Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Dự án khu du lịch sinh thái vườn chim bạc liêu...

Tài liệu Dự án khu du lịch sinh thái vườn chim bạc liêu

.PDF
91
146
118

Mô tả:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM -----------    ---------- THUYẾT MINH DỰ ÁN ĐẦU TƯ KHU DU LỊCH SINH THÁI VƯỜN CHIM BẠC LIÊU Chủ đầu tư: CÔNG TY TNHH MTV DU LỊCH PHẠM ANH TUẤN Địa điểm: phường Nhà Mát, thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu Tháng 06/2017 Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 1 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM -----------    ---------- DỰ ÁN ĐẦU TƯ KHU DU LỊCH SINH THÁI VƯỜN CHIM BẠC LIÊU CHỦ ĐẦU TƯ CÔNG TY TNHH MTV DU LỊCH PHẠM ANH TUẤN DƯƠNG THỊ BÉ XINH Đơn vị tư vấn: Dự án Việt ĐƠN VỊ TƯ VẤN CÔNG TY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ DỰ ÁN VIỆT NGUYỄN VĂN MAI 2 Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 3 Dự án đầu tư xây dựng khu du lịch sinh thái vườn chim Bạc Liêu. MỤC LỤC CHƯƠNG I. MỞ ĐẦU ......................................................................................... 4 I. Giới thiệu về chủ đầu tư............................................................................. 4 II. Mô tả sơ bộ thông tin dự án...................................................................... 4 III. Sự cần thiết xây dựng dự án. ................................................................... 4 IV. Các căn cứ pháp lý. ................................................................................. 5 V. Mục tiêu dự án.......................................................................................... 7 V.1. Mục tiêu chung. ..................................................................................... 7 V.2. Mục tiêu cụ thể. ..................................................................................... 7 Chương II .............................................................................................................. 9 ĐỊA ĐIỂM VÀ QUY MÔ THỰC HIỆN DỰ ÁN ................................................ 9 I. Hiện trạng kinh tế - xã hội vùng thực hiện dự án. ..................................... 9 I.1. Điều kiện tự nhiên vùng thực hiện dự án................................................ 9 I.2. Điều kiện xã hội vùng dự án. ................................................................ 10 II. Quy mô sản xuất của dự án. ................................................................... 15 II.1. Đánh giá tiềm năng du lịch sinh thái. .................................................. 15 II.2. Quy mô đầu tư của dự án..................................................................... 17 III. Địa điểm và hình thức đầu tư xây dựng dự án. ..................................... 17 III.1. Địa điểm xây dựng. ............................................................................ 17 III.2. Hình thức đầu tư. ................................................................................ 17 IV. Nhu cầu sử dụng đất và phân tích các yếu tố đầu vào của dự án. ........ 18 IV.1. Nhu cầu sử dụng đất của dự án. ......................................................... 18 IV.2. Phân tích đánh giá các yếu tố đầu vào đáp ứng nhu cầu của dự án... 19 Chương III ........................................................................................................... 20 PHÂN TÍCH QUI MÔ, DIỆN TÍCH XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ ....................................................... 20 I. Phân tích qui mô, diện tích xây dựng công trình. .................................... 20 II. Phân tích lựa chọn phương án kỹ thuật, công nghệ. .............................. 21 Chương IV ........................................................................................................... 27 CÁC PHƯƠNG ÁN THỰC HIỆN DỰ ÁN ....................................................... 27 Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 71 Dự án đầu tư xây dựng khu du lịch sinh thái vườn chim Bạc Liêu. I. Phương án giải phóng mặt bằng, tái định cư và hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng. ..................................................................................................................... 27 II. Các phương án xây dựng công trình. ..................................................... 27 III. Phương án tổ chức thực hiện................................................................. 29 IV. Phân đoạn thực hiện và tiến độ thực hiện, hình thức quản lý dự án..... 29 1. Phân đoạn và tiến độ thực hiện. .............................................................. 29 Chương V ............................................................................................................ 30 ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG – GIẢI PHÁP PHÒNG CHỐNG CHÁY NỔ ........................................................................................................... 30 I. Đánh giá tác động môi trường. ................................................................ 30 II. Giải pháp phòng chống cháy nổ. ............................................................ 30 I.3. Các tiêu chuẩn về môi trường áp dụng cho dự án ................................ 31 I.4. Hiện trạng môi trường địa điểm xây dựng ........................................... 31 II. Tác động của dự án tới môi trường. ....................................................... 31 II.1. Nguồn gây ra ô nhiễm ......................................................................... 32 II.2. Mức độ ảnh hưởng tới môi trường ...................................................... 34 II.3. Giải pháp khắc phục ảnh hưởng tiêu cực của dự án tới môi trường. .. 35 II.4. Kết luận: ............................................................................................. 37 Chương VI ........................................................................................................... 38 TỔNG VỐN ĐẦU TƯ – NGUỒN VỐN THỰC HIỆN VÀ HIỆU QUẢ CỦA DỰ ÁN ................................................................................................................ 38 I. Tổng vốn đầu tư và nguồn vốn của dự án. .............................................. 38 III. Hiệu quả về mặt kinh tế và xã hội của dự án. ....................................... 47 1. Nguồn vốn dự kiến đầu tư của dự án. ..................................................... 47 2.Phương án vay. ......................................................................................... 49 3.Các thông số tài chính của dự án. ............................................................ 50 3.1. Kế hoạch hoàn trả vốn vay. .................................................................. 50 3.2. Khả năng hoàn vốn và thời gian hoàn vốn giản đơn. .......................... 50 3.3. Khả năng hoàn vốn và thời gian hoàn vốn có chiết khấu. ................... 50 3.5. Phân tích theo tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR). ..................................... 51 I. Kết luận. ................................................................................................... 52 Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 2 Dự án đầu tư xây dựng khu du lịch sinh thái vườn chim Bạc Liêu. II. Đề xuất và kiến nghị. .............................................................................. 52 PHỤ LỤC: CÁC BẢNG TÍNH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA DỰ ÁN ......... 53 Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 3 Dự án đầu tư xây dựng khu du lịch sinh thái vườn chim Bạc Liêu. CHƯƠNG I. MỞ ĐẦU I. Giới thiệu về chủ đầu tư. Chủ đầu tư: CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN DU LỊCH PHẠM ANH TUẤN. Giấy phép ĐKKD số : 1900625091 Đại diện pháp luật: Dương Thị Bé Xinh. Địa chỉ trụ sở: Ấp thành thưởng A, Xã An Trạch, Huyện Đông Hải, Tỉnh Bạc Liêu. II. Mô tả sơ bộ thông tin dự án.  Tên dự án: Dự án đầu tư xây dựng khu du lịch sinh thái Vườn chim Bạc Liêu.  Địa điểm xây dựng: Phường Nhà Mát, thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu.  Hình thức quản lý: Chủ đầu tư trực tiếp quản lý thực hiện và khai thác dự án.  Tổng mức đầu tư: 11.782.522.000 đồng. Trong đó:  Vốn tự có (tự huy động) : 4.777.522.000 đồng.  Vốn vay tín dụng : 7.005.000.000 đồng. III. Sự cần thiết xây dựng dự án. Do có vị trí, đặc điểm tự nhiên thuận lợi, tính đa dạng sinh học phong phú, nên những năm qua, khu vực dự án có nhiều đoàn khách trong và ngoài nước đến tham quan, học tập và nghiên cứu tại Vườn chim Bạc Liêu; du khách vào Vườn chim đi xuồng bơi dọc theo các kênh rạch hoặc đi xe điện theo các tuyến đê bao xung quanh khu vực Vườn chim đế tham quan các loài cây rừng và chim hoang dã, du khách thấy được nơi làm tổ của rất nhiều loài chim nước, với hàng chục ngàn cá thể. Ngoài ra, du khách còn có thể thăm căn cứ Thành uỷ Bạc Liêu trong những năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Hàng năm, có hàng chục ngàn lượt khách đến tham quan Vườn chim Bạc Liêu; đây chỉ là lượng khách đến tham quan tiềm năng về tài nguyên đa dạng sinh học, nếu được đầu tư phát triển mô hình du lịch Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 4 Dự án đầu tư xây dựng khu du lịch sinh thái vườn chim Bạc Liêu. sinh thái đồng bộ và có những hoạt động du lịch sinh thái phù hợp sẽ thu hút nhiều hơn nữa và giữ chân du khách đến tham quan Vườn chim Bạc Liêu trong thời gian tới. Phát triển du lịch sinh thái là loại hình du lịch gắn với thiên nhiên, góp phần bảo vệ tài nguyên nhiên thiên, nâng cao ý thức, trách nhiệm của các tầng lớp nhân dân về bảo tồn đa dạng sinh học và bảo vệ môi trường. Nhà nước có chính sách khuyến khích khai thác các tiềm năng tự nhiên và đa dạng sinh học để phát triên du lịch sinh thái, du lịch dưới tán rừng, Trải qua nhiều giai đoạn lịch sử, Vườn chim Bạc Liêu được bảo tồn và phát triển ổn định; cơ sở vật chất từng bước được đầu tư nâng cấp, bộ máy tổ chức từng bước được hoàn thiện, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của cán bộ, công nhân viên được nâng lên, đáp ứng được nhu cầu quản lý, bảo tồn và phát triển Vườn chim Bạc Liêu. Tuy nhiên, trong thời gian qua công tác phát triển du lịch sinh thái tại Vườn chìm Bạc Liêu vẫn còn nhiều tồn tại, bất cập, chưa được đâu tư và tổ chức các hoạt động du lịch hoàn thiện, đồng bộ nên chưa tạo sự hấp dẫn du khách. Để tạo sự đồng bộ hệ thống du lịch tuyến biển “Cao Văn Lầu - Vườn Chim Bạc Liêu – Giồng Nhãn - Khu Quan âm Phật đài — khu du lịch Nhà Mát — Chùa Xiêm Cán – Nhà máy điện gió - Lăng cá Ông ” thì việc xây dựng Dự án du lịch sinh thái Vườn chim Bạc Liêu là một nhiệm vụ cần thiết, bức xúc nhằm phục vụ khách du lịch ngày một chất lượng hơn và tăng tính hấp dẫn, giữ chân du khách đến Bạc Liêu, góp phần phát triển Ngành du lịch của tỉnh nhà. IV. Các căn cứ pháp lý.  Luật Bảo vệ và phát triển rừng số 29/2004/QH11 ngày 03/12/2004 của Quốc hội;  Nghị định sổ 23/2006/NĐ-CP ngày 03/3/2006 của Chính phủ về thi hành Luật Bảo vệ và phát triển rừng;  Nghị định số 117/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2010 của Chính phủ về tố chức và quản lý hệ thống rừng đặc dụng; Thông tư số 78/2011/TT-BNNPTNT ngày 11/11/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quy định chi tiết thi hành Nghị định số 117/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2010 của Thủ tướng Chính phủ về tổ chức và quản lý hệ thống rừng đặc dụng Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 5 Dự án đầu tư xây dựng khu du lịch sinh thái vườn chim Bạc Liêu.  Quyết định số 104/2007/QĐ-BNN ngày 27/12/2007 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Quy chế quản lý các hoạt động du lịch sinh thái tại các Vườn quốc gia, khu bào tồn thiên nhiên;  Quyết định số 57/QĐ-TTg ngày 09/01/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch bảo vệ và phát triến rừng giai đoạn 2011-2020;  Quyết định số 07/2012/QĐ-TTg ngày 08/02/2012 của Thủ tướng Chính phủ ban hành một số chính sách tăng cường công tác bảo vệ rừng;  Quyết định số 24/2012/QĐ-TTg ngày 01/6/2012 của Thủ tướng Chính phủ vê chính sách đâu tư phát triến rừng đặc dụng giai đoạn 2011 -2020;  Quyết định số 1976 /QĐ-TTg ngày 30/10/2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch hệ thống rừng đặc dụng cả nước đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;  Quyết định số 02/QĐ-UBND ngày 02/01/2014 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Bạc Liêu giai đoạn 20142020;  Quyết định số 04/QĐ-UBND ngày 24/01/2014 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển sản xuất nông, lâm, diêm nghiệp và thủy sản tỉnh Bạc Liêu đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;  Quyết định số 156/QĐ-UBND ngày 06/02/2014 của Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Bạc Liêu đến năm 2020 theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững”;  Quyết định số 2194/QĐ-UBND ngày 26/12/2014 của Chu tịch UBND tỉnh về việc phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành lâm nghiệp tỉnh Bạc Liêu đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triến bền vũng;  Quyết định số 1055/QĐ-UBND ngày 30/6/2016 của Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh Bạc Liêu về việc phê duyệt Báo cáo Quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững các khu bảo tồn loài/sinh cảnh Vườn chim Bạc Liêu và ấp Canh Điền đến nãm 2020. Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 6 Dự án đầu tư xây dựng khu du lịch sinh thái vườn chim Bạc Liêu.  Chương trình số 16-Ctr/TU ngày 17/4/2017 cua Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XV về thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW, ngày 16/01/2017 của Bộ chính trịnh về “Phát triển du lịch trở thành kinh tế mũi nhọn” và tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 02-NQ/TƯ ngày 24/6/2011 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XIV về “Đẩy mạnh phát triền du lịch”  Công văn số 1546/UBND-KGVX ngày 05 tháng 5 năm 2017 của chủ tịch Úy ban nhân dân tỉnh Bạc Liêu về việc đồng ý chủ trương tổ chức các hoạt động dịch vụ du lịch sinh thái tại Vườn chim Bạc Liêu. V. Mục tiêu dự án. V.1. Mục tiêu chung. -Thực hiện nhiệm vụ bảo tồn gắn với phát triển du lịch sinh thái tại Vườn chim Bạc Liêu nhằm thu hút, giữ chân du khách đến tỉnh Bạc Liêu nói chung và Vườn chim Bạc Liêu nói riêng, góp phần phát triển ngành du lịch tỉnh nhà. -Góp phần phát triển kinh tế và giải quyết lao động cho người dân trong vùng. -Nâng cao ý thức bảo tồn và phát triển khu du lịch sinh thái vườn chim Bạc Liêu. -Tổ chức và quản lý tốt các hoạt động du lịch sinh thái, đồng thời bảo vệ tốt tài nguyên đa dạng dạng sinh học, không làm tác động tiêu cực đến tài nguyên đa dạng sinh học tại Vườn chim Bạc Liêu. Nâng cao năng lực về quản lý, bảo tồn, nghiên cứu khoa học cho cán bộ và người lao động Ban Quản lý Vườn chim Bạc Liêu. Nâng cao nhận thức và tinh thần trách nhiệm của cán bộ và người lao động ở các cấp, các ngành, nhất là các xã, phường và cộng đồng dân cư khu vực vùng đệm Vườn chim Bạc Liêu vào các hoạt động bảo vệ rừng. V.2. Mục tiêu cụ thể. - Khai thác các tiềm năng du lịch sinh thái, sinh cảnh Vườn chim, đa dạng sinh học, góp phần đa dạng hóa các loại hình, sản phẩm du lịch của tỉnh Bạc Liêu. - Tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho cán bộ, viên chức và người lao động của Ban Quản lý Vườn chim, người dân địa phương khi tham gia phát triển Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 7 Dự án đầu tư xây dựng khu du lịch sinh thái vườn chim Bạc Liêu. du lịch sinh thái và tăng thu cho ngân sách Nhà nước. - Gắn các hoạt động du lịch sinh thái với công tác tuyên truyền, giáo dục về bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng, bảo vệ môi trường và bảo tôn đa dạng sinh học. Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 8 Dự án đầu tư xây dựng khu du lịch sinh thái vườn chim Bạc Liêu. Chương II ĐỊA ĐIỂM VÀ QUY MÔ THỰC HIỆN DỰ ÁN I. Hiện trạng kinh tế - xã hội vùng thực hiện dự án. I.1. Điều kiện tự nhiên vùng thực hiện dự án. 1.Vị trí địa lý: Bạc Liêu là một tỉnh thuộc bán đảo Cà Mau, miền đất cực Nam của tổ quốc Việt Nam, có diện tích tự nhiên 2585,3 km2. Tỉnh có chung địa giới nối tỉnh Hậu Giang, Kiên Giang ở phía Tây Bắc, Sóc Trăng ở phía Đông Bắc, Cà Mau ở phía Tây Nam, phía Đông Nam giáp biển Đông. Bạc Liêu có bờ biển dài 56 km nối với các biển quan trọng như Gành Hào, Nhà Mát, Cái Cùng. 2.Khí hậu: Bạc Liêu nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Lượng mưa trung bình hàng năm 2.000 - 2.300 mm. Nhiệt độ trung bình 26 0C, cao nhất 31,50C, thấp nhất 22,50C. Số giờ nắng trong năm 2.500 - 2.600 giờ. Độ ẩm trung bình mùa khô 80%, mùa mưa 85%. Vùng này ít chịu ảnh hưởng của bão và áp thấp nhiệt đới; không chịu ảnh hưởng trực tiếp của lũ lụt của hệ thống sông Cửu Long, nhưng lại chịu tác động mạnh của thuỷ triều biển Đông và một phần chế độ nhật triều biển Tây. 3. Đặc điểm địa hình: Bạc Liêu có địa hình tương đối bằng phẳng, chủ yếu nằm ở độ cao trên dưới 1,2 m so với mặt biển, còn lại là những giồng cát và một số khu vực trũng ngập nước quanh năm. Địa hình có xu hướng dốc từ bờ biển vào nội đồng, từ Đông Bắc xuống Tây Nam. Trên địa bàn tỉnh có nhiều kênh rạch lớn như kênh Quản Lộ - Phụng Hiệp, kênh Cạnh Đền, kênh Phó Sinh, kênh Giá Rai. 4.Tài nguyên thiên nhiên: a. Tài nguyên đất Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 9 Dự án đầu tư xây dựng khu du lịch sinh thái vườn chim Bạc Liêu. Đất đai của tỉnh được chia thành nhiều nhóm: nhóm đất mặn chiếm 32,6% quỹ đất, nhóm đất phèn chiếm 59,9%, nhóm đất cát chiếm 0,18%, bãi bồi và đất khác chiếm 4,4%, sông rạch chiếm 2,9% quỹ đất. Tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh là 258.247 ha. Trong đó, đất nông nghiệp có 98.309 ha; đất nuôi trồng thuỷ sản và đất muối có 120.714 ha; đất lâm nghiệp có rừng 4.832 ha; đất chuyên dùng 11.323 ha; đất ở 4.176 ha, còn lại là đất chưa sử dụng. Đất có khả năng trồng lúa, cây lâu năm, màu và cây công nghiệp hàng năm là 98.295 ha, chiếm 38,1% tổng diện tích đất; đất có khả năng trồng rừng, nuôi tôm, làm muối 125.546 ha, chiếm 48,62%. Phần lớn đất đai của Bạc Liêu là đất phù sa bồi đắp lâu năm và ổn định, thích hợp với việc phát triển nền nông nghiệp toàn diện. b. Tài nguyên rừng Diện tích rừng và đất rừng chiếm 1,87% diện tích đất tự nhiên, trong đó chủ yếu là rừng phòng hộ (4.657 ha). Rừng Bạc Liêu là rừng ngập mặn, úng phèn có năng suất sinh học cao, có giá trị lớn về phòng hộ và môi trường. Tập đoàn cây gồm chủ yếu là cây tràm, cây đước. c. Tài nguyên biển Bờ biển dài 56km, diện tích vùng biển 4 vạn km2. Động vật biển bao gồm 661 loài cá, 319 giống thuộc 138 họ, trong đó nhiều loại có trữ lượng và giá trị cao như tôm, cá hồng, cá gộc, cá sao, cá thu, cá chim, cá đường… Tôm biển có 33 loài khác nhau, có thể đánh bắt hơn 10.000 tấn/năm. Trữ lượng cá đáy và cá nổi hơn 100.000 tấn/năm, có thể trở thành nơi xuất, nhập khẩu trực tiếp. I.2. Điều kiện xã hội vùng dự án. I.2.1. Kinh tế 1. Nông nghiệp a. Trồng trọt Cây lúa Nông dân trên địa bàn tiếp tục thu hoạch trà lúa vụ Mùa năm 2016. Dự kiến đến cuối tháng toàn tỉnh sẽ thu hoạch dứt điểm 74.383 ha, sản lượng ước đạt 395.330 tấn, tăng 3,98% so với cùng kỳ. Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 10 Dự án đầu tư xây dựng khu du lịch sinh thái vườn chim Bạc Liêu. Tranh thủ để kịp vụ mới, các hộ nông dân tích cực cày ải đất, vệ sinh đồng ruộng để xuống giống lúa Đông xuân theo lịch thời vụ. Dự kiến đến hết tháng, toàn tỉnh xuống giống 44.174 ha lúa Đông xuân 2016-2017, bằng 98,16% so với cùng kỳ. Vụ lúa Đông xuân năm nay, bà con nông dân đã gieo sạ các loại giống lúa chất lượng cao như OM 4218, OM 5451, OM 6976, OM 4900, OM 1490, OM 8923, OM 2517, MTL 480…Bên cạnh đó, sản xuất lúa được Tỉnh hỗ trợ giống và kinh phí, có các cán bộ Trung tâm hướng dẫn quy trình sản xuất khép kín và theo phương pháp “3 giảm - 3 tăng”. Hệ thống thủy lợi, thủy nông nội đồng phục vụ tưới tiêu cải tiến tốt đã tạo tâm lý ổn định, giúp bà con nông dân yên tâm sản xuất lúa. Cây hàng năm Hiện nay bà con nông dân đang tập trung gieo trồng và chăm sóc cây rau màu để tranh thủ cung ứng cho thị trường tiêu thụ trong dịp Tết. Hiện nay diện tích các loại cây trồng như ngô, khoai lang, sắn hầu hết đều tăng cao so với cùng kỳ, nguyên nhân là do nông dân đã tận dụng đất thổ cư xung quanh nhà, nhằm phục vụ cho sinh hoạt trong gia đình và chăn nuôi. Tính đến nay, toàn tỉnh đã gieo trồng 21 ha ngô, tăng 16,67%; 132 ha khoai lang, tăng 3,13% và 105 ha sắn, tăng 2,94% so với cùng kỳ. Do quy mô sản xuất được mở rộng, nên sản lượng thu hoạch cây vụ Đông cao so với cùng kỳ năm trước. Cụ thể sản lượng ngô 93 tấn, tăng 9,41%; sản lượng khoai lang 756 tấn, tăng 6,03%; sản lượng sắn 561 tấn, tăng 4,47 %. Đối với diện tích rau đậu các loại có 2.045 ha, tăng 3,39% cùng kỳ; sản lượng thu hoạch đạt 16.534 tấn, tăng 6,13 % so cùng kỳ. Trong tháng, sản xuất rau đậu tương đối thuận lợi bởi thời tiết mát mẻ tạo điều kiện cho rau đậu phát triển. Thêm vào đó, giá cả bán ra của sản phẩm tăng, bà con tập trung sản xuất đảm bảo lượng thực phẩm phục vụ cho tiêu dùng. Phòng chống dịch bệnh trên cây trồng Hiện nay, diện tích lúa Đông xuân được gieo sạ đang trong giai đoạn sinh trưởng và phát triển ổn định. Vấn đề lo ngại nhất ở vụ này là tình hình thời tiết dễ phát sinh sâu bệnh gây ra các bệnh rầy nâu, đạo ôn bông, đạo ôn lá, cháy bìa Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 11 Dự án đầu tư xây dựng khu du lịch sinh thái vườn chim Bạc Liêu. lá, lem lép hạt, vàng lá…làm ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng. Để chủ động ngăn chặn sâu bệnh hại, Chi cục Bảo vệ thực vật đã phân công cán bộ kỹ thuật nông nghiệp bám sát đồng ruộng, duy trì hệ thống bẫy đèn để theo dõi tình hình rầy nâu di trú và dự báo kịp thời cho bà con nông dân; khuyến cáo nông dân thường xuyên thăm đồng, phun xịt thuốc theo nguyên tắc “4 đúng”; đồng thời tăng cường bẫy diệt chuột, bắt ốc bưu vàng, bảo vệ mạ mới gieo sạ không bị cắn phá. Trong tháng, diện tích lúa nhiễm sâu bệnh cần phòng trừ 8255 ha, đã được bà con nông dân trừ có hiệu quả 5.560 ha. Diện tích nhiễm sâu bệnh trên rau màu cần phòng trừ 213 ha, chủ yếu các bệnh thán thư, sương mai, thối nhũn, sâu xanh, sâu vẽ bùa, bọ nhảy…, đã trừ đạt hiệu quả 188 ha. b. Chăn nuôi Tổng đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh giữ ổn định về số lượng. Số lượng gia súc trong tỉnh có 38.168 con, gia cầm 968 nghìn con, đảm bảo nguồn cung ứng đầy đủ cho tiêu dùng nội địa, nhất là trong dịp Tết. Do chủ động tăng cường các biện pháp phòng chống dịch bệnh trên cây trồng vật nuôi của ngành chức năng, cũng như nâng cao ý thức chấp hành của người chăn nuôi tình hình heo tai xanh, lở mồm long móng và cúm gia cầm đảm bảo không phát sinh trên địa bàn tỉnh. Với quyết tâm ngăn chặn và khống chế dịch bệnh, kiên quyết không để xảy ra dịch lớn, đồng thời giúp hộ chăn nuôi yên tâm tái đầu tư phát triển sản xuất. Được sự chỉ đạo sát sao của UBND tỉnh, ngành Nông nghiệp đã tăng cường kiểm dịch, kiểm soát vận chuyển, giết mổ gia súc, gia cầm, tổ chức vệ sinh môi trường chăn nuôi, tiêm phòng đủ liều cúm gia cầm, heo tai xanh …và đẩy mạnh công tác quản lý nuôi chim yến. Trong tháng, đã tiêm phòng 10.652 liều cho gia súc, 22.780 liều cho gia cầm, tổ chức kiểm dịch động vật 12.049 con heo, 60.170 con gia cầm, 50.000 trứng gia cầm và 89,95 tấn thịt hơi các loại; kiểm soát giết mổ 6.630 con gia súc và 6 con trâu, bò và 2.540 con gia cầm. c. Lâm nghiệp Tăng cường quản lý, bảo vệ, phát triển và sử dụng rừng phòng hộ. Chi cục Kiểm lâm đã thường xuyên kiểm tra 397 tổ chức, cá nhân nhận hợp đồng giao khoán bảo vệ rừng và tổ chức tuần tra, kiểm soát lâm sản 145 đợt, phát hiện 08 Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 12 Dự án đầu tư xây dựng khu du lịch sinh thái vườn chim Bạc Liêu. vụ vi phạm, phạt tiền 37,5 triệu đồng. Ngoài ra đơn vị tổ chức tuần tra, kiểm soát và hướng dẫn nhân dân chăm sóc bảo vệ rừng, tiếp tục thực hiện công tác tỉa thưa rừng phòng hộ ven biển và chủ động phòng cháy, chữa cháy rừng, bảo vệ an toàn vườn chim Bạc Liêu trong mùa khô hạn. Đồng thời phối hợp cùng với chính quyền xã, ấp, bộ đội biên phòng tích cực tuyên truyền chủ trương chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về bảo vệ, phát triển rừng với 82 đợt cho 335 lượt người. Nhằm nâng cao ý thức của tầng lớp dân cư trong việc thực hiện tốt công tác chăm sóc và bảo vệ rừng. Sản lượng củi khai thác trong tháng ước đạt 2.010 ster, tăng 3,07% so với cùng kỳ, chủ yếu là thu nhặt sản phẩm từ cây phân tán trong dân. Sản lượng gỗ ước đạt 204 m3, tăng 6,25% so với cùng kỳ, chủ yếu thu từ gỗ tràm để làm cừ phục vụ cho xây dựng. d.Thủy sản Tổng sản lượng thủy sản ước đạt 16.221 tấn, tăng 9,49% cùng kỳ. Các sản phẩm thủy sản đều tăng so với cùng kỳ, cụ thể: Sản lượng thủy sản có giá trị kinh tế cao như tôm đạt 5.386 tấn, tăng 2,40%; cá thương phẩm sản lượng đạt 8.507 tấn, tăng 12,04%; thủy sản khác, ước đạt 2.328 tấn, tăng 18,65% so cùng kỳ. Như vậy, sản lượng thủy sản tháng đầu năm đạt cao, nguyên nhân là do thời tiết tương đối thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản, không xảy ra thiệt hại trong quá trình sản xuất. Mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng, tôm sú và tôm càng xanh trên đất tôm – lúa đạt hiệu quả. Sản lượng nuôi trồng ước đạt 8.435 tấn, tăng 12,11%. Trong đó, sản lượng cá thu hoạch 2.815 tấn, tăng 18,93% so cùng kỳ; sản lượng tôm 4.618 tấn, tăng 11,20% cùng kỳ. Hiện nay, hầu hết các hộ dân tiếp tục tập trung cải tạo ao đầm, phơi ao, lấy nước… chuẩn bị thả nuôi chính vụ. Sản lượng thủy sản khai thác ước 7.786 tấn, tăng 6,79% cùng kỳ. Sản phẩm tăng chủ yếu ở mặt hàng cá với 5.692 tấn, tăng 8,92%; thủy sản khác đạt 1.326 tấn, tăng 38,41%. Hiện nay, toàn tỉnh có 1.147 tàu hoạt động nghề cá và 16 tàu dịch vụ cho nghề cá, hầu hết các tàu đã đăng ký, đăng kiểm với tổng công suất 193.243 CV, số lao động là 6.992 thuyền viên. Các nghề khai thác hiệu quả chủ yếu: Nghề lưới dê cá chày, cá chét (công suất <90 CV) doanh thu từ 10-15 triệu đồng/chuyến (5 - 6 ngày); nghề lưới kéo đơn (công suất > 50 CV) lãi từ 5 – Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 13 Dự án đầu tư xây dựng khu du lịch sinh thái vườn chim Bạc Liêu. 8 triệu đồng/chuyến (5-6 ngày); nghề lưới kéo đơn (công suất >250 CV) lãi từ 100 - 150 triệu đồng/chuyến (40-60 ngày). 2. Công nghiệp – xây dựng a. Công nghiệp Những tháng qua, các doanh nghiệp và cơ sở sản xuất đẩy mạnh sản xuất hàng hóa, để phục vụ cho thị trường tiêu thụ trong dịp Tết. Vì vậy, đã góp phần làm gia tăng sản lượng và giá trị sản xuất trong tháng đầu năm mới. Tập trung vào các mặt hàng chế biến cung ứng cho tiêu dùng nội địa như lương thực, thực phẩm, bánh mứt, đồ uống, nước đá, trang phục, đồ dùng bằng nhựa... Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tháng tăng 2,68% so với tháng trước và tăng 4,87% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, sản xuất phân phối điện, khí đốt tăng cao nhất với 12,06%; cung cấp nước, quản lý, xử lý rác thải tăng 10,72%; ngành khai khoáng tăng 8,05%; công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 4,20%. Nhiều sản phẩm công nghiệp sản xuất tăng cao so với cùng kỳ, như điện thương phẩm đạt 71 triệu kwh, tăng 12,08%; nước thương phẩm 670 ngàn m3, tăng 11,67%; thủy sản đông lạnh đạt 2.690 tấn, tăng 5,48%; một số sản phẩm tăng tương đối ổn định như muối Iốt 440 tấn, tăng 4,76%; xay xát gạo đạt 46 ngàn tấn, tăng 2,22%; bia các loại 5,7 triệu lít, tăng 3,07%. Về cấp phép kinh doanh: Trong tháng 01/2017, Sở Kế hoạch và Đầu tư đã cấp phép cho 20 doanh nghiệp đăng ký kinh doanh (các doanh nghiệp chủ yếu là vừa và nhỏ), với tổng số vốn đăng ký 35 tỷ đồng, giảm 7 doanh nghiệp, vốn đăng ký giảm 52,38% so với cùng kỳ. b. Xây dựng Phần lớn nguồn vốn ưu tiên tập trung phục vụ cho công tác chỉnh trang đô thị, trang trí đường phố, cây xanh, sửa chữa văn phòng, nhà ở…, nhằm chào mừng lễ kỷ niệm 20 năm ngày tái lập tỉnh Bạc Liêu (01/01/1997-01/01/2017) và đón chào Xuân mới 2017. Hiện tại, các nhà thầu đều đẩy nhanh tiến độ thi công để hoàn thành hạng mục công trình trước Tết. Một số công trình, dự án đã có những bước chuyển động tích cực, cùng với khu vực doanh dân, hộ gia đình tập trung cải tạo ao Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 14 Dự án đầu tư xây dựng khu du lịch sinh thái vườn chim Bạc Liêu. đầm, mua sắm may móc thiết bị và sửa chữa nhà ở chuẩn bị cho các hoạt động sản xuất, sinh hoạt trong năm mới đã góp phần đưa tổng vốn đầu tư tiếp tục tăng trưởng ổn định. Ước tính tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội tháng 01 đạt 456,04 tỷ đồng, tăng 13,60% so với cùng kỳ. Trong đó, vốn nhà nước 105,95 tỷ đồng, bằng 98% so với cùng kỳ; vốn ngoài nhà nước 348,06 tỷ đồng, tăng 19,37%; vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 2,02 tỷ đồng, tăng 16,20% so với cùng kỳ. Ngoài ra, tỉnh còn tăng cường công tác quản lý đầu tư xây dựng theo quy hoạch, gắn kết giữa đầu tư phát triển đô thị với quy hoạch xây dựng. Tiếp tục tiến hành xây dựng và triển khai các chương trình ứng phó đối với biến đổi khí hậu tại các đô thị nằm trong vùng chịu ảnh hưởng. Rà soát quy hoạch xã nông thôn mới gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp và thích ứng với biến đổi khí hâu; thu hút các nguồn lực đầu tư vào hạ tầng nông thôn, xây dựng nông thôn mới gắn với quá trình đô thị hóa; tạo điều kiện khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào khu vực nông nghiệp, nông thôn, vùng khó khăn. Trong công tác thu hút đầu tư, tỉnh thực hiện đẩy mạnh phát huy nội lực, đa dạng hóa các hình thức huy động vốn. Tăng cường thu hút ngoại lực để phát triển kinh tế - xã hội bằng cách cải thiện môi trường đầu tư, môi trường sản xuất, kinh doanh. Tiếp tục cải cách thủ tục đầu tư theo hướng gọn, minh bạch, công khai, tạo điều kiện về cơ sở hạ tầng để sẵn sàng tiếp nhận các dự án đầu tư. Cơ chế “một cửa liên thông” về cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh tiếp tục được thực hiện nhằm tạo môi trường đầu tư thông thoáng thu hút các Tập đoàn kinh tế, Tổng Công ty trong và ngoài nước đầu tư vào các ngành, lĩnh vực mà tỉnh có nhu cầu thông qua các hình thức đầu tư BOT, BT, PPP,... mang lại lợi ích công bằng và hợp lý giữa hai bên. II. Quy mô sản xuất của dự án. II.1. Đánh giá tiềm năng du lịch sinh thái. Chỉ cách thị xã Bạc Liêu 6 km về hướng biển nhưng vườn chim Bạc Liêu như tách biệt hẳn với không khí ồn ào, náo nhiệt của một thành phố bận rộn. Trong những năm trợ lại đây, con người ta càng có xu hướng quay về với thiên nhiên cùng bầu không khí an lành…Vì vậy, vườn chim ngày càng thu hút được nhiều khách du lịch. Đến nơi đây, du khách như được bước vào một thế giới Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 15 Dự án đầu tư xây dựng khu du lịch sinh thái vườn chim Bạc Liêu. khác. Thế giới với màu xanh bạt ngàn của rừng, âm thanh lãnh lót của những chú chim, và được hít căng tràn buồng phổi cái không khí dịu mát, không có bụi và khói… Đây cũng là thảm rừng ngập mặn quí hiếm còn sót lại ở Việt Nam là nơi cư trú của nhiều loài chim và các chủng loài khác. Bước vào vườn chim các bạn sẽ có cảm giác như mình vừa bước vào một khu rừng nguyên sinh chưa được khai phá. Lối dẫn vào rừng là một con đường mòn quanh co, dây leo chằng chịt. Trên đường đi khách tham quan còn có thể thấy được những con thú nhỏ chạy len lỏi trong những bụi rậm gần đó. Điều thú vị khi dần dần từng bước khám phá ra những bí mật của khu vườn. Theo tư liệu của khu bảo tồn thiên nhiên Vườn Chim Bạc Liêu, địa danh này xuất hiện cách nay khoảng 100 năm, lúc đó là thảm rừng ngập mặn ven biển rất phong phú và đa dạng, với hệ sinh thái ngập mặn tự nhiên. Vườn Chim là một phần thảm rừng còn sót lại ven Biển Đông do sự bồi tụ tự nhiên nên ngày càng xa biển hơn. Được sự quan tâm đầu tư của chính quyền địa phương cùng với những điều kiện thuận lợi sẵn có, khu vườn ngày càng thu hút được nhiều loài chim hơn. Đây là ngôi nhà của hàng trăm loài chim, trong đó có nhiều loài quí hiếm đã được ghi vào sách đỏ như Giang Sen, Cốc đế nhỏ… Trải qua gần một thế kỉ tồn tại, nơi đây đã có rất nhiều thế hệ loài chim sinh sôi nảy nở. Hàng trăm loài động thực vật cùng sinh sống ở mảnh đất này tạo nên một quần thể đa dạng sinh học rất cao. Nơi đây như một xã hội của các loài chim, một hệ sinh thái cân bằng được sự chăm chút tài hoa của mẹ thiên nhiên… Đặc biệt, leo lên tháp canh, khách du lịch có thể thoả sức ngắm nhìn khung cảnh xinh đẹp bên dưới. Rừng cây như một dãy lụa xanh nhấp nhô một cách mềm mại, điểm xuyến vào đó là màu sắc của những cánh chim đang hối hả bay về tổ. Chúng bay tách biệt theo từng đàn, từng chủng loại khác nhau. Dường như có sự sắp đặt, qui ước giữa các loài, mỗi loài đều có một vùng lãnh thổ riêng. Nào là màu đen của các chú Còng Cọc trên những nhánh cây cao nhất, màu trắng tinh khôi của đàn cò đang nghỉ chân trên các tầng cây vừa…Tất cả như nhộn nhịp hẳn lên bởi nhiều âm thanh khác nhau: tiếng lá cây xào xạt, tiếng Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 16 Dự án đầu tư xây dựng khu du lịch sinh thái vườn chim Bạc Liêu. vỗ cánh, tiếng chim mẹ gọi chim con…quyện vào nhau như một bản hoà tấu gởi đến các vị khách lạ phương xa. Khi màn đêm từ từ buông xuống cũng là lúc những loài chim ăn đêm thức dậy, bắt đầu sinh hoạt của mình phá vỡ bóng đêm yên tĩnh. Những tiếng động đó như là hơi thở của rừng đánh thức sợi dây liên hệ giữa con người và thiên nhiên…..Được sự đầu tư của tỉnh, một con kênh đã được đào bao bọc xung quanh cùng với hồ chứa nước, hồ cá tạo thêm nguồn thức ăn đã làm cho môi trường tự nhiên nơi đây lấy dần lại vẻ hoang sơ vốn có. Chính vì thế, số lượng loài chim đông dần lên và ngày càng phong phú, đa dạng. Từ những đặc thù của khu vực dự án, nếu được đầu tư một cách đồng bộ, thì đây được xem là điểm nhấn của du lịch Bạc Liêu, góp phần phát triển ngành du lịch tỉnh nhà. II.2. Quy mô đầu tư của dự án. Diện tích thực hiện dự án : 1.250.000 m². Trong đó: - 63.000 m² để xây dựng khu hành chính – dịch vụ du lịch như : nhà đơn ca tài tử, nhà chiếu phim, tháp quan sát, khu trò chơi dân gian, khu sinh hoạt ngoài trời… - 620.000 m² là khu bảo vệ rừng nghiêm ngặt. - Phần còn lại là khu phục hồi sinh thái. III. Địa điểm và hình thức đầu tư xây dựng dự án. III.1. Địa điểm xây dựng. Dự án đầu tư xây dựng “Khu du lịch sinh thái vườn chim Bạc Liêu” tại Phường Nhà Mát, thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu. - Phía Bắc giáp khóm Kinh tế, phường Nhà Mát; - Phía Nam giáp ấp 16 xã Vĩnh Hậu A; - Phía Đông giáp âp 17 xã Vĩnh Hậu A; - Phía Tây giáp khóm Chòm Xoài, phường Nhà Mát. III.2. Hình thức đầu tư. Dự án đầu tư theo hình thức xây dựng mới. Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 17
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan