Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Đoàn kết các dân tộc thiểu số ở tỉnh sơn la hiện nay theo tư tưởng hồ chí minh...

Tài liệu Đoàn kết các dân tộc thiểu số ở tỉnh sơn la hiện nay theo tư tưởng hồ chí minh

.PDF
110
1
82

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN NGUYỄN TẠ THIÊN ĐOÀN KẾT CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở TỈNH SƠN LA HIỆN NAY THEO TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH Chuyên ngành: Hồ Chí Minh học Mã số: 8310204 LUẬN VĂN THẠC SĨ HỒ CHÍ MINH HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. Nguyễn Thị Minh Thuỳ HÀ NỘI - 2021 XÁC NHẬN LUẬN VĂN ĐÃ ĐƢỢC CHỈNH SỬA Luận văn đã đƣợc chỉnh sửa theo khuyến nghị của Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ. Hà Nội, ngày 16 tháng 12 năm 2021 CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG PGS,TS. Doãn Thị Chín LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề tài này là do chính tôi thực hiện. Đề tài được hoàn thành dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Nguyễn Thị Minh Thuỳ. Tài liệu và số liệu trích dẫn trong luận văn là hoàn toàn trung thực và đáng tin cậy. Kết quả trong luận văn không trùng lặp với những công trình đã được công bố trước đây. Hà Nội, ngày 16 tháng 12 năm 2021 TÁC GIẢ LUẬN VĂN Nguyễn Tạ Thiên MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 Chƣơng 1: TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐOÀN KẾT CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ ............................................................................................ 15 1.1. Một số khái niệm .................................................................................. 15 1.1.1. Khái niệm dân tộc, dân tộc thiểu số .............................................. 15 1.1.2. Khái niệm tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc và đoàn kết các dân tộc thiểu số ........................................................................... 17 1.2. Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết các dân tộc thiểu số ......... 19 1.2.1. Vai trò của đoàn kết các dân tộc thiểu số...................................... 19 1.2.2. Nội dung đoàn kết các dân tộc thiểu số ........................................ 24 1.2.3. Nguyên tắc đoàn kết các dân tộc thiểu số ..................................... 29 1.2.4. Phương pháp đoàn kết các dân tộc thiểu số .................................. 36 Chƣơng 2: ĐOÀN KẾT CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ TỈNH SƠN LA HIỆN NAY THEO TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP .................................................................................................... 48 2.1. Các nhân tố tác động đến khối đoàn kết các dân tộc thiểu số tỉnh Sơn La ................................................................................................................. 48 2.1.1 Điều kiện tự nhiên .......................................................................... 48 2.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội ............................................................... 51 2.1.3.Đặc điểm dân tộc thiểu số tỉnh Sơn La .......................................... 53 2.1.4. Sự chống phá của các thế lực thù địch trong và ngoài nước ........ 55 2.2. Thực trạng đoàn kết các dân tộc thiểu số tỉnh Sơn La theo tư tưởng Hồ Chí Minh từ năm 2015 - 2020 ..................................................................... 56 2.2.1. Thành tựu và nguyên nhân. ........................................................... 56 2.2.2. Hạn chế và nguyên nhân. .............................................................. 70 2.2.3. Yêu cầu đặt ra đối với việc thực hiện đoàn kết các dân tộc thiểu số tỉnh Sơn La hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh. ................................. 77 2.3. Quan điểm và một số giải pháp nhằm đoàn kết các dân tộc thiểu số tỉnh Sơn La theo tư tưởng Hồ Chí Minh trong giai đoạn mới. .......................... 80 2.3.1. Quan điểm chỉ đạo ........................................................................ 80 2.3.2. Một số giải pháp nhằm đoàn kết các dân tộc thiểu số tỉnh Sơn La trong giai đoạn mới theo tư tưởng Hồ Chí Minh. ................................... 84 KẾT LUẬN .................................................................................................... 97 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 99 TÓM TẮT LUẬN VĂN .............................................................................. 105 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc, với 54 dân tộc anh em cùng đoàn kết xây dựng và bảo vệ đất nước trong chiều dài lịch sử hàng nghìn năm. Mỗi dân tộc phát huy bản sắc dân tộc về phong tục, tập quán, ngôn ngữ…hình thành nên một nền văn hoá Việt Nam đặc sắc, thống nhất trong đa dạng. Cũng như các quốc gia đa dân tộc khác, ở Việt Nam, vấn đề dân tộc có vị trí đặc biệt quan trọng, trong sự nghiệp xây dựng đất nước, cũng như trong đấu tranh giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc. Từ ngàn đời nay, các dân tộc trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam đã chung sức tạo nên một quốc gia dân tộc thống nhất, đoàn kết, kiên cường, anh dũng trong đấu tranh chống ngoại xâm và sự khắc nghiệt của thiên tai; sáng tạo, cần kiệm trong xây dựng quê hương, đất nước. Những truyền thống tốt đẹp ấy được tiếp tục gìn giữ, phát huy trong công cuộc đấu tranh giành độc lập và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Trong hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh, tư tưởng về đoàn kết các dân tộc có giá trị rất lớn trong quá trình phát triển của đất nước. Đó là tài sản quý báu mà các thế hệ Việt Nam phải giữ gìn, trân trọng, kế thừa và phát huy. Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Đồng bào tất cả các dân tộc phải đoàn kết chặt chẽ, thương yêu giúp đỡ lẫn nhau như anh em trong một nhà” [32, tr.83]. Tư tưởng của Người đã trở thành cơ sở lý luận cho chủ trương, chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, nhằm không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào các dân tộc. Điều 5, Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2013 khẳng định: Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là quốc gia thống nhất của các dân tộc cùng sinh sống trên đất nước Việt Nam. Nhà nước thực hiện chính sách bình đẳng, đoàn kết tương trợ giữa các dân tộc, nghiêm cấm mọi hành vi kỳ thị, chia rẽ dân tộc. Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết, giữ gìn 2 bản sắc dân tộc và phát huy những phong tục, tập quán, truyền thống và văn hóa tốt đẹp của mình. Sơn La là một tỉnh miền núi phía Tây Bắc, là vùng có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh của cả nước. Đây là địa phương hội tụ đầy đủ và điển hình những đặc điểm về kinh tế - xã hội, dân cư, dân tộc,...và được coi là trung tâm của vùng Tây Bắc. Trong những năm qua tỉnh Sơn La đã có nhiều thành quả trong công tác xây dựng khối đoàn kết các dân tộc. Song, so với yêu cầu của thực tiễn đòi hỏi thì việc xây dựng khối đại đoàn kết các dân tộc trong tình hình mới vẫn còn những hạn chế, chưa phát huy được tối đa sức mạnh của các dân tộc sinh sống trên địa bàn tỉnh, khả năng tuyên truyền vận động đồng bào các dân tộc và năng lực giải quyết những mâu thuẫn còn thấp, còn bất cập nảy sinh trong quan hệ giữa các dân tộc, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số. Mặc dù các dân tộc ở tỉnh Sơn La có truyền thống đoàn kết lâu đời chống giặc ngoại xâm, xây dựng đoàn kết giữa các dân tộc nhưng gặp còn nhiều khó khăn như trình độ dân trí còn chưa cao, thời tiết diễn biến phức tạp, thiên tai, dịch bệnh còn xảy ra nhiều, các tệ nạn ma túy, mại dâm, buôn bán người...còn tồn tại gây ảnh hưởng không nhỏ đến xây dựng đoàn kết các dân tộc trong tỉnh. Tỉnh cũng là nơi tập trung dân di cư tự do, trong đó có 12 dân tộc anh em cùng chung sống, vì vậy các thế lực thù địch luôn dùng các thủ đoạn tinh vi để xuyên tạc tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng và Nhà nước về vấn đề dân tộc, đoàn kết các dân tộc nhằm làm suy giảm lòng tin của đồng bào Sơn La đối với Đảng và Nhà nước. Xây dựng khối đại đoàn kết các dân tộc tại Sơn La là một trong những nội dung quan trọng, có ý nghĩa chính trị to lớn của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân tỉnh nhằm giữ vững ổn định chính trị, chủ quyền biên giới quốc gia, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời chống lại âm mưu chia rẽ các dân tộc, lôi kéo quần chúng tham 3 gia các hoạt động chống phá cách mạng của các thế lực thù địch. Nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết các dân tộc và vận dụng vào giải quyết vấn đề dân tộc trên địa bàn tỉnh Sơn La có ý nghĩa về mặt lý luận và thực tiễn, góp phần giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn các tỉnh này. Chính vì những lý do trên, học viên chọn vấn đề “Đoàn kết các dân tộc thiểu số ở tỉnh Sơn La hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh” làm đề tài luận văn tốt nghiệp cao học chuyên ngành Hồ Chí Minh học. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài 2.1. Những công trình liên quan đến tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết, đoàn kết các dân tộc thiểu số. Tư tưởng đại đoàn kết dân tộc có từ rất sớm và xuyên suốt trong hệ thống luận điểm khoa học về cách mạng Việt Nam của Hồ Chí Minh. Cho đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu khoa học đề cập trên nhiều phương diện và dưới nhiều góc độ khác nhau. Trong đó có thể tổng quan một số công trình tiêu biểu sau: Về sách Cuốn Chiến lược đại đoàn kết Hồ Chí Minh do Phùng Hữu Phú (chủ biên), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995. Đã trình bày khá đầy đủ, có hệ thống và sâu sắc các vấn đề về chiến lược đại đoàn kết của Hồ Chí Minh bao gồm: Cơ sở và quá trình hình thành chiến lược đại đoàn kết của Hồ Chí Minh; đại đoàn kết và thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám; chiến lược đại đoàn kết của Hồ Chí Minh trong sự nghiệp kháng chiến kiến quốc; cách mạng giải phóng dân tộc và sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa. Trong công trình này, các tác giả trình bày khái niệm về chiến lược đại đoàn kết, nguyên tắc, phương pháp đại đoàn kết,… trong tư tưởng Hồ Chí Minh. Những kết quả nghiên cứu của các tác giả có giá trị quan trọng, giúp cho chúng tôi nghiên cứu những điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan, cũng như nội dung cơ bản về đoàn kết các dân tộc của Người. 4 Cuốn“Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết với vấn đề phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc trong thời kỳ đổi mới”của tác giả Nguyễn Khánh Bật, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2004. Công trình nghiên cứu những vấn đề chung tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết, vấn đề đại đoàn kết các dân tộc thiểu số trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam, vấn đề đoàn kết các tôn giáo. - Cuốn Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội của Hoàng Trang và Phạm Ngọc Anh (2000), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Chỉ ra trong giai đoạn hiện nay, vấn đề giữ vững độc lập dân tộc là nhiệm vụ chiến lược quan trọng để đưa nước ta vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội. Để thực hiện được vấn đề đó, cần tiếp tục vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh vào thực tiễn ở nước ta hiện nay; kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, phát huy sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc. Các tác giả phân tích khá sâu sắc những vấn đề dân tộc, đoàn kết dân tộc,…trong mối quan hệ giữa độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Đây là sự định hướng cho chúng tôi xác định những nội dung đại đoàn kết các dân tộc ở Sơn La theo tư tưởng Hồ Chí Minh. - Cuốn “Tư tưởng Hồ Chí Minh về dân tộc, tôn giáo và đại đoàn kết trong cách mạng Việt Nam” của Đỗ Quang Hưng, Nxb Quân đội Nhân dân, Hà Nội, 2003. Công trình này đề cập đến các bài viết, bài nói của Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc và tôn giáo; chính sách về vấn đề dân tộc, tôn giáo, chính sách về đoàn kết và xây dựng đại đoàn kết mà Hồ Chí Minh khởi xướng và lãnh đạo. - Cuốn Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh của Doãn Thị Chín, Lê Đình Năm (Đồng chủ biên), Nxb Lý luận Chính trị, Hà Nội (2015), là công trình nghiên cứu một cách cách khái quát và tổng hợp tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết, từ cơ sở hình thành, nội dung, đến sự vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay. 5 - Cuốn Chủ tịch Hồ Chí Minh - Người khơi nguồn và phát huy thành công sức mạnh đại đoàn kết dân tộc trong cách mạng Việt Nam, Viện Hồ Chí Minh và các lãnh tụ của Đảng, (Kỷ yếu Hội thảo khoa học kỷ niệm 111 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh), tháng 5/2001. Ngoài các công trình trên, còn có cuốn “Những bài giảng về môn học Tư tưởng Hồ Chí Minh” của Nguyễn Khánh Bật (chủ biên), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội (2005); Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội (2005); “Hồ Chí Minh nhà tư tưởng lỗi lạc” của GS Song Thành, Nxb Lý luận chính trị...đã nghiên cứu đến nhiều vấn đề khác nhau trong hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh, trong đó có đề cập đến vấn đề kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại đây chính là một trong những nội dung quan trọng trong tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết. Về các luận văn, luận án - Luận án tiến sĩ “Chiến lược đại đoàn kết của Chủ tịch Hồ Chí Minh được thực hiện trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945 -1954)”của Khuất Thị Hoa, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, 2000. Luận án đã nêu lên chiến lược đại đoàn kết theo tư tưởng Hồ Chí Minh, đánh giá một cách toàn diện về chiến lược xây dựng khối đại đoàn kết các dân tộc trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược 1945 -1954. - Luận án tiến sĩ lịch sử “Tư tưởng đại đoàn kết của Chủ tịch Hồ Chí Minh và sự thể hiện trong cách mạng Việt Nam thời kỳ 1930-1954” của Nguyễn Xuân Thông, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, 1995. Luận án đã trình bày một cách khái quát tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết, gắn với thực tiễn thực hiện xây dựng khối đại đoàn kết trong thời kỳ lịch sử 1930-1954. - Luận văn “Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc thiểu số và vận dụng vào giải quyết các vấn đề dân tộc trên địa bàn tỉnh Gia Lai”, Trần Phú 6 Quý, Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Hồ Chí Minh học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, 2008. Về các bài đăng trên tạp chí - Bài “Tư tưởng Hồ Chí Minh với đại đoàn kết dân tộc và Mặt trận dân tộc thống nhất” Phạm Thế Duyệt, Báo Nhân dân, số ra 16/5/2005. - Bài viết “Đoàn kết và điều kiện để đoàn kết trong lịch sử dân tộc Việt Nam” của Nguyễn Tài Thư, in trong: Công bằng xã hội, trách nhiệm xã hội và đoàn kết xã hội, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 2008 đã khẳng định đoàn kết là xu thế tất yếu trong sự phát triển của các cộng đồng người. Cộng đồng nào đoàn kết vượt lên được thì sống, không đoàn kết thì chết, đoàn kết là yếu tố quan trọng có tính quyết định để duy trì sự tồn tại của một cộng đồng. Từ nhận định này, tác giả phân tích làm rõ những đặc trưng của sự đoàn kết, đồng thời chỉ ra những điều kiện để thực hiện sự đoàn kết trong lịch sử dân tộc ta, đó là cá nhân cần đến cộng đồng và cộng đồng cần đến cá nhân - đó là điều kiện tự nhiên, ban đầu và có lợi cho sự đoàn kết của bất cứ cộng đồng nào. - Bài viết “Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết rộng rãi và chặt chẽ” của Hạnh Nguyễn, Tạp chí Mặt trận, số 72, tr.46-49, 2009 khẳng định: gần một thế kỷ qua, thực hiện tư tưởng về đoàn kết rộng rãi và chặt chẽ của Hồ Chí Minh, cách mạng Việt Nam đã đạt được nhiều thành công. Tác giả khẳng định, tư tưởng về đoàn kết rộng rãi và chặt chẽ của Hồ Chí Minh không phải lúc nào và ở đâu cũng đã được quán triệt nghiêm túc, đủ đầy. Do đó, để thực hiện tốt vấn đề đó cần phải làm tốt công tác đoàn kết từ trong Đảng. Trong Đảng có gương mẫu, đoàn kết mới nói đến đoàn kết trong bộ máy Nhà nước, đoàn kết trong Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, đoàn kết trong xã hội, đoàn kết toàn dân tộc. Ngoài ra còn có nhiều công trình nghiên cứu khoa học, bài báo khoa học nghiên cứu về tư tưởng đại đoàn kết của Hồ Chí Minh và những vấn đề liên quan đến đại đoàn kết dân tộc đã được đăng tải trên nhiều báo, tạp chí. 7 2.2. Những công trình liên quan đến vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc và đoàn kết các dân tộc thiểu số trong giai đoạn hiện nay. Về sách - Cuốn Các dân tộc thiểu số trong sự phát triển kinh tế - xã hội ở miền núi, tác giả Bế Văn Đẳng, Nxb Chính trị quốc gia - Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội, 1996. Đã nhìn nhận và đánh giá về vấn đề dân tộc dựa trên sự thực hiện nguyên tắc đoàn kết, bình đẳng và tương trợ lẫn nhau cùng tiến bộ giữa các dân tộc anh em đã được Đảng ta xác định. Bên cạnh đó, tác giả phân tích, chỉ ra những thành tựu quan trọng đã đạt được trên các lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, y tế,... trong quá trình thực hiện chính sách dân tộc ở vùng đồng bào các dân tộc thiểu số. Những thành tựu đó có ý nghĩa quan trọng trong việc củng cố khối đại đoàn kết các dân tộc. Tuy nhiên, quá trình thực hiện chính sách dân tộc còn tồn tại những hạn chế làm ảnh hưởng không tốt đối với phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa,…ở vùng đồng bào các dân tộc miền núi. Những hạn chế này là vấn đề cần được Đảng và Nhà nước quan tâm giải quyết nhằm củng cố sức mạnh của khối đoàn kết các dân tộc ở miền núi. - Cuốn Đảng bộ và Nhân dân các tỉnh Tây Bắc thực hiện chính sách dân tộc của Đảng của Thào Xuân Sùng (chủ biên), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998. Tác giả đã phân tích việc thực hiện chính sách dân tộc của Đảng và những thành tựu phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa,... từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào các dân tộc Tây Bắc. Những thành tựu đó đã góp phần quan trọng vào việc củng cố vững chắc khối đoàn kết các dân tộc Tây Bắc. Tuy nhiên, quá trình thực hiện chính sách dân tộc của Đảng ở Tây Bắc còn bộc lộ một số hạn chế do chủ trương, chính sách chưa thực sự phù hợp với đặc điểm tự nhiên và xã hội vùng Tây Bắc. Sự quan tâm các cấp lãnh đạo chưa tương xứng với vị trí chiến lược quan trọng cũng như tiềm năng và thế mạnh của vùng Tây Bắc. 8 - Bài viết Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc và miền núi vào thực hiện chính sách dân tộc hiện nay, tác giả Nguyễn Thị Kim Dung, in trong cuốn: Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết với vấn đề phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc trong thời kỳ mới, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2004. Khẳng định vấn đề dân tộc, đoàn kết các dân tộc là bộ phận quan trọng trong tư tưởng cách mạng của Hồ Chí Minh. Trên cơ sở phân tích những thành tựu và những hạn chế trong quá trình thực hiện chính sách dân tộc, tác giả khẳng định để xây dựng khối đại đoàn kết các dân tộc hiện nay cần phải vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc để thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN. - Cuốn Những vấn đề cơ bản về chính sách dân tộc ở nước ta hiện nay của các tác giả Phan Xuân Sơn và Lưu Văn Quảng (đồng chủ biên), Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội, 2006, chỉ ra chính sách dân tộc ở nước ta qua các giai đoạn cách mạng đã góp phần xây dựng khối đoàn kết dân tộc. Các tác giả đã phân tích những hạn chế trong chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước từ năm 1976 đến năm 2006 trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, đặc biệt là vấn đề về đất đai, định canh, định cư,... Từ đó, các tác giả đưa ra những giải pháp và điều kiện cần ưu tiên thực hiện để khắc phục tình trạng biệt lập và sự phát triển không đồng đều giữa các dân tộc nhằm đảm bảo sự bình đẳng, đoàn kết và tương trợ lẫn nhau giữa các dân tộc trong quá trình phát triển. Về luận văn, luận án - Luận án tiến sĩ Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo thực hiện chính sách dân tộc ở một số tỉnh Tây Bắc từ năm 1996 đến năm 2006 của Trần Thị Mỹ Hường Luận án Tiến sĩ Lịch sử, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, 2012. Đã phân tích quá trình chỉ đạo và thực hiện chính sách dân tộc của Đảng ta nhằm xây dựng mối quan hệ bình đẳng, đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau vì lợi ích của các dân tộc Tây Bắc. Theo tác giả: “Tây Bắc - là địa bàn 9 trọng yếu về kinh tế, quốc phòng, nơi tập trung nhiều đồng bào dân tộc thiểu số, cư trú trong địa hình phức tạp, đời sống đồng bào còn nhiều khó khăn”. Do đó, việc thực hiện chính sách dân tộc trên nguyên tắc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, giúp nhau cùng phát triển là phương thức để Tây Bắc phát triển giàu mạnh. Bên cạnh đó, tác giả cũng chỉ ra những thành tựu, hạn chế và rút ra bài học kinh nghiệm trong việc thực hiện chính sách dân tộc của một số tỉnh ở Tây Bắc. - Luận án Tiến sĩ Triết học“Vấn đề xây dựng khối đại đoàn kết các dân tộc ở Tây Bắc hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh (qua thực tế ở Sơn La), 2017 của tác giả Dương Văn Mạnh, Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Tác giả luận án đã phân tích cơ sở hình thành và nội dung đại đoàn kết các dân tộc theo tư tưởng Hồ Chí Minh; thực chất việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết các dân tộc vào xây dựng khối đại đoàn kết các dân tộc ở Tây Bắc hiện nay. Phân tích, đánh giá thành tựu, hạn chế, cũng như nguyên nhân của thành tựu và hạn chế trong xây dựng khối đại đoàn kết các dân tộc ở Tây Bắc (qua thực tế ở Sơn La) hiện nay chủ yếu từ năm 2001 đến năm 2015 theo tư tưởng Hồ Chí Minh và một số vấn đề đặt ra từ thực trạng này. Từ đó, đề xuất một số quan điểm và giải pháp cơ bản nhằm thực hiện hiệu quả hơn nữa việc xây dựng khối đại đoàn kết các dân tộc ở Tây Bắc theo tư tưởng Hồ Chí Minh. Về các bài đăng trên tạp chí - Bài viết “Một số kết quả xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc tỉnh Sơn La (1986 - 2000)” của Phạm Xuân Thu, Tạp chí Lịch sử Đảng, số 11, tr. 99-103. Đã trình bày những chủ trương, đường lối về vấn đề đại đoàn kết dân tộc của Đảng ta trong giai đoạn 1986 - 2000. Tác giả đã phân tích về quá trình xây dựng khối đoàn kết dân tộc ở tỉnh Sơn La trong 15 năm đầu đổi mới của Đảng bộ tỉnh Sơn La với nhiều thành tựu khích lệ về phát triển kinh tế - xã hội, an ninh và quốc phòng được giữ vững… Những thành tựu ban đầu đó đã tạo thành 10 niềm tin cho đồng bào các dân tộc Sơn La trong công cuộc xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc của Đảng bộ tỉnh Sơn La. Tuy nhiên, quá trình xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc ở Sơn La còn bộc lộc nhiều hạn chế cần được khắc phục. - Trong bài viết “Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc và miền núi vào thực hiện chính sách dân tộc hiện nay”, in trong: Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết với vấn đề phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc trong thời kỳ mới, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2004, tr.231-72, tác giả Nguyễn Thị Kim Dung khẳng định vấn đề dân tộc, đoàn kết các dân tộc là bộ phận quan trọng trong tư tưởng cách mạng của Hồ Chí Minh. Trên cơ sở phân tích những thành tựu và những hạn chế trong quá trình thực hiện chính sách dân tộc, tác giả khẳng định để xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc hiện nay cần phải vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc để thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. - Bài viết “Đoàn kết và điều kiện để đoàn kết trong lịch sử dân tộc Việt Nam” in trong: Công bằng xã hội, trách nhiệm xã hội và đoàn kết xã hội, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 2008, tr.495-508 của Nguyễn Tài Thư đã khẳng định đoàn kết là xu thế tất yếu trong sự phát triển của các cộng đồng người. Cộng đồng nào đoàn kết vượt lên được thì sống, không đoàn kết thì chết, đoàn kết là yếu tố quan trọng có tính quyết định để duy trì sự tồn tại của một cộng đồng. Từ nhận định này, tác giả phân tích làm rõ những đặc trưng của sự đoàn kết, đồng thời chỉ ra những điều kiện để thực hiện sự đoàn kết trong lịch sử dân tộc ta, đó là cá nhân cần đến cộng đồng và cộng đồng cần đến cá nhân - đó là điều kiện tự nhiên, ban đầu và có lợi cho sự đoàn kết của bất cứ cộng đồng nào. - Bài “Đại đoàn kết các dân tộc - Một bảo đảm cho việc thực hiện quyền con người ở Việt Nam” của Bùi Thị Ngọc Lan (2016), Tạp chí Lý luận chính trị, số 3, tr.30-35, đã chỉ ra những thành tựu trong việc phát huy đại đoàn kết dân tộc thực hiện quyền con người: đại đoàn kết dân tộc là cơ sở để thực 11 hiện quyền bình đẳng và quyền tự quyết dân tộc của Việt Nam trong cộng đồng quốc tế; đại đoàn kết dân tộc là cơ sở để thực hiện quyền của các tộc người thiểu số trong cộng đồng dân tộc Việt Nam thống nhất. Tác giả còn chỉ ra những vấn đề đặt ra trong việc thực hiện đại đoàn kết dân tộc và quyền con người: Vai trò của các chủ thể trong xây dựng khối đại đoàn kết các dân tộc, thực hiện quyền bình đẳng dân tộc, quyền con người chưa được phát huy hiệu quả; sự chống phá của các thế lực thù địch, thực hiện âm mưu chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, vi phạm quyền của các dân tộc và quyền con người ngày càng gia tăng và phức tạp. - Bài viết “Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc và sự vận dụng của Đảng Cộng sản Việt Nam” của Nguyễn Đình Hòa, Tạp chí Triết học, số 8 (291), tr.11-19 đã luận giải những nội dung cơ bản về đại đoàn kết dân tộc trong tư tưởng Hồ Chí Minh. Theo tác giả, đại đoàn kết dân tộc là vấn đề có ý nghĩa chiến lược, quyết định thành công của cách mạng; Đoàn kết dân tộc là mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng, là tư tưởng xuyên suốt trong đường lối chiến lược cách mạng, nó xuất phát từ nhu cầu khách quan của sự nghiệp cách mạng và do chính nhân dân xây dựng. Tác giả còn phân tích một số nguyên tắc xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc theo tư tưởng Hồ Chí Minh: đảm bảo lợi ích tối cao của dân tộc, có niềm tin vào nhân dân và biết dựa vào dân, đại đoàn kết có tổ chức chặt chẽ…Tác giả khẳng định, trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Đảng Cộng sản Việt Nam đã không ngừng kế thừa, vận dụng và phát triển một cách sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc. Ngoài ra còn có một số bài viết như: “Phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân”, Trần Quang Nhiếp, Tạp chí Cộng sản, tháng 10/2000; “Đại đoàn kết toàn dân tộc - động lực to lớn nhất trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”, Trịnh Quốc Tuấn, Tạp chí Quốc phòng toàn dân, tháng 4/2003; “Những biểu hiện sinh động về chính sách đại đoàn kết dân tộc đúng đắn của Đảng, Nhà nước ta”, Trần Hậu, Tạp chí Lịch sử Đảng, tháng 11/2007; “Xây 12 dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc nhằm bảo vệ vững chắc độc lập dân tộc và định hướng xã hội chủ nghĩa”, Nguyễn Văn Nam, Tạp chí Lý luận và Truyền thông, tháng 10/2009; “Tiếp tục đẩy mạnh phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” của Huỳnh Vĩnh Ái, Tạp chí Cộng sản, 5/2015… Các công trình trên đã nêu lên khá toàn diện tư tưởng đại đoàn kết dân tộc của Hồ Chí Minh và những đóng góp to lớn của Người đối với cách mạng Việt Nam. Tuy nhiên, chưa có công trình nào nghiên cứu vấn đề đoàn kết các dân tộc thiểu số ở tỉnh Sơn La giai đoạn từ 2015 - 2020, dưới góc độ nghiên cứu Hồ Chí Minh học. Mặc dù vậy, những kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học trên là nguồn tài liệu rất quan trọng, là cơ sở để tác giả tiếp thu, kế thừa, bổ sung và phát triển trong quá trình hoàn thành luận văn này. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu. 3.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở làm rõ những nội dung cơ bản trong tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết các dân tộc thiểu số, vận dụng vào đánh giá thực trạng đoàn kết các dân tộc thiểu số ở tỉnh Sơn La giai đoạn 2015 - 2020, luận văn đề xuất những giải pháp cơ bản nhằm đoàn kết các dân tộc thiểu số ở tỉnh Sơn La trong thời gian tới theo tư tưởng Hồ Chí Minh. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Làm rõ các khái niệm và nội dung cơ bản tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết các dân tộc thiểu số. - Đánh giá thực trạng thực hiện đoàn kết các dân tộc thiểu số ở tỉnh Sơn La theo tư tưởng Hồ Chí Minh. - Đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm củng cố, tăng cường đoàn kết các dân tộc thiểu số ở tỉnh Sơn La theo tư tưởng Hồ Chí Minh trong thời gian tới. 13 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đoàn kết các dân tộc thiểu số ở tỉnh Sơn La hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết các dân tộc thiểu số - Thực trạng đoàn kết các dân tộc thiểu số ở tỉnh Sơn La hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh (2015 - 2020). 5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu 5.1. Cơ sở lý luận Đề tài được thực hiện trên cơ sở quán triệt các quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam, chính sách của Nhà nước về đoàn kết các dân tộc thiểu số. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin. Ngoài ra, luận văn còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể: phân tích, tổng hợp, so sánh, kết hợp logic- lịch sử,... 6. Đóng góp mới của luận văn - Góp phần hệ thống hóa tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết các dân tộc thiểu số. - Qua nghiên cứu, luận văn đánh giá thực trạng của địa bàn tỉnh Sơn La về thực hiện đoàn kết dân tộc thiểu số, trêm cơ sở đó đề ra một số giải pháp góp phần thực hiện đoàn kết các dân tộc thiểu số ở tỉnh Sơn La trong thời gian tới. 7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 7.1. Ý nghĩa lý luận - Góp phần làm sáng tỏ một số nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết các dân tộc thiểu số. 14 - Làm rõ cơ sở khoa học của việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết các dân tộc thiểu số ở tỉnh Sơn La trong giai đoạn hiện nay. 7.2. Ý nghĩa thực tiễn Đề tài có thể dùng làm tài liệu tham khảo trong công tác xây dựng khối đại đoàn kết nói chung và công tác đoàn kết các dân tộc thiểu số ở Tỉnh Sơn La nói riêng; làm tài liệu tham khảo công tác giảng dạy về đoàn kết và xây dựng khối đại đoàn kết ở trường chính trị, các trung tâm bồi dưỡng chính trị. 8. Kết cấu của luận văn. Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, tài liệu tham khảo, luận văn gồm 2 chương, 5 tiết. 15 Chƣơng 1 TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐOÀN KẾT CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ 1.1. Một số khái niệm 1.1.1. Khái niệm dân tộc, dân tộc thiểu số Khái niệm dân tộc Lịch sử phát triển nhân loại đã chứng minh rằng: dân tộc là sản phẩm của quá trình phát triển lâu dài của xã hội loài người. Tuy nhiên, ở mỗi quốc gia, khu vực sự hình thành dân tộc có những đặc thù khác nhau, nhưng nhìn chung vẫn có thể trình bày sự hình thành đó bằng những nét phổ quát nhất. Hiện nay, có nhiều cách hiểu khác nhau về khái niệm dân tộc, trong đó có hai nghĩa được dùng phổ biến nhất. Thứ nhất, theo nghĩa rộng, khái niệm dân tộc dùng để chỉ cộng đồng người cụ thể nào đó có những mối liên hệ chặt chẽ, bền vững, có sinh hoạt kinh tế chung, có ngôn ngữ chung của cộng đồng và trong sinh hoạt văn hóa có những nét đặc thù so với những cộng đồng khác; xuất hiện sau cộng đồng bộ lạc; có kế thừa và phát triển hơn những nhân tố tộc người ở cộng đồng bộ lạc và thể hiện thành ý thức tự giác của các thành viên trong cộng đồng đó. Ví dụ: dân tộc Kinh, dân tộc Ba na, dân tộc Êđê… ở nước ta. Thứ hai, theo nghĩa hẹp, khái niệm “dân tộc là một khối cộng đồng người ổn định được thành lập trong lịch sử, dựa trên cơ sở cộng đồng về tiếng nói, lãnh thổ, sinh hoạt kinh tế và tâm lý, biểu hiện trong cộng đồng văn hóa” [73, tr.357]. Ví dụ: Dân tộc Ấn Độ, dân tộc Trung Hoa, dân tộc Viêt Nam… cũng có thể gọi: là quốc gia Ấn Độ, quốc gia Trung Hoa, quốc gia Việt Nam. Như vậy, nếu theo nghĩa thứ nhất, dân tộc là bộ phận của quốc gia, là cộng đồng xã hội theo nghĩa là các tộc người, còn theo nghĩa thứ hai thì dân tộc là toàn bộ Nhân dân một nước, là quốc gia dân tộc. Với nghĩa như vậy, khái niệm dân tộc và khái niệm quốc gia có sự gắn bó chặt chẽ với nhau, dân 16 tộc bao giờ cũng ra đời trong một quốc gia nhất định và thực tiễn lịch sử chứng minh rằng những nhân tố hình thành dân tộc chín muồi thường không tách rời với sự chín muồi của những nhân tố hình thành quốc gia. Đây là những nhân tố bổ sung và thúc đẩy lẫn nhau trong quá trình phát triển. Khái niệm dân tộc thiểu số Trung thành với quan điểm chủ nghĩa Mác - Lênin, bám sát thực tiễn cách mạng, đặc điểm các dân tộc ở Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có quan điểm dân tộc đúng đắn, góp phần cùng toàn Đảng, lãnh đạo Nhân dân ta giải phóng dân tộc; xây dựng, củng cố khối đại đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế của dân tộc Việt Nam. Tư tưởng về dân tộc của Hồ Chí Minh có nội dung toàn diện, phong phú, sâu sắc, khoa học và cách mạng; đó là những luận điểm cơ bản chỉ đạo, lãnh đạo Nhân dân ta thực hiện thắng lợi sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ độc lập dân tộc; xây dựng quan hệ tốt đẹp giữa các dân tộc trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam và giữa dân tộc Việt Nam với các quốc gia dân tộc trên thế giới. Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, khái niệm dân tộc được dùng với cả hai nghĩa: dân tộc là bộ phận của quốc gia, là cộng đồng xã hội theo nghĩa là các tộc người và dân tộc là toàn bộ Nhân dân một nước, là quốc gia dân tộc. Tuy nhiên, theo tác giả: khái niệm dân tộc trong cụm từ “dân tộc thiểu số” được dùng với nghĩa thứ nhất – nghĩa hẹp, tức là một cộng đồng vững chắc về mặt lịch sử của những con người, là hình thức phát triển xã hội được hình thành trên cơ sở cùng có chung đời sống kinh tế, ngôn ngữ, lãnh thổ và những đặc điểm về văn hóa, kinh tế, ý thức, tâm lý riêng của mình. Theo đó, khái niệm “dân tộc thiểu số” được hiểu là: dân tộc có số dân ít trong một quốc gia đa dân tộc, có nơi sinh sống và cư trú vùng núi, có những nét đặc trưng riêng về kinh tế, văn hóa, xã hội, phong tục tập quán, tạo nên sự đa dạng cho quốc gia dân tộc. Mỗi dân tộc có những đặc điểm riêng biệt nhưng đều thống nhất với nhau tạo nên một quốc gia đa dân tộc.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan