Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Đóng góp của nguyễn nhật ánh cho văn học tuổi mới lớn ...

Tài liệu Đóng góp của nguyễn nhật ánh cho văn học tuổi mới lớn

.PDF
110
1
59

Mô tả:

TRƢỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT KHOA NGỮ VĂN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NIÊN KHOÁ: 2013 - 2017 ĐÓNG GÓP CỦANGUYỄN NHẬT ÁNH CHO VĂN HỌC TUỔI MỚI LỚN Sinh viên thực hiện: Lê Thị Quỳnh Anh Lớp : D13NV01 Khoá : 2013 - 2017 Hệ : CHÍNH QUY ---o0o--- Bình Dương, tháng 4 năm 2017 TRƢỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT KHOA NGỮ VĂN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NIÊN KHOÁ: 2013 – 2017 ĐÓNG GÓP CỦA NGUYỄN NHẬT ÁNH CHO VĂN HỌC TUỔI MỚI LỚN Giảng viên hƣớng dẫn: ThS. Lê Sỹ Đồng Sinh viên thực hiện : Lê Thị Quỳnh Anh Lớp : D13NV01 Khoá : 2013 - 2017 Hệ : Chính quy ---o0o--- Bình Dương, tháng 4 năm 2017 LỜI CẢM ƠN Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn ThS. Lê Sỹ Đồng, người đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện luận văn, từ việc định hướng, lựa chọn đề tài đến việc xây dựng đề cương và triển khai luận văn. Thầy đã có những góp ý cụ thể cho công trình và luôn luôn động viên để tôi có thể hoàn thành nhiệm vụ của mình. Nhân dịp này tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn đối với sự quan tâm, giúp đỡ của Thầy đã dành cho tôi. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo khoa, các thầy cô giảng viên trong khoa Ngữ Văn trường Đại học Thủ Dầu Một đã nhiệt tình động viên, giúp đỡ và tạo điều kiện để tôi hoàn thành tốt khoá luận này! Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình và người thân, những người đã tạo cho tôi một điểm tựa vững chắc cả về vật chất lẫn tinh thần trong suốt thời gian thực hiện khóa luận Bình Dương, ngày 10 tháng 4 năm 2017 Sinh viên Lê Thị Quỳnh Anh LỜI CAM ĐOAN Khóa luận được hoàn thành dưới sự hướng dẫn trực tiếp của ThS. Lê Sỹ Đồng. Tôi xin cam đoan rằng: - Đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. - Các kết quả nêu trong khóa luận là trung thực và chưa được công bố trong các công trình khác. - Những tư liệu được trích dẫn trong luận văn là hoàn toàn trung thực Nếu sai, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Sinh viên Lê Thị Quỳnh Anh MỤC LỤC MỞ ĐẦU .... ................................................................................................................1 1. Lí do chọn đề tài ..... ...............................................................................................1 2. Lịch sử vấn đề .... ...................................................................................................2 3. Mục tiêu nghiên cứu...............................................................................................6 4. Phƣơng pháp nghiên cứu........................................................................................6 4.1. Phương pháp sưu tầm... ...................................................................................7 4.2. Phương pháp thống kê... .....................................................................................7 4.3. Phương pháp phân tích và tổng hợp.... ................................................................7 4.4. Phương pháp nghiên cứu so sánh...............................................................7 4.5. Phương pháp nghiên cứu lịch sử - xã hội...................................................7 4.6. Phương pháp liên ngành.............................................................................7 5. Đối tƣợng nghiên cứu, phạm vi giới hạn đề tài.... .................................................7 5.1. Đối tượng nghiên cứu...............................................................................7 5.2. Phạm vigiới hạn đề tài.............................................................................8 6. Cấu trúc đề tài.......................................................................................................9 NỘI DUNG.............................................................................................................9 Chƣơng 1:NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG........... ...........................................................9 1. 1. Khái quát chung về văn học tuổi mới lớn.......................................................9 1.1.1. Quan niệm về văn học tuổi mới lớn.......................................................9 1.1.2.Tiến trình văn học tuổi mới lớn........ .....................................................13 1.2. Nguyễn Nhật Ánh và tác phẩm tiêu biểu......................................................15 1.2.1. Đôi nét về Nguyễn Nhật Ánh...............................................................15 1.2.2. Các tác phẩm tiêu biểu........................................................................17 1.2.3. Giới thiệu các tác phẩm nghiên cứu....................................................21 * Tiểu kết.............................................. .........................................................27 Chƣơng 2: ĐÓNG GÓP VỀ MẶT NỘI DUNG CỦA NGUYỄN NHẬT ÁNH CHO VĂN HỌC VIẾT VỀ TUỔI MỚI LỚN 2.1. Đời sống tuổi mới lớn………………… …..……………………………....29 2.1.1. Kí ức về mái trường………….… .…………………………………...30 2.1.2. Kỉ niệm trong đời thường…….… ..…………………………………..41 2.2. Tình cảm tuổi thơ………………..………………………………………..45 2.2.1. Tình cảm gia đình làng xóm…….…………………………………45 2.2.2. Tình yêu học trò trong sáng…….…………………………………..50 2.2.3. Tình cảm bạn bè……………………………………………………..61 * Tiểu kết………………………………………………………………………..…63 Chƣơng 3: ĐÓNG GÓP VỀ MẶT NGHỆ THUẬT CỦA NGUYỄN NHẬT ÁNH CHO VĂN HỌC VIẾT VỀ TUỔI MỚI LỚN 3.1. Nghệ thuật kể chuyện..................................................................................65 3.1.1. Ngôi kể.............................................................................................65 3.1.2. Giọng điệu........................................................................................75 3.2. Nghệ thuật dựng truyện...............................................................................89 3.2.1. Nghệ thuật xây dựng nhân vật .............................................................89 3.2.2. Nghệ thuật xây dựng cốt truyện ...........................................................94 * Tiểu kết ... ....................................................................................................99 KẾT LUẬN............................................................................................................100 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................102 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Một tác phẩm văn học đƣợc xây dựng thành công cần hội đủ yếu tố nội dung và nghệ thuật. Nội dung cần mới mẻ hấp dẫn mà vẫn chân thật, gần gũi với đời sống con ngƣời. Thế giới nghệ thuật phải phong phú đa dạng, kết hợp nhiều hình thức nghệ thuật khác nhau, giúp độc giả nắm bắt đƣợc quan niệm tƣ tƣởng cũng mà tác giả muốn truyền tải. Bởi vậy, việc nghiên cứu tìm hiểu nội dung và nghệ thuật trong các tác phẩm đƣợc xem là “chìa khóa vàng” giúp mở ra thế giới tâm hồn và nghệ thuật của nhà văn. Để từ đó ta thấy đƣợc sự sáng tạo tài tình của nhà văn trong từng tác phẩm. Lí giải tại sao cùng viết về một đề tài nhƣng có nhà văn tạo cho mình đƣợc chỗ đứng nhất định trong lòng độc giả, có ngƣời lại nhanh bị lãng quên? Dòng văn học viết về lứa tuổi mới lớn không còn quá xa lạ đối với giới yêu thích văn chƣơng. Những năm trở lại đây, các tác phẩm viết về đề tài này khá nhiều. Tuy nhiên, không phải tác phẩm nào ra đời cũng thành công. Nhƣng có thể nói rằng, vài chục năm qua, ở Việt Nam viết về dòng văn học tuổi mới lớn thì Nguyễn Nhật Ánh nổi lên nhƣ một hiện tƣợng. Các tác phẩm của ông không chỉ đƣợc bạn đọc trong nƣớc mà cả ngoài nƣớc mến mộ, ông trở thành một tên tuổi nổi bật, khó ai sánh kịp. Mỗi một tác phẩm của ông, khi cho ra mắt bạn đọc đều tạo nên cơn sốt trên khắp cả nƣớc. Năm 1995, ông đƣợc bầu chọn là nhà văn yêu thích nhất trong 20 năm (1975 -1995) qua cuộc trƣng cầu ý kiến của bạn đọc về các gƣơng mặt trẻ tiêu biểu trên mọi lĩnh vực của Thành Đoàn thành phố Hồ Chí Minh. Bên cạnh những tác phẩm viết cho thiếu nhi nhƣ bộ truyện Kính Vạn hoa (45 tập), Chuyện xứ Lang Biang (28 tập),…. ông cho ra đời những tác phẩm viết về tuổi mới lớn gây đƣợc tiếng vang với những cái tên quen thuộc nhƣ: Mắt biếc, Cô gái đến từ hôm qua, Những cô em gái, Hoa hồng xứ khác,… Yếu tố tạo nên thành công của một tác giả viết cho tuổi mới lớn nằm ở chỗ tác giả có “đánh thức” đƣợc tâm hồn của các em hay không? Cùng mang trên vai trọng trách của ngƣời đánh thức tâm hồn, Nguyễn Nhật Ánh đã làm đƣợc điều đó. Qua mỗi tác phẩm, ngƣời đọc nhƣ thấy chính mình sống trong tác phẩm, sinh động và chân thật. Đặc biệt là văn học tuổi mới lớn, với những trang văn thấm đƣợm những cảm xúc đầu đời, những tình cảm trong sáng, ngại ngùng, làm say mê biết bao nhiêu độc giả, không chỉ tuổi mới lớn mà cả đối tƣợng thiếu nhi và trƣởng thành. Chính vì vậy, việc nghiên cứu, tìm hiểu đóng góp của Nguyễn Nhật Ánh cho văn học tuổi mới lớn một mặt để nhận ra những đóng góp to lớn của nhà văn, mặt khác khẳng định một lần nữa quan niệm và tƣ tƣởng thẩm mĩ của nhà văn dành cho lứa tuổi mới lớn. Cho đến thời điểm hiện tại, đã có rất nhiều những công trình nghiên cứu về tác giả Nguyễn Nhật Ánh và các tác phẩm của ông, song phần lớn là tiếp cận phân tích ở một khía cạnh nhất định nào đó, chủ yếu là dành cho việc tìm hiểu các tác phẩm thuộc dòng văn học thiếu nhi còn văn học tuổi mới lớn vẫn còn nhiều điều cần khám phá. Mặc dù, cũng có những bài viết đi tìm hiểu dòng văn học này nhƣng chỉ mang tính giới thiệu, khát quát, chƣa đi sâu tìm hiểu từng nội dung, từng đặc điểm nghệ thuật,…Vì vậy, thiết nghĩ việc chúng tôi tiến hành nghiên cứu đóng góp của Nguyễn Nhật Ánh cho văn học tuổi mới lớn sẽ góp thêm một phần tiếng nói mới, khám phá mới của cá nhân về việc nghiên cứu các tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh. Xuất phát từ những lí do nêu trên, chúng tôi quyết định lựa chọn đề tài “Đóng góp của Nguyễn Nhật Ánh cho văn học tuổi mới lớn” về nội dung và nghệ thuật để tìm hiểu và nghiên cứu. 2. Lịch sử vấn đề Qua việc tìm hiểu nghiên cứu, chúng tôi thấy rằng Nguyễn Nhật Ánh là nhà văn đƣợc quan tâm nhiều trên các diễn đàn văn học, văn hóa, giải trí và cả tạp chí chuyên môn. Đồng thời, các tác phẩm của ông ra đời đều đƣợc đón nhận nồng nhiệt từ bạn đọc, cũng nhƣ đƣợc sự quan tâm, bàn luận của các đầu báo, các nhà phê bình. Để có cái nhìn khách quan nhất về Nguyễn Nhật Ánh và các tác phẩm của ông trong quá trình nghiên cứu tìm hiểu đề tài, chúng tôi tiếp xúc với các tài liệu sau: Trƣớc tiên là một số lời nhận xét, đánh giá của các nhà chuyên môn, phê bình và những độc giả sau khi đọc các tác phẩm của ông. Nhà thơ Đỗ Trung Quân đánh giá cao vai trò và sự xuất hiện của Nguyễn Nhật Ánh:“Những năm 80, một hiện tượng “đen” đang đe dọa làm bẩn những tâm hồn trong trẻo của lứa tuổi học trò: sách khiêu dâm chép tay như nạn dịch lây lan vào môi trường học đường. Chống lại nó chỉ có thể là những sáng tác đủ mạnh, đủ hay, đủ sức thu hút, có cái cho thế hệ trẻ tìm đọc. Hàng loạt tác phẩm dành cho tuổi học trò ký tên Nguyễn Nhật Ánh ra đời: Hạ đỏ, Cô gái đến từ hôm qua, Trại hoa vàng, Mắt biếc… Nguyễn Nhật Ánh không chỉ trở thành lá chắn cho tâm hồn học trò, anh còn mang lại cho văn học thanh thiếu niên một sinh khí mới, lãng mạn, dí dỏm, nghịch ngợm và lành mạnh” [32]. Nhƣ vậy, giữa giai đoạn bầu trời văn học đang có dấu hiệu “điểm đen” thì các tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh xuất hiện và mở ra một vùng sáng mới. Tác giả Thu Thủy đã đƣa ra nhận xét trong bài viết Chặng đường 10 năm của Tủ sách văn học dành cho tuổi mới lớn để khẳng định thành công của Nguyễn Nhật Ánh khi viết cho tuổi mới lớn:“Thời gian đầu, chỉ có những nhà văn lớn tuổi tham gia viết sách cho lứa tuổi này như: Đoàn Thạch Biền, Nguyễn Quang Sáng...Về sau, các cây viết trẻ tham gia sôi nổi, từ những nhà văn đã có tên tuổi ở dòng văn học người lớn đến những cây bút học trò. Viết thành công nhất những tác phẩm văn học dành cho tuổi mới lớn là Nguyễn Nhật Ánh”(...) “Những trang viết của ông đã hoàn toàn chinh phục được những độc giả đang ở độ tuổi “dở dở, ương ương”. Bởi lẽ, đọc tác phẩm nào của Nguyễn Nhật Ánh, độc giả cũng như thấy phản chiếu chính bản thân mình trong đó” [35]. Trong bài viết “Văn học cho “Tuổi mới lớn” hiện nay” tác giả Lê Phƣơng Liên đã đƣa ra nhận định: “Có lẽ một tác giả đầu tiên đã vượt lên cách viết cho thiếu nhi thông thường để đi vào đề tài “tuổi mới lớn”, đó là Nguyễn Nhật Ánh” [33]. Quả đúng là nhƣ vậy, Nguyễn Nhật Ánh đƣợc độc giả biết đến và quen thuộc đầu tiên là nhà văn của thiếu nhi. Nhƣng khi ông cho ra đời những sáng tác dành cho lứa tuổi mới lớn, tên tuổi của Nguyễn Nhật Ánh ngày càng vang xa hơn, không chỉ đƣợc bạn đọc trong nƣớc yêu thích mến mộ mà cả những tác giả, bạn đọc nƣớc ngoài cũng tìm đến các tác phẩm của ông. Trong lời giới thiệu sách trên trang web www.lazada.vn nhận định: “Có thể không ngoa khi nói rằng Nguyễn Nhật Ánh là nhà văn của tuổi mới lớn và là nhà văn thành công nhất khi khai thác đề tài hết sức thú vị này. Nhiều thế hệ độc giả Việt Nam đã lớn lên cùng những trang sách đầy mộng mơ, hồn nhiên, tươi vui của Nguyễn Nhật Ánh. Người đọc luôn yêu quý và thán phục ở ông chính là tâm hồnmột tâm hồn luôn tràn đầy năng lượng, hi vọng và không ngừng yêu thương cuộc đời, con người và tạo vật xung quanh mình”. Dù là viết về cuộc sống hằng ngày hay những cảm xúc của lứa tuổi mới lớn, Nguyễn Nhật Ánh vẫn luôn thành công qua từng trang viết của mình. Nhân dịp sinh nhật lần thứ 60 của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh, ngày 16/9/2015, Trung tâm ngôn ngữ và Văn học – Nghệ thuật trẻ em (Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội) đã tổ chức hội thảo: “Nguyễn Nhật Ánh – Hành trình chinh phục tuổi thơ”. Tại hội thảo này PGS.TS Văn Giá đã khẳng định: “Nói Nguyễn Nhật Ánh là nhà văn thiếu nhi e chừng cái danh xứng ấy trở nên chật chội với nhà văn này”. Nhƣ vậy, Nguyễn Nhật Ánh không chỉ thành công khi viết cho thiếu nhi mà còn là nhà văn chuyên viết nhiều, viết hay về tuổi mới lớn. Tiếp theo chúng tôi giới thiệu một số công trình nghiên cứu về tác giả và tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh mà chúng tôi đã tham khảo. Công trình “Thế giới trẻ thơ qua cách nhìn của Nguyễn Nhật Ánh trong bộ truyện Kính vạn hoa” của Phạm Thị Bền (Luận văn thạc sỹ khoa Ngữ Văn, chuyên ngành văn học Việt Nam, 2005, Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội). Luận văn này đƣợc tác giả tập trung khái thác ở hai mặt nội dung và nghệ thuật dƣới góc nhìn trẻ thơ. Đây là công trình nghiên cứu có thể giúp chúng tôi các định đƣợc hƣớng đi và cách thức triển khai vấn đề cần nghiên cứu. Tác giả Vũ Thị Hƣơng với đề tài “Thế giới nghệ thuật truyện Nguyễn Nhật Ánh (Luận văn thạc sỹ khoa học Ngữ văn, chuyên ngành văn học Việt Nam, 2009, Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội. Công trình nghiên cứu của Nguyễn Thị Thuấn “Nghệ thuật trần thuật trong tác phẩm ngồi khóc trên cây của Nguyễn Nhật Ánh” (Khóa luận tốt nghiệp đại hoc, chuyên ngành lí luận văn học, 2014) và một số công trình nghiên cứu khác nhƣ: Đặc điểm truyện Nguyễn Nhật Ánh (Phạm Thị Vân); Nhânvật trẻ em trong truyện Nguyễn Nhật Ánh (Nguyễn Thị Đài Trang); Nhân vật dị biệt trong văn xuôi Nguyễn Nhật Ánh và Nguyễn Ngọc Thuần (Phạm ThịHằng); Nhóm nhân vật bất toàn về nhân dạng trong sáng tác của Nguyễn NhậtÁnh (Phạm Thị Tuyết)… Trong quá trình khảo sát các công trình nghiên cứu xoay quanh các tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh, chúng tôi đặc biệt chú ý tới hai luận văn thạc sỹ của Bùi Thị Thu Thủy (Luận văn thạc sỹ, chuyên ngành ngôn ngữ và văn hóa Việt Nam) với đề tài: “Nhân vật tuổi mới lớn trong truyện Nguyễn Nhật Ánh” và luận văn thạc sỹ của Nguyễn Thị Hà “Xu hướng văn học tuổi mới lớn sau thời kỳ đổi mới”. Cả hai công trình nghiên cứu đã xây dựng đƣợc những cơ sở lý luận cơ bản về văn học tuổi mới lớn ở Việt Nam. Chứng minh Nguyễn Nhật Ánh có nhiều sáng tác viết cho tuổi mới lớn và đạt đƣợc nhiều thành công đối với mảng văn học này. Đây là những công trình nghiên cứu thực sự bổ ích cho chúng tôi, giúp chúng tôi có cái nhìn toàn diện hơn về xu hƣớng văn học tuổi mới lớn để tiến hành phân tích những đóng góp của Nguyễn Nhật Ánh cho văn học tuổi mới lớn một cách thuận lợi và dễ dàng hơn. Qua những lời đánh giá nhận định, các công trình nghiên cứu trên, đã cho thấy sự quan tâm rất lớn của ngƣời đọc, các nhà nghiên cứu, chuyên môn,..tới những vấn đề xoay quanh tác phẩm và tác giả Nguyễn Nhật Ánh. Tuy nhiên qua việc khảo sát, chúng tôi nhận thấy, hầu hết các đề tài đi sâu vào nghiên cứu từng khía cạnh nội dung hoặc nghệ thuật mà chƣa có công trình nào khai thác, tìm hiểu những đóng góp tích cực của nhà văn ở giai đoạn này. Do đó, trên cơ sở ngiên cứu của những ngƣời đi trƣớc chúng tôi sẽ lấy đó làm tiền đề, động lực để để làm sáng tỏ những đóng góp về mặt nội dung và nghệ thuật của ông. 3. Mục tiêu nghiên cứu Các tác phẩm của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh trong giai đoạn hiện nay, có thể nói chiếm một vị trí quan trọng trong làng văn xuôi đƣơng đại Việt Nam, đánh dấu một hiện tƣợng văn học đƣợc độc giả mến mộ, yêu thích với hàng loạt các tác phẩm viết về lứa tuổi mới lớn. Trong số đó, không chỉ mang lại cho ông nhiều giải thƣởng danh giá mà còn mang ông đến gần hơn với đọc giả trong và ngoài nƣớc, có những tác phẩm đã đƣợc dịch sang tiếng nƣớc ngoài. Nguyễn Nhật Ánh đƣợc mọi ngƣời yêu thích vì ông đã thực sự chạm đƣợc đến tâm hồn của bạn đọc. Ông viết những gì thƣờng nhật, giản dị và gần gũi nhất về cuộc sống. Thông qua bức tranh muôn màu mà nhà văn dùng ngôn từ, dùng chất liệu cuộc sống để vẽ nên ấy làm ngƣời thƣởng thức nhƣ đƣợc sống và hòa mình cùng với những năm tháng của tuổi thơ. Bởi lẽ, đối với Nguyễn Nhật Ánh và tác phẩm của ông sẽ không bị giới hạn bởi ranh giới văn học thiếu nhi mà đó là văn học của tất cả mọi ngƣời, không phân biệt tuổi tác hay trình độ. Dù ở bất cứ thời điểm nào trong cuộc đời, chúng tôi tin chắc rằng khi đọc tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh, bạn đọc cũng sẽ thấy mình sống dậy trong hồi ức của tuổi thơ và nhận ra giá trị, ý nghĩa lớn lao của cuộc sống xung quanh. Vì vậy, khi quyết định chọn lựa đề tài, ngƣời viết mong muốn làm rõ đƣợc những đóng góp về nội dung và nghệ thuật của Nguyễn Nhật Ánh mang lại văn học viết về tuổi mới lớn. Đồng thời chứng minh rằng, tác phẩm của ông phù hợp với mọi giai đoạn của con ngƣời, mỗi tác phẩm đều mang đến sự mới mẻ, thích thú cho ngƣời đọc ở cả nội dung lẫn nghệ thuật. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Xuất phát từ mục đích, nhiệm vụ đề tài, ngƣời viết vận dụng nhiều phƣơng pháp nghiên cứu, trong đó có các phƣơng pháp nghiên cứu chính: 4.1. Phương pháp sưu tầm Tập hợp những công trình liên quan đến vấn đề nghiên cứu. Từ những văn bản đƣợc tập hợp này, chúng tôi sẽ làm cơ sở khoa học, đặt tiền đề cho các bƣớc tiếp theo trong quá trình thực hiện đề tài. 4.2. Phương pháp thống kê Phƣơng pháp này giúp dễ dàng sử dụng các tài liệu sƣu tầm làm dẫn chứng cho các nhận định ở các mục trong đề tài một cách chính xác, khoa học. 4.3. Phương pháp phân tích và tổng hợp Phƣơng pháp này giúp tìm ra và xác định cái hay, cái mới và chỉ ra những đóng góp của của Nguyễn Nhật Ánh cho văn học tuổi mới lớn. 4.4. Phương pháp so sánh - đối chiếu Trong quá trình tập hợp tài liệu, chúng tôi nhận thấy các tác phẩm mà chúng tôi chọn khảo sát có rất nhiều ấn bản ở nhiều thời điểm khác nhau. 4.5. Phương pháp lịch sử - xã hội Ngƣời viết dựa vào việc soi chiếu Nguyễn Nhật Ánh thông qua bối cảnh lịch sử - xã hội Việt Nam nhằm nghiên cứu sự chuyển biến về nội dung lẫn tƣ tƣởng trong các chặng đƣờng sáng tác của ông để đƣa ra những nhận định đúng đắn về các sáng tác của tác giả. 4.6. Phương pháp liên ngành Để đánh giá một cách chính xác, ngƣời viết vận dụng những kiến thức về cơ sở văn hóa, lịch sử, tôn giáo tƣ tƣởng để phân tích các hiện tƣợng văn học. 5. Đối tƣợng nghiên cứu, phạm vi giới hạn đề tài 5.1. Đối tượng nghiên cứu Trong bài viết, chúng tôi sẽ tập trung nghiên cứu về vấn đề “Đóng góp của Nguyễn Nhật Ánh cho văn học tuổi mới lớn” về nội dung và nghệ thuật qua một số tác phẩm tiêu biểu dành cho tuổi mới lớn. 5.2. Phạm vi, giới hạn đề tài Nguyễn Nhật Ánh đƣợc biết đến là ngƣời đa tài. Ông vừa là nhà văn, nhà thơ, là nhà phê bình bóng đá,… Vì thế các tác phẩm, các bài viết khá đa dạng cả về đề tài lẫn thể loại. Do sự giới hạn phạm vi của đề tài nên chúng tôi tập trung nghiên cứu những tác phẩm sau: 6. - Cô gái đến từ hôm qua (1989) - Mắt biếc (1990) - Những cô em gái (2010) - Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh (2010) - Bảy bước tới mùa hè (2015) Cấu trúc đề tài Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, đề tài dự kiến đƣợc triển khai qua ba chƣơng: Chƣơng 1: Những vấn đề chung. Chƣơng 2: Đóng góp về mặt nội dung của Nguyễn Nhật Ánh cho văn học tuổi mới lớn. Chƣơng 3: Đóng góp về mặt nghệ thuật của Nguyễn Nhật Ánh cho văn học tuổi mới lớn. CHƢƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 1.1.Khái quát về văn học tuổi mới lớn 1.1.1. Quan niệm về văn học tuổi mới lớn Văn học tuổi mới lớn là một thuật ngữ đƣợc nhắc nhiều trong những năm gần đây. Tuy nhiên, để xác định một định nghĩa chính xác về nó vẫn là điều khó khăn. Văn học tuổi mới lớn dù đã xuất hiện khá lâu, nhƣng đến khoảng hơn mƣời lăm năm trở lại đây mới đƣợc mọi ngƣời quan tâm và chú ý nhiều. Chính vì thế, giới chuyên môn cũng bắt đầu nghiên cứu, tìm hiểu, lý giải cho hiện tƣợng văn học này. Mỗi tác giả có cách nhìn nhận, đánh giá khác nhau về khái niệm này nên đến tận thời điểm bây giờ vẫn còn nảy sinh nhiều quan điểm trái ngƣợc nhau và chƣa có đƣợc một định nghĩa cụ thể chính xác về khái niệm văn học tuổi mới lớn. Trong bài viết Văn học tuổi mới có thể “chung chiếu” văn học thiếu nhi?, nhà báo Hà Anh của Báo điện tử Bộ văn hóa, Thể thao và Du lịch đƣa ra một số dẫn chứng lập luận để nói về việc xác định ranh giới giữa văn học tuổi mới lớn và văn học thiếu nhi. Chúng tôi trích dẫn một số nhận định sau: “Trước tiên cần xác định lứa tuổi của văn học tuổi mới lớn hướng tới để xếp nó vào văn học nào. Một số ý kiến cho rằng, bắt đầu từ 11-17 tuổi, ý kiến khác lại thu hẹp hơn từ 13-17 tuổi với lý do từ 18 tuổi là đã thành niên và mỗi người phải chịu trách nhiệm bản thân trước cộng đồng và xã hội. Một số tác phẩm nghệ thuật như phim ảnh, văn học… cũng có những khuyến cáo rõ ràng khi cấm người dưới 18 tuổi hoặc chỉ dành cho người trên 18 tuổi. Nhà văn Lê Phương Liên đưa ra quan điểm về lứa tuổi từ 13-19 tuổi, tức là cao hơn 2 tuổi so với ý kiến của số đông. Trao đổi lại vấn đề này, nhà văn cho biết, đúng là chúng ta quy định tuổi thành niên 18, nhưng mọi thứ về tâm sinh lý vẫn chưa ổn định thực sự. Việc cho rằng, tuổi mới lớn từ 13-19 không phải là sự kéo dài của tuổi mới lớn. Còn tuỳ thuộc vào môi trường sống của lứa tuổi này, giữa nông thôn, thành thị, các vùng miền phát triển và kém phát triển cũng khác nhau. Giới hạn là 19 tuổi nhưng chúng ta không nên hiểu đó là một giới hạn “cứng”, nó cũng chỉ mang tính tương đối. Do đó, việc giới hạn tuổi bắt đầu từ 11, 13 cho đến 17 hay 19 là sự co giãn cần thiết để phù hợp với thực tế của mỗi cá nhân và môi trường sống. Chúng ta nên hiểu khung tuổi đó chỉ là một cách nói mang tính tương đối” [28]. Mỗi một độ tuổi sẽ có đặc điểm tâm sinh lý khác nhau, . Với bạn đọc tuổi mới lớn đó là những khao khát đƣợc thỏa mãn việc đọc những trang viết đi sâu vào tâm tƣ tình cảm, khơi động những băn khoăn trăn trở của một lứa tuổi đang đứng trƣớc ngƣỡng cửa cuộc đời. Các em đã tìm thấy đời sống tâm hồn mình trong văn học tuổi mới lớn Theo các quan niệm trƣớc đây, văn học tuổi mới lớn sẽ đƣợc xếp chung với mảng văn học thiếu nhi, là một phần nhỏ, nằm trong văn học thiếu nhi. Nhƣng rõ ràng, khi đọc các tác phẩm về văn học thiếu nhi từ trƣớc tới nay, chúng ta thấy đề tài đa số là những câu chuyện về thiếu niên, nhi đồng, chứ ít khi nhắc về lứa tuổi mới lớn. Giáo trình Văn học trẻ em của tác giả Lã Thị Bắc Lý quan niệm các sáng tác của Hồ Việt Khuê, Trần Thiên Hƣơng hay Nguyễn Nhật Ánh,... nếu có xuất hiện những rung cảm của tình yêu lứa tuổi học trò thì cũng chỉ đƣợc là những sáng tác dành cho mảng văn học thiếu nhi: “Viết cho lứa tuổi hoa học trò là mảng đề tài đặc biệt khởi sắc. Thế giới nội tâm sâu kín cùng với những rung động đầu đời (tình yêu học trò) được các tác giả đề cập tới như là sự phát triển tất yếu của đặc điểm tâm lí trẻ thơ. Có rất nhiều tác phẩm tiêu biểu như Bây giờ bạn ở đâu và Cỏ may ngày xưa của Trần Thiên Hương; Hương sữa đầu mùa của Lê Cảnh Nhạc; Có gì không mà tặng bông hồng của Hồ Việt Khuê và hàng loạt các truyện dài của Nguyễn Nhật Ánh Như: Còn chút gì để nhớ, Cô gái đến từ hôm qua, Thằng quỷ nhỏ, Phòng trọ ba người, Nữ sinh, Hoa hồng xứ khác, Hạ đỏ, Mắt biếc, Bàn có năm chỗ ngồi, Bong bóng lên trời...(…) Có thể nói, văn học thiếu nhi Việt Nam mang rõ tính chuyên nghiệp hơn” [2]. Nếu xếp văn học tuổi mới lớn vào văn học thiếu nhi thì chƣa thỏa đáng bởi lẽ lứa tuổi thiếu nhi thƣờng từ độ tuổi khá nhỏ, lớn nhất cũng là khoảng mƣời ba mƣời bốn. Lứa tuổi ấy không thể có những cảm xúc đầu đời, yêu thƣơng lãng mạn. Thế nhƣng khi xếp văn học tuổi mới lớn vào chung với văn học trƣởng thành lại không đủ “sức hút” cho độc giả, bởi nội dung quá nhẹ nhàng, chỉ là nhũng cảm xúc đầu đời, chỉ là cái trộm nhìn. So với tuổi trƣởng thành thì những dòng văn ấy quá non nớt và tẻ nhạt. Cùng chung với suy nghĩ ấy, nhà văn trẻ Văn Thành Lê, từng có những sáng tác viết về lứa tuổi mới lớn đã bộc bạch nỗi niềm suy tƣ của mình về mảng văn học tuổi mới lớn: “Trước đây văn học thiếu nhi mặc định là những sáng tác dành cho thiếu niên, nhi đồng, rất rõ ràng, nghĩa là cho độ tuổi từ 14 trở xuống. Văn học người lớn tất nhiên là dành cho đối tượng …người lớn. Vậy nên trống ra một khoảng, những em tuổi mới lớn, hay nói vui là tuổi dậy thì (bây giờ các em dậy thì sớm hơn một chút), có độ tuổi từ 14 đến khi trưởng thành, không có mảng văn học cho lứa tuổi mình. Các em ấy phải cố “cưa sừng làm nghé” thành thiếu nhi hoặc gắng gượng thành người lớn, theo cách của mỗi em,trong một khoảng thời gian dài, khi đến với văn học” [37]. Trong một cuộc phỏng vấn, nhà thơ Cao Xuân Sơn, Trƣởng ban biên tập Chi nhánh NXB Kim Đồng phía Nam cho biết: “Ở nước ta, sách văn học tuổi mới lớn từ trước đến nay luôn trong trạng thái hụt hẫng. Lứa tuổi 13 trở xuống đã có dày đặc sách thiếu nhi. Từ 18 trở lên có sách cho người lớn. Vậy độ tuổi từ 13 đến 17 đọc gì? Đây chính là độ tuổi cần sách nhất nhưng lại thiếu sách nhất, đặc biệt là sách văn học. Tuổi này không còn phù hợp với bác gấu, bạn thỏ, chị chim nữa, nhưng cũng chưa quá già để nuốt trôi hết những tác phẩm dành cho người lớn” hay “Không hiểu vì lẽ gì mà chúng ta thường nghiêng về lứa tuổi mẫu giáo, nhi đồng và thiếu niên cỡ 13 trở xuống, còn bọn nhóc từ 14 đến 17 – những đứa trẻ vị thành niên, không muốn làm trẻ con nhưng cũng chưa được coi là người lớn – thì dường như luôn trong tình trạng bị “bỏ đói” phải tự xào xáo lấy hoặc tự moi móc lấy những món ăn tinh thần từ khắp nơi một cách rất vô lý, rất khổ sở và rất mạo hiểm” [34]. Theo chúng tôi, văn học thiếu nhi là mảng văn học phù hợp dành cho lứa tuổi nhi đồng và thiếu niên. Văn học tuổi mới lớn thích hợp với giai đoạn bắt đầu có ý thức đƣợc việc mình làm, nhìn nhận đƣợc cảm xúc của bản thân, tức vào khoảng giai đoạn cấp hai, cấp ba… Một điều không thể phủ nhận đây là lứa tuổi chiếm gần phân nửa dân số nƣớc ta. Các em đã có quyền đƣợc đọc những tác phẩm viết đúng về lứa tổi của mình, đáp ứng đƣợc sự biến đổi tâm lý của các em khi đi qua lứa tuổi thiếu nhi. Đó có thể là những suy tƣ trăn trở trong cuộc sống hằng ngày, trong các mối quan hệ với gia đình, bạn bè,… Đây là giai đoạn các em có những tâm sinh lý nhạy cảm hơn, phức tạp hơn cho nên rất cần những tác phẩm chạm đúng vào tâm hồn của các em, để các em có thể tìm đƣợc thế giới riêng phù hợp với lứa tuổi của mình. Nhƣ vậy, qua những việc tìm hiểu nêu ra các quan niệm về lứa tuổi mới lớn của nhà các nhà văn, nhà phê bình, báo chí, chúng tôi thấy rằng văn học tuôỉ mới lớn có những đặc trƣng riêng so với văn học thiếu nhi. Không nên để văn học tuổi mới lớn trở thành một bộ phận cấu thành nên văn học thiếu nhi, điều đó sẽ làm mất đi giá trị của các tác phẩm. Tác giả Trần Đức Ngôn và Dƣơng Thu Hƣơng trong Giáo trình văn học thiếu nhi Việt Nam từng cho rằng: “Những tác phẩm viết cho lứa tuổi mới lớn với những biểu hiện tâm lý phức tạp, đặt các em trong các mối tương quan với hoàn cảnh với cuộc sống buộc phải tự lựa chọn và giải quyết (…). Viết cho lứa tuổi học trò là mảng đề tài đặc biệt khởi sắc. Thế giới nội tâm sâu kín cùng với những rung động đầu đời (tình yêu học trò) được tác giả đề cập tới như là sự phát triển tất yếu của đặc điểm tâm lý trẻ thơ.(…). Đây là loại sách gây được nhiều hứng thú và tạo nhiều tranh cãi cho độc giả, và nó cũng đáp ứng phần nào việc miêu tả những khát vọng và niềm tự tin của lớp trẻ từ thời đại mới” [8]. Tất cả những vấn đề xoay quay lứa tuổi mới lớn đều trở thành những đề tài đƣợc các tác giả chọn để sáng tạo cho tác phẩm của mình. Vậy khi những tác phẩm ấy ra đời, chúng tôi thiết nghĩ có nên sắp chúng vào mảng văn học thiếu nhi nữa không hay nên dành riêng cho nó một kệ riêng với tên riêng là Văn học tuổi mới lớn. 1.1.2. Tiến trình văn học tuổi mới lớn Vì phạm vi của đề tài nên chúng tôi tiến hành nghiên cứu tiến trình văn học tuổi mới từ năm 1986 đến giai đoạn hiện nay. Đại hội Đảng lần thứ VI diễn ra vào năm 1986 với quan điểm đổi mới toàn diện đất nƣớc trên mọi lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội,… và văn học nghệ thuật cũng nằm trong con đƣờng đổi mới với sự quan tâm đặc biệt. Trong Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ VI đã nêu rõ rằng: “Đời sống văn học đang có những chuyển biến mới mang nhiều hứa hẹn và đồng thời cũng đang nảy lên những vấn đề mới”, “nhìn tổng quát đã có những bước phát triển đáng mừng”, “sáng tác văn học trở nên năng động, hấp dẫn, tạo nên một bầu không khí sôi động thu hút được sự quan tâm rộngrãi của xã hội”. Chính vì đƣợc sự động viên, ủng hộ của Đảng và Nhà nƣớc mà các nhà văn, nhà thơ, nhà báo,… đã mạnh dạn thử sức sáng tạo đƣa vào cách tân, thử nghiệm ở mọi khía cạnh của văn học. Đó cũng là lúc văn học tuổi mới lớn dần dần hình thành phát triển thành một xu hƣớng văn học. Sau giai đoạn 1986, Văn học tuổi mới thật sự đã có một bƣớc phát triển mạnh mẽ. Vào những năm 90, cả hai miền Nam, Bắc cho ra đời những tờ báo sáng tác cho tuổi mới lớn. Nhiều bút nhóm đƣợc thành lập nhƣ: Vòm me xanh của báo Mực tím, Hƣơng đầu mùa của báo Hoa học trò,… Cũng bắt đầu từ giai đoạn này, đã xuất hiện nhiều cây bút gây đƣợc tiếng vang lớn, đƣợc độc giả biết đến nhƣ: Huỳnh Thúy Kiều, Đặng Thiều Quang, Dƣơng Bình Nguyên, Bình Nguyên Trang, Đàm Huy Đông, Phan Hồn Nhiên, Vũ Đình Giang, Dƣơng Thụy, Nguyễn Vĩnh Tiến, Nguyễn Vĩnh Nguyên, Nguyễn Danh Lam, Hoàng Anh Tú, Lê Thiếu Nhơn, Phong Điệp, Đinh Thu Hiền, Ngô Thị Giáng Uyên, Trang Hạ,… Nhà thơ Cao Xuân Sơn từng nhắc tới văn học tuổi mới lớn với nỗi niềm trăn trở: “Ở nước ta, sách văn học cho tuổi mới lớn luôn trong trạng thái hụt hẫng. Đây chính là độ tuổi cần sách nhất nhưng lại thiếu sách nhất, đặc biệt là sách văn học”. Để thấy rằng sự phát triển của văn học tuổi mới lớn chỉ kéo dài trong một khoảng thời gian nhất định (trên dƣới mƣời năm), rồi bắt đầu tan rã. Cho đến năm 2002, Nhà xuất bản Kim Đồng đã thành lập một Tủ sách văn học dành riêng cho tuổi mới lớn. Và từ khi ra đời cho đến nay, tủ sách ấy đã ngày càng phát triển mạnh mẽ, tạo nên một kênh văn học cho những ai yêu thích văn chƣơng. Đặc biệt là lứa tuổi nữa thiếu nhi nửa ngƣời lớn. Nhà thơ Cao Xuân Sơn, trƣởng ban biên tập Chi nhánh Nhà xuất bản Kim Đồng khu vực phía Nam từng bộc bạch: “Năm 2002, năm thử nghiệm đầu tiên, 2 tuần Nhà xuất bản mới phát hành một tập sách. Đến năm 2003 tăng 1 tuần một tập. Giữa 2004, 1 tuần 2 tập và lịch phát hành ổn định cho đến nay. Trong vòng vài năm trở lại, đây là tủ sách văn học Việt Nam duy nhất phát hành định kỳ và in 100% những tác phẩm mới dành cho bạn đọc độ tuổi 13 -17. Hàng tuần, mối đầu sách được 20 phát hành từ 1.500 đến 2.000 bản và đều bán hết” [39]. Từ năm 2009, Tủ sách Tuổi mới lớn đổi thành Tủ sách Teen. Đây là một cách gọi hợp lý và đƣợc bạn đọc đón nhận một cách tự nhiên và thích thú. Vì nó vừa phù hợp với giới trẻ, vừa ngắn gọn dễ gọi. Tủ sách tuổi teen bao gồm rất nhiều chuyên mục nhƣ: Teen Văn học, Teen cẩm nang sống, teen giải trí,… Và trong số ấy Teen văn học đƣợc mọi ngƣời đón nhận, tạo cho mình một chỗ đứng nhất định trong lòng khán giả yêu thích văn chƣơng, đặc biệt là lứa tuổi mới lớn. Góp phần khích lệ, động viên cho các tác giả có động lực sáng tác để phục vụ ngƣời đam mê văn chƣơng. Đồng thời đây cũng là một sân chơi tìm kiếm những tài năng văn học trẻ, giúp các em định hƣớng, khám phá ra những khả năng mới mẻ của bản thân. Qua đó ta thấy rằng, Văn học tuổi mới lớn trong thời kì đổi mới ngày càng khẳng định đƣợc chỗ đứng cho mình. Với sự phong phú về số lƣợng tác phẩm, nguồn sáng tạo dồi dào, đã giúp cho Văn học tuổi mới lớn khẳng định đƣợc hƣớng đi dứng đắn của mình, trở thành một mảng văn học độc lập với văn học thiếu nhi. Bởi lứa tuổi mới lớn là giai đoạn các em rất cần những cuốn sách văn học bổ ích, lí thú hấp dẫn để chia sẻ tâm tƣ tình cảm, giúp các em hiểu hơn về lứa tuổi của mình, biết yêu thƣơng gia đình bạn bè và có một cuộc sống lành mạnh. 1.2. Tác giả Nguyễn Nhật Ánh và các tác phẩm tiêu biểu 1.2.1. Đôi nét về Nguyễn Nhật Ánh
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất