Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học đương nhiên xoá án tích theo pháp luật hình sự việt nam từ thực tiễn tại thành p...

Tài liệu đương nhiên xoá án tích theo pháp luật hình sự việt nam từ thực tiễn tại thành phố hải phòng .

.PDF
79
296
106

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN ĐÌNH KỲ ĐƯƠNG NHIÊN XÓA ÁN TÍCH THEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN TẠI THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HÌNH SỰ VÀ TỐ TỤNG HÌNH SỰ Hà Nội, 2019 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN ĐÌNH KỲ ĐƯƠNG NHIÊN XÓA ÁN TÍCH THEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN TẠI THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG Ngành: Luật hình sự và Tố tụng hình sự Mã số: 8.38.01.04 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN TRÍ TUỆ Hà Nội, 2019 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn “Đương nhiên xoá án tích theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn tại thành phố Hải Phòng” là công trình nghiên cứu của bản thân tôi. Các số liệu, kết quả nghiên cứu trình bày trong luận văn là trung thực, được trích dẫn từ các nguồn công khai, hợp pháp, không sao chép từ bất kỳ công trình nào khác. TÁC GIẢ LUẬN VĂN Nguyễn Đình Kỳ MỤC LỤC MỞ ĐẦU……………………………………………………………………..1 Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ XOÁ ÁN TÍCH VÀ ĐƯƠNG NHIÊN XOÁ ÁN TÍCH....................................................... 7 1.1 Khái niệm án tích và xoá án tích ........................................................... 7 1.2 Khái niệm đương nhiên xoá án tích ..................................................... 14 1.3 Ý nghĩa của đương nhiên xoá án tích.................................................. 15 1.4 Đương nhiên xoá án tích theo pháp luật Hình sự của một số nước .... 17 1.5 Sơ lược quy định của pháp luật Hình sự về đương nhiên xoá án tích 20 Chương 2: THỰC TIỄN ÁP DỤNG CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ ĐƯƠNG NHIÊN XÓA ÁN TÍCH TẠI THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG ..... 38 2.1 Thực tiễn áp dụng quy định pháp luật hiện hành về đương nhiên xoá án tích tại Thành phố Hải Phòng ..................................................................... 38 2.2 Những khó khăn vướng mắc và nguyên nhân của những khó khăn, vướng mắc đó trong thực hiện chế định đương nhiên xoá án tích tại thành phố Hải Phòng ............................................................................................. 43 Chương 3: KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VÀ THỰC HIỆN QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ ĐƯƠNG NHIÊN XOÁ ÁN TÍCH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG 51 3.1 Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật về đương nhiên xóa án tích ......................................................................................... 51 3.2. Một số kiến nghị thực hiện quy định của pháp luật về đương nhiên xóa án tích tại Thành phố Hải Phòng ................................................................. 55 KẾT LUẬN…………………………………………………………………67 TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………………69 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ HĐND Hội đồng nhân dân LLTP Lý lịch tư pháp NĐ – CP Nghị định của Chính phủ STP Sở Tư pháp BLHS Bộ Luật hình sự BLTTHS Bộ Luật Tố tụng hình sự Thông tư liên tịch Bộ Tư pháp - TTLT - BTP - TANDTC - Tòa án nhân dân Tối cao - VKSNDTC - BCA - BQP Viện kiểm sát nhân dân tối cao Bộ Công an - Bộ Quốc phòng TTLT-BTP-BCA UBND Thông tư liên tịch Bộ Tư pháp Bộ Công an Ủy ban nhân dân DANH MỤC BIỂU ĐỒ Số hiệu Tên biểu đồ biểu đồ 2.1 Kết quả xử lý vụ án hình sự trên địa bàn thành phố Hải Phòng từ 2014-2018 Trang 38 Tỷ lệ số người được đương nhiên xoá án tích so với số người 2.2 được xoá án tích trên địa bàn thành phố Hải Phòng giai đoạn 40 2014-2018 2.3 Nguyên nhân người bị kết án không tiến hành các thủ tục đương nhiên được xoá án tích 41 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong quá trình cải cách tư pháp của giai đoạn xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay, xoá án tích là một trong những chế định pháp luật quan trọng bởi nhiều nguyên nhân. Thứ nhất là có một số quy định về chế định xoá án tích trong luật hình sự hiện hành còn bộc lộ những hạn chế nhất định, chưa đáp ứng được những yêu cầu của việc xây dựng xã hội công bằng, dân chủ. Thứ hai là sự phát triển của các lĩnh vực chính trị - xã hội. Trong quá trình hội nhập quốc tế, vấn đề xoá án tích nói riêng và các quy định của luật hình sự cũng luôn phải vận động và phát triển để đáp ứng những yếu cầu của xã hội. Việc nghiên cứu về xoá án tích còn để tìm ra những nhận thức thống nhất, tránh gây khó khăn trong việc áp dụng các quy định của pháp luật trên thực tiễn. Bởi người được xoá án tích thì sẽ được coi như chưa bị kết án và sẽ không bị coi là có tiền án, nếu phạm tội lần tiếp theo sẽ không tính để xác định tái phạm, tái phạm nguy hiểm. Như vậy, nó sẽ giúp cho những người đã từng lầm lỡ có cơ hội làm lại cuộc đời, giảm bớt mặc cảm, bởi quá khứ tội lỗi của mình và không bị cộng đồng phân biệt đối xử. Mặc dù có tầm quan trọng là như vậy nhưng những vấn đề liên quan đến chế định xoá án tích vẫn chưa được các tác giả trong và ngoài nước quan tâm đúng mực trong thời gian qua. Việc nghiên cứu một cách hệ thống những vấn đề lý luận và thực tiễn áp dụng các chế định xoá án tích từ đó đề ra các giải pháp để hoàn thiện hơn nữa Bộ luật Hình sự Việt Nam, giải quyết các vướng mắc trong quá trình áp dụng luật trên thực tiễn là cần thiết, đáp ứng yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Chính vì vậy tác giả lựa chọn đề tài: “Đương nhiên xoá án tích theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn tại thành phố Hải Phòng” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn thạc sĩ của mình. 1 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Như đã đề cập ở trên, các chế định pháp luật về xoá án tích rất quan trọng nhưng cũng rất phức tạp, đòi hỏi phải có sự nghiên cứu, tìm hiểu, tuy nhiên, trong khoa học Luật Hình sự, vấn đề này chưa được quan tâm đúng mức. Xoá án tích chỉ được đề cập một cách chính thức trong Bộ luật hình sự năm 1985 và được hoàn thiện trong Bộ luật Hình sự năm 1999 bằng việc quy định chế định xoá án tích, còn trước đó, nó chưa được quy định quy định trong bất kì văn bản nào. Chính vì vậy, các nhà khoa học đầu tư nghiên cứu chế định này còn hạn chế. Sau khi được quy định chính thức, nhiều nhà khoa học đã bắt đầu bắt tay vào nghiên cứu dù ở cấp độ không cao. Các nghiên cứu này chỉ dừng lại ở các công trình nghiên cứu chung về chế độ xoá án tích hoặc một phần đề cập đến nhận thức hoặc phân biệt án tích, xoá án tích. - Các đề tài nghiên cứu được phát hành thành giáo trình, sách chuyên khảo: “ Những vấn đề cơ bản trong khoa học Luật Hình sự” ( phần chung) của tác gia Lê Cảm, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2005; “ Xoá án – mô hình lý luận về Bộ luật Hình sự Việt Nam” của tác giải Phạm Hồng Hải, NXB Khoa học và xã hội Hà Nội, 1993; “Xoá án tích” của tác giả Trần Đình Nhã, Ngoài ra còn được đề cập trong giáo trình Luật Hình sự của các trường Đại học Luật Hà Nội, Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội,… hay các cuốn Bình luận khoa học Bộ luật Hình sự Việt Nam của Viện khoa học pháp lý – Bộ Tư pháp. - Các đề tài nghiên cứu là luận văn, luận án bao gồm: “Chế định xoá án tích trong Bộ luật Hình sự Việt Nam 1999” của Nguyễn Thị Minh Hương ( khoá luận tốt nghiệp cử nhân Luật 2001); “Chế định xoá án tích trong Luật hình sự Việt Nam” của tác giả Nguyễn Thị Lan (khoá luận tốt nghiệp cử nhân Luật năm 2003); “Miễn chấp hành hình phạt và xoá án tích trong Luật Hình sự Việt 2 Nam” của Tô Thanh Phong (2014). Ngoài ra còn có luận văn thạc sỹ của Nguyễn Xuân Hiệp “Chế định xoá án tích trong Luật Hình sự Việt Nam”. - Các bài viết đăng trên báo, tạp chí: “Án tích theo Bộ luật Hình sự 1999” của tác giả Hồ Sỹ Sơn (2001),…. - Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) ra đời cùng với tác phẩm Bình luận khoa học Bộ luật hình sự 2015 của Nguyễn Ngọc Hoà, Đinh Văn Quế,… cũng đã đưa ra những quan điểm riêng về chế định đương nhiên xoá án tích. Các đề tài nghiên cứu hạn chế cùng với các quan điểm, cách thức giải quyết vấn đề khác nhau đã chưa thực sự đem lại kết quả tốt nhất mà các nhà nghiên cứu mong muốn về chế định xoá án tích. Những bất cập, chưa phù hợp với thực tiễn, … khiến cho việc áp dụng chưa thống nhất, còn nhiều khó khăn sẽ là cơ sở để các nhà khoa học tiếp tục tiến hành nghiên cứu để tìm ra pháp pháp thay đổi hữu hiệu nhất. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1 Mục đích nghiên cứu Trong luận văn của mình, tác giả tập trung tập trung nghiên cứu các vấn đề lí luận, các quy định của pháp luật về đương nhiên xoá án tích và thực tiễn áp dụng các quy định về xoá án tích trong Luật Hình sự Việt Nam. Đồng thời, luận văn cũng sẽ chỉ ra những bất cập, tồn tại, những vướng mắc trong quá trình áp dụng các quy định luật vào thực tiễn từ đó đề xuất ra các giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện nhằm phục vụ công tác đấu tranh và chống tội phạm, bảo vệ chế độ, bảo vệ quyền con người. 3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu Luận văn làm rõ cơ sở lý luận chung của xoá án tích và đương nhiên xoá án tích, khái quát quá trình hình thành và phát triển của chế định này trong lịch sử lập pháp Việt Nam. 3 Những những vấn đề lý luận chung đó, luận văn đi vào nghiên cứu việc áp dụng các quy định đương nhiên xoá án tích của Bộ luật hình sự Việt Nam. Trên cơ sở nghiên cứu các vấn đề bất cập, tồn tại, vướng mắc trong quá trình áp dụng trên thực tiễn và từ đó đề xuất những giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện chế định đương nhiên xoá án tích để tạo ra sự đồng bộ trong việc áp dụng để đảm bảo hiệu quả và tính thống nhất cao. 4. Đối tûợng và phạm vi nghiên cứu 4.1 Đối tượng nghiên cứu Luận văn nghiên cứu về đương nhiên xoá án tích – một khía cạnh của chế định xoá án tích, cụ thể là nghiên cứu các vấn đề: khái niệm án tích, xoá án tích, đương nhiên xoá án tích, điểu kiện đương nhiên xoá án tích, thủ tục đương nhiên xoá án tích,… Tuy nhiên, để luận văn được sâu sắc, cũng cần phải nghiên cứu các vấn đề liên quan khác của Luật Hình sự và Luật tố tụng Hình sự như: quyết định hình phạt, hình phạt, thời giạn thi hành hình phạt, miễn trách nhiệm hình sự,… nhằm làm rõ hơn chế định xoá án tích theo Luật Hình sự Việt Nam. 4.2 Phạm vi nghiên cứu Luận văn nghiên cứu về đương nhiên xoá án tích theo Bộ luật Hình sự Việt Nam hiện hành. Đồng thời cũng đề cập đến các quy định của Bộ luật Tố tụng Hình sự, Luật Thi hành án Hình sự, Luật Lý lịch tư pháp, nhằm giải quyết đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu. Luận văn còn nghiên cứu các thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật Hình sự Việt Nam về đương nhiên xoá án tích. 5. Cô sở lý luận và phûông pháp nghiên cứu Cơ sở lý luận mà tác giả vận dụng để nghiên cứu là chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, kết hợp với tư tưởng Hồ Chí Minh và các chính sách của Đảng và nhà nước về tội phạm, về án tích và vấn đề xoá án tích. Bên cạnh đó, các thành tựu về triết học, 4 lịch sử, các học thuyết chính trị - pháp lý của các nhà nghiên cứu đi trước cũng là những cơ sở lý luận quan trọng giúp tác giả có cơ sở đi sâu vào nghiên cứu. Trong quá trình nghiên cứu luận văn, tác giả sử dụng rất nhiều các phương pháp cả những phương pháp cụ thể và phương pháp đặc thù của khoa học Luật Hình sự như phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, hệ thống, đối chiếu, phương pháp điều tra, thống kê xã hội học... Để tổng hợp được tất cả các kiến thức khoa học Luật Hình sự phục vụ nghiên cứu luận văn. Việc vận dụng nhiều phương pháp nghiên cứu kết hợp với việc tham khảo, lấy ý kiến của các vị chuyên gia, các nhà nghiên cứu khác về lĩnh vực liên quan cũng đóng góp không nhỏ vào thành công của bài luận văn. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn Luận văn với những vấn đề lí luận và thực tiễn có ý nghĩa quan trọng: 6.1. Ý nghĩa lí luận của đề tài: Luận văn là một công trình khoa học có hệ thống, là một tài liệu tham khảo thiết thực và bổ ích cho các bạn sinh viên, học viên, các bạn nghiên cứu sinh tại các cơ sở đào tạo luật không chỉ trong lĩnh vực Tư pháp hình sự mà còn hướng tới trở thành một tài liệu thiết thực và toàn diện cho các nhà nghiên cứu, các nhà lập pháp,… Kết quả của đề tài sẽ là một nguồn kiến thức bổ ích phục vụ cho việc trang bị những kiến thức chuyên sâu cho các cán bộ trong quá trình công tác tại cơ quan điều tra, viện kiểm sát, toà án nhân dân hay các cơ quan thi hành án, các quan nhà nước có thẩm quyền… về các vấn đề án tích và xoá án tích trong quá trình giải quyết các vụ án hình sự đảm bảo khách quan và chính xác. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài: - Luận văn với những nội dung cơ bản về chế định xoá án tích góp phần xác định đúng đắn các căn cứ, điều kiện, thủ tục của việc áp dụng các chế định xoá án tích đối với những người đã bị kết án, những người đã thi hành bản án 5 hoặc hết thời hạn thi hành bản án để họ có thể bớt mặc cảm, tránh bị xã hội xa lánh và có cơ hội làm lại cuộc đời. - Luận văn sẽ đưa ra những đề xuất, định hướng và giải pháp tổng thể để hoàn thiện các quy định của pháp luật về xoá án tích trong Bộ luật Hình sự nói chung đồng thời tạo ra sự thống nhất và hiệu quả trong việc áp dụng các quy định pháp luật này phù hợp với yêu cầu của cuộc cải cách tư pháp và xã dựng nhà nước pháp quyền theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay. - Kết quả từ những phân tích của luận văn sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong hoạt động truy cứu trách nhiệm hình sự, góp phần nâng cao hiệu quả của cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm ở nước ta. 7. Kết cấu của luận vân Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận vân gồm 3 chûông: Chûông 1: Một số vấn đề lý luận chung về xoá án tích và đương nhiên xoá án tích. Chûông 2: Thực tiễn áp dụng các quy định pháp luật về đương nhiên xoá án tích tại Thành phố Hải Phòng Chûông 3: Kiến nghị hoàn thiện các quy định của pháp luật và thực hiện quy định của pháp luật về đương nhiên xoá án tích trên địa bàn thành phố Hải Phòng. 6 Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ XOÁ ÁN TÍCH VÀ ĐƯƠNG NHIÊN XOÁ ÁN TÍCH 1.1 Khái niệm án tích và xoá án tích 1.1.1 Khái niệm án tích Trong khoa học Luật hình sự Việt Nam có rất nhiều quan điểm về khái niệm án tích: PSG.TS Phạm Hồng Hải cho rằng: “Án tích là hậu quả pháp lý của bản án kết tội mà Toà án tuyên đối với người phạm tội, là một tình tiết có ý nghĩa pháp lý trong việc đánh giá tính chất nguy hiểm của tội phạm và của người phạm tội khi tội phạm được thực hiện trong thời gian người ấy mang án tích”[24]. ThS. Hồ Sỹ Sơn cũng đưa ra quan điểm: “Án tích là vết tích đã từng bị kết án của người phạm tội; xuất hiện khi người đó đã chấp hành xong hình phạt và được xoá án để trở thành người chưa bị kết án khi người này đáp ứng được những điều kiện mà Bộ luật Hình sự quy định hoặc tồn tại một khi người đã bị kết án dù đã chấp hành xong hình phạt nhưng chưa đáp ứng được những điều kiện được quy định trong Bộ luật hình sự và người đó còn phải chịu tình tiết định khung tăng nặng hình phạt nếu tội phạm trong thời gian mang vớt tích đã từng bị kết án hoặc phải chịu trách nhiệm hình sự về những hành vi vi phạm pháp luật mà theo quy định của Bộ luật Hình sự, vết tích đã từng bị kết án là yếu tố điều kiện cấu thành tội phạm” [42]. Luật gia Nguyễn Thị Lan: “Án tích là một dấu ấn cho thấy, người có án tích đã từng bị kết án vì đã phạm tội” [32]. PGS. TSKH Lê Cảm: “Án tích là hậu quả pháp lý của việc người bị kết án bị áp dụng hình phạt theo bản án kết tội có hiệu lực pháp luật của Toà án và là giai đoạn cuối cùng của việc thực hiện trách nhiệm hình sự, thể hiện trong 7 việc người bị kết án mặc dù đã chấp hành xong bản án (bao gồm hình phạt chính, hình phạt bổ sung và các quyết định khác của Toà) nhưng vẫn chưa hết án tích hoặc chưa được xoá án tính theo quy định của pháp luật hình sự” [11]. Các quan điểm của các nhà nghiên cứu nêu trên đã phần nào thể hiện được những nội dung cơ bản của án tích. Tuy nhiên, trên thực tế không phải mỗi bản án kết tội của Toà án đều làm phát sinh án tích như trường hợp miễn trách nhiệm hình sự bởi đã miễn trách nhiệm hình sự không làm phát sinh án tích. Án tích cũng không phải là việc thực hiện trách nhiệm hình sự hoặc việc kết án cũng không phải là dấu hiệu chung nhất của việc người phạm tội được xoá án tích. Mặc dù tồn tại nhiều quan điểm khác nhau, tuy nhiên, tác giả thấy rằng để có thể hiểu được bản chất của vấn đề này, chúng ta cần đưa ra được những bản chất pháp lý, nội dung cũng như giới hạn của án tích. Về bản chất pháp lý: Án tích là hậu quả pháp lý của việc phạm tội, là một trong những sự thể hiện của trách nhiệm hình sự. Về điều kiện: Án tích chỉ xuất hiện khi có đầy đủ các điều kiện sau: - Có bản án kết tội đã có hiệu lực pháp luật của Toà án; - Người bị kết án bị áp dụng hình phạt; Chỉ khi đáp ứng đầy đủ và đồng thời hai điều kiện nêu trên thì mới có án tích. Về giới hạn của án tích: Án tích chỉ tồn tại trong khoảng thời gian từ khi bản án kết tội của Toà án có hiệu lực pháp luật đến khi được xoá bỏ (đương nhiên được xoá án tích hay xoá án tích theo quyết định của Toà án). Từ những phân tích trên, tác giả mạnh dạn đưa ra định nghĩa: “Án tích là là hậu quả pháp lý của việc phạm tội mà người bị kết án phải chịu hình phạt theo bản án kết tội đã có hiệu lực pháp luật, gánh chịu trong thời gian nhất định kể từ khi bản án có hiệu lực pháp luật đến khi hậu quả pháp lý của nó bị xoá bỏ theo quy định của pháp luật”. 8 - Đặc điểm của án tích Về đối tượng: Án tính tồn tại đối với người bị kết án bằng bản án buộc tội của Toà án. Án tích là một đặc điểm nhân thân gắn liền với người đã từng phạm tội và bị kết án. Do đó, không có tội phạm thì không có án tích, chỉ có người phạm tội mới phải mang án tích. Về phạm vi: Không phải bất cứ người phạm tội bị kết án nào cũng mang án tích. Đối tượng mang án tích chỉ là những người bị kết án bằng bản án có hiệu lực của Toà án và bị tuyên áp dụng hình phạt. Bởi người bị kết án nhưng được áp dụng các biện pháp tư pháp khác như đưa vào trường giáo dưỡng, giáo dục tại xã, phường, thị trấn… theo quy định tại Điều 95 và Điều 96 Bộ luật Hình sự năm 2015 hay biện pháp buộc công khai xin lỗi, bồi thường thiệt hại theo quy định tại Điều 48 Bộ luật Hình sự năm 2015 sẽ không phải chịu hậu quả pháp lý này. Đối với người được miễn trách nhiệm hình phạt hoặc áp dụng các biện pháp tư pháp thì thực tế án tích không tồn tại với họ. Về thời điểm xuất hiện án tích: Quan điểm thứ nhất cho rằng: Án tích xuất hiện từ khi bản án kết tội có hiệu lực pháp luật và những người phạm tội mới trong thời gian kháng cáo, kháng nghị, chờ xét xử phúc thẩm, giám đốc thẩm hoặc tái thẩm sẽ không trở thành đối tượng có án tích và sẽ không bị áp dụng những hậu quả pháp lý bất lợi do việc còn án tích như bị áp dụng các tình tiết tái phạm, tái phạm nguy hiểm khi phạm các tội mới. Quan điểm thứ hai cho rằng: Án tích chỉ xuất hiện trong một khoảng thời gian nhất định sau khi đã chấp hành xong hình phạt . Nhìn chung, các quan điểm này đều chưa hợp lý. Về bản chất, bản án kết tội của Toà sẽ làm xuất hiện án tích đối với người phạm tội ngay sau khi bản án đó được tuyên. Nếu thời gian kháng cáo, kháng nghị hoặc thời gian chấp hành hình phạt không được coi là thời gian mang án tích thì khi xét xử tội phạm mới sẽ không đánh giá đúng mức độ nguy hiểm của tội phạm mới thực hiện 9 trong thời gian này. Tóm lại, án tích xuất hiện ngay sau khi người phạm tội bị Toà án kết tội bằng một bản án buộc tội có hiệu lực pháp luật. Về thời hạn tồn tại: Án tích chỉ tồn tại trong một khoảng thời gian nhất định. Án tích là đặc điểm nhân thân xấu và việc mang án tích có thể mang lại những hậu quả pháp lý bất lợi cho người mang án tích nên không thể buộc họ phải vĩnh viễn mang án tích cho một tội danh. Do đó, án tích có thể được xoá sau một thời gian đủ để chứng tỏ người phạm tội đã “hoàn lương” – không còn nguy hiểm đối với xã hội nữa. Đây được coi là thời gian thử thách đối với người bị kết án chấp hành xong hình phạt. Thời hạn của án tích được bắt đầu từ khi bản án của Toà án được tuyên, kết thúc khi được xoá bỏ theo quy định của pháp luật. - Hậu quả pháp lý của việc mang án tích Án tích có thể mang lại những hậu quả pháp lý bất lợi cho người mang án tích. Sự bất lợi của việc mang án tích đối với người bị kết án và bị áp dụng hình phạt được thể hiện ở nhiều phương diện: Người mang án tích trình lý lịch tư pháp cũng như các giấy tờ chứng thực về nhân thân của người phạm tội sẽ ghi “có tiền án”, đồng thời chỉ rõ loại tội phạm cũng như hình phạt dành cho tội phạm đó. Khi đó, án tích như một vét nhơ trong lý lịch của người phạm tội, dẫn tới nhiều hậu quả xã hội bất lợi đối với người phạm tội. Do tính chất nguy hiểm của hành vi phạm tội mà trong một số lĩnh vực, pháp luật còn hạn chế quyền của người mang án tích. Ví dụ như Luật Nuôi con nuôi năm 2010 quy định: “người chưa được xoá án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự của người khác; ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con cháu, người có công nuôi dưỡng mình; dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người chưa thành niên vi phạm pháp luật,….sẽ không được nhận con nuôi”. Việc mang án tích có thể là căn cứ để xác định hành vi phạm tội là tái phạm hay tái phạm nguy hiểm. Điều 53 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về Tái phạm, tái phạm nguy hiểm: 10 “1. Tái phạm là trường hợp đã bị kết án, chưa được xoá án tích mà lại thực hiện hành vi phạm tội do cố ý hoặc thực hiện hành vi phạm tội về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do vô ý. [37]. 2. Những trường hợp sau đây được coi là tái phạm nguy hiểm: a) Đã bị kết án về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý, chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi phạm tội về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý;[37] b) Đã tái phạm, chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi phạm tội do cố ý.” Theo đó, dấu hiệu “chưa xoá án tích” chính là dấu hiệu quan trọng để xem xét hành vi phạm tội của người phạm tội có tái phạm hay tái phạm nguy hiểm hay không. Đây sẽ là căn cứ để xác định việc áp dụng tình tiết tăng nặng trách nhiệm Hình sự theo quy định tại điểm h khoản 1 Điều 52 Bộ luật Hình sự 2015 hay tình tiết định khung hình phạt của các tội phạm cụ thể. Ví dụ: Điểm p khoản 1 Điều 123 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về Tội giết người: “ Người nào giết người thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình;…..p) Tái phạm nguy hiểm”[37]. Đối với các tội phạm khác, khi có dấu hiệu còn án tích và yếu tố tái phạm tái phạm nguy hiểm không được áp dụng làm tình tiết định khung hình phạt thì hành vi phạm tội mới thường bị áp dụng tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự theo điểm h khoản 1 Điều 52 Bộ luật Hình sự. Đối với một số cấu thành tội phạm, dấu hiệu “chưa xoá án tích” trở thành một trong những yếu tố định tội. Theo đó, nếu người phạm tội không có án tích thì mức độ nguy hiểm của hành vi vi phạm pháp luật chưa cao, người vi phạm có thể không bị truy cứu trách nhiệm hình sự mà chỉ bị xử lý hành chính. Tuy 11 nhiên, dấu hiệu “có tiền án” đã khiến mức độ nguy hiểm của hành vi tăng lên và người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Ví dụ: Điểm b khoản 1 Điều 173 quy định về tội trộm cắp tài sản: “Người nào trộm cắp tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm: ……b) Đã bị kết án về tội này hoặc một trong các tội quy định tại Điều 168,169,170,171,172,174,175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm”. [37]. Việc mang án tính dẫn đến rất nhiều các hậu quả pháp lý bất lợi đối với những người mang án tích. Quy định này thể hiện sự nghiêm trị của pháp luật Hình sự đối với những người phạm tội, đặc biệt là những đối tượng không biết hối cải vẫn tái phạm. 1.1.2. Khái niệm xoá án tích Việc kết án là một sự kiện khách quan và không gì có thể xoá bỏ được sự kiện bị kết án của người phạm tội. Tuy nhiên, án tích không phải đặc điểm nhân thân có tích chất vĩnh viễn. Với tính chất nhân đạo của pháp luật Hình sự nhằm giúp xoá bỏ mặc cảm tội lỗi với những người đã từng bị kết án, giúp họ tái hoà nhập với cộng đồng, Bộ luật Hình sự đã quy định, án tích chỉ tồn tại trong một thờ gian nhất định và khi đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật thì án tích có thể được xoá bỏ. Cũng tương tự như án tích, xoá án tích cũng là một khái niệm với rất nhiều quan điểm và lập trường nghiên cứu khác nhau. PGS.TS Trần Đình Nhã thì định nghĩa: “Xoá án tích là sự thừa nhận về mặt pháp lý người bị kết án không còn mang án tích và vì vậy không còn chịu hậu quả do việc kết án mang lại” [35]. Quan điểm này đi theo khía cạnh đương nhiên được xoá án tích. Và như vậy thì sẽ không thể hiện hết được nội dung của việc xoá án tích bởi bên cạnh pháp luật quy định về đương nhiên được xoá án tích 12 thì còn có trường hợp được xoá án tích theo quyết định của Toà án (phải được Toà án xem xét và ra quyết định). Ths. Đinh Văn Quế lại cho rằng: “Xoá án tích là xoá bỏ bản án hình sự đối với một người đã bị Toà kết án, là sự thể hiện tinh thần nhân đạo trong Luật Hình sự nước ta… là để cho người bị kết án không mặc cảm tội lỗi của mình, tạo điều kiện làm ăn, sinh sống lương thiện, hoà nhập với cộng đồng”. PGS.TSKH Lê Cảm lại dùng thuật ngữ xoá án tích để định nghĩa xoá án tích, tạo nên một định nghĩa trừu tượng và gây khó hiểu cho người đọc khi muốn tìm hiểu sâu về vấn đề này: “Xoá án tích là việc chấm dứt trách nhiệm hình sự của người bị kết án do người đó được xoá án tích theo các quy định của pháp luật Hình sự, trên cơ sở sự xem xét và quyết định của Toà án, công nhận là chưa bị kết án” [11]. ThS. Phạm Thị Học đưa ra quan niệm: “Trong luật Hình sự Việt Nam, khái niệm xoá án tích được hiểu là việc xoá bỏ việc án mang tích thể hiện ở sự công nhận coi như là chưa bị kết án đối với người trước đó đã bị Toà án xét xử, kết tội”. Do có nhiều quan điểm của các nhà nghiên cứu khác nhau nên người đọc đã gặp khó khăn trong quá trình tìm hiểu. Khoa học Luật Hình sự đã dựa trên những nghiên cứu thông nhất có tính chất chỉ đạo của việc áp dụng các quy định của Luật Hình sự Việt Nam về xoá án tích đã đưa ra một khái niệm khái quát và tương đối đầy đủ: “Xóa án tích là chế định của luật hình sự Việt Nam thể hiện ở việc xóa bỏ hậu quả pháp lý, xóa bỏ trách nhiệm hình sự đối với người bị kết án và phải chịu hình phạt theo bản án đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án khi có đủ các điều kiện của pháp luật quy định và người đó được coi như chưa bị kết án.” Xoá án tích là một chế định pháp luật nhân đạo của Luật Hình sự thể hiện sự thừa nhận của nhà nước về mặt pháp lý người bị kết án không còn mang án tích nữa và không phải tiếp tục gành chịu bất kỳ hậu quả pháp lý nào do việc bị kết án mang lại. Người được xoá án tích được coi là chưa bị kết án. Điều đó 13 có nghĩa là kể từ thời điểm án tích được xoá, họ trở thành những người hoàn toàn bình thường về mặt Tư pháp, không ai có thể căn cứ vào sự kiện họ đã bị kết án trước đây để hạn chế quyền lợi của họ. Sau khi được xoá án tích, mọi giấy tờ liên quan đến căn cước, lý lịch của họ đều được ghi là “không có án tích” và nếu người đó lại phạm vào tội mới thì cũng không bị xác định là tái phạm, tái phạm nguy hiểm. 1.2 Khái niệm đương nhiên xoá án tích Xóa án tích là một chế định thể hiện rõ tính nhân đạo trong chính sách pháp luật của nhà nước, nhằm giúp người đã từng phạm tội tái hòa nhập cộng đồng một cách thuận lợi hơn. Thời gian qua đã chứng minh, đó là một chính sách đúng đắn trong việc giúp người phạm tội có cơ hội sửa sai lỗi lầm và hạn chế việc phân biệt đối xử đối với những đối tượng đã từng là một người phạm tội. Chế định xoá án tích được quy định từ Điều 69 đến Điều 73 Bộ luật Hình sự 2015. Theo đó, việc xoá án tích đối với người đã chấp hành xong bản án có hiệu lực pháp luật của Toà án bằng một trong hai cách: Đương nhiên được xoá án tích và xoá án tích theo quyết định của Toà án. Người được xoá án tích coi như chưa bị kết án. Đương nhiên xoá án tích là trường hợp người bị kết án được coi là không có án tích khi đáp ứng các điều kiện nhất định theo quy định của pháp luật mà không cần có quyết định của cơ quan có thẩm quyền. Theo quy định của pháp luật Hình sự Việt Nam hiện hành, để được đương nhiên xoá án tích, người bị kết án phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật. Tuỳ thuộc vào từng loại tội phạm cũng như mức hình phạt mà pháp luật quy định những điều kiện cụ thể để đương nhiên được xoá án tích. Nhìn chung, người phạm tội nếu muốn được đương nhiên xoá án tích phải đáp ứng đồng thời hai điều kiện: - Đã chấp hành xong bản án - Không phạm tội mới trong thời gian luật định 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan