Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Dự án nhà máy chế biến nông sản an nam giang...

Tài liệu Dự án nhà máy chế biến nông sản an nam giang

.PDF
84
126
107

Mô tả:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc -----------    ---------- THUYẾT MINH DỰ ÁN ĐẦU TƯ NHÀ MÁY CHẾ BIẾN SẢN XUẤT BẢO QUẢN RAU CỦ QUẢ AN NAM GIANG Chủ đầu tƣ: Công ty TNHH Đầu tƣ Sản xuất Thƣơng mại Nông sản An Nam Giang Địa điểm: Ấp Bình Phong, xã Tân Mỹ Chánh, Tp. Mỹ Tho, Tiền Giang. .__ Tháng 03/2018 __ Dự án Nhà máy Chế biến Sản xuất Bảo quản Rau củ quả An Nam Giang. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc -----------    ---------- THUYẾT MINH DỰ ÁN ĐẦU TƯ NHÀ MÁY CHẾ BIẾN SẢN XUẤT BẢO QUẢN RAU CỦ QUẢ AN NAM GIANG CHỦ ĐẦU TƯ Đ N VỊ TƯ VẤN C NG T TNHH ĐẦU TƯ SẢN XUẤT THƯ NG M I NÔNG SẢN C NG T CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ DỰ ÁN VIỆT AN NAM GIANG Tổng Giám Đốc Giám Đốc TRẦN QUỐC KHÁNH Đơn vị tư vấn: Dự Án Việt NGUYỄN VĂN MAI 1 Dự án Nhà máy Chế biến Sản xuất Bảo quản Rau củ quả An Nam Giang. MỤC LỤC CHƢƠNG I. MỞ ĐẦU ......................................................................................... 4 I. Giới thiệu về chủ đầu tƣ............................................................................. 4 II. Mô tả sơ bộ thông tin dự án...................................................................... 4 III. Sự cần thiết xây dựng dự án. ................................................................... 4 IV. Các căn cứ pháp lý. ................................................................................. 5 V. Mục tiêu dự án.......................................................................................... 6 V.1. Mục tiêu chung ...................................................................................... 6 V.2. Mục tiêu cụ thể ...................................................................................... 7 Chƣơng II .............................................................................................................. 8 ĐỊA ĐIỂM VÀ QUY MÔ THỰC HIỆN DỰ ÁN ................................................ 8 I. Hiện trạng kinh tế - xã hội vùng thực hiện dự án. ..................................... 8 I.1. Điều kiện tự nhiên vùng thực hiện dự án................................................ 8 I.2. Điều kiện kinh tế - xã hội vùng dự án. ................................................. 12 II. Quy mô sản xuất của dự án. ................................................................... 14 II.1. Đánh giá nhu cầu thị trƣờng. ............................................................... 14 II.2. Quy mô đầu tƣ của dự án..................................................................... 16 III. Địa điểm và hình thức đầu tƣ xây dựng dự án. ..................................... 16 IV. Nhu cầu sử dụng đất và phân tích các yếu tố đầu vào của dự án. ........ 17 Chƣơng III ........................................................................................................... 20 PHÂN TÍCH QUI MÔ, DIỆN TÍCH XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH LỰA CHỌN PHƢƠNG ÁN KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ ....................................................... 20 I. Phân tích qui mô, diện tích xây dựng công trình. .................................... 20 II. Phân tích lựa chọn phƣơng án kỹ thuật, công nghệ ............................... 21 II.1. Dây chuyền rửa và đóng gói rau củ quả .............................................. 21 II.2. Nhà màng NV-01 và hệ thống tƣới dây nhỏ giọt ................................ 32 III. Phân tích yếu tố ảnh hƣởng đến Vệ sinh An Toàn Thực Phẩm ............ 38 Chƣơng IV ........................................................................................................... 41 CÁC PHƢƠNG ÁN THỰC HIỆN DỰ ÁN ....................................................... 41 I. Phƣơng án giải phóng mặt bằng, tái định cƣ và hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng. ..................................................................................................................... 41 II. Các phƣơng án xây dựng công trình. ..................................................... 41 III. Phƣơng án tổ chức thực hiện................................................................. 43 IV. Phân đoạn thực hiện và tiến độ thực hiện, hình thức quản lý dự án..... 43 Chƣơng V ............................................................................................................ 44 ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƢỜNG – GIẢI PHÁP PHÒNG CHỐNG CHÁY NỔ ........................................................................................................... 44 I. Đánh giá tác động môi trƣờng. ................................................................ 44 I.1. Giới thiệu chung. .................................................................................. 44 Đơn vị tư vấn: Dự Án Việt 2 Dự án Nhà máy Chế biến Sản xuất Bảo quản Rau củ quả An Nam Giang. I.2. Các quy định và các hƣớng dẫn về môi trƣờng. ................................... 44 I.3. Các tiêu chuẩn về môi trƣờng áp dụng cho dự án. ............................... 45 I.4. Hiện trạng môi trƣờng địa điểm xây dựng. .......................................... 45 II. Tác động của dự án tới môi trƣờng. ....................................................... 46 II.1. Nguồn gây ra ô nhiễm trong quá trình xây dựng ................................ 46 II.2. Mức độ ảnh hƣởng tới môi trƣờng trong quá trình xây dựng ............. 48 II.3. Giải pháp khắc phục ảnh hƣởng tiêu cực của dự án tới môi trƣờng trong quá trình xây dựng....................................................................................... 49 II.4. Các tác nhân ảnh hƣởng đến môi trƣờng trong quá trình hoạt động nhà máy và giải pháp khắc phục ........................................................................ 51 II.5. Kết luận: .............................................................................................. 51 Chƣơng VI ........................................................................................................... 52 TỔNG VỐN ĐẦU TƢ – NGUỒN VỐN THỰC HIỆN VÀ HIỆU QUẢ CỦA DỰ ÁN ....................................................................................................................... 52 I. Tổng vốn đầu tƣ của dự án. ..................................................................... 52 II. Tiến độ thực hiện dự án .......................................................................... 58 III. Phân tích hiệu quá kinh tế của dự án. ................................................... 60 1. Nguồn vốn dự kiến đầu tƣ của dự án. ................................................. 60 2. Phƣơng án vay ..................................................................................... 61 3. Các thông số tài chính của dự án. ........................................................ 62 3.1. Khả năng hoàn vốn và thời gian hoàn vốn giản đơn. .......................... 62 3.2. Khả năng hoàn vốn và thời gian hoàn vốn có chiết khấu. ................... 62 3.3. Phân tích theo phƣơng pháp hiện giá thuần (NPV). ............................ 63 3.4. Phân tích theo tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR). ..................................... 63 KẾT LUẬN ......................................................................................................... 64 I. Kết luận. ................................................................................................... 64 II. Đề xuất hỗ trợ đầu tƣ và kiến nghị. ........................................................ 64 PHỤ LỤC: CÁC BẢNG TÍNH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA DỰ ÁN ......... 66 1. Bảng khái toán vốn đầu tƣ và nguồn vốn đầu tƣ của dự án .................... 66 2. Bảng tính khấu hao hàng năm của dự án ................................................ 70 3. Bảng tính doanh thu và dòng tiền hàng năm của dự án .......................... 74 4. Kế hoạch trả nợ hàng năm của dự án ...................................................... 77 5. Mức trả nợ hàng năm theo dự án ............................................................ 78 6. Bảng Phân tích khả năng hoàn vốn giản đơn của dự án ......................... 79 7. Phân tích khả năng hoàn vốn có chiết khấu của dự án ........................... 80 8. Bảng Tính toán phân tích hiện giá thuần (NPV) của dự án .................... 81 9. Bảng Phân tích theo tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR) của dự án ............... 82 Đơn vị tư vấn: Dự Án Việt 3 Dự án Nhà máy Chế biến Sản xuất Bảo quản Rau củ quả An Nam Giang. CHƯ NG I. MỞ ĐẦU I. Giới thiệu về chủ đầu tư. Chủ đầu tƣ: C NG T TNHH ĐẦU TƯ SẢN XUẤT THƯ NG M I NÔNG SẢN AN NAM GIANG Mã số thuế: 1201549708 Đại diện pháp luật: Trần Quốc Khánh. Chức vụ: Giám đốc Địa chỉ trụ sở: Ấp Bình Phong, xã Tân Mỹ Chánh, Tp. Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang. II. Mô tả sơ bộ thông tin dự án. Tên dự án: NHÀ MÁY CHẾ BIẾN SẢN XUẤT BẢO QUẢN RAU CỦ QUẢ AN NAM GIANG. Địa điểm xây dựng: Ấp Bình Phong, xã Tân Mỹ Chánh, Tp. Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang. Hình thức quản lý: Chủ đầu tƣ trực tiếp quản lý và thực hiện dự án. Tổng mức đầu tƣ: 24.842.085.000 VNĐ (Hai mươi bốn tỷ tám trăm bốn mươi hai triệu không trăm tám mươi lăm ngàn đồng). - Vốn tự có : 9.938.300.000 đồng - Vốn vay ngân hàng : 14.903.785.000 đồng III. Sự cần thiết xây dựng dự án. Đƣợc mệnh danh là “vƣơng quốc trái cây”, Tiền Giang đã chứng tỏ thế mạnh nông nghiệp trong phát triển kinh tế của tỉnh bởi mỗi năm ngành nông nghiệp đóng góp hơn 40% GRDP toàn tỉnh. Hoạt động sản xuất nông - lâm - ngƣ nghiệp ngày càng đƣợc nâng cao về chất lƣợng và hiệu quả sản xuất. Cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn đƣợc đầu tƣ đồng bộ. Các trang thiết bị máy móc hiện đại từng bƣớc đƣợc áp dụng vào quá trình sản xuất đã tạo nên diện mạo mới cho nông nghiệp Tiền Giang. Theo Trung tâm Khuyến nông Tiền Giang, hiện diện tích rau màu của toàn tỉnh Tiền Giang khoảng 54.573ha, với sản lƣợng 828.685 tấn/năm. Trong đó huyện Châu Thành có vùng chuyên canh lớn nhất tỉnh với 14.551 ha rau màu các loại, mỗi năm sản lƣợng đạt trên 304.000 tấn. Huyện Chợ Gạo đang nằm trong chủ trƣơng chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp, huyện đã mở rộng diện tích rau màu lên gần 10.000 ha, mỗi năm đạt sản lƣợng khoảng 200.000 tấn rau màu Đơn vị tư vấn: Dự Án Việt 4 Dự án Nhà máy Chế biến Sản xuất Bảo quản Rau củ quả An Nam Giang. các loại cung ứng thị trƣờng. Huyện Chợ Gạo đã xây dựng đƣợc những vùng chuyên canh màu hàng hóa mang lại hiệu quả kinh tế cao nhƣ: cây Ớt ở Bình Ninh và vùng lân cận lên đến 500 ha; cây Hẹ và Hành ở các xã Bình Phan, Bình Phục Nhứt, Long Bình Điền… với 150 ha; cây Ngò gai ở Phú Kiết với hàng trăm ha... Đây chính là vùng nguyên liệu dồi dào cho hoạt động sơ chế rau, củ của dự án. Huyện Tân Phƣớc có hơn 16.000 ha cây Khóm với sản lƣợng khoảng 260.000 tấn/năm, là địa phƣơng đứng nhất, nhì cả nƣớc về diện tích cây Khóm; Huyện Chợ Gạo có khoảng 5.000 ha Thanh Long và dự kiến sẽ tăng lên 7.000 ha vào năm 2020; Huyện Cái Bè với hơn 3.300 ha xoài cát Hòa Lộc, xoài cát Chu, xoài ghép....và hơn 1.800 ha tại huyện Cai Lậy. Qua các thông tin về diên tích trồng cũng nhƣ sản lƣợng hoa màu, Công ty sẽ khai thác nguồn nguyên liệu rau củ cho Dự án từ huyện Châu Thành và Chợ Gạo. Khai thác nguyên liệu Khóm từ Tân Phƣớc, Thanh Long từ Chợ Gạo và Soài từ Cái Bè và Cai Lậy. Vì vậy, việc đầu tƣ xây dựng „„Nhà máy Chế biến Sản xuất Bảo quản Rau củ quả An Nam Giang‟‟ mang lợi ích lớn về mặt kinh tế. IV. Các căn cứ pháp lý. Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/06/2014 của Quốc hội; Luật Bảo vệ môi trƣờng số 55/2014/QH13 ngày 23/6/2014 của Quốc hội; Luật Đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29 tháng 11 năm 2013 của Quốc Hội nƣớc CHXHCN Việt Nam; Luật Đầu tƣ số 67/2014/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2014 của Quốc Hội nƣớc CHXHCN Việt Nam; Luật Doanh nghiệp số 68/2014/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2014 của Quốc Hội nƣớc CHXHCN Việt Nam; Nghị định số 32/2015/NĐ-CP ngày 25/3/2015 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tƣ xây dựng; Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 của Chính phủ về quản lý chất lƣợng và bảo trì công trình xây dựng; Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tƣ xây dựng; Quyết định số 79/QĐ-BXD ngày 15/02/2017 của Bộ Xây dựng về việc công bố định mức chi phí quản lý dự án và tƣ vấn đầu tƣ xây dựng; Đơn vị tư vấn: Dự Án Việt 5 Dự án Nhà máy Chế biến Sản xuất Bảo quản Rau củ quả An Nam Giang. Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 của Chính phủ V/v Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trƣờng; Nghị định số 210/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013 của Chính Phủ về chính sách khuyến khích đầu tƣ vào nông nghiệp, nông thôn; Luật 55/2010/QH 12 Về an toàn thực phẩm; Nghị định 15/2018/NĐ-CP Hƣớng dẫn luật 55/2010/QH12 về an toàn thực phẩm; Nghị định 67/2016/NĐ-CP quy định về điều kiện sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc lĩnh vực quản lý chuyên ngành của bộ y tế; Thông tƣ 26/2012/TT-BYT ngày 30/11/2012 Quy định cấp GCN cơ sở đủ điều kiện ATTP đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm… thuộc phạm vi quản lý của BYT; Thông tƣ 15/2012/TT-BYT ngày 12/9/2012 Quy định về điều kiện chung bảo đảm ATTP đới với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm; Thông tƣ 19/2012/TT-BYT 09/11/2012 Hƣớng dẫn việc công bố hợp quy và công bố phù hợp quy định ATTP; Thông tƣ 27/2012/TT-BYT hƣớng dẫn việc quản lý phụ gia thực phẩm. V. Mục tiêu dự án. V.1. Mục tiêu chung + Xây dựng thành công mô hình liên kết sản xuất – bao tiêu sản phẩm để chế biến khép kín trong nông nghiệp nhằm đảm bảo tính bền vững, vừa đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nƣớc và xuất khẩu. Góp phần thực hiện tốt hành động “Nâng cao giá trị gia tăng hàng nông sản trong chế biến và giảm tổn thất sau thu hoạch”; + Tạo việc làm và nâng cao mức sống cho lao động địa phƣơng; + Góp phần phát triển kinh tế xã hội tại địa phƣơng; + Nâng cao chất lƣợng sản phẩm; + Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; + Đóng góp cho ngân sách địa phƣơng; + Đồng thời dự án là mô hình điểm sản xuất nông nghiệp theo quy mô gắn với công nghiệp chế biến. Hình thành chuỗi sản phẩm khép kín, gia tăng khả năng Đơn vị tư vấn: Dự Án Việt 6 Dự án Nhà máy Chế biến Sản xuất Bảo quản Rau củ quả An Nam Giang. cạnh tranh trên thị trƣờng trong nƣớc. Với quan điểm lấy thị trƣờng là xuất phát điểm thúc đẩy, doanh nghiệp tiên phong tham gia đầu tƣ sâu trong các phân khúc có giá trị gia tăng cao nhƣ chế biến các sản phẩm chất lƣợng cao góp phần nâng cao chuỗi giá trị hàng hóa nông sản. V.2. Mục tiêu cụ thể + Dự án có mục tiêu là sơ chế và bảo quản các loại rau, củ, quả, trái cây để cung cấp cho thị trƣờng tại Tiền Giang và TP. Hồ Chí Minh. + Dự án còn có mục tiêu là lƣu trữ và bảo quản nông sản sau thu hoạch. + Sản lƣợng ổn định: 1.800 tấn/năm Đơn vị tư vấn: Dự Án Việt 7 Dự án Nhà máy Chế biến Sản xuất Bảo quản Rau củ quả An Nam Giang. Chương II ĐỊA ĐIỂM VÀ QU M THỰC HIỆN DỰ ÁN I. Hiện trạng kinh tế - xã hội vùng thực hiện dự án. I.1. Điều kiện tự nhiên vùng thực hiện dự án. Vị trí địa lý tỉnh Tiền Giang: - Phía Đông giáp biển Đông. - Phía Tây giáp tỉnh Đồng Tháp. - Phía Nam giáp tỉnh Bến Tre, Vĩnh Long. - Phía Bắc giáp tỉnh Long An, thành phố Hồ Chí Minh. Trong đó, thành phố Mỹ Tho (đô thị loại 1), là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội của tỉnh, đồng thời cũng là trung tâm, là hội điểm giao lƣu văn hóa, giáo dục, đào tạo, du lịch từ lâu đời của các tỉnh trong vùng, nằm cách thành phố Hồ Chí Minh 70 km về hƣớng Nam và cách thành phố Cần Thơ 90 km về hƣớng Bắc. Nhìn chung, với các điều kiện về vị trí địa lý, kinh tế và giao thông thủy bộ, Tiền Giang có nhiều lợi thế trong việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên, phát triển sản xuất hàng hóa, mở rộng thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm, tăng cƣờng khả năng hợp tác, giao lƣu kinh tế, văn hóa, du lịch với các tỉnh trong vùng…Đặc biệt là thành phố Hồ Chí Minh và địa bàn kinh tế trọng điểm phía Nam. Địa hình: Diện tích xây dựng dự án khoảng 5.302,9 m2 nằm tiếp giáp các vùng đất nông nghiệp và kênh lộ Xoài, thuận lợi cho việc thu mua và vận chuyện nông sản. Khí hậu: Tỉnh Tiền Giang nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm thuộc vùng đồng bằng Sông Cửu Long với đặc điểm: Nền nhiệt cao và ổn định quanh năm. Khí hậu phân hóa thành hai mùa tƣơng phản rõ rệt: Mùa mƣa từ tháng 5 đến tháng 11 trùng với mùa gió Tây Nam, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 trùng với mùa gió Đông Bắc.  Nhiệt độ - Nhiệt độ trung bình là 26,9oC - Nhiệt độ cao nhất là 37,2oC Đơn vị tư vấn: Dự Án Việt 8 Dự án Nhà máy Chế biến Sản xuất Bảo quản Rau củ quả An Nam Giang. - Nhiệt độ thấp nhất là 16,8oC  Mưa - Lƣợng mƣa trung bình là: 1450mm - Lƣợng mƣa năm cao nhất là 1877mm - Lƣợng mƣa thấp nhất là 760mm - Thời gian bắt đầu mùa mƣa trung bình nhiều năm là tháng 5 - Thời gian kết thúc mùa mƣa trung bình nhiều năm là tháng 11 Trong mùa mƣa, sự phân bố lƣợng mƣa trung bình tháng tƣơng đối đều nên cƣờng độ mƣa không lớn lắm, trong khi sự phân bố mƣa theo lãnh thổ thì không đáng kể. Vào mùa mƣa, nƣớc sông Mêkông đổ về gây mùa nƣớc nổi hàng năm ở vùng đồng bằng từ tháng 8 đến tháng 11 và gây rửa trôi xói mòn mạnh tại khu vực đồi núi.  Lượng bốc hơi và độ ẩm không khí Lƣợng bốc hơi hàng năm lớn, từ 1.200–1.300 mm. Lƣợng bốc hơi cao xảy ra trong 5 tháng mùa khô với ẩm độ không khí trung bình của các tháng này khoảng 76%. Bốc hơi mạnh xảy ra trong thời gian này làm trầm trọng thêm tình trạng thiếu nƣớc ở khu vực đồi núi. Lƣợng bốc hơi trong 7 tháng mùa mƣa xấp xỉ lƣợng bốc hơi trong 5 tháng mùa khô. Ẩm độ không khí của các tháng mùa mƣa khoảng 80–85%.  Nắng Trung bình nhiều năm trong 30 năm của tổng số giờ nắng năm là 2533,8 giờ.  Gió Tiền Giang chịu ảnh hƣởng hai mùa gió chính: Gió mùa Tây Nam mang theo nhiều hơi nƣớc, thổi vào mùa mƣa. Hƣớng gió thịnh hành là hƣớng Đông Bắc chiếm tầng suất 50-60%, kế đến là hƣớng Đông chiếm tầng suất 20-30%, tốc độ gió trung bình là 3,8m/s. Từ tháng 11 đến tháng 4, gió mùa Đông Bắc thịnh hành, thổi cùng hƣớng với các cửa sông, làm gia tăng tác động thủy triều và xâm nhập mặn theo sông rạch vào đồng ruộng, đồng thời làm hƣ hại đê biển, đƣợc gọi là gió chƣớng. Thủy văn Về phƣơng diện thủy văn, địa bàn tỉnh Tiền Giang chia làm ba vùng: Đơn vị tư vấn: Dự Án Việt 9 Dự án Nhà máy Chế biến Sản xuất Bảo quản Rau củ quả An Nam Giang. Vùng Đồng Tháp Mười: Thuộc địa phận tỉnh Tiền Giang giới hạn bởi kênh Bắc Đông, kênh Hai Hạt ở phía Bắc, kênh Nguyễn Văn Tiếp B ở phía Tây, sông Tiền ở phía Nam, quốc lộ 1A ở phía Đông. - Hàng năm vùng Đồng Tháp Mƣời đều bị ngập lũ, diện tích ngập lũ vào khoảng 120.000 ha, thời gian ngập lũ khoảng 3 tháng (tháng 9 - 11), độ sâu ngập biến thiên từ 0,4-1,8 m. - Về chất lƣợng, nƣớc tại địa bàn thƣờng bị nhiễm phèn trong thời kỳ từ đầu đến giữa mùa mƣa, độ PH vào khoảng 3-4. Ngoài ra, mặn cũng xâm nhập vào từ sông Vàm Cỏ với độ mặn khoảng 2-4% trong vòng 2-3 tháng tại vùng phía Đông Đồng Tháp Mƣời. - Vùng Đồng Tháp Mƣời có nhiều hạn chế, chủ yếu là ngập lũ và nƣớc bị chua phèn. Tuy nhiên, việc triển khai các quy hoạch thủy lợi và kiểm soát lũ trên toàn vùng ĐBSCL nói chung và Đồng Tháp Mƣời của tỉnh nói riêng đã và đang thúc đẩy sự phát triển nông lâm nghiệp toàn diện cho khu vực. Vùng ngọt giữa Đồng Tháp Mười và Gò Công: Giới hạn giữa quốc lộ 1A và kênh Chợ Gạo có điều kiện thủy văn thuận lợi. - Địa bàn chịu ảnh hƣởng lũ lụt nhẹ theo con triều, chất lƣợng nƣớc tốt, nhiều khả năng tƣới tiêu, cho phép phát triển nông nghiệp đa dạng nhất. Vùng Gò Công: Giới hạn bởi sông Vàm Cỏ ở phía Bắc, kênh Chợ Gạo ở phía Tây, sông Cửa Tiểu ở phía Nam và biển Đông ở phía Đông. Đặc điểm thủy văn chung là bị nhiễm mặn từ 1,5 tháng đến 7 tháng tùy vào vị trí cửa lấy nƣớc. - Khu vực chịu ảnh hƣởng trực tiếp vào chế độ bán nhật triều biển Đông. Mặn xâm nhập chính theo 2 sông cửa Tiểu và sông Vàm Cỏ mặn thƣờng lên sớm và kết thúc muộn, trong năm chỉ có 4-5 tháng nƣớc ngọt, độ mặn cao hơn sông Tiền từ 2-7 lần. Về mặt lợi, mùa nƣớc đã mang lại nguồn phù sa màu mỡ và vệ sinh đồng ruộng; cải thiện chất lƣợng đất, chất lƣợng nƣớc, bổ sung nguồn nƣớc ngầm; mang lại nguồn lợi thuỷ sản và tạo công ăn việc làm cho một bộ phận nông dân trong mùa nƣớc nổi. Về mặt hại, mùa nƣớc đã làm gián đoạn các hoạt động kinh tế - xã hội; tốn kém chi phí đầu tƣ và bảo dƣỡng cơ sở hạ tầng; gây ảnh hƣởng đến thời vụ gieo trồng, thu hoạch và sản lƣợng nông - thuỷ sản; cản ngại cho việc phát triển các mô hình sản xuất nhằm công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn; Ngoài ra mức nƣớc ngập sâu còn gây thiệt hại tính mạng và tài sản của nhân dân. Các nguồn tài nguyên: Đơn vị tư vấn: Dự Án Việt 10 Dự án Nhà máy Chế biến Sản xuất Bảo quản Rau củ quả An Nam Giang.  Tài nguyên đất - Nhóm đất phù sa: Chiếm 55,49% diện tích tự nhiên với khoảng 139.180,73 ha chiếm phần lớn diện tích các huyện Cái Bè, Cai Lậy, Châu Thành, Chợ Gạo, thành phố Mỹ Tho và một phần huyện Gò Công Tây thuộc khu vực có nguồn nƣớc ngọt. Đây là nhóm đất thuận lợi nhất cho nông nghiệp, đã đƣợc sử dụng toàn bộ diện tích. Trong nhóm đất này có loại đất phù sa bãi bồi ven sông có thành phần cơ giới tƣơng đối nhẹ hơn cả nên thích hợp cho trồng cây ăn trái. - Nhóm đất mặn: Chiếm 14,6% diện tích tự nhiên với 36.621,23 ha, chiếm phần lớn diện tích huyện Gò Công Đông, Gò Công Tây, Tân Phú Đông, thị xã Gò Công và một phần huyện Chợ Gạo. Về bản chất, đất đai thuận lợi nhƣ nhóm đất phù sa, nhƣng bị nhiễm mặn từng thời kỳ hoặc thƣờng xuyên. Việc trồng trọt thƣờng chỉ giới hạn trong mùa mƣa có đủ nƣớc ngọt, ngoại trừ các loại cây chịu lợ nhƣ dừa, sơri, cói. Một ít diện tích đƣợc tiếp ngọt về hoặc có trữ nƣớc mƣa trong ao thì có thể tiếp tục trồng trọt vào mùa khô. Loại đất này khi có điều kiện rửa mặn sẽ trở nên rất thích hợp cho sản xuất nông nghiệp với chủng loại cây trồng tƣơng đối đa dạng. - Nhóm đất phèn: Chiếm 19,4% diện tích tự nhiên với 48.661,06 ha, phân bố chủ yếu ở khu vực trũng thấp Đồng Tháp Mƣời thuộc phía Bắc 3 huyện Cái Bè, Cai Lậy, Tân Phƣớc. Hiện nay, ngoài tràm và bàng là 2 cây cố hữu trên đất phèn nông, đã tiến hành trồng khóm và mía có hiệu quả ổn định trên diện tích đáng kể. Ngoài ra, một số diện tích khác cũng đƣợc trồng khoai mỡ và các loại rau màu, trồng lúa 2 vụ và cả trồng cây ăn quả trên những diện tích có đủ nguồn nƣớc ngọt và có khả năng chống lũ. - Nhóm đất cát giồng: Chỉ chiếm 3% diện tích tự nhiên với 7.524,91 ha, phân bố rải rác ở các huyện Cai Lậy, Châu Thành, Gò Công Tây và tập trung nhiều nhất ở huyện Gò Công Đông. Do đất cát giồng có địa hình cao, thành phần cơ giới nhẹ nên chủ yếu sử dụng làm thổ cƣ và canh tác cây ăn trái, rau màu. Nhìn chung, đất đai của tỉnh phần lớn là nhóm đất phù sa (chiếm 55%), thuận lợi nguồn nƣớc ngọt, từ lâu đã đƣợc đƣa vào khai thác sử dụng, hình thành vùng lúa năng suất cao và vƣờn cây ăn trái chuyên canh của tỉnh; còn lại 19,4% là nhóm đất phèn và 14,6% là nhóm đất phù sa nhiễm mặn…Trong thời gian qua đƣợc tập trung khai hoang, mở rộng diện tích, cải tạo và tăng vụ thông qua các chƣơng trình khai thác phát triển vùng Đồng Tháp Mƣời, chƣơng trình ngọt hóa Gò Công, đã từng bƣớc mở rộng vùng trồng lúa năng suất cao, vƣờn cây ăn trái sang các huyện phía Đông và vùng chuyên canh cây công nghiệp thuộc huyện Tân Phƣớc. Đơn vị tư vấn: Dự Án Việt 11 Dự án Nhà máy Chế biến Sản xuất Bảo quản Rau củ quả An Nam Giang.  Tài nguyên nước Nước mặt Tiền Giang có hai sông lớn chảy qua là sông Tiền, sông Vàm Cỏ Tây và hệ thống kênh ngang, dọc tƣơng đối phong phú, rất thuận lợi cho việc đi lại bằng phƣơng tiện đƣờng thủy và sử dụng nguồn nƣớc mặt phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. Các kênh chính trong tỉnh là: - Kênh Chợ Gạo, nằm trong tuyến kênh chính cấp Trung Ƣơng nối thành phố Hồ Chí Minh - Rạch Giá - Hà Tiên. - Kênh Nguyễn Văn Tiếp, đi từ sông Vàm Cỏ Tây (thị xã Tân An) qua tỉnh Tiền Giang sang Đồng tháp. Đây là tuyến kênh quan trọng xuyên Đồng Tháp Mƣời. - Hệ thống kênh ngang, tạo thành hệ thống đƣờng thủy xƣơng cá nối các đô thị và điểm dân cƣ dọc Quốc lộ 1A với các vùng trong tỉnh, đó là các kênh: Cổ Cò, kênh 28, kênh 7, kênh 9, kênh 10, kênh 12, kênh Nguyễn Tấn Thành, kênh Năng, kênh Lộ Ngang… Nước ngầm Tỉnh Tiền Giang có nguồn nƣớc ngầm ngọt có chất lƣợng khá tốt ở khu vực phía Tây và một phần khu vực phía Đông của tỉnh, nhƣng phải khai thác ở độ sâu khá lớn (từ 200 - 500 m). Đây là một trong những nguồn nƣớc sạch quan trọng, góp phần bổ sung nguồn nƣớc sạch cho sinh hoạt và sản xuất của nhân dân, đặc biệt đối với những vùng bị nhiễm mặn, phèn… I.2. Điều kiện kinh tế - xã hội vùng dự án. Dân số, lao động Dân số trung bình của tỉnh năm 2017 ƣớc tính 1.751.841 ngƣời, tăng 0,7% so với năm 2016, bao gồm: dân số nam 859.279 ngƣời, chiếm 49% tổng dân số, tăng 0,7%; dân số nữ 892.562 ngƣời, chiếm 50,9%, tăng 0,7%. Dân số khu vực thành thị là 271.396 ngƣời, chiếm 15,5% tổng dân số, tăng 0,6% so với năm trƣớc; dân số khu vực nông thôn là 1.480.445 ngƣời, chiếm 84,5%, tăng 0,7%. Theo đánh giá chung hiện nay, có chƣa đến 30% ngƣời lao động tìm việc làm qua các trung tâm dịch vụ việc làm. Mặt khác, đối với lao động qua đào tạo có nhu cầu tìm việc cao nhƣng không phù hợp với ngành nghề Doanh nghiệp tuyển dụng và chƣa đáp ứng về kỹ năng làm việc nên số lƣợng không nhỏ không tìm đƣợc việc làm. Đánh giá về chất lƣợng lao động tại địa phƣơng, trên 60% Đơn vị tư vấn: Dự Án Việt 12 Dự án Nhà máy Chế biến Sản xuất Bảo quản Rau củ quả An Nam Giang. Doanh nghiệp phải tự đào tạo lại cho phù hợp với yêu cầu của công việc. Điều này, cũng phù hợp với báo cáo mới đây về chỉ số lao động của tỉnh, chỉ có 57% Doanh nghiệp đồng ý với nhận định chất lƣợng giáo dục phổ thông tốt và rất tốt, 39% đánh giá chất lƣợng đào tạo nghề đạt yêu cầu. Tình hình nông nghiệp Diện tích trồng ngô tăng khoảng 10% Năm 2017 địa phƣơng trồng gần 4.400 ha ngô; trong đó, gần 1.000 ha đƣa xuống trồng luân canh trên chân ruộng. Đến giữa tháng 11/2017, nông dân đạt sản lƣợng thu hoạch gần 16.000 tấn sản phẩm. Trong đó, huyện Chợ Gạo nằm trong vùng ngọt hóa Gò Công phía đông tỉnh Tiền Giang có diện tích ngô lớn nhất, trên 3.100 ha. Đây cũng là địa phƣơng có tốc độ chuyển dịch cơ cấu sản xuất từ trồng lúa sang các cây trồng khác mạnh nhất tỉnh Tiền Giang. Năm 2018, Tiền Giang có kế hoạch mở rộng diện tích ngô lên 4.808 ha, tăng khoảng 10% so với năm 2017. Địa phƣơng đặt mục tiêu thâm canh để đạt năng suất ngô 35,4 tạ/ha và sản lƣợng thu hoạch cả năm trên 17.000 tấn sản phẩm cung ứng thị trƣờng.. Chuyển đổi canh tác khóm trên đất lúa Huyện Tân Phƣớc phát triển mạnh trong hoạt động chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp, song song với việc tiếp cận khoa học - kỹ thuật, ứng dụng vào sản xuất, từng bƣớc mang lại hiệu quả kinh tế cao, gắn liền với chủ trƣơng tái cơ cấu ngành nông nghiệp, nâng cao mức sống cho ngƣời dân. Cây khóm chỉ xuất hiện rải rác ở các xã Mỹ Phƣớc, Thạnh Mỹ, Hƣng Thạnh...nhƣng đến nay, hầu hết các xã, thị trấn của huyện đều có mặt cây khóm và cây khóm đƣợc xem là cây trồng chủ lực trên vùng đất đầy phèn mặn này, với diện tích hơn 16.000 ha. Dự kiến đến năm 2020 diện tích khóm của huyện đạt trên 20.000 ha. Mặc dù phải trải qua nhiều thăng trầm khác nhau nhƣng giờ đây cây khóm đã phát huy đƣợc thế mạnh, trở thành loại cây chủ lực của huyện Trồng cây khoai mỡ Theo thống kê của Phòng nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Tân Phƣớc, hiện toàn huyện có hơn 400 ha khoai mỡ đƣợc trồng nhiều tại các xã: Tân Hòa Đông, Thạnh Hòa, Thạnh Mỹ...Thời gian trồng khoai mỡ khá lâu, kéo dài khoảng 4 đến 5 tháng sẽ cho thu hoạch, bình quân 1 ha khoai mỡ cho năng suất khoảng 15 đến 18 tấn. Cây thanh long thích nghi thổ nhưỡng Đơn vị tư vấn: Dự Án Việt 13 Dự án Nhà máy Chế biến Sản xuất Bảo quản Rau củ quả An Nam Giang. Cây thanh long xuất hiện ở Tân Phƣớc cách nay khoảng 5 đến 6 năm, sau một thời gian phát triển, đến nay, toàn huyện có hơn 430 ha, tập trung tại các xã: Thạnh Tân, Hƣng Thạnh, Tân Lập 1, Mỹ Phƣớc...thay thế cho những cây trồng kém hiệu quả trƣớc đây. Theo một số hộ trồng thanh long tại huyện Tân Phƣớc cho biết, thanh long khá thích nghi với thổ nhƣỡng của vùng đất Tân Phƣớc, nếu biết cách xử lý đất, bón phân và chăm sóc theo khuyến cáo của ngành chức năng thì năng suất, chất lƣợng không thua kém với các vùng khác trên địa bàn tỉnh. Định hướng của tỉnh Thực hiện Nghị quyết của Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh Tiền Giang về phát triển kinh tế xã hội, trong năm 2018, UBND tỉnh Tiền Giang tiếp tục thực hiện các giải pháp, nhằm tạo chuyển biến tích cực trong thực hiện các chỉ tiêu phát triển kinh tế – xã hội, cải thiện môi trƣờng đầu tƣ kinh doanh, thúc đẩy khởi nghiệp và phát triển doanh nghiệp. Xây dựng nông thôn mới gắn với đổi mới tổ chức sản xuất, nâng cao đời sống nhân dân Để thực hiện tốt các chỉ tiêu này, UBND tỉnh đề ra các giải pháp cụ thể cho từng vùng, trong đó các huyện phía Tây của tỉnh phát triển vùng trồng cây ăn trái có giá trị kinh tế cao có quy mô lớn nhƣ: sầu riêng, khóm, xoài cát hòa lộc. Đối với vùng trung tâm, triển khai phát triển nông nghiệp đô thị gắn với phát triển du lịch, trong đó tập trung phát triển cây rau màu và thanh long, phát triển đàn chim cút, gà ác theo hƣớng an toàn sinh học, đặc biệt hình thành vùng sản xuất nông nghiệp tập trung, vùng chuyên canh, tạo chuỗi giá trị sản phẩm cây ăn trái, chăn nuôi, rau an toàn,… Đối với vùng phía Đông của tỉnh Tiền Giang, thực hiện có hiệu quả đề án cắt vụ, chuyển đổi mùa vụ và cơ cấu cây trồng, hình thành vùng chuyên canh lúa chất lƣợng và sản xuất theo mô hình cánh đồng lớn, phát triển nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là tôm siêu thâm canh và vùng nuôi nghêu, thích nghi với biến đổi khí hậu, xâm nhập mặn, đảm bảo phát triển hiệu quả và bền vững. II. Quy mô sản xuất của dự án. II.1. Đánh giá nhu cầu thị trường.  Thị trường tỉnh Tiền Giang Qua khảo sát trên địa bàn Thành phố Mỹ Tho có hai cửa hàng rau sạch 1 tại Chợ Thạnh Trị, 1 cửa hàng tại chợ Hàng Còng. Tuy nhiên nguồn rau củ đƣợc chuyển từ nơi khác đến. Hiện tại, trên địa bàn thành phố Mỹ Tho chƣa có mô hình sơ chế rau sạch nhƣ Dự án sơ chế rau củ sạch của Công ty. Đơn vị tư vấn: Dự Án Việt 14 Dự án Nhà máy Chế biến Sản xuất Bảo quản Rau củ quả An Nam Giang.  Thị trường TP. Hồ Chí Minh Theo thông tin từ Phòng quản lí chất lƣợng nông lâm thủy sản Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thành phố Hồ Chí Minh, sản xuất tại Thành phố Hồ Chí Minh chỉ đáp ứng 30% về rau, củ, quả; 10% động vật sống và 15-20% thủy sản và sản phẩm thủy sản. Hiện Thành phố có 91 phƣờng, xã sản xuất ra, diện tích gieo trồng rau đạt 14.670 ha. Trong khi đó, nhu cầu tiêu thụ rau khoảng 1.000.000 tấn/năm. Do phần lớn thực phẩm là nhập về, mặt khác lại chƣa có quy định về giấy chứng nhận an toàn thực phẩm kèm theo lô hàng nên Thành phố gặp nhiều khó khăn trong việc giám sát, quản lí và truy xuất nguồn gốc khi gặp sự cố an toàn thực phẩm nông, lâm, thủy sản. Hiện nay, khoảng 80% lƣợng lƣơng thực, thực phẩm tiêu thụ ở Thành phố đƣợc nhập từ các tỉnh lân cận; do đó, công tác đảm bảo an toàn các sản phẩm hàng hóa này hiện nay gặp nhiều khó khăn, bởi phải qua rất nhiều khâu; chỉ có cách quản lý theo chuỗi, giám sát từ nguồn nguyên liệu nuôi trồng, sơ chế, lƣu thông... cho đến chế biến, bảo quản mới đảm bảo đƣợc chất lƣợng ATVSTP. Bên cạnh đó, việc xây dựng và quản lý ATTP theo chuỗi cũng đem lại lợi ích thiết thực cho các tác nhân ở hầu hết các khâu: Thứ nhất là khâu sản xuất: Việc tham gia chuỗi ATTP tạo điều kiện thuận tiện truy xuất nguồn gốc sản phẩm khi cần thiết, đây cũng là cơ sở vững chắc nhằm chủ động giảm giá thành sản phẩm trong các khâu của chuỗi. Chủ cơ sở, trang trại có khả năng kiểm soát và quản lý cơ sở của mình tốt hơn, giúp nâng cao giá trị sản phẩm, từng bƣớc xây dựng thƣơng hiệu sản phẩm. Đây là cơ sở vững chắc trong việc xây dựngniềm tin đối với ngƣời tiêu dùng, góp phần đẩy mạnh đầu ra, tiến tới ổn định sản xuất. Thứ hai là khâu kinh doanh: Việc tham gia chuỗi giúp chủ cơ sở tiết kiệm, dễ dàng trong việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm. Uy tín và thƣơng hiệu của công ty ngày càng đƣợc nâng cao, sản phẩm ngày càng đƣợc ngƣời tiêu dùng nhận diện và tin tƣởng. Ngoài ra, các chủ cơ sở kinh doanh còn đƣợc hƣởng ƣu đãi dành cho các đơn vị tham gia cung ứng chuỗi thực phẩm an toàn trên địa bàn Thành phố. Thứ ba là khâu quản lý: việc áp dụng quản lý sản phẩm theo chuỗi giúp thuận tiện hơn trong việc giám sát, quản lý chất lƣợng. Cơ quan chức năng có thể dễ dàng truy xuất nguồn gốc thực phẩm trong trƣờng hợp có xảy ra các vụ ngộ độc thực phẩm.. Đơn vị tư vấn: Dự Án Việt 15 Dự án Nhà máy Chế biến Sản xuất Bảo quản Rau củ quả An Nam Giang. II.2. Quy mô đầu tư của dự án. - Công suất thiết kế của dự án là sơ chế trung bình 05 tấn/ngày các loại sản phẩm dự kiến gồm: + Rau mùi: ngò Gai, rau Ôm, rau Quế,... + Củ, quả: dƣa Leo, cà Rốt, Cà chua, Khổ qua,... + Trái cây: Khóm, Thanh Long, Soài... STT Chỉ tiêu Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5 1 Công suất hoạt động 90% 100% 100% 100% 100% 2 Sản lƣợng (tấn sản phẩm) 1.620 1.800 1.800 1.800 1.800 - Sản phẩm dịch vụ cung cấp: Rau, củ, quả, trái cây sơ chế đóng gói. III. Địa điểm và hình thức đầu tư xây dựng dự án. III.1. Địa điểm xây dựng. Ấp Bình Phong, xã Tân Mỹ Chánh, Thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang. Vị trí địa lý khu đất: - Phía Đông giáp đƣờng Huyện 24B và kênh Lộ Xoài - Phía Tây, Nam và Bắc giáp đất nông nghiệp của các hộ dân đang trồng cây nông nghiệp. Đơn vị tư vấn: Dự Án Việt 16 Dự án Nhà máy Chế biến Sản xuất Bảo quản Rau củ quả An Nam Giang. Cơ cấu hiện trạng sử dụng đất: - Thửa đất số: 6 và 9, tờ bản đồ 19 thuộc Ấp Bình Phong, xã Tân Mỹ Chánh, thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang. - Thửa đất số 77, tờ bản đồ 21 thuộc ấp Bình An, xã Song Bình, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang. STT Số thửa đất Diện tích (m2) Mục đích sử dụng Thời hạn sử dụng 1 6 3.389,9 CLN 15/10/2063 2 9 1.702 300 ONT Lâu dài 1.402 CLN 15/10/2043 211 ONT Lâu dài 3 77 Tổng 5.302,9 III.2. Hình thức đầu tư. Dự án “Nhà máy Chế biến Sản xuất Bảo quản Rau củ quả An Nam Giang” đầu tƣ theo hình thức xây dựng mới. IV. Nhu cầu sử dụng đất và phân tích các yếu tố đầu vào của dự án. IV.1. Nhu cầu sử dụng đất của dự án. TT I 1 2 3 4 5 6 7 8 9 BẢNG C CẤU SỬ DỤNG ĐẤT Nội dung Diện tích (m²) Xây dựng Nhà điều hành, nhà ăn Xƣởng sản xuất Nhà xe Nhà màng Nhà bảo vệ Khu xử lý nƣớc thải Nhà vệ sinh Sân đƣờng Cây xanh Tổng cộng Đơn vị tư vấn: Dự Án Việt 137 1.745 100 241 9 320 40 1.640 1.714 5.945 Tỷ lệ (%) 2,30% 29,35% 1,68% 4,05% 0,15% 5,38% 0,67% 27,59% 28,83% 100% 17 Dự án Nhà máy Chế biến Sản xuất Bảo quản Rau củ quả An Nam Giang. IV.2. Phân tích đánh giá các yếu tố đầu vào đáp ứng nhu cầu của dự án. Về phần xây dựng dự án: nguồn lao động dồi dào và vật liệu xây dựng đều có tại địa phƣơng và trong nƣớc nên nguyên vật liệu và các yếu tố đầu vào phục vụ cho quá trình thực hiện dự án là tƣơng đối thuận lợi và đáp ứng kịp thời. Về phần quản lý và các sản phẩm của dự án: nhân công quản lý và duy trì hoạt động của dự án tƣơng đối dồi dào, các sản vật đều có sẵn tại địa phƣơng. Cụ thể: - Lao động quản lý: 10 lao động. - Nhân viên bán hàng: 20 lao động - Lao động phổ thông: 50 lao động.  Nguồn nguyên liệu đầu vào: Vùng nguyên liệu Theo Trung tâm Khuyến nông Tiền Giang, hiện diện tích rau màu của toàn tỉnh Tiền Giang khoảng 54.573ha, với sản lƣợng 828.685 tấn/năm. Trong đó huyện Châu Thành có vùng chuyên canh lớn nhất tỉnh với 14.551 ha rau màu các loại, mỗi năm sản lƣợng đạt trên 304.000 tấn. Huyện Chợ Gạo đang nằm trong chủ trƣơng chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp, Huyện đã mở rộng diện tích rau màu lên gần 10.000 ha, mỗi năm đạt sản lƣợng khoảng 200.000 tấn rau màu các loại cung ứng thị trƣờng. Huyện Chợ Hạo đã xây dựng đƣợc những vùng chuyên canh màu hàng hóa mang lại hiệu quả kinh tế cao nhƣ: cây Ớt ở Bình Ninh và vùng lân cận lên đến 500 ha; cây Hẹ và Hành ở các xã Bình Phan, Bình Phục Nhứt, Long Bình Điền… với 150 ha; cây Ngò gai ở Phú Kiết với hàng trăm ha... Đây chính là vùng nguyên liệu dồi dào cho hoạt động sơ chế rau, củ của dự án. Huyện Tân Phƣớc có hơn 16.000 ha cây Khóm với sản lƣợng khoảng 260.000 tấn/năm, là địa phƣơng đứng nhất, nhì cả nƣớc về diện tích cây Khóm; Huyện Chợ Gạo có khoảng 5.000 ha Thanh Long và dự kiến sẽ tăng lên 7.000 ha vào năm 2020; Huyện Cái Bè với hơn 3.300 ha Xoài Cát Hòa Lộc, Xoài Cát Chu, Xoài Ghép....và hơn 1.800 ha tại Huyện Cai Lậy. Qua các thông tin về diên tích trồng cũng nhƣ sản lƣợng hoa màu, Công ty sẽ khai thác nguồn nguyên liệu rau củ cho Dự án từ Huyện Châu Thành và Chợ Gạo. Khai thác nguyên liệu Khóm từ Tân Phƣớc, Thanh Long từ Chợ Gạo và Xoài từ Cái Bè và Cai Lậy. Đơn vị tư vấn: Dự Án Việt 18 Dự án Nhà máy Chế biến Sản xuất Bảo quản Rau củ quả An Nam Giang. Phương án thu mua nguyên liệu. Để có đƣợc nguồn nguyên liệu đầu vào cho Dự án, Công ty sẽ ký hợp đồng thu mua với các Thƣơng lái để ổn định cho sản xuất giai đoạn đầu. Song song quá trình hoạt động, Công ty sẽ chủ động tiếp cận các hộ nông dân để hợp tác trồng các loại rau củ cho Dự án, Công ty sẽ hợp tác với các hộ dân từ khâu giống, phân bón, phƣơng thức canh tác, thu hoạch, bao tiêu sản phẩm, bao tiêu giá. Phƣơng thức hoạt động tƣơng tự đối với các loại trái cây. Giai đoạn tiếp theo Công ty sẽ hợp tác cùng các hộ nông dân hợp tác triển khai hệ thống Nhà màng để xây dựng vùng nguyên liệu rau củ sạch, chất lƣợng cao cho Dự án. Đơn vị tư vấn: Dự Án Việt 19
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan