Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ đề xuất giải pháp về loại nhà ở thích ứng với nước biển dâng tại huyện năm căn, ...

Tài liệu đề xuất giải pháp về loại nhà ở thích ứng với nước biển dâng tại huyện năm căn, tỉnh cà mau

.PDF
167
3
56

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA KHOA MÔI TRƢỜNG & TÀI NGUYÊN ------------oOo----------- NÔNG ĐỨC NHÂN ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP VỀ LOẠI NHÀ Ở THÍCH ỨNG VỚI NƢỚC BIỂN DÂNG TẠI HUYỆN NĂM CĂN, TỈNH CÀ MAU PROPOSING HOUSING MEASURES FOR ADAPTATION TO SEA LEVEL RISE IN NAM CAN DISTRICT, CA MAU PROVINCE CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG MÃ SỐ: 60 85 01 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ Tp. Hồ Chí Minh, 01 - 2018 Công trình đƣợc hoàn thành tại: ĐHQG TP.HCM - Trƣờng Đại học Bách Khoa Cán bộ hƣớng dẫn khoa học : PGS. TS VÕ LÊ PHÚ Cán bộ chấm nhận xét 1 : TS. PHAN THU NGA Cán bộ chấm nhận xét 2 : PGS. TS NGUYỄN THỐNG Luận văn thạc sĩ đƣợc bảo vệ tại Trƣờng Đại học Bách Khoa, ĐHQG Tp. HCM ngày tháng 01 năm 2018. Thành phần Hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ gồm: (Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị của Hội đồng chấm bảo vệ luận văn thạc sĩ) 1. Chủ tịch hội đồng: PGS. TS LÊ VĂN KHOA 2. Thƣ ký hội đồng: TS. NGUYỄN NHẬT HUY 3. Uỷ viên phản biện 1: TS. PHAN THU NGA 4. Uỷ viên phản biện 2: PGS. TS NGUYỄN THỐNG 5. Uỷ viên Hội đồng: TS. ĐỖ THỊ THU HUYỀN Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV và Trƣởng Khoa quản lý chuyên ngành sau khi luận văn đã đƣợc sửa chữa (nếu có). CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG TRƢỞNG KHOA ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ Họ và tên : NÔNG ĐỨC NHÂN Ngày, tháng, năm sinh : 02/08/1991 Chuyên ngành MSHV: 1570466 Nơi sinh: Đồng Nai : Quản Lý Tài Nguyên và Môi Trƣờng Mã ngành: 60850101 I. TÊN ĐỀ TÀI Đề xuất giải pháp về loại nhà ở thích ứng nƣớc biển dâng tại huyện Năm Căn, tỉnh Cà Mau. II. NHIỆM VỤ LUẬN VĂN 1. Phân tích, đánh giá ảnh hƣởng của NBD đến đời sống của ngƣời dân tỉnh Cà Mau. 2. Phân tích các cơ sở khoa học để đề xuất giải pháp về loại nhà ở thích ứng với NBD vùng ven biển 3. Đề xuất giải pháp về loại nhà ở thích ứng NBD áp dụng cụ thể tại khu vực vùng ven biển huyện Năm Căn, tỉnh Cà Mau III. NGÀY GIAO NHIỆM VỤ: 06 - 02 - 2017 IV. NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: 01 - 01 - 2018 V. CÁN BỘ HƢỚNG DẪN: PGS.TS Võ Lê Phú - Khoa Môi trƣờng và Tài nguyên, Trƣờng Đại học Bách khoa, Đại Học Quốc Gia Tp. Hồ Chí Minh. Tp. HCM, ngày . . . . tháng .. . . năm 20.... CÁN BỘ HƢỚNG DẪN CHỦ NHIỆM BỘ MÔN PGS.TS Võ Lê Phú TRƢỞNG KHOA LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn, ngoài sự nỗ lực của bản thân tôi đã nhận được nhiều sự giúp đỡ, tạo điều kiện của toàn thể lãnh đạo và toàn thể các Quý Thầy Cô trong khoa Môi trường và Tài nguyên - Trường Đại học Bách Khoa Tp.HCM . Tôi xin trân trọng sự quan tâm của Qúy Thầy Cô. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sự tri ân sâu sắc đến Thầy Võ Lê Phú đã định hướng, tạo điều kiện và hướng dẫn tận tình để tôi thực hiện đề tài này. Quá trình học tập và làm việc cùng Thầy trong suốt hơn một năm qua đã mang đến cho tôi những kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn quý giá nhất. Tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn đến các cán bộ UBND huyện Năm Căn đã hộ trợ tôi trong công tác thu thập thông tin và khảo sát hiện trạng phục đề tài. Cám ơn tất cả các ban bè và đồng nghiệp đã đồng hành, giúp đỡ trong công việc, đồng thơi động viên về mặt tinh thần và chia se nhưng kho khăn vơi tôi trong qúa trinh hoàn thành luận văn này. Cuối cùng, tôi muốn được bày tỏ lòng biết ơn của minh đến gia đinh, là nguồn động lực to lơn để tôi cố gắng phấn đấu trong học tập cũng như trong cuộc sống. Tôi xin kính chúc Quý Thầy Cô khoa Môi trường và Tài nguyên dồi dào sức khỏe và thành công trong sự nghiệp cao quý. Đồng kính chúc đến các cán bộ UBND huyện Năm Căn dồi dào sức khỏe và gặt hái được nhiều thành công trong công việc cũng như trong cuộc sống. Tp. HCM, ngày 01 - 01 - 2018 Học viên Nông Đức Nhân TÓM TẮT Mang những đặc trƣng chung của Cà Mau, huyện Năm Căn với hệ thống sông ngòi dày đặc và thƣờng xuyên chịu ảnh hƣởng trực tiếp từ nƣớc biển dâng (NBD). Trƣớc ảnh hƣởng đó, hầu hết những loại nhà ở truyền thống hiện nay tại vùng ven biển huyện Năm Căn đều không đáp ứng đƣợc nhu cầu sinh hoạt, sản xuất của ngƣời dân. Trong bối cảnh các tác động của biến đổi khí hậu (BĐKH) đƣợc đánh giá là nghiêm trọng tại Việt Nam nói chung và khu vực Đồng bằng sông Cửu Long nói riêng, các giải pháp thích ứng cho mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội bền vững là rất cần thiết. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chƣa có một nghiên cứu chuyên sâu về loại nhà ở áp dụng cụ thể cho khu vực này. Xuất phát từ những lý do trên, học viên mạnh dạn thực hiện đề tài “Đề xuất giải pháp về loại nhà ở thích ứng với NBD tại huyện Năm Căn, tỉnh Cà Mau” phục vụ cho công tác thích ứng với các tác động của biến đổi khí hậu tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Mục tiêu của đề tài là đề xuất giải pháp về loại nhà ở thích ứng với NBD, phù hợp với điều kiện sống của ngƣời dân vùng ven biển huyện Năm Căn, tỉnh Cà Mau; thông qua việc đánh giá, phân tích các tác động của NBD đến khu vực nghiên cứu này. Để đạt đƣợc mục tiêu nghiên cứu trên, đề tài đã thực hiện các nội dung: (1) Phân tích, đánh giá ảnh hưởng của NBD đến đời sống của người dân tỉnh Cà Mau; (2) Phân tích các cơ sở khoa học đề xuất giải pháp về loại nhà ở thích ứng với NBD vùng ven biển; (3) Đề xuất giải pháp về loại nhà ở thích ứng NBD áp dụng cụ thể tại khu vực huyện Năm Căn. Kết quả của đề tài đã nhận dạng đƣợc các vấn đề cần giải quyết cũng nhƣ nguyên tắc thiết kế cơ bản đối với nhà ở thích ứng với NBD vùng ven biển. Từ đó loại nhà “Cao cẳng” đƣợc đề xuất với những đặc điểm về kiến trúc, kết cấu, vật liệu, … sẽ phù hợp với điều kiện tự nhiên - kinh tế khu vực nghiên cứu. Với những điểm cải tiến phù hợp nhƣng vẫn giữ đƣợc nét truyền thống vốn có tạo nên sự thân thuộc, giúp ngƣời dân nơi đây dễ dàng chấp nhận. Bên cạnh đó, loại nhà này có thể khắc phục đƣợc những điểm hạn chế mà từ trƣớc đến nay vẫn tồn tại gây ảnh hƣởng đến đời sống sinh hoạt ngày hằng ngày của ngƣời dân. “Đề xuất giải pháp loại nhà ở thích ứng với NBD” là một trong những nghiên cứu cần thiết về mặt xã hội. Tuy nhiên, để có thể triển khai xây dựng một cách hiệu quả, cần phải có đƣợc sự phối hợp đồng bộ giữa các đơn vị, ban ngành và cơ quan chức năng có liên quan. Kết quả đề tài có thể làm tài liệu tham khảo và ý tƣởng thiết kế mẫu nhà ở tại khu vực huyện Năm Căn hoặc các khu vực vùng ven biển có điều kiện tƣơng tự. Tuy nhiên, kết quả mới chỉ dừng lại ở mức đề xuất loại nhà phù hợp. Do vậy, việc đƣa ra hồ sơ bản vẽ thiết kế thi công cho loại nhà ở “Cao cẳng” cần đƣợc nghiên cứu thêm trong tƣơng lai. ABSTRACT The common of characteristics of Ca Mau with a dense river system of Nam Can district is often directly influenced by sea level rise . In spite of these impacts, for now most of the traditional houses live in the coastal area of Nam Can district not to be meet the demand of people's lives. In the context of the impact of climate change is considered serious in Vietnam in general and the Mekong Delta region in particular, Adaptive solutions for sustainable economy - society development are essential. However, up to now there has been no in - depth study on the type of housing specifically for this area. For the above reasons, student bravely carry out the study "Proposing housing measures for adaptation to sea level rise in Nam Can district, Ca Mau province" to support the adaptation to the impacts of climate change in the Mekong Delta. The objective of the study is propose a suitable housing solution, Suitable for the living conditions of the residents in the coastal areas of Nam Can district, Ca Mau province. Through the sea level rise analysis of the impact of the area. To achieve that, the study has following the substance : (1) Analyze and evaluate the sea level rise will be impact of the people's live; (2) Use the basic of the scientific to analyze and and propose solutions to adapt housing types in coastal areas;(3) Proposing solutions on the types of housing suitable for the sea level rise in Nam can district. The results of the study identified the issues to be addressed as well as the basic design principles for housing adaptation to sea level rise in the coastal area. From that, the type of “Wading house” is proposed with the characteristics of architecture, structure, materials, ... will be suitable with natural - economic area study. With the appropriate improvements, but still retain the tradition that has created the familiar, to help people here easily accepted. In addition, this type of home can overcome the limitations that have previously existed that affect the daily life of people. “Proposing housing measures for adaptation to sea level rise”is one of the socially necessary studies. However, in order to be able to effectively implement the project, it is necessary to have a coordinated coordination among relevant units, departments and authorities. The results of the study can be used as references and ideas for the design of houses in Nam Can district or similar coastal areas. However, the results are only at the proposed type of housing. Therefore, the submission of design drawings for “Wading house” housing should be studied in the future. . LỜI CAM ĐOAN Tôi tên là Nông Đức Nhân - học viên cao học chuyên ngành “Quản lý tài nguyên và Môi trƣờng khóa 2015, MHV: 1570466. Tôi xin cam đoan luận văn tốt nghiệp này là công trình nghiên cứu của tôi, đƣợc sự hƣớng dẫn khoa học của PGS. TS Võ Lê Phú. Ngoại trừ những nội dung đã đƣợc trích dẫn, các hình ảnh, số liệu và thông thông kham khảo trong luận văn này đƣợc thu thập từ những nguồn đáng tin cậy, đã qua kiểm chứng, công bố rộng rãi và đƣợc trích dẫn nguồn gốc rõ ràng ở phần Tài liệu kham khảo. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn đƣợc thực hiện một cách nghiêm túc, trung thực và không trùng lặp với các đề tài nghiên cứu khác. Tp. HCM, ngày 01 - 01 - 2018. Học viên Nông Đức Nhân MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU............................................................................................................................ 1 1. ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................................ 2 2. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI ............................................................................................ 3 3. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU.......................................................................... 5 4. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ...................................................................... 13 5. MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................... 13 6. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI ......................................................................................................... 18 PHẦN NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ........................................................................................ 21 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ NƢỚC BIỂN DÂNG. ẢNH HƢỞNG CỦA NƢỚC BIỂN DÂNG TỚI ĐỜI SỐNG NGƢỜI DÂN TỈNH CÀ MAU............................................................................................................................................... 21 1.1. TỔNG QUAN VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ NƢỚC BIỂN DÂNG ............................ 23 1.1.1. Biến đổi khí hậu .................................................................................................................. 23 1.1.2. Nƣớc biển dâng ................................................................................................................... 29 1.2. KẾ HOẠCH THÍCH ỨNG BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ NƢỚC BIỂN DÂNG TẠI TỈNH CÀ MAU ............................................................................................................................ 31 1.2.2. Kế hoạch thích ứng với biến đổi khí hậu và nƣớc biển dâng năm 2017 ....................... 33 1.3. KỊCH BẢN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TẠI CÀ MAU ........................................................... 34 1.4. ẢNH HƢỞNG CỦA NƢỚC BIỂN DÂNG ĐẾN ĐỜI SỐNG NGƢỜI DÂN TỈNH CÀ MAU ........................................................................................................................................ 38 1.4.1. Ảnh hƣởng đến các hoạt động sản xuất ............................................................................ 38 1.4.2. Ảnh hƣởng đến đời sống sinh hoạt ................................................................................... 39 1.5. KẾT LUẬN CHƢƠNG .....................................................Error! Bookmark not defined. CHƢƠNG 2: CƠ SỞ KHOA HỌC ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP VỀ LOẠI NHÀ Ở THÍCH ỨNG VỚI NƢỚC BIỂN DÂNG VÙNG VEN BIỂN........................................... 42 2.1. ĐIỀU KIỆN MÔI TRƢỜNG TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI HUYỆN NĂM CĂN ......................................................................................................................................................... 43 2.1.1. Điều kiện tự nhiên ............................................................................................................... 43 2.1.2. Tài nguyên thiên nhiên ....................................................................................................... 45 2.1.4. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập ............................................................................ 48 2.1.5. Thực trạng phát triển đô thị và khu dân cƣ nông thôn .................................................... 50 2.1.6. Đánh giá chung điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, môi trƣờng .................................... 51 2.2. CÁC CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ PHÁP LÝ ............................................................... 52 2.2.1. Lý luận về khu dân cƣ phát triển bền vững ...................................................................... 52 2.2.2. Lý luận về quan điểm “Chủ động sống chung với lũ” của ngƣời dân vùng đồng bằng Sông Cửu Long.............................................................................................................................. 54 2.3. KINH NGHIỆM TRONG CÔNG TÁC THIẾT KẾ, XÂY DỰNG NHÀ Ở THÍCH ỨNG VỚI NƢỚC BIỂN DÂNG CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM ............................................................................................................................................... 61 2.3.1. Kinh nghiệm thiết của một số các quốc gia ven biển trên thế giới ................................ 61 2.3.2. Kinh nghiệm thiết kế nhà áp dụng cho các khu vực ven biển tại Việt Nam ................. 64 2.4. CƠ SỞ VẬT LIỆU XÂY DỰNG MỚI CHO KHU VỰC ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG ............................................................................................................................................. 71 2.4.1. Vật liệu cho bộ phận chịu lực ............................................................................................ 72 2.4.2. Vật liệu bao che, vật liệu lợp ............................................................................................. 73 2.5. KẾT LUẬN CHƢƠNG .....................................................Error! Bookmark not defined. CHƢƠNG 3: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP VỀ LOẠI NHÀ Ở THÍCH ỨNG VỚI NƢỚC BIỂN DÂNG ÁP DỤNG TẠI HUYỆN NĂM CĂN, TỈNH CÀ MAU ............................ 79 3.1. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VỀ ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ NHÀ Ở VÙNG VEN BIỂN HUYỆN NĂM CĂN ......................................................................................................... 80 3.1.1. Đánh giá thực trạng về điều kiện tự nhiên ........................................................................ 80 3.1.2. Đánh giá thực trạng nhà ở .................................................................................................. 84 3.2. CÁC VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT ĐỐI VỚI NHÀ Ở VÙNG VEN BIỂN HUYỆN NĂM CĂN..................................................................................................................................... 92 3.2.1. Vấn đề kinh tế trong xây dựng nhà ở tại vùng ven biển ................................................. 93 3.2.2. Vấn đề sử dụng vật liệu trong công trình nhà ở ............................................................... 94 3.2.3. Vấn đề thoát nƣớc thải sinh hoạt trong nhà ...................................................................... 94 3.2.4. Vấn đề trong công tác quản lí và phát triển nhà ở ........................................................... 96 3.3. CÁCH THỨC THIẾT KẾ LOẠI HÌNH NHÀ Ở THÍCH ỨNG VỚI NƢỚC BIỂN DÂNG ............................................................................................................................................ 96 3.3.1. Cốt nền xây dựng nhà ở phù hợp với đặc điểm thủy văn trong khu vực ...................... 96 3.3.2. Phƣơng án kết cấu móng phù hợp với đặc điểm địa chất khu vực ................................ 97 3.3.3. Sử dụng vật liệu xây dựng phù hợp với kinh tế ngƣời dân địa phƣơng ........................ 98 3.4. GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT ........................................................................................................ 98 3.4.1. Tổng quan về loại nhà ở đƣợc đề xuất .............................................................................. 98 3.4.2. Giải pháp kiến trúc ............................................................................................................100 3.4.3. Giải pháp về kết cấu .........................................................................................................105 3.4.4. Giải pháp về vật liệu xây dựng ........................................................................................106 3.4.5. Khái toán chi phí xây dựng ..............................................................................................108 PHẦN KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ ........................................................................................114 1. KẾT LUẬN .............................................................................................................................115 2. KIẾN NGHỊ.............................................................................................................................116 DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1: Bản đồ nguy cơ ngập khu vực ĐBSCL ứng với mực NBD 1m ......................... 3 Hình 2: Các biện pháp thích ứng với NBD ở Cà Mau ..................................................... 4 Hình 3: Nhà ở vùng ven biển tỉnh Cà Mau ...................................................................... 5 Hình 4: Các chiến lƣợc thích ứng với mực NBD............................................................. 8 Hình 5: Hƣớng tiếp cận thực hiện đề tài ........................................................................ 15 Hình 1.2: Tác động của BĐKH đến tự nhiên và xã hội ................................................. 26 Hình 1.3: Nhà ở tại ấp Nhà Luận - xã Tam Giang - Năm Căn - Cà Mau ...................... 29 Hình 1.4: Ảnh hƣởng NBD tới hệ sinh thái rừng và nông nghiệp tại vùng ven biển ... 31 Hình 2.1: Vị trí địa lý huyện Năm Căn .......................................................................... 43 Hình 2.2: Khu sinh thái Lâm Ngƣ Trƣờng 184 và vƣờn chim Tƣ Na ........................... 47 Hình 2.3: Một số cách “chủ động sống chung với lũ” của ngƣời dân ĐBSCL ............. 55 Hình 2.4: Một số cách “sống chung với BĐKH” của ngƣời dân vùng ĐBSCL ............ 55 Hình 2.5: Nhà lƣỡng cƣ tại Hà Lan ................................................................................ 61 Hình 2.6: Nhà độ bổ tại Anh .......................................................................................... 62 Hình 2.7: “Nhà nổi” tại Mỹ ........................................................................................... 63 Hình 2.8: Cấu trúc “nhà lội nƣớc” tại Thái Lan ............................................................. 64 Hình 2.9: Nhà “Tổ ấm nở hoa” ...................................................................................... 65 Hình 2.10: Nhà lõi tránh bão lụt .................................................................................... 67 Hình 2.11: Nhà chống lũ, lụt EBH Greenarchi 2.0 ........................................................ 69 Nguồn: Nhóm nghiên cứu Greenarchi, 2014 ................................................................. 69 Hình 2.12: Nhà chống bão lụt ở Đà Nẵng mẫu 1 và 2 .................................................. 70 Hình 2.13: Nhà phòng tránh lũ, lụt khu vực miền Trung............................................... 71 Hình 2.14: Sàn bê tông panel nhẹ ................................................................................. 74 Hình 2.15: Tƣờng bao V-lite Panel ................................................................................ 76 Hình 2.16: Tấm lợp xi măng PVA/C ............................................................................. 77 Hình 3.1: Mặt cắt địa chất công trình đồn biên phòng Năm Căn .................................. 82 Hình 3.2: Nhà ở áp dụng biện pháp nâng nền (tôn nền) tại ấp Lung Đƣớc - Tam Giang - Năm Căn - Cà Mau ...................................................................................................... 84 Hình 3.3: Nhà bám kênh, rạch tại ấp 2 - Hàng Vịnh - Năm Căn - Cà Mau ................... 85 Hình 3.4: Cơ cấu công năng chung của một nhà điển hình tại huyện Năm Căn ........... 86 Hình 3.5: Nhà ở sử dụng vật liệu đơn sơ tại ấp Lô Ráng - Đất Mới - Năm Căn - ......... 87 Hình 3.6: Nhà ở sử dụng móng, khung gỗ, vách tôn tại ấp Trại Lƣới - Lâm Hải - ....... 89 Năm Căn - Cà Mau ........................................................................................................ 89 Hình 3.7: Thoát nƣớc trong nhà của hộ dân tại ấp Hố Gùi - xã Tam Giang Đông ........ 95 Hình 3.8: Móng đơn đƣợc áp dụng tại khu vực huyện Năm Căn - Cà Mau .................. 98 Hình 3.9: Mẫu nhà đƣợc đề xuất .................................................................................. 100 Hình 3.10: Mặt bằng công năng cho ngôi nhà đƣợc đề xuất với lối đi bên hông ........ 101 Hình 3.11: Chi tiết bể tự hoại 3 ngăn điển hình ........................................................... 103 Hình 3.12: Xây dựng bể tự hoại nổi ............................................................................. 104 Hình 3.13: VLXD sử dụng cho ngôi nhà đƣợc đề xuất ............................................... 106 Hình 3.14: KDC Vĩnh Châu - Sóc Trăng sử dụng lớp mái PVA/C ............................. 108 DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1: Chi tiết nội dung nghiên cứu ............................................................................ 13 Bảng 2: Phân bố số mẫu phỏng vấn đƣợc khảo sát........................................................ 17 Bảng 1.1: Các kịch bản nƣớc biển dâng ở Việt Nam ..................................................... 35 Bảng 1.2: Thống kê diện tích tỉnh Cà Mau bị ngập do NBD theo kịch bản B2 ............ 37 Bảng 1.3: Tổng hợp thiệt hại do thiên tai trên địa bàn tỉnh Cà Mau năm 2013 ............. 41 Bảng 2.1: Thống kê về dân số và diện tích đất tự nhiên của tỉnh Cà Mau .................... 49 Bảng 2.2: Các chỉ số đánh giá điều kiện tự nhiên - xã hội của huyên Năm Căn ........... 52 Bảng 2.3: Hệ thống khung văn bản pháp lý liên quan đến QHĐT và BĐKH ............... 58 Bảng 2.4: Thông số kỹ thuât Tấm V-lite Panel.............................................................. 75 Bảng 3.1: Quan trắc mực nƣớc ổn định ......................................................................... 81 Bảng 3.2: Tính trọng số theo các phƣơng pháp xếp thứ tự ........................................... 93 Bảng 3.3: Tổng hợp khái toán kinh phí ........................................................................ 112 CÁC TỪ VIẾT TẮT BĐKH Biến Đổi Khí Hậu NASA National Aeronautics and Space Administration BTCT Bê Tông Cốt Thép NOAA National Oceanic and Atmospheric Administration BXD Bộ Xây Dựng OECD Organization for Economic Cooperation and Development CDM Clean Development Mechanism PTBV Phát Triển Bền Vững CERs Crew Emergency Rescue System PVA/C Polyvinylalcolcolhol CP Chính Phủ QĐ Quyết Định ĐBSCL Đồng Bằng Sông Cửu Long QHĐT Quy Hoạch Độ Thị ĐMC Đánh giá Môi trƣờng Chiến lƣợc QHC Quy Hoạch Chung ENSO El Nino Southern Oscillation QHXD Quy hoạch Xây Dựng GDP Gross Domestic Product SRES Special Report on Emissions Scenarios GCR Báo cáo rủi ro khí hậu toàn cầu TTg Thủ Tƣớng GIS Geographic Information System TP Thành Phố GIZ Tổ chức hợp tác phát triển Đức TX Thị Xã IPCC Intergovernmental Panel on Climate Change TCVN Tiêu Chuẩn Việt Nam KDC Khu Dân Cƣ UBND Uỷ Ban Nhân Dân KTXH Kinh Tế Xã Hội UNFCCC United Nations Framework Convention on Climate Change KCN Khu Công Nghiệp VLXD Vật Liệu Xây Dựng KTS Kiến Trúc Sƣ VND Việt Nam Đồng NBD Nƣớc Biển Dâng WB World Bank NXB Nhà Xuất Bản WMO World Meteorological Organization GVHD: PGS. TS Võ Lê Phú Trang 1 HVTH: Nông Đức Nhân PHẦN MỞ ĐẦU Phần mở đầu gồm các nội dung sau: 1. Đặt vấn đề 2. Tính cấp thiết của đề tài 3. Tổng quan tình hình nghiên cứu 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 5. Mục tiêu, nội dung và phƣơng pháp nghiên cứu 6. Ý nghĩa của đề tài Luận văn Thạc sỹ “Đề xuất giải pháp về loại nhà ở thích ứng với NBD tại huyện Năm Căn, tỉnh Cà Mau” GVHD: PGS. TS Võ Lê Phú Trang 2 HVTH: Nông Đức Nhân 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Biến đổi khí hậu (BĐKH) toàn cầu đã và đang gây ra những tác động nghiêm trọng cho mọi quốc gia và đặt ra các thách thức đối với mục tiêu phát triển bền vững của xã hội loài ngƣời. Cách đây vài thập niên, các nhà khoa học đã lên tiếng cảnh báo hiểm họa nghiêm trọng này nhƣng chỉ cho đến gần đây, con ngƣời mới thấy đƣợc ý nghĩa quan trọng của việc bảo vệ môi trƣờng và thực hiện cuộc chiến thực sự chống lại BĐKH, trong đó xu hƣớng mực nƣớc biển toàn cầu tiếp tục dâng cao là một trong những hậu quả nghiêm trọng đó. Mực nƣớc biển dâng (NBD) cao kèm theo lũ lụt, đang đe dọa cuộc sống của ngƣời dân. Là một quốc gia nằm dọc theo bờ biển, vị trí địa lý khiến Việt Nam rất dễ bị tổn thƣơng trƣớc những tác động từ NBD. Đặc biệt, khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) với địa hình thấp, hằng năm đều phải đối mặt với tình trạng này. Vấn đề ngập nƣớc đã là vấn đề nan giải từ trƣớc đến nay, thêm vào ảnh hƣởng của NBD thì vấn đề này càng trở nên cấp bách hơn. Trong bối cảnh này, cần phải có những ngôi nhà có thể thích ứng đƣợc với NBD, giúp ngƣời dân không cần phải phập phồng, hay loay hoay tìm cách chống chọi. Không chỉ riêng với Việt Nam mà đối với hầu hết mỗi quốc gia trên thế giới, nhà ở luôn đƣợc xem là tài sản có giá trị, thể hiện một trình độ phát triển, tiềm năng kinh tế và góp phần không nhỏ làm thay đổi diện mạo đô thị và nông thôn. Giải quyết tốt vấn đề nhà ở là tiền đề quan trọng góp phần trực tiếp nâng cao đời sống của ngƣời dân, từng bƣớc ổn định xã hội, tiến tới phát triển bền vững đô thị và nông thôn theo hƣớng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Có nhà ở thích hợp và an toàn là một nhu cầu thiết yếu, là nguyện vọng chính đáng của mỗi công dân, đặc biệt là các đối tƣợng khu vực vùng ven biển, khó khăn về thu nhập và thƣờng xuyên chịu sự tác động từ NBD. Trong những năm qua Chính phủ đã có rất nhiều nỗ lực trong việc nghiên cứu các loại nhà ở khu vực ĐBSCL - vùng ven biển, thƣờng xuyên chịu sự tác động từ NBD; những văn bản, những chính sách đã đƣợc ban hành nhằm khuyến khích các cá nhân, tập thể tự nghiên cứu, đề xuất và thiết kế các loại nhà ở thích ứng với NBD. Tuy nhiên, các loại nhà đề xuất thƣờng rất chung, không áp dụng cho một khu vực cụ thể nào. Chính những nguyên nhân đó đã dẫn tới bất cập khi ngƣời dân áp dụng xây dựng những loại nhà này để sinh sống, định cƣ. Vì vậy, thực tế hiện nay rất cần những đề xuất về loại nhà ở thích ứng đƣợc với NBD vùng ven biển, áp dụng cụ thể cho khu vực nhất định, mà cơ sở đề xuất chính là dựa trên hiện trạng thực tế tại khu vực địa phƣơng đó. Luận văn Thạc sỹ “Đề xuất giải pháp về loại nhà ở thích ứng với NBD tại huyện Năm Căn, tỉnh Cà Mau” GVHD: PGS. TS Võ Lê Phú Trang 3 HVTH: Nông Đức Nhân 2. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI BĐKH - NBD là một thực tế đã diễn ra trong quá khứ, đang diễn tiến nhanh ở hiện tại và đang là mối đe dọa và thách thức cho các quốc gia trên toàn thế giới trong tƣơng lai. Theo các báo cáo nghiên cứu của Uỷ ban Liên Chính phủ về BĐKH (IPCC), Ngân hàng Thế giới (WB) và Chƣơng trình Phát triển của Liên hiệp quốc (UNDP), Việt Nam là một trong những nƣớc chịu ảnh hƣởng nặng nề nhất của hiện tƣợng NBD. Trong đó, khu vực ĐBSCL và Đồng bằng sông Hồng là hai khu vực châu thổ chịu tác động nặng nề từ NBD. Do có địa hình thấp so với mực nƣớc biển nên các khu vực này dễ bị các hiện tƣợng nhƣ NBD, xâm nhập mặn và các hiện tƣợng thời tiết cực đoan nhƣ bão, lốc xoáy, áp thấp nhiệt đới tác động trực tiếp. Hình 1: Bản đồ nguy cơ ngập khu vực ĐBSCL ứng với mực NBD 1m Nguồn: Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng, 2013 Tại Việt Nam, trong khoảng 50 năm qua, nhiệt độ trung bình đã tăng khoảng 0,7 0C, mực nƣớc biển đã dâng khoảng 0,2 m. Nếu mực nƣớc biển dâng 1 m, hằng năm sẽ có khoảng 40.000 km2 đồng bằng ven biển Việt Nam sẽ bị ngập, trong đó 90 % diện tích thuộc các tỉnh ĐBSCL bị ngập hầu nhƣ hoàn toàn (60 % diện tích đất ở tỉnh Cà Mau có nguy cơ bị ngập) (Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng, 2013). Cà Mau với vị trí địa lý có ba mặt giáp biển, đƣờng bờ biển của tỉnh dài 254 km kéo dài từ biển Đông sang biển Tây (vịnh Thái Lan) nên đây là khu vực dễ bị sạt lở, xói mòn. Chịu sự tác động mạnh mẽ của chế độ nhật triều và bán nhật triều nên các khu dân cƣ ven biển trong tỉnh sẽ là nơi bị ảnh hƣởng nghiêm trọng khi NBD. Để thích ứng trong thời gian qua, các ngành, các cấp và ngƣời dân tỉnh Cà Mau đã nỗ lực thực hiện nhiều giải Luận văn Thạc sỹ “Đề xuất giải pháp về loại nhà ở thích ứng với NBD tại huyện Năm Căn, tỉnh Cà Mau” GVHD: PGS. TS Võ Lê Phú Trang 4 HVTH: Nông Đức Nhân pháp đồng bộ: Chú trọng xây dựng và nâng cấp hệ thống đê biển, phát triển rừng phòng hộ ven biển, quy hoạch hệ thống thủy lợi, … Và các giải pháp để tiêu lũ: Đào kênh dẫn nƣớc ra biển, xây dựng các hệ thống đê ngăn lũ. Tuy nhiên, các giải pháp đó làm thoái hóa đất, mất đi các nguồn lợi nông - thủy sản quan trọng cho cuộc sống ngƣời dân, vấn đề đê ngăn lũ còn làm cho lƣợng phù sa không đƣợc thay thế mới hằng năm, đất đai kém trù phú, màu mỡ và giảm năng suất rõ rệt. Hình 2: Các biện pháp thích ứng với NBD ở Cà Mau Nguồn: Viện Quy hoạch Thủy lợi miền Nam, 2014 Trƣớc những diễn biến ngày càng phức tạp của NBD, những loại nhà ở hiện nay tại vùng ven biển tỉnh Cà Mau hầu nhƣ đều không đáp ứng đƣợc nhu cầu sinh hoạt, sản xuất của ngƣời dân. Một ví dụ cho thấy những bất cập trong công tác phòng chống thiên tai của ngƣời dân trong chính ngôi nhà của mình còn yếu kém là đầu tháng 11 - 2010, chỉ một đợt mƣa lớn kết hợp triều cƣờng kéo dài 3 ngày đã làm cho gần 2.000 ngôi nhà ở vùng bán đảo Cà Mau bị ngập 30 cm - 40 cm (Ban Chỉ huy phòng chống lụt bão tỉnh Cà Mau, 2010). Mang những đặc trƣng chung của tỉnh Cà Mau, huyện Năm Căn cũng có hệ thống sông ngòi dày đặc, toàn bộ hệ thống sông trên địa bàn huyện cũng chịu ảnh hƣởng trực tiếp của NBD. Nhà ở sinh hoạt nơi đây chủ yếu là một tầng, các dãy nhà ở những khu tập trung dân cƣ san sát nhau, không có sân vƣờn xung quanh. Nhìn chung, hầu hết đều không đáp ứng đƣợc nhu cầu cơ bản của ngƣời dân khu vực huyện khi mà hiện tƣợng NBD ngày càng phức tạp nhƣ hiện nay. Luận văn Thạc sỹ “Đề xuất giải pháp về loại nhà ở thích ứng với NBD tại huyện Năm Căn, tỉnh Cà Mau” GVHD: PGS. TS Võ Lê Phú Trang 5 HVTH: Nông Đức Nhân Trƣớc những diễn biến cực đoan của hiện tƣợng BĐKH, việc thích ứng với NBD đang và sẽ là một trong những vấn đề cấp bách của tỉnh Cà Mau nói chung và huyện Năm Căn nói riêng. Nhƣng hiện nay chƣa có một nghiên cứu chuyên sâu về loại nhà ở áp dụng cụ thể cho khu vực. Các giải pháp xây dựng nhà ở nông thôn hay nhà ở chống lũ đã đƣợc đƣa ra thí điểm nhiều nơi xong đa phần là những giải pháp chung chƣa có hƣớng áp dụng cụ thể cho mỗi địa phƣơng. Hình 3: Nhà ở vùng ven biển tỉnh Cà Mau Nguồn: Ban chỉ huy phòng chống lụt bão tỉnh Cà Mau , 2014 Xuất phát từ những lý do trên, đề tài “Đề xuất giải về loại nhà ở thích ứng với NBD tại huyện Năm Căn, tỉnh Cà Mau” đƣợc học viên lựa chọn thực hiện nhằm đề xuất giải pháp về loại nhà ở có thể thích ứng đƣợc với NBD và phù hợp với đặc điểm khu vực tại địa phƣơng là việc làm cần thiết trong giai đoạn hiện nay. 3. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU a. Nghiên cứu ngoài nƣớc So với ở Việt Nam vấn đề về BĐKH - NBD và biện pháp thích ứng trên thế giới đã đƣợc quan tâm từ rất lâu. Chính vì vậy mà các nghiên cứu, các đề và dự án về lĩnh vực này cũng rất đa dạng và phong phú.  Nghiên cứu 1: Thích ứng với BĐKH trong thiết kế và xây dựng (Snow and Prasad, 2011) Nội dung nghiên cứu: - Nêu bật tính chất địa lý phân tán và BĐKH của Australia, sự cần thiết để chuẩn bị Luận văn Thạc sỹ “Đề xuất giải pháp về loại nhà ở thích ứng với NBD tại huyện Năm Căn, tỉnh Cà Mau”
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan