Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ đối thoại shangri la và sự tham gia của việt nam...

Tài liệu đối thoại shangri la và sự tham gia của việt nam

.PDF
110
37
128

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ------------------------------------- VŨ THỊ YẾN ĐỐI THOẠI SHANGRI-LA VÀ SỰ THAM GIA CỦA VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ QUỐC TẾ HỌC Hà Nội – 2017 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ------------------------------------- VŨ THỊ YẾN ĐỐI THOẠI SHANGRI-LA VÀ SỰ THAM GIA CỦA VIỆT NAM Chuyên ngành: Quan hệ quốc tế Mã số: 60 31 02 06 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUỐC TẾ HỌC Người hướng dẫn khoa học: TS. Luận Thùy Dương Hà Nội – 2017 MỤC LỤC MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 4 Chương 1. SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA ĐỐI THOẠI SHANGRI-LA ................................................................................................ 13 1.1. Lịch sử hình thành Đối thoại Shangri-La................................................. 13 1.1.1. Khái quát về Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (IISS) .................. 13 1.1.2. Bối cảnh lịch sử hình thành Đối thoại Shangri-La ............................... 40 1.1.3. Mục đích của Đối thoại Shangri-La ...................................................... 18 1.2. Cơ cấu, thành phần, ngôn ngữ sử dụng và các hình thức trao đổi ........... 19 1.2.1. Cơ cấu của Hội nghị .............................................................................. 19 1.2.2. Thành phần tham gia Hội nghị………………………………………..20 1.2.3.Ngôn ngữ sử dụng và các hình thức trao đổiError! Bookmark not defined. 1.3. Tổng quan các kỳ Hội nghị của Đối thoại Shangri-La từ năm 2002 đến năm 2016 ......................................................................................................... 21 1.3.1. Chiến lược của Mỹ tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương................... 22 1.3.2. Vai trò của EU đối với an ninh châu Á ................................................. 25 1.3.3. Trợ giúp nhân đạo và cứu trợ thảm họa thiên tai tại khu vực châu ÁThái Bình Dương............................................................................................. 26 1.3.4. Chống khủng bố và các hoạt động chạy đua quân sự ........................... 27 1.3.5. Chương trình hạt nhân Triều Tiên ........................................................ 29 1.3.6. Bảo vệ tự do hàng hải............................................................................ 30 1.3.7. Tình hình tranh chấp trên Biển Đông ................................................... 33 Chương 2. MỘT SỐ NHẬN XÉT VỀ ĐỐI THOẠI SHANGRI-LAError! Bookmark no 2.1. Lợi ích của một số quốc gia tham dự Đối thoại ....................................... 40 2.1.1. Các nước ASEAN ................................................................................. 40 2.1.2. Mỹ ......................................................... Error! Bookmark not defined. 2.1.3. Trung Quốc ........................................... Error! Bookmark not defined. 2.1.4. Nhật Bản................................................ Error! Bookmark not defined. 2.1.5. Ấn Độ .................................................... Error! Bookmark not defined. 2.1.6. EU.......................................................... Error! Bookmark not defined. 2.2. Shangri-La – Diễn đàn Đối thoại an ninh-quốc phòng quan trọng của khu vực ................................................................... Error! Bookmark not defined. 1 2.2.1. Đối thoại Shangri-La là diễn đàn có sự tham gia của các quan chức cao cấp về Quốc phòng, An ninh của tất cả các quốc gia châu Á - Thái Bình Dương ............................................................. Error! Bookmark not defined. 2.2.2. Đối thoại Shangri-La góp phần hóa giải các nguy cơ xung đột, duy trì hòa bình và ổn định khu vực ........................... Error! Bookmark not defined. Chương 3. SỰ THAM GIA CỦA VIỆT NAM TẠI ĐỐI THOẠI SHANGRILA.................................................................... Error! Bookmark not defined. 3.1. Mục đích của Việt Nam khi tham gia Đối thoại Shangri-LaError! Bookmark not d 3.2. Sự tham gia và đóng góp của Việt Nam tại Đối thoại Shangri-LaError! Bookmark 3.2.1. Các hoạt động chính của Đoàn Việt Nam tại Đối thoại Shangri-LaError! Bookma 3.2.2. Kết quả, nội dung đóng góp của Việt Nam tại Đối thoại Shangri-LaError! Bookm 3.3. Đề xuất, kiến nghị .................................................................................... 81 KẾT LUẬN ..................................................................................................... 89 PHỤ LỤC 1 ..................................................................................................... 91 PHỤ LỤC 2 ..................................................................................................... 99 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................... 101 2 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ASEAN Association of Southeast Asian Nations Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á ARF ASEAN Regional Forum Diễn đàn khu vực ASEAN ADMM+ ASEAN Defence Minister’s Meeting-Plus Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN mở rộng IISS International Institute for Strategic Studies Viện Nghiên cứu chiến lược quốc tế EU European Union Liên minh châu Âu COC The Code of Conduct for the South China Sea Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông HADR High availability disaster recovery Hỗ trợ nhân đạo và cứu trợ thảm họa IS Islamic State Tổ chức Nhà nước Hồi giáo Châu Á – TBD Châu Á – Thái Bình Dương CHDCND Cộng hòa Dân chủ Nhân dân CHND Cộng hòa Nhân dân XHCN Xã hội Chủ nghĩa 3 MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài Trong bối cảnh khu vực châu Á-Thái Bình Dương đang có nhiều diễn biến phức tạp đòi hỏi sự chung tay, hợp tác của các quốc gia, sau 15 năm ra đời Đối thoại Shangri-La đã và đang chứng tỏ được vai trò là một trong những diễn đàn an ninh khu vực cao cấp nhất, có xu hướng ngày càng mở rộng về cả nội dung và phạm vi tham dự của các nước trong và ngoài khu vực châu Á-TBD hiện nay. Bài toán đi tìm một cơ chế đa phương, bình đẳng về an ninh và quốc phòng có đầy đủ khả năng trong việc giải quyết các vấn đề liên quan đến an ninh quốc phòng, những thách thức an ninh truyền thống và phi truyền thống của khu vực châu Á-TBD trong thời gian qua đã tốn không ít thời gian, công sức của chính phủ các nước. Trong thời gian qua, các nước trong khu vực đã tạo lập nhiều cơ chế hợp tác đa phương như ARF, Hội đồng hợp tác An ninh châu Á-TBD (CSCAP) và gần đây nhất là ADMM+… Tuy nhiên các cơ chế trên đều chưa đủ khả năng tìm kiếm các giải pháp toàn diện và thiết thực cho an ninh khu vực. Đối thoại Shangri-La đã ra đời, và được đánh giá là một trong những lời giải cho bài toán về an ninh-quốc phòng có khả năng đánh giá tổng quan tình hình khu vực, đề xuất các giải pháp thiết thực cho an ninh khu vực và toàn cầu trong thời gian tới. Từ một diễn đàn của các học giả, chuyên gia, các nhà hoạch định chính sách quốc phòng là chính, đến nay Shangri-La đã thu hút được sự quan tâm của các quan chức chính phủ, quốc phòng của hầu hết các cường quốc trên thế giới, là nơi đưa ra các giải pháp, sáng kiến thúc đẩy hợp tác mới vì mục tiêu hòa bình, ổn định khu vực. Sự hiện diện của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ tại diễn đàn suốt từ năm 2004 đến nay cũng như sự góp mặt của Tổng thống, Thủ tướng, Bộ trưởng Quốc phòng các nước như Trung Quốc, Nga, Anh, Pháp, 4 Đức, Ô-xtrây-li-a… là một minh chứng rõ ràng cho vai trò, tính thiết thực, hiệu quả ngày càng tăng của diễn đàn này. Quán triệt sâu sắc quan điểm, đường lối đối ngoại và quốc phòng-an ninh của Đảng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc XHCN, thời gian qua, Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phòng đã có nhiều chủ trương, biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo toàn quân tích cực, chủ động mở rộng, nâng quan hệ hợp tác quốc phòng giữa nước ta với các nước ASEAN phát triển cả bề rộng và chiều sâu, theo hướng ổn định lâu dài, tôn trọng, bình đẳng, cùng có lợi. Việt Nam đã, đang và sẽ tích cực tham gia các cơ chế đa phương như Đối thoại Shangri-La để không ngừng khẳng định vị trí của mình trên trường khu vực và quốc tế, góp phần giữ vững hòa bình và ổn định khu vực, hợp tác cùng phát triển thông qua các hoạt động trao đổi thông tin giữa các nước về các vấn đề cùng quan tâm. Do tính khoa học và thực tiễn sâu sắc của vấn đề nghiên cứu trong hoàn cảnh cụ thể của đất nước hiện nay cho nên tôi đã lựa chọn đề tài nghiên cứu luận văn thạc sỹ khoa học của mình là: Đối thoại Shangri-La và sự tham gia của Việt Nam. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Từ khi Đối thoại Shangri-La ra đời năm 2002 cho tới nay, chủ đề về các kỳ Đối thoại luôn thu hút được sự quan tâm nghiên cứu của giới học giả, chuyên gia nhiều nước, đặc biệt phải kể đến một số công trình nghiên cứu tiêu biểu như: Đánh giá An ninh khu vực châu Á - Thái Bình Dương năm 2017 (AsiaPacific Regional Security Assessment 2017) của Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (IISS), xuất bản ngày 30/6/2017, do các tác giả Tim Huxley (Giám đốc điều hành Văn phòng châu Á của IISS) và William Choong (Chuyên gia về an ninh châu Á của IISS) đồng chủ biên. Cuốn sách gồm 192 trang, phân tích bốn chủ đề chính về an ninh khu vực, liên quan đến các cuộc thảo luận 5 tập trung tại Đối thoại Shangri-La hàng năm, đó là: Vai trò của Mỹ và Trung Quốc trong an ninh châu Á-TBD; Các phản ứng của Mỹ và các quốc gia khu vực đối với các căng thẳng an ninh khu vực, đặc biệt ở Biển Đông; Các vấn đề an ninh mới nổi liên quan đến vũ khí hạt nhân, tên lửa; và triển vọng hợp tác an ninh khu vực. Ở Việt Nam, các công trình nghiên cứu về Đối thoại Shangri-La không nhiều, chủ yếu là những cuốn sách mang tính tổng hợp về một kỳ Đối thoại Shangri-La, như cuốn sách Thông điệp Shangri-La, của Nhà xuất bản Thế giới, phát hành vào tháng 8, năm 2013. Đây là cuốn sách giới thiệu toàn văn bài phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại Đối thoại Shangri-La 12, toàn văn những câu trả lời có sức thuyết phục cao của Thủ tướng và tuyển chọn những nhận xét, đánh giá, ý kiến của các chính khác, nhà nghiên cứu và dư luận quốc tế (đã được đăng tải trong nước và quốc tế) với hy vọng có thể đem lại cho người đọc cái nhìn toàn cảnh về thông điệp Shangri-La của Thủ tướng và quan điểm của đối ngoại Việt Nam. Cuốn Đối thoại Shangri-La 15 do Viện Quan hệ Quốc tế về Quốc phòng soạn thảo vào tháng 6 năm 2016, sau khi Đối thoại Shangri-La lần thứ 15 kết thúc đã nêu lên khái quát chung về Đối thoại Shangri-La và trình bày toàn văn các bài phát biểu của các nước và hỏi đáp tại Đối thoại. Cuốn sách đã có sự tổng hợp nhưng chưa có sự phân tích, đánh giá về Đối thoại này. Ngoài ra còn một số bài viết được đăng trên tạp chí Quan hệ Quốc phòng như: Đối thoại Shangri-La, tham gia của Việt Nam và những vấn đề cần quan tâm trong thời gian tới (số 3, Quí III/2008); Shangri-La – Diễn đàn Đối thoại an ninh quốc phòng quan trọng của khu vực (số 11, Quí III/2010); Đối thoại Shangri-La 13 – ngăn ngừa nguy cơ xung đột vì một châu Á – Thái Bình Dương ổn định và phát triển (số 27, Quí III/2014), các bài viết này tuy đã có sự phân tích, đánh giá của một số cán bộ nghiên cứu về Đối thoại Shangri-La và sự tham gia của Việt Nam nhưng các nội dung đề cập còn 6 mang tính cơ bản, chỉ là các bài báo ngắn gọn chưa có tính hệ thống chuyên sâu. Đánh giá chung về các tài liệu, công trình nghiên cứu trong và ngoài nước gần đây cho thấy, việc nghiên cứu về Đối thoại Shangri-La và sự tham gia của Việt Nam vẫn còn ở mức hạn chế. Có nhiều nội dung được đề cập nhưng chưa có tính hệ thống hoặc không liên quan trực tiếp tới vấn đề này. Hợp tác quốc phòng của ASEAN và Diễn đàn Shangri-La ngày càng được củng cố, mở rộng, đòi hỏi cần có các công trình nghiên cứu kỹ lưỡng về Diễn đàn để đáp ứng các yêu cầu thực tiễn ngày càng cao trong bối cảnh tình hình hiện nay. Các công trình nghiên cứu trong nước cần tổng hợp, sâu chuỗi các kỳ Đối thoại, phân tích theo quá trình hình thành, phát triển của Đối thoại, đánh giá được vị trí , vai trò và sự tham gia đóng góp của Việt Nam tại Đối thoại Shangri-La, qua đó đề xuất chính sách đối ngoại cho Việt Nam tham gia hiệu quả các kỳ Đối thoại tiếp theo cũng như các cơ chế đa phương khác. Luận văn “Đối thoại Shangri-La và sự tham gia của Việt Nam” hy vọng sẽ góp phần giải quyết các vấn đề này và không trùng lặp với các công trình nghiên cứu trước đó. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Luận văn tập trung phân tích hai đối tượng chính, đó là: - Các quốc gia tham dự Đối thoại Shangri-La. Đặc biệt là các quốc gia có tiếng nói về các vấn đề an ninh khu vực và quốc tế. - Việt Nam với tư cách là thành viên của ASEAN đã tham gia và đóng góp nhiều trong vấn đề bảo đảm hòa bình và an ninh khu vực. Đồng thời thông qua diễn đàn này, Việt Nam trao đổi, bày tỏ rõ ràng chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. 7 3.2. Phạm vi nghiên cứu Về thời gian: Luận văn tập trung phân tích, làm rõ quá trình hình thành và phát triển, các kết quả đạt được của Đối thoại Shangri-La trong 15 năm (từ năm 2002 đến năm 2016). Về vấn đề nghiên cứu: Luận văn hệ thống hóa các nội dung, chương trình của Đối thoại Shangri-La qua các lần hội nghị. Từ đó, phân tích các kết quả đạt được của Đối thoại này trong việc duy trì ổn định, an ninh khu vực. Đồng thời, đi sâu phân tích mục đích, sự đóng góp và các kết quả đạt được của Việt Nam khi tham gia Đối thoại này, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp cần thiết để Việt Nam tham gia có hiệu quả các kỳ Đối thoại tiếp theo. 4. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 4.1. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu chính của luận văn là phân tích và đánh giá một cách khách quan, hệ thống tiến trình phát triển của Đối thoại Shangri-La, rút ra nhận xét về tầm quan trọng của diễn đàn này đối với hòa bình và an ninh khu vực. Từ đó, chỉ rõ sự tham gia và các đóng góp của Việt Nam trong các kỳ Đối thoại, đưa ra đề xuất cho Việt Nam tiếp tục tham gia tích cực và có hiệu quả vào diễn đàn này. 4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Luận văn sẽ tập trung làm rõ những vấn đề khoa học sau: Phân tích bối cảnh hình thành, mục đích ra đời của Đối thoại ShangriLa, sự phát triển của Đối thoại Shangri-La trong chặng đường 15 năm. Đánh giá tổng quát các kết quả đạt được của diễn đàn này đối với hòa bình và ổn định của khu vực. Đánh giá tầm quan trọng của Đối thoại Shangri-La đối với an ninh khu vực, và lợi ích của một số nước lớn khi tham gia diễn đàn này. Phân tích những điểm đáng chú ý trong chủ trương, đường lối của Việt Nam khi tham gia Đối thoại Shangri-La, trích dẫn các tuyên bố chính thức, 8 phát ngôn giải thích của lãnh đạo Đảng, Nhà nước nhằm làm rõ hơn từng mục nội dung có liên quan. Chỉ rõ sự tham gia, đóng góp của Việt Nam trong các kỳ Đối thoại. Qua đó đề xuất chính sách cho Việt Nam trong hợp tác quốc phòng ASEAN thông qua Đối thoại Shangri-La. 5. Hướng tiếp cận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Hướng tiếp cận Để thực hiện đề tài nghiên cứu này, chúng tôi có cách tiếp cận hệ thống chủ yếu dựa trên các lý thuyết về quan hệ quốc tế, lý thuyết địa chính trị; ngoài ra cách tiếp cận của phương pháp nghiên cứu liên ngành, đa ngành trong khoa học xã hội cũng được sử dụng rộng rãi để lý giải và đánh giá vấn đề như: xã hội học, lịch sử học, địa lý học. Ngoài ra, các lý thuyết liên quan tới “Chủ thể” (actor) trong quan hệ quốc tế và chính sách đối ngoại, nhóm mô hình liên quan đến “quá trình hoạch định chính sách” (Policy-making process) cũng được sử dụng trong luận văn. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Để giải quyết nhiệm vụ đặt ra, luận văn đã sử dụng: Về tư liệu: luận văn tiến hành thu thập, tổng hợp, phân tích, hệ thống hóa các loại hình tư liệu theo từng nhóm, từng cấp độ khác nhau. Về cách thức nghiên cứu: luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu trong lý thuyết quan hệ quốc tế, đặc biệt là phương pháp phân tích quan hệ quốc tế theo các cấp độ; phương pháp duy vật lịch sử, hệ thống, thống kê, phân tích, tổng hợp, so sánh đối chiếu, logic và các phương pháp trong cách tiếp cận liên ngành của khoa học xã hội để phân tích chính sách và làm rõ vấn đề cần lập luận. Luận văn còn sử dụng phương pháp phỏng vấn chuyên gia để làm rõ các vấn đề liên quan. 6. Nguồn tài liệu được sử dụng 6.1. Tài liệu cấp 1 (tài liệu gốc) chủ yếu bao gồm : 9 Các tài liệu mang tính quy phạm pháp luật như Nghị quyết, Nghị định của cơ quan Nhà nước Việt Nam liên quan đến các hoạt động chính trị - ngoại giao, an ninh - quốc phòng. Các báo cáo tham luận của Việt Nam trong các kỳ Đối thoại ShangriLa đã được công bố. 6.2. Tài liệu cấp 2 (tài liệu thứ cấp) chủ yếu bao gồm : Các công trình khoa học đã được công bố như: sách tham khảo, các bài viết trên các tạp chí chuyên ngành. Tài liệu trên các trang mạng điện tử chính thống của các nước liên quan, các bài phát biểu của các nước tham gia Đối thoại Shangri-La, các chuyên mục bình luận chuyên đề trên báo chí, truyền thông. 7. Đóng góp của luận văn 7.1. Tính khoa học Đây là một đề tài nghiên cứu còn khá mới ở trong nước nên còn nhiều vấn đề cần được làm rõ, nhất là trong bối cảnh Việt Nam đang tích cực, chủ động hội nhập quốc tế, đưa quan hệ hợp tác với các nước đi vào chiều sâu, toàn diện, thực chất hơn. Việc nghiên cứu một cách bài bản, hệ thống quá trình hình thành và phát triển của Đối thoại Shangri-La, để đi sâu phân tích vị trí, mục đích và tầm quan trọng của Diễn đàn này đối với hòa bình và ổn định khu vực. Thông qua việc đánh giá các kết quả đạt được của Đối thoại Shangri-La trong chặng đường 15 năm qua, chỉ ra sự chuyển biến trên các lĩnh vực hợp tác giữa các nước trong khu vực và thế giới trong việc duy trì hòa bình và ổn định khu vực. Từ đó thấy được thực trạng cũng như xu hướng trong quan hệ giữa các quốc gia, các chính sách đối ngoại của các nước về an ninh-quốc phòng, có ý nghĩa trong việc nghiên cứu và đưa ra các luận điểm khoa học mang tính tham khảo cho công tác thực tiễn. 10 7.2. Tính thực tiễn Góp phần hệ thống hóa và cụ thể hóa các thông tin, dữ liệu về quá trình hình thành, phát triển của Đối thoại Shangri-La từ năm 2002 đến năm 2016. Thông qua phân tích, làm rõ mục đích và các kết quả đạt được của Đối thoại này, đưa ra những đánh giá về tác động của nó góp phần củng cố các luận cứ khoa học cho công tác hoạch định chính sách đối ngoại của nước nhà trong bối cảnh quan hệ quốc tế hết sức phức tạp và biến đổi không ngừng như hiện nay. Ngoài ra, công trình khoa học này còn là tài liệu tham khảo hữu ích cho sinh viên, học viên cao học và những người muốn nghiên cứu về Đối thoại Shangri-La và sự tham gia của Việt Nam. 8. Bố cục của luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận thì bố cục của luận văn được chia làm ba chương, cụ thể như sau : Chương 1. Quá trình hình thành và phát triển của Đối thoại Shangri-la. Ở chương này luận văn sử dụng phương pháp duy vật lịch sử để phân tích, hệ thống hóa các vấn đề nghiên cứu. Nội dung trọng tâm của chương này chỉ ra bối cảnh lịch sử hình thành Diễn đàn Shangri-La, mục đích của diễn đàn này; cơ cấu, thành phần, ngôn ngữ sử dụng và các hình thức trao đổi của Diễn đàn; nêu các nội dung tổng quan của các kỳ hội nghị. Chương 2. Một số nhận xét về Đối thoại Shangri-La Nội dung chính thể hiện trong chương này bao gồm: Lợi ích của một số quốc gia khi tham dự diễn đàn. Chỉ rõ tầm quan trọng của diễn đàn này đối với hòa bình và an ninh khu vực thông qua phân tích các chủ đề trao đổi chính và những kết quả đã đạt được của Shangri-La. Chương 3. Sự tham gia của Việt Nam tại Đối thoại Shangri-La Trên cơ sở các vấn đề được phân tích ở chương 2, đến chương này luận văn đi vào đánh giá sự tham gia của Việt Nam tại Đối thoại Shangri-La, làm 11 rõ mục đích, sự đóng góp nổi bật của Việt Nam trong diễn đàn này cũng như trong duy trì, củng cố hòa bình và an ninh trong khu vực. Qua đó rút ra nhận xét, đánh giá và đề xuất kiến nghị chính sách cho sự tham gia của Việt Nam trong tương lai. 12 Chương 1. SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA ĐỐI THOẠI SHANGRI-LA Châu Á – Thái Bình Dương là một khu vực có địa chiến lược đặc biệt quan trọng, có các tuyến đường vận tải biển nhộn nhịp được coi như huyết mạch giao thông sống còn đối với các nền kinh tế nối liền giữa các bờ của Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Đây là khu vực có sự phát triển nhanh và năng động, nhiều cường quốc có lợi ích tại đây, nên luôn thu hút sự quan tâm của nhiều quốc gia. Hòa bình, hợp tác và phát triển vẫn là xu thế chủ đạo, song châu Á – Thái Bình Dương vẫn tiềm ẩn những nhân tố mất ổn định. Khu vực này cũng đang phải đối mặt với nhiều thách thức ngày càng gia tăng như tranh chấp lãnh thổ, tình hình bán đảo Triều Tiên, hoạt động của chủ nghĩa khủng bố, tội phạm xuyên quốc gia, cướp biển, buôn bán người, tội phạm mạng, hay các thảm họa thiên tai và dịch bệnh ở nhiều quy mô, tầm mức khác nhau. Điều này đã tác động không nhỏ đến việc hoạch định và sự điều chỉnh trong chính sách đối ngoại của mỗi quốc gia, dân tộc. Sự hợp tác phát triển và giải quyết các vấn đề thách thức chung mang tính toàn cầu đã kéo các nước xích lại gần nhau hơn để cùng nhau viết nên luật chơi mới, xây dựng cơ chế, thể chế đa phương ở phạm vi khu vực hay toàn cầu. 1.1. Lịch sử hình thành Đối thoại Shangri-La 1.1.1. Khái quát về Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (IISS) Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (IISS) là một công ty trách nhiệm hữu hạn và tổ chức từ thiện, có trụ sở ở Anh, có các văn phòng ở Mỹ và Xinhga-po. IISS được thành lập năm 1958. Đây là Viện Nghiên cứu có ban giám đốc và nhân viên là một mạng lưới quốc tế bao gồm các học giả, nhà nghiên cứu có tiếng từ hơn 100 nước trên thế giới tham gia, trụ sở đặt tại Luân Đôn. Từ năm 2001, IISS bắt đầu mở rộng các văn phòng ra nước ngoài, trong đó ở 13 khu vực châu Á có văn phòng tại Xinh-ga-po và ở Mỹ có văn phòng tại Oasinh-tơn. IISS hiện chú trọng vào nghiên cứu định hướng chính sách và đưa ra những nhận thức mới vào các cuộc thảo luận chiến lược. IISS không chỉ nghiên cứu về những vấn đề liên quan đến châu Á – TBD mà còn nghiên cứu các vấn đề chiến lược về an ninh ở nhiều khu vực khác. Trong đó, IISS tập trung nghiên cứu về vấn đề liên kết khu vực châu Á – TBD với Trung Đông, các thách thức phổ biến vũ khí hạt nhân, tự do hàng hải, an ninh năng lượng. Chương trình nghiên cứu sẽ bao gồm các hội thảo và hội nghị IISS tổ chức tại Xinh-ga-po và các nơi khác trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Các ấn phẩm chính thức hàng năm gồm có: Cán cân quân sự (The military Balance) được xuất bản hàng năm nhằm tóm tắt về lực lượng vũ trang, quân đội các nước trên thế giới; Cơ sở, dữ liệu và xung đột vũ trang trực tuyến (Armed Conflick Data Base); Khảo sát chiến lược (Strategic Survey) nhằm đánh giá xu hướng chính trị, quân sự hàng năm. Ngoài ra, còn có các tạp chí xuất bản hàng quý, bình luận chiến lược nhằm giới thiệu tóm tắt những vấn đề về chiến lược mới, trong đó có Tạp chí Quan hệ Quốc tế. Các vấn đề nghiên cứu của IISS là nguồn thông tin chính xác, khách quan về các vấn đề chiến lược quốc tế cho các chính trị gia, các nhà ngoại giao, các nhà phân tích đối ngoại, kinh doanh quốc tế, các lực lượng quốc phòng, các nhà nghiên cứu khoa học và nhà báo. Hàng năm, IISS tổ chức nhiều sự kiện lớn ở châu Âu, Bắc Mỹ, Trung Đông và châu Á cũng như Mỹ La-tinh và châu Phi. Đối thoại Shangri-La đã được thành lập bởi Tổng Giám đốc và Giám đốc điều hành IISS Sir John Chipman vào năm 2001 để đáp ứng như cầu thiết thực về một diễn đàn khu vực châu Á – Thái Bình Dương, nơi các bộ trưởng quốc phòng khu vực và các nước có liên quan trên toàn thế giới có thể tham gia vào các cuộc đối thoại nhằm xây dựng niềm tin và bồi dưỡng sự hợp tác an ninh trong thực tế. Trong Hội nghị Chính sách an ninh Munich lần thứ 36, Chipman nhận thấy 14 “các quan chức châu Á chỉ đến đó cho có lệ” và nhận ra rằng châu Á cần có một diễn đàn quốc phòng của riêng mình mà tại đó các Bộ trưởng Quốc phòng có thể gặp gỡ và lên tiếng.”1 Đến nay, Đối thoại Shangri-La đã trở thành một diễn đàn an ninh quan trọng hàng đầu của khu vực và thế giới. 1.1.2. Bối cảnh lịch sử hình thành Đối thoại Shangri-La Quá trình toàn cầu hóa diễn ra chủ yếu bởi sự thúc đẩy của cuộc cách mạng khoa học – công nghệ hiện đại và các tập đoàn xuyên quốc gia, một mặt đã và đang hướng nhân loại bước vào nền văn minh trí tuệ với hai đặc trưng cơ bản là “kinh tế tri thức” và “xã hội thông tin”, mặt khác nó không thể “san phẳng” mà càng làm bộc lội các mâu thuẫn về lợi ích giữa các quốc gia, dân tộc nhất là trong điều kiện quá trình phục hồi sự tăng trưởng kinh tế trên thế giới không ổn định. Quá trình hợp tác, liên kết giữa các quốc gia thực chất là một cuộc cạnh tranh để tồn tại và phát triển, cho nên đây cũng là quá trình vừa hợp tác, vừa đấu tranh. Tình hình chính trị - an ninh thế giới thay đổi nhanh chóng, diễn biến phức tạp, khó lường, tình trạng xâm phạm chủ quyền, quốc gia, tranh chấp lãnh thổ và tài nguyên, xung đột sắc tộc, tôn giáo, can thiệp lật đổ, khủng bố, chiến tranh mạng, chiến tranh cục bộ… tiếp tục diễn ra gay gắt ở nhiều khu vực. Cục diện thế giới theo xu hướng đa cực, đa trung tâm diễn ra nhanh hơn. Các nước điều chỉnh chiến lược, vừa hợp tác, thỏa hiệp, vừa cạnh tranh, đấu tranh, kiềm chế lẫn nhau, tác động mạnh đến cục diện thế giới và các khu vực. Những biểu hiện của chủ nghĩa dân tộc cực đoan, chủ nghĩa cường quyền áp đặt, chủ nghĩa thực dụng ngày càng nổi lên trong quan hệ quốc tế. Các nước đang phát triển, nhất là những nước vừa và nhỏ đang đứng trước những cơ hội và khó khăn, thách thức lớn trên con đường phát triển. Trong bối cảnh đó, tập 1 Dẫn theo [13, tr. 37-38] 15 hợp lực lượng, liên kết, cạnh tranh, đấu tranh giữa các nước trên thế giới và khu vực vì lợi ích của cộng đồng quốc tế và của từng quốc gia tiếp tục diễn ra phức tạp. Trong khi đó, những vấn đề toàn cầu như an ninh tài chính, an ninh năng lượng, an ninh nguồn nước, an ninh lương thực, biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh có nhiều diễn biến phức tạp. Cộng đồng quốc tế phải đối phó ngày càng quyết liệt hơn với các thách thức an ninh truyền thống, phi truyền thống, đặc biệt là an ninh mạng, các nguy cơ đe dọa khủng bố của lực lượng Hồi giáo cực đoan và an ninh hạt nhân. Trong bối cảnh vị trí, vai trò của châu Á – Thái Bình Dương và Đông Nam Á ngày càng gia tăng, các cường quốc thế giới ngày càng chú ý và chuyển trọng tâm chiến lược vào khu vực, theo đó môi trường an ninh khu vực được đặc biệt chú ý, Đối thoại Shangri-La đã ra đời và được tổ chức thường niên từ năm 2002 tại khách sạn Shangri-La của Cộng hòa Singapore theo sáng kiến của Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (IISS). Trước khi diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh đầu tiên, châu Á thiếu một khuôn khổ an ninh khu vực như châu Âu. Đầu năm 1996, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ William Perry và Bộ trưởng Quốc phòng Thái Lan Chavalit Yongchaiyudh cùng đưa ra những sáng kiến riêng biệt đề xuất tổ chức một cuộc họp thường niên tập trung các đồng nhiệm tại châu Á nhưng không được hưởng ứng. Diễn đàn an ninh liên chính phủ châu Á duy nhất lúc đó chỉ là Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF) lại bị xem khó tồn tại vì chỉ tập trung vào việc xây dựng lòng tin và còn sơ sài. Ngoài ra ARF còn được tổ chức bởi các bộ trưởng nước ngoài, nên chỉ có tính tham khảo về một cơ chế chính sách quốc phòng khu vực mà họ mong muốn để có thể hợp tác. Ban đầu Đối thoại Shangri-La phỏng theo mô hình của Hội nghị Chính sách An ninh Munich (Munich Conference on Security Policy), một diễn đàn từ năm 1962 tập hợp các chuyên gia, bộ trưởng quốc phòng, các quan chức an 16 ninh cấp cao, các tướng lĩnh cũng như đại diện báo chí từ hơn 40 nước cốt lõi là NATO. Nhưng với tham vọng lớn hơn của IISS là thiết lập một diễn đàn “kênh 1” chính thống, trong đó bộ trưởng quốc phòng của tất cả các nước trong khu vực châu Á – TBD có thể ngồi lại với nhau bàn thảo về bất cứ vấn đề nào của khu vực – tạo ra một tổ chức “mà các Bộ trưởng Quốc phòng cần đến và mang lại cho họ tất cả những điều họ cần tại một hội nghị liên chính phủ hay liên khu vực”2. Lời mời ban đầu chỉ chủ yếu tập trung vào các thành viên của Diễn đàn khu vực ASEAN như là một tổ chức an ninh thực sự trong khu vực. Xinh-ga-po được chọn làm nước chủ nhà cho hội nghị đầu tiên và khách sạn Shangri-La là địa điểm tổ chức. Chipman gặp Tổng thống Singapore SR Nathan vào tháng 02 năm 2001 để đề xuất các ý tưởng và Nathan đã đồng ý hỗ trợ cho đến khi IISS có thể tổ chức Hội nghị một cách độc lập. Như vậy, từ năm 2002, bên cạnh Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF) ra đời năm 1994 và là hội nghị của Bộ trưởng Ngoại giao các nước thành viên ARF thì Đối thoại Shangri-La được xem là Diễn đàn an ninh khu vực cao cấp nhất có xu hướng ngày càng mở rộng cả về nội dung và phạm vi can dự của các nước trong và ngoài khu vực không có vai trò chủ đạo của ASEAN như ARF. Bản thân lịch sử hình thành của Đối thoại Shangri-la chứa đựng nhiều điều thú vị. Trong cuốn tiểu thuyết Đường chân trời bị lãng quên (The Lost Horizon), Shangri-La là một nơi chốn huyền thoại của những điều không tưởng đâu đó trên dãy Himalaya, một thiên đường nơi mà hòa bình và tình yêu ngự trị. Cũng là một sự trùng hợp lý thú khi nơi tổ chức cuộc đối thoại này là khách sạn Shangri-La của Singapore, một sự ẩn dụ không thể phù hợp 2 Hội nghị Thượng đỉnh An ninh châu Á, https://vi.wikipedia.org/wiki/H%E1%BB%99i_ngh%E1%BB%8B_Th%C6%B0%E1%BB%A3ng _%C4%91%E1%BB%89nh_An_ninh_ch%C3%A2u_%C3%81 17 hơn cho một diễn đàn bàn về an ninh khu vực. 1.1.3. Mục đích của Đối thoại Shangri-La Được chính thức thiết lập vào năm 2002, Đối thoại Shangri-La là sự hợp tác công tư giữa một bên là chính phủ Xinh-ga-po và một bên là Viện Nghiên cứu Quốc tế (IISS). Xinh-ga-po mong muốn trở thành một cầu nối cho an ninh và ổn định khu vực, qua đó gia tăng uy tín của quốc gia, trong khi IISS cũng có mục đích tương tự trong giới nghiên cứu quốc tế. Dựa trên những thành tựu và uy tín mà Viện Nghiên cứu này có được, Đối thoại Shangri-la là cố gắng của IISS nhằm khỏa lấp chỗ trống quan trọng trong chuỗi các cuộc gặp thượng đỉnh liên quốc gia ở khu vực châu Á – TBD. Ban đầu chỉ là một buổi ăn tối và trao đổi giữa các học giả Viện IISS và lãnh đạo Bộ Quốc phòng một số nước, sau đó nảy ra ý tưởng tổ chức đối thoại thường niên như ngày nay. Mục đích chính của đối thoại là trao đổi, nghiên cứu chính sách quốc phòng và tình hình an ninh khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, đây cũng có thể coi là một kênh xây dựng lòng tin bổ sung cho Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF). Shangri-La được kỳ vọng sẽ là cơ hội để nâng cao sự minh bạch các chính sách quốc phòng và hiện đại hóa quân sự trong khu vực. Để đạt được những mục đích trên, cơ chế hoạt động của Đối thoại Shangri-La rất đa dạng. Bên cạnh các phiên thảo luận toàn thể còn có các nhóm nhỏ, các nhóm nhỏ này có thể đề xuất các mục tiêu chính sách riêng biệt. IISS cũng đảm bảo thời gian để các bộ trưởng quốc phòng có ít nhất hai cuộc họp đa phương và khoảng hàng chục cuộc đối thoại song phương trong thời gian diễn ra hội nghị, tạo điều kiện để xúc tiến các cuộc gặp đa phương, song phương giữa quan chức quân sự các quốc gia. Đối thoại Shangri-La là diễn đàn không ràng buộc về mặt pháp lý, tất cả những vấn đề được đưa ra bàn luận tại hội nghị chỉ là để thảo luận, không đi đến bất cứ kết luận ràng buộc nào và các nước tham dự diễn đàn này không 18
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan