Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Đóng góp của phan thị vàng anh qua ba tập truyện ngắn khi người ta trẻ, ở nhà, h...

Tài liệu Đóng góp của phan thị vàng anh qua ba tập truyện ngắn khi người ta trẻ, ở nhà, hội chợ

.PDF
91
1
80

Mô tả:

TRƢỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT KHOA NGỮ VĂN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NIÊN KHÓA 2013 – 2017 ĐÓNG GÓP CỦA PHAN THỊ VÀNG ANH QUA BA TẬP TRUYỆN NGẮN KHI NGƢỜI TA TRẺ, Ở NHÀ, HỘI CHỢ Sinh viên thực hiện: Kiều Thị Hoa Lớp: D13NV01 Khóa: 2013 – 2017 Hệ: Chính quy Bình Dƣơng, Tháng 05 năm 2017 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT KHOA NGỮ VĂN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NIÊN KHÓA 2013 – 2017 ĐÓNG GÓP CỦA PHAN THỊ VÀNG ANH QUA BA TẬP TRUYỆN NGẮN KHI NGƢỜI TA TRẺ, Ở NHÀ, HỘI CHỢ Ngƣời hƣớng dẫn: ThS. Nguyễn Thị Thanh Xuân Sinh viên thực hiện: Kiều Thị Hoa Lớp: D13NV01 Khóa: 2013 – 2017 Hệ: Chính quy Bình Dƣơng, tháng 05 năm 2017 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong khóa luận là trung thực và chưa được công bố trong các công trình khác. Sinh viên Kiều Thị Hoa LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình học tập và hoàn thành khóa luận này, chúng tôi đã nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ quý báu của Quý thầy cô. Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tôi xin được bày tỏ lời cảm ơn: Tôi xin chân thành cảm ơn sâu sắc tới cô giáo Nguyễn Thị Thanh Xuân, người đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu khoa học và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp. Nhân dịp này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới giáo viên phản biện cùng các thầy cô giáo trong hội đồng và các thầy giáo, cô giáo khoa Ngữ văn trường Đại học Thủ Dầu Một đã ân cần dạy bảo cho tôi trong suốt những năm học vừa qua. Qua đây tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè đã quan tâm động viên, khích lệ, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu. Thủ Dầu Một, tháng 5 năm 2017 Kiều Thị Hoa MỤC LỤC MỞ ĐẦU .................................................................................................................1 1.Lí do chọn đề tài ..................................................................................................1 2.Lịch sử nghiên cứu ..............................................................................................2 3.Mục đích nghiên cứu ..........................................................................................5 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu: ...................................................................5 4.1 Đối tƣợng nghiên cứu: .....................................................................................5 4.2 Phạm vi nghiên cứu: ........................................................................................6 5.Phƣơng pháp nghiên cứu: ..................................................................................6 6.Cấu trúc khóa luận: ............................................................................................6 NỘI DUNG .............................................................................................................7 Chƣơng 1: TRUYỆN NGẮN PHAN THỊ VÀNG ANH TRONG DÒNG CHẢY CỦA TRUYỆN NGẮN VIỆT NAM ĐƢƠNG ĐẠI ...............................7 1.1.Đôi nét về tiểu sử và quá trình sáng tác của Phan Thị Vàng Anh ..............7 1.1.1. Tiểu sử ...........................................................................................................7 1.1.2. Quá trình sáng tác .......................................................................................8 1.2. Miêu tả khái quát về các tập truyện ngắn Khi ngƣời ta trẻ; Ở nhà; Hội chợ của Phan Thị Vàng Anh .................................................................................9 1.3. Truyện ngắn và những thành công cơ bản của Phan Thị Vàng Anh .....11 Chƣơng 2: ĐÓNG GÓP CỦA BA TẬP TRUYỆN NGẮN KHI NGƢỜI TA TRẺ; Ở NHÀ; HỘI CHỢ TRÊN CÁC PHƢƠNG DIỆN NỘI DUNG ............16 2.1. Truyện ngắn Phan Thị Vàng Anh với đề tài tình yêu, gia đình thời đƣơng đại ..............................................................................................................16 2.2. Vấn đề nhận thức và phản ánh hiện thực đời sống thành thị thời kinh tế thị trƣờng ..............................................................................................................28 2.3. Cảm hứng phơi bày những mâu thuẫn và xung đột tâm lý của tuổi trẻ thời đại ..................................................................................................................37 2.4. Cảm hứng biểu dƣơng cá tính và sự dấn thân của tuổi trẻ đƣơng đại ....41 2.5. Sự thống nhất của các nguồn cảm hứng sáng tạo ......................................43 Chƣơng 3: ĐÓNG GÓP CỦA BA TẬP TRUYỆN NGẮN KHI NGƢỜI TA TRẺ; Ở NHÀ; HỘI CHỢ TRÊN MỘT SỐ PHƢƠNG DIỆN NGHỆ THUẬT 46 3.1 Nghệ thuật xây dựng cốt truyện ...................................................................46 3.2. Nghệ thuật xây dựng nhân vật ....................................................................49 3.2.1. Xây dựng nhân vật qua cá tính, hành động ............................................49 3.3. Nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ......................................................................58 3.3.1. Ngôn ngữ đối thoại.....................................................................................58 3.4. Giọng điệu nghệ thuật ..................................................................................65 3.4.1 Giọng điệu hài hƣớc, hóm hỉnh .................................................................66 3.4.2 Giọng điệu triết lý, suy ngẫm, trăn trở .....................................................70 3.4.3. Giọng điệu mỉa mai, châm biếm ...............................................................73 KẾT LUẬN ...........................................................................................................79 A. TÀI LIỆU THAM KHẢO ..............................................................................81 B. TÀI LIỆU THAM KHẢO INTERNET ........................................................84 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1 Sau đại thắng Mùa Xuân năm 1975, đất nước được thống nhất, xã hội đã có những bước chuyển biến vô cùng to lớn. Những năm đầu của thập niên 80, nhờ công cuộc Đổi mới do Đảng cộng sản Việt Nam khởi xướng năm 1986, cả nước bước vào thời kì khôi phục, phát triển và đổi mới toàn diện. Cùng với sự chuyển mình của đất nước, nền văn học đã có những công cuộc đổi mới ngày càng thành công, đáp ứng được yêu cầu chung của xã hội. Bằng sự thức tỉnh ý thức cá nhân với sự sáng tạo của nhà văn đã tạo nên sự phát triển phong phú và đa dạng cho nền văn học Việt Nam. Văn học thời kì này quan tâm nhiều hơn tới số phận cá nhân trong các mối quan hệ thế sự và đời tư, những số phận ấy được các nhà văn tìm tòi, thể nghiệm trên nhiều phương diện và thể loại. Trong đó, truyện ngắn và tiểu thuyết là hai thể loại có sự chuyển biến liên tục, phong phú và đa dạng. Một số những cây bút đã có những đóng góp cho nền văn học Việt Nam về thể loại truyện ngắn ở các chặng đường trước chúng ta phải kể đến như: Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng, Lê Minh Khuê... Bên cạnh đó, đáng chú ý là sự xuất hiện của những nhà văn trong những năm 90 và gần đây đã đem lại cho văn xuôi sự khởi sắc mới như: Nguyễn Thị Thu Huệ, Nguyễn Ngọc Tư, Nguyễn Nhật Ánh,…. Cùng đóng góp vào công cuộc đổi mới văn học giai đoạn này là Phan Thị vàng Anh – một nhà văn nữ với phong cách sáng tác mới lạ cả về hình thức lẫn nội dung. 1.2. Phan Thị Vàng Anh là một trong số thế hệ những cây bút mới xuất hiện trong những năm 90. Cô đã đem lại cho văn xuôi một màu sắc mới, với nhiều cá tính và những thể nghiệm mạnh bạo trong cách viết. Ở truyện ngắn của Phan Thị Vàng Anh chúng ta thấy dường như rất nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội được cô đưa vào trong tác phẩm của mình. Mặc dù Phan Thị Vàng Anh viết về nhiều đề tài khác nhau, nhưng trong mỗi truyện ngắn của cô, ta đều thấy được chiều sâu tư tưởng mà cô gửi gắm vào trong tác phẩm như: Hội chợ (Tập truyện, NXB Trẻ, 1995); Khi người ta trẻ (Tập truyện, NXB Hội Nhà văn,1993); Ở nhà (Truyện thiếu nhi, NXB Trẻ, 1994)... Và Phan Thị Vàng Anh cũng đã gặt hái được nhiều thành công trong sự nghiệp văn chương của mình như: Giải nhất truyện rất ngắn của tạp chí Thế giới cho tác phẩm “Hoa muộn” 1995; Giải thưởng Hội Nhà văn Việt 1 Nam cho tập truyện “Khi người ta trẻ” năm 1993 và Giải thưởng Hội Nhà văn Hà Nội năm 2007. 1.3. Về truyện ngắn của Phan Thị Vàng Anh đã có nhiều công trình nghiên cứu, luận văn thạc sĩ, báo cáo… Tuy nhiên, công trình đi sâu tìm hiểu về đóng góp của Phan Thị Vàng Anh qua ba tập truyện ngắn Khi người ta trẻ, Hội chợ, Ở nhà của chị vẫn thì còn nhiều giá trị cần được khai thác. Vì vậy, với bản thân là một sinh viên ngành sư phạm ngữ văn và là một độc giả rất yêu thích những tác phẩm của Phan Thị Vàng Anh, chúng tôi chọn đề tài này làm khóa luận tốt nghiệp. Chúng tôi mong muốn góp thêm tiếng nói vào sự khẳng định những thành công đáng ghi nhận của Phan Thị Vàng Anh trên con đường sáng tạo nghệ thuật và những đóng góp của chị cho nền văn học Việt Nam hiện đại. 2. Lịch sử nghiên cứu Khi đọc truyện ngắn của Phan Thị Vàng Anh độc giả sẽ thấy được những vấn đề ở mỗi truyện ngắn của chị mang lại đều toát lên chiều sâu thấm thía về cuộc sống. Do đó, những tác phẩm của chị ra đời đã nhận được sự quan tâm không chỉ của độc giả mà còn thu hút các nhà nghiên cứu, các nhà phê bình. Hiện nay, có rất nhiều bài viết đề cập đến sáng tác của Phan Thị Vàng Anh cùng với những ý kiến đánh giá: Huỳnh Như Phương trong Lời giới thiệu Khi người ta trẻ nhận xét: “Vàng Anh viết mà như không hề viết – và do vậy không cần phải kháng cự hay đối phó gì hết – tới như một thứ văn chương lúc thì hùng hồn đạo mạo như một lời hiệu triệu và điếu văn chính trị, lúc thì bóng bẩy và sướt mướt như một lá thư tình của một cô nàng đỏng đảnh. Văn chương của Vàng Anh là trò chơi nói bằng ngôn ngữ trò chơi, vì thế mà nó thật”[31; tr41]. Huỳnh Như Phương đã nhận xét trong tập truyện ngắn Khi người ta trẻ là “một cái sân chơi mà ở đó các nhân vật đã chơi hết mình với đủ thứ trò, từ ấm ớ, vớ vẩn đến điên rồ và ngông cuồng nhất.Tuy nhiên, đằng sau tất cả những trò vui đó là một không khí ngột ngạt và u uất, đôi khi rất mơ hồ, vây phủ lấy tuổi trẻ. Còn về phương diện ngôn ngữ thì “Ngòi bút này rủ rê những từ ngữ tinh nghịch nhất để làm văn học, cái việc mà ai cũng cho là cần phải nghiêm túc. Chính lối viết, cách suy nghĩ, cách nhìn đời khác lạ của Phan Thị Vàng Anh cũng như một số cây bút trẻ đã 2 mang lại một không khí mới cho cái thế giới văn chương đang có nguy cơ già cỗi”[31; tr5]. Huỳnh Như Phương trong bài Trong sân chơi của Vàng Anh có nêu: “Trong thế giới của Vàng Anh, những sự vật gần gũi nhất lại đưa tâm hồn con người đi xa nhất. Trong sân chơi những ngày thường đó nhiều khi con người nghe tiếng hội hè trong lòng mình. Ấy là vì Vàng Anh biết cách lạ hóa những điều quen thuộc biết làm cho da diết những điều tưởng như nhạt nhẽo”[29; tr5]. Tác giả Huỳnh Phan Anh trong cuốn Ghi nhận về một thế giới nghệ thuật của Phan Thị Vàng Anh cũng đã nhận định: “Hai tập truyện ra đời trong khoảng cách hai năm, mỏng mảnh như nhau, bao gồm những truyện thường ngắn, có khi rất ngắn, bấy nhiêu cho một thế giới đang hình thành, sinh sôi nảy nở, một thế giới không ngớt trở về trên những trang giấy đang kêu gọi, bổ sung cho nhau, vẫn là nó nhưng không đơn giản là nó, bởi nó luôn được vén mở, soi rọi thêm, nó luôn tìm kiếm những bến bờ và những chiều sâu mới”[ 1; tr75]; Hay “đọc Phan Thị Vàng Anh tức tìm đến, làm quen cái thế giới rất gần gũi và cũng rất xa lạ của những tâm hồn trai gái với những ưu tư, những quan hệ buộc ràng, những biến cố không vượt ra ngoài cuộc sống đời thực thường ngày… Đối với họ dường như cuộc sống lúc nào cũng toát ra một mùi vị đơn điệu, buồn chán với toàn những cái nhạt nhẽo “vớ va vớ vẩn”. “Nhân vật của Phan Thị Vàng Anh khi tỉnh táo cũng như lúc điên rồ họ không hề đánh mất sự thuần khiết, ngay trong tuyệt vọng, bế tắc. Vàng Anh rất tiết kiệm chữ nghĩa. Cô cũng không dẫn dắt, không tạo đột biến, không gây bất ngờ, tất cả dường như chỉ còn là những tiểu xảo không cần thiết”[1; 5]. Về các sáng tác của Phan Thị Vàng Anh: Hội chợ, Khi người ta trẻ I, Khi người ta trẻ II được giới báo chí đánh giá: “Đây là cây bút, dòng mực có sự hài hòa của một tấm lòng nhân ái và một trí thông minh sắc sảo. Tác giả của hai truyện Kịch câm và Đất đỏ sẽ đi rất xa.[51; tr4]. Hay Phạm Xuân Nguyên cũng đã có nhận định rằng về Phan Thị Vàng Anh rằng: “Vàng Anh viết truyện vừa vui vẻ vừa nghiêm túc. Nghiêm túc như trò chơi và vui như trò chơi... Thế giới truyện của Vàng Anh là thế giới chập đôi của thơ ngây và già dặn như vốn có trong mỗi con người, mỗi cuộc đời bình thường quanh ta. Khi viết truyện Vàng Anh thích không áp đặt tư tưởng giống như xây một căn 3 nhà có nhiều cửa tùy thích tính cách độc giả, ai muốn đi cửa nào thì đi... Người đọc hết sức sửng sốt trước tầm vóc sâu sắc và to lớn của vấn đề đặt ra trong truyện và bút pháp già dặn, vững vàng của cấu trúc truyện”[26; tr6]. Hồ Thế Hà trong Tạp chí cửa Việt viết về Đặc sản truyện ngắn Phan Thị Vàng Anh có viết: “Thế giới của Vàng Anh riêng và lạ lắm. Trước hết, nó rất ngắn, ngắn chỉ vài ba trang in mà người ta thường gọi là truyện ngắn mi ni. Ngắn nhưng lại chứa đựng nhiều ý tưởng, nhiều mối quan hệ đời sống và tất cả lại được chứa đựng trong ngôn ngữ và kiểu viết tình cờ, tự nhiên như không phải đó là ngôn ngữ văn chương vậy. Truyện Vàng Anh như nhiều người gọi là truyện không có cốt truyện nhưng thật lạ, khả năng mở sau câu chuyện làm ám ảnh mọi người” hay “Vàng Anh có biệt tài dựng chuyện. Những vấn đề tưởng vớ vẩn, được kể một cách tự do nhưng thực ra là cách viết cốt sao qua đó, người đọc thấy được mối quan hệ bên trong, bên sâu. Con người âu lo, cô đơn, luôn tự vấn không ngừng tìm kiếm và lý giải mọi sự tồn tại là đặc điểm dễ thấy nữa trong thế giới truyện ngắn Vàng Anh”[47; tr1]. Bùi Việt Thắng trong Một lứa bên trời: Về diện mạo và khuynh hướng phong cách truyện ngắn thế hệ 5x và 6x có viết: “Đọc Phan Thị Vàng Anh cứ thấy váng vất cái lý tưởng đã nhuần nhuyễn trong từng câu chữ: ở đời không có cái gì là quá quan trọng và cũng không có cái gì là kém phần ý nghĩa. Đọc Phan Thị Vàng Anh thêm một lần ta tới gần hơn cuộc đời vốn luôn luôn có thể làm ta ngạc nhiên vì những bí ẩn khôn cùng và giúp ta bớt đi cái nhìn giản đơn sự việc, con người... Truyện ngắn Phan Thị Vàng Anh là những mảnh vỡ của mảnh vỡ, vậy nên đôi khi độc giả phải tự tay nhặt lên và gắn kết chúng lại để có một hình dung đầy đủ hơn về cuộc sống”[38; tr21]. Trần Trọng Hiếu Tạp chí sông Hương Khi người ta trẻ... hai mươi năm sau có nêu rằng: “Hai mươi năm sau, đọc lại Khi người ta trẻ, một cách sòng phẳng, chưa thể nói Phan Thị Vàng Anh và ngay cả những cây bút cùng lứa với chị đã tạo được một khúc ngoặt thật rõ nét trong sự chuyển động của văn chương Việt Nam thời Đổi mới, nhưng cũng có thể hiểu vì sao những nhà văn thuộc thế hệ đi trước, giới phê bình đương thời lại ngạc nhiên đến vậy khi đọc một tập truyện mà nhiều truyện trong đó chỉ những phác thảo vẩn vơ của một cô gái mới lớn. Người ta giật 4 mình khi đọc Vàng Anh trước hết bởi văn chương của chị xoay quanh những câu chuyện vẩn vơ, tầm phào, nhí nhố của những người trẻ. Hay nói theo một thuật ngữ có vẻ thời thượng nhưng rất hợp để nói về điều này, văn xuôi Vàng Anh chỉ bận tâm đến những thứ tiểu tự sự. Nhưng sau đó, người ta lại giật mình hơn khi nhận ra những thứ vẩn vơ, tầm phào, không mấy nghiêm túc kia lại hàm chứa nhiều điều quan trọng. Truyện của Vàng Anh, trong khi tưởng tượng như đang kể những câu chuyện vặt vãnh, nhỏ nhặt hay bông đùa, đặt ta đối diện với một thế giới đang mất đi ý nghĩa, những cái chết vô nghĩa, sự trả thù vô nghĩa, sự chờ đợi vô nghĩa, tình yêu vô nghĩa, những ngày đi học đi làm vô nghĩa... Văn chương của Vàng Anh là một đề nghị thẳng thắn, một khẳng định bộc trực nhưng không đến mức gây hấn, khiêu khích về quyền được khác, được lạ trong cách nhìn, cách nghĩ và cách viết”[50; tr1]. Ngoài ra, truyện ngắn của Phan Thị Vàng Anh cũng là đối tượng của một số luận văn như: Cảm hứng giễu nhại trong sáng tác của Phan Thị Vàng Anh (tác giả Nguyễn thị Thu Hằng – ĐHSP Hà Nội 2006) hay Phong cách truyện ngắn hai cây bút nữ Phan Thị Vàng Anh và Nguyễn Ngọc Tư (tác giả Ngô Thị Diễm Hồng – ĐHSP Hà Nội 2009). 3. Mục đích nghiên cứu Khóa luận tập trung nghiên cứu hệ thống những đóng góp về mặt nội dung và nghệ thuật của truyện ngắn Phan Thị Vàng Anh, từ đó cảm thụ, khám phá truyện ngắn của Phan Thị Vàng Anh một cách sâu sắc, thấy được giá trị nhân văn và chiều sâu tư tưởng mà tác giả muốn gửi gắm thông qua sáng tác của mình. Thông qua truyện ngắn của cô còn giúp cho người đọc có cái nhìn toàn diện hơn về những giá trị và đóng góp riêng qua truyện ngắn của nhà văn, thấy được phong cách riêng trong việc thể hiện đề tài, chủ đề cũng như cách xây dựng hình tượng nhân vật trong truyện ngắn của Phan Thị Vàng Anh. Qua việc nghiên cứu cũng góp phần khẳng định tài năng của Phan Thị Vàng Anh và những đóng góp của chị cho tiến trình văn xuôi Việt Nam đương đại. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu: 4.1 Đối tƣợng nghiên cứu: 5 Đối tượng nghiên cứu của đề tài là Đóng góp của Phan Thị Vàng Anh qua ba tập truyện ngắn Khi người ta trẻ, Ở nhà, Hội chợ. 4.2 Phạm vi nghiên cứu: Khóa luận khảo sát tất cả các tập truyện ngắn của Phan Thị Vàng Anh đã xuất bản. Tìm hiểu sâu ba tập: Khi người ta trẻ (tập truyện, 1993); Ở nhà (Truyện vừa, 1994); Hội chợ (tập truyện, 1995). 5. Phƣơng pháp nghiên cứu: Để thực hiện khóa luận này, chúng tôi sử dụng phối hợp các phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp phân tích, tổng hợp: Nhằm làm nỏi bật về những đóng góp của Phan Thị Vàng Anh trong ba tập truyện ngắn Khi người ta trẻ, Hội chợ, Ở nhà. - Phương pháp phân loại, thống kê: Được sử dụng nhằm liệt kê, phân loại các nội dung sáng tác, nhân vật, giọng điệu… - Phương pháp hệ thống – cấu trúc: Nhằm tìm ra những đặc điểm cơ bản trong truyện ngắn của Phan Thị Vàng Anh với những đóng góp của cô trong nền văn học Việt Nam. - Phương pháp so sánh, đối chiếu: Nhằm đưa ra những vấn đề giống hay khác nhau để làm cho vấn đề được nói đến nổi bật hơn. 6. Cấu trúc khóa luận: Ngoài phần mở đầu và kết luận thì nội dung chính của khóa luận được chia thành ba chương như sau: Chương 1: Truyện ngắn Phan Thị Vàng Anh trong dòng chảy của truyện ngắn Việt Nam đương đại Chương 2: Đóng góp của ba tập truyện ngắn Khi ngƣời ta trẻ, Ở nhà, Hội chợ trên các phương diện nội dung Chương 3: Đóng góp của ba tập truyện ngắn Khi ngƣời ta trẻ, Ở nhà, Hội chợ trên một số phương diện nghệ thuật 6 NỘI DUNG Chƣơng 1 TRUYỆN NGẮN PHAN THỊ VÀNG ANH TRONG DÒNG CHẢY CỦA TRUYỆN NGẮN VIỆT NAM ĐƢƠNG ĐẠI 1.1. Đôi nét về tiểu sử và quá trình sáng tác của Phan Thị Vàng Anh 1.1.1. Tiểu sử Phan Thị Vàng Anh sinh ngày 18 tháng 8 năm 1968 tại Hà Nội. Quê gốc ở huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị. Cô tốt nghiệp Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh năm 1993, hiện tại cô sống ở Thành phố Hồ Chí Minh, là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam từ năm 1996. Năm 2005, cô được bầu làm ủy viên ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam nhiệm kỳ 7. Phan Thị Vàng Anh là con gái nhà thơ Chế Lan Viên và nhà văn Vũ Thị Thường. Cô là một cây bút trẻ, những sáng tác của cô được đông đảo bạn đọc yêu mến. Cô đã làm thơ từ khi tuổi còn nhỏ với những vần thơ đơn giản, mộc mạc trong bài “Mèo con đi học”. Ngoài ra, cô còn có những sáng tác để lại dấu ấn sâu đậm trong lòng người đọc như: Khi người ta trẻ (tập truyện 1993); Ở nhà (Truyện vừa 1994); Hội chợ (tập truyện 1995); Truyện ngắn Phan Thị Vàng Anh – Nguyễn Trọng Nghĩa (1999). Mặc dù so với các nhà văn khác, số lượng tác phẩm cũng không phải là nhiều nhưng các tác phẩm của cô đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng độc giả và các nhà nghiên cứu phê bình. Nổi bật là tập truyện ngắn “Khi người ta trẻ” của Phan Thị Vàng Anh đã được Hội nhà văn Việt Nam tặng thưởng năm 1994 cùng truyện ngắn “Hoa muộn” được trao giải nhất cuộc thi viết truyện cực ngắn do Báo Nguyệt San tổ chức. Đó là những dấu mốc quan trọng đã khẳng định được tài năng của cô về lĩnh vực truyện ngắn. Phan Thị Vàng Anh đã cố gắng làm việc rất nhiều, ngoài làm việc ở bệnh viện, cô còn bán tranh giúp các họa sĩ trẻ. Không những vậy, có một thời gian, Phan Thị Vàng Anh còn đi làm kế toán cho một siêu thị ở Thành phố Hồ Chí Minh. Qua đó, ở mỗi công việc nó đều mang lại cho cô một chút kinh nghiệm trong cuộc sống cũng đã giúp cô rất nhiều trong quá trình khám phá và viết văn. Có thể nói, Phan Thị Vàng Anh là một nghệ sĩ đa tài, đặc biệt, cô rất có duyên với sự nghiệp văn chương, bởi ở những tác phẩm đầu tay của mình Phan Thị 7 Vàng Anh đã thể hiện được phong cách sáng tác riêng và độc đáo. Chính vì điều đó, cô nhận được nhiều sự yêu mến cũng như lòng hâm mộ của đông đảo bạn đọc 1.1.2. Quá trình sáng tác Từ năm 1977 lúc ấy Phan thị Vàng Anh mới 9 tuổi cô đã bắt đầu làm thơ với bài thơ “Mèo con đi học”. Bài thơ đã được Tổ chức Liên hiệp quốc về văn hóa, khoa học giáo dục trao giải thưởng. Cùng nhiều bài thơ khác thời niên thiếu của Phan Thị Vàng Anh được đăng trên nhiều báo như: báo Kim Đồng, báo Khăn Quàng Đỏ và được đông đảo các bạn thiếu nhi yêu thích đón đọc. Với tập thơ “Gửi VB” năm 2006, Phan Thị Vàng Anh lại được nhận giải thưởng của Hội nhà văn Việt Nam năm 2007. Gửi VB là một tập thơ đời thường, giản dị nhưng lại hết sức tinh tế. Mặc dù cách miêu tả đơn giản, dửng dưng nhưng tâm lý nhân vật được miêu tả có chiều sâu. Những cái tên cho từng truyện ngắn cũng hết sức ngắn gọn như: Gửi VB, Công chức, về nhà, Ốm, Tân hôn… Có những truyện, khi đọc nhan đề lên chúng ta thấy nó như một sự ngẫu hứng như: Trước khi đi Hội An, Ngày thứ hai ở Hội An, Ngày thứ ba ở Hội An… Bên cạnh đó, đề tài cũng rất đơn giản: chúng thường xoay quanh những sinh hoạt hằng ngày trong cuộc sống của tác giả: Ốm, Cơ thể tôi ngày chủ nhật… Và đặc điểm nổi bật của tập thơ chính là cách tác giả phát hiện và miêu tả lại đời sống một cách sắc sảo, tinh tế. Ngoài làm thơ, Phan Thị Vàng Anh còn được biết đến với việc viết tạp bút. Cô đã cho ra mắt quyển “Nhân trường hợp chị Thỏ bông” với bút danh Thảo Hảo và được in tại Nhà xuất bản Hội nhà văn Việt Nam. Đó là sự tập hợp những bài tản văn đã được đăng trong mục “Tôi nghe, đọc, thấy” của Báo Thể thao văn hóa các năm 2002, 2003 và 2004. Khi đọc những tạp bút của Phan Thị Vàng Anh, người ta sực tỉnh vì dường như đã vô tình làm vuột mất đi bao điều thú vị xung quanh cuộc sống hằng ngày. Các vấn đề được cô sử dụng trong các bài tản văn chủ yếu từ những điều nhỏ nhặt được cô quan sát kĩ lưỡng như chuyện về văn hóa, thời sự, ứng xử và vận dụng trong các bài tản văn theo nhiều cách viết và truyền tải khác nhau. Với 34 bài tản văn, có những bài được cô thể hiện rất thẳng thắn và tự do (Cụ Rùa thuộc biên chế nào, Nếu tao là nhà nước…), lại có những bài nói về những điều phi lý, mặt trái của xã hội (Món nợ ngành Giáo dục, Tôi cũng không muốn ăn cắp…), bên cạnh đó còn có những bài như (Tôi có thuốc ngủ rồi, không có chồng thì đừng 8 mong giàu, Lên đường đi các bác…). Với những bài tản văn được sáng tác bởi Phan Thị Vàng Anh đều đáng để cho người đọc phải suy ngẫm từ đó tự rút ra cho mình một bài học mà tác giả muốn gửi gắm thông qua mỗi tác phẩm. Bên cạnh đó, Phan Thị Vàng Anh còn có tài trong lĩnh vực viết kịch bản phim, phim có tên “Trong phường thành công, có làng thành công”. Bộ phim dài 33 phút được công chiếu vào năm 2004 tại Hà Hội. Đây là bộ phim được xây dụng hài hước, hóm hỉnh của những người có chức tước, vai vế ở trong khu phố. Trước đó khu phố chỉ là một ngôi làng, nhưng từ khi lên phố người ta bắt đầu sửa sang lại đường dây, lắp đặt loa phóng thanh. Và kể từ đó, con người trở dường như được tiếp thêm “năng lượng”, mọi hoạt động được diễn ra nhẹ nhàng, sinh động hơn. Cho dù ở lĩnh vực sáng tác thơ, truyện, tạp văn hay phim thì Phan Thị Vàng Anh cũng thể hiện được cô là một người đa tài, với sự sáng tạo của mình trong lối sáng tác dưới góc nhìn chân thành và giản dị. Bên cạnh đó, truyện ngắn của cô còn chứng tỏ được sự sắc sảo, tinh tế của cô thông qua mỗi tác phẩm văn học. 1.2. Miêu tả khái quát về các tập truyện ngắn Khi ngƣời ta trẻ; Ở nhà; Hội chợ của Phan Thị Vàng Anh Phan Thị Vàng Anh là nhà văn nữ được nhiều độc giả yêu mến bởi phong cách sáng tác mang đậm nét đặc sắc riêng, độc đáo và mới lạ. Đối với thể loại truyện ngắn, ngoài những truyện được đăng trên các báo Tuổi trẻ, Tiền Phong, Văn nghệ… đem lại sự thành công cho cô. Thì chúng ta phải kể đến các truyện trong ba tập truyện ngắn (gồm 37 truyện) cũng góp phần không nhỏ trong sự nghiệp sáng tác của cô như: Tâp truyện Khi người ta trẻ (1993), Nhà xuất bản Hội nhà văn. Gồm các truyện: Cuộc du ngoạn ngắn ngủi; Chuyện trẻ con; Con trộm; Đi thăm cha; Phục thiện; Buổi học thêm ở tu viện; Khi người ta trẻ; Si tình; Mười ngày; Một ngày; Lảo sư; Trò dối; Người có học; Nghỉ hè; Ngày học cuối; Hồng ngủ; Đất đỏ; Kịch câm. Đây là tập truyện được Hội nhà văn Việt Nam trao thưởng năm 1994. Nó đã đánh dấu thời gian quan trọng của Phan Thị Vàng Anh trong việc khẳng định tài năng của mình ở thể loại truyện ngắn. Tập truyện Hội chợ (1995), Nhà xuất bản Trẻ gồm các truyện: Hội chợ; Con nuôi; Bỏ trường; Hoài cổ; Nhật ký; Sau những hẹn hò; Tưởng; Quà kỷ niệm; Một 9 năm chỉ có một ngày; Yêu; Hoa muộn; Thương; Mưa rơi; Tháng bảy; Học trò cưng; Có vợ; Có con. Và truyện ngắn “Hoa muộn” được trao giải nhất cuộc thi viết truyện cực ngắn dưới một nghìn chữ do Báo Nguyệt san tổ chức. Trong tập truyện này, Phan Thị Vàng Anh đã phản ánh những vấn đề về đạo đức của con người như: Con nuôi, Bỏ trường, Có vợ, Có con; Câu chuyện về tình yêu đôi lứa trong đó có cả những cuộc tình tay ba ngang trái, tình yêu đơn phương: Hội chợ, Hoa muộn, Sau những hẹn hò… Nhìn chung, tập truyện chủ yếu xoay quanh các câu chuyện đời thường, diễn ra trong cuộc sống hằng ngày của con người, nhưng lại là những vấn đề đáng được quan tâm trong xã hội đổi mới. Tập truyện Ở nhà (1994), Nhà xuất bản Trẻ gồm các truyện: Ở nhà; Chị em họ. Trong tập truyện này, nhân vật trong truyện là những em nhỏ ở lứa tuổi học sinh. Tuy nhiên, ở truyện ngắn Ở nhà, qua ngòi bút của Phan Thị Vàng Anh các em được miêu tả như một người trưởng thành cả trong suy nghĩ lẫn hành động nhưng vẫn không mất đi tính hồn nhiên, trong sáng của tuổi trẻ. Và ở truyện Chị em họ cũng thế, dù tuổi còn trẻ nhưng Thùy lại có cái nhìn sâu sắc về con người, về cuộc sống. Thùy cảm thấy trong xã hội con người đối xử với nhau bằng sự giả dối, thực dụng. Đến với ba tập truyện ngắn trên của Phan Thị Vàng Anh, chúng ta sẽ được làm quen và cảm nhận những câu chuyện nhỏ nhặt, gần gũi trong cuộc sống nhưng đằng sau những câu chuyện ấy lại là vấn đề đáng được quan tâm. Những câu chuyện về đề tài tình yêu bao gồm: tình yêu của tuổi học trò, của sinh viên, hay những chuyện tình đầy ngang trái, trắc trở như trong truyện các truyện: Chuyện trẻ con, Khi người ta trẻ, Si tình, Mười ngày, Ngày học cuối (Tập truyện Khi người ta trẻ). Hay các truyện: Hội chợ, Sau những hẹn hò (Tập truyện Hội chợ)… Nhìn chung, nhân vật trong ba tập truyện được hướng đến đa số là ở lứa tuổi thanh thiếu niên, họ sống nhưng không biết quý trọng quá khứ, chỉ nghĩ cho hiện tại nhưng lại không vạch ra cho mình mục tiêu, lý tưởng sống nào cả. Họ sống chỉ đề cao tư tưởng cá nhân, dửng dưng đối với cuộc sống xung quanh. Ở truyện ngắn, Phan Thị Vàng Anh đã nhìn thẳng vào hiện thực cuộc sống để phân tích tâm lý nhân vật, những đề tài về tình yêu, gia đình… Ngoài ra, cô còn phản ánh về chủ đề đạo đức và thế sự thông qua ba tập truyện Khi người ta trẻ; Hội 10 chợ; Ở nhà. Có những truyện được cô thể hiện với nội dung đơn giản, diễn ra nhẹ nhàng như: Truyện ngắn Hồng ngủ, Cuộc du ngoạn ngắn ngủi…. Tuy nhiên, lại có những truyện có sự rối rắm, phức tạp như truyện ngắn: Kịch câm, phục thiện... Phan Thị Vàng Anh đã khám phá và thể hiện qua ba tập truyện ngắn gần như đầy đủ về đời sống xã hội trong thời kỳ đổi mới đầy biến động. Dưới ngòi bút của mình, Phan Thị Vàng Anh đã thu hút đông đảo độc giả bằng phong cách sáng tác đặc trưng: Ngắn gọn nhưng súc tích, những câu chuyện mang ý nghĩa nhân sinh sâu sắc. Bên cạnh đó, thông qua truyện ngắn, nhà văn đã bày tỏ sự trăn trở, lo lắng đối với thế hệ thanh thiếu niên nói riêng và mọi người nói chung trong xã hội. 1.3. Truyện ngắn và những thành công cơ bản của Phan Thị Vàng Anh Năm 1975, sau khi miền Nam được hoàn toàn giải phóng, đất nước thống nhất, cả nước xây dựng chủ nghĩa xã hội với khí thế một dân tộc vừa giành được thắng lợi vĩ đại. Tuy nhiên, nước ta đang vừa phải tập trung khắc phục hậu quả nặng nề của 30 năm chiến tranh. Những năm 80, 90 của thế kỉ trước và đến bây giờ, xã hội và con người Việt Nam phải trải qua sự thay đổi lớn lao, phải tự xây dựng lại hình ảnh của chính mình cùng lúc với việc phải tự hình thành từng bước các tiêu chí mới. Trong tình hình ấy, đời sống văn hóa - tư tưởng cũng có diện mạo và diễn biến khá phức tạp, thậm chí có khi rơi vào khủng hoảng ở một bộ phận nào đó. Có khi sự phê phán những hạn chế, bất cập của một thời đã qua được đẩy lên thành sự phủ định tuyệt đối, quay lưng lại với mọi giá trị truyền thống. Đại hội Đảng lần thứ VI năm 1986 trong nghị quyết đã xác định rõ: “ Đối với nước ta, đổi mới đang là nhu cầu bức thiết của sự nghiệp cách mạng, là vấn đề có ý nghĩa sống còn”; “Phải đổi mới, trước hết là đổi mới tư duy, chúng ta mới có thể vượt qua khó khăn”. Tiếp theo đó là Nghị quyết 05 của Bộ Chính trị, cuộc gặp gỡ của Tổng Bí thư Nguyễn văn Linh với đại diện giới nghệ sĩ đã mở ra chặng đường phát triển mạnh mẽ của văn học Việt Nam trong tinh thần đổi mới tư duy về cách nhìn hiện thực, cách nhìn con người và hơn thế nữa là con người dám nhìn thẳng vào sự thật. [23; 37]. Đại hội lần thứ VI của Đảng đã trở thành con đường đưa đất nước ra khỏi cuộc khủng hoảng để bước vào một thời kì phát triển mới. Sự suy thoái kinh tế đã được chặn lại và nền kinh tế bắt đầu có sự tăng trưởng với tốc độ ngày càng cao, dần có sự ổn định và dần được hình thành. Đổi mới ở đây cũng chính là mở cửa 11 tăng cường giao lưu và hội nhập quốc tế trên mọi bình diện về kinh tế, văn hóa, chính trị. Hơn hai mươi năm từ khi bắt đầu công cuộc đổi mới ta đã diễn ra rất nhiều sự thay đổi theo hướng tích cực, làm biến đổi sâu sắc, toàn diện hình ảnh đất nước. Tuy nhiên, chúng ta vẫn còn đối mặt với nhiều nguy cơ và thách thức trên con đường phát triển xã hội. Văn học giai đoạn này được nhìn nhận cởi mở hơn, nó gắn liền với cá tính sáng tạo của nhà văn. Văn chương không phải được nhà văn thần thánh hóa lên mà nó thể hiện tự nhiên những vấn đế trong xã hội một cách chân thật nhất. Văn chương được ví như một hiện tượng của đời sống: “Văn chương sẽ sống cái sức sống tự nhiên của nó. Nhưng tất cả mọi việc trên đời này, văn chương cũng có giới hạn, có sự sáng lên, sự mất đi, có cái cao cả cũng có cái bình thường”(Lê Minh Khuê)[56; 25]. Và theo Thái Thăng Long thì văn chương được quan niệm: “Với tôi văn chương là một tôn giáo, nó không mang màu sắc chính trị nào cả. Nó là nỗi đau khát vọng của con người”[56; 25]. Ở đây, văn học được nhìn nhận theo quan niệm của tác giả và trong bản chất đặc thù của nghệ thuật ngôn từ. Từ đó, ta thấy nhà văn đã có ý thức chủ động và sáng tạo trong quá trình sáng tác. Trong mối quan hệ giữa nhà văn và độc giả, đây là mối quan hệ mật thiết qua lại với nhau nhưng lại có sự bình đẳng ở cả hai phía chủ thể sáng tạo - độc giả tiếp nhận và độc giả là người trực tiếp đánh giá các sáng tác của nhà văn. Nguyễn Huy Thiệp đã xác định sự bình đẳng này rằng: “ Văn chương chỉ là bộ phận của đời sống mà thôi. Mà đã là đời sống thì phải đối xử như đời thường. Huyễn hoặc chính mình, coi mình là thiên chức, nâng cái nghiệp lên thành thần bí thì ắt sinh ra chứng coi thường bạn đọc. Nhân vật, sự kiện trong truyện của tôi chỉ là những mảng, những khối của cuộc sống. Tôi cho chúng tiềm nhập một cách tự nhiên. Truyện của tôi kết thúc thường không có hậu. Đã có hậu thì răn dạy mất rồi, rằng cuộc đời này sao mà đơn giản. Mà tôi thì răn dạy được ai. Vậy có lẽ ở đời, ăn nhau là ở cái thật”. [9; 26]. Theo Nguyễn Thị Thu Huệ thì cách nhìn nhận văn chương của cô giản dị hơn: “Người viết chỉ nên là một người bạn tâm tình với người đọc, chứ đừng là người dạy người đọc vì chưa chắc cứ là nhà văn đã giỏi, đã có văn hóa”. [9; 26]. Ngày nay, người đọc chiếm vị trí quan trọng cho sự thành công của tác phẩm. Bởi lẽ, 12 người đọc có quyền lựa chọn, quyền đánh giá sau mỗi tác phẩm mà họ tiếp cận, chứ không còn thụ động chọn lựa và đánh giá theo một tiêu chuẩn bắt buộc như trước. Với sự tư duy nhận thức của nhà văn trong sáng tác chính là động lực giúp họ có cái nhìn mới mẻ về con người và xã hội trong văn học sau 1975. Nếu ở giai đoạn trước 1975, con người và cuộc đời được nhìn nhận trong sự hoàn hảo của lý tưởng, thì ở giai đoạn này, những góc khuất của đời sống đã được phản ánh thông qua văn học. Văn học đã phơi bày tất cả những mâu thuẫn, éo le, hay những câu chuyện bi hài trong cuộc sống đã được nhà văn đề cập đến. Văn xuôi sau 1975, bức tranh về hiện thực không còn hào hùng, được ca ngợi nhiều nữa mà là một hiện thực rất đời thường, bình dị. Văn xuôi năm 1986 ,với sự cách tân nghệ thuật, chúng ta không thể không kể đến những cách tân trong thể loại truyện ngắn. Nếu ở thời kỳ trước, đóng vai trò quan trọng nhất là cốt truyện, thì ở giai đoạn này những chi tiết và vấn đề xã hội đang được quan tâm rộng rãi. Viết theo những dòng suy tưởng là hiện tượng thường gặp trong truyện ngắn ở thời kỳ đổi mới. Không những đề tài được mở rộng, đa dạng về cảm hứng sáng tác mà truyện ngắn còn được chú ý bởi bút pháp nghệ thuật trong sáng tác. Truyện ngắn sau năm 1986, thực sự đã khẳng định được vị thế trong nền văn học. Trong thời kỳ đổi mới, truyện ngắn đã thực sự thành công rực rỡ, và để có được điều ấy, chúng ta phải nhắc đến những cây bút mở đầu cho sự đổi mới nền văn học như: Nguyễn Kha, Nguyễn Minh Châu, Ma Văn Kháng, Nguyễn Huy Thiệp… Tiếp đến là những nhà văn thuộc thế hệ hiện đại như: Nguyễn Thị Thu Huệ, Võ Thị Hảo, Phạm Thị Hoài, Phan Thị Vàng Anh… Đối với truyện ngắn của Phan Thị Vàng Anh, cô đã nhìn thẳng vào hiện thực xã hội mà phản ánh những vấn đề của cuộc sống. Đó là những băn khoăn, trăn trở và bề bộn lo toan của con người trong thời đại mới. Bên cạnh đó, nhà văn cũng cho chúng ta thấy được nguyên nhân khiến cho con người rơi vào trạng thái cô đơn, lạc lõng. Đặc biệt, những truyện ngắn của cô tuy đơn giản nhưng bên trong lại ẩn chứa ý nghĩa nhân sinh vô cùng sâu sắc. Trước năm 1975, thì mối quan hệ của con người trong xã hội rất đơn giản, không đề cao cái tôi cá nhân. Nhưng sau 1975, sự phát triển của xã hội đã làm cho con người cũng chịu ảnh hưởng. Con người sống trở nên 13 ích kỷ, ghen ghét, đố kỵ nhau… Họ đề cao lợi ích cá nhân, sống chạy theo vật chất, những đam mê mù quáng của bản thân. Những năm cuối thế kỷ XX, trong nền văn học Việt Nam hiện đại, có thể thấy Phan Thị Vàng Anh là một trong số những cây bút trẻ. Tuy nhiên, cô là một người có ý thức rõ về vai trò của văn học trong thời kỳ đổi mới đất nước có tầm quan trọng và ý nghĩa như thế nào đối với con người. Qua đó, cô đã không ngừng tìm tòi, sáng tạo để sáng tác văn học phục vụ cho nhu cầu của độc giả. Mặc dù Phan Thị Vàng Anh sáng tác không nhiều so với các nhà văn khác, tuy nhiên, truyện ngắn của cô lại nhận được sự yêu mến của đông đảo bạn đọc. Phan Thị Vàng Anh đã khẳng định tài năng của mình trong các lĩnh vực: làm thơ, truyện, tạp bút và viết kịch bản cho phim tài liệu… Và trong bất kì lĩnh vực nào thì cô vẫn luôn thể hiện được bản thân với ngòi bút đầy sắc sảo và tinh tế. Đến với ba tập truyện ngắn Khi người ta trẻ, Ở nhà, Hội chợ của Phan Thị Vàng Anh, chúng ta sẽ được làm quen và cảm nhận những câu chuyện nhỏ nhặt, gần gũi trong cuộc sống nhưng đằng sau những câu chuyện ấy lại là vấn đề đáng được quan tâm. Trong truyện ngắn, Phan Thị Vàng Anh chủ yếu đề cập đến những câu chuyện thế sự và đời tư của lứa tuổi thanh thiếu niên. Phan Thị Vàng Anh là một trong số những cây bút có nhiều đóng góp cho nền văn học hiện đại Việt Nam và nhận được nhiều sự yêu mến từ bạn đọc. Về lĩnh vực truyện ngắn Phan Thị Vàng Anh được biết đến qua các tác phẩm được đăng trên các báo: Tuổi trẻ, Tiền Phong, Văn nghệ… So với các nhà văn khác, Phan Thị Vàng Anh sáng tác không nhiều nhưng cô đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng độc giả và đối với giới nghệ thuật phê bình đương đại. Truyện ngắn Khi Người ta trẻ đã được Hội Nhà văn Việt Nam tặng thưởng năm 1994, cùng truyện ngắn Hoa muộn được trao giải nhất cuộc thi viết truyện cực ngắn do báo Thế giới mới tổ chức. Tìm hiểu truyện ngắn của Phan Thị Vàng Anh độc giả như được hòa mình vào những câu chuyện đời thường trong cuộc sống. Đó là những điều rất nhỏ nhặt, bình thường, chúng ta có thể bắt gặp trong cuộc sống hằng ngày với những mối quan hệ bạn bè, gia đình, tình yêu…đã được nhà văn thể hiện rất chân thực. Phan Thị Vàng Anh đã tạo cho mình một phong cách sáng tác rất đặc trưng: Truyện ngắn 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất