Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ ĐỒ ÁN QH 03 THIẾT KẾ ĐÔ THỊ KHÔNG GIAN CÔNG CỘNG...

Tài liệu ĐỒ ÁN QH 03 THIẾT KẾ ĐÔ THỊ KHÔNG GIAN CÔNG CỘNG

.PDF
22
88
100

Mô tả:

ĐỒ ÁN QH 03 THIẾT KẾ ĐÔ THỊ KHÔNG GIAN CÔNG CỘNG
BỘ MÔN QUY HOẠCH VÙNG & ĐÔ THỊ - ĐẠI HỌC XÂY DỰNG ĐỒ ÁN QH 03 THIẾT KẾ ĐÔ THỊ KHÔNG GIAN CÔNG CỘNG Hà Nội, 2017 ĐẶT VẤN ĐỀ  Mục tiêu chung của ngành quy hoạch là việc tạo dựng nên một môi trường sống tốt cho tất cả mọi người  Một môi trường sống tốt cũng được hiểu bao gồm cả (a) chất lượng môi trường sống riêng tư do ngôi nhà cung cấp và (b) chất lượng môi trường sống chung với các giao tiếp xã hội diễn ra tại các không gian công cộng.  Không gian công cộng không chỉ là khoảng trống giữa các tòa nhà! Đó là một không gian có nội hàm riêng với các khu vực chức năng, với các cơ sở vật chất, với các hoạt động của con người tạo điều kiện cho các giao tiếp xã hội diễn ra...  Người KTS Quy hoạch cần phải có sự hiểu biết đầy đủ và có ý thức lưu tâm tạo dựng không gian công cộng . Đó là mục tiêu tổng quát mà đồ án QH3 đang hướng tới! 1. Tên đồ án: Thiết kế đô thị không gian công cộng TKĐT Phố sách TKĐT Kgcc hai bên bờ sông TKĐT Kgcc ven hồ TKĐT công viên đô thị 2. Mục tiêu của đồ án: ………Giúp sinh viên có cơ hội thực hành việc …Tạo lập không gian đô thị ( với Không gian công cộng là trọng tâm) vừa bảo đảm công năng, vừa có chất lượng thẩm mỹ, nghệ thuật hợp lý; phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của đô thi; đáp ứng yêu cầu thích dụng, thẩm mỹ, văn hoá, tinh thần của dân cư đô thị; Việc tạo lập không gian này sẽ góp phần vào sự phát triển thịnh vượng, bền vững của đô thị và của cộng đồng dân cư trong đô thị 3. Tính chất của các đề: ĐỀ 1,2,3 ĐỀ 4 Thiết kế đô thị nâng cấp, cải tạo không gian Thiết kế đô thị dựa trên Quy hoạch cho Một khu vực đô thị hiện hữu Một khu vực đô thị đã có quy hoạch QHC – Đã có hoặc chưa có QHC - QHPK được phê QHPK được phê duyệt. duyệt nhưng hiện chưa được xây dựng phát triển Các địa điểm nghiên cứu thiết kế trong các đề thuộc những khu vực khác nhau trong đô thị, phần lớn đều có sự gắn bó với lich sử phát triển của các khu vực dân cư lâu đời xung quanh. Trong bối cảnh có nhiều chuyển biến do sự xuất hiện của nhiều dự án phát triển đô thị mới cũng như mong muốn, nhu cầu của người dân đô thị về môi trường sống đã nâng cao theo hướng hiện đại, văn minh, các khu vực này hiện đang đứng trước những cơ hội và thách thức phát triển mới. 4. Quy định cụ thể của từng đề Đề 1 : Phố sách Đinh Lễ - Nguyễn Xí Địa điểm: Phố Đinh Lễ và Phố Nguyễn Xí, P. Tràng Tiền, Q. Hoàn Kiếm, Tp Hà Nội TÍNH CHẤT Phố chuyên doanh Sách, báo, Văn phòng phẩm Đinh Lễ - Nguyễn Xí CHỦ ĐỀ: ‘SÁCH VÀ NGƯỜI’ Một con phố thương mại đồng thời cũng là một Không gian công cộng – Không gian văn hóa văn minh, hiện đại, nhân văn giúp kết nối cộng đồng, phát huy văn hóa đọc, tinh thần quý trọng tri thức của thủ đô Hà Nội MỘT SỐ LƯU Ý: - GẮN KẾT VỚI PHỐ ĐI BỘ: Quan tâm gắn kết về không gian, hoạt động với không gian phố đi bộ khu vực Hồ Gươm – Tràng Tiền – Nhà hát Lớn. - TÍNH LỊCH SỬ - TINH THẦN NƠI CHỐN: Lưu tâm tới lịch sử hình thành, phát triển của phố với những con người, địa điểm cụ thể để từ đó đưa ra các ý tưởng thể hiện được tính lịch sử, tinh thần nơi chốn của khu vực Tham khảo: http://cafef.vn/nu-thanh-hoang-cua-phodinh-le-nguoi-lam-1-cuon-sach-ra-500-cayvang-da-tam-biet-the-gian20170526154042875.chn https://saostar.vn/xa-hoi/nhung-tiem-sach-nhosau-trong-can-gac-pho-dinh-le-ma-khong-phai- Đề 1 : Phố sách Đinh Lễ - Nguyễn Xí Địa điểm: Phố Đinh Lễ và Phố Nguyễn Xí, P. Tràng Tiền, Q. Hoàn Kiếm, Tp Hà Nội MỨC ĐỘ TÁC ĐỘNG LÊN CÔNG TRÌNH: Có thể đề xuất thay đổi hình thức mặt đứng nhà dân; đề xuất thay đổi mặt đứng, chức năng, không gian tầng 1 các CT công cộng/ doanh nghiệp quốc doanh (Công ty Phát hành sách, Gallery Ngô Quyền…) sát kvtk phù hợp với thực tế và ý tưởng thiết kế. Đề 2 : Không gian hai bên bờ sông Sét Địa điểm: không gian công cộng đoạn ngã ba sông Sét, P. Đồng Tâm & P. Giáp Bát, Q Hoàng Mai, Tp Hà Nội TÍNH CHẤT: Không gian công cộng hai bên bờ sông CHỦ ĐỀ: ‘HỒI SINH SÔNG SÉT’ Một Không gian công cộng bền vững về xã hội, tự nhiên - sinh thái được tạo dựng hướng tới sự hồi sinh của một dòng sông lịch sử trong nội đô Hà Nội. MỘT SỐ LƯU Ý: - MÔI TRƯỜNG – SINH THÁI: Cải tạo môi trường, Đề xuất các ý tưởng thiết kế xanh, sinh thái , bền vững cho khu vực - BỀN VỮNG XÃ HỘI: Kết nối xã hội, cộng đồng Tham khảo: http://songtre.tv/news/xa-hoi/cai-chetmon-cua-dong-song-set-39-12093.html http://www.xaydung.gov.vn/vi/web/guest/ trang-chi-tiet/-/tin-chitiet/Z2jG/86/146894/khai-thac-canhquan-he-thong-song-noi-thanh-hanoi.html Đề 2 : Không gian hai bên bờ sông Sét Địa điểm: Hai bên bờ sông Sét - đoạn ngã ba sông , P Tương Mai, Q Hoàng Mai, Tp Hà Nội - MỨC ĐỘ TÁC ĐỘNG LÊN CÔNG TRÌNH: Có thể giả thiết giải tỏa các công trình khu vực mỏm ở ngã ba sông để tạo dựng nên một không gian công cộng nơi đây - KẾT NỐI KHÔNG GIAN: Chú ý kết nối hai không gian công cộng Vườn hoa dọc sông và khu vực mỏm ngã ba sông ( Có cầu bắc qua theo QH) Đề 3 : Không gian ven hồ Xã Đàn Địa điểm: ven Hồ Xã Đàn và phố Cà phê Đặng Văn Ngữ, P. Nam Đồng và P. Trung Tự, Q. Đống Đa, Tp Hà Nội TÍNH CHẤT Không gian công cộng ven hồ – Phố cà phê CHỦ ĐỀ: ‘PHỐ XANH VEN HỒ’ Một KGCC sống động, bền vững về kinh tế, xã hội, tự nhiên – sinh thái trong một khu vực đô thị lịch sử tại Hà Nội MỘT SỐ LƯU Ý: - TÍNH LỊCH SỬ - TINH THẦN NƠI CHỐN: Lưu tâm tới lịch sử hình thành, phát triển của khu vực (KTT Trung Tự, KTT Nam Đồng) để từ đó đưa ra các ý tưởng thể hiện được tính lịch sử, tinh thần nơi chốn của khu vực -MÔI TRƯỜNG – SINH THÁI: Cải tạo môi trường, Đề xuất các ý tưởng thiết kế xanh, sinh thái cho khu vực Tham khảo: http://tv.tuoitre.vn/tin-moi/20170403/hangquan-vo-tu-lan-chiem-bo-ho-xa-dan-hanoi/29428.html http://thegioimoitruong.vn/tintuc/13186/huong-toi-nhan-rong-mo-hinh-maytap-duc-tich-hop-loc-nuoc-ho.html Đề 3 : Không gian hồ Xã Đàn Địa điểm: ven Hồ Xã Đàn, P. Nam Đồng và P. Trung Tự, Q. Đống Đa, Tp Hà Nội KẾT NỐI KHÔNG GIAN: + Kết nối Không gian ven hồ và Không gian phố cà phê với đường Đặng Văn Ngữ chạy cắt qua. Đề 4 : Công viên Mùa thu Mễ Trì TÍNH CHẤT Địa điểm: Hồ Mễ Trì, P. Trung Văn, Q. Nam Từ Liêm, Tp Hà Nội Công viên cây xanh đô thị CHỦ ĐỀ: CÔNG VIÊN MÙA THU Một công viên xanh và hiện đại trong đô thị, bền vững về xã hội, sinh thái - được tạo dựng nhằm tôn vinh vẻ đẹp tự nhiên, văn hóa và lịch sử của khu vực nói riêng và của TP Hà Nội nói chung. MỘT SỐ LƯU Ý: - TÍNH LỊCH SỬ - TINH THẦN NƠI CHỐN: Lưu tâm tới sự gắn kết về không gian, lịch sử với làng cốm Mễ Trì để thể hiện được tính lịch sử, tinh thần nơi chốn của khu vực - XANH – SINH THÁI: Đề xuất các ý tưởng thiết kế xanh, sinh thái cho khu vực Tham khảo: http://comhathanh.com/ http://www.baomoi.com/ve-ha-noi-tham-lang-com-me-tri-dam-net-tinhhoa/c/20484622.epi Đề 4 : Công viên Mùa thu Mễ Trì Địa điểm: Hồ Mễ Trì, P. Trung Văn, Q. Nam Từ Liêm, Tp Hà Nội - KẾT NỐI KHÔNG GIAN: Sự gắn kết không gian, giữa cũ và mới với (Vinhomes v.v…) xung quanh 5. Các nội dung cần có: 1. Phân khu Chức năng (cho các hoạt động trong KGCC, theo ngày, đêm, sự kiện) 2. Thiết kế không gian: Bố trí không gian cho các hoạt động công cộng , (có thể điều chỉnh một phần không gian quy hoạch nếu cần thiết ) 3. Thiết lập Hình thái, kiến trúc công trình bên trong kvtk và xung quanh: Chiều cao, hình khối, mái, màu sắc… 4. Tổ chức giao thông trong và ngoài khu vực : Đường xe cơ giới, lối đi bộ, cầu bộ hành, đỗ xe , bến xe GTCC… 5. Thiết kế cảnh quan + Cây xanh, mặt nước. + Mặt nền (Vd: lát/ sơn nghệ thuật, dẫn hướng, tạo địa hình, mặt nước…) 6. Bố trí Nghệ thuật công cộng: (Vd: tượng đài, tượng nghệ thuật, tranh tường…) 7. Bố trí tiện nghi đô thị (vd: ghế, ô - mái che, mái hiên, ATM, vòi uống nước…) 8. Quảng cáo – Chỉ dẫn 9. Chiếu sáng và Thiết kế ánh sáng 10. Quy định quản lý theo Thiết kế đô thị (Viết cho khu vực kgcc) 6. Sản phẩm đồ án 1. Bản đồ, sơ đồ giới thiệu Vị trí & Giới hạn khu vực thiết kế Số lượng bản vẽ TL 1 2. Các bản đồ, sơ đồ phân tích, đánh giá + Vị trí & Mối liên hệ xung quanh 2 + Cac vấn đề hiện trạng + Các định hướng của QHPK (nếu có) 3. Các Sơ đồ phân tích Mục tiêu, Viễn cảnh, Y tưởng - Định hướng thiết kế 1-2 4. Các Sơ đồ chức năng và Giao thông 1 1/1000 3-4 1/1000 Và các tỉ lệ khác 5. Quy hoạch Tổng mặt bằng ( Bản đồ SDĐ, Sơ đồ Tổ chức KGKTCQ ) 6. Sơ đồ, Mặt cắt (chi tiết, khai triển) , mặt đứng ( chi tiết, khai triển), Phối cảnh tổng thể, tiểu cảnh… nhằm Minh họa Không gian và các nội dung khác 7. Mô hình (bắt buộc): SV lựa chọn thể hiện mô hình tổng thể toàn bộ khu vực hoặc 1 không gian điển hình để minh họa rõ nét hơn cho ý tưởng thiết kế 8. Quyển Quy định quản lý theo Thiêt kế đô thị (Theo mẫu) 7. Tiêu chí đánh giá 70 % 30 % ĐÚNG ĐỦ + Đúng Các nguyên tắc thiết kế đô thị nói chung + Đúng Các nguyên tắc thiết kế riêng được quy định trong Đề + Đủ các nội dung thiết kế quy định trong Đề + Minh họa đủ để hiểu được các nội dung thiết kế - đề xuất trong bài làm Sinh viên thiếu 1 trong 5 nội dung cơ bản hoặc không đạt 3/ 9 nội dung cần có xác định là không đạt ĐẸP/ HÀI HÒA Đẹp - hài hòa trong từng thiết kế và trong tổng thể Kiến trúc – Cảnh quan Hài hòa với thiên nhiên , phù hợp các điều kiện tự nhiên Phù hợp các nét đặc trưng của địa phương HAY / SÂU SẮC Áp dụng các ý tưởng thiết kế mới: + Tính lịch sử, Tính nơi chốn + Tiết kiệm năng lượng + Hạ tầng xanh …. 8. Quy cách thể hiện & Quy định nộp bài Bộ sản phẩm của đồ án cần bao gồm những thành phần sau: KHỔ GIẤY/PANO THÀNH PHẦN + Quyển bản vẽ (Có bìa) khổ giấy A1 (đứng/ ngang tùy theo từng đề) In tất cả các bản vẽ trong đồ án, trung bình từ 9-10 bản Lưu ý không in giấy ảnh bóng nhằm tiết kiệm, bảo vệ môi trường và tránh cồng kềnh trong di chuyển, bảo quản) + Quyển Quy định quản lý theo TKĐT (Có bìa) Khổ giấy A4 đứng In nội dung quy định quản lý theo TKĐT theo mẫu + Đĩa CD (Có vỏ) File ảnh dung lượng < 5mb Ghi các bản vẽ của đồ án file jpg và file CAD, đính kèm quyển bản vẽ + Mô hình Không lớn quá khổ A1 Tất cả các sản phẩm cần ghi rõ tên GVHD - SVTH 9. Tổ chức thực hiện Đồ án cá nhân (01 SV/ đồ án) Tài liệu: Danh sách phân nhóm SV-GVHD,Đề đồ án và các tài liệu liên quan sẽ được up trên trang web Bộ môn : http://bomonquyhoachnuce.edu.vn 9. Tổ chức thực hiện Lịch trình: Đồ án diễn ra trong 8 tuần, trong đó : + Tuần 1: Ra đề - Phân nhóm SV và GVHD + Tuần 2 : Khảo sát, phân tích hiện trạng + Tuần 3- Tuần 7: Thực hiện ĐA với sự hướng dẫn của GV + Tuần 7 - Tuần trước khi thể hiện ĐA: Chấm đánh giá điểm quá trình, sản phẩm cần có bao gồm các sơ đồ, bản đồ phân tích Hiện trạng, Vị trí trong QHPK (nếu có) , Viễn cảnh – Ý tưởng, Giao thông, Sơ đồ tổ chức không gian kiên truc cảnh quan, các bản vẽ minh họa. Tất cả các nội dung này ở dạng bản nháp , cần được giáo viên chấp thuận cơ bản về ý đồ (bằng chữ kí xác nhận) để làm cơ sở thể hiện. + Tuần thể hiện: Nộp bài trong vào cuối tuần thể hiện tại VP bộ môn Quy hoạch, P.403 – A1 Ghi chú: Thời gian – nội dung cụ thể của các lịch làm việc sẽ được thông báo trên trang web bộ môn quy hoạch và cập nhập cho các GVHD. Sinh viên cần chủ động theo dõi và/hoặc liên lạc với GVHD để biết thông tin chính xác
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan