Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ đề xuất một số giải pháp quản lý chất lượng bảo trì công trình thủy điện lai châ...

Tài liệu đề xuất một số giải pháp quản lý chất lượng bảo trì công trình thủy điện lai châu

.PDF
123
3
119

Mô tả:

LỜI CAM ĐOAN Tôi là Đào Trọng Sáng, tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các thông tin, tài liệu trích dẫn trong luận văn đã được ghi rõ nguồn gốc. Kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình khoa học nào trước đây. Hà Nội, ngày 28 tháng 3 năm 2018 Tác giả Đào Trọng Sáng i LỜI CẢM ƠN Với đề tài nghiên cứu của luận văn là “Đề xuất giải pháp quản lý chất lượng bảo trì công trình thủy điện Lai Châu” được hoàn thành tại trường Đại học Thủy Lợi. Tác giả xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc đến TS Đinh Thế Mạnh đã tận tình hướng dẫn tác giả hoàn thành luận văn này. Xin chân thành cảm ơn các giảng viên Khoa công trình Trường đại học Thủy Lợi, các đồng nghiệp trong và ngoài ngành đã cung cấp các tài liệu phục vụ cho luận văn này. Với tư cách là đã từng tham gia công tác quản lý đầu tư, xây dựng dự án thủy điện Lai Châu và hiện nay vẫn đang làm việc và công tác tại Ban QLDA NMTĐ Sơn La Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến lãnh đạo Ban QLDA NMTĐ Sơn La, Lãnh đạo Công ty, Phòng Kỹ thuật, Phòng KHVT, các Phân xưởng Thủy lực Công ty thủy điện Sơn La và các đồng nghiệp, bạn bè và đặc biệt là gia đình đã tạo điều kiện giúp đỡ và cổ vũ động viên tác giả trong quá trình hoàn thành luận văn này. Do hạn chế về mặt thời gian, kiến thức khoa học và kinh nghiệm thực tế nên trong quá trình nghiên cứu để hoàn thành luận văn, chắc chắn khó tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả rất mong nhận được những nhận xét và đóng góp của các nhà chuyên môn. Hà Nội, ngày 28 tháng 3 năm 2018 Tác giả Đào Trọng Sáng ii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................................i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................. ii DANH MỤC HÌNH ẢNH ...............................................................................................v DANH MỤC BẢNG BIỂU ............................................................................................vi DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .............................................................................. vii MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC BẢO TRÌ CÔNG TRÌNH .................................................................................................................4 1.1 Khái quát chung về công tác bảo trì công trình xây dựng ......................................4 1.1.1 Khái niệm và lịch sử về bảo trì công trình xây dựng .........................................4 1.1.2 Bảo trì và tuổi thọ của CTXD.............................................................................5 1.2 Phân loại bảo trì CTXD: .........................................................................................6 1.3 Mục đích và nhiệm vụ của công tác bảo trì đối với CTXD .....................................7 1.3.1 Mục đích của hoạt động bảo trì CTXD....................................................................7 1.3.2 Nhiệm vụ và yêu cầu trong công tác bảo trì: ...........................................................8 1.4 Công tác bảo trì của các nước trên thế giới: ............................................................8 1.5 Thực trạng quản lý nhà nước về bảo trì .................................................................10 1.6 Thực trạng về bảo trì công trình thủy điện ở nước ta .............................................11 1.7 Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng công tác bảo trì CTXD ............................13 Kết luận chương 1 .........................................................................................................15 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG BẢO TRÌ CÔNG TRÌNH THỦY ĐIỆN ................................................................................16 2.1 Cơ sở khoa học về công tác bảo trì công trình xây dựng và công trình thủy điện ... ...............................................................................................................................16 2.2 Văn bản Luật, pháp lệnh do Quốc hội ban hành có liên quản đến bảo trì công trình ...............................................................................................................................16 2.2.1 Quá trình phát triển các Nghị định về bảo trì công trình xây dựng ....................16 2.2.2 Thông tư liên quan quy định và hướng dẫn thực hiện công tác bảo trì công trình xây dựng, công trình thủy điện .......................................................................................... 18 2.2.3 Các tiêu chuẩn, quy chuẩn liên quan đến việc quản lý chất lượng công trình xây dựng, chất lượng bảo trì công trình thủy điện ........................................................18 iii 2.3 Nội dung và yêu cầu đối với công tác bảo trì thủy điện. ...................................... 20 2.3.1 Về bảo trì công trình xây dựng: ........................................................................ 20 2.3.2 Về bảo trì thiết bị: ............................................................................................. 34 2.4 Quản lý chất lượng bảo trì công trình thủy điện................................................... 45 2.4.1 Lập kế hoạch bảo trì: ........................................................................................ 45 2.4.2 Công tác kiểm tra, quan trắc: ............................................................................. 45 2.4.3 Công tác bảo dưỡng, sửa chữa: .......................................................................... 46 2.4.4 Công tác giám sát: ............................................................................................ 46 2.4.5 Công tác nghiệm thu: ....................................................................................... 47 2.4.6 Lập và quản lý hồ sơ bảo trì: ............................................................................ 48 Kết luận chương 2 ......................................................................................................... 49 CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC BẢO TRÌ CÔNG TRÌNH THỦY ĐIỆN LAI CHÂU .......................................... 50 3.1 Giới thiệu chung về bậc thang thủy điện trên sông Đà ........................................ 50 3.2 Giới thiệu về thủy điện Lai Châu ......................................................................... 53 3.3 Giới thiệu về EVN, đơn vị quản lý và vận hành công trình ................................. 56 3.3.1 Giới thiệu về EVN ............................................................................................ 56 3.3.2 Giới thiệu về Ban QLDA NMTĐ Sơn La: ....................................................... 57 3.3.3 Giới thiệu về Công ty thủy điện Sơn La........................................................... 57 3.4 Thực trạng công tác quản lý bảo trì của thủy điện Lai Châu: .............................. 62 3.4.1 Công tác lập kế hoạch bảo trì ........................................................................... 62 3.4.2 Công tác tổ chức thực hiện theo kế hoạch bảo trì được duyệt ......................... 64 3.5 Đề xuất giải pháp quản lý chất lượng bảo trì thủy điện Lai Châu. ....................... 82 3.5.1 Quản lý chất lượng công tác lập kế hoạch bảo trì: ........................................... 82 3.5.2 Quản lý chất lượng công tác kiểm tra, quan trắc.............................................. 89 3.5.3 Quản lý chất lượng công tác bảo dưỡng, sửa chữa .......................................... 98 3.5.4 Quản lý chất lượng giám sát thi công xây dựng: ........................................... 104 3.5.5 Tổ chức quản lý công tác quản trị doanh nghiệp: .......................................... 107 3.5.6 Thành lập một đơn vị thực hiện công tác sửa chữa chuyên nghiệp ............... 110 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................................................... 113 1. Những kết quả đạt được của luận văn ..................................................................... 113 2. Kiến nghị: ................................................................................................................ 113 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 115 iv DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 1.1 Sửa chữa máy phát của nhà máy điện tích năng Shuluchseewer ở Đức ........10 Hình 3.1: Phân bố tỷ trọng lưu vực và sinh nước..........................................................51 Hình 3.2. Lưu vực sông Đà và các tuyến công trình ....................................................52 Hình 3.3. Sơ đồ qui hoạch thủy điện mới trên sông Lý Tiên–Trung Quốc...................53 Hình 3.4. Hình ảnh công trình thủy điện Lai Châu .......................................................56 Hình 3.5. Sơ đồ tổ chức Công ty Thủy điện Sơn La .....................................................58 Hình 3.6: Sơ đồ, trình tự đi quan trắc trực quan đập đầu mối .......................................67 Hình 3.7 Cấu tạo stator máy phát ..................................................................................75 Hình 3.8 Cấu tạo động cơ điện .....................................................................................77 Hình 3.9 Máy biến áp 500KV thủy điện Lai Châu .......................................................78 Hình 3.10: Vết nứt (thấm) điển hình cao trình 208m ....................................................93 Hình 3.11: Tắc hệ thống thoát nước chảy tràn hành lang cao trình 265m ....................93 Hình 3.12: Chưa thực hiện công tác vệ sinh công nghiệp .............................................94 Hình 3.13: Chưa thực hiện công tác vệ sinh công nghiệp hộc đo khe 2D ....................94 Hình 3.14: Chưa thực hiện công tác vệ sinh công nghiệp bề mặt .................................94 Hình 3.15: Hình ảnh minh họa vết nứt dọc ...................................................................94 Hình 3.16: Hình ảnh minh họa vết nứt ngang ...............................................................94 Hình 3.17: Hình ảnh minh họa xác định độ rộng vết nứt ..............................................94 Hình 3.18: Hình ảnh minh họa tổng quan công tác quan trắc .......................................95 Hình 3.19: Mổ tả và hình ảnh một số dạng hư hỏng .....................................................98 Hình 3.20: Tấm nhôm mã hóa hiệu van xả .................................................................109 v DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng số 3.1. Phân bố lưu vực sông Đà đến tuyến công trình và lượng nước theo lãnh thổ Quốc gia .................................................................................................................. 51 Bảng 3.2. Các công trình qui hoạch trên thượng nguồn sông Đà tính đến năm 2011 .. 52 Bảng 3.3. Thông số chính của công trình thủy điện Lai Châu. ..................................... 54 Bảng 3.4: Bảng thống kê trình tự quan trắc trực quan các đối tượng ........................... 66 Bảng 3.5: Bảng cấu trúc bố trí hệ thống quan trắc đập đầu mối ................................... 69 Bảng 3.6: Mẫu bảng ghi quan trắc trực quan. ............................................................... 73 Bảng 3.7 Biểu mẫu biên bản hiện trường ...................................................................... 74 Bảng 3.8 Số liệu vận hành hồ chứa của năm 2017 ....................................................... 80 Bảng 3.9 Tình hình sản xuất điện năm 2017 của NMTĐ Lai Châu.............................. 81 Bảng 3.10 Chỉ tiêu KTKT và tối ưu hóa chi phí năm 2017 của NMTĐ Lai Châu ....... 81 Bảng 3.11: Lưu đồ lập kế hoạch bảo trì ........................................................................ 84 Bảng 3.12: Kế hoạch và dự toán hàng năm................................................................... 87 Bảng 3.13: Lưu đồ thực hiện kiểm tra.......................................................................... 90 Bảng 3.14: Bảng đánh giá tình trạng thiết bị ................................................................ 93 Bảng 3.15: Lưu đồ quan lý công tác bảo dưỡng sửa chữa thiết bị, công trình xây dựng ....................................................................................................................................... 99 Bảng 3.16: Bảng đánh giá chất lượng của công tác SCTSCĐ .................................... 103 Bảng 3.17 Lưu đồ quản lý chất lượng giám sát thi công xây dựng ............................ 104 vi DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Ban quản lý dự án Ban QLDA Chất lượng công trình xây dựng CLCTXD Chủ đầu tư CĐT Chất lượng công trình CLCT Công trình xây dựng CTXD Đầu tư xây dựng ĐTXD Dự án đầu tư DAĐT Phòng kế hoạch vật tư Phòng KHVT Phòng Kỹ thuật Phòng KTh Phân xưởng PX Quản lý chất lượng QLCL Tập đoàn Điện lực Việt Nam EVN Thiết kế kỹ thuật TKKT Tư vấn giám sát TVGS Xây dựng XD Ủy ban nhân dân UBND vii MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài: Việt Nam là một trong số 14 quốc gia trên thế giới có tiềm năng lớn về thủy điện. Với hơn 2.371 sông, suối lớn nhỏ có dòng chảy liên tục và dài hơn 10km, tiềm năng thủy điện lý thuyết khoảng 35.000MW. Hiện cả nước có 330 công trình thủy điện với tổng công suất 17.615 MW đang vận hành. Năm 2016, sản lượng điện sản xuất từ thủy điện đạt 63,73 tỷ kWh, chiếm 32% tổng sản lượng điện năng của cả nước. Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) là Tập đoàn kinh tế nhà nước hàng đầu về lĩnh vực năng lượng ở Việt Nam. EVN có ngành, nghề kinh doanh chính là: Sản xuất, truyền tải, phân phối và kinh doanh mua bán điện năng; chỉ huy điều hành hệ thống sản xuất, truyền tải, phân phối và phân bổ điện năng trong hệ thống điện quốc gia; xuất nhập khẩu điện năng; đầu tư và quản lý vốn đầu tư các dự án điện; quản lý, vận hành, sửa chữa, bảo dưỡng, đại tu, cải tạo, nâng cấp thiết bị điện, cơ khí, điều khiển, tự động hóa thuộc dây truyền sản xuất, truyền tải và phân phối điện, công trình điện; thí nghiệm điện. EVN hiện có 3 tổng công ty phát điện (GENCO 1, 2, 3) thuộc lĩnh vực sản xuất điện năng, 5 tổng công ty điện lực kinh doanh điện năng đến khách hàng là Tổng công ty Điện lực miền Bắc (EVN NPC), Tổng công ty Điện lực miền Trung (EVN CPC), Tổng công ty Điện lực miền Nam (EVN SPC), Tổng công ty Điện lực TP. Hà Nội (EVN HANOI), Tổng công ty Điện lực TP. Hồ Chí Minh (EVN HCMC), Tổng công ty Truyền tải điện quốc gia (EVN NPT). Thực hiện nhiệm vụ cung cấp điện cho nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của đất nước, EVN thực hiện đầu tư xây dựng và quản lý khai thác rất nhiều công trình, nguồn điện, trong đó phải kể đến nguồn năng lượng truyền thống, nguồn năng lượng sạch là thủy điện đã và đang tạo ra rất nhiều năng lượng cho đất nước. Hầu hết các nhà máy do EVN quản lý vận hành công tác quản lý chất lượng bảo trì công trình thực hiện tương đối tốt, thể hiện bằng các chỉ số về tối ưu hóa chi phí, thời dừng máy sửa chữa, thời gian dừng máy do dự cố. Do đặc thù có nhiều công trình đã đưa vào vận hành từ nhiều 1 năm, trước khi có nghị định 46/NĐ-CP ngày 12/5/2015 nên để tổ chức thực hiện tốt công tác quản lý chất lượng bảo trì về thủy điện thì điều cần thiết đầu tiên là EVN phải tổ chức lập một quy trình mẫu về bảo trì công trình thủy điện, trên cơ sở biểu mẫu các đơn vị vận hành sẽ tổ chức lập quy trình phù hợp với điều kiện thực tế của từng nhà máy, trong đó cần bổ sung các quy trình về công tác tổ chức, quản lý chất lượng bảo trì theo đúng yêu cầu của nghị định 46/NĐ-CP ngày 12/5/2015 đã ban hành. Công ty thủy điện Sơn La hiện nay đang quản lý 2 công trình thủy điện lớn thứ nhất và thứ 2 trên cả nước là công trình thủy điện Sơn La và thủy điện Lai Châu. Hai nhà máy này đang được tổ chức vận hành tốt, sản xuất cung cấp điện tạo ra nguồn điện đáng kể đáp ứng nhu cầu phụ tải đặc biệt là các giờ cao điểm. Tuy nhiên cũng như hầu hết các công trình thủy điện của EVN đang quản lý hiện nay, công tác quản lý chất lượng bảo trì cũng chưa được thực hiện bài bản, các nhà máy đều chưa có quy trình vận hành, quy trình tổ chức và thực hiện công việc bảo trì, do đó tác giả thấy rằng trong khi chờ đợi EVN đưa ra một quy trình mẫu để thực hiện thì các công trình này cần sớm tổ chức quản lý công tác này theo một quy trình bài bản, thủy điện Lai Châu mới phát điện từ năm 2015 đến nay cần công ty nên thực hiện trước để làm và rút kinh nghiệm làm cơ sở để thực hiện đối với thủy điện Sơn La do đó tác giả đã lựa chọn đề tài “đề xuất giải pháp quản lý chất lượng bảo trì công trình thủy điện Lai Châu” làm đề tài tốt nghiệp. 2. Mục đích nghiên cứu: Nghiên cứu cơ sơ khoa học và thực trang về công tác bảo trì các công trình Thủy điện để đề xuất các giải pháp quản lý chất lượng công tác bảo trì Công trình thủy điện Lai Châu tại thị trấn Nậm Nhùn – huyện Nậm Nhùn – tỉnh Lai Châu. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu về quản lý chất lượng của công tác bảo trì công trình thủy điện Phạm vi nghiên cứu: luận văn nghiên cứu đề xuất giải pháp quản lý chất lượng công tác bảo trì công trình thủy điện Lai Châu. 2 4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu 4.1 Cách tiếp cận Các quy định của Nhà nước về công tác bảo trì và quản lý chất lượng bảo trì công trình; Thu thập hồ sơ hoàn thành công trình, số liệu về vận hành công trình trong thời gian vừa qua. 4.2 Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu lý thuyết; Phương pháp khảo sát, thu thập và phân tích tài liệu; Phương pháp chuyên gia; Một số phương pháp khác. 3 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC BẢO TRÌ CÔNG TRÌNH 1.1 Khái quát chung về công tác bảo trì công trình xây dựng 1.1.1 Khái niệm và lịch sử về bảo trì công trình xây dựng Bảo trì công trình xây dựng là tập hợp các công việc nhằm đảm bảo và duy trì sự làm việc bình thường, an toàn của công trình theo quy định của thiết kế trong quá trình khai thác sử dụng. [1] Sau một thời gian làm việc thiết bị không còn đảm bảo tính năng công suất ban đầu hoặc do thời gian làm việc quá lâu làm cho thiết bị hư hỏng, cũng có thể do sự cố bất thường khi đó phải tiến hành sửa chữa. Bảo trì đã xuất hiện kể từ khi con người biết sử dụng các loại dụng cụ, đặc biệt là từ khi bánh xe được phát minh. Nhưng vài thập niên gần đây bảo trì mới được coi trọng đúng mức khi có sự gia tăng về số lượng và chủng loại thiết bị của các tài sản cố định như thiết bị, máy móc, nhà xưởng trong sản xuất công nghiệp. Người ta tính được chi phí để duy trì thiết bị vận hành đạt yêu cầu bao gồm các hoạt động duy trì phòng ngừa và phục hồi trong suốt tuổi đời của chúng bằng 4-40 lần chi phí mua thiết bị đó. Lịch sử bảo trì đã trải qua 3 thế hệ, thế hệ thứ nhất bắt đầu từ xa xưa đến chiến tranh thế giới lần thứ hai, ở thế hệ này chưa có các phương pháp bảo trì hợp lý cho máy móc, bảo trì được hiểu là sửa chữa các máy móc và thiết bị khi có hư hỏng. Thế hệ thứ hai chiến tranh thế giới lần thứ hai, nhu cầu hàng hóa tăng trong khi nguồn nhân lực cung cấp cho công nghiệp bị giảm sút, cơ khí hóa được phát triển mạnh mẽ bù đắp lại cho nguồn nhân lực bị thiếu hụt, nhiều máy móc phức tạp đưa vào sản xuất, công nghiệp trở nên phụ thuộc vào máy móc vì vậy để tránh mất thời gian khi sự cố xảy ra nên khái niệm bảo trì phòng ngừa xuất hiện với mục tiêu là giữ cho thiết bị luôn hoạt động ở trạng thái ổn định chứ không phải khi có hư hỏng mới sửa chữa. Thế hệ thứ ba từ giữa những năm 1980 công nghiệp thế giới đã có những thay đổi lớn, những thay đổi này đòi hỏi và mong đợi ở bảo trì ngày càng nhiều hơn để đảm bảo khả năng sẵn 4 sàng và độ tin cậy cao hơn, an toàn hơn, chất lượng sản phẩm tốt hơn, không gây ra tác hại môi trường, tuổi thọ thiết bị dài hơn và hiệu quả kinh tế cao hơn. Ngày nay bảo trì đóng một vai trò rất quan trọng trong sản xuất, có thể so sánh như đội cứu hỏa, ngọn lửa trong đám cháy phải được dập tắt nhanh như có thể để tránh thiệt hại lớn, tuy nhiên nhiệm vụ của bảo trì không phải là đội cứu hỏa mà là phòng cháy, phòng ngừa để máy móc thiết bị không bị hư hỏng, tăng năng suất tối đa cho thiết bị, tối ưu hóa hiệu suất của thiết bị. Qua kết quả điều tra người ta nhận thấy rằng trong 1 năm nếu tăng chỉ số khả năng sẵn sàng của máy móc thiết bị lên 1% thì hiệu quả kinh tế mang lại sẽ rất lớn. Trong công nghiệp dầu khí cứ mỗi lần sửa chữa hư hỏng bơm phải chi trung bình 4.000 USD. Thời gian hoạt động trung bình giữa hai lần hư hỏng (MTBF) của bơm là 18 tháng và hãm Exxon vì có nhiều loại bơm này, nên đã phải chi cho việc sửa chữa khoảng 3.000.000 USD hàng năm. Hãng này đã áp dụng một chương trình giảm thiểu hư hỏng bơm và đã nhận được những kết quả đáng kể, giảm 29% số hư hỏng ngay trong năm đầu tiên thực hiện. Danh từ “bảo trì” ở Việt Nam được xuất hiện đầu tiên khi thiết bị máy móc được nhập về vào cuối thế kỷ thứ 19 đấu thế kỷ thứ 20. Đối với đối tượng là các công trình xây dựng thì việc bảo trì được sử dụng với các từ “duy tu”, “sửa chữa”, “bảo dưỡng”. Những năm gần đây cụm từ “bảo trì công trình”, “bảo trì công trình xây dựng” mới dần được phổ biến. Bảo trì công trình xây dựng được hiểu gồm bảo trì về kiến trúc, kết cấu và các hệ thống kỹ thuật công trình. 1.1.2 Bảo trì và tuổi thọ của CTXD Tuổi thọ CTXD về nguyên tắc theo quy định của thiết kế phụ thuộc vào quá trình vận hành khai thác sử dụng. Theo thông tư số 12/2012/TT-BXD ngày 28/12/2012 của Bộ xây dựng về Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia Nguyên tắc phân loại, phân cấp công trình dân dụng, công nghiệp và hạ tầng kỹ thuật đô thị thì niên hạn, tuổi thọ của công trình xây dựng căn cứ vào tiêu chí bền vững của công trình đó. [2]. 5 Tuổi thọ của công trình là khả năng của công trình đảm bảo tính cơ lý và tính chất khác được thiết lập trong thiết kế và đảm bảo điều kiện sử dụng bình thường trong suốt thời gian vận hành. Tuổi thọ công trình có hai mức: - Tuổi thọ thiết kế. - Tuổi thọ phục vụ (bao gồm tuổi thọ thiết kế và giai đoạn phải thay thế). Trong giai đoạn tuổi thọ thiết kế, công năng của công trình suy giảm từ thiết kế đến mức tối thiểu trong giới hạn chấp nhận được. Giai đoạn phải thay thế là giai đoạn công năng suy giảm rất nhanh, đến thời điểm kết thúc tuổi thọ công trình. Sự suy giảm công năng của tuổi thọ công trình có mối quan hệ tuyến tính với sự xuống cấp công trình. Quá trình xuống cấp càng nhanh thì nhu cầu bảo trì càng lớn. 1.2 Phân loại bảo trì CTXD: Công tác bảo trì CTXD được phân theo nhóm A, B, C, D tùy theo tầm quan trọng của kết cấu, đặc điểm kết cấu, điều kiện môi trường, mức độ tác động xung quanh độ dễ bảo trì và giá bảo trì. Nhóm A bảo trì phòng ngừa: Công trình đặc biệt quan trọng, có liên quan đến an toàn quốc gia, phòng chống cháy nổ và môi trường, công trình thường xuyên có nhiều người làm việc hoặc qua lại, công trình không có điều kiện dễ sửa chữa, công trình có tuổi thọ đến 100 năm hoặc lâu hơn. Nhóm B bảo trì thông thường: Các công trình dân dụng và công nghiệp thông thường có tuổi thọ thiết kế dưới 100 năm và có thể sửa chữa khi cần. Nhóm C bảo trì quan sát: Công trình tạm có liên hạn sử dụng dưới 20 năm. Nhóm D bảo trì không quan sát: Công trình dàn khoan ngoài khơi, công trình ngầm dưới đất, công trình dưới nước. Ngoài ra phân loại bảo trì còn phân theo bảo trì không kế hoạch và bảo trì theo kế hoạch. 6 Bảo trì không kế hoạch là công tác bảo trì được thực hiện không có kế hoạch hoặc không có thông tin trong lúc thiết bị đang hoạt động cho đến khi hư hỏng, nếu có hư hỏng xảy ra sẽ được sửa chữa hoặc thay thế. Bảo trì phục hồi là loại bảo trì không thể lập được kế hoạch được, các hoạt động bảo trì được thực hiện khi có hư hỏng đột xuất để phục hồi thiết bị về trạng thái hoạt động bình thường nhằm thực hiện các chức năng yêu cầu. Bảo trì khẩn cấp là bảo trì cần được thực hiện ngay sau khi có hư hỏng xảy ra để tránh các hậu quả tiếp theo, chi phí bảo trì sẽ cao. Bảo trì có kế hoạch là bảo trì được tổ chức và thực hiện theo một chương trình đã được hoạch định và kiểm soát. Bao gồm: Bảo trì phòng ngừa, bảo trì cải tiến, bảo trì chính xác, bảo trì dự phòng, bảo trì năng suất toàn bộ, bảo trì tập trung vào độ tin cậy, bảo trì phục hồi, bảo trì khẩn cấp. Bảo trì phòng ngừa là hoạt động bảo trì được lập kế hoạch trước và thực hiện theo trình tự nhất định để ngăn ngừa các hư hỏng xảy ra hoặc phát hiện hư hỏng trước khi chúng phát triển đến mức làm ngừng máy và gián đoạn sản xuất. Phòng ngừa trực tiếp được thực hiện định kỳ nhằm ngăn ngừa hư hỏng xảy ra bằng cách tác động và cải thiện một cách trực tiếp trạng thái vật lý của máy móc, thiết bị (thay thế các chi tiết, phụ tùng, kiểm tra các bộ phận, bôi trơn thay dầu mỡ, lau chùi làm, làm sạch máy móc…). Bảo trì phòng ngừa gián tiếp được thực hiện để tìm ra các hư hỏng ngay trong giai đoạn ban đầu trước khi hư hỏng có thể xảy ra, thay cho việc tác động đến trạng thái vật lý của thiết bị là những kỹ thuật giám sát tình trạng khách quan và chủ quan được áp dụng để tìm ra hoặc dự đoán các hư hỏng. 1.3 Mục đích và nhiệm vụ của công tác bảo trì đối với CTXD 1.3.1 Mục đích của hoạt động bảo trì CTXD Đảm bảo sự vận hành an toàn do việc phát hiện sớm được các dấu hiệu của sự cố do hư hỏng của một chi tiết nào đó. Qua các đợt đánh giá hiện trạng chúng ta có cơ hội nhìn nhận lại toàn bộ hệ thống trong môi trường làm việc thực để từ đó có thể bổ sung những chi tiết có độ tin cậy cao hơn. 7 Tăng cường hiệu quả vận hành vì các tham số liên quan tới vận hành thường xuyên được tham chiếu và phân tích ảnh hưởng đồng thời có biện pháp khắc phục, loại bỏ các chi tiết nhờ đó loại bỏ được các sự cố không đáng có. Hiệu quả bảo trì cao hơn do chọn được các dịch vụ bảo trì tốt hơn với đội ngủ chuyên gia có nghề nghiệp đồng thời tạo được sự năng động của mỗi người chủ của tài sản. Thực hiện công tác bảo trì là góp phần quan trọng trong thực hiện chiến lược bảo tồn bất động sản đồng thời tạo ra loại hình dịch vụ mới có tính chuyên nghiệp cao, tính chuyên môn hóa cao. 1.3.2 Nhiệm vụ và yêu cầu trong công tác bảo trì: Tổ chức điều tra, đánh giá hiện trạng công trình Xác định mức độ hư hỏng các chi tiết, bộ phận công trình. Xác định cấp bảo trì, lập quy trình cho từng cấp bảo trì công trình, mức đầu tư tương ứng. Xác định nguồn vốn để thực hiện bảo trì công trình. Trong nội dung công tác bảo trì phải nêu rõ các chi tiết, bộ phận cần thiết phải bảo trì, các điều kiện, tiêu chuẩn sử dụng, phương thức tổ chức, dự kiến tiến độ thực hiện, biện pháp an toàn cho các thiết bị và con người trong quá trình thực hiện bảo trì công trình. Mọi CTXD khi đưa vào khai thác sử dụng phải được tổ chức quản lý bảo trì. Bảo trì CTXD phải được thực hiện theo nội dung, quy trình bảo trì, các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn kỹ thuật, định mức kinh tế kỹ thuật và các quy định của pháp luận liên quan. Công tác bảo trì phải được thực hiện theo kế hoạch được lập và thẩm định phê duyệt theo quy định và phải đáp ứng yêu cầu an toàn vệ sinh môi trường, đồng thời phải tuyệt đối đảm bảo an toàn cho các công trình lân cận, cho người thi công, người sử dụng và các phương tiện giao thông, vận hành trên công trình. 1.4 Công tác bảo trì của các nước trên thế giới: Tại Nhật bản và các nước có nền công nghiệp hiện đại trên thế giới bảo trì được coi là một trong những khâu đặc biệt quan trọng nhằm bảo đảm chất lượng, tăng cường độ bền 8 của công trình cũng như giảm thiểu chi phí vận hành. Bảo trì được quy định chặt chẽ bằng hệ thống các Luật, văn bản quy phạm pháp luật, bắt buộc chủ sở hữu và người sử dụng công trình có trách nhiệm bảo trì và cập nhật thường xuyên cần phải tuần thủ về công trình. Khi một khiếm khuyết về công trình được phát hiện thì chủ sở hữu (hoặc người sử dụng) phải khẩn trương sửa chữa và báo cáo kết quả với cơ quan có thẩm quyền để kiểm tra. Việc bảo trì định kỳ sẽ do người có trình độ chuyên môn thực hiện và đều được báo cáo đầy đủ với cơ quan chức năng. Công tác bảo trì được thực hiện đối với tất cả các hạng mục như phòng cháy chữa cháy, hệ thống cấp nước, điều hòa cũng như các thiết bị điện... Người kiểm tra có trách nhiệm kiểm tra chi tiết đến từng bộ phận cần bảo trì và chịu trách nhiệm đối với kết quả công tác bảo trì đó. Để việc bảo trì được thuận lợi thì chủ công trình cần phải chú trọng đến thiết bị bảo trì, thiết bị thời tiết cũng như chú ý đến thiết kế, vì vòng đời của các thiết bị và vật liêu hoàn thiện ngắn hơn so với các hạng mục khác. Việc xây dựng hệ thống toàn diện về bảo trì cho các hạng mục công trình được đặc biệt quan tâm như phòng chống cháy, điện, hệ thống thang máy..., bao gồm cả hệ thống chứng chỉ cho người giám sát điện và những người kiểm tra chuyên môn khác, đồng thời kết quả kiểm tra nên được báo cáo với cơ quan chức năng để đảm bảo yêu cầu chất lượng của công tác bảo trì. Đối với các nước phát triển ngoài việc thực hiện bảo trì công trình được quan tâm và chú trọng từ các hạng mục nhỏ nhất thì việc bố trí nhân lực tổ chức thực hiện bảo dưỡng sửa chữa thường có các công ty chuyên nghiệp thực hiện, do đó lượng nhân lực quản lý vận hành các nhà máy thường rất ít. Ví dụ như nhà máy thủy điện tích năng Shuluchseewer ở Đức là tổ hợp gồm 3 nhà máy điện tích năng có tổng công suất là 450MW tuy nhiên toàn bộ nhân lực quản lý vận hành của 3 nhà máy này chỉ có 19 người. Toàn bộ các công việc liên quan đến sửa chữa, bảo dưỡng của nhà máy đều được công ty ngoài thực hiện. 9 Hình 1.1 Sửa chữa máy phát của nhà máy điện tích năng Shuluchseewer ở Đức 1.5 Thực trạng quản lý nhà nước về bảo trì Trong những năm gần đây công tác bảo trì CTXD đã được nhà nước quan tâm đáng kế sau khi có nhiều sự cố và thực tế sự xuống cấp các công trình xây dựng xảy ra sau khi đưa vào sử dụng. Đối với hệ thống văn bản pháp quy của Việt Nam thì bảo trì công trình xây dựng được thể hiện lần đầu tiên tại nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 08/7/1999, đến nay các văn bảm pháp lý về bảo trì công trình xây dựng được quy định tại nghị định 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 của Chính phủ về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng, 26/2016/TT-BXD ngày 26/10/2016 của Bộ xây dựng Quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng, thông tư 03/2017/TT-BXD ngày 16/3/2017 của Bộ xây dựng Quy định về chi phí bảo trì công trình xây dựng. Trên cơ sở các văn bản của Chính phủ các Bộ chuyên ngành, UBND các tỉnh, các doanh nghiệp cũng có các quy định cụ thể về bảo trì công trình xây dựng phù hợp với địa bàn và lĩnh vực hoạt động. 10 Tuy nhiên đến nay việc tuân thủ của các chủ công trình đối với công tác bảo trì hầu như thực hiện mang tính chất hình thức chưa tuân thủ đúng các quy định của nhà nước về công tác này, đối với CTXD thuộc quản lý của nhà nước thì bộ máy quản lý trong lĩnh vực này tuy rất cồng kềnh nhưng hiệu quả thấp. Do không tạo được sự cạnh tranh trong công tác quản lý, công tác thực hiện duy tu, sửa chữa thường xuyên nên đã gây thất thoát và lãng phí lớn vốn ngân sách nhà nước. Cơ chế quản lý này cùng với nhận thức về lập quy trình bảo trì và thực hiện bảo trì công trình xây dựng của các chủ thể có liên quan trong xã hội chưa cao đang là một trong những nguyên nhân khiến các quy định về bảo trì công trình xây dựng chưa được thực hiện nghiêm, công tác quản lý Nhà nước về bảo trì công trình xây dựng còn bị buông lỏng. Việc xử lý cũng mang tính giải pháp tình thế, hư đến đâu sửa đấy, thiếu khoa học. Điều đó dẫn tới tình trạng nhiều công trình xuống cấp nhanh, giảm tuổi thọ. Đặc biệt, các chung cư cũ được xây dựng từ trước năm 1990 đang tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn hoặc sập đổ rất cao. Ngay cả tại các công trình công nghiệp thì kết cấu chịu lực của công trình bao che ít cũng được quan tâm bảo trì, thậm chí nguồn vốn cho công tác bảo trì không có hoặc rất hạn chế. Tồn tại này xảy ra hầu hết trên các lĩnh vực như nhà ở, công trình công cộng, công trình giao thông, hạ tầng và công trình điện… [3] 1.6 Thực trạng về bảo trì công trình thủy điện ở nước ta Hiện nay, trên cả nước có 306 DATĐ với tổng công suất lắp máy Nlm=15.474,3 MW đang vận hành phát điện; 193 DA (5.662,66 MW) đang thi công xây dựng; 245 DA (3.006 MW) đang nghiên cứu đầu tư; còn lại 59 DA (421,88 MW) có quy mô nhỏ, đang được tiếp tục rà soát. Về quy hoạch bậc thang thủy điện trên các dòng sông lớn: Đã vận hành phát điện 61 DA (13.101,10 MW); đang thi công xây dựng 31 DA (3.580,50 MW); đang nghiên cứu đầu tư 15 DA (730, 50 MW); có 03 DA (128 MW) chưa cho phép nghiên cứu đầu tư. [4] Tính đến nay thì hầu hết các nhà máy điện chưa có một quy trình vận hành thống nhất, trừ một vài nhà máy như Thủy điện Tuyên Quang, thủy điện Thác Bà, thủy điện Đa Nhim Hàm Thuận Đam My… thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam quản lý. Công tác lập quy trình vận hành, quy trình bảo trì của các nhà máy đặc biệt là các nhà máy thủy điện 11 nhỏ chưa thực sự được các cơ quan quản lý vận hành thực sự quan tâm một cách tổng thể và thống nhất. Hiện nay đối với công tác sửa chữa bảo dưỡng các nhà máy điện thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) quản lý đang được thực hiện theo quy chế Sửa chữa lớn tài sản cố định của Tổng Công ty Điện Lực Việt Nam [12]. Các nhà máy chưa có quy trình bảo trì thì đang được EVN tổ chức thực hiện lập theo quy định. Công tác bảo trì công trình thủy điện được đánh giá là tổng hợp của nhiều lĩnh vực khác nhau như: Xây dựng công trình dân dụng, giao thông, thủy lợi, thiết bị cơ khí, thiết bị điện, đường dây tải điện, thủy văn, môi trường…. Công tác bảo trì công trình thủy điện được thực hiện theo quy định của Chính phủ, Bộ xây dựng, Bộ chuyên ngành và UBND các tỉnh có công trình và các quy định quy trình như đối với công tác bảo trì nói chung. Trên cơ sở các quy định của Chính phủ, các Bộ ngành và UBND các tỉnh về công tác bảo trì công trình xây dựng nói chung và công trình thủy điện nói riêng đến nay chưa có một tài liệu nào đánh giá về chất lượng bảo trì công trình thủy điện ở Việt Nam. Xét trên góc độ là người đang thực hiện quản lý đầu tư xây dựng thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam tác giả đưa ra các nhận định, đánh giá về chất lượng bảo trì một cách tổng quát như sau: Việc thực hiện bảo trì của mỗi công trình cơ bản được các nhà máy thủy điện thực hiện theo điều kiện cụ thể của từng nhà máy, chưa có một quy chuẩn thống nhất do các văn bản pháp lý chưa có chế tài pháp lý ràng buộc công tác này. Công tác kiểm tra thường xuyên, định kỳ, đột xuất của các nhà máy hầu hết được các chủ sở hữu thực hiện tùy theo mức độ hình thức khác nhau. Đối với các dự án thuộc sở hữu của các Tập đoàn, Tổng công ty nhà nước thì công tác này được trú trọng và thực hiện thường xuyên theo các chỉ dẫn công trình hơn. Công tác bảo dưỡng bảo trì công trình thủy điện về cơ bản thực hiện tốt do các chủ sở hữu nhận thức được các chi phí phát sinh nếu không thực hiện tốt công tác này. Tuy nhiên việc kiểm tra giám sát, hoàn công công đối với công tác này đến nay chưa thực sự đồng đều, một phần là do chủ công trình quan tâm nhiều đến kết quả và chi phí, thời 12
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan