Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ điều tra, đánh giá thực trạng công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh quảng ngãi và...

Tài liệu điều tra, đánh giá thực trạng công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh quảng ngãi và đề xuất giải pháp phát triển công nghiệp hỗ trợ giai đoạn 2011 – 2015 định hướng 2020

.DOC
21
171
53

Mô tả:

UBND TỈNH QUẢNG NGÃI SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ BÁO CÁO TỔNG HỢP KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI KHOA HỌC Tên đề tài: “ĐIỀU TRA, ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NGÃI VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ GIAI ĐOẠN 2011 – 2015 ĐỊNH HƯỚNG 2020” 1. 2. 3. 4. 5. 6. Cơ quan chủ trì: Đại Học Đà Nẵng Chủ nhiệm đề tài: PGS. TS Nguyễn Trường Sơn Thư ký đề tài: PGS.TS Nguyễn Ngọc Chinh Thành viên: ThS Đỗ Ngọc Vinh 7. ThS Trần Như Thiên Mỵ ThS Lương Quốc Việt 8. ThS Nguyễn Bắc Nam ThS Nguyễn Duy Thanh 9. ThS Lê Quang Đức ThS Võ Đình Nam 10. ThS Nguyễn Thị Thu Hương TS Lê Dân 11.ThS Dương Thị Ngọc Hòa CN Nguyễn Thị Diễm My 12. CN Nguyễn Hoàng Thanh Uyên QUẢNG NGÃI – 2013 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Có thể nói, phát triển công nghiệp có vai trò quan trọng đối với tỉnh Quảng Ngãi nói riêng, cho khu vực và cả nước nói chung, tuy nhiên để có chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ phù hợp, cần có bức tranh vừa tổng thể, vừa chi tiết về thực trạng phát triển công nghiệp hỗ trợ tại đây, xác định được các lợi thế so sánh của Tỉnh và các điều kiện thuận lợi – khó khăn trong việc phát triển công nghiệp hỗ trợ. Để làm được điều này, cần tập trung nghiên cứu một cách hệ thống hơn về cơ sở lý luận phát triển công nghiệp hỗ trợ địa phương, nhu cầu về sản phẩm – dịch vụ hỗ trợ của các cơ sở công nghiệp trong tỉnh và khu vực, khả năng cung ứng của các ngành công nghiệp trong tỉnh thông qua một cơ sở dữ liệu về công nghiệp hỗ trợ của tỉnh. Qua đó có thể đánh giá đúng thực trạng và nguyên nhân hạn chế phát triển công nghiệp hỗ trợ của tỉnh, xác định đúng lợi thế và tiềm năng, đề xuất đúng phương hướng và chính sách phát triển. Với những phân tích nêu trên, việc nghiên cứu đề tài “Điều tra, đánh giá thực trạng công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi và đề xuất giải pháp phát triển công nghiệp hỗ trợ giai đoạn 2011-2015 định hướng 2020” là hết sức cần thiết và cấp bách, đáp ứng nhu cầu phát triển của công nghiệp nói riêng và phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Quảng Ngãi. 2. Mục tiêu nghiên cứu - Tổng hợp và xây dựng cơ sở lý luận về phát triển công nghiệp hỗ trợ của địa phương. - Đánh giá đúng thực trạng, xác định đúng nguyên nhân làm hạn chế sự phát triển công nghiệp hỗ trợ của tỉnh Quảng Ngãi. - Đánh giá tiềm năng, dự báo xu thế và xác định phương hướng phát triển công nghiệp hỗ trợ của tỉnh Quảng Ngãi. - Đề xuất hệ thống các chính sách mang tính hệ thống và khả thi nhằm phát triển công nghiệp hỗ trợ của tỉnh Quảng Ngãi. CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ 1.1. KHÁI NIỆM VÀ VAI TRÒ CỦA CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ 1.1.1. Các khái niệm về công nghiệp hỗ trợ Ở Việt nam, cụm từ “công nghiệp phụ trợ” bắt đầu được nhắc tới một cách tương đối rộng rãi từ năm 2003. Tuy nhiên, thuật ngữ “công nghiệp hỗ trợ” đã được chính thức hoá để chỉ vấn đề này, lần đầu ở Việt 3 Nam từ năm 2007, trong “Quy hoạch tổng thể phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ Việt Nam đến 2010, tầm nhìn đến 2020” do Bộ Công Thương soạn thảo và Thủ tướng phê duyệt. Trong đó, CNHT được định nghĩa: CNHT là hệ thống các nhà sản xuất (sản phẩm) và công nghệ sản xuất có khả năng tích hợp theo chiều ngang, cung cấp nguyên vật liệu, linh kiện, phụ tùng… cho khâu lắp ráp cuối cùng. Trong bản quy hoạch này, CNHT được phân chia thành hai thành phần chính, phần cứng liên quan đến sản xuất và phần mềm là hệ thống dịch vụ công nghiệp và marketing. Năm nhóm ngành đã được Chính phủ chỉ định ưu tiên phát triển CNHT và được hoạch định kế hoạch phát triển cụ thể, đó là: điện tử, cơ khí chế tạo, ô tô, dệt may, da giày. Hình 1.2 mô tả khái niệm CNHT của Việt Nam. Hình 1.2: Khái niệm CNHT của Việt Nam 1.1.2 Thành phần của công nghiệp hỗ trợ Theo Bộ Công Thương, CNHT Việt Nam được phân chia thành hai thành phần chính: phần cứng - là các cơ sở sản xuất nguyên vật liệu và linh phụ kiện lắp ráp; phần mềm - bao gồm các bộ phận thiết kế sản phẩm, mua sắm, hệ thống dịch vụ công nghiệp và marketing… Nếu chia như vậy, bức tranh phát triển CNHT vẫn còn quá chung chung và mơ hồ. Thực tế cho thấy, sản xuất phụ trợ đối với các ngành công nghiệp khác nhau có thể bao gồm nhiều tầng cấp, thứ bậc khác nhau. Một nhà sản xuất lắp ráp có thể có nhiều đối tượng hợp tác chuyên sản xuất và cung ứng các sản phẩm phụ trợ. 4 1.1.3. Vai trò của công nghiệp hỗ trợ - Công nghiệp hỗ trợ như là một khu vực kinh tế - Công nghiệp hỗ trợ như cơ sở hạ tầng cho sự phát triển các ngành công nghiệp mũi nhọn. - Công nghiệp hỗ trợ với thu hút vốn đầu tư nước ngoài - Công nghiệp hỗ trợ với năng lực cạnh tranh vùng 1.2. CÁC MÔ HÌNH VÀ ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ 1.2.1. Các mô hình phát triển công nghiệp hỗ trợ trên thế giới Phát triển công nghiệp hỗ trợ theo hướng tự phát Ở một số quốc gia đã công nghiệp hóa sớm như Anh, Pháp, Đức, Mỹ... các ngành công nghiệp hỗ trợ không được xem xét dưới góc độ riêng biệt. Với đặc điểm lịch sử phát triển sớm của các quốc gia này, các doanh nghiệp tham gia vào quá trình cung cấp diễn ra một cách tự phát và hình thành nên hệ thống các ngành công nghiệp hỗ trợ. Việc hình thành các mạng lưới cung ứng cũng như các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ được xuất phát trực tiếp từ nhu cầu và điều kiện của nền kinh tế, được “dẫn dắt” bởi “bàn tay vô hình” của thị trường, ít có sự tham gia, điều tiết và tác động của chính phủ. Phát triển công nghiệp hỗ trợ dựa trên chiến lược kéo Dưới góc nhìn tổng quát, đây là việc sử dụng các khuyến khích để các doanh nghiệp lớn tìm kiếm các nhà cung cấp trong nước, tạo ra một thị trường lành mạnh và có lợi cho các nhà cung cấp, tạo sức hút các doanh nghiệp tham gia vào hoạt động này. Phát triển công nghiệp hỗ trợ dựa trên chiến lược đẩy Ngược với cách thức của Nhật Bản, xây dựng các điều kiện cho sự phát triển tự nhiên của thị trường cung cấp linh phụ kiện và sau đó sử dụng lực hút của thị trường để kéo các doanh nghiệp vừa và nhỏ tham gia vào các hoạt động của công nghiệp hỗ trợ, chính phủ Hàn Quốc sử dụng các biện pháp thiên về chính sách bắt buộc, thúc đẩy các doanh nghiệp lớn trong nước phải thực hiện các liên kết với các doanh nghiệp nhỏ, các nhà cung cấp trong nước. Mô hình phát triển tổng hợp Cả hai chiến lược, chiến lược kéo với việc sử dụng các chính sách “mềm” và chiến lược đẩy, sử dụng các chính sách “cứng”, có nhiều ưu và nhược điểm và chỉ thành công trong một số điều kiện nhất định của nền kinh tế cũng như bối cảnh thế giới. Các quốc gia không sử dụng thuần túy một chiến lược kéo hay đẩy mà phối hợp các chính sách này để có được hiệu quả cao nhất, hạn chế được những tiêu cực trong quá 5 trình phát triển công nghiệp, điển hình là Đài Loan và các nước đến sau như Malaysia và Thái Lan. 1. 2.2. Các điều kiện cần thiết để phát triển công nghiệp hỗ trợ Cơ cấu công nghiệp Các hoạt động công nghiệp cơ bản Năng lực sản xuất và tham gia phân công lao động quốc tế Điều kiện thị trường Điều kiện về lợi thế so sánh Điều kiện về thể chế và môi trường Nguồn nhân lực 1.2.3. Các nhân tố thúc đẩy sự phát triển của công nghiệp hỗ trợ của quốc gia và vùng Chiến lược phát triển công nghiệp quốc gia Quy mô thị trường thu mua và thuê ngoài của các doanh nghiệp hạ nguồn Lợi thế so sánh Sự phát triển của các doanh nghiệp công nghiệp chủ đạo Sự phát triển của các doanh nghiệp nhỏ và vừa Tập quán kinh doanh liên kết Thể chế và chính sách hỗ trợ công nghiệp hỗ trợ 1.4. TIẾP CẬN LÝ THUYẾT CỤM LIÊN KẾT CÔNG NGHIỆP VÀ HỆ SINH THÁI KINH DOANH TRONG NGHIÊN CỨU CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ 1.3.1. Lý thuyết cụm liên kết công nghiệp (industrial cluster) Cụm liên kết công nghiệp là sự tập trung về vị trí địa lý của các ngành công nghiệp nhằm tận dụng các cơ hội kinh doanh thông qua liên kết địa lý. 1.3.2. Lý thuyết hệ sinh thái kinh doanh (Business ecosystem) Ý tưởng về hệ sinh thái kinh doanh cho rằng một doanh nghiệp là một thực thể sống của một hệ sinh thái (với đầy đủ dấu hiệu và các hoạt động đặc thù của một hệ sinh thái) – một môi trường kinh doanh gắn với một vùng địa lý nhất định. Hệ sinh thái kinh doanh đặt nền tảng thành công của mình trên sự song hành của cạnh tranh và hợp tác. Ý tưởng về hệ sinh thái kinh doanh phản bác các lập luận về sự chia cắt và cô lập các doanh nghiệp trong một vùng địa lý hay một ngành. Theo Moore (1996), hệ sinh thái kinh doanh như “Một cộng đồng kinh tế được hỗ trợ bởi nền tảng là sự tương tác giữa các tổ chức và các cá nhân - các thực thể của thế giới kinh doanh. Chính cộng đồng này sẽ sản sinh ra 6 các sản phẩm và dịch vụ có giá trị cho khách hàng mà những người này lại chính là một bộ phận của hệ sinh thái đó”. 1.3.3. Công nghiệp hỗ trợ với cụm liên kết công nghiệp và hệ sinh thái kinh doanh Công nghiệp hỗ trợ và cụm liên kết công nghiệp Công nghiệp hỗ trợ và hệ sinh thái kinh doanh 1.3.4. Vận dụng lý thuyết cụm liên kết công nghiệp, hệ sinh thái kinh doanh trong nghiên cứu chính sách thúc đẩy các ngành công nghiệp hỗ trợ - Cần xác định cụ thể các ngành công nghiệp mũi nhọn trước khi xây dựng các chính sách cho công nghiệp hỗ trợ. - Các chính sách thúc đẩy công nghiệp hỗ trợ phải tính toán đến đầy đủ 4 vấn đề của công nghiệp hỗ trợ, đó là các điều kiện đầu vào (vốn, công nghệ, nguồn nhân lực, cộng đồng doanh nhân,...), các điều kiện đầu ra (thị trường, sức mua, hệ thống hỗ trợ, ..) các thể chế hỗ trợ và giám sát cạnh tranh, các ngành công nghiệp liên quan, các doanh nghiệp hỗ trợ (ví dụ cung cấp nguyên vật liệu), các trung tâm nghiên cứu và đào tạo. - Các chính sách công nghiệp hỗ trợ phải tính trên tổng thể bao gồm các doanh nghiệp lắp ráp và chế biến then chốt và các công ty có khả năng tham gia vào công nghiệp hỗ trợ. - Các chính sách về công nghiệp hỗ trợ phải tạo ra các điều kiện cho việc khởi sự các doanh nghiệp nhỏ và vừa - Các chính sách về công nghiệp hỗ trợ không được can thiệp quá nhiều vào thị trường cũng như tạo sự bất bình đẳng trong cạnh tranh, đặc biệt là giữa khối doanh nghiệp nhà nước và tư nhân hay với khối đầu tư nước ngoài. 1.4 KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ CỦA MỘT SỐ NƯỚC VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM Thứ nhất: Bài học về việc giải quyết các vấn đề then chốt trong phát triển công nghiệp hỗ trợ. Thứ hai: Bài học về việc giải quyết các vấn đề cụ thể. CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NGÃI 2.1. ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ- XÃ HỘI CỦA TỈNH QUẢNG NGÃI 2.1.1 Đặc điểm điều kiện tự nhiên Quảng Ngãi nằm ở miền Nam Trung bộ, có nhiều núi đồi cao, gò, thung lũng và biển cả chia làm các miền riêng biệt. Miền núi chiếm gần bằng 2/3 diện tích. Miền đồng bằng: đất đai phần lớn là phù sa nhiều 7 cát, đất xấu. Địa hình tương đối phức tạp, thấp dần từ Tây sang Đông với các dạng địa hình đồi núi, đồng bằng ven biển, phía Tây của tỉnh là sườn Đông của dãy Trường Sơn, tiếp đến là địa hình núi thấp và đồi xen kẽ đồng bằng, có nơi núi chạy sát biển, đồi núi chiếm phần lớn diện tích, đồng bằng ven biển nhỏ hẹp (trừ đồng bằng thuộc hạ lưu sông Trà Khúc, sông Vệ). 2.1.2 Tình hình kinh tế xã hội của tỉnh Quảng Ngãi Quảng Ngãi là một tỉnh nghèo, nông nghiệp giữ vai trò quan trọng với gần 67% dân số sống bằng nghề nông, xuất phát nền kinh tế thấp và quy mô nhỏ. Tuy nhiên, cùng với quan tâm của Trung ương và sự nỗ lực của nhân dân Quảng Ngãi với đức tính cần cù, chịu khó, nhẫn nại mà sáng tạo, kinh tế Quảng Ngãi không ngừng tăng trưởng và phát triển, công nghiệp dần dần chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế và trở thành ngành chủ lực trong phát triển kinh tế của tỉnh. 2.2 TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TỈNH QUẢNG NGÃI Phát triển công nghiệp là nhiệm vụ đột phá của tỉnh trong quá trình phát triển kinh tế, do đó ngành công nghiệp được tập trung ưu tiên phát triển và đã đạt được những thành tựa đáng kể thể. Trong phần này chúng ta sẽ đánh giá toàn diện sự phát triển của ngành công nghiệp tỉnh Quảng Ngãi. Sự phát triển của công nghiệp tỉnh là nền tảng cho sự phát triển công nghiệp hỗ trợ trên cả hai giác độ cung lẫn cầu. 2.2.1 Tăng trưởng sản xuất công nghiệp Giá trị sản xuất công nghiệp (theo giá năm 1994) của tỉnh vào năm 2000 đạt 968,6 tỷ đồng, năm 2005 đạt 1.793,4 tỷ đồng, năm 2011 ước đạt 17.759,72 tỷ đồng. Tốc độ tăng giá trị sản xuất công nghiệp bình quân hàng năm giai đoạn 2001-2011 là 33,76%, trong đó giai đoạn 2006-2011 có tốc độ tăng bình quân hàng cao hơn tốc độ tăng giai đoạn 2001- 2005. Nguyên nhân là do sự tăng trưởng của toàn ngành mà chủ yếu là sự tăng trưởng nhảy vọt vào năm 2009 và 2010 từ kết quả hoạt động của công nghiệp lọc hóa dầu. 2.2.2 Chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp Công nghiệp khai thác giảm dần tỷ trọng vì thực chất Quảng Ngãi là địa phương không nhiều tài nguyên. Công nghiệp chế biến đã phát triển mạnh nhất là năm 2009 với sự kiện Nhà náy lọc dầu Dung Quất đã khiến cơ cấu của ngành này tăng từ 95% lên tới 97.6% khiến cho ngành này càng chiếm tỷ trọng tuyệt đối. Sự thay đổi này không chỉ thay đổi về cơ cấu mà còn chất luợng công nghệ của ngành công nghiệp. Công nghiệp sản xuất và phân phối điện nước cũng có sự phát triển theo sự phát triển của công nghiệp chế biến tuy nhiên tỷ trọng của nó vẫn giảm 8 vì tăng chậm hơn. Tuy nhiên tình hình này cũng cho thấy sự không cân đối trong cơ cấu này. Nguồn: Cục Thống Kê tỉnh Quảng Ngãi( Niên giám thống kê tỉnh Quảng Ngãi 2011 ) 2.2.3 Tình hình hoạt động của các cơ sở sản xuất công nghiệp Năm 2011, trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi có 14.871 cơ sở sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp. Trong đó khu vực công nghiệp địa phương 14.864 cơ sở; Khu vực công nghiệp trung ương 5 cơ sở; Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài 2 cơ sở. 2.3 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ TỈNH QUẢNG NGÃI 2.3.1 Điều tra xã hội học các doanh nghiệp cung ứng và sử dụng các lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi 2.3.1.1 Mục tiêu và phương pháp nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu - Mô tả một cách tổng hợp thị trường sản phẩm và dịch vụ hỗ trợ. - Đánh giá tiềm năng sử dụng sản phẩm, dịch vụ hỗ trợ của các doanh nghiệp tỉnh Quảng Ngãi. - Đánh giá tiềm năng cung ứng sản phẩm, dịch vụ hỗ trợ của các doanh nghiệp trong tỉnh Quảng Ngãi. - Tìm hiểu các hình thức kinh doanh dựa trên liên kết. - Nhận diện các yếu tố ảnh hưởng đến việc tham gia thị trường các sản phẩm hỗ trợ của các doanh nghiệp. 9 Mẫu thu thập dữ liệu Tiến hành phỏng vấn chuyên sâu 300 doanh nghiệp. Có 170 doanh nghiệp công nghiệp có khả năng sử dụng các sản phẩm và dịch vụ hỗ trợ và 130 doanh nghiệp có khả năng cung ứng dịch vụ hỗ trợ được tiến hành phỏng vấn. 2.3.2 Thực trạng phát triển các lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ chủ yếu của tỉnh Quảng Ngãi 2.3.2.1 Thực trạng phát triển công nghiệp hỗ trợ cho lĩnh vực dệt, may của tỉnh Quảng Ngãi Công nghiệp sản xuất nguyên phụ liệu ngành dệt may trên địa bản tỉnh Quảng Ngãi phát ít triển. Năm 2010 Quảng Ngãi có một số doanh nghiệp có tham gia sản xuất nguyên phụ liệu ngành dệt may, tuy nhiên số lượng phân tán, và rời rạc. Nhìn chung, các ngành công nghiệp hỗ trợ ngành dệt may trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi đa dạng, từ những doanh nghiệp cung cấp nguyên liệu đến những doanh nghiệp dệt nhuộm, cung cấp bao bì… Tuy nhiên quy mô rất nhỏ, phân tán, hoạt động chủ yếu dưới dạng gia công. Nếu các doanh nghiệp này có những mối liên kết với nhau thì sẽ có những tác động tích cực đến phát triển công nghiệp dệt may tỉnh Quảng Ngãi. 2.3.2.2 Thực trạng phát triển công nghiệp hỗ trợ cho lĩnh vực cơ khí của tỉnh Quảng Ngãi Công nghiệp hỗ trợ ngành công nghiệp cơ khí có vai trò rất quan trọng trong phát triển kinh tế của tỉnh Quảng Ngãi. Đây là ngành công nghiệp cung cấp máy móc thiết bị, phụ tùng cho các ngành kinh tế khác. Công nghiệp hỗ trợ ngành cơ khí bao gồm các ngành sau đây: Công nghiệp sản xuất thiết bị điện, sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn, sản xuất máy chuyên dụng, sản xuất phụ tùng xe có động cơ, phương tiện vận tải khác... Năm 2011, Quảng Ngãi có 995 cơ sở sản xuất, trong đó có 52 doanh nghiệp. Phần lớn các cơ sở sản xuất cơ khí là các doanh nghiệp có qui mô nhỏ và rất nhỏ thuộc thành phần kinh tế ngoài quốc doanh. Tuy nhiên trên địa bàn cũng đã xuất hiện một số cơ sở cơ khí lớn, có tiền đề phát triển mạnh trong tương lai như sửa chữa và đóng mới tàu thủy, công nghiệp nặng DOOSAN... 2.3.2.3 Thực trạng phát triển công nghiệp hỗ trợ cho lĩnh vực Điện tử - Tin học của tỉnh Quảng Ngãi Ngành công nghiệp hỗ trợ của ngành công nghiệp điện tử – tin học trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi bao gồm ba ngành sản xuất chính như sau: - Công nghiệp sản xuất linh kiện điện tử. - Công nghiệp sản xuất máy vi tính và thiết bị ngoại vi của máy vi tính. 10 - Công nghiệp sản xuất thiết bị truyền thông. Trong ba ngành công nghiệp nêu trên, ngành công nghiệp sản xuất linh kiện điện tử chiếm tỷ trọng lớn nhất về quy mô. 2.3.2.4 Thực trạng phát triển công nghiệp hỗ trợ cho các lĩnh vực chế biến thực phẩm, chế biến gỗ, hóa chất, lọc hóa dầu… của tỉnh Quảng Ngãi - Nhóm ngành công nghiệp hỗ trợ lĩnh vực chế biến thực phẩm, đồ uống. - Công nghiệp hỗ trợ các ngành chế biến gỗ, giấy - Nhóm sản xuất vật liệu xây dựng 2.3.3 Đánh giá chung về thực trạng, tiềm năng phát triển công nghiệp hỗ trợ qua kết quả khảo sát - Khu vực công nghiệp hỗ trợ của tỉnh Quảng Ngãi rất có tiềm năng nhưng còn khá non yếu. Mặc dù các doanh nghiệp sử dụng nhiều dịch vụ bên ngoài nhưng những sản phẩm công nghiệp sản xuất tại địa phương cũng như các dịch vụ sản xuất lại chiếm một tỉ trọng rất nhỏ trong cơ cấu mua của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp cung ứng đa phần là các doanh nghiệp nhỏ và cung ứng các dịch vụ đại trà. Các hoạt động công nghiệp trung gian có ít doanh nghiệp tham gia. - Các doanh nghiệp, kể cả doanh nghiệp cần hỗ trợ lẫn doanh nghiệp hỗ trợ đều có khuynh hướng chọn lựa các doanh nghiệp lớn, có uy tín và thiên về các doanh nghiệp nước ngoài. - Tiềm năng sử dụng và cung ứng các sản phẩm hỗ trợ tại tỉnh Quảng Ngãi và các địa phương lân cận là khá cao, tuy nhiên hầu hết các doanh nghiệp đều mới chỉ dừng lại ở một số các sản phẩm hay dịch vụ cơ bản. - Hoạt động liên kết công nghiệp hầu như ít xuất hiện trong thị trường sản phẩm trung gian. Các doanh nghiệp hoạt động với phương thức mua bán và gặp khá nhiều khó khăn trong liên kết công nghiệp. - Đối với các doanh nghiệp cần hỗ trợ, điều khó khăn là tìm ra các nhà cung cấp địa phương có năng lực, có sản phẩm đáp ứng nhu cầu và đáng tin cậy. Đối với các doanh nghiệp hỗ trợ, điều quan trọng là thị trường, tính chuyên môn hóa trong ngành và các hỗ trợ từ phía địa phương. - Các hoạt động công nghiệp cơ bản còn khá yếu kém và cũng đang trong quá trình phát triển. Các nguyên liệu chính như sắt thép, cao su, hóa chất, kim loại, năng lượng được sản xuất chủ yếu tại các vùng khác làm cho chi phí đầu vào của các doanh nghiệp nhỏ và vừa là khá cao. - Hệ thống dịch vụ kinh doanh (nghiên cứu phát triển, thiết kế, marketing, phân phối,...) cũng khá yếu và chưa phát triển, dẫn đến chi phí và hiệu quả hoạt động ở khu vực này là khá thấp. 11 CHƯƠNG 3 PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NGÃI 3.1 PHÂN TÍCH ĐIỀU KIỆN VÀ NHU CẦU PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ CỦA TỈNH QUẢNG NGÃI TRÊN QUAN ĐIỂM TIẾP CẬN CỤM CÔNG NGHIỆP VÀ HỆ SINH THÁI KINH DOANH 3.1.1 Phân tích điều kiện để phát triển công nghiệp hỗ trợ của tỉnh Quảng Ngãi Thứ nhất, hệ thống các doanh nghiệp công nghiệp chủ chốt ở khu vực hạ nguồn công nghiệp của tỉnh Quảng Ngãi và Vùng kinh tế trọng điểm Miền Trung khá non yếu. Thứ hai, hệ thống doanh nghiệp thượng nguồn cung cấp các nguyên vật liệu chủ yếu và công nghệ cơ bản cho các doanh nghiệp là khá thiếu và yếu. Thứ ba, hệ thống doanh nghiệp công nghiệp của tỉnh Quảng Ngãi còn quá mỏng và yếu. Thứ tư, các điều kiện hỗ trợ liên kết công nghiệp chưa được quan tâm đúng mức và vẫn ở trong mức độ tự phát. Tập quán kinh doanh dựa trên liên kết chưa được hình thành. Cuối cùng, một số điều kiện về nguồn nhân lực, khả năng chuyển giao công nghệ và năng lực hấp thụ và làm chủ công nghệ còn hạn chế. Năm vấn đề cơ bản trên đặt tỉnh Quảng Ngãi và Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung trong một vòng luẩn quẩn lớn là Công nghiệp không phát triển -> Nhu cầu sản phẩm hỗ trợ thấp -> Không có doanh nghiệp hỗ trợ ->Không có công nghiệp hỗ trợ -> Không thu hút được đầu tư -> Công nghiệp không phát triển. Một chiến lược phát triển công nghiệp hỗ trợ phải giải quyết một cách triệt để và toàn diện các vấn đề này. 3.1.2 Nhu cầu phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2020 3.1.2.1. Áp lực đòi hỏi phát triển công nghiệp hỗ trợ của tỉnh Quảng Ngãi Theo chiến lược phát triển kinh tế và công nghiệp đến năm 2020, cùng với sự gia tăng của đầu tư nước ngoài vào Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung với những cụm kinh tế lớn và rất lớn đòi hỏi một trung tâm hậu cần, dịch vụ sản xuất và công nghiệp hỗ trợ. Với định hướng Quảng Ngãi trở thành trung tâm kinh tế của miền Trung và là trung tâm công 12 nghiệp hỗ trợ của toàn vùng thì việc phát triển công nghiệp hỗ trợ càng trở thành nhu cầu cấp thiết, là yêu cầu bắt buộc mang tính sống còn trong cạnh tranh khu vực và quốc tế. 3.1.2.2 Nhu cầu phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ của tỉnh Quảng Ngãi Các ngành công nghiệp hỗ trợ cần phát triển trong giai đoạn đầu của Quảng Ngãi và Vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung cơ bản nằm trong các nhóm sau: Linh kiện, phụ tùng cơ khí, Khuôn, hàn, tiện, mạ, xử lý kim loại, Công nghiệp điện tử và linh kiện; Công nghệ thông tin, Công nghiệp sơ chế thủy hải sản, Dịch vụ logistic, Dịch vụ cho thuê tài chính, Sản xuất và chế biến nhựa, da, vải, cao su, Nguyên vật liệu cho thiết bị điện, Thiết kế kiểu dáng công nghiệp. 3.2 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ TẠI QUẢNG NGÃI 3.2.1 Quan điểm cơ bản về phát triển công nghiệp hỗ trợ Thứ nhất: Việc phát triển CNHT là hết sức quan trọng và cần thiết, tuy nhiên tránh nóng vội, chủ quan, duy ý chí và làm theo phong trào. Về cơ bản, chiến lược đề xuất cho sự phát triển CNHT tại Quảng Ngãi có sự kết hợp giữa chiến lược kéo và đẩy, tuy nhiên thiên về kéo nhằm khuyến khích và hỗ trợ thị trường phát triển. Thứ hai: Phát triển CNHT tại Quảng Ngãi phải đứng trên quan điểm tổng hợp của Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, của quốc gia, tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu nhằm đáp ứng điều kiện về thị trường cho sự phát triển. Thứ ba: Phát triển CNHT cần đặt trên nền tảng tạo lập các điều kiện cho sự phát triển, đấy là các điều kiện về quan hệ cung cầu về CNHT, sự cân đối giữa công nghiệp thượng nguồn và công nghiệp hạ nguồn, doanh nghiệp lớn và hệ thống doanh nghiệp nhỏ… Thứ tư: Cần mạnh dạn ứng dụng quan điểm về hệ sinh thái công nghiệp và cụm liên kết công nghiệp trong việc phát triển CNHT tại Quảng Ngãi. Thứ năm: Các giải pháp thúc đẩy công nghiệp hỗ trợ phải tính toán đầy đủ 4 vấn đề của công nghiệp hỗ trợ, đó là các điều kiện đầu vào, các điều kiện đầu ra, các thể chế hỗ trợ và giám sát cạnh tranh, các ngành công nghiệp liên quan, các doanh nghiệp hỗ trợ, các trung tâm nghiên cứu và đào tạo. Thứ sáu: Phát triển công nghiệp hỗ trợ phải được xem xét trên quan điểm tổng thể bao gồm các doanh nghiệp lắp ráp và chế biến then chốt và các công ty có khả năng tham gia vào công nghiệp hỗ trợ, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa. 13 Thứ bảy: Các giải pháp thúc đẩy công nghiệp hỗ trợ không được can thiệp quá sâu vào thị trường cũng như tạo sự bất bình đẳng trong cạnh tranh, đặc biệt là giữa khu vực doanh nghiệp nhà nước và tư nhân hay với khu vực đầu tư nước ngoài. 3.2.2 Xác định mô hình chiến lược phát triển CNHT của tỉnh Quảng Ngãi Dựa trên nền tảng lý thuyết đã xây dựng, kết quả phân tích thực trạng và kinh nghiệm về sự không thành công trong mô hình chiến lược đẩy phát triển CNHT tại Việt Nam thời gian qua, mô hình phát triển CNHT của Quảng Ngãi nên áp dụng: Mô hình chiến lược hỗn hợp, có sự kết hợp giữa kéo và đẩy, tuy nhiên thiên về chiến lược kéo. 3.2.3 Định hướng phát triển CNHT tỉnh Quảng Ngãi Định hướng phát triển công nghiệp hỗ trợ lĩnh vực cơ khí, chế tạo máy và sản xuất kim loại Các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ cần ưu tiên phát triển là: sản phẩm ngành đúc, gia công kim loại, khuôn mẫu, nhiệt luyện, luyện kim, cơ điện tử... cần đặc biệt ưu tiên thu hút và kêu gọi đầu tư vào các lĩnh vực hỗ trợ cho công nghiệp đóng tàu tại Dung Quất và các tỉnh thuộc thuộc Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung như: Công nghiệp chế tạo động cơ, Công nghiệp chế tạo xích neo, Công nghiệp chế tạo thiết bị bơm, Công nghiệp sản xuất hộp số & hệ thống truyền động tàu thủy, Công nghiệp chế tạo thiết bị nội thất phương tiện vận tải, Công nghiệp sản xuất cấu kiện thép và dây điện, Công nghiệp sản xuất que hàn và vật liệu hàn, Công nghiệp sản xuất cấu kiện phi tiêu chuẩn, sản xuất nhôm thanh, sản xuất các sản phẩm cơ khí điện máy, cáp điện, van, bơm đường ống dầu khí… Định hướng phát triển công nghiệp hỗ trợ lĩnh vực dệt, may, gia dày Phát triển CNHT trong lĩnh vực dệt, may, gia dày cần thực hiện các mục tiêu sau: - Hình thành và phát triển các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ đạt tiêu chuẩn chất lượng quốc tế, có khả năng tham gia vào chuỗi sản xuất sản phẩm toàn cầu. - Đến năm 2025 Quảng Ngãi phấn đấu trở thành trung tâm phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành dệt – may, da - giày của khu vực. Hình thành và phát triển các trung tâm nguyên phụ liệu ngành dệt – may, da – giày. - Kết hợp song song giữa sản xuất nguyên phụ liệu ngành dệt – may, da - giày với việc phát triển dịch vụ cung cấp nguyên phụ liệu ngành dệt – may, da - giày. Các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ngành dệt – may cần ưu tiên phát triển như sau: Công nghiệp sản xuất máy móc, thiết bị và phụ tùng cơ khí phục vụ ngành dệt may; Phát triển công nghiệp dệt vải; Phát triển thị 14 trường vải mộc.Phát triển ngành công nghiệp sản xuất nguyên phụ liệu ngành dệt – may, Hình thành ngành công nghiệp thời trang trong lĩnh vực dệt - may. Sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ngành da – giày đến năm 2020 Phát triển các loại vải dệt để sản xuất giầy dép, đặc biệt là giầy dép vải xuất khẩu.Phát triển nguyên phụ liệu ngành da – giày, bao gồm mũ giày, đế giày. Phát triển ngành công nghiệp cơ khí phục vụ ngành công nghiệp da – giày. Phát triển ngành công nghiệp giày thời trang. Định hướng phát triển các lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ ngành điện tử, tin học Trong thời gian tới có thể chú trọng một số sản phẩm cơ bản sau: Các sản phẩm linh kiện điện tử, quang điện tử cơ bản; linh kiện thạch anh; vi mạch điện tử; pin dùng cho máy vi tính xách tay... Đây cũng chính là những sản phẩm đang thuộc diện được ưu tiên phát triển của Chính phủ. 3.3 CÁC GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ TẠI QUẢNG NGÃI 3.3.1 Khẩn trương xây dựng qui hoạch phát triển CNHT của tỉnh Quảng Ngãi Điều chỉnh khái niệm công nghiệp hỗ trợ Như đã phân tích ở chương 1, khái niệm CNHT mà Bộ Công Thương đưa ra năm 2007 là quá rộng, bao gồm hầu như toàn bộ chuỗi giá trị của mỗi ngành công nghiệp, từ khâu nguyên vật liệu cho đến các hoạt động marketing. Điều này sẽ gây khó khăn cho việc xây dựng các chính sách phát triển CNHT, các ưu đãi, các chương trình ưu tiên phát triển CNHT. Đây cũng là lý do mà sau 5 năm phê duyệt, hầu như các hoạt động phát triển CNHT vẫn ở giai đoạn khởi động. Theo nhóm nghiên cứu, trong điều kiện Việt Nam nói chung và Quảng Ngãi nói riêng hiện nay, khái niệm CNHT nên được giới hạn lại trong 2 khâu: linh phụ kiện và lắp ráp phụ. Nghĩa là CNHT của Việt Nam nên được định nghĩa gần tương tự như Nhật Bản hoặc các quốc gia trong khu vực. Thuật ngữ CNHT cũng cần được định nghĩa cụ thể, dễ hiểu, vì các chính sách phát triển CNHT đều được xây dựng từ khái niệm này. Theo nhóm nghiên cứu, nên định nghĩa như sau: CNHT chỉ toàn bộ việc tạo ra và cung ứng những linh phụ kiện để tham gia vào hình thành các sản phẩm hoàn thiện cho người tiêu dùng. Sản phẩm CNHT chủ yếu bao gồm một số lĩnh vực như: kim loại, nhựa và cao su, điện và điện tử, nhằm cung ứng cho các ngành công nghiệp chế tạo. Xác định các ngành cung ứng trong phát triển CNHT tỉnh Quảng Ngãi 15 Như vậy, theo nhóm nghiên cứu, quy hoạch CNHT Quảng Ngãi nên xác định lại, bao gồm quy hoạch cung ứng các linh kiện kim loại, quy hoạch cung ứng các linh kiện nhựa và cao su, quy hoạch cung ứng các linh kiện điện và điện tử. Nếu giới hạn lại và đồng thời mở rộng ra như vậy, Quảng Ngãi có thể đánh giá khả năng phát triển CNHT của địa phương mình, thay vì cách hiểu: cứ có ngành công nghiệp hạ nguồn thì phải có CNHT cho ngành đó như hiện nay. Xác định lĩnh vực ưu tiên trong phát triển công nghiệp hỗ trợ Theo nhóm nghiên cứu, Quảng Ngãi có nhu cầu và năng lực khá trong công nghiệp cơ khí, Tỉnh Quảng Ngãi có thể lựa chọn việc cung ứng các linh kiện kim loại làm ưu tiên trong giai đoạn phát triển 10 năm tới. Trong đó, đối với mỗi ngành công nghiệp hạ nguồn đã được xác định là mũi nhọn của quốc gia (như điện tử, ô tô, xe máy, đóng tàu) cần lên danh mục các linh phụ kiện kim loại mà Quảng Ngãi có thể phát triển và cung ứng rộng khắp. 3.3.2 Tạo dựng thị trường cho sự phát triển công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi Nhóm giải pháp đầu tiên và quan trọng nhất là tạo ra các điều kiện cơ bản của một thị trường công nghiệp hỗ trợ tại tỉnh Quảng Ngãi, đó là cầu thị trường hỗ trợ và cung thị trường hỗ trợ. Bản chất của giải pháp này là tạo điều kiện tối đa thu hút đầu tư trong nước, nước ngoài và tại địa phương đến với khu vực công nghiệp hỗ trợ. Tuy nhiên, khác với các giải pháp chỉ bao gồm các chính sách ưu đãi đầu tư, nhóm giải pháp của chúng tôi bao gồm cả các chính sách kéo và đẩy và tập trung hơn ở các chính sách kéo. Đó là việc tạo ra một khu vực thị trường với sức hút lớn đối với các doanh nghiệp. Các giải pháp đẩy chỉ sử dụng ở mức độ hạn chế và trong khả năng kiểm soát của chính quyền địa phương nhằm hạn chế các tác động tiêu cực của các quyết định hành chính lên thị trường. 3.3.3 Xây dựng cơ sở dữ liệu cho phát triển CNHT của tỉnh Quảng Ngãi Đây được xem như giải pháp trọng tâm và hữu hiệu cho việc phát triển liên kết công nghiệp. Để hạn chế các rủi ro trong quá trình liên kết và tăng cường khả năng liên kết của các doanh nghiệp, cần xây dựng một cơ chế đánh giá rủi ro và cung cấp thông tin doanh nghiệp. Quảng Ngãi cần tập trung đầu tư và xây dựng một cơ quan độc lập có vai trò thiết lập và quản lý hệ thống thông tin quan trọng trọng kinh doanh các sản phẩm hỗ trợ và một cơ sở dữ liệu chi tiết về thị trường này. 3.3.4 Đề xuất hệ thống mô hình phát triển CNHT ở tỉnh Quảng Ngãi 16 Từ kinh nghiệm của Nhật Bản, Thái Lan và Ma-lay-xi-a trong phát triển CNHT, nhóm nghiên cứu đề xuất công cụ liên quan đến phát triển CNHT ở Việt Nam với 3 mô hình như sau. Hình 3.4 Đề xuất hệ thống mô hình phát triển CNHT ở tỉnh Quảng Ngãi 3.3.5 Xây dựng hệ thống vườn ươm doanh nghiệp cho CNHT Những năm gần đây, tại Quảng Ngãi có sự gia tăng đột biến số lượng doanh nghiệp thành lập mới. Tuy nhiên, có thể thấy tỉ trọng doanh nghiệp mới thành lập tập trung vào các ngành dịch vụ, tài chính, tư vấn, thương mại, buôn bán. Các ngành nghề sản xuất thường có tỷ trọng gia tăng thấp, chưa kể đến các nhà máy doanh nghiệp đóng cửa. Sản xuất CNHT lại có đặc điểm quan trọng là đòi hỏi thâm dụng vốn, thâm dụng công nghệ kỹ thuật, với trình độ nhân lực cao, có thể khẳng định đây là các ngành khó để khởi sự kinh doanh so với các ngành thương mại, dịch vụ. Như vậy, để đáp ứng nhu cầu về CNHT, thiết lập được hệ thống cung ứng cho các ngành, rất cần một biện 17 pháp mạnh mẽ và có gốc rễ nền tảng về phát triển doanh nghiệp ngay từ những bước đi ban đầu. 3.3.6 Phát triển nguồn nhân lực đặc thù cho CNHT - Sớm hình thành một quỹ hỗ trợ đào tạo nhân lực cho CNHT, quỹ này một phần được tài trợ của ngân sách đầu tư phát triển ngành và từ sự đóng góp của các doanh nghiệp. - Thực hiện chế độ đào tạo thường xuyên để người lao động tiếp cận với những tri thức mới. - Nâng cao việc xã hội hoá đào tạo để có thể đáp ứng nhu cầu ngày càng cao hơn về nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn hoá sâu trong các lĩnh vực của nền công nghiệp quốc gia. - Khuyến khích các doanh nghiệp, các viện nghiên cứu và các đối tác nước ngoài thực hiện các chương trình trao đổi kỹ thuật, trao đổi chương trình R&D. - Một vấn đề thường xuyên được nhắc đến tuy nhiên vẫn chưa có các chính sách triệt để ở tầm vĩ mô, là khả năng ngoại ngữ của nguồn nhân lực ảnh hưởng rất lớn đến thu hút đầu tư. Chính phủ cần cân nhắc để cải tiến hệ thống giáo dục gắn chặt với phát triển ngoại ngữ. 3.3.7 Phát triển nhanh hệ thống dịch vụ phát triển kinh doanh Đây là vấn đề đã được các tổ chức hỗ trợ DNNVV đề xuất trong nhiều chương trình, dự án. Tuy nhiên, điểm đặc biệt quan trọng trong việc xúc tiến này là quá trình tác động đến nhận thức của doanh nghiệp trong việc hình thành nhu cầu sử dụng các dịch vụ này cũng như gia tăng chất lượng của các hoạt động dịch vụ cung ứng cho doanh nghiệp, đáp ứng mọi mặt nhu cầu của doanh nghiệp: đào tạo, tổ chức quản lý, tổ chức sản xuất, thương mại, marketing, tư vấn tài chính… 3.3.8 Thành lập trung tâm xúc tiến công nghiệp hỗ trợ của tỉnh Quảng Ngãi Hoạt động phát triển CNHT trong thời gian qua chưa hiệu quả và còn nhiều phân tán một phần bởi không có cơ quan quản lý nhà nước làm đầu mối, chịu trách nhiệm về vấn đề này. Với vai trò to lớn của phát triển CNHT đối với nền kinh tế, đặc biệt là công nghiệp, Quảng Ngãi cần chỉ đạo thành lập cơ quan đầu mối quản lý nhà nước về CNHT, có thể đặt tại Sở Công Thương. Bên cạnh các công việc liên quan đến chính sách cho CNHT, một trong những nhiệm vụ quan trọng của cơ quan đầu mối là hàng năm nên ban hành trung tâm xúc tiến các quan hệ liên kết CNHT. 3.4 CÁC KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI CHÍNH PHỦ VÀ CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG CÁC TỈNH MIỀN TRUNG 3.4.1 Đối với Chính phủ 18 - Nghiên cứu tích hợp chiến lược công nghiệp và chiến lược công nghiệp hỗ trợ của các địa phương trong tổng thể chiến lược công nghiệp quốc gia đồng thời xây dựng các kịch bản chiến lược cho Vùng. - Thành lập các trung tâm nghiên cứu và chuyển giao công nghệ sản xuất ở cấp quốc gia trong các lĩnh vực quan trọng. Phối hợp với địa phương để đặt trụ sở hay các trung tâm nghiên cứu về lĩnh vực này tại các địa phương. - Chọn lựa và xây dựng các chuẩn mực chất lượng cũng như kiểm tra đánh giá về sản phẩm công nghiệp. - Xây dựng cơ sở dữ liệu công nghiệp tổng hợp và tích hợp với hệ thống cơ sở dữ liệu của các địa phương. - Xây dựng các chính sách hỗ trợ linh hoạt và phân cấp mạnh cho các địa phương - Xem xét thực hiện các đề nghị về đầu tư cơ sở hạ tầng, cơ chế quản lý của địa phương. - Thống nhất đầu mối về quản lý công nghiệp hỗ trợ toàn quốc làm cơ sở quy hoạch chuyên môn hóa các cụm liên kết công nghiệp hỗ trợ. 3.4.2 Đối với Chính quyền các tỉnh miền Trung - Phối hợp xây dựng chiến lược phát triển Vùng trên cơ sở đánh giá năng lực cạnh tranh thực sự của mình và đề xuất với Chính phủ. - Xây dựng các chính sách theo phân cấp, - Đảm bảo vấn đề thông tin, dữ liệu, - Đảm bảo chính sách ổn định, - Xây dựng và thực hiện các chương trình hỗ trợ đặc thù của Vùng, 19 KẾT LUẬN Đối với Quảng Ngãi, việc phát triển một nền công nghiệp vững mạnh luôn luôn là yếu tố then chốt trong chiến lược phát triển của Tỉnh. Địa phương đang tìm mọi cách để công nghiệp hóa mạnh hơn, sâu hơn và chuyên môn hóa cao hơn ở tầm quốc tế nhằm đạt được các lợi thế cạnh tranh trong khu vực và trên thế giới. Một trong các chiến lược được lựa chọn là thu hút các nguồn vốn và công nghệ của các quốc gia phát triển thông qua các hình thức đầu tư và liên kết kinh doanh. Để thực hiện được điều đó, phát triển công nghiệp hỗ trợ dường như là điều kiện bắt buộc. Từ kinh nghiệm về các thành công và thất bại của các quốc gia trong phát triển công nghiệp hỗ trợ, chúng tôi đã tổng hợp thành các mô hình phát triển công nghiệp hỗ trợ thế giới. Qua đó, các điều kiện hình thành và phát triển các ngành công nghiệp này được nhận diện và phân tích cũng như đánh giá các điều kiện cơ bản là các yếu tố cung, cầu và môi trường hoạt động. Chúng tôi đã đưa ra các nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển của các ngành công nghiệp hỗ trợ của một quốc gia và khu vực, theo quan điểm phân tích dựa trên lý thuyết về lợi thế cạnh tranh khu vực và lý thuyết về hệ sinh thái kinh doanh. Các yếu tố này được đánh giá cho tỉnh Quảng Ngãi. Trên cơ sở đó, các giải pháp mang tính chính sách kích thích thị trường (thu hút đầu tư) và các giải pháp hỗ trợ thị trường cũng như vai trò của Chính phủ và các cơ quan quản lý trong việc thực thi đã được phân tích và đề nghị một cách cụ thể. Với việc phân tích một cách tổng quát sự phát triển của công nghiệp hỗ trợ dựa trên nhiều góc nhìn và cách tiếp cận khác nhau như quan điểm về xây dựng chính sách công nghiệp, lý thuyết về cạnh tranh khu vực, sự phát triển ngành công nghiệp và các lý thuyết kinh doanh hiện đại, chúng tôi đề nghị các giải pháp để thực hiện các mục tiêu trên. Theo quan điểm của chúng tôi, phát triển được công nghiệp hỗ trợ thực chất chính là phát triển các doanh nghiệp tham gia vào các ngành công nghiệp này. Muốn vậy, các giải pháp phải đảm bảo nguyên tắc về phát triển kinh doanh dựa trên các yếu tố thị trường và chính sách hỗ trợ của nhà nước. Trên quan điểm đó, giải pháp tổng hợp cho sự phát triển công nghiệp hỗ trợ khu vực tỉnh Quảng Ngãi sẽ bao gồm hai nhóm giải pháp chính: 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan