Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Du lịch văn hóa và ý nghĩa ứng dụng của nó trong hoạt động du lịch, đặc biệt liê...

Tài liệu Du lịch văn hóa và ý nghĩa ứng dụng của nó trong hoạt động du lịch, đặc biệt liên quan đến yếu tố du khách

.DOCX
17
314
70

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN BỘ MÔN DU LỊCH Bài viết giữa kì Môn DU LỊCH VĂN HÓA Đề tài Du lịch văn hóa và ý nghĩa ứng dụng của nó trong hoạt động du lịch, đặc biệt liên quan đến yếu tố du khách Giảng viên hướng dẫn: PGS. TS. Huỳnh Quốc Thắng Sinh viên thực hiện: Võ Văn Châu – 1456180014 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, THÁNG 11 – 2017 Văn hóa là những giá trị cốt lõi, tinh túy của xã hội, hình thành lâu đời qua quá trình lao động và sáng tạo của con người, được dày công vun đắp trở thành nền tảng không thể thiếu đối với mỗi dân tộc, chúng thẩm thấu và bao trùm lên mọi lĩnh vực hoạt động của mỗi quốc gia. 1. Yếu tố văn hóa trong du lịch Một đất nước có nền văn hóa được nhiều người biết tới, ngưỡng mộ, yêu mến là nhân tố vô cùng quý giá để tạo cho quốc gia đó một hình ảnh thương hiệu vững chắc, tin cậy, làm đòn bẩy thúc đẩy các mối quan hệ chính trị, ngoại giao; giao lưu kinh tế, thương mại và sự quan tâm đối với các lĩnh vực liên quan khác. Phát triển kinh tế nói chung, kinh tế du lịch nói riêng không thể bỏ qua văn hóa. Về mặt ý nghĩa, đối với văn hóa, du lịch tạo cho văn hóa phát triển. Nói một cách nào đó, nếu chúng ta xem nhẹ đầu tư cho văn hóa thì du lịch phát triển không bền vững. Chúng ta làm du lịch phải có định hướng rõ ràng, sản phẩm du lịch phải nhằm phát huy và bảo vệ những giá trị (chuẩn mực) truyền thống của dân tộc vì đó chính là phát triển bền vững của đất nước. Văn hóa và du lịch có mối liên hệ biện chứng với nhau, cùng tồn tại và hỗ trợ nhau phát triển. Phát triển du lịch phải dựa trên giá trị đặc sắc văn hóa của mỗi vùng miền, mỗi quốc gia dân tộc và ngược lại vốn văn hóa độc đáo đó là tài nguyên, là sản phẩm của du lịch – Du lịch không gắn với di sản văn hóa là du lịch nghèo nàn và văn hóa không được phát huy trong hoạt động du lịch sẽ làm giảm sức sống của văn hóa. Chẳng nói đâu xa, Thái Lan là điển hình của một đất nước “hái ra tiền” nhờ đầu tư phát triển du lịch văn hóa. Người Thái đã rất “khôn ngoan” khi tạo nên sản phẩm du lịch mang đậm bản sắc văn hóa truyền thống của đất nước Chùa Vàng. Đến với Thái Lan, du khách không chỉ thỏa sức chiêm ngưỡng những công trình đền chùa, cung điện có kiến trúc đồ sộ mà còn khám phá đời sống văn hóa tinh thần đặc trưng như: thưởng thức làn điệu múa Thái duyên dáng, đằm thắm, tận hưởng những phong vị ẩm thực trứ danh hay chăm sóc sức khỏe bằng những liệu trình massage hoàn hảo đã được hình thành từ cách đây 500 năm. Những sản phẩm du lịch văn hóa độc đáo, khác biệt đã đưa Thái Lan trở thành điểm đến hấp dẫn hàng đầu khu vực với lượng khách tăng trưởng ngoạn mục. Riêng năm 2016, tổng mức doanh thu của ngành du lịch Thái Lan đạt 71,4 tỷ USD, cao vượt mức dự báo trước đó và tăng 11% so với năm 2015. Bali đã trở thành điểm đến nổi bật nhất của Indonesia, khi cùng lúc phát triển hạ tầng cơ sở du lịch hiện đại trong những khu nghỉ dưỡng sang trọng, những câu lạc bộ, trung tâm giải trí ken đặc khách du lịch, nhưng vẫn gìn giữ trọn vẹn lối sống, tập quán, văn hóa của 2 người bản địa và không quên lồng ghép, thậm chí đẩy những nét văn hóa truyền thống đó thành những trải nghiệm du lịch hấp dẫn, có một không hai. Mặt khác, nói đến yếu tố văn hóa trong du lịch là nói đến thái độ tính cách, ứng xử văn hóa của con người với con người, của con người đối với tự nhiên, đối với xã hội. Đó chính là chiều sâu tâm hồn, là nhân cách của con người trong thời đại toàn cầu hóa, hội nhập hiện nay. Và đây là vấn đề mà chúng tôi muốn bàn đến. 2. Con người chủ thể tạo ra và làm nên sản phẩm du lịch văn hóa Nhận định trên để thấy rằng những giá trị văn hóa (công trình nhân văn) mà con người tạo ra không phải là nhân tố duy nhất làm nên điều đặc trưng để tạo nên sức hút cho sản phẩm du lịch văn hóa ngoài ra đó còn là yếu tố “ dịch vụ - văn hóa – dịch vụ”. Sản phẩm du lịch về cơ bản là không cụ thể, không tồn tại dưới dạng vật thể. Thành phần chính của sản phẩm du lịch là dịch vụ thường chiếm từ 80 đến 90% về mặt giá trị, hàng hóa chiếm tỉ trọng nhỏ. Việc tạo ra các sản phẩm này bên cạnh các nguồn tài nguyên du lịch dưới dạng vật thể và phi vật thể (bao gồm tài nguyên tự nhiên và tài nguyên nhân văn) theo quy luật chung luôn được coi là hữu hạn, thì còn một số hợp phần khác cũng cần phải được tính đến đó là nguồn lực con người vì ngành du lịch là ngành đặc biệt là tiếp xúc (trực tiếp, gián tiếp) và làm việc với con người. Thể hiện đẳng cấp trong phục vụ. Mang tính nhân văn trí tuệ cao. Thông qua “sự hao phí sức lao động” của người tạo ra những sản phẩm du lịch do đó sẽ góp phần làm tăng lên giá trị của loại hàng hóa vô cùng đặc biệt này. Chúng được khéo léo ẩn và tích tụ trong các “chuỗi dịch vụ” để hình thành nên các sản phẩm du lịch và thậm chí tồn tại trong cả những đối tượng sử dụng dịch vụ – đó là những “người khách du lịch”. Những yếu tố này là tác nhân không thể thiếu được để tạo ra cầu cho hoạt động du lịch, hay có thể xem là “nguồn tài nguyên du lịch” vô cùng to lớn và bất tận. Bởi lẽ, trong thế giới ngày càng phát triển với tiến bộ khoa học kỹ thuật vượt bậc, giao thông thuận tiện, phương tiện truyền thông tiện ích, và mặc dù có thể bị tác động bởi các yếu tố khách quan và chủ quan như thiên tai, chính biến, chiến tranh, khủng bố,… nhưng nhu cầu đi lại, giao lưu văn hóa, đầu tư, thương mại,… giữa các quốc gia, vùng miền không những không dừng lại mà vẫn tiếp tục gia tăng mạnh mẽ. Điều này kéo theo các nhu cầu dịch vụ, sản phẩm du lịch cũng gia tăng. Trong khi, các nguồn tài nguyên khác như tự nhiên, nhân tạo, tái tạo phục vụ cho các ngành kinh tế khác ngày càng suy giảm và có thể đứng trước nguy cơ cạn kiệt bởi nhu cầu khai thác, sản xuất, chế biến và tiêu thụ của con người và toàn xã hội ngày càng phát triển vì thế có thể khẳng định Du lịch hiện nay được nhận định là một ngành giàu tiềm năng & triển vọng phát triển. Như vậy khi nhắc đến sản phầm du lịch người ta nghĩ ngay đến các dịch vụ du lịch mang lại giá trị siêu lợi 3 nhuận – giá trị này bắt nguồn từ nhiều yếu tố khác nhau trong đó yếu tố con người – nguồn nhân lực giữ vai trò cốt lõi. Khác với việc tiêu dùng các sản phẩm khác trong chuyến đi, viê ̣c tiêu dùng sản phẩm du lịch xảy ra cùng mô ̣t lúc, cùng nơi với viê ̣c sản xuất ra chúng. Do đó để thực hiê ̣n được quá trình tiêu thụ sản phẩm, người mua hàng được đưa đến nơi sản xuất và tiêu dùng tại chỗ dưới sự hướng dẫn và phục vụ của người lao động (trực tiếp, gián tiếp). Vì vâ ̣y sản phẩm du lịch mang tính đô ̣c quyền và không thể so sánh giá của sản phẩm du lịch này với sản phẩm du lịch kia mô ̣t cách tùy tiê ̣n được. Qua phân tích các yếu tố trên cho thấy sự sáng tạo, ý tưởng của con người sẽ tạo ra sự khác biệt trong sản phẩm du lịch, tăng khả năng cạnh tranh cho du lịch trong bối cảnh hội nhập thì vấn đề đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng đủ các yêu cầu, điều kiện đặt ra từ thực tế. Tất cả những điều đó có được khi ngành du lịch nước ta xây dựng được đội ngũ lao động có trình độ, nhận thức, ý thức, trách nhiệm cao, đảm nhận công việc phù hợp với năng lực, có tinh thần gắn bó với doanh nghiệp. Chính nguồn nhân lực chất lượng cao là đội ngũ để thu hút khách du lịch và tạo động lực để khách hàng có những nhu cầu mới, họ sẽ giúp cho doanh nghiệp khai thác được tài nguyên du lịch và bảo vệ tài nguyên du lịch. Đào tạo nguồn nhân lực trong du lịch cũng là đào tạo ra những người biết tạo ra các sản phẩm du lịch đặc sắc để đáp ứng, thỏa mãn những nhu cầu khác nhau của du khách; có như vậy, du lịch mới phát triển bền vững. 3. Du lịch văn hóa và văn hóa du lịch ở Việt Nam Việt Nam có nền văn hóa đa dạng, phong phú, nhân văn; mỗi loại tài sản văn hóa đều tiềm ẩn những giá trị cao (cả về mặt văn hóa và tiềm năng kinh tế) là bản sắc độc đáo, hấp dẫn của văn hóa Việt nam…. đó chính là cơ sở để phát triển du lịch bền vững. Có thể nhận thức rằng thông qua văn hóa, du lịch là một trong những lĩnh vực vừa được thừa hưởng thành quả và cũng vừa là công cụ thiết yếu, góp phần quan trọng vào thành công của những nỗ lực trên. Luật du lịch Việt Nam 2005 nêu rõ tài nguyên du lịch bao gồm hai mảng lớn là tài nguyên du lịch tự nhiên (…) và tài nguyên du lịch nhân văn (bao gồm truyền thống văn hóa, các yếu tố văn hóa, văn nghệ dân gian, di tích lịch sử, cách mạng, khảo cổ, kiến trúc, các công trình lao động sáng tạo của con người và các di sản văn hóa vật thể, phi vật thể khác có thể được sử dụng phục vụ mục đích du lịch). Thống kê của Tổ chức du lịch thế giới cho thấy du lịch văn hóa đóng góp khoảng 37% du lịch toàn cầu và được dự báo có thể tăng khoảng 15% qua mỗi năm. Theo số liệu mới nhất, đến hết tháng 12/2016, cả nước ta hiện có 26 di sản văn hóa thế giới được UNESCO công 4 nhận thuộc các lĩnh vự như: Di sản thiên thiên, di sản địa chất toàn cầu, di sản tư liệu, di sản hỗn hợp, di sản văn hóa vật thể, di sản văn hóa phi vật thể. Trong đó, tín ngưỡng thờ mẫu Tam phủ – tín ngưỡng dân gian đặc sắc của Việt Nam mới được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện cho nhân loại. Đây chính là nguồn lực quý giá trong tổng số giá trị tài nguyên của nước ta (mà không phải quốc gia nào cũng có được) để phát triển du lịch bền vững. Bên cạnh đó Việt Nam có đến 54 dân tộc, gần 8000 lễ hội, do đó cần phải năm bắt cơ hội tạo ra sự phát triển từ đây. 4. Thị trường du khách đến Việt Nam và vấn đề du lịch văn hóa Du khách nước ngoài đến Việt Nam, theo năm Năm 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 DK nước Thay ngoài 1.351.300 1.607.200 1.715.600 1.520.100 1.781.800 2.140.100 2.330.800 2.628.200 2.429.600 2.927.876 đổi 18.9% 6.7% -11.4% 17.2% 20.0% 8.9% 12.8% -7.6% 20.5% Năm 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 DK nước Thay ngoài 3.467.757 3.583.486 4.171.564 4.253.740 3.772.359 5.049.855 6.014.032 6.847.678 7,572,352 7,87 đổi 18.4% 3% 16% 0.6% -10.9% 34.8% 19.1% 10.8% 10,6% 4% Số liệu đến năm 2013 cho thấy Thị phần khách quốc tế đến Việt Nam trong khu vực & trên thế giới không ngừng tăng lên. Từ chỗ chiếm 4,6% thị phần khu vực Đông Nam Á , 1,7% thị phần khu vực Châu Á Thái Bình Dương và 0,2% thị phần toàn cầu vào năm 1995 đến năm 2013 Du Lịch Việt Nam đã chiếm 8,2% thị phần khu vực ASEAN; 2,4% thị phần khu vực Châu Á Thái Bình Dương và 0,68% thị phần toàn cầu. Vị trí của Du lịch Việt Nam đã cải thiện đáng kể trên bản đồ du lịch thế giới Trong cơ cấu thị trường nguồn của Du lịch Việt Nam, 72% đến từ khu vực Châu Á Thái Bình Dương , tiếp theo là Châu Âu 14% , Bắc Mỹ 7% các thị trường nguồn của Việt Nam thuộc những quốc gia có GDP lớn nhất thế giới: Mỹ , Nhật, Trung Quốc , Pháp , Nga; thuộc các nước có dân số lớn nhất thế giới: Mỹ , Nhật, Trung Quốc, Nga; thuộc các nước có 5 chi tiêu du lịch ra nước ngoài nhiều nhất thế giới: Mỹ , Nhật, Trung Quốc , Pháp , Nga, Úc, Đức, Anh. Bảng: Tỷ lệ khách quốc tế đến Việt Nam lần đầu và khách đến từ hai lần trở lên lần lượt là Năm 2003 2005 2006 2009 2011 2013 Tỉ lệ khách quốc tế đến lần đầu 72% 65,3% 56,3% 60,4% 61,1% 66,1% Tỉ lệ khách đến lần thứ hai 28% 24,7% 43,7% 39,6% 38,9% 33,9% o Có thể thấy tỷ lệ này không biến động lớn qua các năm và duy trì ở mức độ khá hài hòa. Tuy nhiên có một thực tế đáng buồn là theo đánh giá của ngành du lịch, từ năm 2006 đến nay hơn 70% du khách quốc tế sau khi đến Việt Nam đều có ý "một đi không trở lại". Nguyên nhân của hiện tượng trên có thể hiểu như sau:  Xuất từ nhiều hạn chế yếu kém khác nhau đã và đang tồn tại trong ngành du lịch nước nhà như: Về quản lý khai thác tài nguyên du lịch. Mặc dù Việt Nam sở hữu nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn phong phú và đa dạng nhưng chưa khai thác tương xứng với tiềm năng đó, thể hiện hệ thống sản phẩm du lịch vẫn còn nghèo nàn, đơn điệu. Cho đến nay tài nguyên du lịch cả tự nhiên và nhân văn chưa được thống kê, đánh giá, phân loại và xếp hạng để quản lý khai thác một cách bền vững, hiệu quả. Dẫn tới tài nguyên du lịch thì nhiều nhưng khai thác bừa bãi, mới dừng ở bề nổi, khai thác cái sẵn có chưa phát huy giá trị của tài nguyên. Ví dụ như: ngành du lịch Việt Nam thường chỉ chú trọng khai thác quá đáng các thắng cảnh thiên nhiên như một điểm mạnh, như việc "xã hội hóa" các danh thắng (cho phép các công ty đầu tư khai thác và bán vé vào cửa) dẫn đến việc hầu hết các nơi danh thắng đều thu tiền vào tham quan, thường là khá đắt (Điển hình như Hội An, điểm du lịch yêu thích vừa qua cũng bị du khách quay lưng vì tuỳ tiện tăng giá vé), thế nhưng do các công ty này lại không quan tâm bảo trì đúng mức, dẫn đến tình trạng cảnh quan đang bị xuống cấp hay phá hủy, điển hình là trường hợp các di tích quốc gia như Thác Voi , Thác Liên Khương. Sự xung đột về lợi ích kinh tế giữa các chủ thể kinh tế và các ngành, tầm nhìn ngắn hạn và hạn chế về công nghệ dẫn tới một số tài nguyên du lịch bị tàn phá, sử dụng sai mục 6 đích...tác động tiêu cực tới phát triển du lịch bền vững. Ví dụ: Việt Nam có 117 bảo tàng trong đó các bộ, ngành quản lý 38, các địa phương quản lý 79. Hai bảo tàng lịch sử mang tính quốc gia là Bảo tàng Cách mạng Việt Nam và Bảo tàng lịch sử Việt Nam hiện đang đề xuất thêm Bảo tàng Lịch sử Quốc gia. Tuy nhiên, hầu hết các bảo tàng đều vắng khách tham quan, đất công đôi khi bị lạm dụng và sử dụng trái mục đích.  Xuất phát từ việc ứng xử văn hóa trong phát triển du lịch tại Việt Nam Ứng xử văn hóa trong các hoạt động xã hội không phải là vấn đề mới, nhưng đây lại là điều bức xúc của mọi người. Chưa lúc nào vấn đề ứng xử văn hóa ở Việt Nam được nói đến nhiều như hiện nay: ứng xử văn hóa trong lễ hội, ứng xử văn hóa trong giao thông, ứng xử văn hóa tại các cơ sở thờ tự, ứng xử văn hóa nơi công cộng, ứng xử văn hóa trong gia đình, nơi học đường vv… và ứng xử văn hóa trong hoạt động du lịch cũng là vấn đề đáng bàn. Hiện trạng ứng xử phi văn hóa trong hoạt động du lịch tại Việt Nam. Trên các phương tiên thông tin đại chúng và các trang mạng xã hội trong nhiều năm qua, đã đưa rất nhiều hình ảnh, tin tức phản ánh, tin tức phản cảm không chỉ của người dân địa phương mà cả du khách trong ngoài nước. Theo số liệu thống kê của Tổng cục du lịch, cả năm 2016, Việt Nam đã đón hơn 10 triệu lượt khách du lịch quốc tế tăng 24% so với cùng kỳ năm 2015, một con số khá ấn tượng về sự gia tăng đột biến này. Bởi vì, bên cạnh con số ấn tượng trên, một sự thực là gần 70% khách quốc tế đến Việt Nam đã không quay trở lại. Nhìn tổng thể bức tranh du lịch Việt Nam trong những năm qua đã có những mảng sáng hơn, nhiều tấm gương tiêu biểu thể hiện đối với khách du lịch được truyền thông đưa tin – Chẳng hạn việc tài xế taxi, nhân viên đường sắt trả lại hành lí bỏ quên (bao gồm tiền bạc và các tài sản quý) cho du khách, việc bảo vệ du khách trong các hoạt động hằng ngày, việc tham gia giữ gìn vệ sinh tại các địa điểm du lịch nổi tiếng vv.. đã khiến du khách quốc tế có sự hài lòng nhất định. Tuy nhiên ngần ấy là chưa đủ vì những hành vi ứng xử phi văn hóa vẫn còn nhan nhản. Trong đó có ứng xử của người dân đối với du khách chưa đúng mực, chưa phù hợp thuần phong, mỹ tục của người Việt: tình trạng lừa đảo, đeo bám, ép khách, chặt chém, mất cắp hành lí, ăn xin, không bảo đảm an ninh, an toàn giao thông, an toàn vệ sinh thực phẩm . Nhiều lễ tân, phục vụ của nhà hàng, khách sạn lạnh nhạt, thiếu kỹ năng giao tiếp thân thiện cũng gây ấn tượng xấu. … Một khó khăn nghiêm trọng khác là bệnh làm ăn kiểu sản xuất nhỏ – mặt trái của tính cộng đồng và tính tự trị làng xã mà biểu hiện của nó là nạn hàng giả, hàng dỏm, tệ nói thách một cách tùy tiện, liên kết với nhau để chèn ép khách hàng. Nhiều hành vi phản văn hóa (của người Việt Nam) như vô tư viết, vẽ, khắc lên di sản; hành vi gây bẩn, xả rác bừa bãi đường phố; lễ hội “xấu xí” vì loạn khai ấn và vụ lợi,… 7 Đó là, chưa nói đến việc người Việt Nam đi du lịch nước ngoài cũng có nhiều hành vi phản văn hóa như: Bỏ thừa, lãng phí thức ăn, ồn ào, ăn cắp vặt… đến nổi các nước sở tại phải thông báo bằng tiếng Việt để ngăn chặn các hành vi ấy. 5. Mối quan hệ giữa phát triển du lịch văn hóa và văn hóa trong phát triển du lịch phù hợp với thị trường khách hiện nay Theo khảo sát, đánh giá của chuyên gia Tổ chức Du lịch Thế giới, trong những năm gần đây, hầu hết các quốc gia, điểm đến, đặc biệt là những nước có ngành du lịch đang phát triển ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương đang từng bước điều chỉnh định hướng chiến lược sản phẩm, tập trung quan tâm đầu tư nhiều hơn vào việc phát triển và quảng bá xúc tiến du lịch văn hóa, một loại hình sản phẩm du lịch có sức hấp dẫn và tính trường tồn cao, đó là nhân tố thiết yếu góp phần đáng kể cho sự nghiệp phát triển bền vững. Trào lưu thay đổi trên xuất phát từ nhiều nguyên do khác nhau. Trong đó, một trong những động lực quan trọng khiến các quốc gia đi tới quyết định trên đó là, xu hướng dòng khách quốc tế từ các thị trường du lịch tiềm năng quan tâm, ưa thích đi thăm các điểm du lịch gắn với các sản phẩm du lịch văn hóa ngày một tăng. Ở bất cứ quốc gia nào, tùy thuộc vào đặc điểm xã hội, dân cư, địa lý cũng như tính đa dạng và bề dày văn hóa lịch sử, các sản phẩm du lịch văn hóa đều chứa đựng những bản sắc độc đáo với những truyền thuyết về văn hóa, lịch sử khác biệt, được gắn kết chặt chẽ với nhau trong một tiến trình lịch sử thống nhất của một dân tộc. Chúng được hình thành và phân bổ rộng rãi ở nhiều địa danh và tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau, cả vật thể và phi vật thể. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, đa phần các sản phẩm chủ đạo, mang tính cội nguồn, thuộc loại hình du lịch này thường gắn với các địa phương. Đặc biệt, chúng thường tập trung chủ yếu hoặc ở các trung tâm du lịch lớn như các đô thị/thủ đô của các nước, hoặc các khu vực lân cận và trong nhiều trường hợp, chúng được tái hiện trong các điểm du lịch là quần thể văn hóa lịch sử, nhằm đa dạng hóa các sản phẩm, tạo thêm sự lựa chọn cho du khách trải nghiệm khi họ chưa có đủ điều kiện để có thể tới thăm tận nơi những địa danh du lịch lưu giữ các di sản văn hóa đó. Theo con số thống kê, ước tính tỷ lệ khách quốc tế tới tham quan và trải nghiệm các sản phẩm du lịch văn hóa tại các thành phố/thủ đô của các nước trong khu vực luôn chiếm khoảng hơn 40% tổng số khách. Tỷ lệ này thậm chí có thể còn lớn hơn tùy thuộc vào quy mô của đô thị/thủ đô đó, cũng như số lượng tài nguyên du lịch văn hóa mà điểm đến đó sở hữu. Nội dung về du lịch văn hóa rất rộng, nhưng thường được hiểu một cách đơn giản và phổ biến là sự tìm kiếm và trải nghiệm của du khách đối với các lĩnh vực liên quan tới sản 8 phẩm văn hóa như nghệ thuật trưng bày tranh ảnh, điện ảnh, các phim trường, biểu diễn nghệ thuật; các hoạt động lễ hội, lễ kỷ niệm, sự kiện, lễ nghi; các di sản vật thể như các quần thể kiến trúc văn hóa, các tòa nhà cổ kính, bảo tàng, thư viện; các di sản phi vật thể như nét văn hóa bản địa, các làng nghề truyền thống, lối sống, ẩm thực, tín ngưỡng và những giá trị khác. Bên cạnh đó, du lịch văn hóa còn bao gồm cả những hoạt động liên quan tới xây dựng, quản lý và phát triển chúng như bảo tồn các di sản, nghiên cứu, xây dựng tư liệu, đánh giá các giá trị văn hóa và lịch sử, thuyết minh về văn hóa, quản lý các điểm di sản, quản lý lễ hội và sự kiện, bảo tồn di sản, khảo cổ và kiến trúc, đầu tư và xúc tiến quảng bá. Như vậy, có thể thấy du lịch văn hóa rất đa dạng, phong phú, không chỉ giới hạn ở sự trải nghiệm các giá trị sản phẩm văn hóa thuần túy của du khách dưới hình thức này hay hình thức khác, mà bao gồm cả những hoạt động liên quan tới công tác quản lý, đầu tư, bảo tồn, phát triển chúng. Đây cũng là những lĩnh vực nhận được không ít sự quan tâm của du khách. Từ khía cạnh trên, có thể thấy đối tượng khách thực hiện các chuyến đi du lịch vì mục đích văn hóa cũng ngày càng trở nên đa dạng, với nhiều mối quan tâm khác nhau, là mục tiêu quan trọng cần phải tập trung nghiên cứu khai thác nhằm tạo thêm nhiều cơ hội và khả năng hợp tác, góp phần mang lại lợi ích nhiều mặt cho cả hai ngành Văn hóa và Du lịch. Ngày nay, cùng với tốc độ phát triển nhanh của lĩnh vực du lịch, xu hướng tâm lý khách cũng có những thay đổi rõ rệt, tác động đáng kể tới nhu cầu cụ thể cho chuyến đi du lịch của mình. Họ không chỉ thực hiện chuyến tham quan, trải nghiệm điểm đến du lịch một cách thụ động mà còn chủ động đóng vai trò là chủ thể sáng tạo trong các hoạt động du lịch. Điều này có nghĩa là khách du lịch luôn mong muốn được trực tiếp tham gia vào các hoạt động mang tính sáng tạo, nhằm sinh động hóa thêm những trải nghiệm của mình tại nơi họ tới tham quan. Thông qua quá trình tương tác này, vô hình chung họ cũng đã góp phần đáng kể vào làm giàu thêm bản sắc của sản phẩm du lịch tại điểm đến. Với đặc điểm này, khi so sánh với các loại hình du lịch khác, có thể thấy du lịch văn hóa là loại hình có ưu thế hơn hẳn trong việc bắt nhịp tốt với xu thế thay đổi của các dòng khách du lịch hiện nay. Bởi lẽ, văn hóa luôn duy trì mối liên hệ mật thiết và đồng hành với tính sáng tạo, chúng có thể kết hợp hình thành nên một sản phẩm du lịch hoàn thiện, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của thị trường khách đặc thù này. Nắm bắt được xu hướng trên, nhiều ngành du lịch các nước trong khu vực đã tận dụng tốt yếu tố sáng tạo để phát triển và quảng bá loại hình sản phẩm du lịch văn hóa, đặc biệt là ở các đô thị/thủ đô là những trung tâm lưu giữ nhiều kho tàng di tích lịch sử, văn hóa truyền thống cả vật thể lẫn phi vật thể. Một xu hướng nổi bật nữa là hiện nay, các quốc gia có thế mạnh về phát triển loại hình du lịch văn hóa, cũng từng bước hướng mối quan tâm ưu tiên nhiều hơn vào việc khai thác và sử dụng hợp lý các tài nguyên du lịch phi vật thể, lấy đó làm công cụ chủ yếu để cạnh tranh 9 thu hút khách du lịch. Bởi vì, thực tế cho thấy ở hầu hết các quốc gia, các di sản văn hóa, lịch sử vật thể thường hạn chế. Trải qua quá trình đưa vào quảng bá, khai thác thu hút khách, loại hình sản phẩm lý tính này cũng từng bước bão hòa, bởi chúng bị hạn chế ở giác quan cảm nhận và trở nên quá quen thuộc trong tâm trí du khách. Trong khi đó, các di sản phi vật thể thường phong phú và đa dạng hơn cả định tính lẫn định lượng. Khi du khách tham gia khám phá và trải nghiệm những sản phẩm du lịch văn hóa phi vật thể như nghệ thuật dân gian, ca nhạc, hội họa; các liên hoan, lễ hội, làng nghề, ẩm thực, bảo tàng, lối sống, phong tục tập quán.., họ có thể dễ dàng hòa mình vào hoạt động sáng tạo và xây dựng sản phẩm. Quá trình này tác động trực tiếp vào hầu hết các giác quan cảm nhận của du khách và tạo cho họ những cảm xúc sâu sắc và ấn tượng lâu dài hơn về giá trị văn hóa, tinh thần của sản phẩm điểm đến. Như vậy, cùng với những đòi hỏi thiết yếu về việc đảm bảo chất lượng dịch vụ liên quan khác nhằm đáp ứng nhu cầu của khách du lịch, việc tạo thêm cảm xúc cho họ thông qua những sáng tạo trong quá trình trải nghiệm sản phẩm du lịch là vô cùng cần thiết, góp phần quan trọng vào việc giữ chân du khách, khuyến khích họ quay trở lại du lịch cũng như thu hút thêm nguồn khách mới. Như chúng ta đã biết, khi phát triển bất cứ loại hình sản phẩm du lịch nào, để có thể giới thiệu, bán và được khách hàng chấp nhận mua, cần phải tuân thủ theo một quy trình nhất định. Đó là công tác nghiên cứu thị trường, xác định nhu cầu các phân khúc khách hàng, tâm lý khách hàng; phân tích đối thủ cạnh tranh, điểm yếu, điểm mạnh, cơ hội, thách thức; định vị phân khúc thị trường, xây dựng sản phẩm; truyền thông, bán sản phẩm và chăm sóc khách hàng. Theo đó, sản phẩm phải luôn được đặt ở vị trí trọng tâm và các yếu tố bổ trợ trong chu trình khép kín trên phải gắn kết chặt chẽ với nhau và cùng hướng về mục tiêu sản phẩm. Có như vậy, mới có thể xây dựng được sản phẩm du lịch đảm bảo chất lượng, độc đáo, hấp dẫn và phù hợp với nhu cầu và thị hiếu của từng phân khúc khách hàng. Tương tự như vậy, quá trình vận động của sản phẩm du lịch văn hóa cũng không nằm ngoài nguyên lý trên. Tuy nhiên, trên thực tế, xuất phát từ đặc điểm, bản chất cốt lõi của sản phẩm du lịch văn hóa có sự khác biệt hẳn so với các sản phẩm du lịch thông thường khác (vật thể, phi vật thể hoặc cả hai trong một sản phẩm), do vậy ngoài việc phải tuân thủ theo đúng quy trình làm sản phẩm như mô tả trên, chúng đòi hỏi cần phải lồng ghép thêm những yếu tố sáng tạo, để từ đó hình thành được sản phẩm với hàm lượng sáng tạo cao, góp phần tạo nét khác biệt, độc đáo, hấp dẫn du khách. Trên thực tế có nhiều phương cách khác nhau để thúc đẩy việc gắn tính sáng tạo với hoạt động xây dựng và quảng bá sản phẩm du lịch văn hóa. Tuy nhiên, có 3 cách thức chủ yếu, mang lại hiệu ứng quảng bá cao, có thể tạo cho du khách nhiều ấn tượng và cảm nhận sâu sắc hơn đối với loại hình sản phẩm này, đó là: Tái hiện, mô phỏng và thuyết minh sản 10 phẩm. 3 hình thức trên với tên gọi khác nhau, nhưng chúng đều có chung bản chất là cùng hướng tới mục tiêu nhằm tạo ra nhiều điểm nhấn về sản phẩm du lịch, thông qua các hình tượng, mô hình, câu chuyện, truyền thuyết lịch sử có thực hoặc hư cấu thêm một cách hợp lý. Theo cách này, những giá trị đích thực của sản phẩm du lịch văn hóa được tái hiện, mô phỏng hoặc tường thuật lại sẽ được nhân lên gấp bội, kích thích sự hứng khởi của khách du lịch, khiến họ thích thú và say mê hơn khi tham gia trực tiếp vào quá trình trải nghiệm cũng như sáng tạo sản phẩm du lịch văn hóa. Đây là những công cụ vô cùng hữu ích trong việc quảng bá sức hấp dẫn của sản phẩm, cũng như quản lý và bảo tồn sản phẩm du lịch văn hóa, đang được nhiều quốc gia áp dụng. Thực tế cho thấy một số quốc gia và vùng lãnh thổ trong khu vực như Trung Quốc, Hong Kong, Macao, Singapore, Thái Lan, Malaysia... rất thành công trong việc phát triển loại hình du lịch văn hóa gắn với hoạt động sáng tạo, đã quan tâm dành nhiều đầu tư về tài chính cũng như công nghệ hiện đại, ứng dụng đồng bộ 3 phương thức trên trong việc xây dựng và quảng bá hình ảnh điểm đến thông qua các sản phẩm du lịch văn hóa như các làng nghề truyền thống, các bảo tàng văn hóa, lịch sử, ẩm thực… Đây là những sản phẩm du lịch có tính nghệ thuật sáng tạo cao và sức thu hút rất lớn đối với du khách. Có thể nhận thấy, văn hóa và sáng tạo là hai yếu tố luôn đồng hành và có mối quan hệ mật thiết với nhau, chúng góp phần hình thành nên sản phẩm du lịch sáng tạo đặc thù, hấp dẫn du khách, sản phẩm xu thế chung của thời đại. Với bề dầy lịch sử, văn hóa truyền thống hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, Việt Nam có nhiều tiềm năng và lợi thế so sánh để phát triển loại hình du lịch luôn được xem là thế mạnh. Mặc dù vậy, để có thể xây dựng được sản phẩm du lịch văn hóa phù hợp với thị hiếu của du khách quốc tế, rất cần có sự quán triệt nhận thức chung về đổi mới công tác sản phẩm trong toàn ngành, từ trung ương tới địa phương, nghiên cứu áp dụng công nghệ hiện đại, đưa các ý tưởng sáng tạo vào quá trình xây dựng sản phẩm du lịch văn hóa; đồng thời, cần có quy hoạch sản phẩm du lịch văn hóa và ưu tiên đầu tư thích đáng vào công tác tôn tạo và tái tạo các dự án văn hóa trọng điểm có tiềm năng thu hút khách du lịch cũng như nguồn kinh phí quảng bá phù hợp cho các sản phẩm đặc thù này. Phát triển du lịch dựa trên nền tảng văn hóa lịch sử đã được khẳng định rõ trong định hướng Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam tới năm 2020, tầm nhìn 2030. Phát huy thế mạnh văn hóa hiện có và tiến hành những bước đi đúng hướng, có chọn lọc, gắn với trào lưu phát triển chung, chắc chắn ngành du lịch Việt Nam sẽ tạo ra những sản phẩm du lịch văn hóa mới, độc đáo, sáng tạo và hấp dẫn, thu hút ngày càng nhiều du khách tới thăm Việt Nam. 6. Việt Nam cần làm gì để khai thác có hiệu quả loại hình du lịch văn hóa và để lại dấu ấn về văn hóa trong phát triển du lịch a. Đảm bảo những tiêu chí căn bản nhất làm nên môi trường du lịch văn hóa 11 Sản phẩm du lịch phải đa dạng và phong phú. Môi trường văn hóa – xã hội phải thật sự an toàn, thân thiện. Con người Việt Nam hiếu khách, thân thiện, cởi mở. Nền nếp kỷ cương xã hội phải đảm bảo tốt hơn, cơ sở hạ tầng được quan tâm đầu tư. b. Coi trọng yếu tố bản địa, bản nguyên trong hội nhập Lợi thế của du lịch nhờ văn hóa bản địa. Đề án Chiến lược phát triển sản phẩm du lịch Việt Nam đến năm 2025 định hướng 2030 đã coi du lịch văn hóa là một trong bốn sản phẩm du lịch chủ đạo. Theo đó, du lịch văn hóa sẽ gắn với di sản, lễ hội tham quan tìm hiểu văn hóa, lối sống địa phương. Từ nhiều năm qua, du lịch văn hóa cũng đã bước đầu được khai thác tại nhiều địa phương, dưới hình thức các lễ hội dân gian truyền thống đặc trưng cho khắp các vùng miền, trải dài từ Bắc đến Nam. Ví dụ du khách đang học làm đèn lồng tại InterContinental Danang. Ở đó, Du khách được nghệ nhân lành nghề hướng dẫn từng bước tỉ mỉ, phết hồ ra sao, đan nón thế nào, kết hợp màu lồng đèn như thế nào… và họ trả tiền để được xem cái cách người Việt làm ra những sản phẩm địa phương, được trải nghiệm cuộc sống của một người làm nghề truyền thống. Thú vị hơn thế nữa là được mang chính sản phẩm tự tay mình làm ra về nhà, như một minh chứng cho việc đã từng đặt chân đến Đà Nẵng, Hội An, đến Việt Nam. Có nhiều những doanh nhân mà thời gian với họ là vàng đúng nghĩa tự tay ngồi khâu từng đường kim trên chiếc nón lá, thích thú mang sản phẩm đặc trưng cho nền văn hóa Việt đó về nước. Lễ hội đậm sắc màu văn hóa vùng cao Tây Bắc được khu du lịch Sun World Fansipan Legend tổ chức hồi Tết Đinh Dậu 2017. Ở đó, du khách được “tắm trong văn hóa dân tộc” thật sự, khi họ đưa bước chân theo những điệu khèn tiếng hát người Tây Bắc, đi trong hoa rừng, say với rượu cần, tấm tắc khen thắng cố, thịt trâu gác bếp… đậm hương vị đại ngàn. Từ đó chúng ta phải nhận ra rằng khi gắn với văn hóa bản địa, một khu du lịch hiện đại như Sun World Fansipan Legend đã trở thành một nét đặc trưng riêng có của Lào Cai. Sau lễ hội đó, Sun World Fansipan Legend còn có Lễ hội hoa đỗ quyên, Lễ hội rượu và văn hóa ẩm thực Tây Bắc, nơi du khách được tự tay làm bánh dày, nấu rượu theo đúng quy trình dân tộc. Nghe đâu tháng 10 này có Lễ hội hoa tam giác mạch. Tất nhiên, ngắm hoa là một hoạt động chính, còn thì “món phụ” của lễ hội cũng hấp dẫn lắm với tiếng khèn điệu múa, và cả những sản vật đậm sắc màu văn hóa Tây Bắc mà bà con dân tộc bày dọc tuyến đường trung tâm của khu du lịch. Sáu tháng đầu năm 2017, tổng lượng khách đến Lào Cai đạt: 2.337.269 lượt, tăng 77% so với cùng kỳ năm 2016, trong đó, lượng khách nội địa tăng tới 94,3%. Tổng doanh thu đạt: 6.450 tỷ, tăng 112,6% so với cùng kỳ. Những tỷ lệ tăng trưởng ngoạn mục này không thể nói là không có phần đóng góp của những khu du lịch mới như Sun World Fansipan Legend. 12 Và cũng từ cách làm du lịch của Sun World Fansipan Legend, của InterContinental Danang Sun Peninsula Resort, thấy rõ văn hóa bản địa, nếu biết cách khai thác, lồng ghép trong làm du lịch, sẽ tạo nên những sản phẩm hấp dẫn, “chất đến phút cuối cùng”. c. Thông qua du lịch để phát triển và bảo tồn văn hóa Du lịch phát triển đòi hỏi Việt Nam phải xoay chuyển tình thế biến đổi những yếu tố về văn hóa sẵn có để phù hợp với nhiều nhóm đối tượng khách khác nhau, đáp ứng đầy đủ nhu cầu của họ thế nhưng vấn đề cần lưu ý là trong quá trình đó phải hết sức khéo léo và cẩn thận tránh quên đi vốn văn hóa của dân tộc mình mà chỉ tập trung và phụ thuộc vào văn hóa của du khách. Ví như chúng ta phải phục vụ các món ăn cho du khách theo đạo Hồi trên đất nướ ta và cần tuân thủ những nguyên tắc trong chế biến và phục vụ nhưng đâu đó phải nhận thức rằng mình luôn là người Việt Nam và phải làm sao giữ được yếu tố Việt Nam để tạo nên sự khác biệt vừa làm hài lòng du khách vừa đảm bảo cho những giá trị Việt được bảo tồn và giữ gìn, không biến Việt Nam thành điểm phô bài và trình diễn văn hóa các nước. Tương tự với các nhóm khách khác như Nhật, Hàn, Anh, Pháp,…cũng thế. d. Ứng xử văn minh, văn hóa trong hoạt động dịch vụ du lịch Xây dựng và hình thành thói quen, hành vi ứng xử văn minh, thân thiện của những người hoạt động liên quan đến ngành du lịch là cần thiết, góp phần tạo ấn tượng tốt đẹp với du khách khi đến Việt Nam. Bây giờ mạng xã hội phát triển rộng khắp, một hành vi ứng xử kém thân thiện sẽ lan tỏa rất nhanh chóng và người thiệt hại đầu tiên chính là đơn vị kinh doanh đó. Nếu hình ảnh xấu về một thành phố du lịch càng nhiều thì du khách càng ít đến. Chỉ cần một nụ cười, một thái độ niềm nở cũng khiến du khách cảm thấy gần gũi, thân thiện, vậy tại sao không chọn nụ cười? Trong đó có các quy tắc về trang phục, bảo vệ môi trường, văn minh thương mại, ứng xử đối với tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực này như phải ứng xử đúng mực, tôn trọng khách, có thái độ thân thiện, niềm nở khi phục vụ, không phân biệt đối xử với khách du lịch, không lợi dụng khách du lịch để trục lợi bất chính, luôn sẵn sàng với các câu nói cần thiết như “Xin chào”, “Xin lỗi”, “Xin mời”, “Cảm ơn”… Các nội dung sau đều liên quan đến ứng xử văn hóa trong du lịch hiện nay. Chúng ta hãy bắt dầu từ việc giáo dục con người từ trong gia đình. Truyền thống gia đình Việt Nam là kính trọng ông bà, cha mẹ, tổ tiên, dòng họ. Giáo dục gia đình là xem trọng lễ giáo, gia lễ, gia phong. Trẻ con phải đi thưa về trình, kính trên nhường dưới. Cha mẹ hãy dành thời gian để chăm sóc, dạy dỗ con cháu. Môi trường gia đình là hàng rào đầu tiên và 13 cũng là sau cùng để bảo vệ, hình thành và hoàn thiện nhân cách cho trẻ em. Thiếu sự quan tâm của gia đình sẽ dễ dẫn đến các hành vi phi văn hóa, gây bất ổn cho xã hội. Vai trò của nhà trường rất quan trọng, hãy giáo dục làm người, giáo dục đạo đức, kỹ năng ứng xử trẻ em sau những năm tháng học mầm non, tiểu học, trung học… thực sự làm chủ được bản thân, sẵn sàng vì cộng đồng, đóng góp cho cộng đồng. Bên cạnh đó, sự chuẩn mực trong cư xử của cộng đồng dân cư, cộng đồng xã hội là cực kỳ cần thiết để thật sự là môi trường trong lành, thân thiện cho sự phát triển nhân cách, là tấm gương soi trong ứng xử văn hóa hàng ngày. Nếu thực sự ba môi trường gia đình, trường học, xã hội kết hợp chặt chẽ với nhau, cộng đồng trách nhiệm, tôi tin rằng, không lâu sau này các hiện tượng phi văn hóa đã, đang xảy ra nhan nhãn sẽ giảm dần và sẽ hình thành những nông thôn mới, đô thị văn minh đáng sống, sống có trách nhiệm, có nghĩa tình. Đã đến lúc các nhà quản lý ngành du lịch cần vào cuộc tích cực, có trách nhiệm để nhắc nhở, giáo dục văn hóa kinh doanh, văn hóa làm dịch vụ du lịch từ người dân. Phải có chế tài xử phạt nghiêm minh đối với những hành vi gây hại đến du khách. Cần thường xuyên tổ chức tuyên truyền, giáo dục ý thức cho cộng đồng về cách làm du lịch có trách nhiệm. Mặt khác, ứng xử của các nhà cung ứng dịch vụ du lịch (thông qua hướng dẫn viên du lịch) phải là ứng xử có văn hóa, phải là bộ mặt của quốc gia, dân tộc. Cuối cùng là cộng đồng dân cư địa phương nơi tổ chức các sự kiện du lịch, không thể chấp nhận thói xấu “sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi”. Các nhà làm du lịch phải tương tác tốt với cộng đồng địa phương, quan tâm nâng cao mức thu nhập của họ. Bởi họ đóng vai trò chủ thể trong việc giữ gìn, tôn tạo môi trường tự nhiên cũng như môi trường văn hóa của chính họ. Bảo tồn và du lịch mà từ chối quyền lợi và mối quan tâm của cộng đồng địa phương là tự đánh bại mình, nếu không muốn nói là phi pháp. Họ cũng chính là một phần của tài nguyên du lịch và tài nguyên du lịch cũng cần ứng xử có văn hóa. Đến nay, việc ứng xử văn hóa với tài nguyên du lịch ở nước ta vẫn chưa được chú trọng khiến cho nhiều tài nguyên du lịch tự nhiên xuống cấp do môi trường bị ô nhiễm, do rác thải của du khách, cộng đồng cư dân không quan tâm bảo tồn, tôn tạo, nhà nước chưa đầu tư kinh phí đúng mức. e. Những yêu cầu mới đối với nguồn nhân lực trong lĩnh vực du lịch (và du lịch văn hóa)  Kiến thức nghề nghiệp, kỹ năng chuyên sâu Thế kỷ XXI, sẽ sản sinh ra rất nhiều hạng mục du lịch chuyên môn, du lịch chuyên biệt. Ở một phương diện nào đó, nguồn nhân lực du lịch có tri thức và chuyên môn kỹ năng sâu thì sẽ nhận được sự hoan nghênh. Theo điều tra của các nhà khoa học đối với các đoàn du lịch, du khách cần những nhân viên có tri thức, kỹ năng phong phú, về những vấn đề trong 14 công việc mà họ đảm nhận. Ví dụ, nếu dẫn đoàn du lịch đi thám hiểm sa mạc, cần một người hướng dẫn viên du lịch rất am hiểu sa mạc; nếu là hướng dẫn viên du lịch dưới biển thì cần có kiến thức về đại dương phong phú; một người phục vụ bàn phải biết được sở thích và tập quán trong ăn uống của những người khách đang ăn; một người điều hành phải dự liệu được tất cả các vấn đề có thể xảy ra khi thực hiện một chương trình du lịch cho khách… Tri thức chuyên môn của đội ngũ nhân viên phục vụ, kỹ năng và kinh nghiệm của họ sẽ làm cho du khách có cảm giác an toàn, được trân trọng, đúng với giá trị đẳng cấp của họ, với khoản kinh phí mà họ phải bỏ ra và qua đó họ sẽ cảm nhận được giá trị của công việc mà những nhân viên đó thực hiện, họ hài lòng với sản phẩm mà mình đã mua.  Thấu hiểu tâm lí du khách và văn hóa các nước Để chạm đến trái tim của du khách chúng ta cần phải hiểu rõ văn hóa và nhu cầu, cũng như yếu tố tâm lí của từng nhóm đối tượng du khách mà chúng ta sẽ phục vụ, cũng như làm lan tỏa các dấu ấn của mình sang cho họ.  Cái tâm của người làm dịch vụ và ứng xử văn hóa trong phục vụ Đầu tiên nhân viên một khi đã chạm chân vào lĩnh vực dịch vụ nói chung và dịch vụ du lịch nói riêng cần nhận thức đúng đắn về vai trò và vị trí của mình trong ngành, nhìn nhận và sống trong đam mê, cháy hết mình với công việc. Thế kỷ XXI, du lịch trở thành một phương thức sống của con người, con người đối với du lịch sẽ có xu hướng và sự theo đuổi ngày càng cao. Con người ngoài việc đi du lịch không chỉ là để thử nghiệm/nâng cao kinh nghiệm một lần ở mảnh đất khác mà là muốn đi tìm và cảm thụ vẻ đẹp. Ranh giới cao hơn của du lịch là khát vọng, ngưỡng mộ theo đuổi những cái đẹp, cái hay, cái mới. Vì vậy, nhân viên ngành du lịch cần phải tạo được hình ảnh đẹp đối với bản thân và trong công việc. Họ phải là người biết tìm cái đẹp, cảm thụ cái đẹp, thể nghiệm cái đẹp; trở thành người sử dụng cái đẹp, để từ đó giúp du khách tăng cảm hứng cuộc sống du lịch của họ, nâng cao phong vị cuộc sống của du khách sau mỗi chuyến đi. Như đã phân tích ở trên Lao động trong lĩnh vực du lịch chính là những người tạo ra những sản phẩm vô hình nhưng mang lại giá trị thặng dư rất cao, điều này đòi hỏi người làm dịch vụ là người có khả năng ngoại ngữ tốt, kiến thức sâu rộng mà chính là nhịp cầu nối là người khơi nguồn và để lại thiện cảm tốt đẹp trong lòng du khách khi họ ra về. Một trong những vấn đề quan trọng là người làm trong lĩnh vực du lịch phải thấu hiểu chân lí “người làm nghề phục vụ trong lĩnh vực du lịch không phải là người có suy nghĩ đơn giản là làm nghề đó chỉ để hoàn thành một công việc như những nghề khác trong xã hội vào ca ra ca sáng đi chiều về, không phải chỉ kiếm thu nhập hàng tháng để nuôi sống bản thân và gia đình mà quá trình làm nghề đó là quá trình tạo ra sản phẩm và nghệ thuật từ chính tấm chân tình, lòng yêu nghề” và “người làm 15 phục vụ là người thực hiện sứ mệnh gắn kết tình cảm giữa người với người đến gần nhau hơn”. - Ví dụ: Người làm nghề buồng – phòng: không nên có những suy nghĩ như là đi làm chỉ kiếm thu nhập từ tiền tiếp để lại của khách, hay có suy nghĩ tự hạ thấp bản thân làm nghề này thì mình chỉ có đi nhặt rác, đi chà bồn cầu mà phải tự hào vì mình đã tạo ra một không gian nghệ thuật cho căn phòng – chính là nơi mà du khách ở, nơi mà khách sạn kiếm ra tiền. Hãy coi như mỗi căn phòng ấy như chính ngôi nhà nhỏ của mình và khách sạn không phải chỉ đơn thuần là nơi làm việc mà là ngôi nhà chung thứ 2 của mình để mỗi người nhân viên làm việc hết mình. - Cũng tương tự như vậy: người phục vụ đồ ăn thức uống trong nhà hàng, trong khách sạn không phải chỉ đơn giản là người bưng, bê đầy tớ chỉ lao dọn khi khách ra về và bưng đồ khi khách gọi món hay chỉ phục vụ theo yêu cầu của khách mà hãy biến những kĩ năng về bưng bê, set up, thông qua nụ cười và cách giao tiếp chân thành trở thành những giá trị để khách hàng cảm nhận được nơi mình đến như chính ở ngôi nhà của mình, nơi mà họ luôn cảm thấy ấm áp và được tôn trọng khi tìm đến, làm cho họ thấy số tiền mình bỏ ra là xứng đáng và muốn quay lại nhiều lần.  Chủ động trên sân nhà, tạo ưu thế, bản sắc văn hóa riêng Thế kỷ XXI, thể hiện cá tính riêng sẽ là yêu cầu của mọi người, sự phục vụ và sản phẩm du lịch cũng cần phải đáp ứng được điều đó. Điều này thể hiện ở nhân viên du lịch phải căn cứ theo sự khác biệt trong cá tính tiêu dùng, sinh hoạt của du khách và nhu cầu du lịch không giống nhau của du khách để cung cấp sự phục vụ tương ứng, làm cho mỗi du khách có được tâm lý hài lòng nhất. Mặt khác, thể hiện là các nhân viên du lịch cần giỏi về học tập và tổng kết đúc rút kinh nghiệm; giỏi về phát huy ưu thế và đặc điểm riêng của mình, từ đó hình thành nên phong cách phục vụ riêng biệt, đặc sắc. Nhân viên phục vụ du lịch như vậy mới có thể làm rung động lòng người, để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng du khách. Bên cạnh đó cần tận dụng lợi thế bản sắc để hội nhập thành công, tiếp tục chiếm ưu thế phân khúc thị phần lao động chất lượng cao ở những vị trí công việc thấp hơn. Phát huy những ưu thế, bản sắc riêng của lao động Việt Nam từ trước đến bây giờ, phải tạo ra được “nhận diện thương hiệu về lao động Việt Nam”. Nhiều khách nước ngoài vẫn đang tìm đến Việt Nam để khám phá. Những nét đặc sắc riêng của Việt Nam, như: lễ hội ruộng bậc thang, lễ hội hoa tam giác mạch, du lịch làng nghề… từ lâu đã trở thành thương hiệu riêng của Việt Nam đã và đang thu hút bất cứ du khách nào muốn tò mò, khám phá. Việc luôn đưa ra những sản phẩm du lịch có dấu ấn riêng của Việt Nam sẽ là yếu tố quan trọng để các doanh nghiệp ngành du lịch lôi cuốn du khách cả trong và ngoài nước. Trong đó việc phục vụ du khách bằng kiến thức và văn hóa của người Việt, sự hiếu khách chân thành, thân thiện yếu tố 16 dân dã mang đậm phong cách Việt Nam từ bác Tài xế taxi, một hướng dẫn viên du lịch đến một nhân viên buồng phòng trong khách sạn 5 sao sẽ làm điểm cộng trong mắt du khách quốc tế đều này buộc các doanh nghiệp sở hữu và tuyển dụng lao động người Việt Nam chứ không phải lao động của bất kì nước nào khác. 7. Kết luận Phát triển du lịch và văn hóa, nói tổng thể du lịch chính là văn hóa và văn hóa chính là du lịch. Mọi sự tồn tại và phát triển của một sản phẩm từ khi ra đời đều phải trải qua quá trình phát triển cao trào đến hết chu kì và suy thoái gắn liền với quá trình đó đều phải mang tính định hướng đến khách hàng, sản phẩm du lịch văn hóa là một sản phẩm vô cùng đặc biệt vì thế muốn duy trì và hạn chế đến mức quá trình suy thoái khách hàng và định hướng đối tượng du khách trong quá trình phát triển là rất quan trọng. Chúng ta đang có đà trong thu hút khách du lịch quốc tế và du khách trong nước. Chúng ta đang và sẽ phát triển phát triển nhiều sản phẩm du lịch độc đáo mang đậm dấu ấn văn hóa. Vấn đề là phải bắt đầu từ những công việc tưởng chừng như nhỏ nhặt ở từng gia đình, từng trường học, từng cộng đồng dân cư, cộng đồng xã hội để hình thành và lan tỏa các cách ứng xử có văn hóa giữa con người với nhau, con người với cộng đồng xã hội, con người với thiên nhiên làm nền móng cho phát triển du lịch bền vững, du lịch có trách nhiệm. Và ngành du lịch Việt Nam phải luôn nhận thức rằng mọi sự phát triển du lịch bền vững, sản phẩm hấp dẫn nhất của họ đều bắt rễ từ văn hóa truyền thống. Tài liệu tham khảo Ngoài những phân tích và nhận định cá nhân để hoàn thành bài viết em đã tham khảo các tài liệu sau: 17  http://vienphuongdong-ordi.vn/ung-xu-van-hoa-trong-phat-trien-du-lich-o-viet-nam/  http://vietnamtourism.gov.vn/index.php/items/15.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan