Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Định hướng và giải pháp cải tiến quy trình xuất khẩu sản phẩm gỗ của công ty tnh...

Tài liệu Định hướng và giải pháp cải tiến quy trình xuất khẩu sản phẩm gỗ của công ty tnhh ván lạng mỏng ghép hình nghệ thuật pro concepts

.PDF
102
1
115

Mô tả:

MỤC LỤC DANH MỤC VIẾT TẮT ........................................................................................ iv DANH MỤC BẢNG BIỂU .......................................................................................v DANH MỤC SƠ ĐỒ ............................................................................................... vi DANH MỤC HÌNH ẢNH ....................................................................................... vi DANH MỤC BIỂU ĐỒ ........................................................................................... vi LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................1 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ XUẤT KHẨU ........................................6 1.1. Khái quát về xuất khẩu hàng hóa .....................................................................6 1.1.1. Khái niệm về xuất khẩu ..................................................................................6 1.1.2. Vai trò và nhiệm vụ của xuất khẩu .................................................................7 1.1.3. Các phương thức xuất khẩu ...........................................................................8 1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu ........................................12 1.2.1.Các nhân tố trực tiếp .....................................................................................12 1.2.2. Nhân tố gián tiếp ..........................................................................................13 1.3. Quy trình xuất khẩu hàng hóa ........................................................................14 1.3.1. Nghiên cứu thị trường ..................................................................................14 1.3.2. Lựa chọn đối tác kinh doanh ........................................................................14 1.3.3. Lập phương án kinh doanh ..........................................................................15 1.3.4. Đàm phán, ký kết hợp đồng ..........................................................................16 1.3.5. Tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu ........................................................16 TÓM TẮT CHƯƠNG 1 ..........................................................................................21 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUY TRÌNH XUẤT KHẨU SẢN PHẨM GỖ CỦA CÔNG TY TNHH VÁN LẠNG MỎNG GHÉP HÌNH NGHỆ THUẬT PRO-CONCEPTS ...................................................................................................22 2.1. Khái quát về thị trường gỗ và sản phẩm gỗ trên thế giới ............................22 i 2.1.1. Vài nét về sản phẩm ván gỗ công nghiệp trên thế giới.................................22 2.1.2. Tình hình tiêu thụ và xuất khẩu ván gỗ công nghiệp trên thế giới .............24 2.2. Tình hình sản xuất, xuất khẩu ván gỗ công nghiệp tại Việt Nam ...............28 2.3. Thực trạng kinh doanh xuất khẩu sản phẩm ván gỗ của Công ty TNHH ván lạng mỏng ghép hình nghệ thuật Pro-concepts .............................................32 2.3.1. Giới thiệu về công ty ....................................................................................32 2.3.2. Các chỉ tiêu kinh doanh của công ty Pro-concepts ......................................41 2.3.3. Kim ngạch xuất khẩucủa công ty Pro-concepts ...........................................43 2.3.4. Kim ngạch xuất khẩu phân theo mặt hàng chủ lực ......................................45 2.4. Thực trạng quy trình xuất khẩu tại Công ty Pro-concepts ..........................47 2.4.1. Về khâu nghiên cứu thị trường .....................................................................47 2.4.2. Về khâu lựa chọn đối tác kinh doanh (khách hàng).....................................48 2.4.3. Về khâu đàm phán và ký kết hợp đồng .........................................................53 2.4.4. Về khâu thực hiện hợp đồng xuất khẩu ........................................................55 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM CẢI TIẾN QUY TRÌNH XUẤT KHẨU SẢN PHẨM GỖ CỦA CÔNG TY TNHH VÁN LẠNG MỎNG GHÉP HÌNH NGHỆ THUẬT PRO-CONCEPTS ...........................................................80 3.1. Định hướng chiến lược phát triển của Công ty TNHH ván lạng mỏng ghép hình nghệ thuật Pro-concepts ................................................................................80 3.2. Một số giải pháp nhằm cải tiến quy trình xuất khẩu tại Công ty TNHH Ván lạng mỏng ghép hình nghệ thuật Pro-concepts trong thời gian tới ............81 3.2.1. Đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm..........................................81 3.2.2. Xây dựng thương hiệu, uy tín trên thị trường ..............................................82 3.2.3. Giải pháp về nguồn nhân lực .......................................................................82 3.2.5. Nâng cao công tác nghiên cứu thị trường ....................................................85 3.2.6. Xây dựng và triển khai chiến lược marketing hiệu quả ...............................85 ii 3.2.7. Đa dạng hóa phương thức thanh toán .........................................................86 3.2.8. Hoàn thiện khâu thực hiện hợp đồng xuất khẩu ..........................................86 3.2.9. Nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm .............................................86 3.2.10. Ổn định nguồn cung nguyên liệu gỗ...........................................................87 3.2.11. Giải pháp khắc phục các rào cản thương mại ...........................................87 3.2.12. Giải pháp hạn chế tác động từ biến đổi tỷ giá ...........................................88 TÓM TẮT CHƯƠNG 3 ..........................................................................................89 KẾT LUẬN ..............................................................................................................90 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...............................................................92 PHỤ LỤC .................................................................................................................96 iii DANH MỤC VIẾT TẮT STT 1 Từ viết tắt FLEGT Tiếng Anh Forest Law Enforcement, Governance and Trade Tiếng Việt Quy định tăng cường thực thi lâm luật, quản trị rừng và thương mại lâm sản Hệ thống các tiêu chuẩn về 2 FSC Forest Stewardship Council chứng nhận nguồn gốc gỗ cho các nhà khai thác 3 CITES Convention on International Công ước về thương mại quốc Trade in Endangered Species tế các loài động, thực vật of Wild Fauna and Flora hoang dã nguy cấp Tiền hàng, bảo hiểm và cước 4 CIF Cost, Insurance and Freight 5 CFR Cost and Freight Tiền hàng và cước phí 6 FOB Free on Board Giao hàng trên tàu 7 EU European Union Liên minh Châu Âu 8 FDI Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài 9 GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội 10 VND Vietnamese Dong Đồng Việt Nam 11 USD United States Dollar Đô la Mỹ 12 TTR Telegraphic Transfer Chuyển tiền bằng điện 13 L/C 14 TNHH 16 B/L phí Reimbursement Thư tín dụng Letter of Credit Limited Trách nhiệm hữu hạn Bill of Lading Vận đơn đường biển iv DANH MỤC BẢNG BIỂU Tên bảng Bảng 2.1.Giá trị và số lượng nhập khẩu các mặt hàng gỗ chính của Trung Quốc Bảng 2.2.Giá trị và số lượng xuất khẩu các mặt hàng gỗ chính của Trung Quốc Bảng 2.3.Kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) năm 2014-2016 Bảng 2.4.Xuất khẩu mặt hàng ván gỗ năm 2014-2016 Bảng 2.5. Tình hình xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam năm 2014-2016 Bảng 2.6.Giá trị xuất khẩu theo thị trường chủ lực Bảng 2.7.Thống kê nhân sựtheo giới tính của công ty Pro-concepts năm 2017 Bảng 2.8. Cơ cấu nhân sự phân theo trình độ chuyên môn tại công ty Pro-concepts năm 2017 Bảng 2.9.Thống kê doanh thu qua các năm 2014 – 2016 của công ty Bảng 2.10.Thống kêchi phí kinh doanh của công ty qua các năm 20142016 Bảng 2.11. Thống kê chỉ tiêu lợi nhuận của công ty qua các năm 20142016 Bảng 2.12.Tình hình kim ngạch xuất khẩu của công ty qua các năm 20142016 Bảng 2.13. Kim ngạch xuất khẩu phân theo mặt hàng của công ty Proconcepts các năm 2014-2016 Bảng 2.14.Thị trường xuất khẩu của công ty Pro-concepts các năm 20142016 Bảng 2.15.Tình hình đàm phán và ký kết hợp đồng của công ty Proconcepts các năm 2014-2016 Bảng 2.16.Tình hình thực hiện hợp đồng xuất khẩu của công ty Proconcepts các năm 2014-2016 Bảng 2.17.Tình hình nhập khẩu nguyên liệu sản xuất phục vụ hợp đồng xuất khẩu của công ty Pro-concepts các năm 2014-2016 v Trang 26 28 29 30 31 31 33 34 41 42 42 43 45 49 54 55 56 DANH MỤC SƠ ĐỒ Tên sơ đồ Trang Sơ đồ 2.1. Sơ đồ tổ chức của doanh nghiệp 35 Sơ đồ 2.2. Quy trình sản xuất tạo ra ván veneer 39 Sơ đồ 2.3. Quy trình sản xuất tạo ra ván gỗ PB dán veneer 41 DANH MỤC HÌNH ẢNH Tên hình ảnh Trang Hình 2.1. Ván lạng kỹ thuật (veneer) 38 Hình 2.2. Ván PB dán veneer 40 Hình 2.3. Giấy chứng nhận khử trùng 58 Hình 2.4. Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật 59 Hình 2.5. Giấy chứng nhận bảo hiểm hàng hóa 62 Hình 2.6. Giao diện bảng thông tin chung 63 Hình 2.7. Giao diện bảng thông tin container 64 Hình 2.8. Giao diện bảng danh sách hàng 64 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Tên biểu đồ Trang Biểu đồ 2.1 Tình hình kim ngạch xuất khẩu công ty Pro-concepts 44 Biểu đồ 2.2 Tình hình xuất khẩu theo cơ cấu mặt hàng xuất khẩu 46 Biểu đồ 2.3.Thống kê cơ cấu khách hàng xuất khẩu theo thị trường của công ty vi 53 LỜI MỞ ĐẦU Ngày nay, khi nền kinh tế đang trên đà hội nhập và phát triển, các mối quan hệ kinh tế, giao lưu hợp tác ngày càng được mở rộng nên xuất khẩu đóng vai trò rất quan trọng trong việc phân phối và lưu thông hàng hóa trong quá trình tái sản xuất mở rộng, nhằm mục đích liên kết sản xuất với tiêu dùng giữa quốc gia này với quốc gia khác. Trong đó, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam đã đạt được những bước tiến quan trọng, sản lượng tiêu thụ nội địa mặt hàng gỗ của Việt Nam ngày càng tăng cao vì chất lượng và mẫu mã được cải tiến đáng kể. Không chỉ được tin dùng trong nước, sản phẩm gỗ của Việt Nam đã có mặt tại hơn 120 quốc gia trên thế giới đặc biệt là Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc, EU, Hàn Quốc, Anh,... (Hiệp hội gỗ và Lâm sản Việt Nam, 2017). 1. Lý do chọn đề tài Theo báo cáo của Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ trong năm 2016 đạt 6.97 tỷ USD, tăng hơn năm trước 70 triệu USD và đạt mức tăng trưởng 1.1% (Tổng Cục Hải quan, 2017). So với mức tăng trưởng của năm trước (10.75%) thì mức tăng trưởng năm 2016 thấp hơn nhiều, tuy nhiên vẫn duy trì mức tăng trưởng dương qua mỗi năm. Mặc dù kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đạt mức tăng trưởng cao trong thời gian qua, song vẫn còn nhiều khó khăn mà các doanh nghiệp ngành gỗ phải đối mặt. Trong đó, một số vấn đề liên quan đến các văn bản pháp luật như một số đối tượng lợi dụng làm giả thủ tục xuất khẩu gỗ để không phải xin phép CITES hoặc vận chuyển gỗ trái phép qua biên giới dẫn đến việc Cục Hải quan các tỉnh, thành phố giám sát chặt chẽ đối với hoạt động xuất khẩu, tạm nhập tái xuất mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ [25]. Ngoài ra, các doanh nghiệp trong ngành gỗ còn gặp khó khăn trong việc tìm nguồn nguyên liệu cho việc chế biến gỗ. Bắt đầu từ năm 2014, Chính phủ quyết định đóng cửa rừng tự nhiên, do vậy nguồn nguyên liệu gỗ nội địa chỉ còn trông chờ vào gỗ rừng trồng. Tuy nhiên, lượng gỗ này chủ yếu là keo và bạch đàn không phù hợp với nhu cầu sản xuất đồ gỗ xuất khẩu và cũng chưa có chứng chỉ FSC, đây là chứng chỉ quy định về tiêu chuẩn gỗ được xuất sang thị trường Châu Âu và Hoa Kỳ. Chính vì vậy, các doanh nghiệp trong ngành phải sử dụng nguồn nguyên liệu nhập khẩu từ các nước khác và sẽ gặp khó khăn về chi phí thu mua nguyên liệu gỗ và các chi phí liên quan khác. 1 Không chỉ đối mặt về vấn đề thủ tục xuất khẩu, nguồn nguyên liệu gỗ mà các doanh nghiệp trong ngành còn phải rất khó khăn để giải quyết bài toán tìm kiếm thị trường tiêu thụ. Hai thị trường nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ hàng đầu của Việt Nam là Hoa Kỳ và Châu Âu (EU) cũng đang có những biến động, không ổn định, đối với thị trường EU, nhập khẩu chủ yếu là sản phẩm gỗ ngoài trời nhưng đến nay lượng nhập khẩu đã giảm đáng kể. Thêm vào đó, hiện nay một số sản phẩm gỗ đã tăng thuế suất xuất khẩu, trong đó, thuế xuất khẩu ván lạng đã tăng từ 5% lên mức 10% [2]. Từ những vấn đề trên cho thấy rằng, thị trường xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam nói chung và Bình Dương nói riêng còn rất nhiều tiềm năng. Tuy nhiên, việc kinh doanh xuất khẩu trong ngành gỗ cũng phải đối mặt với không ít những khó khăn. Để quá trình hoạt động xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tốt và có hiệu quả hơn, các doanh nghiêp gỗ Việt Nam phải khắc phục những khó khăn trước mắt và chuẩn bị kế hoạch cho những biến động trong tương lai. Nhận thấy tầm quan trọng của hoạt động xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đối với nền kinh tế Việt Nam nói chung, các doanh nghiệp đầu tư kinh doanh nói riêng, việc nghiên cứu quá trình xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ là rất cấp thiết, phải nghiên cứu cụ thể từng đối tượng, yếu tố trong hoạt động xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ, mức độ tác động của những đối tượng, yếu tố này đến xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ. Công ty TNHH Ván lạng mỏng ghép hình nghệ thuật Pro-concepts là doanh nghiệp chuyên sản xuất xuất khẩu các loại sản phẩm gỗ đã qua chế biến (ván gỗ dán veneer và ván veneer). Trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp đã gặp không ít những khó khăn như thực hiện khai báo thủ tục xuất khẩu, tìm kiếm thị trường xuất khẩu và các nhà cung ứng nguồn nguyên liệu gỗ cũng như những quy định của Nhà nước về việc xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ. Xuất phát từ những yêu cầu trên, cùng với nhu cầu nghiên cứu, bổ sung kiến thức cho bản thân, cũng như đề xuất một số giải pháp nhằm khắc phục những khó khăn còn tồn tại ở doanh nghiệp, tác giả quyết định chọn vấn đề “Định hướng và giải pháp cải tiến quy trình xuất khẩu sản phẩm gỗ của Công ty TNHH ván lạng mỏng ghép hình nghệ thuật Pro-concepts ” làm đề tài khoá luận tốt nghiệp. Qua đó, phân tích những khó khăn tại doanh nghiệp, từ đó đưa ra một số giải pháp, đề xuất nhằm giúp doanh nghiệp hạn chế và khắc phục những khó khăn trong quá trình hoạt động kinh doanh xuất khẩu. 2 2. Những nghiên cứu trước đó Hiện nay có rất nhiều đề tài nghiên cứu có liên quan đến gỗ và các sản phẩm gỗ của Việt Nam: Mai Anh Đào (2012) thuộc trường Đại học Ngoại Thương đã nghiên cứu về đề tài “Hoạt động xuất khẩu sản phẩm gỗ của Công ty Cổ phần Phát triển Sản xuất Thương mại Sài Gòn (SADACO)” nhằm phân tích nhận định về thực trạng xuất khẩu sản phẩm gỗ của công ty SADACO và định hướng những năm sắp tới, khả năng cạnh tranh và thị phần sản phẩm gỗ của công ty tại các nước trên thế giới. Những giải pháp được đề ra: Thu hút đầu tư vốn để mở rộng sản xuất; Tìm hiểu sâu về các luật định về xuất khẩu; Đầu tư thêm trang thiết bị sản xuất mới. Nguyễn Thị Thu Hà (2013) thuộc trường Đại học Ngoại Thương đã nghiên cứu đề tài “Hoạt động xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang thị trường Nhật Bản của Công ty Cổ phần Kỹ nghệ Công nghiệp gỗ Trường Thành - Thực trạng và giải pháp” để phân tích hiện trạng tổ chức sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của công ty nhằm mục đích xác định được điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức để đề xuất giải pháp thiết thực đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu sản phẩm gỗ sang thị trường EU. Những giải pháp được đề ra: Các giải pháp về vốn như: Vay vốn từ nguồn quỹ tín dụng, quỹ hỗ trợ phát triển, cổ phần hóa; Thâm nhập kênh phân phối của EU; Giải pháp về liên kết các doanh nghiệp; Áp dụng hệ thống tiêu chuẩn chất lượng ISO. 3. Mục tiêu và mục đích nghiên cứu 3.1. Mục tiêu nghiên cứu Nghiên cứu các cơ sở lý thuyết có liên quan hoạt động xuất khẩu; Làm rõ thực trạng của quy trình xuất khẩu tại Công ty TNHH ván lạng mỏng ghép hình nghệ thuật Pro-concepts; Phân tích các yếu tố tác động, từ đó đề xuất các giải pháp cải tiến quy trình xuất khẩu tại Công ty TNHH ván lạng mỏng ghép hình nghệ thuật Pro-concepts. 3 3.2.Mục đích nghiên cứu Đề ra các giải pháp cải tiến quy trình xuất khẩu tại Công ty TNHH Ván lạng mỏng ghép hình nghệ thuật Pro-concepts; Rút ra những kết quả nghiên cứu có khả năng ứng dụng cho công ty và nâng cao sự hiểu biết của tác giả cũng như phục vụ hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp Việt Nam nói chung. 4. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài khoá luận là: quy trình xuất khẩu của Công ty TNHH Ván lạng mỏng ghép hình nghệ thuật Pro-concepts. 5. Phạm vi và thời gian nghiên cứu Không gian nghiên cứu: Công ty TNHH Ván lạng mỏng ghép hình nghệ thuật Pro-concepts. Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 01/2017 đến tháng 04/2017. 6. Phương pháp nghiên cứu Đề tài khoá luận sẽ áp dụng những phương pháp sau: Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp thông qua tài liệu, giáo trình; các bài báo cáo nghiên cứu của các cơ quan liên quan đến đề tài; các bài viết đăng trên các báo cáo hoặc tạp chí chuyên ngành; các chính sách kinh tế của nhà nước liên quan đến đề tài mà tác giả nghiên cứu. Phương pháp phân tích xử lý số liệu bằng các công cụ thống kê, so sánh các số liệu, đồng thời tổng hợp, phân tích, đánh giá về tình hình để rút ra những kết luận quan trọng, tạo cơ sở cho việc đề xuất giải pháp. 7. Kết cấu của đề tài Ngoài lời mở đầu và kết luận, kết cấu của đề tài nghiên cứu gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý thuyết về xuất khẩu Chương này tập trung phân tích khái quát về xuất khẩu hàng hóa; Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu và Quy trình xuất khẩu hàng hóa. Chương 2: Thực trạng quy trình xuất khẩu tại Công ty TNHH Ván lạng mỏng ghép hình nghệ thuật Pro-concepts Phân tích làm rõ khái quát về thị trường gỗ và sản phẩm gỗ trên thế giới; tình hình sản xuất, xuất khẩu ván gỗ công nghiệp tại Việt Nam; thực trạng kinh doanh 4 xuất khẩu sản phẩm ván gỗ của Công ty TNHH Ván lạng mỏng ghép hình nghệ thuật Pro-concepts và thực trạng quy trình xuất khẩu tại Công ty Pro-concepts. Chương 3: Một số giải pháp nhằm cải tiến quy trình xuất khẩu sản phẩm gỗ tại Công ty TNHH Ván lạng mỏng ghép hình nghệ thuật Pro-concepts Từ các kết quả nghiên cứu trình bày tại chương 1 và chương 2, đề tài khoá luận sẽ trình bày định hướng chiến lược phát triển và đưa ra giải pháp nhằm cải tiến quy trình xuất khẩu sản phẩm gỗ tại Công ty TNHH Ván lạng mỏng ghép hình nghệ thuật Pro-concepts. 5 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ XUẤT KHẨU 1.1. Khái quát về xuất khẩu hàng hóa 1.1.1. Khái niệm về xuất khẩu Hoạt động xuất khẩu đã và đang ngày càng trở thành mối quan tâm lớn của nhiều doanh nghiệp trong nước và cả các doanh nghiệp nước ngoài. Hoạt động xuất khẩu góp phần tạo nhiều cơ hội để các doanh nghiệp có thể phát triển vươn xa khỏi lãnh thổ của một quốc gia. Và không có khái niệm nào là tuyệt đối khi định nghĩa về xuất khẩu, một số người nhận định xuất khẩu như sau: Xuất khẩu là hoạt động kinh doanh buôn bán trên phạm vi quốc tế. Xuất khẩu là hoạt động bán hàng hoá ra nước ngoài, nó không phải là hành vi bán hàng riêng lẻ mà là hệ thống bán hàng có tổ chức cả bên trong lẫn bên ngoài nhằm mục tiêu lợi nhuận, thúc đẩy sản xuất hàng hóa phát triển, chuyển đổi cơ cấu kinh tế, ổn định và từng bước nâng cao mức sống của nhân dân [23]. Xuất khẩu là hoạt động kinh doanh dễ đem lại hiệu quả đột biến. Mở rộng xuất khẩu để tăng thu ngoại tệ, tạo điều kiện cho nhập khẩu và thúc đẩy các ngành kinh tế hướng theo xuất khẩu, khuyến khích các thành phần kinh tế mở rộng xuất khẩu để giải quyết công ăn việc làm và tăng thu ngoại tệ [23]. Tuy nhiên, theo khoản 1, điều 28, Luật Thương mại Việt Nam (2005), xuất khẩu được định nghĩa là: “Xuất khẩu hàng hóa là việc hàng hóa được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào các khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực Hải quan riêng theo quy định của pháp luật” (Luật Thương mại Việt Nam, 2005). Tùy vào khía cạnh xem xét, xuất khẩu có thể được hiểu theo nhiều cách khác nhau và hoạt động xuất khẩu thường mang một số đặc trưng cơ bản sau: Thứ nhất, hoạt động xuất khẩu mang những đặc trưng của hoạt động thương mại quốc tế và liên quan đến các hoạt động thương mại quốc tế khác như bảo hiểm quốc tế, thanh toán quốc tế, vận tải quốc tế,… Thứ hai, hoạt động xuất khẩu là hoạt động mua bán có sự tham gia của đối tác nước ngoài, hàng hoá phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng ngoài nước. 6 Thứ ba, hoạt động xuất khẩu diễn ra trên mọi lĩnh vực, trong mọi điều kiện của nền kinh tế, từ xuất khẩu hàng tiêu dùng cho đến tư liệu sản xuất, máy móc thiết bị công nghệ cao. Thứ tư, Thời gian và phạm vi diễn ra của hoạt động xuất khẩu rất rộng. Nó có thể diễn ra trong thời gian rất ngắn song cũng có thể kéo dài nhiều năm, có thể được diễn ra trên phạm vi một quốc gia hay nhiều quốc gia khác nhau. Thứ năm, hoạt động xuất khẩu mang lại nhiều lợi ích cho quốc gia thông qua kích thích tính sáng tạo ở các doanh nghiệp để đẩy mạnh sản xuất trong nước. 1.1.2.Vai trò và nhiệm vụ của xuất khẩu 1) Vai trò của xuất khẩu Thứ nhất, xuất khẩu tạo nguồn vốn cho nhập khẩu phục vụ công nghiệp hóa đất nước: thực hiện con đường công nghiệp hóa - hiện đại hóa, đòi hỏi đất nước phải có nguồn vốn rất lớn để nhập khẩu máy móc, thiết bị công nghệ hiện đại, tân tiến. Nguồn vốn cho nhập khẩu có thể hình thành từ nhiều nguồn khác nhau, nhưng chỉ có giá trị mang lại từ hoạt động xuất khẩu mới quyết định được qui mô của nhập khẩu [22]. Thứ hai, xuất khẩu đóng góp vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển: cuộc cách mạng khoa học - công nghệ hiện đại đã tác động rất lớn đến cơ cấu sản xuất và tiêu dùng trên thế giới. Để phù hợp với xu hướng phát triển chung của thế giới, Việt Nam chuyển dịch cơ cấu kinh tế là điều tất yếu. Sản xuất hàng hóa theo nhu cầu thị trường thế giới đã tác động tích cực đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển [22]. Thứ ba, xuất khẩu tạo điều kiện cho các ngành khác có cơ hội phát triển thuận lợi: để phát triển những ngành xuất khẩu chủ lực, đòi hỏi những ngành phụ trợ tương ứng cũng cần phải phát triển, vì tự thân một ngành không thể duy trì sự phát triển ổn định lâu dài [22]. Thứ tư, xuất khẩu có vai trò kích thích đổi mới trang thiết bị và công nghệ sản xuất: Trên thị trường thế giới, sự tồn tại và phát triển của hàng hóa xuất khẩu phụ thuộc chủ yếu vào chất lượng, giá cả. Công nghệ sản xuất là cái gốc tạo ra chất lượng, vì vậy phải luôn tìm tòi sáng tạo để cải tiến, nâng cao chất lượng công nghệ sản xuất [22]. 7 Thứ năm, xuất khẩu có tác động tích cực tới việc giải quyết công ăn việc làm và cải thiện đời sống của nhân dân: hoạt động sản xuất xuất khẩu đã tạo công ăn việc làm cho hàng triệu người lao động, giúp họ có cuộc sống đầy đủ vật chất hơn và đồng thời giải quyết nạn thất nghiệp trong xã hội hiện nay. Ngoài ra, xuất khẩu còn tạo ra nguồn vốn để nhập khẩu những mặt hàng tiêu dùng thiết yếu phục vụ đời sống nhân dân trong cả nước [22]. Thứ sáu, xuất khẩu là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy các quan hệ kinh tế đối ngoại của nước ta: xuất khẩu không chỉ có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế mà còn là nền tảng để đẩy mạnh phát triển quan hệ kinh tế đối ngoại. Thông qua xuất khẩu, Việt Nam học hỏi những kinh nghiệm từ các nước tiên tiến, từng bước rút ngắn khoảng cách chênh lệch về tốc độ phát triển kinh tế so với thế giới [22]. 2) Nhiệm vụ của xuất khẩu Một là, phải mở rộng thị trường, nguồn hàng và đối tác kinh doanh xuất khẩu, xem xuất khẩu là mũi nhọn cho sự phát triển kinh tế và hoàn thành mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; Hai là, phải ra sức khai thác có hiệu quả mọi nguồn lực của đất nước dựa trên học thuyết về lợi thế so sánh, lợi thế tuyệt đối; Ba là, nâng cao năng lực sản xuất hàng xuất khẩu để tăng nhanh khối lượng và kim ngạch xuất khẩu; Bốn là, tạo ra những nhóm mặt hàng xuất khẩu chủ lực đáp ứng những yêu cầu của thị trường thế giới về chất lượng và số lượng, hấp dẫn và cạnh tranh cao. 1.1.3. Các phương thức xuất khẩu Để gia tăng kim ngạch xuất khẩu, doanh nghiệp thường áp dụng một hoặc nhiều phương thức kinh doanh xuất khẩu khác nhau. Dưới đây là các phương thức kinh doanh xuất khẩu chủ yếu tại Việt Nam: (1) Xuất khẩu tại chỗ Xuất khẩu tại chỗ là hình thức mà doanh nghiệp xuất khẩu ngay chính trên đất nước của mình để thu ngoại tệ thông qua việc giao hàng hóa cho các doanh nghiệp đang hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam theo sự chỉ định của nước ngoài; hoặc bán hàng sang khu chế xuất hoặc các xí nghiệp chế xuất đang hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam [13, tr138]. 8 Ưu điểm: Tăng kim ngạch, giảm rủi ro và chi phí trong kinh doanh xuất khẩu. Hạn chế: Thủ tục xuất khẩu phức tạp. (2) Xuất khẩu ủy thác Xuất khẩu ủy thác là hình thức doanh nghiệp xuất khẩu kinh doanh dịch vụ thương mại thông qua nhận xuất khẩu hàng hóa cho một doanh nghiệp khác và được hưởng phí trên việc xuất khẩu đó [13, tr140]. Ưu điểm: Tăng tiềm năng xuất khẩu cho doanh nghiệp nhận ủy thác, phát triển hoạt động thương mại dịch vụ, tăng thu nhập cho đồng nghiệp nhận ủy thác xuất khẩu, tạo việc làm cho phòng kinh doanh xuất nhập khẩu. Hạn chế: Có thể tham gia vào các tranh chấp thương mại do các bên tham gia không thực hiện đúng cam kết, bên đi ủy thác xuất khẩu không thực hiện tốt các nghĩa vụ về thủ tục và thuế xuất khẩu bên nhận ủy thác chịu trách nhiệm liên đới. (3) Gia công hàng xuất khẩu Gia công hàng xuất khẩu là một phương thức sản xuất hàng xuất khẩu. Trong đó, người đặt gia công ở nước ngoài, cung cấp thiết bị, nguyên phụ liệu hoặc bán thành phẩm theo mẫu và định mức cho trước; người nhận gia công trong nước tổ chức quá trình sản xuất sản phẩm theo yêu cầu của khách. Toàn bộ sản phẩm làm ra người gia công sẽ giao lại cho người đặt gia công để nhận tiền công [13, tr143]. Có 3 hình thức gia công hàng hóa quốc tế: Một là, nhận nguyên liệu, giao thành phẩm: Bên đặt gia công giao nguyên liệu hoặc bán thành phẩm (không chịu thuế) cho bên nhận gia công để chế biến sản phẩm và sau đó sẽ thu hồi thành phẩm và trả phí gia công [13, tr143]. Hai là, mua đứt, bán đoạn dựa trên hợp đồng mua bán dài hạn với nước ngoài: Bên đặt gia công bán đứt nguyên liệu hoặc bán thành phẩm cho bên nhận gia công và sau thời gian sản xuất, chế tạo sẽ mua lại thành phẩm [13, tr144]. Ba là, kết hợp: Trong đó, bên đặt gia công chỉ giao những nguyên vật liệu chính, còn bên nhận gia công cung cấp những nguyên phụ liệu [13, tr145]. Ưu điểm: Gia công xuất khẩu giúp doanh nghiệp có thể thâm nhập ở mức độ nhất định vào thị trường thế giới, tích lũy kinh nghiệm tổ chức sản xuất hàng xuất khẩu, kinh nghiệm làm thủ tục xuất khẩu, tích lũy vốn, ít rủi ro và phần nào giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, thu ngoại tệ về cho đất nước. 9 Hạn chế: Gia công xuất khẩu có hiệu quảxuất khẩu thấp, ngoại tệ thu được ít, phải phụ thuộc rất nhiều vào đối tác nước ngoài, doanh nghiệp khó có thể xây dựng chiến lược phát triển ổn định và lâu dài. (4) Xuất khẩu tự doanh (trực tiếp) Xuất khẩu tự doanh là hình thức doanh nghiệp tự tạo ra sản phẩm (tổ chức thu mua hoặc tổ chức sản xuất), tự tìm kiếm khách hàng để xuất khẩu [13, tr146]. Ưu điểm: Doanh nghiệp có khả năng nâng cao hiệu quả kinh doanh, đẩy mạnh xâm nhập thị trường thế giới. Hạn chế: Chi phí và vốn kinh doanh lớn, đòi hỏi doanh nghiệp phải có thương hiệu, mẫu mã, kiểu dáng công nghiệp riêng, rủi ro trong xuất khẩu lớn. (5) Thuê thương nhân nước ngoài làm đại lý bán hàng tại nước ngoài Thuê thương nhân nước ngoài làm đại lý bán hàng tại nước ngoài là hình thức doanh nghiệp có hàng xuất khẩu thuê doanh nghiệp nước ngoài làm đại lý bán hàng của mình và thu ngoại tệ [13, tr148]. Ưu điểm: Doanh nghiệp không cần đầu tư vào cơ sở vật chất kĩ thuật cho hoạt động thương mại ở nước ngoài mà vẫn có thể thâm nhập sâu và rộng vào thị trường khu vực và thế giới, phát triển thương hiệu và thị phần ở nước ngoài. Hạn chế: Nếu không am hiểu tường tận đối tác nhận đại lý hoặc không ký hợp đồng đại lý chặt chẽ dễ bị chiếm dụng vốn hoặc mất vốn, giải quyết tranh chấp có yếu tố nước ngoài thường rất phức tạp. (6) Tạm nhập, tái xuất khẩu Tạm nhập, tái xuất hàng hóa là việc hàng hoá được đưa từ nước ngoài hoặc từ các khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật vào Việt Nam, có làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và làm thủ tục xuất khẩu chính hàng hoá đó ra khỏi Việt Nam (Khoản 1, điều 29, Luật Thương mại Việt Nam, 2005). Vai trò của hình thức tạm nhập - tái xuất khẩu: Giữ bí mật kinh doanh quốc tế; tăng thu ngoại tệ; cho phép doanh nghiệp thực hiện đầu cơ hàng hưởng chênh lệch giá; mua nhiều giá rẻ, sau đó phân nhỏ hàng để xuất bán cho người mua ở các nước khác với giá cao; tạo sự cân bằng trong cán cân thương mại quốc tế giữa hai nước, tránh được chiến tranh thương mại mà không dẫn tới nhập siêu, cho phép giải quyết 10 các trường hợp hàng của nước này không có nhu cầu tại nước kia trong khi hai nước lại muốn có quan hệ thương mại quốc tế với nhau [13, tr149]. (7) Chuyển khẩu Chuyển khẩu là việc mua hàng từ một nước, vùng lãnh thổ để bán sang một nước, vùng lãnh thổ ngoài lãnh thổ Việt Nam mà không làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và không làm thủ tục xuất khẩu ra khỏi Việt Nam. (Khoản 1, điều 30, Luật Thương mại Việt Nam, 2005) Ưu điểm: Doanh nghiệp thực hiện vai trò nhà môi giới thương mại để kiếm lời, chi phí kinh doanh và thủ tục hành chính thấp hơn so với hình thức tạm nhập tái xuất khẩu. Nhược điểm: Là hình thức kinh doanh phức tạp, có nhiều rủi ro, đòi hỏi trình độ của nhà kinh doanh phải cao, phải rất am hiểu về thị trường, giá cả, các phương thức thanh toán quốc tế. (8) Xuất khẩu mậu biên Xuất khẩu mậu biên là một hình thức xuất khẩu tự doanh đặc biệt, doanh nghiệp tự tổ chức đưa hàng hóa của mình đến các khu kinh tế cửa khẩu biên giới giữa Việt Nam với Trung Quốc hoặc Campuchia hoặc Lào để xuất khẩu [13, tr152]. Đặc điểm của xuất khẩu mậu biên: Doanh nghiệp ít khi ký kết các hợp đồng xuất khẩu; thời điểm giao và nhận hàng hóa có đại diện của người bán và người mua; không nhất thiết phải thanh toán bằng ngoại tệ mạnh, có thể thanh toán bằng hàng hóa hoặc bằng nội tệ của nước xuất khẩu hoặc nước nhập khẩu [13, tr152]; Ưu điểm: Mở rộng khả năng thâm nhập, tăng doanh thu bán hàng. Hạn chế: Rủi ro trong kinh doanh cao. (9)Tổ chức phân phối trực tiếp tại nước nhập khẩu Là hình thức doanh nghiệp xuất khẩu tạo chi nhánh kinh doanh tại nước nhập khẩu, tự làm các thủ tục nhập khẩu hàng hóa của mình và tổ chức phân phối hàng hóa cho các nhà sản xuất hoặc người tiêu dùng ở nước nhập khẩu [13, tr158]. 11 (10) Thương mại điện tử Thương mại điện tử bao gồm việc sản xuất, quảng cáo, bán hàng và phân phối sản phẩm được mua bán và thanh toán trên mạng internet nhưng được giao nhận một cách hữu hình, cả các sản phẩm giao nhận cũng như những thông tin số hóa thông qua, mạng internet [13, tr159]. Thương mại điện tử là công cụ tất tốt hỗ trợ doanh nghiệp xuất nhập khẩu trong việc marketing sản phẩm ra thị trường quốc tế và chủ động tìm kiếm khách hàng, giao dịch qua mạng. Với internet, doanh nghiệp có thể chủ động tìm kiếm khách hàng trên khắp thế giới. 1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu 1.2.1.Các nhân tố trực tiếp 1) Nguồn lực của doanh nghiệp Nguồn lực tài chính: tài chính là nhân tố cực kỳ quan trọng và quyết định đến sự tồn tại của doanh nghiệp cũng như hoạt động xuất khẩu. Có nguồn tài chính dồi dào sẽ đảm bảo hoạt động xuất khẩu được thực hiện và diễn ra liên tục. Với khả năng huy động vốn của doanh nghiệp tốt thì sẽ tăng khả năng cạnh tranh bằng các biện pháp như ứng trước tiền hàng, cho phép thanh toán chậm, đưa ra các điều khoản thanh toán ưu đãi và dễ dàng hơn trong việc đàm phán ký kết hợp đồng [35]. Nguồn nhân lực: trình độ, năng lực lãnh đạo và quản trị kinh doanh của Ban Giám đốc tốt thì sẽ đảm bảo được kế hoạch xuất khẩu của doanh nghiệp đề ra, cho phép việc xuất khẩu có được các chiến lược kinh doanh đúng đắn, bắt kịp xu hướng của thị trường. Tiếp là trình độ, năng lực kinh doanh xuất khẩu của đội ngũ cán bộ công nhân viên của doanh nghiệp, đây là những người trực tiếp thực hiện hoạt động xuất nhập khẩu. Vì vậy mà họ là nhân tố quyết định đến hiệu quả xuất khẩu [35]. Cơ sở vật chất của doanh nghiệp: nhà kho, bãi tập kết hàng, bộ phận vận tải của doanh nghiệp sẽ ảnh hưởng đến tiến độ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu cũng như có thể tiết kiệm được thời gian và chi phí. Có kho bãi thì doanh nghiệp có thể tập trung hàng hóa về một mối trước khi giao hàng cho người vận tải nên nghiệp vụ này có thể sẽ đơn giản hơn có bộ phận vận tải hay có những mối quan hệ với các cơ sở vận tải thì công việc chuyên chở hàng hóa sẽ diễn ra thuận tiện, nhanh hơn và đúng với thời gian giao nhận hàng [35]. 12 2) Chính sách của nước xuất nhập khẩu Chiến lược, chính sách và pháp luật của nước xuất khẩu, nước nhập khẩu liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp ở cả hiện tại và tương lai. Với chiến lược hướng về xuất khẩu mà họ đang thực hiện thì đã có một số chính sách phát triển cụ thể cho từng giai đoạn nhằm khuyến khích các nhân tố, tổ chức kinh tế trong đó đặc biệt là các doanh nghiệp kinh doanh quốc tế. Việc khuyến khích này thể hiện ở các chính sách, các biện pháp liên quan đến việc tạo nguồn hàng, tạo môi trường thuận lợi, hỗ trợ tài chính, ưu đãi thuế quan cho xuất khẩu [35]. 1.2.2. Nhân tố gián tiếp 1)Hệ thống cơ sở hạ tầng Nhân tố này nó sẽ hạn chế hay tăng cường năng lực của doanh nghiệp, với hệ thống giao thông vận tải thì sẽ ảnh hưởng tới thời gian, khả năng giao hàng. Hệ thống thông tin liên lạc thì ảnh hưởng tới giao dịch quốc tế [35]. 2) Thị trường tài chính thế giới Thị trường tiền tệ thế giới không ổn định, tỷ giá của đồng nội tệ và đồng ngoại tệ trong hợp đồng có sự thay đổi sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả và giá trị của hợp đồng xuất khẩu [35]. 3) Các môi trường vĩ mô quốc tế Môi trường thương mại, sự ổn định chính trị, luật pháp và các thông lệ quốc tế,…đòi hỏi doanh nghiệp phải nắm vững trong quá trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu bởi nó chứa đựng những cơ hội hay nguy cơ, rủi ro quyết định sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp trong thực hiện hợp đồng [35]. 4) Tình hình cạnh tranh trong nước và quốc tế Với chính sách chuyển đổi cơ chế quy định về doanh nghiệp xuất khẩu trong nước đã làm bùng nổ về số lượng các doanh nghiệp tham gia vào hoạt động kinh doanh quốc tế dẫn đến sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp. Sự cạnh tranh thể hiện dưới dạng phá giá thị trường, cướp khách hàng,… Độ cạnh tranh quốc tế biểu hiện ở sức ép của các doanh nghiệp hoạt động trong cùng thị trường xuất khẩu. Cạnh tranh càng gay gắt thì càng gây khó khăn cho doanh nghiệp xuất khẩu khi muốn thâm nhập, duy trì, mở rộng thị trường [35]. 13 5) Tình hình chính trị, kinh tế, hợp tác quốc tế Tình hình chính trị hợp tác quốc tế thể hiện ở xu thế hợp tác giữa các quốc gia kéo theo hình thành các hiệp định song phương và đa phương, các khối kinh tế chính trị của một nhóm quốc gia. Các hiệp định và khối kinh tế này có những ưu đãi về mặt thuế quan, hạn ngạch đối với các thành viên trong trao đổi thương mại với nhau. Vì vậy mà tác động tới thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp [35]. 1.3. Quy trình xuất khẩu hàng hóa 1.3.1. Nghiên cứu thị trường Nghiên cứu thị trường là việc quan trọng trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đối với các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu thì việc nghiên cứu thị trường quốc tế lại càng có ý nghĩa hơn bởi vì nó liên quan trực tiếp đến việc tiến hành giao dịch, thâm nhập thị trường nước ngoài của các doanh nghiệp. Thị trường là yếu tố sống còn và là yếu tố vận động không ngừng, vì vậy bất kỳ doanh nghiệp nào cũng phải nổ lực tìm hiểu, nghiên cứu để chỉ ra phương thức hoạt động sao cho phù hợp khi xâm nhập vào từng thị trường khác nhau. Các đối tượng trong hoạt động nghiên cứu thị trường là môi trường (môi trường kinh tế, văn hoá xã hội, môi trường chính trị, luật pháp, môi trường công nghệ), giá cả hàng hoá, đối thủ cạnh tranh, nhu cầu thị trường, thị hiếu tiêu dùng, tập quán,... [12]. 1.3.2. Lựa chọn đối tác kinh doanh Để thâm nhập thành công vào thị trường thế giới đòi hỏi các doanh nghiệp phải lựa chọn được đối tác phù hợp để có thể hỗ trợ và giúp đỡ nhau cùng phát triển. Việc lựa chọn đúng đối tượng để hợp tác mua bán tránh cho doanh nghiệp những phiền toái, rủi ro, mất mát thường gặp trong quá trình kinh doanh trên thị trường quốc tế, đồng thời liên đới giúp việc thực hiện thành công các kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp. Đối với doanh nghiệp xuất khẩu trực tiếp, doanh nghiệp không cần phải chia sẻ lợi nhuận cho các đối tượng khác. Tuy nhiên, trong trường hợp doanh nghiệp chỉ mới tham gia lĩnh vực kinh doanh xuất khẩu thì doanh nghiệp nên thông qua các đại lý hoặc các công ty uỷ thác xuất khẩu để giảm bớt chi phí cho việc thâm nhập vào thị trường. Doanh nghiệp có thể tìm kiếm thông tin đối tác thông qua công ty tư vấn, sở giao dịch, phòng Thương mại và Công nghiệp các nước có quan hệ [12]. 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất