Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Dịch vụ công tác xã hội xã hội trong giải quyết việc làm cho người khuyết tật vậ...

Tài liệu Dịch vụ công tác xã hội xã hội trong giải quyết việc làm cho người khuyết tật vận động từ thực tiễn quận hai bà trưng, thành phố hà nội.

.PDF
94
525
136

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI ĐỖ MINH HOÀNG NGUYỄN THỊ KIM NGA DỊCH VỤ CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO NGƢỜI KHUYẾT TẬT VẬN ĐỘNG TỪ THỰC TIỄN QUẬN HAI BÀ TRƢNG, THÀNH PHỐ HÀ NỘI Ngành : Công tác xã hội Mã số : 876 01 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG TÁC XÃ HỘI LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan kết quả nghiên DẪN cứu trong luậnHỌC: văn Thạc sĩ Công tác NGƢỜI HƢỚNG KHOA TS. NGUYỄN HIỆP THƢƠNG HÀ NỘI, 2018 LỜI CAM ĐOAN Luận văn này là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi, được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Nguyễn Hiệp Thương. Các số liệu, những kết luận nghiên cứu được trình bày trong luận văn này hoàn toàn trung thực. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan này. Học viên Nguyễn Thị Kim Nga MỤC LỤC MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 5 Chƣơng 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ DỊCH VỤ CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO NGƢỜI KHUYẾT TẬT VẬN ĐỘNG.......................................................................................................................13 1.1.Khái niệm công cụ ........................................................................................... 13 1.2. Lý thuyết ứng dụng trong nghiên cứu ............................................................ 19 1.3. Lý luận về dịch vụ công tác xã hội trong giải quyết việc làm với người khuyết tật vận động. ............................................................................................ 211 Chƣơng 2. THỰC TRẠNG DỊCH VỤ CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG HỖ TRỢ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO NGƢỜI KHUYẾT TẬT VẬN ĐỘNG TẠI QUẬN HAI BÀ TRƢNG, THÀNH PHỐ HÀ NỘI ............................................ 322 2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ....................................................................... 322 2.2.Thực trạng việc làm người khuyết tật vận động tại quận Hai Bà Trưng....... 333 2.3. Nhu cầu việc làm người khuyết tật vận động tại quận Hai Bà Trưng ............ 39 2.4. Thực trạng dịch vụ công tác xã hội và các yếu tố ảnh hưởng trong việc hỗ trợ giải quyết việc làm cho người khuyết tật vận động tại quận Hai Bà Trưng. ...... 444 Chƣơng 3. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG DỊCH VỤ CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM ĐỐI VỚI NGƢỜI KHUYẾT TẬT VẬN ĐỘNG TỪ THỰC TIỄN QUẬN HAI BÀ TRƢNG, TP HÀ NỘI .................................................................................................................... 65 3.1. Các giải pháp về cơ chế quản lý và ban hành, thực thi chính sách hỗ trợ giải quyết việc làm cho người khuyết tật vận động...................................................... 65 3.2. Các giải pháp về nâng cao nghiệp vụ chuyên môn cho đội ngũ nhân viên công tác xã hội làm việc trong các trung tâm cung ứng các dịch vụ công tác xã hội giải quyết việc làm cho người khuyết tật vận động ........................................ 67 3.3. Các giải pháp truyền thông nâng cao nhận thức của cộng đồng .................... 69 3.4. Củng cố và phát triển các mô hình dịch vụ công tác xã hội đối với người khuyết tật vận động ............................................................................................. 710 3.5. Các giải pháp về đầu tư cơ sở vật chất hạ tầng cho người khuyết tật vận động..............................................................................................................721 KẾT LUẬN .............................................................................................................. 74 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................. 76 PHỤ LỤC ............................................................................................................... 793 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CTXH Công tác x hội DVCTXH Dịch vụ công tác xã hội NKT Người khuyết tật NKT VĐ Người khuyết tật vận động HBT Hai Bà Trưng NVCTXH Nhân viên công tác xã hội Bộ LĐ TB XH Bộ Lao động, Thương binh và X hội DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng Nội dung Trang biểu Bảng 1 Biểu đồ 2.1 Bảng 2.2 Biểu đồ 2.3 Bảng 2.4 Biểu đồ 2.5 Biểu đồ 2.6 Biểu đồ 2.7 Biểu đồ 2.8 Mô hình DVCTXH trong tương lai – BLĐTBXH đề xuất 30 Tỷ lệ NKT VĐ có việc làm 33 Kết quả điều tra về thu nhập bình quân /tháng NKT của 35 NKT quận HBT Lý do NKT VĐ quận HBT chưa có việc làm Các lĩnh vực công việc mà NKT VĐ Quận Hai Bà Trưng 36 40 hướng tới Nhu cầu về các dịch vụ hỗ trợ việc làm của NKT VĐ quận 41 HBT Cơ cấu NKT VĐ quận HBT được tiếp cận với các dịch vụ 45 hỗ trợ việc làm Mức độ các loại dịch vụ hỗ trợ tiếp cận NKT VĐ quận 47 HBT Tương quan giữa nhu cầu dịch vụ hỗ trợ giải quyết việc làm và số NKT VĐ quận HBT được tiếp cận 53 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong đề án 32 về phát triển nghề CTXH tại Việt Nam giai đoạn 2010 – 2020, Chính phủ đ nhấn mạnh cần phải chú trọng phát triển các Trung tâm cung cấp dịch vụ Công tác x hội tại các địa phương .Các trung tâm này có nhiệm vụ cung cấp các họat động CTXH chuyên nghiệp nhằm giúp đỡ các cá nhân, nhóm, cộng đồng yếu thế như người nghèo, trẻ em mồ côi, người khuyết tật … Hiện nay, các dịch vụ CTXH đ dần dần được hình thành và phát triển cùng với sự ra đời của các mô hình trung tâm dịch vụ CTXH. Theo kết quả điều tra của UNFPA trong “ Người Khuyết tật tại Việt Nam : Một số kết quả chủ yếu từ Tổng điều tra Dân số và Nhà ở Việt Nam 2016” thì trong số 78,5 triệu người Việt Nam từ 5 tuổi trở lên có 7 triệu người , tương ứng với 7,8% dân số từ 5 tuổi trở lên là người khuyết tật, trong đó số lượng NKT vận động vào khoảng 2,9 triệu người, đó là một con số không hề nhỏ [2]. Cộng đồng NKT VĐ gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc sống, ngoài những khó khăn do thể chất thì họ còn gặp nhiều vấn đề về tâm lý hay những rào cản từ sự kì thị và phân biệt đối xử. Theo số liệu thống kê thì trên toàn quốc, trong số NKT VĐ có khả năng lao động chỉ có 62% tỷ lệ NKT VĐ tham gia lực lượng lao động và việc làm nhưng chủ yếu là trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp. NKT ở nước ta còn gặp nhiều khó khăn trở ngại trong cuộc sống hàng ngày. Một trong những khó khăn trong đời sống của họ chính là vấn đề việc làm. Cụ thể hơn là những nhu cầu việc làm của họ, nhu cầu về các dịch vụ nhằm hỗ trợ, hay giúp họ tiếp cận với những công việc phù hợp. Chúng ta có thể thấy rằng, cho dù là ai, là NKT hay người không khuyết tật thì đều có nhu cầu làm việc để nuôi sống bản thân. Tuy nhiên, bản thân NKT họ lại bị hạn chế bởi điều kiện thể chất trong khi lao động, đặc biệt là NKT VĐ. NKT VĐ gặp phảt rất nhiều rào cản trong quá trình học nghề và tìm việc làm phù hợp như sự kỳ thị, sự phân biệt đối xử. Trên thế giới đ có những mô hình cung cấp dịch vụ việc làm cho NKT, nhất là NKT VĐ để họ có thể phát huy tối đa năng lực của mình, và họ đ đạt được 1 những thành công nhất định. Tại Việt Nam hiện nay Đảng và Nhà nước đ xây dựng những chính sách và luật để giúp cho NKT có cơ hội được làm việc, nhưng thực tế là rất nhiều NKT còn khả năng lao động nhưng không tiếp cận được với các cơ hội đó. Mặt khác, chưa có nhiều công ty, xí nghiệp tạo điều kiện cho người khuyết tật những điều kiện làm việc phù hợp . NKT hiện nay hầu hết chưa tiếp cận được các cơ hội làm việc ổn định tại các công ty xí nghiệp mà chỉ lao đông tại các cơ sở cho NKT. Giải quyết việc làm cho NKT không chỉ đem lại cho họ một nghề nghiệp để tự nuôi sống bản thân mà cũng là giúp họ tái hòa nhập cộng đồng. Như vậy, việc giải quyết nhu cầu việc làm cho NKT nói chung và NKT VĐ hiện nay nói riêng là rất cần thiết , nhưng các dịch vụ CTXH nhằm trợ giúp NKT tiếp cận với các cơ hội việc làm còn rất thiếu. Trong quá trình tình nguyện tại Hội người khuyết tật quận Hai Bà Trưng người nghiên cứu nhận thấy rằng Quận Hai Bà Trưng là địa bàn khá rộng với 20 phường, đây là một trong những Quận đi đầu trong việc hỗ trợ, giúp đỡ và kết nối NKT trong các lĩnh vực cuộc sống trong đó bao hàm cả vấn đề việc làm. Với việc thành lập Hội NKT vào năm 2008 trên địa bàn Quận với số lượng ban đầu 80 người cho đến nay đ phát triển lên tới 216 người gồm nhiều dạng khuyết tật khác nhau. Và một trong những nhiệm vụ mà Hội NKT cũng đề cập đến chính là tổ chức các hoạt động về giáo dục nghề, tuyên trình chính sách pháp luật, vận động sự giúp đỡ của các doanh nghiệp, các nhà hảo tâm trong việc hỗ trợ hướng nghiệp, giới thiệu việc làm cho NKT, mà các hoạt động đó có phần nào mang màu sắc của công tác x hội. Có thể nói với những hoạt động hiện nay của hội NKT cũng phần nào đáp ứng và giải quyết một vài nhu cầu việc làm cho NKT. Tuy nhiên có thể nhận thấy rằng phần đông NKT trong Hội , đặc biệt là những NKT VĐ hầu như chưa có việc làm và chưa nhận được sự hỗ trợ của các loại hình dịch vụ nào để giải quyết các nhu cầu việc làm . NKT VĐ mặc dù họ bị suy giảm chức năng các bộ phận trên cơ thể nhưng họ vẫn có thể làm được các công việc đặc thù cho họ nếu bản thân họ được giúp đỡ và được hỗ trợ từ các dịch vụ công tác x hội. Mặt khác, như đ nêu ở phần trên, họ cũng đang rất cần và mong muốn được tiếp cận với các dịch vụ hỗ trợ 2 đó để giải quyết nhu cầu việc làm cho bản thân mình. Chính vì vậy việc tìm hiểu về các dịch vụ CTXH trong việc giúp NKT VĐ có được việc làm đáp ứng được những nhu cầu của họ là rất cấp thiết. Với thực trạng hiện nay, vậy câu hỏi đặt ra rằng thực chất các dịch vụ công tác xã hội trong vấn đề việc làm đ đến với NKT VĐ hay chưa? Hiệu quả các dịch vụ đó với NKT VĐ đ thực sự làm họ hài lòng không? Xuất phát từ những lý do trên người nghiên cứu quyết định nghiên cứu để tìm hiểu về " Dịch vụ Công tác xã hội xã hội trong giải quyết việc làm cho người khuyết tật vận động từ thực tiễn Quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội “ nhằm đưa ra một cái nhìn khái quát nhất về vấn đề này, để từ đó có những căn cứ đúng đắn nhằm xây dựng những giải pháp và đề xuất phù hợp. 2.Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Trong cuộc sống, con người luôn là trung tâm đóng vai trò hết sức quan trọng, là nhân tố quyết định trong mọi hoạt động thông qua mối quan hệ giữa con người với con người, con người và x hội. Các mối quan hệ đó biểu hiện ở nguyên tắc bình đẳng bất kể con người khác nhau về trí lực, thể lực và các đặc điểm khác đều có giá trị và tầm quan trọng ngang nhau. Điều này có nghĩa là tất cả mọi người, cần được đối xử công bằng và có cơ hội bình đẳng để tham gia các hoạt động x hội, kể cả thị trường lao động và vấn đề việc làm. Trên thế giới nói chung và ngay cả Việt Nam, NKT được đề cập rất nhiều trong nghiên cứu khoa học x hội. Tuy vậy, chúng ta cũng thấy rằng nghiên cứu vấn đề việc làm với NKT VĐ thì vẫn chưa có nhiều. Ngiên cứu nước ngoài “ The National Disability Strategy report, Council of Australian Gorvement 2012” ( Báo cáo chiến lược Quốc Gia về NKT, Hội đồng chính phủ ÚC, 2012 ) [4]. Chiến lược NKT quốc gia đ đưa ra bản kế hoạch mười năm để cải thiện cuộc sống cho NKT Úc. Kế hoạch này sử dụng sự đồng bộ và thống nhất của tất cả các ban ngành địa phương về chính sách và chương trình qua đó cho phép NKT thực hiện đầy đủ các chức năng, tiềm năng của họ như những công dân khác. Chiến lược này đóng góp một vai trò không nhỏ trong việc bảo vệ, 3 thúc đẩy quyền lợi cho NKT, từ đó đảm bảo các chính sách mà NKT, và gia đình họ được hưởng. Một trong sáu khía cạnh ưu tiên hành động giành cho NKT , gia đình và người chăm sóc họ có khía cạnh liên quan đến việc làm cho NKT, đó là “ NKT được hưởng các quyền lợi về việc làm như người bình thường, được hưởng các chế độ đ i ngộ, được tiếp cận các công trình giao thông, công viên, các tòa nhà và nhà ở, thông tin kĩ thuật số và công nghệ truyền thông, đời sống dân sự , thể thao, giải trí văn hóa… “ " Disability and social inclusion in Ireland, Brenda Gannon and Brian Nolan, 2011” ( Khuyết tật và hòa nhập x hội ở Ireland, , Brenda Gannon and Brian Nolan, 2011) [3]. Báo cáo này là nêu lên sự khác biệt giữa NKT và không khuyết tật trong việc tham gia hòa nhập cộng đồng. Thông qua việc thống kê các số liệu thu thập được để đánh giá mức độ đói nghèo , tỉ lệ có việc làm, sự tham gia giáo dục... của NKT. Đồng thời tìm hiểu thêm mức độ ảnh hưởng của NKT đến cuộc sống hàng ngày và tới nững người khác. Báo cáo cũng nhấn mạnh đến yếu tố khuyết tật có ảnh hưởng lớn đến đời sống của NKT, thiết kế nơi làm việc không phù hợp với các dạng tật sự kì thị của cộng đồng và việc tiếp cận giao thông đi lại còn khó khăn. Tuy nhiên hai bài nghiên cứu nên trên, mặc dù đ tập trung rất nhiều vào khả năng hòa nhập x hội của người khuyết tật, đưa ra những luận điểm về sự khó khăn mà NKT phải đối mặt trong cuộc sống, đặc biệt là vấn đề việc làm. Nhưng khía cạnh tìm hiểu nhu cầu việc làm và sự hỗ trợ của công tác x hội đối với NKT thì chưa được nhắc nhiều đến trong các nghiên cứu này. Tại Việt Nam, cũng có rất nhiều đề tài nghiên cứu liên quan đến các vấn đề của NKT như vấn đề việc làm , phục hồi chức năng….Tuy nhiên nếu có thường các nghiên cứu chỉ đề cập tới NKT nói chung chứ ít đề cập tới NKT vận động nói riêng. Đơn cử như nghiên cứu năm 2010 của Nguyễn Quang Lê, đề tài “ Bước đầu tìm hiểu khó khăn và biểu hiện vượt khó của người khuyết tật vận động để tiến tới xây dựng chỉ số vượt khó của người khuyết tật” [13]. Nghiên cứu này cũng chỉ đề cập đến khái niệm người khuyết tật vận động, những khó khăn mà người khuyết tật gặp phải và các biện pháp tâm lí - giáo dục nhằm trợ giúp người khuyết tật vượt qua 4 mọi khó khăn, giúp họ đương đầu với cuộc sống của mình để hòa nhập vào cộng đồng và cùng với toàn x hội. “ Hướng dẫn giảm kì thị và phân biệt đối xử với NKT” của tác giả Khuất Thu Hồng, Nguyễn Thị Vân Anh cùng nhóm biên tập ISPS năm 2011 [1]. Tài liệu này nhằm tăng mục đích hiểu biết và nhận thức của NKT và sự phân biệt đối sử với NKT, ngoài ra cung cấp các kĩ năng cần thiết để NKT có thể hòa nhập cộng đồng. Trong đó có một khía cạnh và tài liệu này chỉ ra, đó là sự phân biệt đối xử trong vấn đề việc làm của NKT : Quan điểm chung của cộng đồng về việc việc làm của NKT còn rất thấp. Nhiều người cho rằng NKT vận động cùng với các dạng thức khuyết tật khác nhau không có cơ hội làm việc như những người “ bình thường “ khác.... Đối với NKT đ từng đi làm thì cũng không được gắn bó lâu dài vì NKT gặp rất nhiều khó khăn , gồm khó khăn trong việc đi lại, cơ sở hạ tầng, môi trường làm việc chưa đáp ứng được những khó khăn mà họ gặp phải, bị kì thì của những người khác…..Mặc dù vậy thì cả hai nghiên cứu trên chưa đề cập nhiều đến những khó khăn cụ thể mà NKT gặp phải khi họ tìm kiếm việc làm, và khi họ đ đi làm, hơn nữa là khía cạnh của NKT vận động thì chưa có nhiều các luận điểm đề cập tới. Nhà nước ta đ ban hành rất nhiều nghị định, thông tư, luật liên quan đến dạy nghề và tạo việc làm cho người lao động là NKT, đồng thời có rất nhiều nghiên cứu về vấn đề này. Báo cáo kết quả thực hiện “ Pháp lệnh về người tàn tật và đề án trợ giúp Người khuyết tật giai đoạn 2006 – 2010” của Bộ LĐTBXH [5]. Báo cáo cũng nêu rõ các kết quả thực hiện công tác chăm sóc NKT trên các lĩnh vực như: trợ cấp hàng tháng đối với NKT, hộ gia đình nuôi dưỡng NKT, NKT có việc làm, số NKT được tiếp cận các công trình giao thông công cộng. Từ đó đề ra những giải pháp công tác thực hiện Pháp lệnh Người tàn tật được tốt hơn . Ngoài những khía cạnh trên cũng có rất nhiều các tài liệu, tạp chí các công trình nghiên cứu liên quan đến việc đáp ứng nhu cầu việc làm của NKT. Điển hình là nghiên cứu của Bộ lao động thương binh x hội năm 2011 với đề tài: “ Vai trò của tổ chức người tàn tật trong việc xây dựng các chính sách, chương trình quốc gia về về dạy nghề và việc làm cho người khuyết tật của bộ thương binh lao động và 5 xã hội” [6- tr75]. Nghiên cứu này cũng nói đến việc xây dựng và thực hiện các chính sách cho người khuyết tật để họ được đáp ứng nhu cầu việc làm của mình, Họ được tư vấn hỗ trợ dạy nghề, qua đây NKT biết được những nơi có thể nhận mình vào làm việc, để có thể có một công việc phù hợp với bản thân. Dịch vụ công tác x hội còn là khái niệm khá mới mẻ tại Việt Nam, tuy nhiên cũng có nhiều tác giả đ nghiên cứu về vấn đề này. Tác giả Đặng Kim Chung và nhóm nghiên cứu năm 2011 với đề tài:“Đánh giá nhu cầu về dịch vụ công tác xã hội và xây dựngcông tác xã hội và xây dựng kế hoạch thiết lập mô hình và hệ thống cung cấp dịch vụ từ trung ương đến cộng đồng” [7]. Nghiên cứu đ đánh giá nhu cầu dịch vụ công tác x hội tại cộng đồng và trong trung tâm, nghiên cứu việc phát triển những dịch vụ công tác x hội trong phạm vi tài nguyên có thể huy động, đề xuất kế hoạch xây dựng và vận hành mô hình và hệ thống cung cấp DVCTXH từ trung ương đến cộng đồng. Đề tài đ phân tích và đánh giá nhu cầu của các đối tượng dựa trên hai khía cạnh: Cung và cầu dịch vụ cho từng nhóm đối tượng cụ thể: Người cao tuổi, NKT, trẻ em, người trưởng thành… Nhu cầu với DVCTXH của các nhóm đối tượng rất lớn nhưng vẫn còn đang tiềm ẩn trong x hội. Hệ thống cơ sở cung cấp dịch vụ còn manh mún và chất lượng còn kém. Nhận thức và hiểu biết của công chúng và các nhà hoạch định chính sách về nghề CTXH còn chưa sâu. Cán bộ làm CTXH còn thiếu và chưa được đào tạo chính quy, tổ chức cung cấp DVCTXH ở cộng đồng gần như chưa có. Tác giả Bùi Thị Xuân Mai (2014) trong bài “Thực trạng mạng lưới dịch vụ xã hội ở Việt Nam-Những khuyến nghị” cho rằng: Mạng lưới dịch vụ x hội là một tập hợp các dịch vụ trong hệ thống xét theo góc độ tính chất đó là dịch vụ việc làm, đào tạo nghề, tư vấn, tham vấn, tư vấn tâm lý, sức khỏe, pháp lý, cung cấp thông tin chính sách, hỗ trợ thu nhập dịch vụ, hỗ trợ các đối tượng yếu thế hòa nhập x hội, tái hòa nhập gia đình, cộng đồng và dịch vụ hòa giải, biện hộ các vấn đề x hội. Xét từ gốc độ quản lý mạng lưới dịch vụ x hội bao gồm dịch vụ công lập, ngoài công lập, dịch vụ tư nhân, mạng lưới dịch vụ của tôn giáo và của các tổ chức dân sự x hội khác [9]. 6 Tuy nhiên nói chung, đa số các đề tài chỉ nghiên cứu hướng tới giải quyết việc làm cho người khuyết tật bằng cách dạy nghề trực tiếp hoặc hỗ trợ tâm lí. Mặc dù vậy người NKT VĐ và NKT nói chung có nhu cầu về việc làm đặc thù, nhưng mức độ đáp ứng các nhu cầu đó còn rất hạn chế. Hơn nữa hầu như không có nghiên cứu nào nhắc đến các DVCTXH nhằm giải quyết nhu cầu việc làm của người khuyết tật hay đánh giá mức độ đáp ứng của các dịch vụ công tác x hội đó. Hầu hết là các nghiên cứu chỉ nêu lên sự cần thiết của việc giúp NKT có thể tìm được một công việc mới để đáp ứng nhu cầu bản thân, nhưng chưa nói lên được những nhu cầu riêng của họ và xây dựng mô hình DVCTXH phù hợp để đáp ứng những nhu cầu đó. Lĩnh vực nghiên cứu CTXH với NKT nói chung và NKT VĐ nói riêng còn tương đối mới mẻ. Nên luận văn xin được nêu ra thực trạng việc làm của người khuyết tật vận động Quận Hai Bà Trưng – TP Hà Nội, tìm hiểu những nhu cầu của họ về việc làm và từ đó nghiên cứu về thực trạng các DVCTXH hiện nay trong việc giải quyết các nhu cầu việc làm đó. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Tìm hiểu thực trạng DVCTXH trong giải quyết việc làm của NKT VĐ tại quận Hai Bà Trưng. Căn cứ vào đó để đề ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả chất lượng DVCTXH trong giải quyết việc làm cho NKT VĐ từ thực tiễn quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà nội. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Tìm hiểu về thực trạng việc làm và nhu cầu việc làm của NKT VĐ tại quận Hai Bà Trưng. - Tìm hiểu thực trạng các hoạt động cung cấp DVCTXH trong việc giải quyết việc làm cho NKT VĐ ở quận Hai Bà Trưng - Đưa ra một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả việc cung cấp DVCTXH trong việc giải quyết việc làm cho NKT VĐ ở quận Hai Bà Trưng. 7 4. Đối tƣợng, khách thể và phạm vi nghiên cứu 4.1.Đối tƣợng nghiên cứu, khách thể nghiên cứu + Dịch vụ công tác x hội trong giải quyết việc làm cho NKT VĐ từ thực tiễn quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội + Khách thể nghiên cứu - Người khuyết tật vận động trong độ tuổi lao động vẫn còn khả năng lao động và có nhu cầu việc làm đang sống tại quận Hai Bà Trưng. - Cán bộ hội NKT Quận Hai Bà Trưng. - Cán bộ cung cấp dịch vụ hỗ trợ việc làm cho NKT VĐ quận Hai Bà Trưng. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi khảo sát: - Không gian : Nghiên cứu tại quận Hai Bà Trưng. - Thời gian : từ 15 tháng 03 năm 2018 đến 10 tháng 07 năm 2018. Phạm vi nội dung vấn đề nghiên cứu: - Nhu cầu việc làm : bao gồm: nhu cầu về lương, chế độ đ i ngộ, môi trường làm việc, loại hình công việc, nhu cầu về các dịch vụ công tác x hội hỗ trợ việc làm. - NKT Vận động : Chỉ tiến hành nghiên cứu trên các đối tượng NKT vận động vẫn còn khả năng lao động và đang ở độ tuổi lao động có nhu cầu việc làm được quy định trong Bộ Luật Lao động và có nhu cầu về việc làm. Tức là với Nam giới KT từ 15 đến 60 tuổi, Nữ giới KT từ 15 đến 55 tuổi. - Dịch vụ CTXH : Các hoạt động CTXH mang tính chuyên nghiệp hoặc không chuyên cung cấp các họat động hỗ trợ về tinh thần và vất chất cho NKT nhằm xóa bỏ những rào cản và bất bình đẳng trong vấn đề việc làm của NKT. Do ở Việt Nam các dịch vụ CTXH mang tính chuyên nghiệp mới đang trong quá trình hình thành nên nghiên cứu cũng xin được coi những họat động trợ giúp việc làm cho NKT nằm trong các dịch vụ CTXH. 5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp phân tích tài liệu 8 Tài liệu là những hiện vật do con người tạo nên nhằm mục đích nào đó nhưng có tính chất truyền tin hoặc bảo lưu thông tin. Tài liệu trong điều tra x hội học là vật chứa đựng thông tin bằng ngôn ngữ, chữ viết hiện vật. Phương pháp phân tích tài liệu là phương pháp thu thập thông tin thứ cấp của những tài liệu có sẵn. Phân tích tài liệu là xem xét các tài liệu có sẵn trong kho thông tin lưu trữ và các nguồn khác để nghiên cứu về đề tài cần thiết, không phải làm các cuộc phỏng vấn đề điều tra. Điều cốt lõi trong phương pháp này là cần sưu tầm được đúng và đầy đủ các tài liệu cần thiết cho nội dung nghiên cứu. Trước đây, công việc này rất khó khăn và mất rất nhiều thời gian nhưng hiện nay với sự trợ giúp đắc lực của mạng internet, thư viện trường và thư viện khoa X Hội Học lượng tài liệu được tìm kiếm cần thiết đ tìm kiếm khá dễ dàng. Nhưng điểm khó khăn mới là phải chọn lọc từ nhiều nguồn tư liệu khác nhau và đặc biệt là từ những nguồn tư liệu không chính thống. Đây là phương pháp được dùng rất phổ biến vì không tốn nhiều chi phí và công sức điều tra thực tế mà vẫn có được lượng thông tin cần thiết cho nghiên cứu. Với nghiên cứu của mình, tác giả chủ yếu sử dụng phương pháp phân tích định tính: để tìm ra những nội dung tư tưởng cơ bản của tài liệu, tìm ra những vấn đề có liên quan đến đề tài nghiên cứu và xác định xem những vấn đề gì được giải quyết và những vấn đề gì chưa được giải quyết. Thu thập các đầu sách, xử lý số liệu và kết quả sẵn có ở các nghiên cứu trước về các vấn đề của NKT VĐ gặp phải hiện nay đó là vấn đề việc làm, giáo dục, phục hồi chức năng và chăm sóc sức khỏe của người khuyết tật nhằm phục vụ cho đề tài nghiên cứu, tham khảo vận dụng số liệu của một số báo cáo thống kê, báo cáo tổng kết, khảo sát của cơ quan nhà nước về thực trạng NKT nói chung và NKT VĐ nói riêng, các dự án nghiên cứu khác có liên quan; các văn bản pháp lý hiện hành của nhà nước về xây dựng các công trình công cộng cho NKT VĐ, nhằm thu thập và phân tích những nội dung có liên quan đến nghiên cứu. Kết quả của công việc này vừa là minh chứng đúng đắn, thực tế của các nghiên cứu trước, mặt khác cung cấp cho cá nhân chúng tôi những kiến thức và kinh nghiệm để xây dựng báo cáo nghiên cứu của mình. 9 5.2. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi là một phương pháp phỏng vấn viết, được thực hiện cùng một lúc với nhiều người theo một bảng hỏi in sẵn. Người được hỏi trả lời ý kiến của mình bằng cách đánh dấu vào các ô tương ứng theo một quy ước nào đó. Tác giả dự kiến thu thập số lượng NKT VĐ trong Quận còn trong độ tuổi lao động, có khả năng lao động và có nhu cầu về vấn đề việc làm. Việc lựa chọn mẫu sẽ dựa trên số lượng NKT VĐ thống kê được tại quận Hai Bà Trưng. Nội dung phỏng vấn sẽ là thu thập các thông tin về thực trạng việc làm của NKT VĐ, nhu cầu về việc làm và thực trạng DVCTXH trong giải quyết việc làm cho NKT VĐ. Số NKT VĐ trong danh sách hội viên của Quận Hai Bà Trưng là 93 người nằm rải rác ở 20 phường trong Quận. Từ danh sách đó tác giả đ lọc tìm những đối tượng là NKT VĐ và nằm trong độ tuổi lao động có nhu cầu giải quyết việc làm đ chọn ra 50 người theo cách chọn mẫu đơn giản để tiến hành trưng cầu ý kiến qua bảng hỏi. Trong 1 tuần từ 18/5/2018 đến 25/5/2018, đ chủ động đến địa bàn để thu thập đủ 50 bảng hỏi. Sở dĩ chọn con số 50 người để điều tra bảng hỏi là vì quy mô thời gian và kinh phí cũng như số lượng NKT VĐ trong độ tuổi của quận sau khi lọc chỉ có 50 người. Nên tác giả tiến hành chọn toàn bộ. 5.3. Phương pháp phỏng vấn sâu Phương pháp phỏng vấn sâu cũng là một phương pháp kỹ thuật chuyên sâu được sử dụng để tìm hiểu sâu sắc về các phản ứng, suy nghĩ, thái độ, tình cảm, động cơ, quan điểm, chính kiến của các đối tượng được phỏng vấn đối với các vấn đề liên quan. Phỏng vấn được sử dụng trong luận văn này cho các đội tượng sau: - 03 Cán bộ UBND quận Hai Bà Trưng và cán bộ hội NKT quận Hai Bà Trưng - 03 Cán bộ cung cấp các dịch vụ hỗ trợ NKT - 05 Người khuyết tật ( Được chọn ngẫu nhiên trong danh sách NKT VĐ trong độ tuổi lao động của Quận Hai Bà Trưng). Nội dung phỏng vấn sâu là tìm hiểu và thu thập thông tin chuyên sâu về thực trạng và nhu cầu việc làm của NKT VĐ tại quận Hai Bà Trưng, đồng thời tìm hiểu 10 thực trạng cung cấp DVCTXH trong giải quyết việc làm cho NKT VĐ và những thuận lợi khó khăn trong việc cung cấp dịch vụ CTXH đến đối tượng này. Trên cơ sở đó đưa ra một số giải pháp nâng cao chất lượng DVCTXH trong việc giải quyết nhu cầu việc làm. 6. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn 6.1. Ý nghĩa lý luận Việc nghiên cứu đề tài trên một phần là củng cố tri thức, phương pháp nghiên cứu khoa học x hội cho người nghiên cứu. Đồng thời đề tài sẽ làm phong phú thêm phạm vi nghiên cứu, lĩnh vực nghiên cứu cho x hội học. Một mặt nghiên cứu này muốn kiểm nghiệm tính ứng dụng của lý thuyết hệ thống và các lý thuyết nhu cầu của Maslow và Herzberg để tìm hiểu mức độ cần thiết của nhu cầu việc làm đối với NKT nói chung và NKT VĐ nói riêng. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Công tác x hội là bộ môn khoa học luôn đi sát với thực tiễn và nhằm giúp phát triển x hội theo hướng tích cực .Nghiên cứu cũng vận dụng những kiến thức của bộ môn X hội học trong vịêc thu thập thông tin và sử lý số liệu để tìm hiểu về thực trạng và nhu cầu việc làm của NKT VĐ Quận Hai Bà Trưng. Qua đó đưa ra những nét khái quát nhất về thực trạng việc làm cũng như nhu cầu của NKT VĐ về vấn đề việc làm. Căn cứ vào những thực tiễn đó để có thể tìm ra những xu hướng giải quyết phù hợp với bối cảnh kinh tế - văn hóa – x hội Việt Nam. Mặt khác từ vấn đề nghiên cứu có thể vận dụng những kiến thức của CTXH để đánh giá mức độ đáp ứng của các DVCTXH nhằm trợ giúp NKT quận Hai Bà Trưng trong vấn đề vịêc làm. Đồng thời từ những kiến thức về CTXH có thể đề xuất ra những giải pháp , khuyến nghị để khắc phục những mặt hạn chế, phát huy những mặt tích cực của các DVCTXH đ có. Hơn thế nữa, trong quá trình nghiên cứu cũng rút ra được kiến thức cũng như kỹ năng và phương pháp làm việc phù hợp và hiệu quả nhất đối với NKT VĐ cho nhân viên CTXH trong vấn đề này. 7. Kết cấu luận văn 11 Ngoài các phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và các phụ lục, luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Những vấn đề lý luận về dịch vụ công tác x hội trong giải quyết việc làm cho NKT vận động. Chương 2: Thực trạng dịch vụ công tác x hội trong hỗ trợ giải quyết việc làm cho NKT vận động từ thực tiễn quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội. Chương 3: Đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ công tác x hội trong giải quyết việc làm đối với NKT vận động từ thực tiễn quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội. 12 Chƣơng 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ DỊCH VỤ CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO NGƢỜI KHUYẾT TẬT VẬN ĐỘNG 1.1.Khái niệm công cụ 1.1.1. Khái niệm công tác xã hội Trên thế giới có nhiều khái niệm khác nhau về công tác x hội. Dưới đây là một số khái niệm về CTXH và nghề CTXH được đông đảo các nhà nghiên cứu và những người thực hành CTXH trên thế giới tham khảo, sử dụng: Theo định nghĩa của Hiệp hội quốc gia các nhân viên CTXH Mỹ (NASW 1970): "Công tác xã hội là một chuyên ngành để giúp đỡ cá nhân, nhóm hoặc cộng đồng tăng cường hay khôi phục việc thực hiện các chức năng xã hội của họ và tạo những điều kiện thích hợp nhằm đạt được các mục tiêu đó”. Theo Zastrow (1996): “Công tác xã hội là hoạt động nghề nghiệp giúp đỡ các cá nhân, nhóm hay cộng đồng để nhằm nâng cao hay khôi phục tiềm năng của họ để giúp họ thực hiện chức năng xã hội và tạo ra các điều kiện xã hội phù hợp với các mục tiêu của họ”. Theo tổ chức thực hành công tác x hội ( The Foundation of Social Work Practice): “Công tác xã hội là một môn khoa học ứng dụng để giúp đỡ mọi người vượt qua những khó khăn của họ và đạt được một vị trí ở mức độ phù hợp trong xã hội. Công tác xã hội được coi như là một môn khoa học vì nó dựa trên những luận chứng khoa học và những cuộc nghiên cứu đã được chứng minh. Nó cung cấp một lượng kiến thức có cơ sở thực tiễn và xây dựng những kỹ năng chuyên môn hóa”. Ở Việt Nam cũng có nhiều cách hiểu khác nhau về CTXH. CTXH có thể hiểu là một nghề, một hoạt động chuyên nghiệp nhằm trợ giúp các cá nhân, gia đình và cộng đồng nâng cao năng lực đáp ứng nhu cầu và tăng cường chức năng x hội, đồng thời thúc đẩy môi trường xã hội về chính sách, nguồn lực và dịch vụ nhằm giúp cá nhân, gia đình và cộng đồng giải quyết và phòng ngừa các vấn đề xã hội góp phần đảm bảo an sinh xã hội. 13 Theo TS Bùi Thị Xuân Mai: “Công tác xã hội là một nghề, một hoạt động chuyên nghiệp nhằm trợ giúp các cá nhân, gia đình và cộng đồng nâng cao năng lực đáp ứng nhu cầu và tăng cường chức năng xã hội đồng thời thúc đẩy môi trường xã hội về chính sách, nguồn lực và dịch vụ nhằm giúp cá nhân, gia đình, cộng đồng giải quyết và phòng ngừa các vấn đề về xã hội góp phần đảm bảo an sinh xã hội.” [9, tr.4]. Như vậy, có thể hiểu công tác x hội là một nghề chuyên nghiệp, áp dụng những nguyên tắc, kỹ năng để trợ giúp có hiệu quả cho cá nhân, gia đình và cộng đồng giải quyết vấn đề góp phần xây dựng x hội công bằng, hạnh phúc. 1.1.2. Khái niệm người khuyết tật Người khuyết tật là người có một hoặc nhiều khiếm khuyết về thể chất hoặc tinh thần mà vì thế gây ra suy giảm đáng kể và lâu dài đến khả năng thực hiện các họat động, sinh họat hàng ngày, Theo phân loại của Tổ chức Y tế Thế giới, có 3 mức độ suy giảm là khiếm khuyết (impairment), khuyết tật ( disability) và tàn tật (handicap): - Khiếm khuyết chỉ đến sự mất mát hoặc không bình thường của cấu trúc cơ thể liên quan đến tâm lý hoặc/và sinh lý. - Khuyết tật chỉa đến sự giảm thiểu chức năng hoạt động, là hậu quả của sự khiếm khuyết. - Tàn tật đề cập đến tình thế bất lợi hoặc thiệt thòi của người mang khiếm khuyết do tác động của môi trường xung quanh lên tình trạng khuyết tật của họ ( WHO, 1999) Một số khái niệm mô tả mức độ khuyết tật được sử dụng trong báo cáo Tổng điều tra Dân số năm 2009. Trong cuộc điều tra này đ sử dụng nhóm câu hỏi ngắn về khuyết tật được sử dụng về mức độ khó khăn trong việc thực hiện 4 chức năng là: 1) Nhìn; 2) Nghe; 3)Vận động và 4) Tập trung hoặc ghi nhớ. Người trả lời sẽ tự đánh giá mức độ khó khăn của mình theo 4 mức độ: 1) Không có khó khăn gì; 2) Có khó khăn; 3) Rất khó khăn; và 4) Không thể thực hiện được. 14 - Người khuyết tật (NKT) là những người có khó khăn ( gồm những người “có khó khăn”,”rất khó khăn”,và “không thể thực hiện được”) trong việc thực hiện ít nhất một trong 4 chức năng nói trên. - Người không khuyết tật (NKKT) là những người không có khó khăn nào trong việc thực hiện cả 4 chức năng nói trên. - Người đa khuyết tật ( NĐKT) là những người có khó khăn khăn ( gồm những người “có khó khăn”,”rất khó khăn”,và “không thể thực hiện được”) trong việc thực hiện được ít nhất từ hai chức năng ( trong 4 chức năng nói trên) trở lên. - Người khuyết tật nặng (NKTN) gồm những người “không thể thực hiện” ít nhất một trong 4 chức năng nói trên. Theo Pháp Lệnh của Ủy Ban Thường Vụ Quốc Hội số 06/1998/PLUBTVQ10 ngày 30/7/1998 về Người Tàn Tật định nghĩa NKT không phân biệt nguồn gốc gây ra khuyết tật là người bị khiếm khuyết một hay nhiều bộ phận cơ thể hoặc chức năng biểu hiện dưới những dạng tật khác nhau, làm suy giảm khả năng hoạt động từ 41% trở lên ( được Hội đồng y khoa có thẩm quyền xác định) khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp nhiều khó khăn ( hồ sơ , thủ tục giám định y khoa áp dụng theo hướng dẫn tại Thông tư 34/TT-LB ngày 29/12/1993 của liên Bộ Lao động – Thương binh và X hội – Bộ Y tế). Tại Việt Nam: Theo Luật Người khuyết tật Việt nam (2010), “Người khuyết tật là người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng tật khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn”[10]. Dạng tật được quy định trong luật bao gồm: Khuyết tật vận động; Khuyết tật nghe, nói; Khuyết tật nhìn; Khuyết tật thần kinh, tâm thần; Khuyết tật trí tuệ; Khuyết tật khác. Người khuyết tật được chia theo mức độ khuyết tật sau đây: NKT đặc biệt nặng là người do khuyết tật dẫn đến không thể tự thực hiện việc phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày. NKT nặng là người do khuyết tật dẫn đến không thể tự thực hiện một số việc phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng 15
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan