Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học ĐỘNG ĐẤT VÀ SÓNG THẦN NGÀY 11/3/2011 VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ ĐẾN ĐỜI SỐNG, HOẠT ĐỘNG...

Tài liệu ĐỘNG ĐẤT VÀ SÓNG THẦN NGÀY 11/3/2011 VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ ĐẾN ĐỜI SỐNG, HOẠT ĐỘNG KINH TẾ Ở NHẬT BẢN

.PDF
58
723
119

Mô tả:

HỌ VÀ TÊN SV: NGÔ THỊ PHƯƠNG ĐỘNG ĐẤT VÀ SÓNG THẦN NGÀY 11/3/2011 VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ ĐẾN ĐỜI SỐNG, HOẠT ĐỘNG K INH TẾ Ở NHẬT BẢN LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH SƯ PHẠM ĐỊA LÝ MÃ SỐ: 16 GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN: ThS. HỒ THỊ THU HỒ Cần Thơ, 2012 LỜI CẢM TẠ -----Hoàn thành luận văn, lời cảm ơn đầu tiên tôi muốn gửi đến là cô Hồ Thị Thu Hồ. Cô là người đã luôn sát cánh bên tôi tận tình hướng dẫn, chỉ bảo cho tôi trong suốt quá trình nghiên cứu. Chính nhờ có sự tận tình hướng dẫn, sự động viên tinh thần và sự giúp đỡ tận tình của cô tôi mới có đủ nhiệt huyết và kiên trì để tôi có thể hoàn thành tốt luận văn này. Tiếp đó, tôi xin gửi lời tri ân sâu sắc nhất đến gia đình tôi, đặc biệt là Cha mẹ tôi, người đã sinh ra tôi, nuôi dạy tôi nên người, cha mẹ đã hi sinh cả cuộc đời để tôi có được cuộc sống như ngày hôm nay. Tôi xin gửi lời cảm ơn đến anh chị của tôi, mặc dù đã có gia đình riêng nhưng chị vẫn cố gắng phụ giúp và chăm sóc cha mẹ những lúc tôi và anh trai không có nhà. Cám ơn anh trai, anh trai luôn là người gần gũi động viên tôi những khi tôi buồn và tuyệt vọng, tôi thật sự hạnh phúc khi được sống trong gia đình mình. Một lần nữa xin cảm ơn cha mẹ đã sinh ra con, nuôi con khôn lớn trở thành người có ích cho xã hội. Đồng thời, tôi muốn được bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến quý thầy cô của trường Đại Học Cần Thơ, đặc biệt là các thầy cô trong bộ môn Sư Phạm Địa lí đã giảng dạy và truyền thụ cho tôi những kiến thức từ trước đến nay. Đây chính là hành trang kiến thức để tôi bước trên con đường giáo dục sau này. Sau cùng tôi xin gởi lời cám ơn đến Trung Tâm Học Liệu, thư viện khoa Sư Phạm đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình mượn tài liệu và truy cập Internet. Do khả năng của bản thân và thời gian nghiên cứu có hạn nên luận văn không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nh ận được sự đóng góp của quý thầy cô, các bạn sinh viên để bài viết được hoàn chỉnh và tốt hơn.Xin chân thành cảm ơn! Cần thơ, tháng 5 năm 2012 Sinh viên thực hiện Ngô Thị Phương MỤC LỤC -----MỤC LỤC……………………………………………………………. I DANH MỤC HÌNH…………………………………………………..IV PHẦN MỞ ĐẦU …………………………………………………. ………….. 1 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI……..……………………………………………….. 1 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU………………………………………….….….. 1 3. ĐỐI TƯỢNG – PHẠM VI NGHIÊN CỨU……….……………...…….…. . 1 4. LỊ CH SỬ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU..……………………………..…….….. 2 5. QUAN ĐIỂM NGHIÊN CỨU…………………………………….…….…… 2 5.1. Quan điểm lãnh thổ………………………………………………..……… 2 5.2. Quan điểm tổng hợp…………………………………………………..….. 2 5.3. Quan điểm lịch sử……………………………………………………..….. 3 5.4. Quan điểm viễn cảnh……………………………………………..……..... 3 6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỤ THỂ……………………………....... 3 PHẦN NỘI DUNG …………………………………………………………… 4 CHƯƠNG 1 - TỔNG QUAN VỀ ĐỘNG ĐẤT VÀ SÓNG THẦN ……… 4 1.1 Động đất ............................................................................................................ 4 1.1.1. Khái niệm ................................................................................................ 4 1.1.2. Đặc điểm .................................................................................................. 4 1.1.3. Nguyên nhân động đất ............................................................................ 5 1.1.4. Phân cấp động đất ................................................................................... 5 1.1.5. Một số trận động đất lớn trong lịch sử .................................................. 6 1.1.6. Dự báo và phòng chống .......................................................................... 6 1.1.6.1. Dự báo ............................................................................................. 6 1.1.6.2. Phòng chống .................................................................................... 7 1.2 sóng thần........................................................................................................... 8 1.2.1 khái niệm .................................................................................................. 8 1.2.2 Đặc điểm ................................................................................................... 8 1.2.3. Nguyên nhân phát sinh ra sóng thần ..................................................... 9 1.2.4. Phân cấp sóng thần................................................................................. 10 I 1.2.5. Các hiện tượng trước khi có sóng thần ................................................. 10 1.2.6. Các trận sóng thần lớn trong lịch sử ..................................................... 10 1.2.6.1 Trận sóng thần Thái Bình Dương - 1946. ........................................ 10 1.2.6.2 Trận sóng thần Chile – 1960............................................................ 11 1.2.6.3 Trận sóng thần Vịnh Moro - 1976.................................................... 11 1.2.6.4 Trận sóng thần Tumaco – 1979........................................................ 11 1.2.6.5 Trận sóng thần Okushiri - 1993 ....................................................... 12 1.2.6.6 Trận sóng thần Ấn Độ Dương - 2004............................................... 12 1.2.6.7 Trận sóng thần nam Đảo Java - 2006............................................. 12 1.2.6.8 Trận sóng thần Chile – 2010............................................................ 12 1.2.7. Phát hiện, dự báo và phòng chống ......................................................... 12 1.2.7.1. Phát hiện.......................................................................................... 12 1.2.7.2. Dự báo ............................................................................................. 14 1.2.7.3. Phòng chống .................................................................................... 15 TÓM TẮT CHƯƠNG 1 ......................................................................................... 17 CHƯƠNG 2 - TỔNG QUAN VỀ NHẬT BẢN ............................................. 18 2.1. Vị trí địa l í và lãnh thổ ................................................................................... 18 2.2. Điều kiện tự nhiên........................................................................................... 18 2.3. Dân cư và xã hội .............................................................................................. 19 2.4. Kinh tế ............................................................................................................. 19 2.4.1. Tổng quan nền kinh tế Nhật Bản........................................................... 19 2.4.2. Các ngành Kinh tế .................................................................................. 20 2.4.2.1. Nông nghiệp .................................................................................... 20 2.4.2.2. Công nghiệp .................................................................................... 21 2.4.2.3. Dịch vụ............................................................................................. 24 TÓM TẮT CHƯƠNG 2 ......................................................................................... 25 CHƯƠNG 3 - ẢNH HƯỞNG CỦA ĐỘNG ĐẤT VÀ SÓNG THẦN NGÀY 11/3/2011 ĐẾN ĐỜI SỐNG, HOẠT ĐỘNG KINH TẾ Ở NHẬT BẢN ... 26 3.1. Động đất và sóng thần ngày 11/3/2011 ......................................................... 26 3.1.1. Vị trí hình thành và diễn biến ................................................................ 26 3.1.1.1. Vị trí hình thành .............................................................................. 26 3.1.1.2. Diễn biến ......................................................................................... 27 3.1.2. Nguyên nhân hình thành động đất và sóng thần ngày 11/3/2011 ........ 28 II 3.2. Ảnh hưởng của động đất và sóng thần ngày 11/3 đối với đất nước Nhật Bản 28 3.2.1. Ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống xã hội ............................................. 28 3.2.2. Ảnh hưởng đến hoạt động kinh tế ......................................................... 30 3.2.2.1. Ngành nông nghiệp .......................................................................... 30 3.2.2.2. Ngành công nghiệp .......................................................................... 31 3.2.2.3. Ngành dịch vụ .................................................................................. 35 3.3. Những biện pháp khắc phục hậu quả của chính phủ Nhật Bản và sự cứu trợ quốc tế ..................................................................................................................... 36 3.3.1. Những biện pháp khắc phục hậu quả của chính phủ và nhân dân Nhật Bản ......................................................................................................................... 36 3.3.1.1. Chính phủ ......................................................................................... 36 3.3.1.2. Công dân .......................................................................................... 37 3.3.2. Sự cứu trợ quốc tế ................................................................................... 38 3.3.2.1. Sự quan tâm của thế giới ................................................................. 38 3.3.2.2. Sự giúp đỡ của Việt Nam đối với nhân dân Nhật Bản ..................... 40 3.4. Sự phục hồi của đất nước Nhật Bản sau thảm họa động đất và sóng thần ngày 11/3/2011........................................................................................................ 41 TÓM TẮT CHƯƠNG 3 ......................................................................................... 44 PHẦN KẾT LUẬN ........................................................................................... 45 TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………… 46 III DANH MỤC HÌNH Thứ tự Tên hình Trang 1 Hình 1.1 Mô phỏng chấn tâm và chấn tiêu của động đất trang 4 2 Hình 2.2. Bản đồ tự nhiên Nhật Bản trang 18 3 Hình 2.3. Lược đồ phân bố sản xuất nông nghiệp của trang 21 Nhật Bản 4 Hình 2.4. Lược đồ c ác trung tâm công nghiệp chính của trang 23 Nhật Bản 5 Hình 3.5. Vị trí tâm chấn động đất Tohoku ngày trang 26 11/3/2011 tại vùng bờ biển phía đông Honshu Nhật Bản 6 Hình 3.6. Bản đồ tâm chấn và vị trí các dư chấn của trận động đất ngoài khơi Tohoku IV trang 27 PHẦN MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Trận động đất lớn chưa từng t hấy trong vòng 140 năm qua đã kéo theo sóng thần cao tới 10 m, tàn phá nhiều vùng ven biển, đặc biệt là thành phố Sendai và một số lãnh thổ của các quốc gia lân cận. Đây là trận “thảm họa kép” động đất và sóng thần có sức tàn phá ghê gớm, đã gây ra thiệt h ại nặng nề cho đất nước Nhật Bản cả về vật chất lẫn tinh thần. Như vậy, trận động đất và sóng thần ngày 11/3/2011 diễn ra như thế nào và gây ra những thiệt hại gì? Nó ảnh hưởng như thế nào đến đời sống, sản xuất, cũng như đến nền kinh tế Nhật Bản? Những vấn đề trên đã được rất nhiều người quan tâm và mong muốn được hiểu rõ hơn về sự kiện này. Bản thân tôi cũng vậy, tôi luôn muốn tìm hiểu nguyên nhân cũng như những ảnh hưởng của trận động đất, sóng thần đã gây ra cho đất nước Nhật Bản để tôi cũng như các bạ n hiểu, cảm thông và chia sẻ với nỗi đau của những người dân nơi đó. Vì thế, nên tôi đã quyết định chọn đề tài cho luận văn tốt nghiệp của mình là: “Động đất và sóng thần ngày 11/3/2011 và ảnh hưởng của nó đến đời sống, hoạt động kinh tế ở Nhật Bản ”. 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Mục đích chính của đề tài là đi sâu tìm hiểu diễn biến, mức độ ảnh hưởng, cũng như thiệt hại mà trận động đất và sóng thần ngày 11/3 gây ra cho đất nước Nhật Bản về các mặt như: đời sống của người dân, hoạt động sản xuất kinh tế… Đồng th ời đây cũng là cơ hội để tôi bổ sung thêm nguồn tri thức của bản thân về động đất và sóng thần cũng như hiểu biết hơn về đất nước xứ sở hoa Anh Đào, đây cũng là nguồn tri thức giúp ích cho tôi rất nhiều trong công tác giảng dạy ở trường THPT sau này. 3. ĐỐI TƯỢNG – PHẠM VI NGHIÊN CỨU Tìm hiểu thiên tai là một vấn đề rất rộng với nhiều loại thiên tai cần được nghiên cứu như: động đất, bão, núi lửa, sóng thần…Tuy nhiên, trong đề tài này tôi chỉ tập trung vào việc tìm hiểu động đất và sóng thần đối với một qu ốc gia, một vùng lãnh thổ, mà cụ thể là đi tìm hiểu ảnh hưởng của trận động đất và sóng thần ngày 11/3/2011 đối với đời sống và hoạt động sản xuất kinh tế của người dân Nhật Bản. Bài nghiên cứu bao gồm những nội dung chính sau đây: - Tìm hiểu về động đất v à sóng thần ngày 11/3 (vị trí, diễn biến và nguyên nhân hình thành…) - Những ảnh hưởng của trận động đất và sóng thần này đối với Nhật Bản về tất cả các mặt: đời sống, xã hội, sản xuất kinh tế. - Những biện pháp khắc phục hậu quả sau động đất và sóng thần của nhân dân, chính phủ Nhật Bản và sự cứu trợ quốc tế. Trang 1 4. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Đề tài về động đất và sóng thần là một đề tài không còn mới mẻ, bởi đã có rất nhiều tác giả trên thế giới cũng như những tác giả tại Việt Nam nghiên cứu, ví dụ như quyển: “ Tai biến động đất và sóng thần ” Cao Đình Triều NXB Khoa học và kỹ thuật năm 2008, hay quyển: “ Tìm hiểu động đất và sóng thần ” Nguyễn Hữu Danh NXB Giáo Dục năm 2006…Tuy nhiên, những cuốn sách đi sâu vào tìm hiểu ảnh hưởng do động đất và sóng thần lên một quốc gia cụ thể thì còn hạn chế mà đặc biệt là đất nước Nhật Bản một quốc gia chịu nhiều thiên tai động đất và sóng thần. Nói đến đất nước Nhật Bản cũng đã có rất nhiều đề tài nghiên cứu về đất nước này ở các khía cạnh khác nhau như kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội… Ví dụ như tác giả Eiichi Aoki với quyển: “Nhật Bản-Đất Nước Và Con Người ”, hay quyển: “Lịch sử Nhật Bản” tác giả Phan Ngọc Liên (chủ biên), NXB Văn Hóa – Thông Tin, Hà Nội – 1997, hoặc cuốn: “Nhật Bản đường đi tới một siêu cường kinh tế ” tác giả Lê Văn Sang, Lưu Ngọc Trinh, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1991…Nhưng ở đây tôi muốn nói đến sự kiện về trận thảm họa kép động đất và sóng thần xảy ra tại đất nước Nhật vào ngày 11/3/2011, vì đây là một sự kiện còn mới mẻ vì thế chưa được nhiều tá c giả viết sách, chúng ta chỉ tìm hiểu và biết đến thông qua báo chí, mạng internet, truyền thông, như tác giả Hồng Sơn, với bài viết “ thiên tai tác động lên nền kinh tế Nhật và thế giới ra sao?”, hay tác giả: Trí Tín - Văn Nguyễn với bài viết “ Quyên góp giúp Nhật Bản sau thảm họa động đất, sóng thần”…Với bài viết này tôi sẽ trập trung tìm hiểu nguyên nhân, diễn biến, kết quả và đặc biệt là ảnh hưởng đến hoạt động kinh tế Nhật Bản, cũng như cuộc sống của người dân sau khi xảy ra trận thảm họa kép động đất v à sóng thần ngày 11/3/2011 cho đến nay. 5. QUAN ĐIỂM NGHIÊN CỨU 5.1. Quan điểm lãnh thổ Mỗi sự vật hiện tượng địa lí luôn có sự phân hóa trong không gian và theo thời gian. Mặt khác, lại có sự khác biệt giữa nơi này với nơi khác. Do đó, ở những vùng miền k hác nhau thì ảnh hưởng của động đất và sóng thần lên nó cũng không giống nhau. Vì vậy, khi nghiên cứu đề tài này chúng ta cần nghiên cứu dưới góc độ lãnh thổ, như thế sẽ giúp chúng ta thấy được sự khác nhau về mức độ thiệt hại mà trận động đất và sóng thần ngày 11/3/2011 đã gây ra cho đất nước Nhật Bản như thế nào. 5.2. Quan điểm tổng hợp Khi nghiên cứu các sự vật hiện tượng, chúng ta không thể tách riêng từng yếu tố để xem xét mà phải đặt chúng trong một mối quan hệ thống nhất. Vì thế, khi nghiên cứu về trận động đất và sóng thần xảy ra ngày 11/3, tôi đã đặt nó trong mối quan hệ với vị trí địa lí, địa hình, khí hậu…của Nhật Bản. Đồng thời, khi nghiên cứu ảnh hưởng của trận động đất và sóng thần này đối với nền kinh tế Nhật Bản, tôi cũng xem xét nó trong mối quan hệ tổng hợp giữa kinh tế với rất nhiều yếu tố khác như: các hoạt động sản xuất, dịch vụ, xã hội…Bởi lẽ trận động đất và sóng thần vừa qua không chỉ gây thiệt hại nặng nề về người và của mà nó còn gây ra rất nhiều hậu quả khác, trong Trang 2 đó có nhiều hậu quả phải mất thời gian khá lâu mới có thể khắc phục được như: các hoạt động sản xuất ở nơi xảy ra sóng thần bị ngưng trệ, ảnh hưởng của chất phóng xạ đến đời sống của nhân dân, tình hình xã hội trở nên hỗn loạn…chính những vấn đề này đã tác động không nhỏ đến sự phát triển kinh tế của Nhật Bản. 5.3. Quan điểm lịch sử Mỗi sự vật, hiện tượng đều có quá trình hình thành, tồn tại và phát triển của nó từ đó quyết định đến đặc điểm tồn tại và phương hướng phát triển trong tương lai. Do đó, để hiểu được đặc điểm v à sự phát triển của trận động đất và sóng thần ngày 11/3/2011 và ảnh hưởng của nó đến đời sống, hoạt động kinh tế ở Nhật Bản thì chúng ta phải tìm hiểu lịch sử phát triển của chúng trong quá khứ để có cái nhìn về lịch sử nhằm hiểu rõ hơn về đề tài và từ đó giúp chúng ta nghiên cứu sâu sắc hơn. 5.4. Quan điểm viễn cảnh Quan điểm viễn cảnh cho phép dự đoán được xu hướng vận động và phát triển của vấn đề nghiên cứu từ đó người nghiên cứu có thể đưa ra những dự báo, phương hướng và những giải pháp phù hợp cho v ấn đề nghiên cứu trong tương lai. Trên cơ sở nắm vững và hiểu được nguyên nhân, diễn biến và ảnh hưởng của tr ận động đất và sóng thần xảy ra ngày 11/3 /2011 trên đất nước Nhật Bản cho phép chúng ta dự đoán, định hướng trong tương lai vấn đề nghiên cứu sẽ bi ến đổi và phát triển như thế nào? Cũng như việc nhận thức được vấn đề này trong hiện tại và cả tương lai. 6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỤ THỂ Đề tài được thực hiện qua phương pháp thu thập, tổng hợp tài liệu: sách, báo, giáo trình, internet…Từ những tài liệu thu thập được, tác giả tổng hợp và phân tích để chọn lọc lại những thông tin cần thiết cho đề tài. Tác giả sử dụng phương pháp bản đồ, nghiên cứu bản đồ, lược đồ, hình ảnh để tìm hiểu rõ những vị trí xảy ra động đất sóng thần trên đất nước Nhật ngày 11/3/ 2011 và mức độ ảnh hưởng của nó cụ thể như thế nào đến kinh tế và đời sống người dân. Qua bản đồ, lược đồ, hình ảnh còn làm rõ hơn, tăng thêm tính trực quan và phong phú cho đề tài. Trang 3 PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1 - TỔNG QUAN VỀ ĐỘNG ĐẤT VÀ SÓNG THẦN 1.1 Động đấ t 1.1.1. Khái niệm Động đất là sự rung chuyển hay chuyển động lung lay của mặt đất [1,tr37]. Nói cách khác: Động đất là sự giải phóng nhanh của năng lượng đàn hồi được tích lũy tại một điểm nào đó bên trong Trái Đất, gây nên sóng địa chấn và tác động lên bề mặt làm phá hoại các công trình, biến dạng bề mặt cũng như gây chết chóc cho con người… 1.1.2. Đặc điểm Động đất xảy ra hằng ngày trên trái đất, nhưng hầu hết ít gây ra thiệt hại. Khi động đất lớn có thể gây thiệt hại trầm trọng và gây tử vong bằng n hiều cách. Động đất có thể gây ra đất lở, đất nứt, sóng thần, nước triều giả, đê vỡ, và hỏa hoạn. Trong rất nhiều trường hợp, có rất nhiều trận động đất nhỏ hơn xảy ra trước hay sau lần động đất chính; những trận này được gọi là dư chấn. Năng lực của động đất được trải dài trong một diện tích lớn, và trong các trận động đất lớn có thể trải hết toàn cầu. Các nhà khoa học thường có thể định được điểm mà các sóng địa chấn được bắt đầu. Điểm này được gọi là chấn tiêu. Hình chiếu của điểm này lên mặt đất được gọ i là chấn tâm. Khoảng cách giữa chấn tiêu và chấn tâm gọi là độ sâu chấn tiêu (hình 1.1 ). [12] h: độ sâu chấn tiêu Hình 1.1 Mô phỏng chấn tâm và chấn tiêu của động đất Nguồn: http://www.donre.hochiminhcity.gov.vn/dulieu/dongdat-songthan.htm Nhiều trận động đất, đặc biệt là những trận xảy ra dưới đáy biển, có thể gây ra sóng thần. Có bốn loại sóng địa chấn được tạo ra cùng lúc. Tuy nhiên, chúng có vận tốc khác nhau và có thể ghi nhận được theo thứ tự đi đến trạm thu như sau: sóng P, sóng S, sóng Love, và cuối cùng là sóng Rayleigh. [9] Trang 4 1.1.3. Nguyên nhân động đất Bất kỳ một trận động đất nào cũng đều liên quan đến sự tỏa ra một khối lượng từ một nơi nhất định. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự phát triển khối năng lượng gây ra động đất, có thể chia ra thành b a nguyên nhân chính sau: - Nội sinh: Liên quan đến vận động phun trào núi lửa, vận động kiến tạo ở các đới hút chìm, các hoạt động đứt gãy. - Ngoại sinh: Thiên thạch va chạm vào Trái Đất, các vụ trượt lở đất đá với khối lượng lớn. - Nhân sinh: Hoạt động là m thay đổi ứng suất đá gần bề mặt hoặc áp suất chất lỏng, đặc biệt là các vụ thử hạt nhân dưới lòng đất. [ 9] 1.1.4. Phân cấp động đất Hiện nay, trừ ở một vài quốc gia, trên thế giới đều sử dụng thang 12 cấp để đánh giá cường độ chấn động. Ở Bắc Mỹ người ta dùng thang 12 cấp gọi là thang Mercalli cải biến MM (Modified Mercalli Scale). Liên Xô (trước đây), các nước châu Âu và nước ta sử dụng thang 12 cấp gọi là thang MSK -64, được Hội đồng địa chấn châu Âu thông qua năm 1964 ( M,S,K là 3 chữ cái đầu của tên các tác giả xây dựng thang cấp động đất này: Medvedev ( Liên Xô ), Sponhauer (Đức), Karnik (Tiệp)). Thang MM sử dụng ở Bắc Mỹ và thang MSK-64 nói chung trùng nhau. Thang MSK đã được bổ sung nhiều lần từ năm 1964 và năm 1992 Đại hội đồng địa chấn châu Âu h ọp ở Praha đã thông qua để áp dụng dưới tên “thang cấp động đất châu Âu” EMS (European Macroseismic Scale 1992). Một số nước châu Âu như Ý, Thụy Sĩ sử dụng thang 10 cấp thành lập từ cuối thế kỹ 19. Ở Nhật Bản người ta sử dụng thang JMA chỉ gồm có 7 cấp. [12] Dưới đây là các đặc trưng chủ yếu của các cấp động đất trong thang cấp độ Richter được sử dụng rộng rãi trên thế giới: + 1–2: Không nhận biết được + 2–4: Có thể nhận biết nhưng không gây thiệt hại + 4–5: Mặt đất rung chuyển, nghe tiếng nổ, thiệt hại không đáng kể. + 5–6: Nhà cửa rung chuyển, một số công trình có hiện tượng bị nứt. + 6–7 và 7–8: Mạnh, phá hủy hầu hết các công trình xây dựng thông thường, có vết nứt lớn hoặc hiện tượng sụt lún trên mặt đất. + 8–9: Rất mạnh , phá hủy gần hết cả thành phố hay đô thị , có vết nứt lớn , các tòa nhà bị lún. + >9: Là cấp độ mạnh hơn cấp 8 -9 trên thang Richter, tuy nhiên thường hiếm khi xảy ra. + >10: Mạnh hơn cấp độ trên và rất hiếm khi xảy ra. [9] Trang 5 1.1.5. Một số trận động đất lớn trong lịch sử Trận độn g đất Ấn Độ Dương năm 2004, với cường độ được ước lượng khoảng từ 8.9-9.3 độ Richter (cường độ hiện vẫn chưa được thống nhất, nhưng đa số cho rằng là lớn hơn 9.0 độ Richter), đã gây ra một loạt những cơn sóng thần khủng khiếp ngày 26 tháng 12 năm 2004. [7] Một trận động đất mạnh 7.7 độ Richter làm rung chuyển Ấn Độ Dương ngày 17 tháng 7 năm 2006 tại địa điểm cách 200 km phía nam Pangandaran, một bãi biển đẹp nổi tiếng về những đợt sóng thích hợp cho những người ưa thích môn lướt sóng. Trận động đất này đã g ây ra một cơn sóng thần với nhiều độ cao khác nhau từ 2 m tại Cilacap tới 6 m tại bãi biển Cimerak cuốn và phạt bằng những ngôi nhà ở sâu tới 400 m bên trong bờ biển. Số lượng nạn nhân được thông báo gồm 600 người chết và khoảng 150 người vẫn đang mất tích . [10] Động đất ngày 12/5/2008 tại tỉnh Tứ Xuyên (Trung Quốc) với cường độ 7,8 độ richter. Tâm của trận động đất này nằm cách trung tâm hành chính tỉnh 92 km về phía Tây Bắc. Số người thiệt mạng trong trận động đất này vào khoảng hơn 69.000 người, bị thươ ng hơn 370.000 người và hơn 17.000 người khác bị mất tích. [10] Trận động đất ngày 12/1/2010 tại Haiti có cường độ 7,1 độ richter. Cho tới thời điểm hiện nay vẫn chưa thể có các số liệu chính xác về số người thiệt mạng, song theo tính toán sơ bộ, con số này đã lên tới 200.000 người, vẫn còn rất nhiều người đang bị vùi lấp dưới đống đổ nát. Chính quyền Haiti cũng đã cho mai táng gần 7.000 nạn nhân sau động đất. [10] 1.1.6. Dự báo và phòng chống động đất 1.1.6.1. Dự báo Dự báo và phòng chống các thiên tai, nhất là đối với động đất, không chỉ là trách nhiệm của các nhà địa chấn và các chuyên gia của nhiều ngành kỹ thuật có liên quan, mà còn là vấn đề được cả xã hội quan tâm. Các nhà khoa học và các chuyên gia kỹ thuật đã tốn rất nhiều công sức và trí tuệ, đặc biệt là ở Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc và Liên Xô, cho hoạt động nghiên cứu dự báo động đất, nhưng đến nay vấn đề cấp bách và phức tạp này vẫn chưa giải quyết được. Để đưa ra các dự báo về các trận động đất xảy ra các nhà địa chấn học đã căn cứ vào một tập hợp các dấu hiệu đặc trưng của môi trường địa chất, kể cả sự thay đổi bất thường trong hành vi của động vật trước khi có động đất. Chúng ta có thể liệt kê các dấu hiệu quan trọng và đáng tin cậy như dưới đây: - Sự xuất hiện các chấn động nhỏ trước khi có động đất mạnh. - Sự dịch chuyển nhanh của vỏ trái đất, được xác định nhờ mạng trắc địa và đo đạc từ vệ tinh. - Sự thay đổi tốc độ truyền sóng động đất: trước khi động đất mạnh xảy ra tỉ số giữa tốc độ sóng dọc và tốc độ sóng ngang có sự biến đổi. - Sự thay đổ i của từ trường trái đất và độ dẫn điện của đất đá. Trang 6 - Sự thay đổi lượng và thành phần của các loại khí, đặc biệt là rađon và clo, thoát ra trước khi xảy ra động đất. - Sự thay đổi mực nước trong giếng và lỗ khoan. Mực nước dưới đất thường dâng lên hoặc sụt xuống là dấu hiệu thể hiện rất rõ trước khi xảy ra trận động đất. [12] 1.1.6.2. Phòng chống * Những điều cần lưu ý - Trước động đất + Những vật dụng trong nhà nên được đứng vững chắc. Những thứ như tivi, gương, máy tính, v.v. nên được dán chặt vào tườn g để khi lung lay cũng không rớt xuống đất gây ra thương tích. Tranh, gương, v.v. nên được đặt xa giường ngủ. + Đặt các đồ đạc nặng trong nhà như kệ sách, tủ chén, v.v. xa khỏi các cửa và những nơi thường lui tới để khi chúng ngả vẫn không làm chướng ngại lối ra. Chúng cũng nên được dính chặt vào tường. + Vật dụng nhà bếp nên được dính chặt vào mặt đất, tường, hay mặt bàn. + Những vật nặng hay dễ vỡ nên để gần mặt đất. + Tại một nơi dễ đến, dự trữ nước uống, đồ ăn đóng hộp, đèn pin, pin, rađiô, băng, thuốc men. Thay đổi chúng thường xuyên khi hết hạn. + Thống nhất chọn một nơi tụ họp gia đình trước nếu mọi người không ở cùng nơi khi động đất xảy ra. - Trong lúc động đất + Nếu động đất xảy ra trong lúc ta đang ở trong nhà, thì phải chui xuống một gầm bàn lớn hay giường nếu nó có thể chịu được nhiều vật rớt. Như thế khi nhà sập vẫn có khí thở. Nếu bàn chuyển động, đi theo bàn. + Nếu không có gầm bàn thì tìm góc phòng hay cánh cửa để núp. Tránh cửa kính. + Tránh xa những vật có thể rơi xuống. + Che mặt và đầ u để khỏi bị các mảnh vụn trúng. + Nếu điện cúp, dùng đèn pin. Đừng dùng nến hay diêm vì chúng có thể gây hỏa hoạn. + Nếu động đất xảy ra trong lúc ở ngoài đường, tránh xa các tòa nhà và dây điện , tìm chỗ trống đứng. + Nếu động đất xảy ra trong lúc lái xe, ngừng xe ở lề đường. Tránh các cột điện, dây điện, và đường cầu. Đăc biệt, nếu đang ở trong các tòa nhà cao tầng: + Tuyệt đối không được dùng thang máy vì khi có động đất thì hay kèm theo mất điện và nếu dùng thang máy thì sẽ bị kẹt. + Tránh xa các khu vực có cửa kính, đèn điện treo. + Nghiên cứu cho thấy có khá nhiều người bị thương là do cố ra khỏi tòa nhà cao tầng ngay lập tức hoặc chạy sang các chỗ khác cùng tòa nhà. Hầu hết thương vong liên quan tới động đất do bị tường đổ, các mảnh kính bị vỡ và văng vào người. - Sau khi có động đất Trang 7 + Kiểm tra thử có ai bị thương không. Đừng di chuyển người bị thương trừ khi họ ở gần dây điện hay những nguy hiểm khác. Gọi cấp cứu nếu có người tắt thở. Nếu bị nhà sập, gây tiếng động để kêu cứu. + Chuẩn bị cho các trận dư chấn, những trận động đất gây ra bởi trận động đất vừa xảy ra. Tuy chúng nhỏ hơn, chúng vẫn có thể gây ra thương tích. + Mở rađiô để xem có tin tức khẩn cấp không. + Động đất có thể làm đứt dây điện, gas, hay nước. Nếu ngửi thấy có mùi hôi, mở cửa sổ và tắt đường gas, đừng tắt mở máy nào hết, và ra ngoài. Thông báo các nhà chức trách. [9] Những lưu ý trên giúp chúng ta có những kinh nghiệm tốt hơn trong việc phòng chống và giảm nhẹ thiệt hại khi có động đất xảy ra. Đó là những kinh nghiệm quý báu mà chính những người dân nơi thường xuyên phải chịu ảnh hưởng do động đất tích lũy và truyền lại cho mọi người. 1.2. Sóng thần 1.2.1.Khái niệm Thuật ngữ sóng thần (tsunami) bắt nguồn từ tiếng Nhật có nghĩa là " Vịnh " (津 tsu, âm Hán Việt: "tân") và "sóng" (波 nami, "ba"). Thuật ngữ này do các ngư dân đặt ra dù lúc đó họ không biết nguyên do là sóng xuất phát ở ngoài khơi. Sóng thần trước kia từng được coi là sóng thuỷ triều (tiếng Anh: tidal wave) vì khi tiến vào bờ, sóng tác động như một đợt thuỷ triều mạnh dâng lên, khác hẳn loại sóng thường gặp ngoài biển tạo bởi gió. Tuy nhiên, vì không đúng với thực tế cho nên thuật ngữ này không còn dùng nữa. Như vậy, sóng thần (tiếng Nhật: tsunami) là một loạt các đợt sóng tạo nên khi một thể tích lớn của nước đại dư ơng bị chuyển dịch chớp nhoáng trên một quy mô lớn, đây là loại sóng có đỉnh sóng cao hàng chục mét ập vào bờ, có khả năng tàn phá tất cả những vật cản trên đường tiến và rút lui của sóng. [7] 1.2.2. Đặc điểm Tuỳ thuộc khoảng cách tác động tính từ nguồn phát sinh, sóng thần được chia làm 2 loại: sóng thần gần (sóng thần địa phương) và sóng thần xa. Sóng thần địa phương biểu hiện dưới dạng sóng lớn trên mặt biển và tàn phá những bờ biển gần. Các nhà nghiên cứu nhận thấy các sóng thần địa phương thường xảy ra ở biển Nhật Bản, Phillipin, Nam Mỹ và phần phía Đông của Địa Trung Hải. Sóng thần xa là loại sóng truyền xuyên qua đại dương với tốc độ lớn. Loại sóng này không giống sóng biển thông thường mà ta có thể nhìn thấy trên mặt nước biển: mặt đầu của són g xuyên qua toàn bộ khối nước từ bề mặt đến tận đáy đại dương. Những sóng thần như vậy được truyền đi với tốc độ thường khoảng 600 – 800 km/giờ. Khi tiến đến gần bờ năng lượng sóng tập trung trên mặt đầu sóng ngày càng thu hẹp (do độ sâu của đại dương ngày càng giảm) và tạo ra sóng mặt rất cao giống như sóng nhào (sóng bạc đầu) và tác động vào bờ giống như một bức tường nước khổng lồ cao vút đổ sập lên bờ. [12] Trang 8 Chiều cao thực của một đợt sóng thần trên đại dương thường không tới một mét. Điều này khiến những người ở trên tàu giữa đại dương khó nhận ra chúng. Bởi vì chúng có chiều dài sóng lớn, năng lượng của một cơn sóng thần điều khiển toàn bộ cột nước, hướng nó xuống phía đáy biển. Các cơn sóng đại dương ở vùng nước sâu thường xuất hiện do chuyển động của nước tính từ bề mặt đến một độ sâu bằng một nửa chiều dài sóng. Điều này có nghĩa rằng sự di chuyển của sóng bề mặt đại dương chỉ đạt tới độ sâu khoảng 100 m hay ít hơn. Trái lại, những cơn sóng thần hoạt động như những con sóng vùng nước nông giữa biển khơi (bởi chiều dài của chúng ít nhất lớn gấp 20 lần chiều sâu nơi chúng hoạt động), bởi sự phân tán chuyển động của nước ít xảy ra nơi nước sâu. [ 7] 1.2.3. Nguyên nhân phát sinh ra sóng thần Phần lớn các trận sóng thần có sức tàn phá hủy diệt lớn đều do động đất ngầm rất mạnh gây nên, thường có tâm địa chấn nông dưới đáy biển hay đại dương. Các trận động đất này được hình thành ở đới hút chìm dọc theo biên giới hai mảng nền va chạm vào nhau. Khi hai mảng nền va chạm, mảng nền nhẹ hơn sẽ trượt xuống bên dư ới mảng nền kia và bị hút chìm vào bên trong Trái Đất, gây ra hiện tượng như sụp lún, nghiêng, hoặc nâng cao đáy biển hay dịch chuyển cả mảng diện tích đáy biển lớn từ vài km2 đến hàng nghìn km 2. Sự dịch chuyển đột ngột theo phương thẳng đứng của khối đất đá có diện tích lớn khiến bề mặt đáy biển cũng đột ngột thay đổi, sự chiếm chỗ của khối nước biển, dẫn đến sự tăng hoặc giảm mực nước biển bên trên, đồng thời làm dịch chuyển khối nước khổng lồ, gây nên sóng thần. Tuy nhiên cường độ động đất là yếu tố đầu tiên quyết định quy mô, kích thước và năng lượng của sóng thần. Thông thường chỉ có các trận động đất ngầm có cường độ mạnh từ 5 độ Rich -te trở lên mới có khả năng gây ra sóng thần, nhưng không phải bất cứ sự va chạm nào giữa hai mảng nền ở đáy đại dương c ũng đều gây ra động đất kèm theo sóng thần, mà chỉ có sự dịch chuyển mảng nền theo phương thẳng đứng. Đó là trường hợp điển hình của sự va chạm xảy ra dọc theo các đới hút chìm. Như vậy các trận sóng thần có thể hình thành khi đáy biển, đột ngột bị biến dạng theo chiều dọc, chiếm chỗ của lượng nước nằm trên nó. Những sự di chuyển lớn theo chiều dọc như vậy của vỏ Trái Đất có thể xảy ra tại các rìa mảng lục địa. Ngoài ra những vụ lở đất dưới đáy biển (thỉnh thoảng xảy ra vì nguyên nhân động đất) cũng như những vụ sụp đổ của núi lửa cũng có thể làm chấn động cột nước khiến trầm tích và đá trượt xuống theo sườn núi rơi xuống đáy biển. Tương tự như vậy, một vụ phun trào núi lửa mạnh dưới biển cũng có thể tung lên một cột nước để hình thành sóng thần. Các con sóng được hình thành khi khối lượng nước bị dịch chuyển vị trí chuyển động dưới ảnh hưởng của trọng lực để lấy lại thăng bằng và tỏa ra trên khắp đại dương như các gợn sóng trên mặt ao. Trong thập kỷ 1950 người ta cũng đã khám phá ra rằng những cơn sóng thần lớn có thể xuất hiện từ các vụ lở đất, hoạt động phun trào núi lửa và các vụ va chạm thiên thạch. Những hiện tượng đó khiến một lượng nước lớn nhanh chóng bị chuyển chỗ, khi năng lượng từ một thiên thạch hay một vụ nổ chuyển vào trong Trang 9 nước nơi xảy ra va chạm. Sóng thần loại này có sức tàn phá khủng khiếp trên quy mô toàn cầu, tuy nhiên loại này rất hiếm xảy ra. [1,tr76] 1.2.4. Phân cấp sóng thần Cũng như đối với nghiên cứu động đất, các nhà nghiên cứu sóng thần đã thiết lập các thang cấp sóng thần. Như ng cho đến nay vẫn chưa có thang cấp sóng thần được áp dụng rộng rãi như thang cấp động đất MSK – 64. Các nhà nghiên cứu Nhật Bản đã thiết lập thang 5 cấp và được so sánh với cường độ động đất. Chúng ta làm quen với thang cấp sóng thần 6 cấp do các nhà đị a chấn Anh thiết lập, đưa ra các dấu hiệu dễ áp dụng trong đánh giá cường độ sóng thần. Cấp I – sóng thần rất yếu, Chỉ các máy tự ghi mực nước biển mới phát hiện được. Cấp II – sóng thần yếu. Có thể gây ngập dải bằng phẳng dọc bờ biển. Chỉ những người biết nhiều về các hiện tượng ven biển mới nhận biết được. Cấp III – sóng thần cường độ trung bình. Mọi người có thể nhận biết. Các dải bằng phẳng dọc bờ biển bị ngập, các tàu trong tải nhỏ có thể bị đẩy lên bờ. Ở các cửa sông miệng loe dòng chảy có thể tạm thời đổi hướng. Các công trình cảng bị hư hại nhẹ. Cấp IV – sóng thần mạnh. Dải dọc bờ bị ngập, các công trình và nhà cửa gần bờ bị hư hại. Các tàu buồm lớn và các tàu chạy động cơ không lớn lắm bị đẩy lên đất liền, sau đó bị kéo ra biển. Bờ biển đầy rác và mảnh vở. Cấp V – sóng thần rất mạnh. Vùng gần bờ bị ngập, đê chắn sóng bị hư hại nặng. Các tàu lớn bị đẩy lên bờ. Trong vùng cách xa bờ bị thiệt hại lớn. Trong cửa sông nước dâng cao và có người bị cuốn trôi. Cấp VI – sóng thần tai biến. Mọi thứ ở dải dọc bờ và gần bờ bị cuốn sạch. Một vùng rộng lớn cách xa bờ biển bị ngập. Các tàu biển lớn nhất cũng bị hư hại. [12] 1.2.5. Các hiện tượng trước khi có sóng thần Những dấu hiệu sau đây thường báo trước một cơn sóng thần: Cảm thấy động đất; các bong bón g chứa khí gas nổi lên mặt nước làm ta có cảm giác như nước đang bị sôi; nước trong sóng nóng bất thường; nước có mùi trứng thối (khí hyđro sulfua) hay mùi xăng, dầu, nước làm da bị mẩn ngứa; nghe thấy một tiếng nổ như là tiếng máy nổ của máy bay phản lực hay tiếng ồn của cánh quạt máy bay trực thăng; biển lùi về sau một cách đáng chú ý; vệt sáng đỏ ở đường chân trời [7]. Đây là những dấu hiệu mà người Nhật và những cư dân vùng biển ở nhiều nơi trên Thế giới đúc kết lại và cũng nhờ vào đó người dân tìm cách phòng tránh. Tuy nhiên đây chỉ là các dấu hiệu từ kinh nghiệm còn việc dự báo muốn chính xác thì cần đến hệ thống khí tượng đảm bảo tính khoa học cao hơn. 1.2.6. Các trận sóng thần lớn trong lịch sử 1.2.6.1. Trận sóng thần Thái Bình Dương - 1946 Ngày 1 tháng 4 năm 1946 trận sóng thần do trận Động đất ở quần đảo Aleut gây thiệt hại 165 người tại Hawaii và Alaska dẫn tới việc hình thành hệ thống cảnh báo sóng thần (cụ thể là Trung tâm Cảnh báo Sóng thần Thái Bình Dương), được thành lập Trang 10 năm 1949 giám sát cho các quốc gia vùng Thái Bình Dương. Tại Hawaii cơn sóng thần được gọi là "Sóng thần Ngày Nói dối" vì mọi người đã tin rằng cảnh báo sóng thần là một trò đùa Ngày Nói dối (1/4). [7] 1.2.6.2. Trận sóng thần Chile – 1960 Trận Động đất Lớn ở Chil e với cường độ 9.5 độ Richter là trận động đất mạnh nhất từng được ghi lại. Tâm chấn nằm ngoài khơi Trung Nam Chile, gây ra một trong những trận sóng thần có sức tàn phá lớn nhất thế kỷ 20. Cơn sóng trải dài khắp Thái Bình Dương, với những con sóng đo đượ c tới 25 m. Đợt sóng đầu tiên ập tới Hilo, Hawaii sau khoảng 14.8 giờ từ khi nó được hình thành ngoài khơi Trung Nam Chile. Đợt sóng cao nhất tại Vịnh Hilo đo được khoảng 10,7 m. Khi sóng thần tràn vào Onagawa, Nhật Bản, 22 giờ sau trận động đất, chiều ca o sóng đạt 3 mét trên mực thủy triều đang dâng cao. Số lượng người chết do vụ động đất và cơn sóng thần sau đó được ước lượng trong khoảng 490 tới 2.290. [7] 1.2.6.3. Trận sóng thần Vịnh Moro - 1976 Ngày 16 tháng 8 năm 1976 lúc 12:11 sáng, một trận độn g đất 7.9 độ Richter xảy ra ở đảo Mindanao, Philippines. Nó tạo ra một cơn sóng thần tàn phá hơn 700 km bờ biển quanh Vịnh Moro ở phía Bắc biển Celebes. Ước lượng số người chết trong thảm họa này lên tới 5.000 người, 2.200 người mất tích hay được cho đã ch ết, hơn 9.500 người bị thương và tổng cộng 93.500 trở thành vô gia cư. Nó cũng đã tàn phá các thành phố và thị trấn như Thành phố Pagadian, Zamboanga del Sur, Thành phố Zamboanga, Basilan, Sulu, Sultan Kudarat, Maguindanao, Thành phố Cotabato, Lanao del Sur và Lanao del Norte. [7] 1.2.6.4. Trận sóng thần Tumaco – 1979 Một trận động đất mạnh 7.9 độ Richter xảy ra ngày 12 tháng 12 năm 1979 lúc 7:59:4.3 (UTC) dọc theo bờ biển Thái Bình Dương của Colombia và Ecuador. Trận động đất và cơn sóng thần đã phá hủy ít nhất năm làng cá và cái chết của hàng trăm người tại tỉnh Nariño Colombia. Chấn động được cảm nhận thấy tại Bogotá, Cali, Popayán, Buenaventura và nhiều thành phố khác tại Colombia và tại Guayaquil, Esmeraldas, Quito cũng như nhiều vùng khác tại Ecuador . Khi Sóng thần Tumaco tràn lên bờ, nó phá hủy trầm trọng thành phố Tumaco, cũng như các thị trấn El Charco, San Juan, Mosquera và Salahonda trên bờ biển Thái Bình Dương của Colombia. Tổng số nạn nhân trong thảm họa này là 259 người chết, 798 người bị thươ ng 95 người mất tích hoặc được cho là đã chết. [7] 1.2.6.5. Trận sóng thần Okushiri - 1993 Một trận sóng thần có sức tàn phá lớn đã xảy ra ngoài khơi Hokkaido Nhật Bản sau một trận động đất ngày 12 tháng 7 năm 1993. Kết quả, 202 người trên hòn đảo nhỏ Okushiri thiệt mạng và hàng trăm người mất tích và bị thương. [7] Trang 11 1.2.6.6. Trận sóng thần Ấn Độ Dương - 2004 Trận động đất Ấn Độ Dương năm 2004, với cường độ được ước lượng khoảng từ 8.9-9.3 độ Richter (cường độ hiện vẫn chưa được thống nhất, nhưng đa s ố cho rằng là lớn hơn 9.0 độ Richter), đã gây ra một loạt những cơn sóng thần khủng khiếp ngày 26 tháng 12 năm 2004 giết hại khoảng 230.000 người ở Thái Lan, Malaysia…(riêng tại Indonesia là 168.000 người). Cơn sóng thần giết hại người dân ở cả vùng lân cận trận động đất tại Indonesia, Thái Lan và bờ biển tây bắc Malaysia cho tới những nơi cách xa hàng nghìn km tại Bangladesh, Ấn Độ, Sri Lanka, Maldives và thậm chí tới cả Somalia, Kenya và Tanzania ở Đông Phi. Thảm họa đã dẫn tới một chiến dịch quyên góp to àn cầu hỗ trợ cho các nạn nhân lên đến hàng tỉ đô la. Không giống như Thái Bình Dương, không hề có một trung tâm cảnh báo sóng thần nào đặt tại Ấn Độ Dương. Một phần do nguyên nhân là do từ vụ phun trào Krakatoa năm 1883 (giết hại 36.000 người) tới năm 200 4 không một trận sóng thần nào xảy ra ở khu vực này, vì thế sau trận sóng thần Ấn Độ Dương năm 2004, UNESCO và các tổ chức quốc tế khác đã kêu gọi thiết lập một hệ thống giám sát sóng thần toàn cầu. [7] 1.2.6.7. Trận sóng thần nam Đảo Java - 2006 Một trận động đất mạnh 7.7 độ Richter làm rung chuyển Ấn Độ Dương ngày 17 tháng 7 năm 2006 tại địa điểm cách 200 km phía nam Pangandaran, một bãi biển đẹp nổi tiếng về những đợt sóng thích hợp cho những người ưa thích môn lướt sóng. Trận động đất này đã gây ra mộ t cơn sóng thần với nhiều độ cao khác nhau từ 2 m tại Cilacap tới 6 m tại bãi biển Cimerak cuốn và phạt bằng những ngôi nhà ở sâu tới 400 m bên trong bờ biển. Số lượng nạn nhân được thông báo gồm 600 người chết và khoảng 150 người vẫn đang mất tích. [7] 1.2.6.8. Trận sóng thần Chile – 2010 Trận động đất lớn ở Chile với cường độ 8.8 độ Richter xảy ra ngày 27 tháng 2, 2010 gần thành phố Concepción, cách thủ đô Santiago 500 km về phía nam. Trận động đất này gây ra những trận sóng thần tàn phá nhiều thành phố dọc bờ bể Chile và những sóng thần nhỏ ở Hawaii và Nhật Bản. [7] Qua việc tìm hiểu những trận sóng thần trong lịch sử chúng ta thấy được ảnh hưởng của nó đến đời sống và kinh tế -xã hội là vô cùng khủng khiếp và trận động đất kèm theo sóng thần cao hơn 10 m xảy ra tại Nhật Bản ngày 11/3/2011 là một trong những trận sóng thần kinh hoàng nhất trong lịch sử mà tôi sẽ giới thiệu kĩ hơn tại chương 3. 1.2.7. Phát hiện, dự báo và phòng chống 1.2.7.1. Phát hiện Thường có một quan niệm sai rằng sóng thần cũng hoạt động như một đợt sóng hình thành do gió thông thường hay các cơn sóng cồn. Trên thực tế, một cơn sóng thần được hiểu đúng hơn là một đợt dâng cao bất thần của nước biển, như một hay nhiều Trang 12 đợt nước. Lưỡi sóng thần đặc biệt giống với một đợt sóng đang ta n ra nhưng có cơ chế khác hẳn: mức nước biển đột ngột tăng, tựa như những khối nước biển khổng lồ có lực còn lớn hơn nhiều. Sóng thần truyền đi hoàn toàn không giống như sóng biển trên bề mặt đại dương, mà xuyên qua toàn bộ khối nước từ mặt biển đến tận đáy. Tốc độ của sóng thần rất lớn, thí dụ ở Thái Bình Dương sóng thần thường có tốc độ nằm trong khoảng 600 -800 km/giờ. Tốc độ sóng thần ở vùng biển khơi chủ yếu phụ thuộc độ sâu của lớp nước. Như vậy, biển càng sâu, tốc độ sóng càng lớn. Do độ sâu của b iển thay đổi, nên trong quá trình truyền đi, tốc độ sóng thần cũng thay đổi. Dù tốc độ sóng thần khá lớn, nhưng sóng thần cũng cần nhiều giờ để xuyên qua đại dương, chẳng hạn sóng thần xuất hiện ở vùng biển Chilê, phải 22 - 23 giờ sau mới ảnh hưởng tới Nhậ t Bản. Và do đó hoàn toàn có thể cảnh báo sớm. Tất nhiên, những vùng biển gần nguồn sóng thần, thời gian cảnh báo trước rất ngắn. Sóng thần là sóng chu kỳ dài, bước sóng lớn như đã nói trong mục 1 nên ta khó nhận biết đợt sóng thứ hai, vì có thể hàng giờ s au đợt sóng thứ nhất, đợt sóng thứ hai mới ập vào bờ. Ở vùng biển khơi sóng thần thường tạo ra sóng mặt với độ cao đỉnh sóng thường nhỏ hơn 50 cm, nhỏ hơn sóng do gió thông thường. Do đó, những người ở trên tàu, thuyền khó nhận biết. Lấy thí dụ, có một són g dài 200 km, cao 50 cm, cứ 15 phút mới đi qua bạn, thì chắc chắn bạn không biết gì về sự hiện hữu của sóng đó.Khi tiến gần bờ hay hải cảng sóng thần hoàn toàn thay đổi. Tại đây sóng thần biến thành sóng mặt với độ cao tăng dần và trở thành cơn sóng bạc đầu cao hàng chục mét tràn sâu vào đất liền. Chúng ta khó có thể dự báo độ cao của bức thành nước này, vì nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố như địa hình đáy biển, và các hiệu ứng cộng hưởng của vùng bờ. Ngoài ra số đợt sóng liên tiếp trong sóng thần cũng khó báo trước. Chúng ta biết chu kỳ sóng thần xa lên đến hàng giờ, nếu sau đợt sóng đầu tiên phải đợi ít nhất 1 giờ mới thấy đợt thứ 2. Nếu không có đợt sóng tiếp theo, ta có thể an tâm quay về vùng chịu tác động của sóng thần. Dựa trên nhiều mô tả của những ngườ i chứng kiến các cơn sóng thần người ta có thể thấy một đặc trưng nổi bật là trước khi sóng ập vào bờ, mực nước biển hạ xuống nhanh, nước biển rút ra xa bờ trong thời gian chừng 20 phút hay lâu hơn. Chính nhờ nhận biết dấu hiệu này mà nhiều du khách đã tho át nạn ở bờ biển Phuket (Thái Lan), trong đợt sóng thần xảy ra vào cuối 2004. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý là cũng có những sóng thần bắt đầu bởi sự dâng nước biển gần bờ. [12] 1.2.7.2. Dự báo Tiên đoán bất cứ hiện tượng nào, nhất là các hiện tượng thiên n hiên là công việc rất phức tạp. Trong tự nhiên, tất cả các hiện tượng đều liên quan và phụ thuộc lẫn nhau, thể hiện qua nhiều yếu tố tương quan mà nhiều khi không thể tính hết. Dự báo sóng thần rất phức tạp, vì nó phụ thuộc vào sự xuất hiện của động đất và phụ thuộc nhiều điều kiện khác. Do đó cần phải phân làm hai loại dự báo ngắn hạn và dự báo dài hạn. Trang 13 Đối với sóng thần, dự báo ngắn hạn hay có thể gọi là cảnh báo sóng thần là dự báo khả năng xuất hiện sóng thần và phạm vi tác động của nó, khi động đất bi ển đã xảy ra. Ngày nay, căn cứ vào các tham số của trận động đất đã xảy ra, dao động của mực nước biển ghi được bằng máy đo, các trung tâm cảnh báo sóng thần có thể dự đoán có sóng thần hay không. Tất nhiên sai số trong dự báo là điều khó tránh khỏi. Dự báo dài hạn là dự báo tất cả các sóng thần xuất hiện trong tương lai khi có động đất mạnh xảy ra. Trong trường hợp này chúng ta không phải chỉ dự báo sự xuất hiện sóng thần, mà trước hết phải dự báo sự xuất hiện động đất mạnh. Dự báo ngắn hạn và các hệ thố ng cảnh báo sóng thần. Để dự báo ngắn hạn sự xuất hiện của sóng thần việc đầu tiên là phải xác định chính xác tọa độ của chấn tâm động đất biển đã xảy ra và độ cao của sóng tại vùng nguồn sóng thần. Trên cơ sở đó các nhà dự báo sóng thần có thể tính được t hời gian sóng thần đến các địa điểm trên bờ biển, độ cao của sóng ập vào bờ và tràn vào đất liền khoảng cách bao xa. Các nhà dự báo cũng ước tính lực tác động của sóng thần lên các công trình trên bờ biển. Trong số các yếu tố phải dự báo vừa kể, dự báo độ cao của sóng tại vùng nguồn sóng thần là khó nhất vì nó phụ thuộc vào việc xác định cấu trúc của vùng nguồn động đất nằm bên dưới đáy đại dương. Tính toán thời gian sóng thần đến các địa điểm của bờ biển có thể thực hiện tương đối dễ, vì chúng ta biết tốc độ truyền sóng động đất và tốc độ truyền sóng thần (tốc độ sóng động đất lớn hơn tốc độ truyền sóng thần khoảng 50 – 100 lần). Đối với vùng biển gần ở Nhật Bản hay Chi Lê, nơi thường xảy ra sóng thần khoảng thời gian từ thời điểm ghi được sóng động đất cho đến thời điểm sóng thần đến bờ biển chỉ 15 – 20 phút, nên sự cảnh báo phải tiến hành tức thời. Đối với sóng thần xa, thì hiệu quả của sự cảnh báo sóng thần sẽ cao hơn, vì có thể báo trước vài giờ đến một ngày trước khi sóng ập vào bờ. Cảnh báo sớm đối với sóng thần xảy ra ngoài khơi xa bờ biển Chi Lê là một trường hợp dự báo thành công. Ngày 21 tháng 5 năm 1960 đã xảy ra vài trận động đất mạnh, chấn động mạnh lên tới 8,3 độ Richter và sóng thần đã ập vào bờ biển Chi Lê 3,5 giờ sau khi xảy ra động đất. Từ c hấn tâm sóng truyền sang phía khác của Thái Bình Dương. Trung tâm cảnh báo sóng thần ở Honolulu đã lập tức truyền đi thông báo về nguy cơ sóng thần cho các đảo và quốc gia nằm trên đường truyền của sóng thần và cho biết thời gian sóng thần ập đến. Mặc dù c ó cảnh báo sớm trước nhiều giờ ở Chi Lê và quần đảo Hawai đã có 61 người thiệt mạng. Đến Nhật Bản sóng cao đến 4,2 mét và cuốn trôi 205 người, 1233 ngôi nhà bị phá huỷ hoàn toàn, 7642 tàu đánh cá bị chìm. Nếu không được cảnh báo sớm thiệt hại về người và t hiệt hại vật chất chắc chắn không phải bấy nhiêu. [12] Nói chung, các trung tâm cảnh báo sóng thần đều truyền đi thông báo sóng thần, khi có động đất mạnh xảy ra dưới đáy biển, nhưng đôi khi sóng thần không xuất hiện. Phương pháp cảnh báo này có mặt trái là người ta quen với tín hiệu báo động “thiếu cơ sở”, mất lòng tin vào các cảnh báo quan trọng và sinh ra chủ quan đối với nguy cơ thật sự. Trang 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan