Đăng ký Đăng nhập

Tài liệu De yl 2016 2017

.DOC
4
236
124

Mô tả:

ĐỀ THI MÔN HÓA HỌC 8 CỦA HUYỆN YÊN LẬP - PHÚ THỌ
UBND HUYỆN YÊN LẬP PHÒNG GD&ĐT (Đề chính thức) ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN NĂM HỌC: 2016-2017 MÔN THI: HÓA HỌC 8 Ngày thi: 20/4/2017 Thời gian làm bài 150 phút (không kể thời gian giao đề) Thí sinh làm cả phần trắc nghiệm và phần tự luận ra tờ giấy thi I. PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (16 câu, 8 điểm). Câu 1: Số thuốc thử tối thiểu cần dùng để nhận biết 3 chất bột đựng trong các lọ riêng biệt mất nhãn sau: MgO, Na2O, P2O5 A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 2: Nguyên liệu để sản xuất khí oxi trong công nghiệp là: A. Không khí B. KMnO4 C. Nước D. KClO3 Câu 3: Cho các oxit sau: CuO, Fe2O3, Na2O, Al2O3, FeO các bazơ tương ứng lần lượt là: A. Cu(OH)2, Fe(OH)3, NaOH, Al(OH)2, Fe(OH)2 B. Cu(OH)2, Fe(OH)3, NaOH, Al(OH)3, Fe(OH)3 C. Cu(OH)2, Fe(OH)2, NaOH, Al(OH)3, Fe(OH)2 D. Cu(OH)2, Fe(OH)3, NaOH, Al(OH)3, Fe(OH)2 Câu 4: Cho biết công thức hóa học hợp chất của nguyên tố X với O và hợp chất của Y với H như sau: XO, YH3. Hãy chọn công thức hóa học nào đúng cho hợp chất của X với Y trong các công thức sau: A. XY3 B. X3Y C. X3Y2 D. X2Y3 Câu 5: Cho các thí nghiệm sau: (1). Cho khí N2 vào bình chứa khí O2 (2). Cho một lượng nhỏ natri vào cốc nước (3). Cho FeS vào dung dịch HCl (4). Cho Mg vào dung dịch H2SO4 loãng (5). Cho Fe vào bột S Số thí nghiệm xảy ra phản ứng ở nhiệt độ thường là: A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 6: Khẳng định nào sau đây đúng: A. Đơn chất là những chất được tạo nên từ một nguyên tố hóa học B. Hợp chất là những chất tạo nên từ ba nguyên tố hóa học trở lên C. Nước cất là chất tinh khiết D. Kim cương có thể điều chế được Câu 7: Có 4 chất khí gồm: oxi, hiđro, cacbonic và khí nitơ đựng trong lọ hóa chất riêng biệt bị mất nhãn. Để nhận biết các khí trong các lọ nói trên ta cần dùng lần lượt các mẫu thử nào sau đây: A. Tàn đóm, nước vôi trong lấy dư, bột CuO nung nóng B. Tàn đóm, nước vôi trong lấy dư C. Bột CuO nung nóng, nước vôi trong lấy dư D. Tàn đóm đỏ, bột CuO, nước vôi trong lấy dư Câu 8: Dãy oxit nào dưới đây đều tác dụng với nước ở điều kiện thường? A. CaO, K2O, P2O5 B. Na2O, CO2, Al2O3, SO2 C. SO2, BaO, FeO, P2O5 D. BaO, Na2O, P2O5, SO2 Câu 9: Đốt cháy 1 kg than chứa 60% cacbon, 0,8% lưu huỳnh và phần còn lại là tạp chất không cháy. Tính thể tích không khí (ở đktc) cần dùng để đốt cháy hoàn toàn lượng than trên biết rằng oxi chiếm 20% thể tích không khí. A. 5826 lít B. 5628 lít C. 4826 lít D. 4628 lít Câu 10: Một hợp chất X có thành phần gồm 2 nguyên tố C và O. Biết tỉ lệ khối lượng của C đối với O là mC: mO = 3:8. Công thức phân tử của X là: A. CO B. CO3 C. CO2 D. (CO)n Câu 11: Khi phân hủy hoàn toàn 32,67 gam chất rắn gồm KClO3 và tạp chất trơ (tạp chất chiếm 25% về khối lượng), sau phản ứng thu được V lít khí oxi (ở đktc). Giá trị của V là: A. 5,6 lít B. 6,72 lít C. 8,96 lít D. 8,4 lít Câu 12: Để hòa tan hoàn toàn hỗn hợp X gồm: Fe2O3, Fe3O4, FeO cần dùng vừa đủ 400 ml dung dịch H2SO4 1M. Nếu khử hoàn toàn lượng hỗn hợp X trên cần dùng tối thiểu V lít hỗn hợp khí gồm CO và H2 (ở đktc). Giá trị của V là: A. 2,24 lít B. 4,48 lít C. 8,96 lít D. 17,92 lít Câu 13: Đun nhẹ dung dịch CuSO4 cho đến khi nước bay hơi hết, người ta thu được 5,625 gam tinh thể CuSO4.5H2O. Nồng độ phần trăm của dung dịch CuSO4 đã dùng trong thí nghiệm trên là: A. 18 B. 19 C. 20 D. 21 Câu 14: Trộn 2 lít dung dịch muối ăn 0,5M với 3 lít dung dịch muối ăn 1M. Nồng độ mol của dung dịch muối ăn sau khi pha trộn là: A. 0,9M B. 0,8M C. 0,85M D. 0,95M Câu 15: A là hỗn hợp gồm Al và Mg (trong đó tỉ lệ mol của 2 kim loại là 1:1). Cho 5,1 gam hỗn hợp A vào hỗn hợp dung dịch HCl và H2SO4 (lấy dư) sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được V lít khí H2 (ở đktc). Giá trị của V là: A. 2,24 lít B. 4,48 lít C. 5,6 lít D. 8,96 lít Câu 16: Hòa tan hoàn toàn 10,2 gam một oxit kim loại có hóa trị không đổi cần dùng vừa đủ 331,8 gam dung dịch H2SO4 sau phản ứng thu được dung dịch A. Nồng độ phần trăm của muối trong dung dịch A là 10%. Nồng độ phần trăm của dung dịch H2SO4 đã dùng là: A. 9,68% B. 9,86% C. 8,68% D. 8,86% II. PHẦN TỰ LUẬN (12,0 điểm) Câu 1 (2 điểm): Lập phương trình hóa học của các phản ứng sau: Al2S3 + O2  Al2O3 + SO2 Fe2O3 + CO  FeO + CO2 FexOy + HCl  Fe + H2O KMnO4 + HCl  KCl + MnCl2 + Cl2 + H2O Câu 2 (3 điểm): 1. Có 4 chất rắn ở dạng bột đựng trong các lọ riêng biệt không có nhãn gồm: Fe2O3, P2O5, CaO, Na2O. Bằng phương pháp hóa học em hãy trình bày phương pháp nhận biết các chất rắn trên. 2. Một hỗn hợp X có khối lượng 12,1 gam gồm 2 kim loại Zn và Fe tác dụng vừa đủ với 500 ml dung dịch H2SO4 có nồng độ mol là aM, sau phản ứng thu được 4,48 lít H2 ở đktc a. Viết phương trình phản ứng xảy ra. b. Tính phần trăm theo khối lượng các chất trong hỗn hợp ban đầu và giá trị của a. Câu 3 (1,5 điểm): Cho 0,39 gam kali vào 99,62 gam nước, sau khi phản ứng kết thúc thu được dung dịch X và khí Y. a. Viết phương trình phản ứng xảy ra, xác định X và Y. b. Tính thể tích Y thu được ở đktc c. Xác định nồng độ phần trăm dung dịch X Câu 4 (1,5 điểm): Nung hoàn toàn 15,15 gam chất rắn A thu được chất rắn B và 1,68 lít khí oxi (ở đktc). Trong hợp chất B có thành phần % khối lượng các nguyên tố: 37,65% oxi, 17,65% nitơ còn lại là kali. Xác định công thức hóa học của B và A. Biết rằng công thức đơn giản nhất chính là công thức hóa học của A, B. Câu 5 (4 điểm): Hỗn hợp khí A gồm H2 và CH4 có thể tích 11,2 lít (ở đktc). Tỉ khối của hỗn hợp A so với O2 là 0,15. Trộn 5,6 lít hỗn hợp khí A với 9,6 gam khí oxi rồi thực hiện phản ứng đốt cháy, phản ứng xong làm lạnh để ngưng tụ hết hơi nước thu được hỗn hợp khí B a. Viết phương trình các phản ứng hóa học xảy ra và xác định phần trăm thể tích các khí trong hỗn hợp A. b. Xác định phần trăm thể tích và phần trăm khối lượng các chất trong hỗn hợp B. Họ và tên thí sinh: .......................................................Số báo danh:............................. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm Lưu ý: Thí sinh được phép sử dụng bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hóa học
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan