Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Điều tra, khảo sát, tìm hiểu di văn hán nôm trong các đình, chùa, miếu ở thành p...

Tài liệu Điều tra, khảo sát, tìm hiểu di văn hán nôm trong các đình, chùa, miếu ở thành phố biên hòa, tỉnh đồng nai

.PDF
403
1
101

Mô tả:

Mục lục Trang PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 5 1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................................ 5 2. Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................................. 6 3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu ................................................................................. 7 3.1. Đối tƣợng nghiên cứu . ........................................................................................... 7 3.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................... 7 4. Cách tiếp cận, phƣơng pháp nghiên cứu .................................................................. 7 4.1. Cách tiếp cận .......................................................................................................... 7 4.2. Phƣơng pháp nghiên cứu ........................................................................................ 7 5. Lịch sử vấn đề .......................................................................................................... 8 6. Sản phẩm và khả năng ứng dụng ............................................................................... 9 7. Bố cục và nội dung của đề tài .................................................................................. 10 PHẦN NỘI DUNG ...................................................................................................... 11 Chƣơng 1: Cơ sở lí luận và thực tiển ........................................................................... 11 1.1. Tổng quan về đất và ngƣời Đồng Nai .................................................................. 11 1.1.1. Vùng đất............................................................................................................. 11 1.1.2. Con ngƣời ......................................................................................................... 16 1.1.3. Sinh hoạt văn hóa cộng đồng ............................................................................ 24 1.2. Thực trạng và tình hình nghiên cứu di văn Hán Nôm trong các đình, chùa, miếu ở Biên Hòa-Đồng Nai ................................................................................................. 29 1.2.1. Thực trạng di văn Hán Nôm ở đình, chùa, miếu Biên Hòa-Đồng Nai .............. 29 1.2..2. Tình hình nghiên cứu ....................................................................................... 33 1.1..3. Tiểu kết ............................................................................................................ 36 Chƣơng 2: Lịch sử và di văn Hán Nôm trong các đình ở thành phố Biên Hòa-Đồng Nai ................................................................................................................................ 37 2.1. Đình Mỹ Khánh (Nguyễn Tri Phƣơng), phƣờng Bửu Hòa .................................. 37 2.1.1. Lịch sử hình thành ............................................................................................. 37 1 2.1.2. Nội dung di văn Hán Nôm ................................................................................. 38 2.2. Đình Bình Trƣớc, phƣờng Thống Nhất ................................................................ 50 2.2.1. Lịch sử hình thành ............................................................................................. 50 2.2.2. Nội dung di văn Hán Nôm ................................................................................. 53 2.3. Đình Tân Lân, phƣờng Hòa Bình ......................................................................... 70 2.3.1. Lịch sử hình thành ............................................................................................. 70 2.3.2. Nội dung di văn Hán Nôm ................................................................................. 72 2.4. Đình Bình Thiền, phƣờng Quang Vinh ................................................................ 97 2.4.1. Lịch sử hình thành ............................................................................................. 97 2.4.2. Nội dung di văn Hán Nôm ............................................................................... 100 2.5. Đình Bình Kính (Đền thờ Nguyễn Hữu Cảnh), xã Hiệp Hòa ............................ 117 2.5.1. Lịch sử hình thành ........................................................................................... 117 2.5.2. Nội dung di văn Hán Nôm ............................................................................... 119 2.6. Đình Tân Giám, xã Hiệp Hòa ............................................................................. 130 2.6.1. Lịch sử hình thành ........................................................................................... 130 2.6.2. Nội dung di văn Hán Nôm ............................................................................... 133 2.7. Đình Thành Hƣng, xã Hiệp Hòa ......................................................................... 152 2.7.1. Lịch sử hình thành ........................................................................................... 152 2.7.2. Nội dung di văn Hán Nôm ............................................................................... 154 2.8. Đình An Hòa, xã An Hòa .................................................................................. 163 2.8.1. Lịch sử hình thành ........................................................................................... 163 2.8.2. Nội dung di văn Hán Nôm ............................................................................... 165 2.9. Đình Tân Phong, phƣờng Tân Phong ................................................................. 177 2.9.1. Lịch sử hình thành ........................................................................................... 177 2.9.2. Nội dung di văn Hán Nôm ............................................................................... 179 2.10. Đình An Hảo, phƣờng An Bình ........................................................................ 190 2.10.1. Lịch sử hình thành ......................................................................................... 190 2.10.2. Nội dung di văn Hán Nôm ............................................................................. 192 2.11. Đình Phƣớc Lƣ, phƣờng Quyết Thắng ............................................................. 198 2 2.11.1. Lịch sử hình thành ......................................................................................... 198 2.11.2. Nội dung di văn Hán Nôm............................................................................. 199 2.12. Đình Đoàn Văn Cự, phƣờng Tam Hiệp ........................................................... 209 2.12.1. Lịch sử hình thành ......................................................................................... 209 2.12.2. Nội dung di văn Hán Nôm ............................................................................. 211 2.13. Tiểu kết ............................................................................................................. 219 Chƣơng 3: Lịch sử và di văn Hán Nôm trong các chùa ở Thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai .................................................................................................................... 221 3. Chùa Đại Giác, xã Hiệp Hòa ................................................................................. 221 3.1.1. Lịch sử hình thành ........................................................................................... 221 3.1.2. Nội dung di văn Hán Nôm ............................................................................... 222 3. 2. Chùa Ông, xã Hiệp Hòa ..................................................................................... 230 3.2.1. Lịch sử hình thành ........................................................................................... 230 3.2.2. Nội dung di văn Hán Nôm ............................................................................... 232 3.3. Chùa Bửu Phong, phƣờng Bửu Long ................................................................. 254 3.3.1. Lịch sử hình thành ........................................................................................... 254 3.3.2. Nội dung di văn Hán Nôm ............................................................................... 256 3.4. Chùa Thanh Lƣơng, phƣờng Bửu Hòa ............................................................... 262 3.4.1. Lịch sử hình thành ........................................................................................... 262 3.4.2. Nội dung di văn Hán Nôm ............................................................................... 264 3.5. Chùa Long Thiền, phƣờng Bửu Hòa ................................................................. 297 3.5.1. Lịch sử hình thành ........................................................................................... 297 3.5.2. Nội dung di văn Hán Nôm ............................................................................... 281 3.6. Chùa Hạnh Sơn, xã Tân Thạnh........................................................................... 309 3.6.1. Lịch sử hình thành ........................................................................................... 309 3.6.2. Nội dung di văn Hán Nôm ............................................................................... 310 3.7. Tiểu kết ............................................................................................................... 313 Chƣơng 4: Lịch sử và di văn Hán Nôm trong các miếu ở thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai .................................................................................................................... 314 3 4. 1. Miếu Bà Ngũ hành, phƣờn Quang Vinh ............................................................ 314 4.1.1. Lịch sử hình thành ........................................................................................... 314 4.1.2. Nội dung di văn Hán Nôm ............................................................................... 315 4. 2. Miếu Thiên hậu, phƣờng Bửu Long .................................................................. 319 4.2.1. Lịch sử hình thành ........................................................................................... 319 4.2.2. Nội dung di văn Hán Nôm ............................................................................... 322 4. 3. Miếu Đắc Phƣớc, phƣờng Tân Vạn ................................................................... 335 4.3.1. Lịch sử hình thành ........................................................................................... 335 4.3.2. Nội dung di văn Hán Nôm ............................................................................... 336 4.4. Miếu Ngũ hành, xã An Hòa ................................................................................ 339 4.4.1. Lịch sử hình thành ........................................................................................... 339 4.4.2. Nội dung di văn Hán Nôm ............................................................................... 342 4.5. Miếu Thổ thần (miếu Thành Hoàng) .................................................................. 344 4.5.1. Lịch sử hình thành ........................................................................................... 344 4.5.2. Nội dung di văn Hán Nôm ............................................................................... 345 4.6. Miếu Thiên Hậu (chùa Thiên Hậu) .................................................................... 349 4.6.1. Lịch sử hình thành ........................................................................................... 349 4.6.2. Nội dung di văn Hán Nôm ............................................................................... 351 4.7. Tiểu kết ............................................................................................................... 353 Chƣơng 5: Giá trị lịch sử, văn hóa qua di văn Hán Nôm trong các đình, chùa, miếu ở Biên Hòa-Đồng Nai ................................................................................................... 354 5.1. Giá trị lịch sử ..................................................................................................... 355 5.2. Giá trị văn hóa ................................................................................................... 372 5.3. Tiểu kết .............................................................................................................. 394 PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP ................................................. 395 1. Kết luận ................................................................................................................. 395 2. Kiến nghị ............................................................................................................... 398 3. Giải pháp ................................................................................................................ 400 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 402 4 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Ở Biên Hòa – Đồng Nai có nhiều cơ sở tín ngƣỡng đình, chùa, đền, miếu lƣu giữ văn tự Hán Nôm thể hiện nơi sinh hoạt văn hóa cộng đồng, văn hóa tinh thân của ngƣời Việt, ngƣời Hoa. Văn tự Hán Nôm là văn tự đƣợc nhà nƣớc phong kiến Việt Nam sử dụng là hệ thống văn tự chính thống đến hơn mƣời thế kỉ, là một loại hình văn tự có thể nói đƣợc xem là văn hóa chữ viết đầu tiên của ngƣời Việt Nam, lƣu giữ nhiều giá trị đời sống xã hội của ngƣời Viêt. Nhƣng nó cũng là loại văn tự mà ngày nay đã không đƣợc sử dụng là hệ thống văn tự chính thống của Việt Nam mà nó chủ yếu đƣợc tồn sinh nơi đình chùa hay đƣợc lƣu giữ ở các thƣ tịch cổ xƣa, thế hệ hôm nay ít ngƣời biết đến loại hình văn tự này. Vì vậy khi tiếp xúc với loại hình văn ngôn này ít có ai đọc hiểu đƣợc, số ngƣời đọc và hiểu đƣợc những tinh hoa văn hóa mà cha ông để lại đếm trên đầu ngón tay. Từ đó dẫn đến tình trạng mập mờ, hiểu sai, phản ánh sai và đi đến làm sai. Một mặt làm cho đạo đức truyền thống xã hội Việt Nam ngày càng xuống cấp, mặt khác không phát huy hết đƣợc những giá trị truyền thống cha ông để lại qua văn bản Hán Nôm. Đó chính là tính cấp thiết để triển khai thực hiện đề tài. Trong quá trình thiết trí, hay trùng tu tôn tạo hoành phi, câu đối Hán Nôm ở các đình, chùa, miếu trên địa bàn thành phố Biên Hòa cũng không thể tránh khỏi có những sai sót về tự dạng dẫn đến hiểu lệch về nội dung. Do quá trình đô thị hóa diễn ra với tốc độ cao của đời sống hiện đại, các loại hình văn tự Hán Nôm đƣợc chạm khắc, cẩn ốc lên gỗ hay lên vải lụa bị bỏ ngõ, tháo gỡ, thu xếp nhƣờng không gian cho các sinh hoạt với mục đích kinh doanh, buôn bán, hay thuê mƣợn mặt bằng… làm ảnh hƣởng lớn đến sự tồn sinh của loại hình văn tự này. Cộng với việc ngƣời biết về tự dạng Hán Nôm ngày càng ít đi, nếu không kịp thời điều tra, khảo sát, tìm hiểu để minh định và phục dựng lại nguyên trạng, hay đa dạng các loại hình lƣu trữ công nghệ hỗ trợ và in ấn, phát hành các ấn phẩm để lƣu truyền, phát huy giá trị vốn có thì không gian tồn tại của nó sẽ mất đi trong một sớm một chiều. 5 Với những lí do, tính cấp thiết nêu trên, chúng tôi quyết định thực hiện đề tài: Điều tra, khảo sát, tìm hiểu di văn Hán Nôm trong 24 đình, chùa, miếu ở Thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. Hy vọng khi thực hiện thành công, đề tài bổ sung thêm nguồn tƣ liệu quý giá giúp các nhà quản lý văn hóa Thành phố Biên Hòa hoạch định chính sách quản lý văn hóa một cách hài hòa trong quá trình đô thị hóa của thành phố, phát huy đƣợc các giá trị vốn có của nó đối với thế hệ hôm nay và mai sau. Đóng góp thiệt thực trong việc thực hiện chƣơng trình Khảo cứu di văn Hán Nôm ở Đông Nam bộ nhằm phục dựng lại đời sống xã hội mà di văn Hán Nôm ở đình, chùa, miếu thuộc Biên Hòa- Đồng Nai mang lại. 2. Mục tiêu nghiên cứu: - Hình thành cho đƣợc bộ tổng tập tài liệu và nội dung di văn Hán Nôm của toàn bộ 24 đình, chùa, miếu của thành phố Biên Hòa, phục vụ công tác nghiên cứu về lịch sử, văn hóa, tiến trình khai mở làng xã ở Biên Hòa xƣa góp phần minh định chính xác hơn về lịch sử hình thành và phát triển đất và ngƣời Nam bộ nói chung. - Xác lập và lƣu truyền những giá trị văn hóa tinh thần, giá trị đạo đức truyền thống của con ngƣời Việt Nam vùng Biên Hòa- Đồng Nai nói riêng và Đông Nam bộ nói chung nhằm giáo dục truyền thống những giá trị đó trong đời sống hiện đại hôm nay và mai sau. - Tìm hiểu về nhận thức, tƣ tƣởng của ngƣời Biên Hòa qua các thời kỳ lịch sử thông qua khảo sát nội dung ý nghĩa của di văn Hán Nôm ở 24 đình, chùa, miếu. Từ đó, khắc họa đƣợc nội dung, đặc điểm của quan niệm về đạo lý nhân sinh, về ý thức cộng đồng, về tƣ tƣởng triết học Nho, Phật, Lão của ngƣời Biên Hòa xƣa. Góp thêm cơ sở nhận thức và khoa học, để tham khảo trong việc định hình chính sách cụ thể của Thành phố trong phát triển kinh tế, xã hội, nhất là định hƣớng phát triển về văn hóa và tín ngƣỡng ở địa phƣơng và khu vực Đông Nam bộ. Ngoài ý nghĩa về mặt khoa học đƣợc nêu trên, nghiên cứu đề tài còn là một bƣớc tiến để triển khai đề tài: Điều tra, khảo sát, tìm hiểu di văn Hán Nôm trong các đình, chùa, miếu ở tỉnh Đồng Nai cũng nhƣ trong chƣơng trình “Khảo cứu di văn 6 Hán Nôm ở vùng Đông Nam bộ” của trƣờng Đại học Thủ Dầu Một trong chủ trƣơng khuyến khích những công trình khoa học có ý nghĩa thiết yếu đáp ứng sứ mạng, mục tiêu của nhà trƣờng đồng thời đáp ứng nhu cầu của cộng đồng, gắn việc đào tạo của Trƣờng Đại học Thủ Dầu Một với việc phát triển kinh tế, xã hội ở miền Đông Nam bộ. Đề tài cũng sẽ tạo sự kết nối giữa những nhà nghiên cứu trong lĩnh vực khoa học xã hội nhƣ văn học, lịch sử, văn hóa, địa lí … 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tƣợng nghiên cứu Điều tra, khảo sát, tìm hiểu toàn bộ di văn Hán Nôm trong 24 đình, chùa, miếu ở thành phố Biên Hòa- Đồng Nai. Các vấn đề đƣợc tiến hành nghiên cứu: khảo sát, ghi chép lịch sử, vẽ sơ đồ phân bố các thành tố Hán Nôm, gõ vi tính, phiên âm, dịch nghĩa và chú giải một số trƣờng hợp đặc biệt. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Toàn bộ di văn Hán Nôm có trong 24 đình, chùa, miếu thuộc thành phố Biên Hòa –Đồng Nai nhƣ hoành phi, câu đối, chữ thờ, văn bia, sắc phong … Cụ thể các di văn ở: Đình Tân Lân, đình Bình Thiền, đình Bình Trƣớc, đình Mỹ Khánh, đình Nguyễn Hữu Cảnh, đình Thành Hƣng, đình Tân Giám, đình An Hòa, đình Tân Phong, đình An Hảo, đình Phƣớc Lƣ, đình Đoàn Văn Cự, chùa Thanh Lƣơng, chùa Đại Giác, chùa Ông, chùa Bửu Phong, chùa Thanh Lƣơng, chùa Long Thiền, chùa Hạnh Sơn; miếu Đắc Phƣớc, miếu Bà Ngũ Hành, miếu Bà Thiên Hậu, miếu Ngũ Hành (xã An Hòa), miếu Thổ Thần, miếu Thiên Hậu (phƣờng Hòa Bình). 4. Cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu 4.1. Cách tiếp cận: Để thực hiện đề tài, nhóm nghiên cứu chủ yếu sử dụng phƣơng pháp Văn bản học Hán Nôm, phƣơng pháp duy vật lịch sử để khảo sát, so sánh, minh định, phân loại, đánh giá, phân tích và tổng hợp 4.2. Phƣơng pháp nghiên cứu 7 Để thực hiện nội dung, nhóm nghiên cứu áp dụng 3 phƣơng pháp nghiên cứu sau: Phƣơng pháp thống kê, phân loại để thống kê, phân loại các đình, chùa, miếu, Phƣơng pháp văn bản học Hán Nôm để khảo sát, tìm hiểu các loại hình văn bản nhƣ hoành phi, câu đối, sắc phong, văn bia, chữ thờ, bảng hiệu … thuộc các vấn đề bên trong, bên ngoài của văn bản. Phƣơng pháp điền dã: tiến hành các cuộc phỏng vấn sâu với các vị trong Ban quý tế đình, Ban quản lí hay chức sắc trụ trì … Phƣơng pháp phân tích để phân tích, tìm hiểu, đánh giá nội dung … 5. Lịch sử vấn đề Đã có một số công trình nghiên cứu về di văn Hán Nôm trong các đình, chùa, miếu và đã đƣợc xuất bản công bố, song những công chình này, chủ yếu nghiên cứu về câu đối mà không có các thể loại khác nhƣ, sắc phong, văn cúng,… hoành phi. Những công trình này, đƣợc tập hợp từ nhiều nguồn để hình thành nên. Công trình đƣợc cho là toàn diện nhất tìm hiểu về di văn Hán Nôm trong các đình, chùa, miếu là công: “Tìm hiểu liễn đối Hán Nôm trong đình, chùa, miếu tỉnh Bình Dương” của Hội Khoa học Lịch sử tỉnh Bình Dƣơng xuất bản, công bố tháng 3 năm 2017. Công trình đã làm đƣợc một khối lƣợng công việc đồ sộ là ghi chép, phiên âm, dịch nghĩa, chú giải đƣợc hết các hoành phi, liễn đối ở 99 cơ sở thờ tự trong toàn tỉnh Bình Dƣơng; đƣa ra đƣợc những nhận định, đánh giá bƣớc đầu về văn hóa Hán Nôm Bình Dƣơng. Riêng ở Biên Hòa- Đồng Nai cũng đã có một số công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài, cụ thể: Năm 2002, Ban Trị sự Tỉnh hội Phật giáo Đồng Nai xuất bản cuốn“Những ngôi chùa Đồng Nai”, chủ yếu giới thiệu về quá trình hình thành và phát triển của các ngôi chùa; giới thiệu về các đời trụ trì và sinh hoạt văn hóa tâm linh ở chùa. Vấn đề tìm hiểu về di văn Hán Nôm ở chùa thì hoàn toàn chƣa đƣợc đề cấp tới trong tài liệu. Năm 2013, Bảo tàng Đồng Nai xuất bản cuốn“Nghi và văn cúng chữ Hán ở thành phố Biên Hòa”, đây thực sự là cuốn tài liệu hết sức quý giá tìm hiểu về di văn Hán Nôm ở đình để bảo tồn và phát huy giá trị về nghi lễ cúng đình và miếu ở Biên Hòa 8 Đồng Nai. Tuy nhiên, tài liệu này chỉ mới dừng lại ở việc tìm hiểu di văn Hán Nôm ở thể loại nghi và văn cúng mà không phải toàn bộ mọi thể loại di văn Hán Nôm ở đình, chùa, miếu,…thành phố Biên Hòa- Đồng Nai. Tập tƣ liệu sơ thảo “Di sản chữ Hán trong các đình, chùa, miếu mạo, từ đường ở Biên Hòa, Đồng Nai” đƣợc tác giả Huỳnh Minh Đức thực hiện năm 1996, đây cũng là tập tƣ liệu hết sức giá trị cho công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa Hán Nôm ở Biên Hòa-Đồng Nai. Song tập tƣ liệu này chỉ dừng lại ở sơ thảo, bƣớc đầu nghiên cứu di sản Hán Nôm ở một số đình, chùa, miếu. Một số ở đây không hẳn đã trùng khít với 24 đình, chùa, miếu mà đề tài tiến hành tìm hiểu. Hơn nữa tài liệu chỉ mới điều tra khảo sát, phiên âm, dịch nghĩa, có chú giải nhƣng còn sơ lƣợc, chƣa rút ra các giá trị. Một đặc điểm nữa là tƣ liệu chƣa đƣợc in ấn, phát hành công bố mà chỉ tồn tại nhƣ những tài liệu chuyên môn của đơn vị, địa phƣơng. Nhóm nghiên cứu cũng chƣa có cơ may để đƣợc tiếp xúc tập tài liệu này. Các nghiên cứu của Huỳnh Văn Tới, Phan Đình Dũng, Lƣơng Thuý Nga, Nguyễn Tuyết Hồng, Hƣơng Xuân cũng đã có những bài viết về đình, chùa, miếu. Nhƣng những nghiên cứu này quan tâm về lịch sử, văn hóa nghệ thuật của một số đình, chùa. Khía cạnh về Hán Nôm hầu nhƣ chƣa đƣợc đề cập đến nhiều, có chăng đề cập đến sắc phong của một vài ngôi đình, song cũng không tiến hành đánh máy phần chữ Hán mà chỉ phiên âm Hán Việt rồi dịch nghĩa. Qua đó cho thấy chủ đề nghiên cứu về đình, chùa, miếu và di văn Hán Nôm ở Biên Hòa - Đồng Nai khá phong phú đa dạng. Tuy nhiên vẫn còn khá khiêm tốn so với trữ lƣợng mà di văn Hán Nôm tồn tại ở đình, chùa, miếu, nhà cổ, đền... vẫn còn có những khía cạnh cần đƣợc khai thác tìm hiểu nhằm để phát huy các giá trị di sản Hán Nôm vốn có. 6. Sản phẩm và khả năng ứng dụng - Đóng góp vào việc tìm hiểu về vùng đất và con ngƣời Biên Hòa - Đồng Nai nói riêng và cả tỉnh Đồng Nai nói chung. - Góp phần tìm hiểu về thực trạng và di văn Hán Nôm ở Biên Hòa - Đồng Nai nói riêng và cả tỉnh Đồng Nai nói chung. 9 - Đóp góp vào việc tìm hiểu về lịch sử và di văn Hán Nôm ở 24 cơ sở tính ngƣỡng nhƣ đình, chùa, miếu trên địa bàn Thành phố Biên Hòa- Đồng Nai. Trong đó có 12 ngôi đình, 6 ngôi chùa và 6 ngôi miếu. - Góp phần tìm hiểu về vùng đất và con ngƣời Biên Hòa - Đồng Nai qua tƣ liệu Hán Nôm ở 24 cơ sở tín ngƣỡng đình, chùa, miếu. - Đóng góp cho thực tiễn nghiên cứu và giảng dạy, học tập về học phần Hán Nôm, thơ Đƣờng trong NTPT, Văn học trung đại, Văn học Trung Quốc - Góp phần thực hiện thành công chƣơng trình “Khảo cứu di văn Hán Nôm vùng Đông Nam bộ” 7. Bố cục và nội dung của đề tài Đề tài nghiên cứu gồm ba phần: mở đầu, nội dung và kết luận. Phần nội dung chính gồm năm chƣơng: - Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiển - Chương 2: Lịch sử và di văn Hán Nôm trong các đình ở thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai - Chương 3: Lịch sử và di văn Hán Nôm trong các chùa ở thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai - Chương 4: Lịch sử và di văn Hán Nôm trong các miếu ở thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai - Chương 5: Giá trị lịch sử, văn hóa qua di văn Hán Nôm trong các đình, chùa, miếu ở thành phố Biên Hòa tỉnh Đồng Nai. 10 PHẦN NỘI DUNG Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1. TỔNG QUAN VỀ ĐẤT VÀ NGƢỜI ĐỒNG NAI 1.1.1. Vùng đất Khi nhắc đến Đồng Nai, ngƣời ta thƣờng đặt câu hỏi địa danh “Đồng Nai” có từ bao giờ ? Khảo cổ học Đồng Nai đoán định lƣu vực sông Đồng Nai đã có con ngƣời cƣ trú từ thời sơ kì đá cũ cách nay khoảng 700 ngàn đến 300 ngàn năm, song chƣa có tƣ liệu nào ghi vùng đất này thuở đó gọi là gì . Ngƣời Chơro – một trong những cƣ dân bản địa từ xa xƣa từng gọi địa điểm Biên Hòa ngày nay với cái tên là Bù Blih, song ngƣời ta cũng không biết địa danh này có từ bao giờ mà chỉ cho rằng nó có từ khi Biên Hòa chỉ một làng nhỏ nhƣ bất kì xóm làng nào của đồng bào các dân tộc ít ngƣời. Trong Phủ biên tạp lục của Lê Quý Đôn (1776), ghi “ Đất Đồng Nai từ các cửa biển cần Giờ, soi Rạp, cửa Đại, cửa Tiểu toàn là rừng rậm hàng mấy ngàn dặm…đất ấy nhiều ngòi rạch, đường nước như mắc cửi, không tiện đi bộ. Người buôn có thuyền lớn thì tất đèo thêm xuồng nhỏ để thông đi các kênh. Từ cửa biển đến đầu nguồn đi sáu, bảy ngày hết thảy là đồng ruộng, nhìn bát ngát, nhìn phẳng như thế đấy, rất hợp trồng lúa nếp, lúa tẻ, gạo đều trắng dẻo”. Trong Gia Định thành thông chí (1820), Trịnh Hoài Đức ghi: “Bà Rịa ở đầu trấn Biên Hòa là đất có danh tiếng, nên các phủ phía Bắc có câu ngạn rằng: cơm Nai Rịa, cá Rí Rang, ấy là xứ Đồng Nai và Bà Rịa đứng đầu mà bao gồm cả Bến Nghé, Sài Gòn, Mỹ Tho, Long Hồ vậy”. Ở Đại Nam nhất thống chí của quốc sử quán triều Nguyễn; Mục thị điểm (chợ quán viết: “Chợ Lộc Dã ở phía nam hạ lưu Phước Long (sông Đồng Nai, Nv cú) huyện Phước Chánh, nguyên xưa là cánh đồng hươu nai ở, nên đặt tên ấy, hoặc gọi Lộc động, tục danh chợ Đồng Nai cũng là chỗ này. Xét sáu tỉnh Gia Định mà thông xưng là Đồng Nai, vì khi đầu khai thác từ chỗ Đồng Nai trước hết, nên cứ  . Lâm Hiếu Trung (Chủ biên) (1998), Biên Hòa -Đồng Nai 300 năm hình thành và phát triển, Nxb Đồng Nai 11 chỗ gốc cũng gồm đủ chỗ ngọn”. Trong dịp kỉ niệm Biên Hòa- Đồng Nai 300 năm hình thành và phát triển, địa danh Đồng Nai cũng đƣợc đề cập, với nhiều ý kiến thuyết phục bạn đọc, trong đó nổi lên ý kiến của tác gia tham luận “Nguồn gốc, ý nghĩa và phát triển của địa danh Đồng Nai”, Tác giả Lê Trung Hoa cho rằng địa danh Đồng Nai xuất hiện bằng chữ quốc ngữ lần đầu tiên trong một báo cáo của Giáo hội Thiên Chúa về tình hình giáo dân ở Nam bộ năm 1747. Sau đó địa danh Đồng Nai xuất hiện vừa bằng chữ Nôm, vừa bằng chữ quốc ngữ vào năm 1772 trong cuốn từ điển An Nam –La Tinh của Pigneau de Béhaine. Có thể nói rằng: có nhiều ý kiến nói về địa danh Đồng Nai, song chƣa có ý kiến nào khẳng định chính xác về thời gian xuất hiện địa danh Đồng Nai. Chỉ biết rằng địa danh Đồng Nai đã có từ xa xƣa và đã đi vào sử sách, đi vào ca dao cách nay hàng trăm năm: Làm trai cho đáng nên trai Phú Xuân cũng trải, Đồng Nai đã từng. và Nhà Bè nước chảy chia hai, Ai về Gia Định, Đồng Nai thì về. và Đồng Nai gạo trắng như cò Trốn cha, trốn mẹ, xuống đò theo anh. Thật vậy, tên gọi Đồng Nai không biết từ bao giờ đã đi vào lịch sử, ca dao đất Việt mà ngày nay khi nhắc đến Đồng Nai có lẽ ai cũng thuộc những câu ca dao này. Đã có nhiều công trình, nhiều bài viết của nhiều tác giả nổi tiếng trong và ngoài nƣớc nói về địa danh Đồng Nai, vì vậy, ở đề tài nhóm nghiên cứu chỉ mạo muội khái lƣợc sơ bộ nhằm làm để dẫn để tìm hiều các phần tiếp theo của đề tài.  . Lâm Hiếu Trung (Chủ biên) (1998), Biên Hòa -Đồng Nai 300 năm hình thành và phát triển, Nxb Đồng Nai 12 Địa phận Đồng Nai, kể từ khi Nguyễn Hữu Cảnh vào kinh lý vùng đất phƣơng Nam (1698), lịch sử vùng đất Đồng Nai ngày nay đã nhiều lần thay đổi địa giới hành chánh. Theo sách Biên Hòa- Đồng Nai 300 năm hình thành và phát triển, trang 13, khi vào kinh lý đất phƣơng Nam, Nguyễn Hữu Cảnh đặt vùng đất Nam Bộ thành phủ Gia Định gồm hai huyện: là huyện Tân Bình và huyện Phƣớc Long, Đồng Nai thuộc huyện Phƣớc Long. Đến giữa thế kỷ XVIII, đất Gia Định đƣợc chia làm ba dinh: trấn Biên, Phiên Trấn và Long Hồ. Đến 1808, nhà Nguyễn đổi phủ Gia Định thành Gia Định thành, các Dinh đổi thành Trấn và vì vậy dinh Trấn Biên đƣợc đổi thành trấn Biên Hòa. Năm 1832, trấn đƣợc đổi thành tỉnh và vì vậy trấn Biên Hòa đƣợc đổi thành tỉnh Biên Hòa, gồm một phủ Phƣớc Long và bốn huyện. Đến năm 1837, tỉnh Biên Hòa đặt thêm phủ Phƣớc Tuy. Nhƣ vậy đến năm 1837, tỉnh Biên Hòa gồm hai phủ là Phƣớc Long và Phƣớc Tuy cùng các huyện Phƣớc Chánh, Phƣớc An, Bình An, Ngãi An, Long Khánh và Long Thành. Trong thời kì thuộc Pháp rồi đến chống Pháp và chống Mỹ đơn vị hành chánh Đồng Nai đã đƣợc chia tách sáp nhập nhiều lần. Ngay cả khi hòa bình thống nhất đất nƣớc 30/4/1975, đơn vị hành chánh Đồng Nai cũng đƣợc chia tách sáp nhập nhiều lần. Hiện nay, Đồng Nai là một tỉnh thuộc miền Đông Nam Bộ, phía đông giáp tỉnh Bình Thuận, phía đông bắc giáp tỉnh Lâm Đồng, phía tây bắc giáp tỉnh Bình Dƣơng và tỉnh Bình Phƣớc, phía nam giáp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, phía tây giáp Thành phố Hồ Chí Minh. Đồng Nai có diện tích tự nhiên là 5.903.940 km2 ha, chiếm 1, 76% diện tích tự nhiên cả nƣớc và 25, 5% diện tích tự nhiên vùng Đông Nam Bộ. Theo số liệu thống kê năm 2010, toàn tỉnh có trên 2.281.705 ngƣời; mật độ dân số 386.511 ngƣời/km2, đƣợc phân thành 11 đơn vị hành chánh, với 1 Thành phố, 1 Thị xã và 9 Huyện là: Thành phố Biên Hòa, Thị xã Long Khánh, 9 huyện (Long Thành, Nhơn  . Đơn vị hành chánh có tính dân sự khác với tên gọi dinh Trấn Biên là chỗ trại quân gìn giữ bờ cõi 13 Trạch, Trảng Bom, Thống Nhất, Định Quán, Vĩnh Cửu, Tân Phú, Xuân Lộc, Cẩm Mỹ) Đất đai Đồng Nai tƣơng đối bằng phẳng, chuyển từ cao nguyên Nam Trung Bộ đến đồng bằng Nam Bộ với 82% đất có độ dốc dƣới 80; 10% đất có độ dốc 15 0 ; 8% đất có độ dốc trên 150 , bao gồm một số loại đất nhƣ: đất phù sa, đất gley và đất cát có địa hình bằng phẳng, cũng có nhiều nơi trũng ngập nƣớc quanh năm. Đất đen, đất nâu, đất xám hầu hết có độ dốc dƣới 80 ; đất đỏ có độ dốc dƣới 150. Riêng đất tầng mỏng và đất đá bọt có độ dốc cao. Tổng diện tích đất tự nhiên của Đồng Nai là 586.237 ha đƣợc chia thành 10 nhóm chính. Đất xám chiếm 40.05%; đất đen 22,44%; đất đỏ 19,27%; đất gley (9,32%; đất nâu 1,94%, đất tầng mỏng 0,54%, đất cát 0,1%, đất có tầng loang lổ 0,02% còn lại là đất đá bọt. Trong tổng số đất tự nhiên, diện tích đất nông nghiệp chiếm 49,1%, lâm nghiệp 30,4%, đất chuyên dùng 2,1%, đất chƣa sử dụng chiếm 5,4%. Với đặc điểm của từng loại đất nhƣ đất xám, đất đen, đất đỏ, đất đai ở Đồng Nai phù hợp với phát triển sản xuất nông nghiệp cây lúa, rau, màu cây ăn trái, cây công nghiệp lâu năm nhƣ điều, cao su, cà phê…và với loại đất xám, tƣơng đối rắn phù hợp để xây dựng kết cấu hạ tầng ở Đồng Nai. Trong tổng số diện tích lâm nghiệp, ở Đồng Nai có hai loại rừng chủ yếu, là rừng nguyên sinh và rừng trồng, tiêu biểu nhất là rừng Quốc Gia Nam Cát Tiên. Đất đai ở Đồng Nai cũng tàng tích nhiều loại khóang sản nhƣ kim loại quý (vàng), kim loại màu (bôxit), đá quý, nguyên liệu gốm sứ (cao lanh, sét bột màu), vật liệu xây dựng, phụ gia xi măng, than bùn,… là những lợi thế để Đồng Nai khai thác phát triển kinh tế, xã hội địa phƣơng và khu vực. Nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới vùng Nam Bộ, Đồng Nai có đặc điểm chung là nắng nóng và mƣa nhiều, độ ẩm cao. Một năm có hai mùa rõ rệt là mùa mƣa và mùa khô. Mùa khô, nắng nóng kéo dài từ cuối tháng 11 đến tháng 4 năm sau, trong năm, nắng trung bình 2400-2500 giờ, thời gian nắng nhiều nhất là vào các tháng 2, 3, 4. Mùa mƣa, bắt đầu từ tháng 5 đến cuối tháng 10, lƣợng mƣa trung bình khá cao, khoảng 1.700 đến 1.800mm/năm, mƣa nhiều nhất là các tháng 7, 8, 9. Nhiệt độ trung bình ở Đồng Nai dao động từ 20 đến 300c. Tùy mùa, nhiệt độ ở Đồng Nai có 14 sự thay đổi từ 190c (tháng 12) đến 370c (tháng 4, 5) thậm chí lên tới 400c, nhƣng sự thay đổi qua các tháng không lớn, nhất là vào các tháng mùa khô, khi có gió mùa Tây Nam thổi mạnh ở các vùng phía Bắc thì nhiệt độ có lúc giảm xuống dƣới 20 0C. Sƣơng mù vào đêm nhƣng ban ngày nắng khô đến 37, 38 0C. Song, trong những năm gần đây, do sự biến đổi về khí hậu mà lƣợng mƣa của các tháng trong năm có xu hƣớng giảm, ngƣợc lại các tháng nắng nóng, khô hạn trong năm có chiều hƣớng gia tăng hoặc có nhiều khi bất thƣờng, không theo mùa. Tuy nhiên, đây cũng là tình hình chung của cả nƣớc và thế giới. Nói chung, khí hậu ở Đồng Nai tƣơng đối ôn hòa, ít thiên tai, bão lụt. Mạng lƣới sông suối ở Đồng Nai tƣơng đối thuận lợi, với nhiều sông suối chảy qua tiêu biểu nhƣ là sông Đồng Nai, sông La Ngà, sông Ray, sông Xoài, sông Thị Vải và nhiều nhánh sống, hồ chứa, suối rạch nhỏ khác rất thuận lợi cho việc lấy nƣớc phục vụ sản xuất nông, công nghiệp và sinh hoạt của bà con trong tỉnh cũng nhƣ giao thông đƣờng thủy. Song mật độ sông suối ở Đông Nai phân bố không đều, chủ yếu tập trung ở phía bắc và dọc theo sông Đồng Nai về hƣớng tây Nam. Mạng lƣới giao thông đƣờng bộ ở Đồng Nai rất thuận lợi với nhiều tuyến đƣờng huyết mạch Quốc gia chạy qua nhƣ: Quốc lộ 1A, Quốc lộ 20, Quốc lộ 51, tuyến đƣờng sắt Bắc – Nam và gồm nhiều tuyến đƣờng liên tỉnh, các cảng Long Bình Tân, Gò Dầu, Phú Mỹ… lại gần với cảng Sài Gòn, sân bay Tân Sân Nhất rất thuận lợi cho việc đi lại của ngƣời dân và hoạt động giao thƣơng phát triển kinh tế của tỉnh, khu vực phía Nam và cả nƣớc. Hơn nữa vùng đất Đồng Nai có truyền thống lịch sử văn hóa lâu đời, lại có nhiều tuyến điểm du lịch đã và đang đƣợc hình thành nhƣ: tuyến du lịch sông Đồng Nai, -Cù Lao phố-Bửu Long; tuyến du lịch sông Mây –Trị An, tuyến thác Mai-Suối Mơ… Với đặc điểm là địa phƣơng có lịch sử - văn hóa truyền thống lâu đời, địa hình đất đai phù hợp phát triển nông, công nghiệp, lại giàu tài nguyên khoáng sản, đƣợc thiên nhiên ban tặng nhiều thắng cảnh đẹp, thuận lợi giao thông đƣờng thủy, bộ tạo cho Đồng Nai một diện mạo hết sức hấp dẫn hội đủ thiên thời, địa lợi để phát triển kinh tế, xã hội. Và trên thực tế, Đồng Nai đã tận dụng đƣợc những lợi thế này để phát 15 triển về công nghiệp hình thành nên những cụm, khu công nghiệp ở Biên Hòa, Nhơn Trạch, Long Thành và nhiều địa phƣơng khác trong tỉnh. Phát triển nông nghiệp với nhiều loại cây ăn trái, cây hoa màu, cây lúa và cây công nghiệp dài ngày cùng kết hợp chăn nuôi gia súc gia cầm… phát triển kinh tế du lịch, dịch vụ với các tuyến du lịch trong tỉnh ngoài tỉnh và cả nuớc đã đƣợc nối kết, phát triển đem lại hiệu quả cao. Nhìn chung, với lợi thế về địa hình đất đai và với bề dày truyền thống về lịch sử -văn hóa Đồng Nai đã khai thác phát triển kinh tế, xã hội thật đa dạng và phong phú. 1.1.2. Con ngƣời Đồng Nai nói riêng và Đông Nam Bộ nói chung, từ lâu đã có ngƣời cƣ trú. Theo sách Biên Hòa –Đồng Nai 300 năm hình thành và phát triển, trang 50, ở một số địa phƣơng trong tỉnh Đồng Nai nhƣ: Dầu Giây, An Lộc, Hàng Gòn, Cảm Tiểm, Bình Lộc, Núi Đất, Phú Quý… đã phát hiện những công cụ lao động của ngƣời cổ Đồng Nai thuộc sơ kì đá cũ nhƣ rìu tay, mũi nhọn, hòn ném, nạo, mảnh tƣớc… đƣợc làm từ đá Bazan loại chất liệu rất phong phú ở Đồng Nai. Đây là những bằng chứng xác thực đƣợc khảo cổ học Đồng Nai chứng minh và cho rằng ở thời đá cũ đã có con ngƣời sinh sống trên đất Đồng Nai. Đại diện cho ngƣời Đồng Nai cổ đó chính là các dân tộc nhƣ Xtiêng, Mạ, Chơro, Kơho, M,nông. Qua những công cụ tìm thấy, cho biết ngƣời Đồng Nai ở buổi ban đầu chủ yếu sống bằng nghề săn bắt hái lƣợm. Dần dần ngƣời cổ Đồng Nai biết sáng chế cuốc đá, rìu mài nhẵn, dao đá… để phục vụ cho trồng trọt, chăn nuôi (tiền nông nghiệp) thay thế săn bắt và hái lƣợm trƣớc đó cũng là giai đoạn chuyển dần sang thời đá mới, rồi đồ sắt…. Cùng với đó là sự phát triển về dân số của ngƣời Đồng Nai cổ để rồi họ đã dần định cƣ theo làng và bắt đầu có sự phân công lao động. Tuy nhiên, cƣ dân Đồng Nai ở giai đoạn này cũng mới chỉ là các dân tộc đã kể trên mà chƣa có sự di cƣ từ nơi khác tới. Cho đến thế kỷ XVI, dân số nơi đây vẫn còn thƣa thớt, ngoài các dân tộc bản địa nói trên, ở Đồng Nai lúc này còn có sự hiện diện của ngƣời Khmer sinh sống rải rác trong một vài sóc nhỏ, nằm heo hút trên các giống đất cao chƣa có ngƣời cai quản.  . Lâm Hiếu Trung (Chủ biên) Biên Hòa- Đồng Nai 300 năm hình thành và phát triển, Nxb Đồng Nai, 1998 16 Khoảng đến cuối thế kỷ XVI và đầu thế kỷ XVII, ngƣời dân từ các tỉnh miền Bắc, miền Trung, với muôn hoàn cảnh và lý do, họ lần lƣợt kéo nhau về đây làm ăn sinh sống và tạo dựng cuộc sống mới. Những cuộc di dân này diễn ra lẻ tẻ, với những lý do bỏ quê hƣơng đi tìm cuộc sống mới chứ chƣa có sự can thiệp của chính quyền nhà Nguyễn, bởi lẽ lúc này cũng là thời Trịnh - Nguyễn phân tranh. Miền ác địa Thủy Chân Lạp vẫn còn vô chủ, mặc nhiên đƣợc xem nhƣ vùng trái độn giữa hai biên giới Việt và Miên. Vì vậy bất kỳ dân tộc nào có gan dạ, có sức, có lực… ai ai muốn đến chiếm cứ khai phá vùng này lấy đất sinh sống đều đƣợc tự do, không bị cản trở, cấm đoán. Khi chính quyền nhà Nguyễn tạo đƣợc ảnh hƣởng của mình trên vùng đất Đồng Nai –Gia Định và mạnh lên từ cuối thế kỷ XVII, điều đó đã khuyến khích làn sóng di cƣ của ngƣời Việt đến vùng đất mới này ngày một đông. Lịch sử đã ghi chép, khoảng cuối thế kỷ XVI đến đầu thể kỷ XVII cƣ dân ngƣời Việt từ vùng Ngũ Quảng đã lũ lƣợt kéo nhau tới vùng đất phía Nam để sinh cơ lập nghiệp, tạo dựng cuộc sống mới với muôn hoàn cảnh và lý do khác nhau. Điểm dừng chân đầu tiên của ngƣời Việt là vùng Mô Xoài (còn gọi là Mỗi Xuy tức Bà Rịa) địa đầu của vùng đất mới nằm trên trục giao thông đƣờng bộ từ Bình Thuận vào Nam, lại nằm trên đƣờng biển có vịnh biển Ô Trạm rất thuận lợi cho tàu thuyền cập bến. Đây là một vùng rộng lớn từ Long Hƣơng, Phƣớc Lễ đến đất đỏ ngày nay. Theo Trịnh Hoài Đức “Gia Định thành thông chí” thì lƣu dân Việt Nam đã vào Mô Xoài từ các đời chúa Nguyễn Hoàng (1558-1613), chúa Nguyễn Phúc Nguyên (1613-1635) chúa Nguyễn Phúc Lan (16351648) chứ không phải họ theo đạo quân của Nguyễn Phúc yên vào Mô Xoài năm 1658. Đến sau nữa thế kỉ XVII số di dân ngƣời Việt đến vùng này đã khá đông, trong đó có những di dân Thiên Chúa Giáo trốn chạy việc cấm đạo. Từ Mô Xoài, Bà Rịa, các thế hệ di dân tự do ngƣời Việt với phƣơng tiện di chuyển chủ yếu là thuyền, ghe, xuồng theo thủy triều ngƣợc dòng Đồng Nai và cả đi bộ dọc theo sông tiến dần vào vùng Đồng Nai. Các điểm định cƣ sớm nhất của họ ở khu vực Đồng Nai ngày nay là Nhơn Trạch, Long Thành, An Hòa, Bến Gỗ, Bàn Lân, 17 cù lao Phố, cù lao Tân Chánh, cù lao Ngô, cù lao Kinh, cù lao Tân Triều …rồi đến Biên Hòa, Vĩnh Cửu vì những vùng này ghe thuyền dễ cập bến và là nơi sẵn nƣớc ngọt phục vụ cho sinh hoạt và trồng tỉa. Song song với đó, các vùng ven núi nhƣ núi Thiết Khâu (tục danh núi Lò Thổi), núi Ký (tục danh núi Bà Ký), núi Nữ Tăng (tục dang núi Bà Vãi ở địa phận huyện Long Thành), núi Sa Trúc (tục danh Núi Nứa)… cũng là nơi đƣợc lƣu dân ngƣời Việt chọn làm nơi định cƣ, bởi nơi đây có điều kiện khai thác các nguồn lợi lâm sản nhƣ: săn bắt, khai thác gỗ, nứa, khai thác mỏ, ….Vùng giồng cao ven biển, nhất là có vùng hoặc cửa sông tốt cũng là một trong những nơi định cƣ làm ăn đầu tiên của ngƣời Việt. Họ sống bằng săn bắn, bằng nghề chài lƣới, làm mắm, làm ruộng … trồng tỉa. Việc chọn đất khai khẩn, lập làng ấp của lƣu dân ngƣời Việt diễn ra theo kinh nghiệm cuộc sống từ quê hƣơng vùng Ngũ Quảng là hoàn toàn tự do theo sở thích riêng của từng nhóm hoặc từng gia đình dòng họ, ai muốn ở đâu, lập làng ấp chỗ nào tùy theo ý thích mà chƣa có sự quản lý về mặt hành chánh nhà nƣớc. Ngƣời Việt đến nơi này cùng với ngƣời Khmer và các dân tộc bản địa khai khẩn một vùng đất rộng lớn. Đến cuối thế kỷ thứ XVII cũng là lúc nhà Nguyễn đã tạo đƣợc uy thế của mình ở vùng đất phƣơng Nam, triều đình nhà nguyễn đã tổ chức di dân vào vùng đất phía Nam và từng bƣớc thiết lập hành chánh cho vùng đất này. Tiến trình nhập cƣ của lƣu dân ngƣời Việt vào đất Đồng Nai - Sài Gòn đã diễn ra liên tục trong suất gần một thế kỷ. Theo sánh Biên Hòa Đồng Nai 300 năm hình thành và phát triển có thể nhìn nhận với một lƣợc đồ nhƣ sau: Vùng Mỗi Xuy – Bà Rịa là nơi khai thác sớm nhất, khu vực Long Hƣng, Phƣớc Lễ, đất đỏ đã có đông ngƣời Việt đến định cƣ khai thác vào cuối thế kỉ XVI. Từ đầu thế kỷ XVII và đến giữa thế kỷ này các vùng dọc ven sông Phƣớc Long nhƣ Nhơn Trạch lên Long Thành đến Biên Hòa, Vĩnh Cửu lần lƣợt đƣợc ngƣời Việt đến khai khẩn lập làng và với những cánh đồng ruộng vƣờn trù phú.  . Lâm Hiếu Trung (Chủ biên) Biên Hòa- Đồng Nai 300 năm hình thành và phát triển, Nxb Đồng Nai, 1998 18 Nhìn chung, những lƣu dân Việt thuộc lớp tiên phong đi vào vùng đất mới Đồng Nai-Gia Định lập nghiệp làm nhiều đợt trƣớc cả thời Trịnh-Nguyễn phân tranh nhƣng dâng lên thành làn sóng và mạnh mẽ hơn là vào cuối thế kỷ XVI, đầu thế kỷ XVII. Phần đông họ chọn phƣơng tiện tự động đi lẻ tẻ, hoặc cả gia đình, hoặc ngƣời khỏe mạnh đi trƣớc tạo dựng cơ sở rồi đón gia đình đến sau, hoặc một vài gia đình cùng làng xóm kết nhóm cùng đi với nhau. Phần lớn họ chọn thuyền buồm hay ghe bầu làm phƣơng tiện di chuyển chính, bởi lúc bấy giờ việc di chuyển giữa các phủ miền Trung với vùng Đồng Nai-Gia Định chủ yếu là đƣờng biển. Dĩ nhiên lúc bấy giờ có nhiều ngƣời không có đƣợc ghe thuyền, đành phải chấp nhận mạo hiểm trèo đèo lội suối đi theo đƣờng bộ, đi dần từng chặng một, đến mỗi địa phƣơng ở lại một thời gian, thấy trụ đƣợc thì ở lại lập nghiệp, bằng không thì đi tiếp lần hồi cũng vào tới vùng đất mới Đồng Nai. Cùng với việc di cƣ tự do và có sự can thiệp của chính quyền nhà Nguyễn, một bộ phận ngƣời Hoa (1679) vì ý đồ “phản Thanh phục Minh” không thành nên đã đến Đại Việt xin chúa Nguyễn cho phép vào miền Nam Việt Nam cùng với cƣ dân ngƣời Việt khai hoang mở mang bờ cỏi. Đƣợc nhà Nguyễn chấp thuận, dƣới sự hƣớng dẫn của tƣớng lĩnh Trần Thƣợng Xuyên và Dƣơng Ngạn Địch, ngƣời Hoa đã có mặt ở các tỉnh Nam Bộ và Tây Nam Bộ; từ Sài Gòn – Gia Định, Đồng Nai, Bình Dƣơng cho đến một số tỉnh Tây Nam Bộ. Họ đi đến đâu thì cùng với ngƣời Việt khai hoang sản xuất lập làng, lập phố xá đến đó. Đến năm 1698, khi Nguyễn Hữu Cảnh theo lệnh của chúa Nguyễn Phúc Chu vào kinh lƣợc, thiết lập hệ thống quản lý hành chính, tổ chức việc khai thác đất đai và ổn định trật tự xã hội thì vùng đất Đồng Nai đã hơn 40.000 hộ, với dân số khoảng 200.000 ngƣời. Công cuộc khai hoang và sản xuất của lƣu dân ngƣời Việt cùng với các dân tộc bản địa trong thế kỷ XVII đã làm biến đổi bộ mặt kinh tế Đồng Nai. Nơi đây vốn là  . Lâm Hiếu Trung (Chủ biên) Biên Hòa- Đồng Nai 300 năm hình thành và phát triển, Nxb Đồng Nai, 1998 19 rừng hoang nê địa trở thành những cánh đồng lúa và hoa màu tốt tƣơi. Song việc khai hoang và sản xuất của lƣu dân Việt không thể diễn ra một cách đơn độc, bởi vùng đất Đồng Nai lúc này còn quá hoang vu, khí hậu độc, gây nhiều bệnh tật lại đầy dẫy những thú dữ và rắn rếp. Hơn nữa sản xuất nông nghiệp vốn dĩ cần một lực lƣợng lao động dồi dào để làm cho kịp thời vụ, vì vậy đã buộc họ phải liên kết với nhau, sống cận kề nhau thành từng xóm, làng nhƣ quê hƣơng họ đã từng sống để tƣơng trợ nhau khi cần và vì vậy xóm làng đã từng bƣớc đƣợc hình thành. Khi dân số đông lên do sinh đẻ tự nhiên, do các đợt di cƣ sau bổ sung, xóm đƣợc mở rộng thành ấp, thành thôn, thành xã rồi tách ra thành thôn, xã mới. Việc sản xuất nông nghiệp ngày càng cao phát triển có của ăn của để, các nông sản ngày càng phong phú nên ngƣời dân đã dần tính đến trao đổi nông sản để làm phong phú bữa ăn. Bên cạnh phát triển sản xuất nông nghiệp, ngƣời dân bắt đầu nghĩ đến việc hình thành các ngành nghề thủ công khác nhƣ mộc, gốm, gạch ngói, nung vôi, dệt chiếu, vải, đúc đồng … để rồi dần hình thành nên nghề buôn bán. Trong khi đó ở Đồng Nai, với Cù Lao Phố có hê thống sông bao quanh, giao thông thuận tiện với đƣờng thủy từ Bắc xuống Nam, lên Cao Miên và xuống miền Tây Nam Bộ. Những điều kiện này giúp cho nông nghiệp và thƣơng nghiệp ở Đồng Nai sớm hình thành và phát triển. Bộ phận lƣu dân ngƣời Hoa đến đất Đồng Nai sinh sống, nông nghiệp không phải là thế mạnh của họ mà chỉ là kế sinh nhai tạm thời. Họ đến Đồng Nai đốn chặt cây cối, phát cỏ rậm xung quanh khu vực định cƣ, khai thông nguồn nƣớc, mở mang đƣờng ngõ và phát triển thƣơng nghiêp. Thấy đƣợc những lợi thế mà Cù Lao Phố mang lại, ngƣời Hoa đã thu nạp thƣơng nhân ngƣời Hoa và một số địa phƣơng khác để rồi cùng ngƣời Việt từng bƣớc hình thành nên thƣơng cảng Cù Lao Phố sầm uất mang tầm cở quốc tế thời bấy giờ. Trên cơ sở của những lực lƣợng di dân, khai khẩn vùng đất phƣơng Nam này năm 1698, chúa Nguyễn Phúc Chu đã cử Lễ Thanh Hầu Nguyễn Hữu Cảnh vào kinh lƣợc vùng đất này. Và ông đã lấy xứ Đồng Nai làm huyện Phƣớc Long dựng dinh Trấn Biên, lấy xứ Sài Gòn làm huyện Tân Bình dựng dinh phiên Trấn… “tại” mỗi dinh đặt chức lƣu thủ, cai bộ và kỷ lụật để quản trị, nha thuộc có hai ty xá –lại để làm việc; quân binh thì có cơ, đội, thuyền, thủy bộ tinh binh và thuộc binh để hậu vệ. Bên 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất