Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Điều tra, khảo sát, tìm hiểu di văn hán nôm trong các đình, chùa trên địa bàn tỉ...

Tài liệu Điều tra, khảo sát, tìm hiểu di văn hán nôm trong các đình, chùa trên địa bàn tỉnh bình phước

.PDF
139
1
59

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT KHOA NGỮ VĂN BÁO CÁO KHOA HỌC TỔNG KẾT ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TRƯỜNG ĐIỀU TRA, KHẢO SÁT, TÌM HIỂU DI VĂN HÁN - NÔM Ở ĐÌNH, CHÙA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH PHƯỚC Mã số: Chủ nhiệm đề tài: ThS. TRẦN DUY KHƯƠNG Bình Dương, tháng 01 năm 2018 0 a MỤC LỤC MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 3 1. Lí do nghiên cứu ................................................................................................... 3 2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................. 4 3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề .................................................................................... 4 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................... 5 5. Cách tiếp cận, phƣơng pháp nghiên cứu và quy ƣớc trình bày............................... 6 5.1. Cách tiếp cận ................................................................................................. 6 5.2. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 6 5.3. Quy ước trình bày........................................................................................... 7 6. Bố cục nội dung.................................................................................................... 7 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ THỰC TIỄN VÀ LÍ LUẬN ....................................................... 8 1. Những nét chung về tỉnh Bình Phƣớc ................................................................... 8 2. Tổng quan về tình hình sinh hoạt tôn giáo – tín ngƣỡng ở Bình Phƣớc ............... 12 3. Khái quát về vai trò của di văn Hán Nôm trong đời sống cƣ dân Bình Phƣớc ..... 14 CHƢƠNG 2: DI VĂN HÁN NÔM TẠI CÁC CHÙA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH PHƢỚC ............................................... 16 1. Chùa Quang Minh .............................................................................................. 16 2. Chùa Thanh Long ............................................................................................... 21 3. Chùa Thanh Cảnh ............................................................................................... 22 4. Chùa Quảng An và Tịnh xá Ngọc Bình ............................................................... 25 5. Chùa Linh Thứu ................................................................................................. 29 6. Chùa Trúc Lâm................................................................................................... 34 7. Chùa Phƣớc Lâm ................................................................................................ 38 8. Chùa Giác Ngạn ................................................................................................. 40 9. Chùa Giác Quang ............................................................................................... 51 10. Chùa Quảng Phƣớc ........................................................................................... 57 CHƢƠNG 3: DI VĂN HÁN NÔM TẠI CÁC ĐÌNH TRÊN ĐỊA BẢN TỈNH BÌNH PHƢỚC ............................................... 61 1. Đình thần Tân Khai ............................................................................................ 61 2. Đình thần Tân Lập Phú ....................................................................................... 66 1 3. Đình thần Thanh An và Đình thần ấp Núi Gió .................................................... 85 4. Đình thần Hƣng Long ......................................................................................... 90 5. Đền Trần Hƣng Đạo ........................................................................................... 95 6. Đền thờ Trần Hƣng Đạo ................................................................................... 101 7. Đền Đức thánh Trần ......................................................................................... 104 8. Miếu xóm Phƣớc Thiện .................................................................................... 105 9. Miếu Bà Rá ...................................................................................................... 108 CHƢƠNG 4: VAI TRÒ CỦA DI VĂN HÁN NÔM Ở CÁC ĐÌNH, CHÙA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH PHƢỚC ............................................. 117 1. Vai trò của chữ Hán ở các đình, chùa trên địa bàn tỉnh Bình Phƣớc .................. 117 1.1. Giá trị lịch sử - xã hội ................................................................................ 118 1.2. Giá trị triết lí .............................................................................................. 122 1.2. Giá trị thẩm mĩ ........................................................................................... 124 2. Vận mệnh chữ Nôm trong lịch sử văn hoá Nam Bộ (khảo sát trƣờng hợp chữ Nôm tại các cơ sở tôn giáo – tín ngƣỡng trên địa bàn tỉnh Bình Phƣớc)......................... 125 2.1. Khái quát về sự ra đời của chữ Nôm và thực trạng chữ Nôm ở Nam Bộ ..... 126 2.2. Hai yếu tố đặc thù quyết định vận mệnh của chữ Nôm ở Nam Bộ ............... 129 2.3. Vận mệnh của chữ Nôm Nam Bộ nhìn từ bước chuyển đổi tâm thức người Việt trong việc thay đổi chữ viết ............................................................................... 133 KẾT LUẬN ............................................................................................................. 136 TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................ 138 2 MỞ ĐẦU 1. Lí do nghiên cứu Bình Phƣớc là một tỉnh có quá trình phát triển kinh tế khá muộn so với các tỉnh thành khác. Ngƣời Việt tứ xứ đến đây lập nghiệp với quy mô lớn cũng chỉ đƣợc tính từ khoảng năm 1997 trở đi, cũng từ mốc thời gian này, đời sống văn hoá xã hội của Bình Phƣớc mới có những bƣớc khởi sắc đáng kể1. Những cơ sở tôn giáo – tín ngƣỡng nhƣ chùa, miếu, đình… dần dần đƣợc xây dựng ở các huyện có nhiều ngƣời Việt sinh sống, nhƣ Bình Long, Phƣớc Long, Đồng Xoài, Hớn Quản, Lộc Ninh…). Do vậy, thông qua nội dung của di văn Hán Nôm tại các cơ sở tôn giáo – tín ngƣỡng này, chúng ta phần nào có thể nhận biết đƣợc những nét đặc thù trong văn hoá vùng miền theo chân những ngƣời tứ xứ đang hội tụ tại đây, ví dụ nhƣ tại những đền thờ Đức thánh Trần, chúng ta sẽ tìm đƣợc những nét đặc thù trong văn hoá gốc đồng bằng Bắc Bộ. Đồng thời, do đây là nơi dung thân khá muộn của những con ngƣời từ nhiều nơi đến, nên những cảm nhận của họ về vùng đất mới này cùng với những ƣớc nguyện đối với tƣơng lai cũng sẽ đƣợc thể hiện qua những câu đối, những bức hoành phi tại các chùa, đình, đền, miếu. Do vậy, việc nghiên cứu di văn Hán Nôm tại các đình, chùa ở tỉnh Bình Phƣớc sẽ góp phần nhìn nhận lại vai trò của tỉnh Bình Phƣớc nói riêng và của Đông Nam Bộ nói chung trong việc lƣu giữ những nét văn hoá của các vùng miền theo chân những ngƣời đi vào Đông Nam Bộ khai khẩn, lập nghiệp trong thời kỳ mới. Tuy nhiên, do đƣợc hình thành khá muộn nên các cơ sở tôn giáo – tín ngƣỡng ở Bình Phƣớc vẫn chƣa đƣợc nhiều ngƣời biết đến. Hơn nữa, chữ Hán là dạng văn tự cổ nên ngƣời hiện đại ngày càng ít quan tâm, trong khi nội dung trong các di văn Hán Nôm ở những cơ sở này phần lớn lại đề cập đến những triết lí Phật giáo uyên thâm, khó hiểu. Điều này cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho các di văn Hán Nôm ở các đình, chùa ở Bình Phƣớc trên cơ bản vẫn chƣa đƣợc nghiên cứu. Hiện nay, với xu hƣớng phát triển kinh tế đi đôi với việc hoàn thiện xã hội, các công trình nghiên cứu về các vấn đề thuộc mảng xã hội nhân văn cũng rất đƣợc chú ý. Do vậy, những giá trị của di văn Hán Nôm tại các cơ sở tôn giáo – tín ngƣỡng cũng đƣợc tập trung khai thác, nghiên cứu một cách có hệ thống với quy mô lớn. Việc điều tra, khảo sát, tìm hiểu di văn Hán Nôm tại các đình, chùa ở Bình Phƣớc cũng nằm trong xu thế này. 1 Xin xem thêm bài viết Ngăn chặn phá rừng gắn với xóa đói, giảm nghèo vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Bình Phước của Nguyễn Tấn Hƣng trên Tạp chí Cộng Sản, số 790, năm 2008. 3 2. Mục tiêu nghiên cứu Việc điều tra, khảo sát, tìm hiểu di văn Hán Nôm tại những cơ sở tôn giáo – tín ngƣỡng ở Bình Phƣớc sẽ góp phần làm rõ những đặc trƣng văn hoá Bình Phƣớc trong quá trình cộng cƣ của các tộc ngƣời, từ đó thấy đƣợc những đặc thù của văn hoá vùng miền từ các nhóm ngƣời Việt tứ xứ đến đây. Công việc này còn góp phần nhận định lại những giá trị to lớn của các cơ sở tôn giáo – tín ngƣỡng ở Bình Phƣớc trong đời sống tâm linh của ngƣời Bình Phƣớc nói riêng và của nhân dân Việt Nam nói chung. Qua đó, các cơ quan quản lí, đặc biệt là ban Tôn giáo Bình Phƣớc sẽ có tƣ liệu phong phú hơn để đƣa ra những đánh giá khách quan về đời sống tôn giáo của tỉnh, cũng nhƣ quản lí đƣợc các cơ sở tôn giáo – tín ngƣỡng này một cách có hiệu quả hơn. Ngoài ra, do đề tài Điều tra, khảo sát, tìm hiểu di văn Hán Nôm ở đình, chùa trên địa bàn tỉnh Bình Phước còn là đề tài nhánh của đề tài chung là Khảo cứu di văn Hán Nôm ở vùng Đông Nam Bộ, nên đề tài này đáp ứng đƣợc mục tiêu của nhà Trƣờng trong nghiên cứu vùng Đông Nam Bộ, góp phần đƣa nghiên cứu khoa học của nhà Trƣờng gắn liền với nhu cầu thực tế của xã hội. 3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Việc khảo sát, ghi chép, dịch nghĩa các di văn Hán Nôm là một công việc đã đƣợc thực hiện ngày càng nhiều từ khoảng trƣớc những năm 2000 đến nay, phần nhiều tập trung nghiên cứu ở các di sản tại các địa phƣơng nổi tiếng (Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Huế…) hoặc chỉ nghiên cứu chung về di văn Hán Nôm ở Việt Nam. Việc nghiên cứu di văn Hán Nôm ở các địa phƣơng còn lại đa phần mang tính nhỏ lẻ và mới chỉ đƣợc thực hiện nghiêm túc trong những năm gần đây, ví dụ nhƣ công trình Bước đầu tìm hiểu di sản văn hoá Hán Nôm Bình Dương của nhóm nghiên cứu Trƣơng Ngọc Tƣờng, Hồ Tƣờng, Lê Sơn, Huỳnh Lứa (năm 2007); Tìm hiểu liễn đối Hán Nôm trong đình, chùa, miếu tỉnh Bình Dương của Hội Khoa học lịch sử tỉnh Bình Dƣơng (năm 2015)… Trong khi đó, Bình Phƣớc là một tỉnh mới đƣợc tách ra từ tỉnh Sông Bé, hơn nữa, chính sách di dân phát triển vùng kinh tế mới mới đƣợc thực hiện trong vài mƣơi năm gần đây. Do vậy, đa số các chùa đình miếu mạo do ngƣời Việt xây dựng ở nơi đây cũng không phong phú bằng và không có bề dày lịch sử bằng các đình chùa miếu mạo ở các tỉnh khác trong cùng khu vực. Nguyên nhân này đã dẫn đến việc khảo cứu di văn Hán Nôm ở đình, đền, chùa, miếu tỉnh Bình Phƣớc cũng chƣa đƣợc thực hiện một cách có quy mô. Hiện tại, di văn Hán Nôm tại các đình, đền, chùa, miếu ở tỉnh Bình Phƣớc mới chỉ đƣơc đề cập một cách lẻ tẻ trên mạng internet. 4 Nhƣ vậy, tuy vẫn có những bài viết nghiên cứu về các cơ sở tôn giáo – tín ngƣỡng ở Bình Phƣớc (ví dụ nhƣ bài Khái quát một số loại hình tín ngưỡng và thực trạng quản lý nhà nước về tín ngưỡng trên địa bàn tỉnh Bình Phước của Lê Nhật Minh [2015]), nhƣng đa phần chúng đều chỉ nghiên cứu tổng quan (về lịch sử, về kiến trúc) mà không đề cập nhiều về di văn Hán Nôm tại các cơ sở ấy. Bài viết Tư liệu bằng chữ Hán, chữ Nôm ở Bình Phước của tác giả Hữu Hiến và Quốc Dũng (Bảo tàng Bình Phƣớc) chính là một trong những bài viết hiếm hoi có đề cập đến di văn Hán Nôm ở các cơ sở tôn giáo – tín ngƣỡng nói chung. Trong bài viết này, tác giả đã chỉ ra một số đặc điểm của di văn Hán Nôm ở đây nhƣ sau: tập trung nhiều ở các đình, đền, chùa và miếu thờ mẫu; nội dung của các hoành phi, câu đối và liễn nhìn chung thể hiện sự kính trọng tôn thờ anh hùng dân tộc, những ngƣời có công lao che chở cho các cộng đồng cƣ dân sinh sống làm ăn, ca ngợi vùng đất, con ngƣời [Hữu Hiến, Quốc Dũng 2015]… Tuy nhiên, bài viết này chỉ điểm qua một vài nét nổi bật của di văn Hán Nôm ở Bình Phƣớc với dung lƣợng của một bài báo đăng trên mạng internet của Báo Bình Phƣớc. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Nhƣ tên đề tài, công trình này sẽ tập trung nghiên cứu về di văn Hán Nôm tại các cơ sở tôn giáo – tín ngƣỡng trên địa bàn tỉnh Bình Phƣớc. Tuy nhiên, tại các cơ sở tôn giáo – tín ngƣỡng này, di văn Hán thƣờng xuất hiện nhiều hơn di văn Nôm, do vậy, trọng tâm nghiên cứu của công trình sẽ nghiêng về yếu tố di văn Hán. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Về không gian: Theo kết quả khảo sát của chúng tôi trong quá trình đi thực tế cũng nhƣ theo tài liệu báo cáo của Ban tuyên giáo tỉnh Bình Phƣớc, tổng số đình, đền, chùa, miếu đang đƣợc phép hoạt động trên địa bàn tỉnh Bình Phƣớc (gồm 3 thị xã: Bình Long, Đồng Xoài, Phƣớc Long và 8 huyện: Lộc Ninh, Hớn Quản, Chơn Thành, Bù Đăng, Bù Gia Mập, Bù Đốp, Đồng Phú, Phú Riềng) là khoảng 140 địa điểm; trong đó, có khoảng hơn 120 chùa và khoảng 10 đình, miếu, đền thờ. Tuy nhiên trong thực tế, số lƣợng chùa/ tịnh xá/ tịnh thất/ niệm Phật đƣờng trên địa bàn tỉnh Bình Phƣớc có di văn Hán - Nôm lại không nhiều, nên sau khi loại trừ những nơi chỉ có hoành biển có ghi tên cơ sở đó bằng chữ Hán mà trong cơ sở lại không có chữ Hán – Nôm, chúng tôi chỉ tiến hành khảo sát khoảng 10 chùa trên khắp các huyện thị thuộc tỉnh Bình Phƣớc, trừ những huyện có nhiều đồng bào thiểu số sinh sống (Bù Gia Mập, Bù Đăng, Bù Đốp). Riêng về đình, do tổng số lƣợng không nhiều (7 đình), trong khi chỉ có 5 đình có di văn Hán – Nôm nên chúng tôi đã đi khảo sát toàn bộ 5 đình này: Đình Hƣng Long (huyện Chơn Thành), đình Tân Khai (huyện Hớn Quản), đình thần Thanh An, đình thần ấp Núi Gió (huyện Hớn Quản), đình Tân Lập Phú (thị xã Bình Long). 5 Tuy đã cố gắng khảo sát hầu hết các chùa và đình có di văn Hán – Nôm ở tỉnh Bình Phƣớc, nhƣng do số lƣợng quá ít ỏi, nên trong quá trình đi thực tế, chúng tôi đã khảo sát thêm 3 đền thờ Trần Hưng Đạo (thuộc thị xã Bình Long và huyện Lộc Ninh) và hai miếu: miếu xóm Phƣớc Thiện (Lộc Ninh) và miếu Bà Rá (thị xã Phƣớc Long). Về chủ thể: Di văn Hán Nôm thƣờng đƣợc xuất hiện tại các cơ sở tôn giáo – tín ngƣỡng do ngƣời Việt và ngƣời Hoa xây dựng (mà không phải là các tộc ngƣời bản địa thiểu số), vì vậy, đối tƣợng nghiên cứu chính là di văn Hán Nôm tại các chùa, đình, đền, miếu của ngƣời Việt và ngƣời Hoa. Tuy nhiên, trong thực tế, trên địa bàn tỉnh Bình Phƣớc hầu nhƣ không có chùa, miếu của ngƣời Hoa, nên chúng tôi xác định chủ thể của đối tƣợng nghiên cứu chỉ là ngƣời Việt. Về thời gian: Trong công trình này, chúng tôi nghiên cứu di văn Hán – Nôm từ lúc nó đƣợc viết/ khắc chạm/ in ấn và tồn tại đến nay trong các cơ sở tôn giáo – tín ngƣỡng trên địa bàn tỉnh Bình Phƣớc. Tuy nhiên, đối với một số cơ sở thờ tôn giáo – tín ngƣỡng đang đƣợc xây dựng trong thời gian hiện nay, do các liễn đối, hoành phi Hán – Nôm vẫn chƣa đƣợc hoàn thiện, cũng nhƣ các cơ sở tôn giáo – tín ngƣỡng này vẫn chƣa hoạt động chính thức nên chúng tôi sẽ tạm thời chƣa tiến hành điều tra, nghiên cứu. 5. Cách tiếp cận, phƣơng pháp nghiên cứu và quy ƣớc trình bày 5.1. Cách tiếp cận Di văn Hán Nôm là đối tƣợng thuộc Ngôn ngữ học, nên cách tiếp cận chủ yếu của chúng tôi là tiếp cận Ngôn ngữ học. Tuy nhiên, từ di văn Hán Nôm, chúng tôi còn đƣa ra những nhận xét về giá trị của chúng, nên ngoài cách tiếp cận Ngôn ngữ học ra, chúng tôi sẽ thƣờng xuyên sử dụng cách tiếp cận liên ngành (cách tiếp cận đặc trƣng của chuyên ngành Văn hoá học). 5.2. Phương pháp nghiên cứu Công trình nghiên cứu này thuộc mảng Văn tự - Văn hoá, do vậy, chúng tôi chủ yếu sẽ sử dụng những phƣơng pháp chuyên dụng của ngành Ngôn ngữ và Văn hoá. Theo đó, chúng tôi sẽ sử dụng phƣơng pháp sưu tầm, điền dã để hoàn thành công việc sơ khởi: tìm tƣ liệu thực tế. Trong quá trình phiên âm, dịch nghĩa các di văn Hán Nôm tại các chùa, đình, miếu thuộc tỉnh Bình Phƣớc, chúng tôi dùng phƣơng pháp lịch đại và đồng đại để xác định tự dạng, kết cấu ngữ nghĩa của các câu đối, các bức hoành phi. Đồng thời, do di văn Hán Nôm còn đƣợc nhìn nhận ở khía cạnh văn hoá nên chúng tôi dùng phƣơng pháp phân tích để phân tích những khía cạnh cụ thể của văn hoá tâm linh; phƣơng pháp hệ thống – loại hình đƣợc dùng để sắp xếp các mảng vấn đề thành hệ thống hoàn chỉnh, logic. 6 5.3. Quy ước trình bày Chữ Hán ở các liễn đối trong chùa thông thƣờng đều đƣợc thể hiện ở dạng thẳng đứng và theo chiều từ phải (câu trắc) qua trái (câu bằng) và các bức hoàng phi cũng thể hiện ở dạng từ phải qua trái đúng nhƣ cách trình bày chuẩn của cách viết chữ Hán thời xƣa, tuy nhiên, để tiện theo dõi, khi trình bày lại bằng bản vi tính, chúng tôi sẽ trình bày theo dạng ngang và từ trái qua phải. Dẫu vậy, chúng tôi cũng đánh số theo trật tự từ phải qua trái ở các câu đối, nhằm bảo đảm trật tự dương (vế đối có chữ cuối cùng mang thanh trắc) và âm (vế đối có chữ cuối cùng mang thanh bằng) vốn có ở các câu đối. Ở những trƣờng hợp bất thƣờng, chúng tôi sẽ chú thích riêng. Thứ hai, chữ Hán đƣợc sử dụng trong các cơ sở tôn giáo – tín ngƣỡng của ngƣời Việt từ xƣa đến này thƣờng là chữ phồn thể. Tuy nhiên, truyền thống này có khi bị phá vỡ khi một vài chữ giản thể hoặc chữ dị thể thỉnh thoảng lại xuất hiện. Đối với những trƣờng hợp này, chúng tôi tạm thời thể hiện lại đúng bằng chữ phồn thể chính thức trong phần gõ lại nguyên văn chữ Hán, đồng thời sử dụng footnote để ghi chú hình thức chữ viết trong thực tế. 6. Bố cục nội dung Ngoài Mở đầu và Kết luận, nội dung đề tài đƣợc chia thành bốn chƣơng: Chƣơng 1: Cơ sở thực tiễn và lí luận. Trong chƣơng này, chúng tôi sẽ trình bày tổng quan về hiện trạng đời sống của cƣ dân Bình Phƣớc, để từ đó thấy đƣợc sự ảnh hƣởng của điều kiện sống đối với diện mạo di văn Hán Nôm trên các cơ sở tôn giáo – tín ngƣỡng của Bình Phƣớc. Chƣơng 2: Di văn Hán Nôm tại các chùa trên đị bàn tỉnh Bình Phước. Trong đó, chúng tôi sẽ tiến hành giới thiệu qua về lịch sử hình thành và hiện trạng của các chùa; ghi nguyên văn chữ Hán – Nôm; phiên âm, dịch nghĩa, dịch xuôi các đơn vị di văn Hán Nôm; đƣa ra một số nhận định sơ bộ về di văn Hán Nôm của từng chùa. Chƣơng 3: Di văn Hán Nôm tại các đình, đền, miếu trên địa bàn tỉnh Bình Phước. Ở chƣơng này, chúng tôi thực hiện những thao tác tƣơng tự nhƣ đối với các chùa. Chƣơng 4: Một số vấn đề về di văn Hán Nôm tại các cơ sở tôn giáo – tín ngưỡng trên địa bàn tỉnh Bình Phước. Ở đây, chúng tôi sẽ nhìn nhận lại giá trị di văn Hán Nôm cũng nhƣ những vấn đề phát sinh từ việc nghiên cứu về di văn Hán Nôm tại các đình đền chùa miếu trên địa bàn tỉnh Bình Phƣớc. 7 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ THỰC TIỄN VÀ LÍ LUẬN 1. Những nét chung về tỉnh Bình Phƣớc Bình Phƣớc vốn thuộc đất Sông Bé xƣa, đƣợc tách ra độc lập với Bình Dƣơng vào năm 1997. Với tƣ cách là một tỉnh, Bình Phƣớc cũng có những đặc trƣng riêng về đất đai, con ngƣời và lịch sử phát triển. 1.1. Điều kiện tự nhiên Bình Phƣớc là một tỉnh miền núi trung du nằm về phía tây của Đông Nam Bộ, phía Đông là Đồng Nai, Lâm Đồng và Đắc Nông, phía Tây giáp Tây Ninh, phía Nam nối liền với Bình Dƣơng và phía Bắc là Campuchia (trong đó, đƣờng giao thông quan trọng để qua Campuchia là cửa khẩu Hoa Lƣ thuộc huyện Lộc Ninh). Nhìn từ tổng thể, Bình Phƣớc là nơi chuyển tiếp từ dạng đất phù sa cổ đến dạng đất bazan vùng đồi núi trung bình thấp. Chính vì vậy, địa hình nơi đây có dạng thoai thoải lƣợn sóng nối liền nhau tạo thành từ những con dốc nhỏ. Tuy nhiên, nhìn từ nội bộ, Bình Phƣớc là vùng đất có địa hình khá phức tạp. Ở phía Tây Nam, địa hình khá phức tạp với những vùng đồi thấp xen kẽ với các ngọn núi nhƣ núi Bà Rá (723m), núi Nam Đô (289m) và núi Gió (169m). Những ngọn núi cao vƣợt trội trong vùng thung lũng và đồi thấp này đã khiến cho thiên nhiên thềm phần kì bí, do vậy, ở trên hoặc gần những ngọn núi này đều có những ngôi chùa, miếu thiêng liêng; trong đó, nổi tiếng nhất là miếu Bà Rá ở gần chân núi Bá Rá. Ở phía Đông Bắc và phía Đông của Bình Phƣớc, do nằm tiếp giáp vùng cao nguyên Tây Nguyên nên nơi đây có những con suối sâu và chảy xiết, đất bị xâm thực mạnh dẫn đến tình trạng núi đồi bị khuyết thành những thung lũng sâu (đây thƣờng là nơi của các đồng bào thiểu số sinh sống). Ở phía Nam, đất phẳng dần (nhƣ Đồng Phú, Hớn Quản) và từ từ tiếp giáp với Bình Dƣơng. Thuỷ hệ và khí hậu nơi đây cũng khá đa dạng. Tuy đƣợc hƣởng nƣớc từ bốn con sông lớn là sông Bé, sông Sài Gòn, sông Đồng Nai, sông Măng cùng với những con suối khác, nhƣng do địa hình chia cắt khá phức tạp nên lƣợng nƣớc phân bố không đều, thêm vào đó, sông suối trong vùng có độ hẹp và dốc lớn nên dễ gây ra tình trạng lũ lớn vào mùa mƣa và khô hạn vào mùa khô. Chính vì điều này mà đất Bình Phƣớc khá cằn cỗi, không đƣợc bồi đắp thành đất phù sa cổ nhƣ ở Bình Dƣơng, ở thành phố Hồ Chí Minh hay thành đất phù sa mới nhƣ ở vùng đồng bằng châu thổ. Về khí hậu, do chịu sự ảnh hƣởng từ địa hình nên khí hậu nơi đây cũng khá phức tạp, kéo theo đó, độ dao động nhiệt giữa các vùng, độ dao động nhiệt giữa ngày và đêm cũng nhƣ độ dao động nhiệt giữa hai mùa khô và mƣa cũng khá lớn. Ngoài ra, vùng thị xã Đồng Xoài là một vùng trũng có dạng lòng chảo, do vậy, nhiệt độ nơi đây thƣờng rất nóng. 8 Xuất phát từ điều kiện tự nhiên nhƣ thế, sinh quyển của vùng đất Bình Phƣớc cũng có sự phong phú nhất định. Ở phía Tây Bắc, do tiếp giáp với vùng cao nguyên nên nơi đây có diện tích rừng khá lớn, các loài linh trƣởng cùng các loài thú vừa và nhỏ cũng vì thế mà vẫn còn sinh sống ở khu vực này. Ở vùng đồi và núi thấp phía Đông, Tây và Nam, do địa chất chủ yếu là dạng bazan nên nơi đây thích hợp dùng để trồng các loại cây lâu năm, đặc biệt là cây cao su. Xen kẽ những vạt rừng cao su tăm tắp bạt ngàn trên những dải đất thoai thoải thƣờng là những những xóm nhỏ, thậm chí, có những ngôi chùa, miếu và đình, đền có thể nằm lẩn khuất trong những vạt rừng cao su này. 1.2. Cư dân Trong quyển Địa chí Bình Phước, các tác giả có nhận định rằng Bình Phƣớc là một vùng đất có sự cộng cƣ của nhiều tộc ngƣời khác nhau, hình thành nên một quần thể ngƣời đa dạng với nhiều sắc màu văn hoá riêng. Theo đó, trong quá trình hình thành và phát triển, cƣ dân Bình Phƣớc có những đặc điểm sau: “hình thành và phát triển trong thời gian dài, sống xen kẽ, đa dân tộc, đa tôn giáo, phát triển theo hai hƣớng tự nhiên và cơ học” [Tỉnh uỷ - Uỷ ban Nhân dân tỉnh Bình Phƣớc (a) 2015: 243]. Dựa trên kết quả khảo cổ học, những dụng cụ lao động thời đồ đá đƣợc khai quật tại thị xã Bình Long, thị xã Phƣớc Long, huyện Lộc Ninh, huyện Bù Đăng… đã cho phép chúng ta chứng minh rằng, từ khoảng 2000 – 3000 năm trƣớc, trên vùng đất này đã có những nhóm ngƣời cổ đại sinh sống. Con cháu của những nhóm ngƣời cổ này đã tiến hoá và hình thành nên ngƣời Xtiêng, Châu Ro, Mnông, Tà Mun… hiện nay. Và, “theo những sử liệu có vào những năm 50 của thế kỉ XVII, những cộng đồng dân cƣ ngƣời Việt đã đƣợc hình thành và phát triển địa bàn cƣ trú của mình ở miền Đông Nam Bộ, tập trung nhất là vùng Biên Hoà, Bà Rịa. Song vùng đất Sông Bé vào đầu thế kỉ XVII vẫn còn là một vùng rừng núi hoang vu, nhất là các địa phƣơng thuộc các huyện miền núi Lộc Ninh, Đồng Phú, Bình Long, Bù Đăng và Phƣớc Long [Tỉnh uỷ Uỷ ban nhân dân tỉnh Bình Phƣớc (a) 2015: 245]. Nhƣ vậy, vào buổi ban đầu lúc các chúa Nguyễn vào Nam lập nghiệp, trong khi ngƣời Việt trong quá trình Nam tiến đã đến sinh sống ngày càng đông ở các tỉnh giáp biển (Bà Rịa, Đồng Nai kéo dài xuống Sài Gòn - Gia Định và khu vực phía Tây Nam), thì chủ nhân ở vùng Bình Phƣớc hiện nay vẫn là nhóm ngƣời bản địa thiểu số. Theo các ghi chép của Trịnh Hoài Đức (Gia Định thành thông chí), Quốc sử quán triều Nguyễn (Đại Nam thực lục), Quốc sử quán triều Nguyễn (Đại Nam nhất thống chí), trong suốt thời kì từ khi Nguyễn Hữu Cảnh kinh lí miền Nam cho đến khi Gia Long lên ngôi, đất Phƣớc Long (bao gồm Bình Phƣớc hiện nay) vẫn chƣa có cuộc cải cách hành chính nào lớn, nguyên nhân là vì ngƣời Việt vẫn chƣa đến sinh sống nhiều trên vùng đất này. Theo ghi chép của Thích Đại Sán trong Hải ngoại kí sự, mãi đến cuối thế kỉ XVII, cƣ dân Bình Phƣớc chủ yếu vẫn là các nhóm địa phƣơng thuộc các tộc ngƣời tại chỗ nhƣ Xtiêng, Chơ Ro, Mnông, 9 Tà Mun [Dẫn lại từ Tỉnh uỷ - Uỷ ban nhân dân tỉnh Bình Phƣớc (a) 2015: 342]. Mãi đến 1802 trở đi, do có nhu cầu trao đổi sản vật mà giữa ngƣời Việt với các tộc ngƣời thiểu số sống trên địa bàn Phƣớc Long xƣa mới dần dần có những mối quan hệ cộng cƣ, từ đó, ngƣời Việt mới bắt đầu di cƣ đến và lập nên những cụm cƣ dân xen kẽ với các buôn, sóc của ngƣời thiểu số. Cũng từ những năm này trở đi, các cơ sở tôn giáo tín ngƣỡng của ngƣời Việt mới xuất hiện rải rác trên địa bàn Phƣớc Long xƣa. Tuy nhiên, do thế đất bất tiện nên đất Bình Phƣớc trƣớc kia vẫn ít có ngƣời Việt sinh sống, và do vậy, số lƣợng đình đền chùa miếu mang dấu ấn của ngƣời Việt ở nơi đây khiêm tốn hơn nhiều so với các tỉnh khác trong khu vực Đông Nam Bộ. 1.3. Quá trình phát triển Tuy đất Bình Phƣớc mới đƣợc khai hoang với quy mô lớn từ thời kì cận hiện đại đến nay, đặc biệt là trong thời kì thực hiện chính sách di dân làm kinh tế mới trong khoảng vài chục năm nay, nhƣng lịch sử phát triển của vùng đất này đã có những bƣớc thăng trầm từ rất xƣa. Từ trƣớc công nguyên, những nhóm ngƣời cổ (điển hình là ngƣời Xtiêng cổ) đã sinh sống khắp khu vực Bình Phƣớc hiện nay, và theo Trần Bạch Đằng [1991: 31-42], ngƣời Xtiêng cổ này cũng là tổ tiên của ngƣời Xtiêng, ngƣời Mƣờng ở Việt Nam và ngƣời Pnông ở Campuchia hiện nay. Họ cũng đã góp phần tạo dựng nên sự rực rỡ của văn hoá Đồng Nai và văn hoá Óc Eo thời cổ đại. Tuy nhiên, mãi cho đến khi tiếp xúc với ngƣời Việt từ khoảng đầu thế kỉ XVIII trở đi, vùng đất tiếp giáp với khu vực Bình Dƣơng ngày nay mới dần dần đƣợc hồi sinh trở lại, còn phần lớn đất rừng núi phía Bắc, Tây Bắc và Đông Bắc thì vẫn giữ nét hoang sơ vốn có. Trong thời kì Pháp thuộc, vùng đất này bị tách gộp nhiều lần. Vào năm 1863, sau khi ba tỉnh miền Đông rơi vào tay Pháp, thống đốc Nam kì chia ba tỉnh này thành năm hạt, trong đó, vùng đất nay là Bình Phƣớc thuộc hạt Biên Hoà lẫn hạt Thủ Dầu Một. Năm 1899, đất ấy một phần thuộc tỉnh Biên Hoà, phần lớn thuộc về tỉnh Thủ Dầu Một. Trong đó, trung tâm Thủ Dầu Một nằm tại Phú Cƣờng, do vậy, vùng đất nay là Bình Phƣớc vẫn bị xem là vùng ven. Ngay đến đầu thế kỉ XX, khi Pháp thực hiện chủ trƣơng đẩy mạnh khảo sát vùng Đông Nam Kì để phục vụ chƣơng trình khai thác thuộc địa, thì chỉ có vùng trung tâm của khu vực tỉnh Thủ Dầu Một và tỉnh Biên Hoà mới đƣợc thiết lập ách cai trị, còn ở vùng đất nay là Bình Phƣớc thì Pháp cũng chỉ có những hiểu biết sơ bộ và khai thác bƣớc đầu. Nhìn chung, đến thời điểm đầu thế kỉ XX, trên cơ bản, vùng đất nay là Bình Phƣớc vẫn chƣa có sự phát triển. Tuy nhiên, từ đầu thế kỉ XX trở đi, vùng đất này có nhiều xáo động. Do bị Pháp cƣớp đoạt đất đai để xây dựng dồn điền cao su, các nhóm ngƣời thiểu số ở vùng Bình Long, Phƣớc Long, Bù Gia Mập, Lộc Ninh, Phú Riềng… phải bỏ buôn sóc để vào rừng sâu sinh sống. Ngƣời Việt theo phong trào chống Pháp cũng lùi vào rừng núi, cộng cƣ với ngƣời thiểu số để tiến hành kháng chiến chống Pháp. Tiếp theo đó, trong 10 cuộc chiến chống Mỹ, ngƣời Việt đã cùng với các nhóm ngƣời thiểu số ở đây đoàn kết tƣơng trợ, cùng nhau vót chông chống giặc. Qua hai lần kháng chiến này, vùng đất này đã kịp ghi lại những dấu ấn lịch sử bằng những chiến thắng, bằng những di tích lịch sử rải rác trên khắp địa bàn Bình Phƣớc: “Tiếng súng Phƣớc Long chờ mong tin thắng/ Ngƣời đi xa vắng rồi sẽ có ngày/ Về đƣờng này thăm sóc Bombo” (Tiếng chày trên sóc Bom Bo – Xuân Hồng). Ở vùng chân núi Bà Rá thuộc thị xã Phƣớc Long hiện nay, miếu Bà Rá và đối diện miếu là Nghĩa trang nhân dân tỉnh Bình Phƣớc luôn đƣợc xem là những biểu tƣợng điển hình cho sự hi sinh anh dũng của nhân dân vùng đất đỏ miền Đông. Tuy nhiên, chính vì chịu phải sự mất mát trong chiến tranh, cộng với điều kiện sống khắc nghiệt, nên trong suốt thời kì đầu thế kỉ XX đến giữa cuối thế kỉ XX, vùng đất này vốn đã kém phát triển lại càng trở nên hoang tàn hơn. Từ năm 1971, phân khu Bình Phƣớc đƣợc thành lập trên cơ sở của hai tỉnh Bình Long và Phƣớc Long trƣớc đó. Đến cuối năm 1972, phân khu Bình Phƣớc giải thể, tỉnh Bình Phƣớc đƣợc thành lập. Từ sau năm 1976, tỉnh Sông Bé đƣợc thành lập trên cơ sở sáp nhập các khu vực từ phía Nam Tây Nguyên đến giáp thành phố Hồ Chí Minh. Bình Phƣớc lúc này vẫn là vùng đất lạc hậu, ruộng đất hoang hoá chứa đầy bom mìn và chất độc hoá học. Do vậy, chính quyền và nhân dân Sông Bé đã thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1976-1980), 5 năm lần thứ 2 (1981-1985). Tuy nhiên, mãi đến năm 1986 trở đi, từ sau khi thực hiện chính sách mở cửa, di dân từ Bắc Bộ và Trung Bộ mới ồ ạt di cƣ đến các tỉnh thuộc vùng đất Tây Nguyên và khu vực Bình Long, Bình Phƣớc, Lộc Ninh, Bù Gia Mập… thuộc đất Sông Bé theo chính sách xây dựng vùng kinh tế mới. Diện mạo của vùng rừng núi này mới dần dần đƣợc cải thiện. Đi theo chân ngƣời Việt di cƣ, những đình đền chùa miếu mới dần dần xuất hiện trên những trục đƣờng chính ở khu dân cƣ thành thị hay trên những tuyến đƣờng đất đỏ, thậm chí là trong những vạt rừng cao su bạt ngàn. Từ sau năm 1997, tỉnh Bình Phƣớc đƣợc tái lập, sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đƣợc đẩy mạnh. Những dòng di dân (chủ yếu là ngƣời Việt) từ các nơi (kể cả vùng Tây Nam Bộ) du nhập vào ngày càng đông2, kéo theo đó là kinh tế, dịch vụ, thƣơng mại, giáo dục, y tế… phát triển theo. Đời sống tôn giáo - tín ngƣỡng ở đây cũng vì thế mà trở nên phong phú hơn, đáp ứng cho nhiều nhóm ngƣời khác nhau với những niềm tin khác nhau, trong đó, sự phát triển của Phật giáo Bắc tông ở đây là trƣờng hợp điển hình. Trong quá trình di cƣ đến lập nghiệp, ngƣời Việt ở khắp nơi đã mang theo văn hoá sùng bái Phật giáo của mình đến Bình Phƣớc và xây chùa chiền ngày càng nhiều với quy mô khác nhau: có những chùa mang dáng dấp của một ngôi nhà thƣờng dân nhƣng cũng có những ngôi chùa to lớn, bề thế. Theo khảo sát của chúng tôi, những chùa/ tịnh thất/ tịnh xá/ niệm Phật đƣờng đƣợc xây mới trong thời 2 Trong những năm 1986-1990, dân số Sông Bé tăng nhanh, bình quân là 4.3%, chủ yếu tăng là do nguyên nhân cơ học (di dân làm kinh tế) [Theo Tỉnh uỷ - Uỷ ban nhân dân tỉnh Bình Phƣớc (a) 2015: 484]. 11 gian khoảng 3 năm gần đây của ngƣời Việt có số lƣợng khá nhiều: tịnh thất Phƣớc Thịnh (Bình Long), chùa Liên Phƣớc, chùa Thanh Khƣơng, niệm Phật đƣờng Tân Hƣng (Hớn Quản), chùa Thanh Thắng, chùa Đức Tạng, niệm Phật đƣờng Liên Hoa (Chơn Thành), tịnh xá Ngọc Phúc (Phƣớc Long), chùa Thanh Hƣơng (Đồng Phú), chùa Thanh Bình, chùa Thanh Sơn, chùa Thanh An, chùa Liên Trì (Bù Đăng), chùa Thanh Phƣớc, chùa Thanh Nguyên, chùa thanh Phát (Đồng Xoài), niệm Phật đƣờng Thanh Minh (Bù Đốp)… Những ngôi chùa từ cũ đến mới, từ quy mô nhỏ đến quy mô lớn, từ nơi gần đƣờng giao thông chính và khu dân cƣ đến nơi lẩn khuất trong những vạt rừng cao su này chính là những nơi bảo lƣu đƣợc nhiều di văn Hán Nôm, góp phần làm phong phú thêm cho đời sống tinh thần của cƣ dân địa phƣơng. 2. Tổng quan về tình hình sinh hoạt tôn giáo – tín ngƣỡng ở Bình Phƣớc Bình Phƣớc là đất kinh tế mới, trƣớc khi ngƣời Việt đến sinh sống thì những nhóm ngƣời Xtiêng, Mnông, Chơ Ro… đã sinh sống ở đây từ lâu đời. Do xã hội chƣa phát triển, nên hình thái xã hội của những nhóm ngƣời này vẫn còn mang màu sắc của chế độ công xã nguyên thuỷ, và tín ngƣỡng tƣơng ứng của họ vẫn nằm trong giai đoạn đa thần, có nghĩa là, các hình thức tín ngƣỡng ở họ chƣa đi đến giai đoạn nhất thần hoá để chuyển thành các dạng tôn giáo. Trong đó, tín ngƣỡng quan trọng nhất của họ là Yàng (theo thuyết vạn vật hữu linh, mọi vật đều có linh hồn, vì vậy, trên trời dƣới đất đều có các Yàng [tức là thần], ví dụ nhƣ: Yàng Hiu – thần Nhà, Yàng The – thần Đất, Yàng Bri – thần Rừng…). Từ sau khi ngƣời Việt đến sinh sống với quy mô lớn (quan trọng nhất là thời kì ngƣời Việt di dân theo chính sách di cƣ làm kinh tế mới trong vài thập niên gần đây), các dạng tôn giáo – tín ngƣỡng trên vùng đất này mới trở nên đa dạng. Kéo theo đó, các cộng đồng tín đồ mới đã đƣợc thành lập dần dần theo hƣớng địa lí từ phía Nam lên phía Bắc, từ phía Tây sang phía Đông (theo hƣớng di cƣ và cộng cƣ của ngƣời Việt). Tín đồ của Công giáo, Phật giáo, Tin Lành, Cao Đài, Hồi giáo, Phật giáo Hoà Hảo… có số lƣợng ngày càng đông và các cơ sở tôn giáo – tín ngƣỡng (giáo xứ, chùa, đình, đền, miếu) dần dần xuất hiện trên khắp địa bàn của tỉnh. Trong đó, do nhóm di dân ở Bình Phƣớc chủ yếu là nhóm ngƣời Bắc (vào đợt di dân 1954) nên nhóm tín đồ Công giáo và Tin Lành chiếm số lƣợng nổi bật. Theo số liệu thống kê từ Cục Thống kê Bình Phƣớc vào năm 2009 [Dẫn lại từ Tỉnh uỷ - Uỷ ban nhân dân tỉnh Bình Phƣớc (b) 2015: 395], số tín đồ của toàn tỉnh đƣợc phân bố nhƣ sau: Công giáo (87.659 ngƣời), Phật giáo (85.848 ngƣời), Tin Lành (52.096 ngƣời), Cao Đài (3.092 ngƣời), những nhóm tín đồ của các giáo phái khác (nhƣ Hồi giáo, Phật giáo Hoà Hảo, Đạo tứ ân hiếu nghĩa, Bà la môn, Tịnh độ cƣ sĩ, Bửu sơn Kì hƣơng…) chiếm số lƣợng không nhiều, từ vài trăm ngƣời đến vài ngƣời. 12 Tuy nhiên, nếu xét theo tâm thức của tín đồ, số lƣợng cơ sở tôn giáo – tín ngƣỡng và lịch sử hình thành của các cơ sở tôn giáo – tín ngƣỡng ở Bình Phƣớc thì tình hình có sự thay đổi rất lớn, cả về tính chất lẫn về số lƣợng. Về tâm thức của tín đồ, sự chênh lệch số lƣợng tín đồ giữa Công giáo và Phật giáo nêu trên không hoàn toàn chứng minh rằng trong thực tế, số lƣợng ngƣời theo Công giáo nhiều hơn số ngƣời theo Phật giáo. Đó là vì ngoài tín đồ Phật giáo chính thức, đa số cƣ dân ngƣời Việt nói chung và cƣ dân ngƣời Việt ở Bình Phƣớc nói riêng đều có xu hƣớng theo Phật giáo Bắc tông (ăn lạt vào ngày 30 và 15 hàng tháng, đi lễ chùa vào dịp Tết nhất, rƣớc thầy tụng trong tang ma…), nên xét trên tổng thể thì số lƣợng ngƣời theo Phật giáo vẫn chiếm ƣu thế hơn. Về số lƣợng cơ sở tôn giáo – tín ngƣỡng, vì giáo xứ (nhà thờ) là nơi tập trung đông tín đồ nhƣng không phải là nơi cƣ trú lâu dài (ngƣời ta thƣờng nói “ở chùa” mà không phải là “ở nhà thờ”) nên thƣờng đƣợc xây to rộng, đủ để chứa cùng lúc rất nhiều ngƣời, do vậy, nếu xét về số lƣợng thì có thể không cần đến quá nhiều. Ngƣợc lại, ngƣời Việt phần nhiều có xu hƣớng tu tại gia, và do vậy, ngoài những chùa đƣợc chính quyền hỗ trợ xây dựng thì đa số tịnh thất/ tịnh xá/ niệm Phật đƣờng và chùa ở đây lại đƣợc hình thành từ những ngôi nhà của thƣờng dân. Kéo theo đó, chùa luôn luôn có số lƣợng nhiều hơn giáo xứ và các giáo xứ có xu hƣớng nằm xen kẽ trong những cụm chùa, tịnh thất (ví dụ, giáo xứ Lộc Thiện và chùa Phúc Lâm cách nhau khoảng 40m). Tuy nhiên, sự phân bố xen kẽ này không đồng đều giữa các vùng trong tỉnh. Trong khi Phật giáo (chủ yếu là phái Bắc tông) là nét đặc trƣng trong đời sống tôn giáo ở nhánh phía Tây Bắc (nhiều nhất là ở huyện Lộc Ninh) thì Công giáo lại là nét đặc trƣng trong đời sống tôn giáo ở nhánh phía Đông Nam (nhiều nhất là ở thị xã Phƣớc Long). Về lịch sử hình thành, Phật giáo ở đây có mặt sớm hơn so các hình thức tôn giáo khác. Theo Tỉnh uỷ - Uỷ ban nhân dân tỉnh Bình Phƣớc (b), Phật giáo “có mặt đầu tiên vào khoảng cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX, tiếp đến là Công giáo vào khoảng giữa thế kỉ XIX… Các tôn giáo còn lại có mặt khá muộn, khoảng từ sau 1975 đến nay” [2015: 395]. Do vậy, tựa nhƣ một mạch nƣớc ngầm, Phật giáo cùng với các tƣ tƣởng về đạo và đời của nó đã ăn sâu trong tâm linh của phần lớn cƣ dân Bình Phƣớc. Tuy nhiên, do đây là vùng đất mới nên số lƣợng chùa, tịnh thất, tịnh xá, niệm Phật đƣờng cũng ít hơn nhiều so với các tỉnh thành lân cận. Theo số liệu điều tra trong tài liệu nội bộ của Ban tuyên giáo tỉnh Bình Phƣớc, tính đến thời điểm tháng 11 năm 2016, toàn tỉnh có hơn 100 ngôi chùa Bắc tông; trong khi đó, Bình Dƣơng vào cùng thời điểm lại có hơn 200 ngôi chùa Bắc tông. Còn theo số liệu của Phạm Hoài Nhân3, tính đến thời điểm năm 2015, thì thành phố Hồ Chí Minh đã có 1008 ngôi chùa Bắc 3 http://phnhan.vncgarden.com/2015/03/co-bao-nhieu-ngoi-chua.html 13 tông (chiếm thứ hai trong cả nƣớc, sau Hà Nội), tỉnh Đồng Nai ở lân cận cũng có đến 260 ngôi chùa Bắc tông (chiếm thứ tƣ, sau Thừa Thiên – Huế). Còn xét về chiều dài lịch sử, nếu nhƣ ở những tỉnh thành khác cùng khu vực, các cơ sở tôn giáo đƣợc xây dựng từ rất lâu (chùa Bửu Phong ở Đồng Nai đƣợc xây vào năm khoảng 1616, chùa núi Châu Thới ở Bình Dƣơng đƣợc xây vào năm 1681, chùa Huê Nghiêm ở thành phố Hồ Chí Minh đƣợc xây vào năm 1721…) thì các cơ sở tôn giáo ở Bình Phƣớc (điển hình là chùa Bắc tông) lại đƣợc xây khá muộn (những chùa cổ ở đây nhƣ chùa Phúc Lâm ở Lộc Ninh đƣợc xây vào năm 1917, Đức Minh cổ tự ở Hớn Quản cũng chỉ đƣợc xây từ năm 1936; trong khi các chùa mới đƣợc xây trong vài năm nay lại chiếm số lƣợng khá nhiều). Từ những vấn đề trên, chúng ta có thể thấy rằng đời sống tôn giáo – tín ngƣỡng của cƣ dân Bình Phƣớc khá đa dạng. Đây cũng là một điều gây bất lợi trong việc quản lí, nhƣng mặt khác, nó cũng mang đến một sự mới mẻ trong đời sống tinh thần của ngƣời dân, góp phần đƣa xã hội phát triển một cách cân bằng giữa đời sống vật chất và đời sống tâm linh. 3. Khái quát về vai trò của di văn Hán Nôm trong đời sống cƣ dân Bình Phƣớc Từ thời khai hoang lập ấp, cƣ dân ở Nam Bộ phần đông đều là những ngƣời nghèo khó, thất học cùng với binh lính và một ít trí thức bất mãn với thời thế. Lúc này, ngƣời Việt vẫn chƣa chú tâm vào việc xây đình, chùa, đền, miếu. Mãi về sau, khi Gia Định trở thành một trung tâm kinh tế - chính trị - quân sự ở khu vực phía Nam thì các nhân sĩ Bắc và Trung Bộ mới dần dần vào sinh sống. Đó cũng là lúc các đình, chùa dần dần đƣợc dựng lên ở khắp nơi. Với truyền thống dùng chữ Hán và chữ Nôm để viết các câu đối trong chùa, ngƣời Việt ở Bình Phƣớc vào lúc chƣa có chữ Quốc ngữ cũng đã mang những triết lí tôn giáo, triết lí sống cùng những tâm tƣ của những ngƣời di cƣ gói ghém lại và thể hiện ra bằng những liễn đối Hán – Nôm trên cột, trên cổng, trên bức liễn thờ… của các cơ sở tôn giáo - tín ngƣỡng ở đây. Tuy nhiên, do Nam Bộ là nơi sử dụng chữ Quốc ngữ sớm và triệt để hơn so với Bắc và Trung Bộ, nên ở một số cơ sở tôn giáo – tín ngƣỡng (chủ yếu là chùa) vào ngay từ những năm đầu thế kỉ XX, các câu đối, hoành phi, hoành biển đều chỉ đƣợc viết bằng chữ Quốc ngữ (ví dụ nhƣ chùa cổ Đức Minh ở huyện Hớn Quản, chùa cổ Hƣng Long ở huyện Chơn Thành…) hoặc một phần câu đối (và cả hoành phi, hoành biển, liễn đối, bài vị…) đƣợc viết bằng chữ Quốc ngữ xen kẽ chữ Hán/ Nôm (ví dụ, chùa Thanh Long ở huyện Đồng Phú chỉ có hai câu đối chữ Hán ở cổng ngoài, bên trong chùa chỉ có chữ Quốc ngữ; chùa Thanh Cảnh ở huyện Hớn Quản có ba cặp câu đối chữ Hán trong chùa, kết hợp một cặp câu đối bằng chữ Quốc ngữ ở cổng ngoài…). Thậm chí, trong thời gian gần đây, có rất nhiều nơi có xu hƣớng viết hoàn toàn bằng chữ Quốc ngữ (ví dụ chùa Thanh An ở huyện Hớn Quản; chùa Tịnh Quang ở huyện 14 Chơn Thành, chùa Tân Minh ở Bình Long; chùa Thanh Tiến ở Đồng Xoài…). Thêm vào đó, trong thời gian gần đây, với xu hƣớng Quốc ngữ hoá văn tự ở các cơ sở tôn giáo – tín ngƣỡng của của ngƣời Việt, khi tiến hành trùng tu các cơ sở tôn giáo – tín ngƣỡng, di văn Hán Nôm ở đây ít nhiều đã bị thay bằng chữ Quốc ngữ theo dạng phiên âm Hán Việt đối với chữ Hán hoặc phiên âm tiếng Việt đối với chữ Nôm. Ví dụ nhƣ ở chùa Lôi Âm ở xã Lộc Thái huyện Lộc Ninh, trong quá trình trùng tu, toàn bộ các liễn đối, hoành phi, hoành biển chứa di văn Hán Nôm của chùa đều đã bị tháo dỡ xuống và thay bằng chữ Quốc ngữ. Những điều này đã khiến cho số lƣợng đơn vị di văn Hán Nôm ở các cơ sở tôn giáo – tín ngƣỡng ở Bình Phƣớc đã bị hạ xuống khá thấp trong so sánh với số lƣợng đơn vị chữ Quốc ngữ. Mặc dù vậy, dù là chữ Quốc ngữ hay chữ Hán – Nôm thì giữa văn tự và văn hoá luôn luôn có mối quan hệ mật thiết nhau, chữ viết phần nào sẽ cung cấp những thông tin văn hoá tại nơi mà nó tồn tại. Theo quan niệm của ngƣời Nhật Bản, ngôn ngữ cũng có linh hồn, ngƣời ta gọi là kotodama; còn theo ngƣời Trung Quốc, chữ viết cũng thể hiện cái hồn của ngƣời viết, do vậy, chữ có thể dùng để làm chất liệu để vẽ tranh (tranh chữ), đó là cơ sở để hình thành nên nghệ thuật thƣ pháp. Chính vì vậy, tại các cơ sở tôn giáo – tín ngƣỡng (tức những nơi đƣợc xem là vô cùng linh thiêng), chữ viết đƣợc chạm khắc trang trọng trên những cột, xà, bao lam… càng trở lên quý giá. Trong khi đó, theo quan niệm thẩm mĩ từ xƣa đến nay của nhiều ngƣời, dạng chữ tƣợng hình “nhƣ rồng bay phƣợng múa” vẫn mang tính trang trọng và hoa lệ hơn so với dạng chữ Latin; khi những chữ ấy đƣợc xuất hiện trang trọng trong các ngôi đình chùa đền miếu, thì lại càng thiêng liêng hơn bội phần, và việc bỏ hẳn chữ Hán - Nôm trong các cơ sở tôn giáo – tín ngƣỡng có lẽ sẽ là điều bất khả (xin xem thêm [Trinh Nguyễn 2017]). Do vậy, di văn Hán Nôm ở các cơ sở tôn giáo – ngƣỡng trên địa bàn tỉnh Bình Phƣớc cho đến thời điểm hiện nay vẫn góp phần thể hiện hơi thở cuộc sống của cƣ dân Bình Phƣớc, đặc biệt là những niềm tin trong đời sống tinh thần. 15 CHƢƠNG 2: DI VĂN HÁN NÔM TẠI CÁC CHÙA TRÊN ĐỊA BẢN TỈNH BÌNH PHƢỚC 1. CHÙA QUANG MINH 1. Vị trí địa lí và lịch sử hình thành Chùa Quang Minh (光明寺) là chùa có nhiều di văn chữ Hán nhất ở thị xã Đồng Xoài. Chùa theo hệ phái Bắc tông, mặt hƣớng về phía Nam, hiện toạ lạc tại số 322 quốc lộ 14, phƣờng Tân Đồng, thị xã Đồng Xoài, tỉnh Bình Phƣớc. Theo ghi chép của một vài tài liệu trên mạng, chùa Quang Minh trƣớc vốn là một chùa nhỏ, đƣợc xây dựng vào năm 1952, đến năm 1990 mới đƣợc trùng tu lại. Tuy nhiên, theo lời truyền khẩu của các ni sƣ trong chùa, chùa Quang Minh đƣợc xây dựng lần đầu vào khoảng 1950 trên khu đất cao với diện tích khoảng hai hecta và đƣợc trùng tu lại vào khoảng năm 2004. Về năm trùng tu chùa, chúng tôi cho rằng lời truyền khẩu của các ni sƣ trong chùa là chính xác, vì trên bức hoành phi trƣớc gian thờ của tầng lầu có dòng lạc khoản ghi năm phụng cúng là vào năm 2550 Phật lịch (tức năm 2006 Tây lịch). Hiện tại, chùa Quang Minh là cơ sở tín ngƣỡng nổi tiếng bậc nhất tại thị xã Đồng Xoài. Chùa có khuôn viên thoáng đãng, bài trí đẹp với cổng tam quan hoành tráng và tƣợng phật Quan Âm hiền từ đặt bên phải của chùa. Ngoài ra, chùa còn nổi tiếng với chiếc đại hồng chung nặng 750kg đƣợc đúc vào ngày 14/5/1997. Ở gian chính điện của tầng trệt, không gian thoáng rộng và đƣợc bài trí thoáng đẹp, ba bên gian chính điện còn treo những bức tranh Phật đẹp mắt. Ở tầng trên, không gian cũng lộng lẫy không kém với tƣợng Phật Di đà và các bức hoành phi và câu đối bằng chữ Hán. 2. Sơ đồ kết cấu các hạng mục và sự phân bố các thành tố Hán Nôm Tầng trệt Hậu điện Dãy phòng làm việc (8) (6) (7) Tƣợng Phật A di đà (5) Cây kiểng Tƣợng Quán thế âm Bồ tát Cổng chùa (4) (2) (1) Dãy phòng nghỉ ngơi (3) 16 Tầng lầu (15) (14) Tƣợng Phật (13) (12) Cửa chính (11) (9) (10) 3. Nội dung hoành phi, liễn đối Hán Nôm ở chùa Quang Minh Chùa Quang Minh có tổng cộng 16 câu đối, hoành phi/ hoành biển và lạc khoản, tất thảy đều đƣợc khắc/ viết bằng chữ Hán theo thể chữ Khải, nét chữ rất rõ ràng. Tuy vậy, cũng có một số chữ viết tắt theo dạng nửa phồn nửa giản, số chữ kiểu này chỉ chiếm một hai chữ, do vậy, khi đánh máy lại, chúng tôi sẽ phục hồi lại theo đúng chữ phồn thể chuẩn. Ở cổng tam quan và gian thờ tầng trệt 3.1. Cặp câu đối ở cửa chính cổng tam quan - Nguyên văn: (1) 光 祖 印 建 寶 殺 樹 僧 才 世 世 傳 燈 續 焰 (2) 明 佛 心 捨 金 樓 隨 法 性 生 生 拔 苦 興 慈 - Phiên âm: Quang tổ ấn kiến bảo sát4 thụ tăng tài thế thế truyền đăng tục diệm Minh Phật tâm xả kim lâu tuỳ pháp tính sinh sinh bạt khổ hưng từ - Dịch nghĩa: Sáng soi ấn tổ, xây dựng chùa báu, gieo trồng tài trí cho tăng sƣ, đời đời truyền đèn tiếp lửa, Rạng ngời tâm Phật, từ bỏ lầu vàng, tuân theo bản tính của Pháp, suốt đời nhổ bỏ cái khổ để làm thịnh lòng từ. - Dịch xuôi: Ngời ấn tổ, xây chùa báu, dưỡng tăng tài, đời đời trao đèn thắp lên ngọn lửa 4 Sát là cách nói gọn từ “sát đa la” (刹多羅) trong tiếng Phạn, có nghĩa là chùa miếu tháp Phật. Vì vậy, 古刹 là chùa cổ, 寶刹 là chùa báu. Trong cách phiên âm Hán Việt, chữ này chỉ đƣợc phiên âm thành “sát”. Tuy nhiên, phiên âm Bắc Kinh của chữ này là “shā” lẫn “chà”, nếu đọc là “shā” thì nó có nghĩa là “giết”, nếu đọc là “chà” thì lại có nghĩa là chùa. 17 Rạng tâm Phật, bỏ lầu vàng, theo Pháp tính, kiếp kiếp thoát khổ hưng thịnh lòng từ 3.2. Câu đối ở hai bên cửa phụ cổng tam quan - Nguyên văn: (3) 入 門 宜 捨 庸 常 性 (4) 到 寺 應 生 歡 喜 心 - Phiên âm: Nhập môn nghi xả dung thường tính Đáo tự ưng sinh hoan hỉ tâm Dịch nghĩa: Vào cửa nên rủ bỏ bản tính tầm thƣờng Đến chùa hãy sinh lòng vui vẻ Dịch xuôi: Đến chùa hãy tỏ lòng hoan hỉ Vào cửa nên buông tính tục phàm 3.3. Hoành biển mặt sau cổng tam quan - Nguyên văn: (5) 光 明 寺 - Phiên âm: Quang Minh tự - Dịch nghĩa: Chùa Quang Minh 3.4. Hai bên tượng Phật A di đà ở điện thờ - Nguyên văn: (6) và (7): 南 無 阿 彌 陀 佛 - Phiên âm, dịch nghĩa: Nam mô A di đà Phật 3.5. Bức tranh chữ treo phía bên trái gian điện thờ - Nguyên văn: (8) 橋 曇 聖 種 分班特責尼界中央親贈 - Phiên âm: Kiều đàm thánh chủng 18 Phân ban đặc trách ni giới trung ƣơng thân tặng - Dịch nghĩa: Họ Cù Đàm sừng sững, dòng giống của thánh nhân Phân ban đặc trách ni giới trung ƣơng thân tặng Ở tầng lầu 3.6. Hoành biển trên cửa chính lối vào gian điện thờ - Nguyên văn: (9) 光 明 寺 - Phiên âm: Quang Minh tự - Dịch nghĩa: Chùa Quang Minh 3.7. Dòng lạc khoản bên phải bức hoành biển - Nguyên văn: (10) 佛 紀 二 五 五 十 年 - Phiên âm: Phật kỉ nhị ngũ ngũ thập niên5 - Dịch nghĩa: Phật lịch năm 2550 3.8. Dòng lạc khoản bên trái hoành biển - Nguyên văn: (11) 攀 文 光 奉 供 - Phiên âm: Phàn Văn Quang phụng cúng - Dịch nghĩa: Phàn Văn Quang thờ cúng 3.9. Bức chạm hoa văn phía trên của gian điện thờ - Nguyên văn: (12) 萬 德 慈 尊 - Phiên âm: Vạn đức từ tôn - Dịch nghĩa: Tôn sƣ từ bi toàn đức 3.10. Bức hoành biển dưới bức chạm hoa văn6 - Nguyên văn: (13) 大 雄 寶 殿 5 Trong nguyên văn, chữ này bị mất. Tuy nhiên, theo logic ngữ nghĩa, chúng tôi phỏng đoán chữ đã mất này chính là “niên” (năm). 6 Dƣới bức hoành phi này còn có dòng lạc khoản, nhƣng vì bức hoành phi này đặt ở trên cao, trong khi dòng lạc khoản lại nhỏ nên chúng tôi không thể đọc đƣợc chữ. 19
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất