Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Dự báo cầu về dịch vụ internet của các hộ gia đình của fpt telecom hải dương...

Tài liệu Dự báo cầu về dịch vụ internet của các hộ gia đình của fpt telecom hải dương

.DOCX
35
151
89

Mô tả:

Lời mở đầu Lý do chọn đề tài Trong một thời đại mà công nghệ thông tin phát triển nhanh đến chóng mặt như ở Việt Nam hiện nay, việc thu thập thông tin, qua đó đưa ra được các ước lượng và dự báo cầu của thị trường trở nên một vấn đề vô cùng cấp thiết, đó chính là yếu tố sẽ tạo lên sự khác biệt cho doanh nghiệp. Những thông tin được dự báo chính xác sẽ giúp các doanh nghiệp có thể đưa ra được nhiều phương án hơn để tiếp cận với thị trường, đồng thời tạo nên sự khác biệt và thương hiệu riêng cho các sản phẩm của mình. Điều này đồng nghĩa với việc khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường sẽ trở nên ngày càng mạnh mẽ hơn, từ đó giúp tăng trưởng và phát triển doanh nghiệp cực kỳ lớn mạnh. Chính vì vậy, tốc độ và chất lượng của các ước lượng và dự báo cầu của các doanh nghiệp luôn là mối quan tâm hàng đầu của bất cứ doanh nghiệp nào nếu muốn đứng vững trên một thị trường kinh doanh khốc liệt hiện nay. Nhận thấy tầm quan trọng của công tác dự báo cầu đối với mỗi doanh nghiệp và dự phát triển vũ bão của dịch vụ Internet trên địa bàn tỉnh nhà, nên em đã chọn đề tài này: “Dự báo cầu về dịch vụ Internet của các hộ gia đình của FPT Telecom Hải Dương” Mục đích nghiên cứu: Mục đich nghiên cứu đề tàigồm: Một là, tìm hiểu và đánh giá thực trạng hoạt động kinh doanh của FPT Telecom Hải Dương. Hai là, phân tích các kết quả kinh doanhvà chỉ ra các nhân tố ảnh hưởng tới cầu về dịch vụ Internet cho hộ gia đình của chi nhánh. Ba là, đưa ra một số dự báo ngắn hạn(đến năm 2015-2016) về cầu của các hộ gia đình về dịch vụ Internet của cho nhánh. Bốn là, đưa ra một số đề xuất nhằm nâng cao chất lượng hoạt động dự báo cho chi nhánh. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là cầu về dịch vụ Internet của các hộ gia đình của FPT Telecom Hải Dương. Đối tượng nghiên cứu có liên quan: tình hình hoạt động kinh doanh, chất lượng dịch vụ, giá cước của chi nhánh; giá cước của đối thủ cạnh tranh Viettel Hải Dương; thu nhập bình quân đầu nguời tỉnh Hải Dương. Phạm vi nghiên cứu  Không gian: Đề tài tập trung phân tích tình hình sử dụng dịch vụ Internet của các hộ gia đình trên địa bàn tỉnh Hải Dương.  Thời gian: Đề tài tập trung phân tích cầu về Internet của FPT Hải Dương giai đoạn 2008-2014 và đưa ra những dự báo về cầu trong năm 2015 Nguồn số liệu:  Phòng kinh doanh chi nhánh FPT Telecom Hải Dương.  Phòng tài chính- kế toán chi nhánh FPT Telecom Hải Dương.  Niên giám thống kê của Cục thống kê Hải Dương. Phương pháp và công cụ sử dụng trong phân tích dữ liệu Phương pháp phân tích dữ liệu:  Phương pháp đồ thị hoá: sử dụng đồ thị để mô tả tình hình kinh doanh)daonh thu lợi nhuận, số hợp đồng  Phương pháp dự báo cầu: phương pháp ngoại suy, phương pháp hệ số co dãn, phương pháp hồi quy theo mô hình đa nhân tố. Công cụ hỗ trợ hoạt động phân tích và dự báo: Excel 2007 Kết cấu đề tài 1 Ngoài phần mở đầu, mục lục, danh mục bảng biểu và kết luận chung thì cơ cấu đề tài được chia thành 3 chương: Chương I: Cơ sở lý thuyết về dự báo cầu và vấn đề dự báo. Chương II: Phân tích và dự báo cầu về dịch vụ Internet của FPT Telecom Hải Dương. Chương III: Một số khuyến nghị nhằm nâng cao chất lượng hoạt động dự báo cho chi nhánh. 2 I. Cơ sở lý thuyết về dự báo cầu và vấn đề dự báo 1. Các khái niệm cơ bản về cầu 1.1 Cầu, nhu cầu, lượng cầu Cầu là số lượng hàng hóa hay dịch vụ mà người tiêu dùng muốn mua và sẵn sàng mua trong một khoảng thời gian nhất định dưới điều kiện các yếu tố khác không thay đổi. Như vậy khi chúng ta nói tới cầu, chúng ta cần phải hiểu rõ được hai yếu tố là khả năng mua và ý muốn sẵn sàng mua hàng hóa hay dịch vụ đó. Cầu khác với nhu cầu. Nhu cầu là những mong muốn và nguyện vọng vô hạn của con người. Và hầu hết những nhu cầu đó không được thoả mãn do sự khan hiếm. Có nhu cầu song không có sức mua, không dẫn tới mong muốn do đó không phải là cầu. Lượng cầu là lượng hàng hóa và dịch vụ mà người mua sẵn sàng mua hoặc có khả năng mua ở mức giá đã cho trong một thời gian nhất định(với giả định rằng tất cả các yếu tố khác không đổi). 1.2 Hàm cầu Hàm cầu là hàm thể hiện các nhân tố có ảnh hưởng tới cầu cũng như cách thức mà các nhân tố này ảnh hưởng tới lượng cầu Hàm cầu cho một hàng hóa cụ thể có thể được diễn tả như sau : QX = f [PX, PY, Y, M, T, O] Trong đó:  QX : Lượng cầu của hàng hóa X  PX : Giá cả của hàng hóa X  PY : Giá cả của hàng hóa Y  Y : Thu nhập của người tiêu dùng  M : Chi phí quảng cáo  T : Thị hiếu của người tiêu dùng  O : Các nhân tố khác. Một sự thay đổi nhỏ của các nhân tố trên đều tạo áp lực thay đổi lượng cầu. Lấy ví dụ: Lượng cầu về những chiếc mũ sẽ tăng lên khi thị hiếu hay có sự thay đổi trong phong cách thởi trang, lượng cầu về những chiếc mũ sẽ giảm đi khi những 3 chiếc mũ không còn hợp với xu hướng hay phong cách thời trang của người tiêu dùng, với giả định rằng các yếu tố khác không thay đổi”. 1.3 Cầu cá nhân, cầu thị trường Muốn hiểu về cầu thị trường trước hết ta phải hiểu khái niệm cầu cá nhân. Cầu cá nhân là lượng hàng hóa hay dịch vụ mà từng cá nhân có khả năng mua và sẵn sàng mua ở các mức giá khác nhau trong một thời gian nhất định với giả thiết các yếu tố khác không thay đổi. Đường cầu thị trường là đường tổng hợp các đường cầu cá nhân và thể hiện số lượng hàng hóa mà một nhóm người tiêu dùng có khả năng mua ở một vùng giá nhất định. Đường cầu thị trường có thể bao gồm đường cầu của tất cả người tiêu dùng của toàn thị trường, nhưng cũng có thể chỉ bao gồm đường cầu của một nhóm người tiêu dùng mà mua cùng một loại hàng hóa từ một nhà cung cấp cụ thể. Đường cầu thị trường được thực hiện theo nguyên tắc cộng ngang các đường cầu cá nhân, ở mọi mức giá, cộng lần lượt số lượng hàng hóa của mỗi người tiêu dùng. * Cách xây dựng đường cầu thị trường Như đã phân tích ở trên, đường cầu thị trường là tổng hợp của các đường cầu cá nhân. Hình 1: Xây dựng đường cầu thị trường về 1 sản phẩm 1.4 Các yếu tố ảnh hưởng tới cầu Chúng ta có thể chia các nhân tố ảnh hưởng tới cầu theo hai nhóm chính: nhóm các nhân tố kiểm soát được và nhóm các nhân tố không kiểm soát được. a, Nhóm các nhân tố chủ quan 4 Nhúm các nhân tố kiểm soát được mà ảnh hưởng tới cầu gồm có: giá cả của bản thân hàng hóa, chất lượng hàng hóa (sản phẩm), các chưởng trình xúc tiến, quảng cáo. Bản thân giá cả hàng hóa Giá cả của bản thân hàng hóa ảnh hưởng trực tiếp tới lượng cầu vè hàng hóa đó. Khi giá tăng lên thì lượng cầu về hàng hóa đó giảm xuống và ngược lại (xét trong trường hợp các yếu tố khác không có sự biến đổi) Chất lượng sản phẩm Chất lượng của sản phẩm hay hàng hóa có ảnh hưởng trực tiếp tới lượng cầu về hàng hóa đó. Mỗi một sản phẩm đều có tính năng công dụng riêng. Với những sản phẩm có giá thành cao và công nghệ sản xuất tiên tiến như điện thoại di động thì người tiêu dùng thường tìm kiếm một sản phẩm có thiết kế tốt, kích thước nhỏ gọn, tính năng đa dạng, có nhiều ứng dụng mạng, một thưởng hiệu nổi tiếng … Ngược lại với một sản phẩm có giá thành rẻ như kem đánh răng thì dường như người tiêu dùng không chỉ quan tâm tới công dụng của nó với răng miệng mà còn chú trọng vào hưởng thơm, sự tiện dụng trong tiêu dùng. Người tiêu dùng thường đòi hỏi một sản phẩm với nhiều tính năng và phù hợp với mọi tầng lớp khách hàng.Điều này rất quan trọng cho các nhà hoạch định cũng như nhà quản lý trong việc thiết kế, tìm kiếm và đưa ra thị trường những dòng sản phẩm mới. Các chương trình quảng cáo, marketing, xúc tiến Các chương trình xúc tiến thường là những hoạt động cộng đồng của công ty với nguời tiêu dùng nhằm khuyến khích mua sản phẩm của mình. Hay nói cách khác là một trong hoạt động quảng bá giới thiệu sản phẩm của doanh nghiệp. Nội dung của các chưởng trình xúc tiến thường là sự kết hợp các hoạt động như quảng cáo, các chương trình xúc tiến bán hàng cộng đồng (hội chợ)… Các chưởng trình này ảnh hưởng tới việc tiêu dùng và cũng tạo ảnh hưởng tới lượng cầu về sản phẩm của doanh nghiệp. b, Nhóm các nhân tố khách quan Các nhân tố không kiểm soát được mà ảnh hưởng tới cầu gồm có những nhân tố sau: thu nhập, thị hiếu, chính sách của chính phủ, đối thủ cạnh tranh, nhân 5 khẩu học, yếu tố thời tiết, yếu tố mùa vụ, nhân tố vĩ mô, thể chế, công nghệ, giá của hàng hóa thay thế và bổ sung, và kỳ vọng của người tiêu dùng. Thu nhập Đây là nhân tố rất quan trọng có ảnh hượng quyết định đối với lượng cầu của bất kỳ hàng hóa nào.Thu nhập ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng thanh toán và chi tiêu của người tiêu dùng. Khi thu nhập của người tiêu dùng tăng lên thì họ sẽ chi tiêu nhiều hơn vào việc mua sắm để nâng cao chất lượng cuộc sống. Hàng hóa có 2 loại là hàng hóa thông thường và hàng hóa thứ cấp. Đối với hàng hóa thông thường, khi thu nhập của người tiêu dùng tăng lên thì cầu về hàng hóa thông thường tăng lên, cầu về hàng hóa thứ cấp giảm và ngược lại. Thị hiếu Rất khó để xác định và tính toán thị hiếu (sở thích) của người tiêu dùng vì thị hiếu liên quan tới tính cách và đặc điểm của từng người. Có thể chia thị hiếu theo hai cấp độ, sở thích mang tính chất tạm thời, sở thích mang tính chất cố định .Sở thích mang tính chất tạm thời thường thể hiện rõ ở những sản phẩm chịu ảnh hưởng của xu thế thời trang như: quần áo, giày dép, mũ nón … và đôi khi có cả các chưong trình giải trí nữa. Đối với loại thị hiếu thứ hai, người tiêu dùng ở khắp các quốc gia đều có thị hiếu với nhóm sản phẩm này ví dụ như Coke, ti vi, tủ lạnh.Tất nhiên, thị hiếu là một nhân tố không kiểm soát được song các công ty luôn nỗ lực tìm hiểu ảnh hưởng của thị hiếu tới lượng cầu thông qua các chưởng trình, chiến dịch quảng cáo. Chính sách của chính phủ Chính sách của chính phủ gây ra ảnh hưỏng ở cả tầm vi mô và vĩ mô. Chính phủ đôi khi khuyến khích hay hạn chế, nghiêm cấm chúng ta mua những sản phẩm này, sản phẩm kia. Đối với nhóm sản phẩm như thuốc lá, rươu, thuốc (tuy nhiên trong thực tế rất khó hạn chế), vũ khí, những sản phẩm mà việc tiêu dùng có thể tổn hại tới môi trương vĩ mô sẽ bị hạn chế hoặc cấm tiêu thụ. Các biện pháp hạn chế mà chính phủ sử dụng là các hàng rào: hàng rào thuế quan, hạn ngạch và hàng rào phi thuế quan như các tiêu chuẩn kiểm định, đo lường chất lượng. Những biện pháp đó đều ảnh hưởng tới lượng cầu. Đối thủ cạnh tranh 6 Giá cả không phải là nhân tố duy nhất mà các công ty còn cạnh tranh với nhau theo nhiều cách thức: cạnh tranh bằng chất lượng, cạnh tranh bằng thưởng hiệu. Công ty nào có lợi thế cạnh tranh có thể làm lượng cầu tăng lên hoặc ngược lại. Nhân khẩu học Nhân khẩu học không chỉ bao gồm quy mô dân số. Dân số trong từng độ tuổi ảnh hưởng tới lượng cầu về hàng hóa theo nhiều cách khác nhau. Khi dân số tăng làm xuất hiện thêm người tiêu dung và qua đó làm tăng lượng cầu về các hàng hóa, dịch vụ. Giá cả của hàng hóa thay thế hoặc bổ sung - Hàng hóa bổ sung là hàng hóa được sử dụng đồng thời với hàng hóa khác, hai hàng hóa này dùng chung cho nhau thì mới phát huy tác dụng. Ví dụ xăng – xe máy, điện – các đồ dùng bằng điện,...Đối với hàng hóa bổ sung, khi giá của một hàng hóa này tăng lên thì cầu đối với hàng hóa bổ sung kia sẽ giảm đi. - Hàng hóa thay thế là hàng hóa có thể sử dụng thay thế cho hàng hóa khác. Khi giá của một loại hàng thay đổi thì cầu đối với hàng hóa kia cũng thay đổi. Ví dụ như Nescafe và cafe G7 là hai hàng hóa thay thế. Khi giá cafe G7 tăng lên thì cầu đối với Nescafe sẽ tăng lên. Các loại kỳ vọng Cầu đối với hàng hóa, dịch vụ sẽ thay đổi phụ thuộc vào các kỳ vọng hay sự mong đợi của người tiêu dùng. Nếu người tiêu dùng hi vọng rằng giá cả của hàng hóa nào đó sẽ giảm xuống trong tương lai thì cầu hiện tại đối với hàng hóa của họ sẽ giảm xuống và ngược lại… Các yếu tố khác - Yếu tố thời tiết: Thơi tiết, hạn hán, mưa lũ hay nhiệt độ tăng lên cao đều có ảnh hưởng tới lượng cầu các sản phẩm mà chịu sự chi phối nhiều của thời tiết. - Yếu tố mùa vụ: Rất nhiều sản phẩm có cầu theo mùa vụ như : du lịch, khách sạn, trang sức, nhà hàng. Lượng cầu về nhóm sản phẩm này tăng lên vào dịp tiêu thụ và ngược lại. - Nhân tố vĩ mô: Nhân tố vĩ mô bao gồm : thu nhập, lạm phát, tỷ lệ lãi suất, tỷ lệ thất nghiệp … Sự tăng, giảm hay biến động của các nhân tố này ảnh hưởng tới các cá nhân cũng như các doanh nghiệp do đó mà tác động tới lượng cầu. 7 - Nhân tố thuộc về thể chế: Nhóm nhân tố này bao gồm các nhân tố như cơ sở hạ tầng, viễn thông, giao thông, hệ thống pháp luật, hệ thống chính trị. Lấy ví dụ, một quốc gia có hệ thống giao thông nghèo nàn thì cầu về xe ô tô sẽ giảm và ngược lại. - Nhân tố công nghệ: Nhân tố công nghệ có ảnh hưởng gián tiếp tới lượng cầu. Những sản phẩm có công nghệ thiết kế cao thì thường có giá cao hơn so với sản phẩm khác, điều này cũng chi phối tới lượng cầu của sản phẩm đó. 1.5 Độ co dãn của cầu. Độ co dãn của cầu là một chỉ tiêu phản ánh phầm trăm thay đổi của lượng cầu khi các nhân tố ảnh hưởng tới lượng cầu như: giá cả của hàng hóa đó, thu nhập, giá của hàng hóa liên quan thay đổi 1 % (với điều kiện là các nhân tố khác không thay đổi). Tuỳ theo dạng biến ảnh hưởng ta có các loại co dãn của cầu đối với giá cả của hàng hóa đó, co dãn chéo của cầu đối với giá cả hàng hóa khác, co dãn của cầu đối với thu nhập.  Co dãn của cầu đối với giá cả hàng hóa đó: - Công thức: E DP = ∆ Q ∆Q P = × ∆P ∆P Q Trong đó: %∆Q là phần trăm thay đổi lượng cầu %∆P là phần trăm thay đổi của giá cả hàng hóa đó. - Ýnghĩa: Nghiên cứu độ co dãn của cầu theo giá có ý nghĩa đặc biệt quan D trọng đối với một doanh nghiệp. Khi E P giảm giá hàng hóa, khi > 1, muốn tối đa hóa doanh thu phải D E P < 1, muốn tối đa hóa doanh thu thì tăng giá bán hàng D hóa vỡ điểm tối đa hóa doanh thu chính là điểm mà E P = 1.  Co dãn của cầu đối với thu nhập D - Công thức: EI = ∆ Q ∆Q I = × ∆I ∆I Q Với %∆I là phần trăm thay đổi của thu nhập - Ý nghĩa: Hệ số co dãn của cầu theo thu nhập cho ta biết đặc tính của hàng hóa đó: 8 D + E I <0: Hàng hóa thứ cấp D + E I >1: Hàng hóa xa xỉ D +0< E I <1: Hàng hóa thiết yếu  Co dãn chéo của cầu, đối với giá cả hàng hóa khác x E y= ∆ Q x ∆ Qx P y = × ∆ Py ∆ Py Qx - Công thức: Với %∆PY là phần trăm thay đổi của giá cả hàng hóa Y - x Ý nghĩa: E y >0, x Y là hang hóa thay thế đối với X, E y <0 Y là hang hóa bổ sung đối với X. 2. Các vấn đề về dự báo cầu 2.1 Khái niệm Dự báo là việc suy luận về những gì có thể xảy ra trong tương lai trên cơ sở sử dụng các số liệu, tư liệu đã xảy ra trong quá khứ và được thực hiện bằng những cách thức thích hợp. Dự báo có thể được thực hiện bằng việc sử dụng các mô hình toán học, có thể là cách suy nghĩ chủ quan hay trực giác để tiên đoán tương lai, hoặc có thể là sự phối hợp của những cách trên, nghĩa là dùng mô hình toán học dự báo rồi dùng kinh nghiệm của nhà quản trị để điều chỉnh lại cho hợp lý. Dự báo cầu về sản phẩm và dịch vụ là vấn đề cốt lõi nhất trong hoạt động dự báo của doanh nghiệp. Đó là dự đoán lượng sản phẩm/dịch vụ mà doanh ngiệp phải chuẩn bị để đáp ứng trong tương lai dựa trên những phân tích về xu thế biến động của các yếu tố tác động tới cầu. 2.2 Một số phương pháp dự báo cầu a, Các phương pháp dự báo định tính Các phương pháp dự báo định tính là các phương pháp dự báo bằng cách phân tích định tính dựa vào suy đoán, cảm nhận. Các phương pháp này phụ thuộc nhiều vào trực giác, kinh nghiệm và sự nhạy cảm của nhà quản trị trong quá trình dự báo, chỉ mang tính phỏng đoán, không định lượng.. Tuy nhiên chúng có ưu điểm là đơn giản, dễ thực hiện thời gian nghiên cứu dự báo nhanh, chi phí dự báo thấp và 9 kết quả dự báo trong nhiều trường hợp cũng rất tốt. Sau đây là một số phương pháp dự báo định tính chủ yếu: Phương pháp nghiên cứu thị trường người tiêu dùng Đây là phương pháp lấy ý kiến khách hàng hiện tại và khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp. Việc nghiên cứu thường do bộ phận nghiên cứu thị trường thực hiện bằng nhiều hình thức như tổ chức các cuộc điều tra lấy ý kiến của khách hàng, phỏng vấn trực tiếp, phỏng vấn qua điện thoại, gửi phiếu điều tra tới gia đình hoặc cơ sở tiêu dùng. Phương pháp nghiên cứu thị trường người tiêu dùng giúp doanh nghiệp không chỉ chuẩn bị dự báo nhu cầu của khách hàng mà còn có thể hiểu được những đánh giá của khách hàng về sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp để có biện pháp cải tiến, hoàn thiện cho phù hợp. Tuy nhiên, phương pháp này đòi hỏi tốn kém về tài chính, thời gian và phải có sự chuẩn bị công phu trong việc xây dựng câu hỏi. Đôi khi phương pháp này cũng vấp phải khó khăn là ý kiến của khách hàng không xác thực hoặc quá lý tưởng. Phương pháp chuyên gia Phương pháp chuyên gia là phương pháp thu thập và xử lý những đánh giá dự báo bằng cách tập hợp và hỏi ý kiến các chuyên gia giỏi thuộc một lĩnh vực hẹp của khoa học - kỹ thuật hoặc sản xuất. Phương pháp chuyên gia dựa trên cơ sở đánh giá tổng kết kinh nghiệm, khả năng phản ánh tương lai một cách tự nhiên của các chuyên gia giỏi và xử lý thống kê các câu trả lời một cách khoa học. Nhiệm vụ của phương pháp là đưa ra những dự báo khách quan về tương lai phát triển của khoa học kỹ thuật hoặc sản xuất dựa trên việc xử lý có hệ thống các đánh giá dự báo của các chuyên gia. Quá trình áp dụng phương pháp chuyên gia có thể chia làm ba giai đoạn lớn: - Lựa chọn chuyên gia - Trưng cầu ý kiến chuyên gia; - Thu thập và xử lý các đánh giá dự báo. 10 Chuyên gia giỏi là người thấy rõ nhất những mâu thuẫn và những vấn đề tồn tại trong lĩnh vực hoạt động của mình, đồng thời về mặt tâm lý họ luôn luôn hướng về tương lai để giải quyết những vấn đề đó dựa trên những hiểu biết sâu sắc, kinh nghiệm sản xuất phong phú và linh cảm nghề nghiệp nhạy bén. b,Các phương pháp dự báo định lượng Các phương pháp dự báo định lượng dựa vào các số liệu thống kê và thông qua các công thức toán học được thiết lập để dự báo nhu cầu cho tương lai. Khi dự báo nhu cầu tương lai, nếu không xét đến các nhân tố ảnh hưởng khác có thể dùng các phương pháp dự báo theo dãy số thời gian. Nếu cần ảnh hưởng của các nhân tố khác đến nhu cầu có thể dùng các mô hình hồi quy tương quan... Để tiến hành dự báo nhu cầu sản phẩm theo phương pháp định lượng cần thực hiện 8 bước sau: - Xác định mục tiêu dự báo - Lựa chọn những sản phẩm cần dự báo - Xác định độ dài thời gian dự báo - Chọn mô hình dự báo - Thu thập các dữ liệu cần thiết - Phê chuẩn mô hình dự báo - Tiến hành dự báo - Áp dụng kết quả dự báo Phương pháp dự báo theo chuỗi thời gian (Phương pháp ngoại suy) Phương pháp dự báo theo dãy số thời gian được xây dựng trên một giả thiết về sự tồn tại và lưu lại các nhân tố quyết định đại lượng dự báo từ quá khứ đến tương lai. Trong phương pháp này đại lượng cần dự báo được xác định trên cơ sở phân tích chuỗi các số liệu về nhu cầu sản phẩm (dòng nhu cầu) thống kê được trong quá khứ. 11 Như vậy thực chất của phương pháp dự báo theo dãy số thời gian là kéo dài quy luật phát triển của đối tượng dự báo đã có trong quá khứ và hiện tại sang tương lai với giả thiết quy luật đó vẫn còn phát huy tác dụng. Phương pháp hệ số co dãn: Cầu thị trường về sản phẩm hay dịch vụ của dự án chịu tác động của rất nhiều nhân tố như (giá cả của chính sản phẩm, thu nhập, giá của các sản phẩm thay thể hoặc bổ sung, thị hiếu, các kỳ vọng…). Sự ảnh hưởng của các nhân tố đến cầu thị trường được lượng hóa thông qua hệ số co giản của cầu theo các nhân tố ảnh hưởng (ED). Hệ số co giãn của cầu cho biết cầu sẽ thay đổi bao nhiêu % khi có 1% thay đổi của một nhân tố (X) nào đó trong điều kiện các nhân tố khác không thay đổi công thức tính hệ số co giãn của cầu theo nhân tố (X) sẽ được xác định như sau: E DX = ∆Q X × ∆X Q Để thực hiện dự báo cầu thị trường theo phương pháp này cần phải tiến hành theo các bước sau: Bước 1: Thu nhập số liệu về cầu (Q) và nhân tố ảnh hưởng (X) theo thời gian Bước 2: Tính hệ số co giản qua các năm trên cơ sở số liệu đã thu thập được. Bước 3: Xác định xu hướng biến đổi của hệ số co giãn trong thời kỳ dự báo và sau đó xác định giá trị hệ số co giãn ở năm dự báo. Việc này đồng nghĩa với việc hồi quy hệ số ED theo biến thời gian t. Bước 4: Dự báo cầu trên cơ sở hệ số co giãn và mức thay đổi của nhân tố (X) đã biết. Thông thường chúng ta hay sử dụng hệ số co giãn theo giá và hệ số co giãn theo thu nhập để dự báo cầu. Phương pháp hồi quy Đây là phưởng pháp cơ bản để ước lượng hàm cầu. Để ước lượng hàm cầu, ta thường sử dụng dạng hàm cầu đặc trưng, hàm tuyến tính hoặc phi tuyến. Vì cầu 12 là hàm số phụ thuộc vào nhiều biến số, trong đó có những biến số rất khó quan sát và lượng hóa được như thị hiếu do đó khi ước lượng hàm cầu chúng ta phải xác định đựơc biến độc lập, căc cứ vào tình hình cụ thể để sử dụng phép hồi quy cho phù hợp. 2.3 Ý nghĩa của việc dự báo cầu Cầu thể hiện thị hiếu và khả năng mua của người tiêu dùng. Nguời tiêu dùng là nhân tố quan trọng quyết định sự thành bại của doanh nghiệp. Nếu sản phẩm của doanh nghiệp được người tiêu dùng đón nhận, doanh nghiệp đó sẽ tồn tại và ngược lại. Công tác phân tích ước lượng và dự báo cầu giữ vai trò quan trọng. - Chủ động được kế hoạch, chiến lược sản xuất kinh doanh của mình : Khi có con số dự đoán cầu về một sản phẩm trong tương lai, chủ doanh nghiệp sẽ chủ động được nguồn nguyên liệu đầu vào, cũng như chủ động quá trình sản xuất, và chuẩn bị tốt khâu phân phối, điẻm bán hàng. - Nâng cao năng lực cạnh tranh : Ước lượng và dự báo cầu, trong đó có tiến hành phân tích, khảo sát hành vi, thái độ, mức độ tín nhiệm của khách hàng đối với doanh nghiệp .. Trong các doanh nghiệp nếu công tác dự báo được thực hiện một cách nghiêm túc còn tạo điều kiện nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường và đồng thời giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh. - Nâng cao hiệu quả kinh doanh : Nhờ có dự báo cầu thường xuyên và kịp thời, các nhà quản trị doanh nghiệp có khả năng kịp thời đưa ra những biện pháp điều chỉnh các hoạt động kinh tế của đơn vị mình nhằm thu được hiệu quả sản xuất kinh doanh cao nhất. 3. Tổng quan về dịch vụ Internet 3.1 Khái niệm: Internet là một hệ thống gồm các mạng thông tin máy tính được liên kết với nhau trên phạm vi toàn thế giới theo giao thức TCP/IP thông qua các hệ thống kênh viễnthông. Dịch vụ Internet là các dịch vụ do mạng Internet cung cấp bao gồm: dịch vụ truy nhập Internet, dịch vụ kết nối Internet và dịch vụ ứng dụng Internet trong viễn thông. 3.2 Đặc tính của các dịch vụ Internet Phương tiện phổ cập thông tin: Internet cung cấp khối lượng thông tin 13 khổng lồ. Internet đã trở thành một công cụ mạnh mẽ và là động lực trong nhiều lĩnh vực. Kết nối toàn cầu: Mạng Internet là của chung điều đó có nghĩa là không ai thực sự sở hữu nó với tư cách cá nhân. Mỗi phần của mạng được liên kết với nhau theo một cách thức nhằm tạo nên một mạng toàn cầu. Đa dạng hoá nhu cầu: Internet đáp ứng các nhu cầu khác nhau của khách hàng như: hình ảnh, âm thanh, ứng dụng trên mạng, trao đổi thông tin qua email…. với nhiều tốc độ khác nhau theo gói dịch vụ khách hàng đăng ký. Tiếp cận kinh tế số hoá: Internet tạo điều kiện cho việc sớm tiếp cận với nền kinh tế số hóa (digital economy) mà xu thế và tầm quan trọng đã được đề cập đến. 3.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ Internet a) Hạ tầng cơ sở công nghệ: Internet là hệ quả tất yếu của sự phát triển kỹ thuật số hóa, của công nghệ thông tin, mà trước hết là kỹ thuật máy tính điện tử. b) Yêu cầu đối với nhân lực, trình độ công nghệ thông tin, khả năng ngoại ngữ: Một đội ngũ chuyên gia tin học mạnh, thường xuyên bắt kịp các công nghệ thông tin mới phát triển ra để phục vụ cho kinh tế số hoá nói chung và Internet nói riêng. c) Bảo mật, an toàn: Các giao dịch trên mạng Internet đòi hỏi rất cao về bảo mật và an toàn, nhất là khi hoạt động trên Internet/Web. d) Hệ thống thanh toán điện tử: Internet yêu cầu có một thống thanh toán tài chính phát triển cho phép thực hiện thanh toán tự động. e) Bảo vệ sở hữu trí tuệ: Hiện nay, xu hướng cho thấy giá trị sản phẩm ngày càng cao ở khía cạnh chất xám của nó, tài sản cơ bản của từng đất nước, từng tổ chức và từng con người đã và đang chuyển thành “tài sản chất xám”. f) Bảo vệ người tiêu dùng: Trên Internet, thông tin về hàng hoá đều là thông tin số hoá, nói giản đơn là người mua không có điều kiện dùng thử hàng trước khi mua. II, Phân tích và dự báo cầu về dịch vụ Internet của các hộ gia đình của FPT Telecom Hải Dương 1, Giới thiệu về chi nhánh FPT Telecom Hải Dương 14 Được thành lập ngày 31/01/1997, Công ty Cổ phần Viễn thông FPT (FPT Telecom) khởi đầu từ Trung tâm Dịch vụ Trực tuyến với 4 thành viên sáng lập cùng sản phẩm mạng Intranet đầu tiên của Việt Nam mang tên “Trí tuệ Việt Nam – TTVN”. Sau hơn 15 năm hoạt động, FPT Telecom đã trở thành một trong những nhà cung cấp dịch vụ viễn thông và Internet hàng đầu khu vực với trên 3.500 nhân viên, 55 chi nhánh trong và ngoài nước. Hiện nay, FPT Telecom đang cung cấp các sản phẩm, dịch vụ chính bao gồm:  Internet băng rộng: ADSL/VDSL, TriplePlay, FTTH  Kênh thuê riêng, Tên miền, Email, Lưu trữ web, Trung tâm dữ liệu Các dịch vụ giá trị gia tăng trên Internet: Truyền hình trực  tuyến (OneTV), Điện thoại cố định (VoIP), Giám sát từ xa (IP Camera), Chứng thực chữ ký số (CA), Điện toán đám mây (Cloud computing),... Hình 2: Logo công ty viễn thông FPT Telecom Từ ngày 15/10/2008, Công ty Cổ phần Viễn thông FPT (FPT Telecom) chính thức triển khai hoạt động tại tỉnh Hải Dương. Hải Dương là chi nhánh thứ 5 của FPT Telecom Miền Bắc sớm đi vào hoạt động ( chỉ sau 3 chi nhánh tại Hà Nội, và 1 chi nhánh Hải Phòng). Đến nay, FPT Telecom có tổng cộng 50 chi nhánh trên toàn quốc. Hiện tại, Chi nhánh có 45 nhân viên với 4 phòng chức năng, đảm đương các mắt xích trong quá trình cung cấp các dịch vụ của FPT Telecom tại Hải Dương. Hệ thống mạng được thiết kế và đầu tư bài bản với lớp mạng trục sử dụng công nghệ 15 mạng thế hệ mới (NGN) dung lượng 10 Gigabit/giây, các tổng đài DSLAM được trang bị mới và sử dụng công nghệ ADSL thế hệ mới - ADSL 2+ - đạt tốc độ tải về (download) tới 20 Mbps, nhanh gấp 10 lần so với ADSL thông thường với độ ổn định cao. Với các chương trình khuyến mại hấp dẫn. Các dịch vụ hiện được FPT Telecom Hải Dương cung cấp gồm: Dịch vụ truy nhập Internet băng rộng ADSL; Truyền hình tương tác iTV, Dịch vụ cho thuê kênh truyền số liệu nội hạt, liên tỉnh, quốc tế, thuê kênh Internet (leased line); Dịch vụ Quảng cáo trực tuyến với hệ thống các trang báo điện tử hàng đầu Việt Nam: vnexpress.net;ngoisao.net; sohoa.net; dothi.net … Dịch vụ đăng ký tên miền, lưu trữ website (hosting), cho thuê máy chủ và Trung tâm dữ liệu (Datacenter) . 2. Tình hình hoạt động kinh doanh Internetcủa chi nhánh thời gian qua Trong thời gian 3 năm đầu FPT Telecom Hải Dương gần như hoạt động trong TP.Hải Dương. Với các gói cước hấp dẫn, FPT nhanh chóng chiếm được ưu thế so với VNPT và Viettel và vượt mặt 2 hãng trên ở địa bàn này. Tuy nhiên nhận thấy có nhiều nhu cầu về dịch vụ Internet chất lượng cao ở nông thôn, cho rằng đây là mảnh đất màu mỡ nên FPT Hải Dương đã tiến ra các huyện xung quanh, mở tiếp các chi nhánh con ở Chí Linh, Kinh Môn, Thanh Miện,… để mở rộng thêm số khách hàng nhằm kiếm thêm lợi nhuận. Nhờ đó FPT ngày càng lớn mạnh. FPT có số doanh thu ngày 1 lớn và đi kèm là lợi nhuận cũng tăng dần. Đây là mình chứng cho hoạt động kinh doanh hiệu quả của chi nhánh. Dưới đây là đồ thị thể hiện doanh thu và lợi nhuận của chi nhánh từ khi thành lập đến nay qua từng năm(đơn vị VNĐ). 16 Doanh thu và lợi nhuận hàng năm của FPT H ải D ương 35,000,000,000 30,458,743,548 30,000,000,000 25,000,000,000 22,473,816,740 20,000,000,000 16,871,314,365 14,594,096,313 13,559,410,460 15,000,000,000 10,000,000,000 5,000,000,000 484,554,450 134,654,400 - 8,941,236,447 7,463,452,816 5,569,842,3405,942,304,511 4,123,960,423 2,266,450,385 8,870,943,730 2008 2009 2010 Doanh thu 2011 2012 2013 2014 Lợi nhu ận Hình 3: Biểu đồ tình hình kinh doanh của FPT hàng năm Khách hàng của FPT Telecom Hải Dương bao gồm: hộ gia đình, đại lý Internet công cộng, doannh nghiệp trên địa bàn tỉnh… Trong đó hộ gia đình chiếm đa số.Dưới đây là cơ cấu khách hàng hiện tại của FPT Hải Dương tính đến hết năm 2014. Đối tượng Hộ gia đình Đại lý Internet Doanh nghiệp Tổng Số hợp đồng 23695 252 528 24475 Tỷ lệ 96,81% 1,03% 2,16% 100,00% Bảng 1: Thành phần khách hàng của FPT Hải Dương Do có nhiều loại khách hàng nên FPT có nhiều gói cước khác nhau cho mỗi đối tượng. Đối với hộ gia đình thì chi nhánh cung cấp 2 gói cước là Megasave và Megayou. 17 Ở mồi hạng mục đều có 2 hình thức là theo lưu lượng và khoán(trả 1 khỏan tiền cố định hàng tháng, dung bao nhiêu tùy ý). Sau đây là bảng so sánhvề 2 gói cước: Mega Năm 2008 2009 2010 Mega save Mega Tốc độ You Volum(theo save Flat đường Volum(th Flat(trọn lưu lượng) (trọn gói) truyền(Mbps) bao, 132000đ 143000đ 154000đ 2011 55đ/1MB, 165000đ 2012 2013 2014 bỏ 66K thuê bỏ eo lưu lượng) 3 66K thuê 3 bao, 5 55đ/1MB 5 , ngừng cung cấp bỏ Tốc độ Mega You đường truyền gói) (Mbps) 198000đ 198000đ 220000đ 6 6 8 220000đ 8 220000đ 231000đ 231000đ 10 10 12 Bảng 2: Các gói cước FPT Hải Dương cung cấp Tuy nhiên sau 3 năm, thì đa phần các hộ gia đình hủy bỏ các gói trả theo lưu lượng và chuyển hết sang sử dụng dạng khoán và gói Megasave cũng bị chết yểu do nguời sử dụng chê chất lượngquá thấp so với Megayou. Do đó từ năm 2012 đến nay chi nhánh chỉ cung cấp gói cước Meagayou dưới hình thức khoán cho khách hàng là hộ gia đình. Sau đây là số hợp đồng sử dụng gói cước Mega you flat(dạng khoán) hàng năm do bộ phân kinh doanh của chi nhánh thống kê và cung cấp. Năm Số hợp đồng 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 mới Tổng số hợp 608 4114 2568 3398 3777 3672 5558 608 4722 7290 10688 14465 18137 23695 đồng Bảng 3: Số hợp đồng sử dụng gói cước Mega you của FPT Dựa vào các số liệu trên, chúng ta sẽ sử dụng chúng để dự báo vấn đề của mình ở phần sau. 18 3, Phân tích cầu về dịch vụ Internet của hộ gia đình của FPT Telecom Hải Dương Dịch vụ Internet dành cho các hộ gia đình là các gói cước mà các nhà mạng cung cấp dành riêng cho các đối tượng là hộ gia đình sử dụng. Các gói cước này thường có giá cả thấp và chất lượng, tốc độ đường truyền thấp hơn các gói dành cho doanh nghiệp và đại lý internet công cộng. Việc đo lường cầu về dịch vụ nói trên thường được đo lường bằng 2 cách ứng với 2 hình thức cung cấp: + Đối với loại hình trả theo lưu lượng thì cầu này được đo lường bởi số dung lượng (đo bằng Megabyte) mà hộ gia đình sử dụng hàng tháng. Khách hàng sẽ trả số tiền ứng với số dung lượng thong tin đã sử dụng. + Đối với loại hình trọn gói (hay còn gọi là khoán), khách hàng sẽ phải trả 1 khoản tiền cố định mỗi tháng cho nhà mạng còn dung lượng thì sử dụng bao nhiêu tùy ý, không giới hạn). Lúc này cầu về dịch vụ được đo bằng số hợp đồng sử dụng dịch vụ đã kí kết giữa khách hàng và nhà mạng. Do thực tế hiện nay FPT Telecom đã hủy các gói theo lưu lượng nên phân tích ở dưới là phân tích về cầu đối với loại hình cung cấp này. Các nhân tố ảnh hưởng đến cầu về dịch vụ Internet của hộ gia đình của chi nhánh: Giá cả dịch vụ Mức giá của dịch vụ Internet được công ty FPT Telecom ấn hành cho tất cả các chi nhánh trong nước. Trong thời gian qua mức của công ty được cho là hơi cao và cũng đang có xu thế tăng dần. Tuy nhiên FPT cũng có lý khi không ngừng tăng chất lượng dịch vụ và tăng thêm các ưu đãi khi sử dụng dịch vụ. Chất lượng dịch vụ Internet 19
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan