môi trường sống của cây lục bình....................................19 2.6.3. Đặc điểm cấu tạo và công dụng của cây lục bình.............................20 2.6.4. Sinh sản............................................................................................23 2.6.5. Thành phần hóa học và dinh dưỡng của cây lục bình.......................24 2.6.6. So sánh chất dinh dưỡng trong lục bình và một số cây khác............30 2.6.7. Hàm lượng một số nguyên tố khoáng vi lượng của lục bình và một số thức ăn xanh khác............................................................................................33 2.6.8. Một số cách chế biến lục bình làm thức ăn cho gia súc, gia cầm.....34 2.7. Các nghiên cứu trong nước và nước ngoài.................................................35 III. 2.7.1. Trong nước.......................................................................................35 2.7.2. Trên thế giới.....................................................................................37 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...................................39 3.1. Nội dung 1: Khảo sát sự tăng trọng của đà điểu với việc bổ sung lục bình (giai đoạn 0 – 3 tháng tuổi)..................................................................................39 3.2. Nội dung 2: Khảo sát sự tăng trọng của đà điểu với việc bổ sung lục bình (giai đoạn 6 – 12 tháng tuổi)................................................................................41 3.3. Nội dung 3 : Hiệu quả kinh tế của chăn nuôi đà điểu với việc bổ sung lục bình. 43 3.3.1. Hiệu quả kinh tế của chăn nuôi đà điểu với việc bổ sung lục bình (giai đoạn 0 – 3 tháng tuổi)..............................................................................43 3.3.2. Hiệu quả kinh tế của chăn nuôi đà điểu với việc bổ sung lục bình (giai đoạn 6– 12 tháng tuổi).............................................................................44 IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ PHÂN TÍCH............................................45 4.1. Sự tăng trọng của đà điểu với việc bổ sung lục bình (giai đoạn 0 – 3 tháng tuổi) .................................................................................................................... 45 4.2. Sự tăng trọng của đà điểu với việc bổ sung lục bình (giai đoạn 6 – 12 tháng tuổi). ................................................................................................................... 47 4.3. Hiệu quả kinh tế của chăn nuôi đà điểu với việc bổ sung lục bình.............49 4.3.1. Hiệu quả kinh tế của chăn nuôi đà điểu với việc bổ sung lục bình (giai đoạn 0 – 3 tháng tuổi)..............................................................................49 4.3.2. Hiệu quả kinh tế của chăn nuôi đà điểu với việc bổ sung lục bình (giai đoạn 6– 12 tháng tuổi).............................................................................51 V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.......................................................................54 5.1. Kết luận......................................................................................................54 5.2. Kiến nghị....................................................................................................54 VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................55 6.1. Tài liệu trong nước.....................................................................................55 6.2. Tài liệu nước ngoài....................................................................................56 DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Diện tích chuồng nuôi và sân chơi của đà điểu ở giai đoạn nuôi gột úm...8 Bảng 2.2: Hàm lượng dinh dưỡng trong khẩu phần ăn............................................10 Bảng 2.3:Khả năng thu nhận thức ăn và khối lượng cơ thể.....................................12 Bảng 2.4: Khẩu phần nuôi đà điểu thịt thâm canh...................................................14 Bảng 2.5. Thành phần hóa học của cây lục bình nước thu từ môi trường sống khác nhau......................................................................................................................... 25 Bảng 2.6. Nồng độ khoáng (mg / kg DM ) của lục bình.........................................26 Bảng 2.7: Thành phần acid amin của lục bình (g/100g protein)..............................27 Bảng 2.8: Thành phần dinh dưỡng của cây lục bình................................................28 Bảng 2.9: Hàm lượng carotene trong cuống lá bèo lục bình đang sinh trưởng........28 Bảng 2.10: Thành phần hoá học và giá trị dinh dưỡng của lục bình........................29 Bảng 2.11: Giá trị dinh dưỡng của lục bình trong 1kg thức ăn...............................29 Bảng 2.12: Thành phần dưỡng chất của lục bình và 1 số cây thủy sinh...................30 Bảng 2.13: Hàm lượng acid amin trong thúc ăn lục bình và một số cây thuỷ sinh.. 31 Bảng 2.14: Hàm lượng một số nguyên tố khoáng vi lượng của lục bình và một số thức ăn xanh khác....................................................................................................33 Bảng 3.1 Khẩu phần ăn mỗi ngày của 3 lô đà điểu giai đoạn 0 – 3 tháng tuổi.........39 Bảng 3.2 Khẩu phần ăn mỗi ngày của 3 lô đà điểu giai đoạn 6 – 12 tháng tuổi.......41 Bảng 3.3 Hiệu quả kinh tế của chăn nuôi đà điểu giai đoạn 0 – 3 tháng tuổi...........42 Bảng 3.4 Lợi nhuận của 3 lô đà điểu giai đoạn 0 – 3 tháng tuổi..............................43 Bảng 4.1: Tăng trọng trung bình của 3 lô đà điểu trong giai đoạn 0 - 3 tháng tuổi..45 Bảng 4.2: Tăng trọng trung bình của 3 lô đà điểu trong giai đoạn 6 - 12 tháng tuổi 47 Bảng 4.3 Hiệu quả kinh tế của chăn nuôi đà điểu giai đoạn 0 – 3 tháng tuổi...........50 Bảng 4.4 Lợi nhuận của 3 lô đà điểu giai đoạn 0 – 3 tháng tuổi.............................51 Bảng 4.5 Hiệu quả kinh tế của chăn nuôi đà điểu giai đoạn 6 – 12 tháng tuổi.........52 Bảng 4.6 Lợi nhuận kinh tế của 3 lô đà điểu giai đoạn 6 – 12 tháng tuổi................54 DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 2.1: Hình thái cấu tạo của cây lục bình...........................................................21 Hình 3.1: Lục bình xoay nhuyễn cho đà điểu 0 – 3 tháng tuổi.................................40 Hình 3.2: Cân trọng lượng đà điểu 0 – 3 tháng tuổi.................................................40 Hình 3.3: Vớt lục bình cho đà điểu 6 – 12 tháng tuổi..............................................41 Hình 3.4: Cân trọng lượng đà điểu 6 – 12 tháng tuổi...............................................42 Hình 4.1: Tăng trọng của đà điểu 0 – 3 tháng tuổi...................................................45 Hình 4.2: Tăng trọng của đà điểu 6 – 12 tháng tuổi.................................................47 LỜI CÁM ƠN Để có bản báo cáo nghiên cứu khoa học này, nhóm chúng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc đến Đại học Thủ Dầu Một, khoa Tài Nguyên Môi Trường, các giảng viên trong khoa, đặc biệt là Tiến sĩ Nguyễn Thanh Bình đã trực tiếp hướng dẫn, dìu dắt, giúp đỡ nhóm với những chỉ dẫn khoa học quý giá trong suốt quá trình triển khai, nghiên cứu và hoàn thành đề tài ghi nhận hiệu quả việc bổ sung lục bình vào thức ăn xanh cho đà điểu ở khu du lịch sinh thái Vườn Xoài. Xin gửi lời cám ơn ban quản lý và công nhân viên trong khu du lịch sinh thái Vườn Xoài đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để nhóm hoàn thành đề tài nghiên cứu. Mặc dù đã có nhiều cố gắng để thực hiện đề tài một cách hoàn chỉnh nhất. Xong do buổi đầu mới làm quen với công tác nghiên cứu khoa học, tiếp cận với thực tế cũng như là các hạn chế về kiến thức và kinh nghiệm nên không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định mà nhóm chưa thấy được. Nhóm rất mong được sự góp ý của quý Thầy, Cô để đề tài được hoàn chỉnh hơn. Nhóm xin chân thành cám ơn! TÓM TẮT Mục tiêu của nghiên cứu này là sử dụng lục bình (Eichhornia crassipes) để làm thức ăn thay thế trong khẩu phần ăn của đà điểu (Struthio camelus). Thí nghiệm được bố trí đựa vào hai nhóm tuổi của đà điểu (nhóm tuổi từ 0 – 3 tháng và nhóm tuổi 6 – 12 tháng) ở các mức thay thế 30%, 50% lục bình ở khẩu phần ăn cho mỗi nhóm tuổi của đà điểu. Kết quả cho thấy nhóm tuổi từ 0 – 3 tháng đà điểu tăng trọng có sự khác biệt giữa các lô thí nghiệm, tăng trọng biến đổi từ 4.63 ± 0.316 kg, 5.15 ± 0.36 kg, 4.42 ± 0.244 kg ở mỗi mức lục bình thay thế với 0, 30%, 50% lục bình trong khẩu phần ăn. Kết quả đối với nhóm tuổi 6 – 12 tháng cũng có sự khác biệt giữa các lô, tăng trọng biến đổi từ 82.3 ± 3.74 kg, 84.5 ± 1.96 kg , 79.4 ± 2.457 kg. Qua đó cho ta thấy sự tăng trọng của đà điểu khi bổ sung 30% lục bình vào khẩu phần ăn đem lại hiệu quả hơn so với thức ăn truyền thống, mặt khác sự tăng trọng của đà điểu khi bổ sung 50% lục bình vào khẩu phần ăn lại cho kết quả thấp hơn bình thường. Kết luận được rút ra từ nghiên cứu, hiệu quả kinh tế đối trong việc bổ sung lục bình vào khẩu phần ăn cho đà điểu phù hợp nhất ở mức bổ sung 30% . I. MỞ ĐẦU I.1. Lý do chọn đề tài Nghề nuôi đà điểu tuy mới xuất hiện ở nước ta trong những năm gần đây nhưng lợi ích của nó không kém một vật nuôi nào. Nuôi đà điểu mang lại nguồn lợi kinh tế cao do tầm quan trọng về mặt dinh dưỡng, dược phẩm, thủ công mỹ nghệ và mỹ phẩm của chúng trên thị trường toàn cầu. Đà điểu là vật nuôi mang lại triển vọng cho nghành chăn nuôi ở nước ta. Đà điểu là nhóm chim ăn tạp, chúng sử dụng thức ăn tinh và thức ăn xanh nên rất dễ nuôi. Thức ăn tinh là các loại cám thực phẩm được cung cấp bởi nhà máy thức ăn chăn nuôi, còn thức ăn xanh là các loại cỏ được trồng trong nước và nhập khẩu từ nước ngoài. Trong khi đó, cây lục bình cũng có các thành phần dinh dưỡng có thể được bổ sung vào thức ăn xanh vẫn đảm bảo các giá trị dinh dưỡng. (Ngô Kế Sương và Nguyễn Lân Dũng, 1997, nhà xuất bản nông nghiệp). Theo thực tế lục bình là cây dễ sống, phát triển nhanh, thậm chí là rất nhanh gây ra nhiều vấn đề như cản trở dòng chảy, phát sinh muỗi, dịch bệnh. Một trong những vấn đề cần giải quyết của tỉnh Bình Dương hiện nay, vấn nạn lục bình do sự bùng phát cây lục bình. Ủy ban nhân dân tỉnh đã phải tốn hàng tỉ đồng cho công tác trục vớt, xử lý. Tại sao chúng ta không sử dụng lục bình để bổ sung vào thức ăn cho gia cầm nói chung và đà điểu nói riêng? Vì vậy, nhóm sinh viên chúng tôi tiến hành đề tài ghi nhận hiệu quả việc bổ sung thức ăn xanh cho đà điểu bằng cây lục bình, nhằm ghi nhận rồi đánh giá được hiệu quả bổ sung lục bình vào thức ăn xanh cho đà điểu. Đồng thời, dựa trên kết quả thu thập được có thể đưa ra lời khuyên cho người chăn nuôi và tìm ra hướng giải quyết vấn nạn lục bình bằng việc bổ sung thức ăn xanh cho đà điểu và có thể là gia cầm. I.2. Mục tiêu đề tài I.2.1. Mục tiêu chung Ghi nhận khả năng tận dụng lục bình trong chăn nuôi gia cầm góp phần cải thiện kinh tế nông hộ, kinh tế chăn nuôi qua việc sử dụng phụ phế nông nghiệp và sản phẩm từ lục bình. 1 I.2.2. Mục tiêu cụ thể  Công bố nghiên cứu từ lục bình có thể sử dụng thay thế một phần thức ăn chăn nuôi.  Góp phần tìm ra hướng giải quyết để để xử lý lục bình bằng việc bổ sung lục bình vào thức ăn xanh cung cấp cho các hộ, nông trại chăn nuôi đà điểu. I.2.3. Phương pháp nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu.  Đối tượng nghiên cứu: Cây lục bình trong thức ăn xanh cho đà điểu,  Phạm vi nghiên cứu: Trại nuôi đà điểu ở khu du lịch sinh thái Vườn đà điểu. Xoài, Đồng Nai  Cách tiếp cận: Phương pháp thực nghiệm  Phương pháp nghiên cứu:  Phương pháp quan sát.  Phương pháp nghiên cứu tài liệu.  Phương pháp phỏng vấn, điều tra.  Phương pháp bố trí thí nghiệm.  Phương pháp thống kê. 2 II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU II.1. Địa điểm nghiên cứu Khu du lịch sinh thái vườn xoài tọa lạc vị trí số 537 đường Đinh Quang Ân, xã Phước Tân, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai do cô Dương Thị Nhã là chủ tịch hội đồng quản trị. Hiện nay đã quy hoạch và đi vào hoạt động với diện tích 40ha (năm 2016), trước kia nơi đây là một trang trại quy mô lớn dùng để chăn nuôi heo và trồng cây ăn quả trong đó chuyên canh là cây xoài, bắt đầu từ năm 2006 khu du lịch sinh thái Vườn Xoài bắt đầu đi vào hoạt động với các dịch vụ vui chơi giải trí tham quan hấp dẫn và nhanh chóng trở thành địa điểm lý tưởng để tổ chức các sự kiện, tham quan dã ngoại nghỉ dưỡng. Đặc biệt nơi đây thu hút du khách nhờ vào vườn bách thú với gần 100 loài, trong đó có một số loài quý hiếm và việc kinh doanh về thịt của các loại thú như đà điểu, cá sấu…cho các nhà hàng quán ăn trên địa bàn và các tỉnh lân cận. Từ khi bắt đầu nhập những cặp đà điểu đầu tiên năm 2009 và bắt đầu chăn nuôi cho đến nay loài chim này đã góp phần tạo ra thêm lợi nhuận cho khu du lịch nhờ vào các sản phẩm chế biến từ đà điểu và dịch vụ cưỡi đà điểu. II.2. Đà điểu II.2.1. Đặc điểm sinh lý và sinh trưởng của đà điểu Đà điểu thuộc lớp chim, trong hệ thống phân loại động vật, chúng được phân loại Nhóm động vật: Animalia Họ: Struthionidae Bộ: Struthioniformes Phân bộ: Struthiones Lớp chim Aves Ngành động vật có xương sống: Vertebrât Tên khoa học: Struthio camelus 3 Đà điểu là loài chim to lớn có đầu nhỏ, lông mi rậm và đen, cùng với cổ dài và đôi mắt to lớn tinh nhanh giúp cho việc tìm kiếm thức ăm dễ dàng, đồng thời quan để tránh các thú săn mồi, khi gặp phải đối thủ, chúng sẽ dùng đôi chân to khỏe của mình để tự vệ. Bộ lông của chúng mềm và khác biệt so với lông vũ của loài chim bay nên chúng không biết bay.Nhưng bù lại đà điểu có cặp chân dài và rất khỏe do đó đà điểu chạy rất nhanh. Vận tốc chạy của đà điểu có thể đạt tới tốc độ 50 – 60 km/h trong vòng 30 phút và nhanh nhất có thể đạt tốc độ đến 70km/h với sải dài 3,3 – 3,5 m (Lê Văn Trúc, 2009), do đó đà điểu là loài chim chạy nhanh nhất hành tinh, Đà điểu sống ở Nam bán cầu vùng cận nhiệt đới, thích nghi vùng cao nguyên tương đối khô cằn. Chúng có thể đi trong một thời gian dài không cần đến nước, mà chỉ dựa vào độ ẩm của những cây cỏ chúng nuốt vào. Tuy nhiên chúng thích nước và thường hay tắm. Đà điểu có khi cúi sát đầu xuống mặt đất, hoặc là để tìm thức ăn, hoặc là để cơ bắp của phần cổ được thoải mái, hoặc để thuận tiện cho việc nghe. Đà điểu quen sống thành bầy với số lượng từ 40 – 50 cá thể. Đà điểu trưởng thành hoàn toàn ở độ tuổi 2 - 4 năm, con trống chậm hơn con mái khoảng 6 tháng. Mùa sinh sản bắt đầu từ tháng 3 hay 4 đến tháng 8, tùy thuộc vào vùng địa lý. Đà điểu trống dùng tiếng rít và những âm thanh khác để đánh nhau, chiếm lãnh thổ và quyến rũ hậu cung có từ 2 – 5 đà điểu mái. Để thu hút con cái, đà điểu đực thường thể hiện một điệu nhảy nhỏ. Khi đồng ý giao phối, con cái sẽ ngồi xuống, cho phép con đực tiến đến từ phía sau để thụ tinh. Trong một mùa sinh sản, luôn luôn là một con đực và nhiều con cái, đồng thời đẻ trứng trong một tổ. Trung bình đà điểu 1 năm có thể đẻ 40 – 60 trứng, mỗi trứng nặng 1,2 – 1,5 kg. Con non nở ra cân nặng 0,8 – 1 kg sau 10 – 12 tháng tuổi có thể đạt khối lượng 100 – 110 kg/con. Qua thực tế cho thấy một năm từ một đà điểu mái mẹ có thể sản sinh 20 – 25 con non sau 10 – 12 tháng (Đặng Quang Huy, 2001). Đà điểu con mới nở đã mở mắt đã có lớp lông tơ bảo vệ và trong vòng 1, 2 tiếng chúng đã có thể chạy nhảy. Đà điểu con rất hiếu động, chúng chạy lung tung và trong vòng nửa năm đầu đà điểu con rất dễ chết vì những lí do khác ngoài thiên nhiên, nhưng sau đó chúng lớn rất nhanh. Từ 10 – 11 tháng tuổi trở đi, màu lông thay đổi theo tính biệt, con trống biểu hiện màu lông đen tuyền ở thân còn lông cánh và lông đuôi màu trắng kèm theo sự 4 rực rỡ màu chân và mỏ chuyển thành đỏ tươi. Sự phân biệt rõ tới mức bằng mắt thường đã nhận thấy chúng từ xa. Con mái thì ngược lại vẫn giữ nguyên màu xám tro để chúng dễ ẩn mình khi đẻ cũng như khi ấp trứng. Đà điểu trống dùng đôi cánh nhỏ do thoái hóa của nó để múa gọi bạn tình và che chở cho đà điểu con. Đà điểu trưởng thành con trống đứng cao 2,1 – 2,75 m, nặng 120 – 145 kg có khi nặng tới 150 kg; con mái cao 1,75 – 1,95 m nặng 95 – 125 kg. Kích thước lớn là kết quả của sự tiến hóa để phù hợp với tính không biết bay khi ở môi trường đồng cỏ Châu Phi có nhiều động vật ăn thịt săn đuổi (Phùng Đức Tiến, alt, 2004). Thức ăn chủ yếu của đà điểu là hạt hay cây cỏ, đôi khi chúng ăn cả những động vật nhỏ như cào cào. Vì không có răng nên chúng phải nuốt sỏi để giúp cho việc nghiền thức ăn trong mề. II.2.2. Tình hình chăn nuôi đà điểu trên thế giới và Việt Nam Khi thuần hóa đà điểu thì chúng có khả năng thích ứng rộng từ 50 vĩ độ Bắc đến 30 vĩ độ Nam với tất cả các loại hình khí hậu, sinh thái khác nhau. Nhiệt độ môi trường biến thiên từ 300 C đến 400C đều không có ảnh hưởng đến chúng (Nguyễn Bá Trung, 2006). Ngày nay, đà điểu được nuôi khắp thế giới vì lợi ích mà nó đem lại nhưng phần lớn là ở Nam Phi. Ở Việt Nam đã có nhiều mô hình chăn nuôi mang tính sản xuất hàng hóa như trang trại Vườn Xoài của Bà Nhã ở Đồng Nai, Chị Trang ở Thành phố Hồ Chí Minh, công ty Minh Đức ở Đà Nẵng và đặc biệt Tổng công ty Khánh Việt đã và đang triển khai đầu tư trên 600 tỷ đồng cho Chương trình công nghiệp đà điểu ở các tỉnh miền Trung và ven biển với các hạng mục công trình như: Trại giống, Nhà máy thức ăn, Nhà máy chế biến da, Nhà máy chế biến thịt với mục tiêu nuôi 5.000 - 7.000 đà điểu sinh sản và sản xuất 3.000 tấn thịt/năm để xuất khẩu. Do hệ số chuyển đổi thức ăn của đà điểu là thấp nhất (3,5:1 so với của gia súc là 6:1), nên chúng rất hấp dẫn đối với nông dân. Trong thời gian qua, nhiều đề tài nghiên cứu khoa học đã được các nhà khoa học của Trung tâm và Viện Chăn nuôi triển khai. Kết quả nghiên cứu phát triển chăn nuôi đà điểu đã thu được những thắng lợi bước đầu. Hơn 3.000 con giống đã được đưa vào nuôi trong sản xuất ở trên 23 tỉnh thành trong cả nước. Ngoài ra, Trung tâm 5
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất