Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ điều tra, khảo sát, đánh giá đa dạng sinh học vùng biển khu kinh tế dung quất (k...

Tài liệu điều tra, khảo sát, đánh giá đa dạng sinh học vùng biển khu kinh tế dung quất (kể cả phần mở rộng), đề xuất giải pháp giảm thiểu các tác hại môi trường đến đa dạng sinh học

.DOC
44
124
148

Mô tả:

TỔNG CỤC BIỂN VÀ HẢI ĐẢO VIỆT NAM VIỆN NGHIÊN CỨU QUẢN LÝ BIỂN VÀ HẢI ĐẢO BÁO CÁO TÓM TẮT ĐỀ TÀI KHOA HỌC ĐIỀU TRA, KHẢO SÁT, ĐÁNH GIÁ ĐA DẠNG SINH HỌC VÙNG BIỂN KHU KINH TẾ DUNG QUẤT (KỂ CẢ PHẦN MỞ RỘNG), ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU CÁC TÁC HẠI MÔI TRƯỜNG ĐẾN ĐA DẠNG SINH HỌC Chủ nhiệm đề tài: PGS.TS. Vũ Thanh Ca HÀ NỘI, 7-2013 UBND TỈNH QUẢNG NGÃI SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỔNG CỤC BIỂN VÀ HẢI ĐẢO VIỆT NAM VIỆN NGHIÊN CỨU QUẢN LÝ BIỂN VÀ HẢI ĐẢO BÁO CÁO TÓM TẮT ĐỀ TÀI KHOA HỌC ĐIỀU TRA, KHẢO SÁT, ĐÁNH GIÁ ĐA DẠNG SINH HỌC VÙNG BIỂN KHU KINH TẾ DUNG QUẤT (KỂ CẢ PHẦN MỞ RỘNG), ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU CÁC TÁC HẠI MÔI TRƯỜNG ĐẾN ĐA DẠNG SINH HỌC Chủ nhiệm đề tài: PGS.TS. Vũ Thanh Ca HÀ NỘI, 7-2013 DANH SÁCH NHỮNG NGƯỜI THỰC HIỆN CHÍNH Học hàm, học vị, TT Họ và tên Đơn vị công tác chức danh PGS. TS Chủ nhiệm đề tài Viện NCQLBHĐ Phạm Văn Hiếu ThS Thư ký đề tài Viện NCQLBHĐ 3 Nguyễn Lê Tuấn TS Chủ trì đề mục Viện NCQLBHĐ 4 Đàm Đức Tiến TS Chủ trì đề mục Viện TN và MT Biển 5 Nguyễn Văn Quân TS Chủ trì đề mục Viện TN và MT Biển 6 Phạm Văn Lượng ThS Chủ trì đề mục Viện TN và MT Biển 7 Mai Kiên Định ThS Chủ trì đề mục Viện NCQLBHĐ 8 Nguyễn Thế Thịnh KS Chủ trì đề mục Viện NCQLBHĐ 9 Trần Thế Anh ThS Chủ trì đề mục Viện NCQLBHĐ 1 Vũ Thanh Ca 2 MỤC LỤC CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ KHU KINH TẾ DUNG QUẤT VÀ HIỆN TRẠNG BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC BIỂN TẠI VIỆT NAM 1 1.1. Tổng quan KKT Dung Quất 1 1.2. Đa dạng sinh học biển ở Việt Nam 1 1.3. Hiện trạng bảo tồn đa dạng sinh học biển của Việt Nam 2 CHƯƠNG 2: LUẬN CỨ KHOA HỌC ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG ĐẾN ĐA DẠNG SINH HỌC KKT DUNG QUẤT 3 2.1. Đa dạng sinh học biển KKT Dung Quất 3 2.1.1. Chỉ số đa dạng sinh học và hiện trạng bảo tồn tại KKT Dung Quất 3 2.1.2. Đặc điểm quần xã thực vật phù du 6 2.1.3. Đặc điểm quần xã ĐVPD tại KKT Dung Quất 7 2.1.4. Đặc điểm nguồn giống tại KKT Dung Quất 8 2.1.5. Đặc điểm quần xã động vật đáy tại KKT Dung Quất 9 2.1.6. Đặc điểm quần xã rong biển KKT Dung Quất 13 2.1.7. Đặc điểm quần xã san hô tại KKT Dung Quất 14 2.1.8. Đặc điểm quần xã cá biển tại KKT Dung Quất 16 2.2. Hiện trạng môi trường và đánh giá tác động môi trường KKT Dung Quất 18 2.2.1. Hiện trạng môi trường 18 2.2.2. Hiện trạng quản lý môi trường KKT Dung Quất 21 2.2.3. Đánh giá tác động môi trường đến các HST biển KKT Dung Quất 22 2.3. Những thuận lợi, khó khăn, cơ hội và thách thức đối với công tác bảo tồn đa dạng sinh học tại KKT Dung Quất 23 2.3.1. Thuận lợi 23 2.3.2. Khó khăn 24 2.3.3. Cơ hội 25 2.3.4. Thách thức 26 CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU TÁC HẠI Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG ĐẾN ĐA DẠNG SINH HỌC KKT DUNG QUẤT 27 3.1. Các giải pháp giảm thiểu tác động môi trường tại KKT Dung Quất. 27 3.1.1. Các giải pháp vi mô27 3.1.2. Các giải pháp vĩ mô28 3.2. Các giải pháp bảo tồn và phát triển ĐDSH vùng biển KKT Dung Quất. 28 3.2.1. Bảo tồn và khôi phục các HST dưới nước trong KBT theo cách tiếp cận từ dưới lên 28 3.2.2. Bảo tồn và khôi phục các HST dưới nước trong KBT theo cách tiếp cận từ trên xuống 29 3.2.3. Thứ tự ưu tiên các giải pháp và bảo tồn theo phương pháp kết hợp hai cách tiếp cận 29 3.3. Xây dựng bản đồ phân vùng chức năng KKT Dung Quất TỔNG QUAN VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI 1. Khối lượng thực hiện 32 2. Đánh giá chất lượng sản phẩm của đề tài 32 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận 34 2. Kiến nghị 34 TÀI LIỆU THAM KHẢO 35 34 30 32 MỤC LỤC BẢNG Bảng 1.1. Thành phần loài sinh vật biển đã biết 2 Bảng 2.1. Tính toán tổng chỉ số ĐDSH Shannon tại KKT Dung Quất 3 Bảng 2.2. Biểu phân tích chất lượng nước biển ven bờ KKT Dung Quất 18 Bảng 2.3. Biểu phân tích coliform trong nước biển ven bờ KKT Dung Quất 19 Bảng 2.4. Kết quả phân tích KLN trong nước biển ven bờ KKT Dung Quất 19 Bảng 2.5. Kết quả phân tích HCBVTV chứa Cl trong nước ven bờ KKT Dung Quất 20 Bảng 3.1. Tọa độ các điểm giới hạn khu vực bảo tồn ĐDSH KKT Dung Quất 30 MỤC LỤC HÌNH Hình 2.1. Bản đồ phân bố các hệ sinh thái KKT Dung Quất 5 Hình 2.2. Phân bố số loài TVPD ở vùng biển KKT Dung Quất theo các mặt cắt 6 Hình 2.3. Tương quan tỷ lệ các loài ĐVPD tại KKT Dung Quất7 Hình 2.4. Tương quan giữa số lượng và mật độ cá thể ĐVPD trên từng mặt cắt 8 Hình 2.5. Tương quan giữa số loài cá giống và mật độ cá thể 8 Hình 2.6. Tương quan giữa số lượng nguồn giống tôm cua và mật độ cá thể 9 Hình 2.7. Tương quan tỷ lệ giữa các loài giun nhiều tơ tại KKT Dung Quất 9 Hình 2.8. Tương quan giữa mật độ và vị trí mặt cắt giun nhiều tơ 10 Hình 2.9. Tương quan giữa các lớp thân mềm tại KKT Dung Quất 11 Hình 2.10. Tỷ lệ tương quan giữa các loài da gai tại KKT Dung Quất 12 Hình 2.11. Tỷ lệ tương quan các loài giáp xác tại KKT Dung Quất 13 Hình 2.12. Tỷ lệ tương quan các loài rong biển tại KKT Dung Quất 14 Hình 2.13. Tương quan tỷ lệ giữa các loài san hô tại KKT Dung Quất 15 Hình 2.14. Các họ có số lượng loài cao trong khu hệ cá KKT Dung Quất Hình 2.15. Tương quan giữa nhóm cá biển theo các mặt cắt khảo sát 17 Hình 3.1. Bản đồ phân vùng chức năng KKT Dung Quất 31 16 MỞ ĐẦU Khu kinh tế (KKT) Dung Quất được Chính phủ Việt Nam quy hoạch trở thành một khu kinh tế đa ngành - đa lĩnh vực theo các Quyết định số 50/2005/QĐ-TTg ngày 11/3/2005, Quyết định số 139/QĐ-TTg ngày 16/6/2006 và Quyết định điều chỉnh số 124/QĐ-TTg ngày 20/11/2011 của Thủ tướng Chính phủ, với trọng tâm là công nghiệp lọc dầu, hóa dầu, công nghiệp nặng quy mô lớn (luyện cán thép, đóng tàu, cơ khí, sản xuất xi măng, chế tạo ô-tô...), các ngành công nghiệp nhẹ, các dịch vụ tài chính, ngân hàng, du lịch, bất động sản... với tổng diện tích lên đến 45.332 ha. Đi đôi với sự tăng trưởng và phát triển về kinh tế - xã hội, môi trường nước mặt và nước biển ven bờ KKT Dung Quất đang dần bị ô nhiễm do các hoạt động của con người như: sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy hải sản và đặc biệt là các chất thải của các khu công nghiệp, dân sinh trong KKT Dung Quất. Việc quản lý, kiểm soát chất thải đã được tính đến và đặt ra trong quy hoạch tổng thể của KKT. Tuy nhiên, việc đánh giá tác động của nó đối với môi trường sinh thái nói chung và hệ sinh thái biển (HSTB) nói riêng vẫn chưa được nghiên cứu và quan tâm đúng mức. Quảng Ngãi là một tỉnh miền Trung có ĐDSH tương đối lớn với vị trí địa lý, địa hình đa dạng và khí hậu nhiệt đới gió mùa nên có hệ động - thực vật rất phong phú. Theo các kết quả điều tra của đề tài, vùng biển KKT Dung Quất - Quảng Ngãi có mức độ ĐDSH không cao với 172 loài thực vật phù du; 53 loài động vật phù du; 15 loài trứng cá và cá bột, 17 loài, giống giáp xác tôm, cua; 48 loài thân mềm; 18 loài giáp xác; 37 loài da gai; 28 loài giun nhiều tơ; 49 loài san hô, 110 loài rong biển; 74 loài cá. Việc phát triển mạnh mẽ của KKT Dung Quất đã và đang tác động trực tiếp cũng như gián tiếp tới HSTB nơi đây, vì vậy, việc nghiên cứu các tác động của môi trường ảnh hưởng tới HSTB nói chung và đa dạng sinh học (ĐDSH) nói riêng là một vấn đề cấp thiết đặt ra. Đề tài: “Điều tra, khảo sát, đánh giá đa dạng sinh học vùng biển Khu kinh tế Dung Quất (kể cả phần mở rộng), đề xuất giải pháp giảm thiểu các tác hại môi trường đến đa dạng sinh học” được thực hiện nhằm giải quyết những vấn đề nêu trên. CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ KHU KINH TẾ DUNG QUẤT VÀ HIỆN TRẠNG BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC BIỂN TẠI VIỆT NAM 1.1. Tổng quan KKT Dung Quất Khu kinh tế (KKT) Dung Quất nằm ở tỉnh Quảng Ngãi, thuộc khu vực duyên hải miền Trung Việt Nam, cách Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 860 km, tiếp giáp Quốc lộ 1A, đường sắt xuyên Việt và là điểm đầu của một trong những tuyến đường xuyên Á kết nối với Lào, Campuchia và Thái Lan. KKT Dung Quất được Chính phủ Việt Nam quy hoạch trở thành một khu kinh tế đa ngành – đa lĩnh vực, với trọng tâm là công nghiệp lọc dầu, hóa dầu, công nghiệp nặng quy mô lớn (luyện cán thép, đóng tàu, cơ khí, sản xuất xi măng, chế tạo ô-tô ...), các ngành công nghiệp nhẹ, các dịch vụ tài chính, ngân hàng, du lịch, bất động sản... Hệ thống cơ sở hạ tầng và các tiện ích xã hội bên trong KKT Dung Quất đã được hoàn thành về cơ bản và đang được tiếp tục đầu tư, mở rộng, nâng cấp để đáp ứng nhu cầu của các nhà đầu tư. Mới đây theo quyết định số 124/QĐ-TTg ngày 20/01/2011 của Chính phủ về việc thành lập KKT Dung Quất thì Lý Sơn là một bộ phận phía Đông của KKT này, do vậy vùng biển KKT Dung Quất và vùng mở rộng Lý Sơn gắn với các ngành kinh tế biển như khai thác dầu khí, phát triển ngư nghiệp (đánh bắt, nuôi trồng thủy - hải sản, phát triển các nhành dịch vụ trên biển…). Do chưa có được một kế hoạch quản lí tổng hợp cho toàn vùng nên việc sử dụng nguồn tài nguyên của khu vực còn tỏ ra mất cân đối một cách nghiêm trọng. Đây cũng là nguyên nhân đe doạ, dẫn đến sự suy giảm tính đa dạng cao của khu vực. 1.2. Đa dạng sinh học biển ở Việt Nam Biển Việt Nam có vùng lãnh hải gắn với bờ biển rộng nên HSTB cũng rất phong phú, có 20 kiểu hệ sinh thái điển hình, có tính đa dạng sinh học và năng suất sinh học cao.Trong vùng biển nước ta đã phát hiện được khoảng 11.000 loài sinh vật cư trú trong các vùng đa dạng sinh học biển khác nhau. Các kết quả nghiên cứu được tập hợp từ các nhà khoa học, các cơ quan nghiên cứu thể hiện qua bảng 1.1 sau. 1 Bảng 1.1. Thành phần loài sinh vật biển đã biết TT 1 2 3 4 5 6 Nhóm sinh vật Số loài đã xác định được Thực vật nổi biển 537 Động vật nổi 657 Rong, tảo biển 653 Cỏ biển 15 Thực vật ngập mặn 94 Đông vật đáy 6.300 7 Tuyến trùng biển 300 8 Giun sán ký sinh biển 190 9 Giáp xác 1.500 10 Thân mềm 2.500 11 Da gai 350 12 Giun nhiều tơ 700 13 Tôm biển 225 14 Cá biển 2.458 15 Rắn biển 15 16 Rùa biển 5 17 Chim nước 43 18 Thú biển 25 (Nguồn: Viện sinh thái và tài nguyên sinh vật, 2012 ) 1.3. Hiện trạng bảo tồn đa dạng sinh học biển của Việt Nam Khoảng 1/5 dân số Việt Nam sống dựa vào đánh bắt thủy sản để sinh sống và các hoạt động này cũng đóng góp một phần rất lớn cho nhu cầu thực phẩm của nhân dân và xuất khẩu. Phương thức đánh bắt hủy diệt, phát triển kinh tế và các ngành nghề một cách bất hợp lý… cộng với ý thức kém của con người đã làm suy giảm tính ĐDSH biển. Để ngăn ngừa sự suy thoái ĐDSH, Việt Nam đã tiến hành công tác bảo tồn đa dạng sinh học khá sớm. Hai hình thức bảo tồn ĐDSH phổ biến được áp dụng ở Việt Nam là: Bảo tồn nội vi hay nguyên vị (Insitu conservation) và bảo tồn ngoại vi hay chuyển vị (Exsitu conservation). 2 CHƯƠNG 2: LUẬN CỨ KHOA HỌC ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG ĐẾN ĐA DẠNG SINH HỌC KHU KINH TẾ DUNG QUẤT 2.1. Đa dạng sinh học biển KKT Dung Quất 2.1.1. Chỉ số đa dạng sinh học và hiện trạng bảo tồn tại KKT Dung Quất 2.1.1.1. Chỉ số đa dạng sinh học KKT Dung Quất Để đánh giá mức độ ĐDSH tại KKT Dung Quất, chúng tôi tiến hành tính toán chỉ số Shannon (H’) về ĐDSH và chỉ số (đồng đều) cân bằng sinh thái của các nhóm loài. Các tính toán được thể hiện qua bảng 2.1 sau. Bảng 2.1. Tính toán tổng chỉ số ĐDSH Shannon tại KKT Dung Quất STT Nhóm loài Ni 1 2 3 4 5 Thực vật phù du Thân mềm San hô Rong biển Nguồn giống 172 48 49 110 32 6 Giun nhiều tơ 28 7 lnPi -(Pi*lnPi) 0.27 -1.29 0.077 -2.57 0.079 -2.54 0.176282051 -1.735670003 0.051282051 -2.970414466 0.044871795 0.139279622 3.103945858 0.028846154 -3.54577861 Pi 0.35 0.2 0.19979515 0.305967468 0.152328947 Giáp xác 18 0.102282075 Động vật phù 8 53 0.084935897 -2.465858455 0.209439901 du 9 Da gai 37 0.059294872 -2.825232456 0.167521796 10 Cá biển 74 0.118589744 -2.132085275 0.252843446 Tổng 621 2.081968634 Chỉ số ĐDSH tại KKT Dung Quất có H’ = 2,08 Chỉ số Hmax = 6,436150368 Chỉ số (đồng đều) E = 0.32 Căn cứ vào các kết quả tính toán và kết hợp với khảo sát thực địa, chúng tôi đã xây dựng được bản đồ phân bố các hệ sinh thái tại KKT Dung Quất tại hình 2.1. 2.1.1.2. Hiện trạng bảo tồn đa dạng sinh học KKT Dung Quất KKT Dung Quất và vùng biển mở rộng Lý Sơn hiện nay có khu biển đảo Lý Sơn đã được dự kiến xây dựng khu bảo tồn đến năm 2020, hiện nay các công 3 tác chuẩn bị cũng đã hoàn tất các công việc chính như các nghiên cứu cơ sở, hình thành vùng đệm, dự kiến thành lập ban quản lý KBT theo phương pháp bảo tồn tại chỗ. Tuy nhiên, do chưa có quyết định thành lập nên chưa thể tiến hành đưa vào quy hoạch quản lý, sử dụng và khai thác. Bên cạnh đó, các hoạt động khai thác hải sản của người dân vẫn diễn ra, hoạt động khai thác san hô, khai thác rong biển quá mức vẫn còn xảy ra trên vùng biển này. Việc bảo tồn ĐDSH ở đây chưa được thực hiện đầy đủ và quản lý đúng mức nên gây suy giảm ĐDSH đáng kể. Công tác quản lý, bảo tồn ĐDSH tại đây chưa được đánh giá đúng mức. 4 Hình 2.1. Bản đồ phân bố các hệ sinh thái KKT Dung Quất 5 2.1.2. Đặc điểm quần xã thực vật phù du 2.1.2.1. Thành phần loài và đặc trưng khu hệ của TVPD ở KKT Dung Quất Kết quả phân tích các mẫu TVPD thu thập ở vùng biển KKT Dung Quất (Quảng Ngãi) qua 2 lần khảo sát đã xác định được tổng cộng 172 loài thuộc 42 họ với 63 chi trong đó có 107 loài tảo silic (chiếm 62,2%); 58 loài tảo giáp (chiếm 33,7%) và 07 loài tảo lam (chiếm 4,1%). Nhìn chung, thành phần TVPD ở vùng biển KKT Dung Quất khá phong phú và đa dạng, sự phân bố số lượng loài có sự sai khác khá lớn. Về đặc trưng phân bố của khu hệ của TVPD ở vùng nghiên cứu: khu hệ TVPD của vùng biển này được hình thành bởi các nhóm loài: Nhóm loài ven bờ, biển ấm; Nhóm loài biển khơi tính ấm; Nhóm loài phân bố rộng toàn cầu. 2.1.2.2. Phân bố TVPD ở vùng nghiên cứu a. Phân bố thành phần loài và tính đa dạng TVPD Phân bố số lượng loài TVPD tại các mặt cắt khảo sát trong tháng 2/2012 khá đồng đều, dao động trong khoảng từ 22 đến 30 loài; trừ mặt cắt số 1 có số loài thấp nhất (22 loài); tại vị trí của mặt cắt MC3 và MC5 có số loài cao nhất với 30 loài, các mặt cắt còn lại có số loài dao động khá đồng đều từ 24 đến 28 loài. Phân bố số loài tại các mặt cắt khảo sát trong tháng 09/2012 thấp nhất tại vị trí MC3 (14 loài) và cao nhất tại vị trí MC8 (26 loài), các mặt cắt còn lại dao động đồng đều từ 16 đến 21 loài. Kết quả được thể hiện qua biểu đồ hình 2.2 sau. Hình 2.2. Phân bố số loài TVPD ở vùng biển KKT Dung Quất theo các mặt cắt b. Biến động số lượng loài TVPD Số lượng loài TVPD trong khu vực biển KKT Dung Quất có sự biến động theo thời gian nghiên cứu: đạt cao nhất vào tháng 09/2012 với 123 loài và thấp nhất là vào tháng 02/2012 với số lượng là 84 loài. Số lượng và thành phần loài 6 thực vật phù du thay đổi theo vị trí, theo thời gian là do sự biến động của các yếu tố môi trường như: ánh sáng, nhiệt độ, độ mặn, dinh dưỡng, mức độ tiêu thụ của động vật phù du và hải sản nuôi. 2.1.2.3. Các loài vi tảo độc hại tiềm tàng ở KKT Dung Quất Hầu hết các loài tảo ĐHTT có mật độ tế bào thấp nên chưa gây ảnh hưởng xấu tới sinh thái môi trường của khu vực nghiên cứu. 2.1.3. Đặc điểm quần xã ĐVPD tại KKT Dung Quất 2.1.3.1. Thành phần loài ĐVPD tại KKT Dung Quất Kết quả khảo sát tại vùng biển Dung Quất trong 2 đợt vào tháng 02/2012 và tháng 09/2012, chúng tôi đã phát hiện được 53 loài ĐVPD thuộc 7 ngành trong đó các ngành Giun đốt (Annelida); Thích ti (Cnidaria); Da gai (Echinodermata) có 1 loài chiếm 1,9%; các ngành Hàm tơ (Chaetognatha) và Dây sống (Chordata) có 2 loài chiếm 3,8% và ngành Thân mềm (Mollusca) có 3 loài chiếm 5,7% và ngành Chân khớp (Arthropoda) có 43 loài chiếm tỷ lệ 81,1%. Kết quả được thể hiện qua biểu đồ hình 2.3 sau: Hình 2.3. Tương quan tỷ lệ các loài ĐVPD tại KKT Dung Quất Đặc trưng khu hệ gồm các nhóm sinh thái: Nhóm loài ven bờ nhiệt đới; Nhóm loài biển khơi thích nghi rộng; Nhóm loài phân bố rộng. 2.1.3.2. Mật độ cá thể ĐVPD tại KKT Dung Quất Mật độ cá thể ĐVPD tương ứng với số lượng loài thể hiện trên từng mặt cắt: Tại vị trí mặt cắt số IV có số lượng loài và mật độ cá thể cao nhất, tại vị trí số VI có số lượng loài thấp nhất và mật độ cá thể cũng tương đối thấp (100 cá thể/m3). Mật độ cá thể thấp nhất tại vị trí mặt cắt số II (chỉ có 90 cá thể/m 3). Kết quả được thể hiện qua biểu đồ hình 2.4 sau. 7 Hình 2.4. Tương quan giữa số lượng và mật độ cá thể ĐVPD trên từng mặt cắt 2.1.4. Đặc điểm nguồn giống tại KKT Dung Quất 2.1.4.1. Thành phần loài Kết quả khảo sát vùng biển KKT Dung Quất trong 2 đợt vào tháng 02/2012 và tháng 9/2012 đã phát hiện 15 loài trứng cá và cá bột. Bên cạnh đó, đề tài cũng xác định được 17 loài giáp xác (tôm, cua). 2.3.4.2. Mật độ và phân bố Nguồn giống cá con được thể hiện qua số lượng loài và mật độ cá thể trên từng mặt cắt: Tại vị trí mặt cắt số II có số lượng loài và mật độ cá thể cao nhất (11 loài với mật độ 490 cá thể/m3) và thấp nhất là tại vị trí mặt cắt số VIII (01 loài với mật độ 10 cá thể/m3) Tương quan tỷ lệ giữa số lượng nguồn giống cá cá con và mật độ trên từng mặt cắt khảo sát được thể hiện qua biểu đồ hình 2.5 sau. Hình 2.5. Tương quan giữa số loài cá giống và mật độ cá thể Nguồn giống giáp xác lớn (tôm, cua) được thể hiện thông qua số lượng loài và mật độ cá thể trên từng mặt cắt như biểu đồ hình 2.6 sau. 8 Hình 2.6. Tương quan giữa số lượng nguồn giống tôm cua và mật độ cá thể 2.1.5. Đặc điểm quần xã động vật đáy tại KKT Dung Quất 2.1.5.1. Đặc điểm ngành giun nhiều tơ tại KKT Dung Quất a. Thành phần và cấu trúc loài Giun nhiều tơ tại KKT Dung Quất Kết quả trong 02 đợt khảo sát về sinh vật vùng biển KKT Dung Quất đã thống kê được 7 bộ, 14 họ, 28 loài giun nhiều tơ trong đó nhiều nhất là bộ Phyllodocida có số lượng là 12 loài chiếm tỷ lệ 42,86%; tiếp đến là bộ Eunicida với 9 loài chiếm tỷ lệ 32,14%; các bộ Terebellida và bộ Scolecida đều có 02 loài chiếm tỷ lệ là 7,14%; các bộ có số loài ít nhất là 01 loài chiếm tỷ lệ 3,57% là các bộ Amphinomida; Capitellida và Sabellida. Kết quả được thể hiện qua biểu đồ hình 2.7 sau: Hình 2.7. Tương quan tỷ lệ giữa các loài giun nhiều tơ tại KKT Dung Quất b. Mật độ và sinh khối giun nhiều tơ tại KKT Dung Quất Mật độ cá thể loài cao nhất là là các loài Eunice tentaculata với mật độ là 5 con/m2; loài Jasmineira caudate với mật độ là 4 con/m2; loài Polyophthalmus pictus với mật độ là 4 con/m2; các loài khác có mật độ cá thể trung bình là 2 9 con/m2, 3 con/m2 với tần xuất xuất hiện khá nhiều; ít nhất là loài Lysidice collaris với mật độ 01 con/m2; loài Pherusa laevis với mật độ là 01 con/m2. Về sinh khối, có sinh khối cao nhất là loài Lysidice collaris với sinh khối là 1134,5(mg); tiếp đến là loài Eunice pennata và loài Eunice tentaculata có sinh khối tương ứng là 648,7(mg) và 648,1(mg). Thấp nhất là các loài Nephtys hombergi có sinh khối là 52,1(mg); loài Tachytrypane sp có sinh khối là 34,4(mg) và loài Arabella sp có sinh khối là 31,7(mg) và chúng cũng là loài có mật độ xuất hiện với tần suất trung bình trong nhóm loài. c. Sự phân bố Dựa vào kết quả khảo sát thấy được sự phân bố số loài giun nhiều tơ theo từng vị trí mặt cắt: phân bố tương đối đồng đều các loài theo các mặt cắt. Trong đợt 1 (tháng 02/2012) tại khu vực mặt cắt 6 là có mật độ cao nhất và thấp nhất là tại mặt cắt 8. Trong đợt 2 (tháng 09/2012) mật độ cao nhất tại vị trí mặt cắt số 4 và thấp nhất là vị trí số 2. Về biến động số lượng lớn nhất tại vị trí mặt cắt số 8 trong 2 đợt có sự biến động tới 13 cá thể. Kết quả được thể hiện qua biểu đồ hình 2.8 sau: Hình 2.8. Tương quan giữa mật độ và vị trí mặt cắt giun nhiều tơ 2.1.5.2. Đặc điểm ngành thân mềm tại KKT Dung Quất a. Thành phần loài thân mềm tại KKT Dung Quất Kết quả nghiên cứu cho thấy ngành thân mềm tại KKT Dung Quất có 3 lớp, 17 bộ, 23 họ, 36 chi và 48 loài, trong đó, lớp Bivalvia (Hai mảnh vỏ) có 27 loài chiếm 56%; lớp Gastropoda (Chân bụng) có 20 loài chiếm 42%; lớp Polyplacophora (Đa vỏ) có 01 loài chiếm 2%. Kết quả thể hiện qua biểu đồ hình 2.9 sau. 10 Hình 2.9. Tương quan giữa các lớp thân mềm tại KKT Dung Quất b. Mật độ và sinh khối các loài thân mềm tại KKT Dung Quất Mật độ của các loài Jouannetia cumingi (Sowerby); Barbatia virescens Reeve và Lithiphaga malaccana (Reeve) là cao nhất với tần suất xuất hiện tương ứng là 4 con/m2 nền đáy; 3 con/m2 nền đáy và 3 con/m2 nền đáy. Các loài khác với tần xuất trung bình và khá nhiều loài chỉ xuất hiện 1 lần với mật độ 01con/m2 nền đáy. Về sinh khối thì ta thấy loài Barbatia fusca Bruguiere là cao nhất với sinh khối 10,12(g) tiếp theo là các loài Barbatia virescens Reeve; Jouannetia cumingi (Sowerby) và Turbo argyrostoma Linne có sinh khối rất cao, tương ứng là 9,36(g); 7,43(g) và 8,65(g) và chúng cũng là những loài có mật độ cao nhất. Một số loài có mật độ thấp cũng như sinh khối quá nhỏ không thể định lượng được nên chúng tôi chỉ xác định được về thành phần định tính là các loài như Morula fusca (Kiister); Pteria martensi (Dunker) và Tonna sp. c. Các loài quý hiếm Tại KKT Dung Quất chúng tôi xác định được 01 loài thân mềm được ghi trong sách đỏ Việt Nam cần được bảo vệ là loài Ốc sứ mắt trĩ - Cypraea argus Linnaeus, 1758 2.1.5.3. Đặc điểm ngành Da gai a. Thành phần loài da gai tại KKT Dung Quất Kết quả qua 02 đợt khảo sát vào tháng 02/2012 và tháng 09/2012 đã xác định được 5 lớp, 7 bộ, 21 họ, 29 chi và 37 loài trong đó lớp Asteroidea (Sao biển) có 4 loài chiếm tỷ lệ 10,8%; lớp Crinoidea(Huệ biển) và lớp Echinoidea (Cầu gai) đều có 6 loài chiếm tỷ lệ 16,2%; lớp Holothuroidea (Hải sâm) có 5 loài chiếm tỷ lệ 13,5% và cuối cùng là lớp Ophiuroidea (Đuôi rắn) có số lượng 11 loài lớn nhất với 16 loài chiếm tỷ lệ 43,2%. Kết quả thể hiện qua biểu đồ hình 2.10 sau. Hình 2.10. Tỷ lệ tương quan giữa các loài da gai tại KKT Dung Quất b. Mật độ và sinh khối các loài da gai tại KKT Dung Quất Mật độ các loài Zygometra comata (Clark, 1911); Ophionereis variegata Duncan cao nhất với 4 con/m2; tiếp đến là các loài Placophiothrix plana (Lyman); Brandtothuria impatiens (Fors.); Comantheria briareus (Bell )… có mật độ 3 con/m2, tiếp đến là các loài có mật độ trung bình là 2 con/m2 và thấp nhất là các loài Macrophiothrix capillarus Lyman; Diadema savignyi; Basilometra boschmai Clark... với mật độ 01 con/m2. Về sinh khối, trọng lượng trung bình của nhóm sao biển và hải sâm là cao nhất, các nhóm còn lại có sinh khối trung bình và nhỏ. Các loài có sinh khối cao như là loài Holothuria scabra Jager có sinh khối là 711,6(g); loài Culcita novaeguineae Muller & Trosch có sinh khối là 310,8(g) và loài Goniodiscus pleyedella (Lam.) có sinh khối 156,1(g). Các loài có sinh khối nhỏ nhất như loài Ophiodera neglecta Kochler có sinh khối 0,04(g); loài Ophiolepis superba H.L.Clark có sinh khối là 0,16(g) và loài Ophiarachnella gorgonia (Muller et Troschel) có sinh khối 0,2(g). c. Biến động số lượng các loài da gai Vào tháng 2/2012 Khu vực mặt cắt khảo sát số 1,4,5 và số 6 có có số lượng con lớn nhất và mặt cắt số 8 là thấp nhất. Vào tháng 9/2012, cao nhất là tại các mặt cắt số 8 và số 5 và thấp nhất tại vị trí số 2. Biến động số lượng có dao động lớn nhất tại vị trí mặt cắt số 8, vào thời điểm tháng 02/2012 thì vị trí này có mật độ thấp nhất là 6 con, nhưng đến thời điểm tháng 9/2012 thì tại vị trí này có mật độ cao nhất là 19. Sự dao động đột biến này có thể nói là theo tính chất mùa vụ. 12 d. Các loài có giá trị kinh tế và các loài quý hiếm Tại KKT Dung Quất chúng tôi xác định được một số loài Hải sâm có ý nghĩa kinh tế và y học thuộc hai giống là giống Holothuria và giống Actinopyga. 2.1.5.4. Đặc điểm quần xã giáp xác a. Thành phần loài giáp xác tại vùng biển Dung Quất Kết quả qua 02 đợt khảo sát tháng 02/2012 và tháng 09/2012 đã xác định được 18 loài giáp xác thuộc 15 họ, 02 bộ trong đó bộ Decapoda (Bộ 10 chân) có 17 loài chiếm 94,4% và bộ Stomatopoda (Bộ chân miệng) chỉ có 1 loài chiếm tỷ lệ 5,6%. Kết quả thể hiện qua biểu đồ hình 2.11 sau. Hình 2.11. Tỷ lệ tương quan các loài giáp xác tại KKT Dung Quất b. Mật độ, sinh khối ngành giáp xác tại KKT Dung Quất Các loài có mật độ cao nhất là Alpheus sp có 8 con/m2; Lophopanopeus bellus có 7 con/m2 và tiếp đến là Ozius guttatus có 6 con/m2; các loài trung bình có mật độ từ 2 đến 3 con/m2 và thấp nhất là chỉ có 01 con/m2 như các loài Eriphia sebana; Hypothalassia armata và Varuna litterata. Về sinh khối loài có sinh khối cao nhất là Zosimus aeneus với sinh khối 1415,5(mg); tiếp đến là loài Lophopanopeus bellus có sinh khối là 1287,3(mg) và thấp nhất là các loài Hypothalassia armata có sinh khối là 74,7(mg) và Menaethius monoceros có sinh khối là 37,6(mg) và chúng cũng là những loài có mật độ thấp nhất. 2.1.6. Đặc điểm quần xã rong biển KKT Dung Quất 2.1.6.1. Thành phần loài rong biển Kết quả phân tích đã xác định được 4 ngành với 110 loài trong đó: Ngành rong Đỏ(Rhodophyta) có 54 loài (chiếm 49,09%); Ngành rong Lục(Chlorophyta) có 27 loài (chiếm 24,54%); Ngành rong Nâu(Phaeophyta) có 18 loài (chiếm 16,37%); Ngành rong Lam(Cyanophyta) có 11 loài (chiếm 10,00%). Trong số các loài rong phát hiện tại Khu kinh tế Dung Quất có 01 loài 13
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan