Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học DI CƯ MÙA VỤ NÔNG THÔN - ĐÔ THỊ VÀ VAI TRÒ GIỚI TRONG GIA ĐÌNH CÓ NGƯỜI DI CƯ Ở ...

Tài liệu DI CƯ MÙA VỤ NÔNG THÔN - ĐÔ THỊ VÀ VAI TRÒ GIỚI TRONG GIA ĐÌNH CÓ NGƯỜI DI CƯ Ở NÔNG THÔN HẢI PHÒNG HIỆN NAY (Nghiên cứu trường hợp tại xã Quốc Tuấn và xã Quang Trung, huyện An Lão, Hải Phòng)

.PDF
212
604
115

Mô tả:

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH ---------------------- NGUYỄN THỊ PHƯƠNG THẢO DI CƯ MÙA VỤ NÔNG THÔN - ĐÔ THỊ VÀ VAI TRÒ GIỚI TRONG GIA ĐÌNH CÓ NGƯỜI DI CƯ Ở NÔNG THÔN HẢI PHÒNG HIỆN NAY (Nghiên cứu trường hợp tại xã Quốc Tuấn và xã Quang Trung, huyện An Lão, Hải Phòng) LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC Hà Nội - 2018 HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH ---------------------- NGUYỄN THỊ PHƯƠNG THẢO DI CƯ MÙA VỤ NÔNG THÔN - ĐÔ THỊ VÀ VAI TRÒ GIỚI TRONG GIA ĐÌNH CÓ NGƯỜI DI CƯ Ở NÔNG THÔN HẢI PHÒNG HIỆN NAY (Nghiên cứu trường hợp tại xã Quốc Tuấn và xã Quang Trung, huyện An Lão, Hải Phòng) Chuyên ngành : Xã hội học Mã số : 62 31 30 01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC Người hướng dẫn khoa học: 1. GS.TS TRỊNH DUY LUÂN 2. TS. HÀ VIỆT HÙNG Hà Nội - 2018 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, trích dẫn đều có nguồn gốc rõ ràng. Các kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được công bố trong bất cứ công trình khoa học nào khác Tác giả Nguyễn Thị Phương Thảo MỤC LỤ MỞ ÐẦU…............................................................................................................... 1 Chương 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ DI CƯ MÙA VỤ NÔNG THÔN – ÐÔ THỊ VÀ VAI TRÒ GIỚI TRONG GIA ÐÌNH CÓ NGƯỜI DI CƯ ..............................................................................................................14 1.1. Nghiên cứu về tác động đóng góp kinh tế từ tiền gửi của người di cư cho đến đời sống kinh tế gia đình nơi xuất cư...................................................15 1.2. Nghiên cứu về những tác động xã hội của di cư đến các thành viên trong gia đình có người di cư...............................................................................18 1.3. Nghiên cứu về chính sách đối với vấn đề di cư.................................................27 Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN NGHIÊN CỨU VỀ DI CƯ MÙA VỤ VÀ VAI TRÒ GIỚI TRONG GIA ÐÌNH NGƯỜI DI CƯ............34 2.1. Các khái niệm liên quan trong nghiên cứu.......................................................34 2.2. Lý thuyết về di cư và cách tiếp cận...................................................................40 2.3. Cơ sở thực tiễn..................................................................................................48 Chương 3: ÐẶC ÐIỂM CỦA DI CƯ MÙA VỤ NÔNG THÔN – ÐÔ THỊ............59 3.1. Những đặc điểm của hộ gia đình có người di cư mùa vụ.................................59 3. 2. Những đặc điểm của hoạt động di cư mùa vụ.................................................62 Chương 4: SỰ THAY ÐỔI VAI TRÒ GIỚI TRONG GIA ÐÌNH CÓ NGƯỜI DI CƯ MÙA VỤ........................................................................................81 4.1. Vai trò giới trong tổ chức các hoạt động kinh tế...............................................82 4.2. Vai trò giới trong lĩnh vực nội trợ.....................................................................91 4.3. Vai trò giới trong chăm sóc con cái và bố mẹ già..............................................98 4.4. Vai trò giới trong các công việc dòng họ, cộng đồng........................................110 4.5. Nhận định về sự tác động của di cư mùa vụ đến gia đình..............................114 KẾT LUẬN...........................................................................................................135 CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ...........................................142 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................143 PHỤ LỤC ............................................................................................................155 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu 3.1: Loại hình gia đình có người di cư mùa vụ...............................................60 Biểu 3.2: Thống nhất ý kiến gia đình trước khi di cư.............................................63 Biểu 3.3: Đánh giá về đóng góp kinh tế của người di cư mùa vụ............................76 Biểu 3.4: Một số thay đổi trong đời sống vật chất của gia đình. ................................................................................................................79 Biểu 4.1: Thay đổi vai trò giới trong hoạt động chăn nuôi và sơ chế......... ...............................................................................................................87 Biểu 4.2: Người quyết định mua sắm đồ đạc, vật dụng đắt tiền …………………..94 Biểu 4.3: Thời gian quen việc nội trợ của người trả lời..........................................97 Biểu 4.4: Đảm nhiệm chính việc chăm sóc con lúc ốm.........................................103 Biểu 4.5: Đánh giá mức độ khó của việc chăm sóc, giáo dục con cái...................106 Biểu 4.6: Đánh giá mức độ khó của việc nội trợ theo giới tính của người trả lời ...........................................................................................................110 Biểu 4.7: Ý kiến của người trả lời về bình đẳng giới giữa hai vợ chồng................121 Biểu 4.8: Đánh giá về khối lượng các loại việc làm thay của người ở nhà theo giới tính người trả lời......................................................................................................126 Biểu 4.9: Sắp xếp, phân công việc trong gia đình khi người di cư mùa vụ trở về…….................................................................................................132 DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: Số người nhập cư, số người xuất cư và tỉ suất di cư 2011 - 2015...............50 Bảng 2.2: Một số kết quả kinh tế - xã hội của xã Quang Trung và Quốc Tuấn..........53 Bảng 2.3: Diện tích đất bị thu hồi phục vụ cho làm đường cao tốc............................55 Bảng 3.1: Số người di cư mùa vụ của hộ gia đình....................................................59 Bảng 3.2: Giới tính của người di cư mùa vụ trong gia đình......................................62 Bảng 3.3: Các ưu tiên chính cho quyết định di cư.....................................................64 Bảng 3.4: Thời gian di cư mùa vụ chủ yếu trong năm...............................................65 Bảng 3.5: Địa bàn làm việc của người di cư mùa vụ.................................................66 Bảng 3.6: Nghề nghiệp của người hiện đang di cư mùa vụ trong gia đình.................68 Bảng 3.7: Tần suất liên lạc với gia đình...................................................................70 Bảng 3.8: Nguồn thu nhập chính của hộ gia đình có người di cư mùa vụ..................72 Bảng 3.9: Số tiền đóng góp trong những tháng di cư của người di cư mùa vụ...........74 Bảng 3.10: Đánh giá về điều kiện kinh tế hộ gia đình...............................................78 Bảng 4.1: Thay đổi vai trò giới trong sản xuất, kinh doanh.......................................83 Bảng 4.2: Thay đổi vai trò giới trong hoạt động cày bừa, trồng cây, thu hoạch và phun thuốc trừ sâu trước và trong khi có người di cư mùa vụ..................85 Bảng 4.3: Đánh giá mức độ khó khi gia đình đảm nhiệm thay việc sản xuất nông nghiệp theo nhóm gia đình.....................................................................89 Bảng 4.4: Đảm nhiệm chính việc nội trợ trong gia đình trước và trong khi có người di cư mùa vụ................................................................................92 Bảng 4.5: Vai trò giới trong hoạt động thu chi của gia đình trước và trong khi có người di cư mùa vụ................................................................................93 Bảng 4.6: Đánh giá mức độ khó của việc nội trợ theo giới tính của người trả lời...........96 Bảng 4.7: Kiểm định hồi quy tuyến tính trong hoạt động chãm sóc và giáo dục con cái trước và trong di cư mùa vụ.............................................................98 Bảng 4.8: Vai trò giới trong đảm nhiệm chăm sóc con cái trước và trong khi có người di cư mùa vụ................................................................................99 Bảng 4.9: Thay đổi vai trò giới trong hoạt động trông con, dạy học, đưa con đi học và họp phụ huynh..........................................................................102 Bảng 4.10: Cách thức nắm bắt tình hình con cái của người di cư mùa vụ................104 Bảng 4.11: Thời gian quen việc chăm sóc con cái của người làm thay theo nhóm gia đình...............................................................................................105 Bảng 4.12: Thay đổi vai trò giới trong việc chăm sóc bố mẹ trước và trong di cư mùa vụ................................................................................................108 Bảng 4.13: Thời gian quen việc chăm sóc bố mẹ già theo nhóm gia đình................109 Bảng 4.14 : Đảm nhiệm chính việc dòng họ, cộng đồng trước và trong khi gia đình có người di cư mùa vụ..................................................................111 Bảng 4.15: Thay đổi vai trò giới trong việc họ hàng, cộng đồng..............................112 Bảng 4.16: Mức độ khó và thời gian quen việc khi đảm nhiệm thay việc họ hàng, cộng đồng của người ở nhà.........................................................114 Bảng 4.17: Ý kiến nhận định của người trả lời về ảnh hưởng của di cư mùa vụ tới quan hệ vợ chồng theo giới tính người trả lời...................................117 Bảng 4.18: Ý kiến của người trả lời về tình cảm vợ - chồng theo giới tính..............119 Bảng 4.19: Ý kiến nhận định của người trả lời về ảnh hưởng của di cư mùa vụ tới tổ chức đời sống gia đình theo giới tính người trả lời.......................123 Bảng 4.20: Ý kiến nhận định của người trả lời về ảnh hưởng của di cư mùa vụ tới các vấn đề khác của gia đình theo giới tính người trả lời..................128 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Di cư nông thôn - đô thị là xu hướng mang tính quy luật ở các quốc gia đang phát triển. Ở Việt Nam, từ khi bắt đầu tiến hành đổi mới kinh tế (1986), các dòng cư nói chung (lớn, nhỏ, trong nước và quốc tế) diễn ra ngày một phổ biến và thu hút được sự quan tâm của nhiều nghiên cứu khoa học xã hội, đặc biệt là xã hội học. Hiện nay, di cư ở Việt Nam bao gồm 3 loại hình chính: di cư lâu dài, di cư ngắn hạn và di cư mùa vụ. Tuy nhiên, số liệu cấp quốc gia và các nghiên cứu quy mô lớn về di cư nội địa ở Việt Nam chưa phản ánh đầy đủ về loại hình di cư ngắn hạn và di cư mùa vụ [110; tr.07]. Nhìn chung, di cư mùa vụ nông thôn - đô thị là hoạt động góp phần cải thiện cuộc sống, nâng cao thu nhập, triển kinh tế hộ gia đình và công cuộc xóa đói giảm nghèo ở nông thôn. Tuy nhiên, bên cạnh những tác động về kinh tế, di cư mùa vụ cũng ảnh hưởng nhất định đến việc tổ chức đời sống gia đình người di cư tại nơi đi. Đó là những thay đổi trong quan hệ giữa các thành viên gia đình như phân công lao động, sản xuất, công việc nội trợ, chăm sóc con cái và người cao tuổi trong gia đình, … trong điều kiện (những) lao động trụ cột của gia đình thường xuyên phải đi làm ăn xa nhà, chủ yếu ở các trung tâm đô thị. Từ đây, cũng nổi lên vấn đề vai trò giới và những thay đổi của vai trò này dưới ảnh hưởng và tác động hoạt động di cư mùa vụ của các thành viên chủ chốt trong gia đình. Hoạt động di cư mùa vụ nông thôn- đô thị của người dân có đặc điểm là khoảng cách di cư ngắn, có thể đi về trong ngày hoặc trong tuần. Tuy vậy, vẫn có thể quan sát thấy những thay đổi trong việc tổ chức đời sống gia đình người di cư tại địa phương gốc, nhằm thích nghi với điều kiện sống mới, khi có (những) lao động chính, trụ cột của gia đình phải xa nhà một thời gian đi làm việc tại các trung tâm đô thị. Đó có thể là những thay đổi trong mô hình phân công lao động giữa các thành viên trong gia đình, đặc biệt giữa vợ và chồng, ai là người đảm nhiận các công việc sản xuất nông nghiệp, phi nông nghiệp, trong công việc nội trợ, chăm sóc 2 người già và trẻ em… Từ đây có thể dẫn đến sự thay đổi vai trò giới trong gia đình, ngắn hạn hay dài hạn. Tuy nhiên, cho đến nay trên cả nước cũng như tại địa bàn thành phố Hải Phòng chưa có nghiên cứu lớn và có hệ thống nào về di cư mùa vụ nông thôn – đô thị cũng như những ảnh hưởng của nó đến vai trò giới trong gia đình. Hơn thế nữa, các nghiên cứu về giới trong di cư nói chung thường tập trung nhiều đến hình thức di cư lâu dài, di cư cùng gia đình và nhấn mạnh nhiều đến vấn đề phụ nữ di cư ở đô thị [] []. Bên cạnh đó, bởi tính “động bất định” của loại hình di cư này mà số liệu thông kê của thành phố và của cấp huyện, xã đều không có, chính vì vậy, việc nghiên cứu các vấn đề xoay quanh di cư mùa vụ nông thôn – đô thị càng trở nên cần thiết. Từ thực tế tìm hiểu, nhiều địa bàn của Hải Phòng có hiện tượng di cư mùa vụ với số lượng người không nhỏ. Trong số đó, huyện An Lão là một huyện thuần nông với số lượng di cư mùa vụ tăng nhiều trong hơn 5 năm trở lại đây. Việc thu hẹp dần đất canh tác cho các dự án xây đường cao tốc, các nhà máy, xí nghiệp khiến nhiều người dân rơi vào tình trạng thiếu/mất đất canh tác, đồng nghĩa là thiếu việc làm và thời gian nông nhàn kéo dài. Hệ quả là nhiều người dân hoặc là làm thêm nghề khác hoặc là di cư đi xa kiếm việc làm. Tuy vậy, việc coi nông nghiệp là sinh kế, là thẻ “bảo hiểm” của mình vốn đã ăn sâu trong suy nghĩ của nhiều người dân nông thôn nên tại địa bàn nghiên cứu, phần lớn người dân thường chọn di cư ngắn hạn, theo mùa vụ. Khác với các báo cáo nghiên cứu kết quả di cư cấp Quốc gia về hiện tượng “nữ hoá di cư” [75] [], địa bàn nghiên cứu của Luận án có những đặc điểm khác biệt nhất định về giới tính của người di cư, tần suất có mặt ở nhà của người di cư, sự phân công lao động trong gia đình và một số vấn đề khác. Một trong số đó là việc phân công lại lao động trong gia đình khi lao động chính di cư. Làm sao để có thể thay thế các công việc cũ của lao động chính? Làm sao có thể thích nghi và hoàn thành tốt các công việc đó? và làm sao để đảm bảo gia đình luôn ổn định, đoàn kết và bền vững là những câu hỏi cần nghiên cứu làm rõ. Di cư mùa vụ nông thôn – đô thị nhìn chung đã góp phần nâng cao thu nhập cho gia đình, cải thiện chất lượng sống và cũng giải quyết việc làm trong thời gian 3 nông nhàn. Nhưng nó cũng có thể tạo ra nhiều vấn đề văn hóa - xã hội phức tạp gắn với gia đình người di cư. Một trong số đó là việc phân công lại lao động trong gia đình khi lao động chính di cư. Vì lý do đó, tác giả lựa chọn đề tài “Di cư mùa vụ nông thôn - đô thị và vai trò giới trong gia đình có người di cư ở nông thôn Hải Phòng” làm đề tài nghiên cứu luận án của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu tổng quát Từ thực trạng di cư mùa vụ nông thôn - đô thị tại địa bàn nghiên cứu chỉ ra những ảnh hưởng của nó tới sự thay đổi vai trò giới trong gia đình người di cư. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Làm rõ đặc điểm của di cư mùa vụ nông thôn - đô thị tại địa bàn nghiên cứu. - Chỉ ra ảnh hýởng của di cư mùa vụ đến những thay đổi về vai trò giới trong các gia đình có người di cư mùa vụ. - Đề xuất những khuyến nghị có liên quan đến việc quản lý di cư mùa vụ ở địa bàn nghiên cứu và nhận thức về bình đẳng giới trong điều kiện của các gia đình có người di cư. 3. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu - Đặc điểm di cư lao động mùa vụ nông thôn - đô thị tại Hải Phòng. - Ảnh hưởng của di cư mùa vụ tới sự thay đổi về vai trò giới trong gia đình có người di cư ở nông thôn Hải Phòng. 3.2. Khách thể nghiên cứu Hộ gia đình của người di cư mùa vụ hai xã Quốc Tuấn và Quang Trung, huyện An Lão, thành phố Hải Phòng. 3.3. Phạm vi nghiên cứu - Về thời gian: trong phạm vi khảo sát (2014 - 2016). - Về không gian: xã Quốc Tuấn và Quang Trung, huyện An Lão, Hải Phòng. - Về nội dung nghiên cứu: trong phạm vi mối quan hệ giữa di cư mùa vụ và vai trò giới trong các gia đình có người di cư mùa vụ ở địa bàn nghiên cứu. 4. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu 4 4.1. Câu hỏi nghiên cứu Luận án hướng tới việc trả lời các câu hỏi nghiên cứu như sau: - Hộ gia đình có người di cư mùa vụ có những đặc điểm gì (về nhân khẩu xã hội, về các hoạt động kinh tế - xã hội)? - Di cư mùa vụ nông thôn – đô thị ảnh hưởng như thế nào tới việc thay đổi vai trò giới trong gia đình? - Cần phải làm gì để các gia đình có người di cư mùa vụ đảm bảo sự ổn định, bền vững về kinh tế và đời sống gia đình? 4.2. Giả thuyết nghiên cứu - Phần lớn người di cư mùa vụ là nam giới và đi làm xa nhà trong khoảng thời gian ngắn. - Các gia đình có người di cư mùa vụ có những thay đổi trong vai trò giới nhưng chưa bền vững. - Những thay đổi vai trò giới trong gia đình là khác nhau tùy thuộc vào ai là người di cư mùa vụ trong gia đình (vợ/ chồng/ cả hai). - Những thay đổi vai trò giới trong gia đình người di cư mùa vụ là không bền vững, nhưng vẫn góp phần vào những thay đổi trong dài hạn. 5. Phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp nghiên cứu định lượng Tác giả triển khai phương pháp thu thập thông tin áp dụng với người trả lời (vợ hoặc chồng của các gia đình có người di cư mùa vụ) với mục đích đo lường nhận thức, thái độ của họ về sự thay đổi vai trò giới khi có lao động chính di cư. Bên cạnh đó, nghiên cứu của Luận án cũng chỉ ra các đánh giá của họ về tác động của di cư mùa vụ đến sự thay đổi trong đời sống gia đình cũng như vai trò giới của các thành viên trong gia đình tại địa bàn nghiên cứu. Trong nghiên cứu thường có hai cách tiếp cận: tiếp cận “trước - sau” và tiếp cận “có – không”. Luận án sẽ so sánh sự thay đổi vai trò giới trong gia đình theo thời gian trước và trong khi gia đình có người di cư mùa vụ nên sẽ chọn cách tiếp cận “trước – sau” (trong Luận án sẽ sử dụng cụm từ “trước – trong” cho phù hợp với mục đích nghiên cứu), theo đó sẽ tập trung đo lường các quan hệ gia đình của người di cư (đặc biệt là quan hệ vợ - chồng) trước và trong khi có người di cư mùa vụ. Quá trình lập danh sách tổng thể và mẫu khảo sát cũng như việc thu thập dữ liệu về vấn đề di cư mùa vụ có những trở ngại nhất định. Người di cư mùa vụ thường khá “cơ động” và việc di chuyển thường mang tính chất “tự phát” nên việc 5 quản lý nhân khẩu và công tác thống kê về dân số của địa phương gặp nhưng trở ngại nhất định. Do đó, việc tập hợp và chọn mẫu của Luận án không tránh khỏi những khó khăn. Để thực hiện việc tìm hiểu sự thay đổi vai trò giới trong gia đình có người di cư và một số so sánh bước đầu về vai trò giới ở các gia đình có và không có người di cư mùa vụ, Luận án sử dụng cách chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản, không mang tính đại diện tổng thể. Từ danh sách tổng thể gồm 677/1222 hộ gia đình có người di cư mùa vụ của 2 xã Quốc Tuấn và Quang Trung chọn ra các hộ đưa vào mẫu theo bước nhảy là 02. Kết quả đã chọn được 338 hộ gia đình, trong đó đạt đủ yêu cầu đơn vị mẫu là 300 hộ (người trả lời là vợ hoặc chồng của người di cư mùa vụ, chỉ lấy các hộ gia đình có đầy đủ vợ chồng, trong đó có 1 hoặc 2 người di cư mùa vụ, gia đình có con nhỏ dưới 15 tuổi). Cách lấy mẫu được mô tả như sau: MÔ HÌNH CHỌN MẪU Huyện An Lão Dân số: 12,224 người Số hộ: 9086 Xã Quang Trung [Dân số: 2488 người; Số hộ: 693] Xã Quốc Tuấn [Dân số: 1691 người; Số hộ: 529] Hộ có người di cư mùa vụ: 415 hộ Hộ có người di cư mùa vụ: 257 hộ Chọn ra: 338 hộ Đáp ứng yêu cầu: 300 hộ 6 Mẫu khảo sát của đề tài có một số đặc điểm nhân khẩu học như sau: 71,3% số người được hỏi là nữ, còn lại là nam giới. Trên thực tế, số người di cư mùa vụ là nam ở địa bàn nhiều hơn nữ giới (thường cao gấp 3 - 4 lần nữ giới). Theo phản ánh của người dân cũng như cán bộ xã, từ khi có hiện tượng di cư đến nay, phần lớn người di cư đều là nam giới, cụ thể hơn là người chồng, tỉ lệ nữ di cư và số gia đình có cả 2 vợ chồng di cư cùng lúc tưõng đối ít. Các hộ gia đình tham gia vào điều tra sinh sống ở các xã khác nhau, vì đề tài chọn mẫu ngẫu nhiên nên có thể thấy số lượng các hộ có người di cư mùa vụ ở các xã không giống nhau. Các thôn Câu Hạ A, Câu Hạ B, Tân Trung (xã Quang Trung) có tỉ lệ hộ gia đình có người di cư mùa vụ cao hơn cả, lần lượt là 12,7%, 13,3% và 13%. Sau đó là các thôn Câu Đông (xã Quang Trung) với 10,7%, thôn Đông Nham (xã Quốc Tuấn) với 9,7%. Quy mô gia đình của hai xã Quang Trung và Quốc Tuấn gần đạt mức tưõng đương với quy mô chung của hộ gia đình Việt Nam là 4,32 người/hộ. Phần lớn các hộ gia đình chung sống 2 – 3 thế hệ, theo đó 264 hộ (88,0%) chung sống 2 thế hệ và 12,0% chung sống 3 thế hệ. Kết quả này phù hợp với các báo cáo về quy mô và số thế hệ trong gia đình tại các cuộc tổng điều tra dân số và nhà ở các năm 2009, 2014 cũng như các kết quả thống kê về di cư qua các nãm 2004, 2015. Nhìn chung, việc chung sống nhiều thế hệ có thể tạo nên bối cảnh khiến các thành viên tưõng trợ nhau nhiều hơn khi gia đình có người di cư mùa vụ. Người trả lời có độ tuổi trung bình 32,36, không có ai trên 60 tuổi tham gia vào khảo sát. Đây là độ tuổi lao động điển hình của con người. 50,3% người trả lời đã từng di cư mùa vụ hiện đang ở nhà, trong khi đó, 32,3% người trả lời chưa từng di cư mùa vụ, đặc biệt 17,3% người trả lời hiện đang di cư mùa vụ. Kết quả này giúp cho đề tài có được các thông tin về người di cư, các vấn đề liên quan đến sự thay đổi vai trò giới ở nhiều góc độ khác nhau. 7 MỘT SỐ ÐẶC ÐIỂM NHÂN KHẨU HỌC CỦA MẪU KHẢO SÁT Số người 1. Nõi cư trú của hộ gia đình Xã Quang Trung Xã Quốc Tuấn 2. Chủ hộ gia đình 3 Người đứng tên sở hữu đất đai, nhà cửa. 4. Giới tính của người trả lời Thôn - Câu Hạ A - Câu Hạ B - Tân Trung - Câu Đông - Cẩm Vãn 1 - Cẩm Vãn 2 - Đâu Kiên - Đông Nham - Hạ Câu - Bạch Câu Vợ Chồng Vợ Chồng Người khác - Nam - Nữ 5. Tuổi trung bình của người trả lời 6. Trình độ học vấn của người trả lời 7. Người được hỏi là 8. Quy mô hộ gia đình (số người trung bình mỗi hộ) 38 40 39 32 29 26 24 28 19 25 128 172 90 210 0 85 215 12,7 13,3 13,0 10,7 9,7 8,7 8,0 9,3 6,3 8,3 42,7 57,3 30,0 70,0 0,0 28,3 71,7 9 163 125 3 3,0 54,3 41,7 1,0 151 44,3 52 17,3 97 38,3 0 178 122 100 200 0 59,3 40,7 33,3 66,7% 32,36 tuổi - Tiểu học trở xuống - THCS - THPT - Cao đẳng trở lên Người từng di cư mùa vụ hiện đang ở nhà Người đang di cư mùa vụ Người ở nhà không di cư mùa vụ 4,32 người/hộ 1 2 3 9. Số thế hệ trong gia đình 10. Số gia đình sống cùng bố mẹ Tỷ lệ (%) - Có - Không 8 5.2. Phương pháp nghiên cứu định tính Để làm rõ hơn các nội dung trong phỏng vấn bằng bảng hỏi cũng như góp phần tìm hiểu sâu sắc hơn về tính chất, đặc điểm của vấn đề di cư mùa vụ và sự thay đổi vai trò giới trong gia đình có người di cư, từ danh sách các hộ, tác giả chọn ngẫu nhiên 20 người để tiến hành phỏng vấn sâu. Các đối tượng phỏng vấn sâu là những cá nhân có sự hiểu biết nhất định dối với các vấn đề mà Luận án muốn làm rõ, trong đó: - 10 người trong các gia đình không có người di cư mùa vụ để có thể nhìn nhận một số khác biệt về phân công lao động theo giới giữa loại hình gia đình này với gia đình có người di cư mùa vụ. - 08 người trong các gia đình có người di cư mùa vụ gồm 04 người hiện đang di cư và 04 người hiện đang ở nhà. Các câu hỏi hướng tới mục đích làm sâu sắc hơn thực trạng và các vấn đề có liên quan đến đời sống nói chung cũng như sự phân công lao động về giới trong các gia đình trước và sau khi có người di cư mùa vụ. - 02 cán bộ xã để làm rõ các vấn đề về thực trạng thu hồi đất cũng như một số vấn đề kinh tế - xã hội có liên quan đến đề tài nghiên cứu. Các thông tin thu được thể hiện rõ ràng hơn quan điểm, thái độ của các gia đình đối với sự phân công lao động và vai trò giới ở 4 lĩnh vực: sản xuất kinh tế; nội trợ; chãm sóc con cái và bố mẹ già; việc dòng họ và cộng đồng. Qua phỏng vấn 2 cán bộ xã đã cung cấp những thông tin quan trọng có liên quan ít nhiều đến các vấn đề kinh tế, môi trýờng, an sinh xã hội cũng như thực trạng việc làm và đời sống nói chung của người dân ở địa phương. Bên cạnh đó, nội dung của các phỏng vấn sâu cũng giúp luận án có những căn cứ để đánh giá rõ hõn về nguyên nhân di cư, thực trạng việc làm tại địa phương cũng như khác biệt về vai trò giới giữa gia đình có người di cư mùa vụ và không có người di cư mùa vụ. 5.3. Phương pháp phân tích nội dung tài liệu thứ cấp Luận án sử dụng số liệu thống kê tình hình phát triển kinh tế - xã hội, cơ cấu lao động, thống kê dân số - việc làm về hiện tượng di cư mùa vụ nông thôn - đô thị. Đồng thời, tham khảo sách báo, tạp chí, internet để đưa ra các câu hỏi/giả thuyết nghiên cứu và mục tiêu của đề tài. 9 6. Khung phân tích và các biến số 6.1. Khung phân tích Chính sách kinh tế - xã hội của Nhà nước và địa phương Trong lĩnh vực sản xuất Cung cầu của thị trường lao động Đặc trưng nhân khẩu xã hội của gia đình người di cư mùa vụ Đặc điểm di cư mùa vụ NT ĐT Thay đổi vai trò giới trong gia đình có người di cư mùa vụ Trong công việc nội trợ Trong chăm sóc con cái và cha mẹ già Trong việc dòng họ và cộng đồng Quá trình công nghiệp hoá và đô thị hóa 10 6.2. Các biến số 6.2.1. Biến số độc lập - Đặc trưng nhân khẩu xã hội chủ yếu của người đang ở nhà. Tuổi. Giới tính. Học vấn. Đặc điểm gia đình: quy mô gia đình, gia đình đầy đủ hay khuyết thiếu, số thế hệ của một gia đình. Nghề nghiệp ở nơi đi. Nghề nghiệp ở nơi đến. Thu nhập của người di cư. Mức sống của gia đình có người di cư mùa vụ. - Một số đặc điểm của người di cư mùa vụ. 6.2.2. Biến số phụ thuộc - Thay đổi vai trò giới trong gia đình có người di cư mùa vụ. - Vai trò người ở lại trong gia đình ở 4 lĩnh vực (trong khi người di cư mùa vụ vắng nhà): + Lĩnh vực sản xuất. + Công việc nội trợ. + Chăm sóc con cái và bố mẹ. + Các công việc dòng họ và cộng đồng. - Ý kiến đánh giá của người không di cư trong gia đình. + Nhận thức, thái độ, hành vi (người di cư, người ở nhà). + Khẳng định của người đi/ người ở nhà về lý do /ảnh hưởng của di cư tới thay đổi vai trò giới (để thích nghi). + Đánh giá về ý nghĩa của sự thay đổi, đặc điểm, xu hướng của thay đổi vai trò giới trong gia đình có người di cư mùa vụ (Ổn định bền vững hay tạm thời/ từng bước thay đổi nhận thức và thúc đẩy bình đẳng giới trong hành động….). 6.2.3. Biến số can thiệp - Chính sách kinh tế - xã hội của địa phương. 11 - Phong tục tập quán tại địa phương. - Quá trình đô thị hóa. 7. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của đề tài 7.1. Ý nghĩa lý luận Đề tài ứng dụng và góp phần kiểm chứng, phát triển các lý thuyết gồm: hút – đẩy, thay thế vai trò giới, chiến lược hộ gia đình; cũng như các phương pháp đặc thù của chuyên ngành xã hội học (bảng hỏi, phỏng vấn sâu, phân tích tài liệu) vào Luận án. Nhờ các lý thuyết và phương pháp đó, kết quả nghiên cứu của đề tài đã làm sáng tỏ một số vấn đề liên quan đến sự thay đổi vai trò giới dưới tác động của di cư mùa vụ. Thực tế cho thấy, một số nguyên nhân thúc đẩy hiện tượng di cư mùa vụ tại địa bàn nghiên cứu có sự trùng khớp với các luận điểm trong lý thuyết hút – đẩy, trong đó, lý do kinh tế là lý do lớn nhất thu hút và thúc đẩy người lao động di cư. Bên cạnh đó, người di cư, điểm đến khi di cư và thời gian di cư thường không phải là quyết định của riêng người di cư đó, ngay cả khi cá nhân tự ý quyết định, họ vẫn có sự tham khảo ý kiến của người thân (thường là bố mẹ, vợ hoặc chồng) có sự bàn bạc và thống nhất ý kiến với người thân trong gia đình. Như vậy, việc lựa chọn ai đi làm xa nhà là một kiểu chiến lược để đạt được lợi ích tối đa (phần lớn là lợi ích kinh tế) của hộ gia đình. Sự vắng mặt của lao động chính (người vợ hoặc người chồng) đặt ra yêu cầu thay thế vai trò giới, gia đình phải phân công, sắp xếp lại lao động theo hýớng người ở nhà phải đảm nhiệm và thích nghi với một số loại việc mà trýớc đây họ chưa từng hoặc ít khi làm. Vai trò giới có yếu tố hýớng tới sự bình đẳng khi nam giới phải đảm nhiệm chính một số loại công việc mà người vợ vẫn thường làm trýớc khi di cư như: nội trợ, dọn dẹp nhà cửa, chãm sóc con cái... 7.2. Ý nghĩa thực tiễn Đề tài góp phần cho thấy thực trạng cụ thể của vấn đề di cư mùa vụ tại một địa bàn xác định cũng như tác động của di cư mùa vụ đến vai trò giới trong các gia đình có người di cư. Đề tài cũng chỉ ra nguyên nhân di cư và những thay đổi quan trọng trong đời sống vật chất và tinh thần của gia đình có người di cư. 12 Kết quả của nghiên cứu có thể là tài liệu hữu ích đối với địa phương trong quá trình làm rõ thực trạng, nguyên nhân cũng như tìm kiếm giải pháp để giải quyết những vấn đề có liên quan đến di cư mùa vụ. Đây cũng là tài liệu có thể dùng để tham khảo cho các giảng viên, học viên trong nghiên cứu về giới và về di cư ở Việt Nam. 8. Cấu trúc luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, luận án dự kiến có kết cấu nội dung gồm 4 chương: Chương 1: Tổng quan nghiên cứu về di cư mùa vụ nông thôn - đô thị và vai trò giới trong gia đình người di cư. Chương 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn nghiên cứu về di cư mùa vụ và vai trò giới trong gia đình có người di cư. Chương 3: Những dặc điểm của di cư mùa vụ nông thôn – đô thị. Chương 4: Sự thay đổi vai trò giới trong gia đình có người di cư mùa vụ. KẾT LUẬN 13 Chương 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ DI CƯ MÙA VỤ NÔNG THÔN – ĐÔ THỊ VÀ VAI TRÒ GIỚI TRONG GIA ĐÌNH CÓ NGƯỜI DI CƯ Trong từng thời kỳ lịch sử khác nhau mà hình thức, quy mô, tính chất di cư ở nước ta diễn ra khác nhau. Trong những năm 1960 - 1980, di cư ở Việt Nam được hiểu là di dân có tổ chức, được Nhà nước sắp xếp, vận động người dân di chuyển vùng cư trú lên khai hoang, xây dựng những vùng kinh tế mới. Di cư tự do và di cư mùa vụ vì những đặc điểm kinh tế - xã hội của thời kỳ bao cấp đã chưa được chú ý nghiên cứu. Bắt đầu từ thời kỳ đổi mới (1986) cho đến nay, di cư có nhiều hình thức phong phú và có sự thay đổi mạnh mẽ về loại hình, quy mô, tính chất. Với riêng luồng di cư từ nông thôn ra đô thị, kết quả Điều tra Dân số và Nhà ở giữa kỳ 2014 ghi nhận trong 5 năm trước thời điểm 1/4/1999, luồng di cư nông thôn – đô thị chiếm 27,1% và tăng lên 31,4% trong 5 năm trước thời điểm 1/4/2009, tuy nhiên, đến giai đoạn di cư 2009 – 2014 thì tỉ trọng luồng di cư này lại giảm xuống còn 29%. Mặc dù vậy, đồng bằng sông Hồng vẫn là khu vực đứng thứ 2 cả nước về thu hút luồng di cư nông thôn – đô thị (296,9 nghìn người, chiếm 18,1% tổng số người di cư từ nông thôn đến thành thị). Nghiên cứu cũng đồng thời đưa ra kết luận: 44,8% người di cư đi với lý do tìm kiếm việc làm hoặc bắt đầu việc làm mới [76; tr.18]. Điều tra về di cư nội địa quốc gia Việt Nam 2015 tại 20 tỉnh thuộc 6 vùng kinh tế kết luận 13,4% dân số của khu vực nông thôn là người di cư, xét theo 4 luồng di cư (Nông thôn – đô thị; Đô thị – Nông thôn; Nông thôn – Nông thôn; Đô thị – Đô thị) thì luồng di cư nông thôn – đô thị chiếm tỉ trọng lớn nhất trong các dòng di cư trong nước. Điều đó cho thấy di cư góp phần quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu lao động ngày càng tăng của lực lượng lao động thành thị, đồng thời làm giảm lực lượng lao động ở nông thôn [79; tr.3]. Tuy nhiên các tác động của loại hình di cư mùa vụ đến sự thay đổi vai trò giới trong gia đình có người di cư mùa vụ còn chưa có nhiều nghiên cứu, chỉ có một số ít công trình và tài liệu có nội dung ít nhiều liên hệ với đề tài của tác giả. Các tài
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan