Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ đề xuất giải pháp quản lý tài nguyên nước mặt tại hồ lắk, tỉnh đắk lắk ...

Tài liệu đề xuất giải pháp quản lý tài nguyên nước mặt tại hồ lắk, tỉnh đắk lắk

.PDF
137
3
113

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA --------------oOo-------------- TRẦN QUANG THANH ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC MẶT TẠI HỒ LẮK, TỈNH ĐẮK LẮK CHUYÊN NGÀNH CHÍNH SÁCH CÔNG TRONG BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG LUẬN VĂN THẠC SĨ TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 03 năm 2018 ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA --------------oOo-------------- TRẦN QUANG THANH ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC MẶT TẠI HỒ LẮK, TỈNH ĐẮK LẮK CHUYÊN NGÀNH CHÍNH SÁCH CÔNG TRONG BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Mã số: 60 34 04 02 LUẬN VĂN THẠC SĨ TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 03 năm 2018 CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI: TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA – ĐHQG-HCM Cán bộ hướng dẫn khoa học: ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... Cán bộ chấm nhận xét 1: ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... Cán bộ chấm nhận xét 2: ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Bách Khoa, ĐHQG Tp. HCM ngày 02 tháng 02 năm 2018 Thành phần Hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ gồm: 1. Chủ tịch hội đồng : PGS.TS Lê Văn Trung 2. Thư ký hội đồng : TS Trần Thị Vân 3. Ủy viên phản biện 1 : PGS.TS Lê Văn Khoa 4. Ủy viên phản biện 2 : PGS.TS Chế Đình Lý 5. Ủy viên hội đồng : PGS.TS Lê Trung Chơn i Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá luận văn và Trưởng khoa Môi trường và Tài nguyên sau khi luận văn đã được sửa chữa. CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG TRƯỞNG KHOA ii ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Buôn Ma Thuột, ngày tháng năm 2018 NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ Họ và tên học viên: TRẦN QUANG THANH – Phái: Nam Ngày, tháng, năm sinh: 20/11/1987 – Nơi sinh: Ea H'leo – Đắk Lắk Chuyên ngành: Chính sách công trong Bảo vệ Môi trường – MSHV: 7141268 I. TÊN ĐỀ TÀI: Đề xuất giải pháp quản lý Tài nguyên nước mặt tại hồ Lắk, tỉnh Đắk Lắk II. NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG: (i) Đánh giá hiện trạng công tác quản lý môi trường, hiện trạng chất lượng môi trường nước và tính chỉ số chất lượng nước mặt hồ Lắk. (ii) Xác định các nguồn thải và ước tính tổng tải lượng các nguồn xả thải gây ô nhiễm nước hồ Lắk. (iii) Đề xuất một số giải pháp quản lý và phát triển bền vững tài nguyên nước mặt tại hồ Lắk. III. NGÀY GIAO NHIỆM VỤ: 16/01/2017 IV. NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: 18/12/2017 V. CÁN BỘ HƯỚNG DẪN: PGS.TS VÕ LÊ PHÚ CÁN BỘ HƯỚNG DẪN CN BỘ MÔN (Học hàm, học vị, họ tên và chữ ký) QL CHUYÊN NGÀNH Nội dung và đề cương luận văn thạc sĩ đã được Hội đồng chuyên ngành thông qua Ngày tháng năm TRƯỞNG PHÒNG ĐT-SĐH TRƯỞNG KHOA QUẢN LÝ NGÀNH iii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn tốt nghiệp này là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi. Ngoại trừ những nội dung đã được trích dẫn, các số liệu, thông tin là chính xác, trung thực; các đánh giá và nhận xét dựa vào các kết quả phân tích thực tế của bản thân tôi và chưa từng được công bố trong các công trình nào khác trước đây. Tác giả Trần Quang Thanh iv LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành được Luận văn tốt nghiệp này tôi đã nhận được rất nhiều sự hỗ trợ từ Khoa, nhà Trường, cơ quan nơi công tác, gia đình và bạn bè. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và chân thành tới Thầy Võ Lê Phú đã tận tình định hướng, giúp đỡ, động viên, hướng dẫn và chỉ bảo cho tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới:  Ông Hoàng Văn San – Giám đốc Trung tâm Quan trắc Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đắk Lắk cùng các anh chị em đồng nghiệp trong Trung tâm đã tạo điều kiện, giúp đỡ tôi trong quá trình khảo sát thực địa, lấy và phân tích mẫu môi trường.  Ông Nguyễn Văn Tuyền – Trưởng phòng Quản lý Tài nguyên nước, Khí tượng thủy văn và Biến đổi khí hậu – Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đắk Lắk, ông Danh văn Hiệp – Phó trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, ông Nguyễn Xuân Diệu – chuyên viên phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Lắk đã tận tình hỗ trợ tôi trong việc thu thập số liệu để thực hiện luận văn này.  Quý Thầy, Cô của Khoa Môi trường và Tài nguyên - Trường Đại học Bách Khoa – ĐHQG Tp. Hồ Chí Minh đã dạy bảo tận tình và truyền đạt những kiến thức bổ ích trong suốt thời gian học tập tại Trường. Cuối cùng, tôi xin cảm ơn gia đình, anh em, bạn bè và những người thân yêu đã động viên, ủng hộ và tạo điều kiện để tôi hoàn thành luận văn. Buôn Ma Thuột, ngày 10 tháng 3 năm 2018 Người thực hiện luận văn Trần Quang Thanh v TÓM TẮT LUẬN VĂN Hồ Lắk được biết đến như là điểm du lịch nổi tiếng của tỉnh Đắk Lắk. Tuy nhiên, hồ Lắk đang đứng trước tình trạng ô nhiễm môi trường gia tăng, kèm theo là sự thu hẹp dần diện tích mặt hồ do sự bồi lắng, lấn chiếm lòng hồ để canh tách nông nghiệp. Mặc dù UBND tỉnh Đắk Lắk cũng như chính quyền huyện Lắk đã có nhiều chủ trương nhằm bảo vệ chất lượng nước và cảnh quan môi trường hồ Lắk. Nhưng cho đến nay, vẫn chưa có giải pháp nào được triển khai để giải quyết vấn đề này tại hồ Lắk. Qua số liệu quan trắc và kết quả đánh giá chỉ số chất lượng nước tại hồ Lắk cho thấy, chất lượng nước càng ngày bị suy giảm bởi các chất hữu cơ và các chất dinh dưỡng có chứa nitơ, photpho. Nồng độ BOD, COD và Phospho tại một số vị trí quan trắc cao và vượt quy chuẩn cho phép nhiều lần, có khả năng gây phú dưỡng hóa. Kết quả điều tra khảo sát trong lưu vực hồ Lắk về các hoạt động sản xuất nông nghiệp, các cơ sở sản xuất, kinh doanh - dịch vụ và các hộ dân sống quanh khu vực hồ Lắk như sau: Nhận thức của cộng đồng về vấn đề BVMT còn thấp, chưa có sự kiểm soát về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) và các phế phẩm thải ra từ hoạt động nông nghiệp; Chỉ có 18 % lượng nước thải từ các khu dân cư, hoạt động kinh doanh - sản xuất - dịch vụ và các hoạt động du lịch được thu gom xử lý. Tải lượng các chất ô nhiễm xả thải vào lưu vực hồ Lắk hàng năm bao gồm: 8.537 tấn TSS; 4.681 tấn BOD5; 7.213 tấn COD; 2.478 tấn Nitơ tổng; 525 tấn Phospho tổng. Kết quả tính toán cũng cho thấy nguồn phân tán là nguồn gây ô nhiễm chính cho hồ Lắk, chủ yếu từ hoạt động nông nghiệp và các chất ô nhiễm do nước mưa chảy tràn cuốn trôi vào hồ. Tuy nhiên, các nguồn thải này vẫn chưa được kiểm soát. Để giảm thiểu và ngăn ngừa ô nhiễm nước hồ Lắk trước mắt và lâu dài, Đề tài của Luận văn đã đề xuất hai (02) nhóm giải pháp chính là giải pháp về thể chế chính sách và giải pháp khoa học kỹ thuật nhằm cải thiện chất lượng nước và xây dựng ba (03) chương trình thực hiện nhằm quản lý hiệu quả và bền vững môi trường nước tại hồ Lắk, tỉnh Đắk Lắk. Đặc biệt, công tác quản lý môi trường và bảo vệ tài nguyên nước (TNN) cần thực hiện một cách đồng bộ và tổng thể, trong đó giải pháp về thể chế chính sách là quan trọng và cần ưu tiên thực hiện. vi ABSTRACT Lak Lake is known as the most important tourist destination of Dak Lak province. However, it is facing an increase in environmental pollution, in association with the diminution of the lake surface caused by sedimentation and encroachment of agricultural practices. Although the People's Committee of Dak Lak province and the local government of Lak district have proposed several policies to protect the landscape of the Lak lake. The current, measures has not been applied to resolve the situation in surrounding areas of Lak lake. According to the monitoring data and the calculated Water Quality Index, water quality of the Lak lake has been increasingly polluted by organic substances and nitrogen-containing matters, phosphorus. The concentration of BOD, COD and Phosphorus excesses permitted levels at some monitoring locations, which probably causes eutrophication. Surveyed results in the basin of Lak lake in regard to agricultural practices, production activities and services and households surrounding the Lak lake showed that public awareness on environmental protection is low; pesticide residues and other waste products from agricultural activities are yet controlled; only 18% of wastewater from residential areas, manufacturing and services and tourism activities is collected and treated. The annual pollutant loads discharging into the Lak basin, include: TSS: 8.537 tons/year; BOD5: 4.681 tons/year; COD: 7.213 tons/year; total nitrogen: 2.478 tons/year; total phosphorus: 525 tons/year. The calculated pollutant loads also show that nonpoint sources are the main contamination contributor of the Lak lake, including wastes from agricultural activities and stormwater runoff. However, these sources have not been controlled. In order to minimize and protect surface water resource of Lak lake from contamination both the short term and long term, this thesis has proposed (i) two (02) main measure groups comprising institutional arrangements and scientific and technical measure; and (ii) three (03) implementing programs which aim to effective and sustainable management of water resources in Lak lake, Dak Lak province. Particularly, the management practice of environmental protection and water resources management requires an integrated approach of above-mentioned measures, in which policy and institutional measure are important and first priority. vii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................................. iv LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................................ v TÓM TẮT LUẬN VĂN ....................................................................................................... vi CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................................................. xi DANH MỤC HÌNH ẢNH .................................................................................................. xiv CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU CHUNG .................................................................................... 1 1.1. KHÁI QUÁT VỀ HỒ LẮK ........................................................................................ 2 1.2. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI .............................................................................. 3 1.3. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ............................................................. 4 1.3.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới ...................................................................... 4 1.3.2. Tình hình nghiên cứu trong nước ........................................................................ 5 1.4. MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ....................................... 7 1.4.1. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................ 7 1.4.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ....................................................................... 7 1.5. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ....................................................................................... 8 1.6. PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................... 9 1.6.1 Phương pháp luận ................................................................................................. 9 1.6.2. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 10 1.7. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI ....................................... 14 CHƯƠNG 2 ......................................................................................................................... 16 2.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội hồ Lắk ........................................... 17 2.1.1. Điều kiện tự nhiên ............................................................................................. 17 2.1.1.1. Vị trí địa lý ................................................................................................. 17 2.1.1.2. Địa hình, địa mạo ....................................................................................... 17 2.1.1.3. Địa chất, thổ nhưỡng.................................................................................. 17 2.1.1.4. Khí hậu ....................................................................................................... 18 2.1.1.5. Hệ thống sông suối .................................................................................... 19 2.1.1.6.Thủy văn ..................................................................................................... 20 2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội .................................................................................. 21 2.1.2.1. Dân số ........................................................................................................ 21 2.1.2.2. Văn hóa ..................................................................................................... 22 2.1.2.3. Tình hình phát triển kinh tế [14] ................................................................ 22 2.1.2.4. Hiện trạng sử dụng đất ............................................................................... 24 2.1.2.5. Hiện trạng môi trường ............................................................................... 25 2.2. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ QUY HOẠCH TẠI LƯU VỰC HỒ LẮK ĐẾN NĂM 2020 .................................................................................... 26 2.2.1. Sản xuất Nông - Lâm nghiệp và kinh tế nông thôn .......................................... 26 2.2.1.1. Về sản xuất nông nghiệp ............................................................................ 26 2.2.1.2. Công tác khuyến nông - bảo vệ thực vật ................................................... 27 2.2.1.3. Thủy lợi ...................................................................................................... 27 2.2.1.4. Công tác quản lý, bảo vệ rừng .................................................................. 28 2.2.2. Phát triển thương mại - dịch vụ, du lịch ............................................................ 28 2.2.2.1. Thương mại - dịch vụ ................................................................................ 28 2.2.2.2. Du lịch........................................................................................................ 28 2.2.2.3. Phát triển công nghiệp - TTCN................................................................. 29 viii 2.2.3. Quản lý sử dụng đất đai ..................................................................................... 29 2.2.4. Bảo vệ môi trường và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên .......................... 29 2.2.5. Văn hóa ............................................................................................................. 30 2.2.6. Một số định hướng phát triển và quy hoạch lưu vực hồ Lắk ............................ 30 CHƯƠNG 3 ......................................................................................................................... 32 HIỆN TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG VÀ CHẤT LƯỢNG NGUỒN NƯỚC MẶT TẠI HỒ LẮK ................................................................................................ 32 3.1. CÁC NGUỒN GÂY Ô NHIỄM CHẤT LƯỢNG NƯỚC HỒ LẮK ........................ 33 3.1.1. Các nguồn thải từ hoạt động sản xuất nông nghiệp: ......................................... 33 3.1.2. Các nguồn thải từ hoạt động chăn nuôi ............................................................. 33 3.1.3. Các nguồn thải từ hoạt động du lịch, khu nghỉ dưỡng ven hồ .......................... 33 3.1.4. Các nguồn thải từ sinh hoạt ............................................................................... 33 3.2. HIỆN TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG ............ 34 3.2.1. Cơ sở Quản lý tài nguyên nước để phát triển bền vững .................................... 34 3.2.2. Cơ sở pháp lý..................................................................................................... 36 3.2.2. Vai trò của các cơ quan chức năng trong công tác quản lý tài nguyên nước .... 38 3.2.3. Hiện trạng công tác quản lý môi trường trên địa bàn huyện ............................. 44 3.3. HIỆN TRẠNG CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC TẠI LƯU VỰC ............. 45 3.3.1. Chất lượng nước hồ Lắk .................................................................................... 45 3.3.1.1 Chất lượng nước hồ Lắk qua các năm ........................................................ 45 3.3.1.2. Kết quả phân tích hiện trạng chất lượng nước mặt năm 2016 ................... 49 3.3.2. Kết quả phân tích chất lượng trầm tích đáy của hồ Lắk .................................... 58 3.3.3. Chất lượng nước ngầm (nước dưới đất) trong lưu vực ..................................... 59 3.4. TÍNH TOÁN CHỈ SỐ CHẤT LƯỢNG NƯỚC ....................................................... 62 3.4.1. Các bước tính toán chỉ số chất lượng nước ....................................................... 62 3.4.2. Kết quả tính toán chỉ số chất lượng nước của hồ Lắk ....................................... 65 3.4.2.1. Chỉ số chất lượng nước vào mùa khô tại các vị trí khu vực hồ Lắk .......... 65 3.4.2.2. Chỉ số chất lượng nước vào mùa mưa tại các vị trí khu vực hồ Lắk ......... 66 3.4.2.3. Chỉ số chất lượng nước chung cho khu vực hồ Lắk .................................. 67 CHƯƠNG 4 ......................................................................................................................... 68 ĐÁNH GIÁ VÀ TÍNH TẢI LƯỢNG CÁC NGUỒN GÂY Ô NHIỄM CHẤT LƯỢNG NƯỚC HỒ LẮK .................................................................................................................. 68 4.1. HIỆN TRẠNG CÁC NGUỒN THẢI ....................................................................... 69 4.1.1. Từ sản xuất nông nghiệp ................................................................................... 69 4.1.2. Từ các khu vực dân cư tập trung lân cận hồ...................................................... 70 4.1.3. Từ các hoạt động công nghiệp, dịch vụ............................................................. 71 4.1.4. Từ các hoạt động du lịch ................................................................................... 71 4.2. TÁC ĐỘNG CỦA CÁC NGUỒN THẢI VÀO MÔI TRƯỜNG NƯỚC TẠI LƯU VỰC HỒ LẮK ................................................................................................................. 71 4.2.1. Ô nhiễm môi trường do nước thải ..................................................................... 71 4.2.2. Ô nhiễm môi trường do hoạt động nông nghiệp ............................................... 72 4.2.3. Ô nhiễm môi trường do chất thải rắn ................................................................ 73 4.2.4. Ô nhiễm môi trường do sự cố môi trường, thiên tai .......................................... 73 4.3. TÍNH TOÁN TẢI LƯỢNG Ô NHIỄM TỪ CÁC NGUỒN XẢ VÀO HỒ LẮK .... 74 4.3.1. Tải lượng các chất ô nhiễm do nguồn thải phân tán.......................................... 74 4.3.2. Tải lượng các chất ô nhiễm do nguồn thải tập trung ......................................... 77 4.3.2.1. Nguồn nước thải từ công nghiệp ............................................................... 77 ix 4.3.2.2. Nguồn nước thải từ kinh doanh dịch vụ .................................................... 78 4.3.2.3. Nguồn nước thải sinh hoạt từ khu dân cư .................................................. 81 4.3.2.4. Nguồn nước thải từ hoạt động chăn nuôi ................................................... 83 4.3.2.5. Nguồn nước thải từ hoạt động y tế ............................................................ 84 4.4. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ TỔNG TẢI LƯỢNG Ô NHIỄM ........................................ 86 4.4.1. So sánh tỷ lệ phần trăm chất ô nhiễm theo hiện trạng và các kịch bản trong tương lai ................................................................................................................................. 86 4.4.2. Đánh giá kết quả tính toán tải lượng ................................................................. 92 CHƯƠNG 5 ......................................................................................................................... 94 ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP VÀ CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ BỀN VỮNG NGUỒN NƯỚC CHO HỒ LẮK ........................................................................................................ 94 5.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC ...................... 95 5.2. PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG HIỆN TẠI ... 96 5.2.1. Phương pháp luận .............................................................................................. 96 5.2.2. Phân tích đánh giá ............................................................................................. 96 5.2.2.1. Điểm mạnh ................................................................................................. 96 5.2.2.2. Điểm yếu .................................................................................................... 97 5.2.2.3. Cơ hội......................................................................................................... 97 5.2.2.4. Thách thức ................................................................................................. 98 5.3. CÁC GIẢI PHÁP ĐỂ BẢO VỆ VÀ QUẢN LÝ BỀN VỮNG TÀI NGUYÊN NƯỚC HỒ LẮK ........................................................................................................................... 99 5.3.1. Giải pháp thể chế, chính sách .......................................................................... 100 5.3.1.1. Đối với công tác quy hoạch tài nguyên nước .......................................... 100 5.3.1.2. Đối với công tác điều tra cơ bản, kiểm kê, đánh giá tài nguyên nước ..... 100 5.3.1.3. Đối với công tác bảo vệ tài nguyên nước ................................................ 101 5.3.1.4. Đối với hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên nước ........................... 102 5.3.1.5. Công tác phối hợp giữa các sở, ban ngành trong việc quản lý và công tác thanh tra giám sát công tác bảo vệ môi trường ..................................................... 102 5.3.2. Giải pháp khoa học - kỹ thuật ......................................................................... 105 5.3.2.1. Kiểm soát nguồn thải ............................................................................... 105 5.3.2.2. Giải pháp quy hoạch ................................................................................ 108 5.3.2.3. Tăng cường khả năng tự làm sạch của hồ cũng như hệ thống dòng chảy lưu vực hồ ................................................................................................................... 109 5.3.2.4. Quản lý chất thải rắn ................................................................................ 110 5.3.2.5. Ứng dụng các khoa học – công nghệ ....................................................... 110 5.4. CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ LƯU VỰC HỒ LẮK ............................................ 111 5.4.1. Thực hiện chương trình nông thôn mới ........................................................... 111 5.4.2. Giáo dục, nâng cao ý thức cộng đồng trong việc bảo vệ môi trường.............. 111 5.4.3. Xây dựng chương trình quan trắc, giám sát chất lượng nước ......................... 113 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .................................................................................... 115 KẾT LUẬN .................................................................................................................... 115 KHUYẾN NGHỊ ............................................................................................................ 116 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................. 117 LÝ LỊCH TRÍCH NGANG ............................................................................................... 119 PHỤ LỤC .......................................................................................................................... 120 x CÁC TỪ VIẾT TẮT BĐKH : Biến đổi khí hậu BOD : Nhu cầu oxy sinh hóa BQL : Ban quản lý BVMT : Bảo vệ môi trường BVTV : Bảo vệ thực vật COD : Nhu cầu oxy hoá học CTTL : Công trình thủy lợi DO : Oxy hòa tan HTH : Hầm tự hoại HTXLNT : Hệ thống xử lý nước thải KCN : Khu Công nghiệp KH : Kế hoạch KH & CN : Khoa học và Công nghệ KTXH : Kinh tế - Xã hội KTTV : Khí tượng thủy văn MTV : Một thành viên NN&PTNN : Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn QCVN : Quy chuẩn Việt Nam QL : Quản lý SXNN : Sản xuất nông nghiệp TC & KH : Tài chính và Kế hoạch TCXDVN : Tiêu chuẩn xây dựng TNHH : Trách nhiệm hữu hạn TNMT : Tài nguyên môi trường TNN : Tài nguyên nước TP. HCM : Thành phố Hồ Chí Minh TSS : Tổng chất rắn lơ lửng TTCN : Tiểu thủ công nghiệp UBND : Ủy ban Nhân dân WHO : Tổ chức Y tế Thế giới WQI : Chỉ số chất lượng nước (Water Quality Index) VHTT : Văn hóa thể thao xi DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Thống kê diện tích các loại đất của huyện Lắk ................................................... 18 Bảng 2.2. Thống kê dân số tại các khu vực lân cận lưu vực hồ Lắk ................................... 21 Bảng 2.3. Diện tích, cơ cấu sử dụng đất năm 2016 ............................................................. 24 Bảng 3.1. Vị trí các điểm quan trắc ..................................................................................... 49 Bảng 3.2. Kết quả phân tích chất lượng nước mặt Đợt 1 – mùa Khô (tháng 3/2016) ......... 50 Bảng 3.3. Kết quả phân tích chất lượng nước mặt Đợt 2 – mùa Mưa (tháng 8/2016) ........ 51 Bảng 3.4. Kết quả phân tích chất lượng nước mặt Đợt 3 – giao mùa (tháng 12/2016) ....... 52 Bảng 3.6. Kết quả phân tích mẫu trầm tích đáy của hồ Lắk ................................................ 58 Bảng 3.7. Vị trí lấy mẫu nước ngầm .................................................................................... 60 Bảng 3.22. Quy định các giá trị qi, Bpi ............................................................................... 63 Bảng 3.23. Quy định các giá trị BPi ,qi, đối với DO %bão hòa ............................................... 63 Bảng 3.24. Quy định các giá trị BPi và qi đối với thông số pH .......................................... 64 Bảng 3.25. Quy định mức đánh giá chất lượng nước theo giá trị WQI ............................... 65 Bảng 3.26. Giá trị WQI vào mùa khô .................................................................................. 65 Bảng 3.27. Giá trị WQI vào mùa mưa ................................................................................. 66 Bảng 3.28. Giá trị WQI tính chung cho các vị trí tại hồ Lắk ............................................... 67 Bảng 4.2. Nồng độ tạo phú dưỡng ....................................................................................... 72 Bảng 4.3. Nồng độ ô nhiễm trung bình trong nước mưa chảy tràn ..................................... 75 Bảng 4.4. Tải lượng ô nhiễm trong nước mưa chảy tràn vào mùa mưa tại lưu vực hồ Lắk 75 Bảng 4.5. Tải lượng ô nhiễm trong nước mưa chảy tràn vào mùa khô tại lưu vực hồ Lắk . 75 Bảng 4.6. Dự báo tải lượng ô nhiễm trong nước mưa chảy tràn vào mùa mưa đến năm 2020 ............................................................................................................................................. 76 Bảng 4.7. Dự báo tải lượng ô nhiễm trong nước mưa chảy tràn vào mùa khô đến năm 2020 ............................................................................................................................................. 76 Bảng 4.8. Tải lượng ô nhiễm trong nước thải sản xuất bún tươi ......................................... 77 Bảng 4.9. Tải lượng ô nhiễm trong nước thải sản xuất bún tươi ......................................... 77 Bảng 4.10. Tải lượng ô nhiễm trong nước thải phát sinh từ chợ ......................................... 78 Bảng 4.11. Nồng độ ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt đã qua hầm tự hoại ...................... 79 Bảng 4.12. Dự báo tải lượng ô nhiễm trong nước thải phát sinh từ chợ theo kịch bản 1 .... 79 Bảng 4.13. Dự báo tải lượng ô nhiễm trong nước thải phát sinh từ chợ theo kịch bản 2 .... 79 Bảng 4.14.Tải lượng một số chất ô nhiễm do nguồn thải từ nhà hàng tại hồ Lắk ............... 80 Bảng 4.15. Dự báo tải lượng một số chất ô nhiễm do nguồn thải từ nhà hàng tại hồ Lắk tới năm 2020 theo kịch bản 1 .................................................................................................... 80 Bảng 4.16. Dự báo tải lượng một số chất ô nhiễm do nguồn thải từ nhà hàng tại hồ Lắk tới năm 2020 theo kịch bản 2 .................................................................................................... 81 Bảng 4.17. Tải lượng một số chất ô nhiễm do nguồn thải sinh hoạt tại khu vực hồ Lắk .... 82 Bảng 4.18. Dự báo tải lượng một số chất ô nhiễm do nguồn thải sinh hoạt tại khu vực hồ Lắk năm 2020 theo kịch bản 1 .................................................................................................... 82 Bảng 4.19. Dự báo tải lượng một số chất ô nhiễm do nguồn thải sinh hoạt tại khu vực hồ Lắk năm 2020 theo kịch bản 2 .................................................................................................... 83 Bảng 4.20. Dự báo tải lượng ô nhiễm từ chăn nuôi trong khu vực hồ Lắk tới năm 2020 ... 84 xii Bảng 4.21. Tải lượng ô nhiễm trong nước thải y tế trên lưu vực hồ Lắk ............................ 85 Bảng 4.22. Ước tính tải lượng ô nhiễm từ nước thải y tế trên lưu vực hồ Lắk năm 2020 ... 85 Bảng 4.23. Tổng tải lượng chất ô nhiễm thải vào hồ Lắk theo hiện trạng........................... 86 Bảng 4.24. Tổng tải lượng chất ô nhiễm thải vào hồ Lắk theo kịch bản 1 .......................... 88 Bảng 4.25. Tổng tải lượng chất ô nhiễm thải vào hồ Lắk theo kịch bản 2 .......................... 90 Bảng 4.26. Tổng hợp kết quả tổng tải lượng vào hồ theo các kịch bản ............................... 92 xiii DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 1.1. Bản đồ hành chính huyện Lắk ............................................................................... 3 Hình 1.2. Bản đồ khoanh vùng khu vực khảo sát .................................................................. 8 Hình 1.3. Khung định hướng nội dung nghiên cứu ............................................................... 9 Hình 1.4. Sơ đồ các vị trí lấy mẫu ....................................................................................... 11 Hình 3.1. Các cơ quan có liên quan về quản lý tài nguyên nước ........................................ 38 Hình 3.2. Diễn biến pH giai đoạn 2006 – 2015 ................................................................... 46 Hình 3.3. Diễn biến TSS giai đoạn 2006 - 2015 .................................................................. 46 Hình 3.4. Diễn biến BOD5 và COD giai đoạn 2006 - 2015 ................................................. 47 Hình 3.5. Diễn biến Nitrat và Phosphat giai đoạn 2006 - 2015 ........................................... 47 Hình 3.6. Diễn biến chỉ tiêu Fe giai đoạn 2006 - 2015 ........................................................ 48 Hình 3.7. Diễn biến chỉ tiêu Coliform giai đoạn 2006 - 2015 ............................................. 48 Hình 3.8. Diễn biến pH của nước mặt tại hồ Lắk theo mùa ................................................ 53 Hình 3.9. Diễn biến hàm lượng TSS theo mùa .................................................................... 53 Hình 3.10. Diễn biến hàm lượng BOD theo mùa ................................................................ 54 Hình 3.11. Diễn biến hàm lượng COD theo mùa ................................................................ 54 Hình 3.12. Diễn biến hàm lượng ôxy hòa tan trong nước theo mùa.................................... 55 Hình 3.13. Diễn biến hàm lượng Amoni trong nước theo mùa ........................................... 55 Hình 3.14. Diễn biến hàm lượng Nitrat trong nước theo mùa ............................................. 56 Hình 3.15. Diễn biến hàm lượng Phosphat trong nước theo mùa........................................ 56 Hình 3.16. Diễn biến hàm lượng một số kim loại trong nước theo mùa ............................. 57 Hình 3.17. Diễn biến vi khuẩn Coliform trong nước theo mùa ........................................... 57 Hình 3.18. Diễn biến hàm lượng Chì trong mẫu trầm tích theo mùa .................................. 58 Hình 3.19. Diễn biến hàm lượng Cu trong mẫu trầm tích theo mùa ................................... 59 Hình 3.20. Diễn biến hàm lượng Zn trong mẫu trầm tích theo mùa .................................... 59 Hình 3.21. Diễn biến pH trong mẫu nước ngầm theo mùa .................................................. 60 Hình 3.22. Diễn biến hàm lượng chất hữu cơ trong mẫu nước ngầm theo mùa .................. 60 Hình 3.23. Diễn biến hàm lượng Amoni trong mẫu nước ngầm theo mùa ......................... 60 Hình 3.24. Diễn biến hàm lượng Nitrat trong mẫu nước ngầm theo mùa ........................... 61 Hình 3.25. Diễn biến hàm lượng Sắt trong mẫu nước ngầm theo mùa ............................... 61 Hình 3.26. Diễn biến vi khuẩn Coliform trong mẫu nước ngầm theo mùa ......................... 61 Hình 3.27. WQI cho từng vị trí vào mùa khô ...................................................................... 66 Hình 3.28. WQI cho từng vị trí vào mùa mưa ..................................................................... 66 Hình 4.1. Tình hình sử dụng các loại phân bón ................................................................... 70 Hình 4.2. Tải lượng ô nhiễm từ nguồn nước mưa chảy tràn tại khu vực hồ Lắk vào năm 2015 và dự báo đến 2020 .............................................................................................................. 76 Hình 4.3. Tải lượng chất ô nhiễm từ hoạt động sản xuất tại khu vực hồ Lắk vào năm 2015 và dự báo đến 2020 .............................................................................................................. 78 Hình 4.4. Tải lượng ô nhiễm từ nước thải chợ năm 2015 và dự báo đến 2020 ................... 79 Hình 4.5. Tải lượng ô nhiễm từ nước thải nhà hàng theo hiện trạng năm 2015 và dự báo đến 2020 ..................................................................................................................................... 81 Hình 4.6. Tải lượng chất ô nhiễm từ nước thải sinh hoạt theo hiện trạng năm 2015 và dự báo đến 2020 ............................................................................................................................... 83 xiv Hình 4.7. Tải lượng ô nhiễm từ nước thải chăn nuôi theo hiện trạng năm 2015 và dự báo đến 2020 ..................................................................................................................................... 84 Hình 4.8. Tải lượng ô nhiễm từ nước thải y tế theo hiện trạng năm 2015 và dự báo đến 2020 ............................................................................................................................................. 86 Hình 4.9. Tỷ lệ tải lượng TSS thải vào lưu vực hồ Lắk theo hiện trạng từ các nguồn khác nhau ...................................................................................................................................... 86 Hình 4.10. Tỷ lệ tải lượng BOD5 thải vào lưu vực hồ Lắk theo hiện trạng từ các nguồn khác nhau ...................................................................................................................................... 87 Hình 4.11. Tỷ lệ tải lượng COD thải vào lưu vực hồ Lắk theo hiện trạng từ các nguồn khác nhau ...................................................................................................................................... 87 Hình 4.12. Tỷ lệ tải lượng Tổng Nitơ thải vào lưu vực hồ Lắk theo hiện trạng từ các nguồn khác nhau ............................................................................................................................. 87 Hình 4.13. Tỷ lệ tải lượng Tổng Phospho thải vào lưu vực hồ Lắk theo hiện trạng từ các nguồn khác nhau .................................................................................................................. 88 Hình 4.14. Tỷ lệ tải lượng TSS thải vào lưu vực hồ Lắk theo kịch bản 1 từ các nguồn khác nhau ...................................................................................................................................... 88 Hình 4.15. Tỷ lệ tải lượng BOD5 thải vào lưu vực hồ Lắk theo kịch bản 1 từ các nguồn khác nhau ...................................................................................................................................... 89 Hình 4.16. Tỷ lệ tải lượng COD thải vào lưu vực hồ Lắk theo kịch bản 1 từ các nguồn khác nhau ...................................................................................................................................... 89 Hình 4.17. Tỷ lệ tải lượng Tổng Nitơ thải vào lưu vực hồ Lắk theo kịch bản 1 từ các nguồn khác nhau ............................................................................................................................. 89 Hình 4.18. Tỷ lệ tải lượng Tổng Phospho thải vào lưu vực hồ Lắk theo kịch bản 1 từ các nguồn khác nhau .................................................................................................................. 90 Hình 4.19. Tỷ lệ tải lượng TSS thải vào lưu vực hồ Lắk theo kịch bản 2 từ các nguồn khác nhau ...................................................................................................................................... 90 Hình 4.20. Tỷ lệ tải lượng BOD5 thải vào lưu vực hồ Lắk theo kịch bản 2 từ các nguồn khác nhau ...................................................................................................................................... 91 Hình 4.21. Tỷ lệ tải lượng COD thải vào lưu vực hồ Lắk theo kịch bản 2 từ các nguồn khác nhau ...................................................................................................................................... 91 Hình 4.22. Tỷ lệ tải lượng Tổng Nitơ thải vào lưu vực hồ Lắk theo kịch bản 2 từ các nguồn khác nhau ............................................................................................................................. 91 Hình 4.23. Tỷ lệ tải lượng Tổng P thải vào lưu vực hồ Lắk theo kịch bản 2 từ các nguồn khác nhau ...................................................................................................................................... 92 Hình 4.24. Tổng tải tượng TSS theo các kịch bản ............................................................... 92 Hình 4.25. Tổng tải tượng BOD5 theo các kịch bản ............................................................ 92 Hình 4.26. Tổng tải tượng COD theo các kịch bản ............................................................. 93 Hình 4.27. Tổng tải tượng Tổng Nitơ theo các kịch bản ..................................................... 93 Hình 4.28. Tổng tải tượng Tổng Phospho theo các kịch bản .............................................. 93 Hình 5.1. Sơ đồ đề xuất thực hiện công tác phối hợp giữa các Sở, Ban ngành ................. 105 xv Đề xuất giải pháp quản lý tài nguyên nước mặt tại hồ Lắk, tỉnh Đắk Lắk CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU CHUNG TÓM TẮT Chương này bao gồm các nội dung chính sau: 1. Khái quát về hồ Lắk 2. Tính cấp thiết của đề tài 3. Tổng quan tình hình nghiên cứu 4. Mục tiêu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5. Nội dung nghiên cứu 6. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 7. Ý nghĩa Khoa học và thực tiễn của đề tài HVTH: Trần Quang Thanh (MSHV: 7141268) GVHD: PGS.TS Võ Lê Phú 1 Đề xuất giải pháp quản lý tài nguyên nước mặt tại hồ Lắk, tỉnh Đắk Lắk 1.1. KHÁI QUÁT VỀ HỒ LẮK Huyện Lắk là một huyện miền núi, nằm ở phía Nam của dãy Trường Sơn, phía Đông Nam của tỉnh Đắk Lắk, tiếp giáp với tỉnh Lâm Đồng thông qua quốc lộ 27 - tuyến giao thông quan trọng trong giao lưu kinh tế khu vực Tây Nguyên - tạo nên điểm gắn kết kinh tế giữa trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột (tỉnh lỵ Đắk Lắk) và thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng. Huyện Lắk cách trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột 52 km, với diện tích tự nhiên 125.604 ha, dân số là 67.606 người. Huyện Lắk bao gồm thị trấn Liên Sơn và 10 đơn vị hành chính cấp xã: Yang Tao, Bông Krang, Đắk Liêng, Đắk Phơi, Đắk Nuê, Buôn Tría, Buôn Triết, Krông Nô, Nam Ka và Ea R’bin [1]. Ngoài ra, huyện Lắk còn là một vựa lúa của tỉnh Đắk Lắk, với điều kiện thiên nhiên ưu đãi nhiều núi cao, sông suối, hồ lớn phù hợp cho phát triển du lịch. Hoạt động du lịch của huyện Lắk là mắt xích quan trọng trong tuyến du lịch liên tỉnh Đắk Lắk - Lâm Đồng. Điểm nhấn của huyện là hồ Lắk nằm ngay bên thị trấn Liên Sơn – điểm đến của hầu hết du khách khi đến Đắk Lắk. Hồ Lắk, nằm ngay trung tâm của huyện Lắk, là hồ nước nước ngọt tự nhiên lớn nhất khu vực Tây Nguyên và đứng thứ hai cả nước sau hồ Ba Bể. Năm 1935, Saurin, nhà địa chất người Pháp nổi tiếng về những công trình nghiên cứu địa chất Tây Nguyên, đã chứng minh hồ Lắk hình thành trong một đợt phun trào núi lửa dữ dội thời tiền sử. Một dòng dung nham nóng chảy tràn xuống chắn ngang thung lũng của một nhánh sông Krông Ana (sông Cái), nước ứ lại ở vùng thượng lưu của con đập thiên nhiên ấy tạo thành hồ Lắk [2]. Hồ Lắk không chỉ được biết đến là một hồ nước ngọt tự nhiên lớn nhất Tây Nguyên có cảnh quan rộng lớn với nhiều rừng núi bao bọc, đa dạng sinh học về các loài động thực vật mà còn có nhiều nét độc đáo về văn hóa, lịch sử như Biệt Điện Bảo Đại và các Buôn Jun, Buôn M’Liêng nổi tiếng của người M’Nông. Bao quanh hồ Lắk là hệ thống rừng nguyên sinh và sông suối đã giúp cho hồ Lắk trở thành di sản danh tiếng về lịch sử và văn hóa. Nơi đây cung cấp nhiều nguồn lợi có giá trị, nhất là về du lịch không chỉ cho tỉnh Đắk Lắk nói riêng mà còn cho cả nước nói chung. Với những đặc thù này, ngày 11 tháng 5 năm 1993, Bộ trưởng bộ Văn hoá - Thông tin đã ra Quyết định số 534-QĐ/BT công nhận thắng cảnh hồ Lắk – thị trấn Liên Sơn – huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk là di tích là lịch sử văn hoá cấp quốc gia [3]. Từ năm 1995, hồ Lắk và khu vực xung quanh được xác định là khu rừng lịch sử, văn hóa và môi trường hồ Lắk với các chương trình bảo vệ môi trường, phát triển du lịch sinh thái nhằm bảo vệ các hệ sinh thái rừng núi cao Tây Nguyên, bảo tồn các loài động thực vật đặc hữu và quý hiếm, bảo vệ rừng đầu nguồn để phòng hộ cho hồ Lắk và sông Krông Ana [4]. HVTH: Trần Quang Thanh (MSHV: 7141268) GVHD: PGS.TS Võ Lê Phú 2 Đề xuất giải pháp quản lý tài nguyên nước mặt tại hồ Lắk, tỉnh Đắk Lắk Hình 1.1. Bản đồ hành chính huyện Lắk [5] 1.2. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Hồ Lắk gắn liền với cuộc sống của người dân bản địa quanh hồ. Ngoài vẻ đẹp vốn có mà thiên nhiên ban tặng để phát triển du lịch, hồ còn có nhiều giá trị khác như giúp điều hòa môi trường sinh thái, cung cấp nước phục vụ sản xuất nông nghiệp và là nơi sinh sống của nhiều loài động vật thủy sinh. Theo một số người dân bản địa đã sinh sống quá nửa đời người tại vùng đất này cho biết, xưa kia vào những năm 70 của thế kỷ trước, hồ Lắk rộng hơn bây giờ rất nhiều, nước trong xanh, chiều đến là thanh niên trai tráng thường tắm, bắt cá bắt tôm. Hiện nay, màu nước đục ngầu, không thể sử dụng cho mục đích dám tắm nữa của người dân địa phương. Rong, rêu, bèo và các loại thuỷ sinh làm nơi trú ngụ cho tôm cá cũng có xu hướng suy giảm. Ngày xưa hồ sâu thăm thẳm, được người dân ví như hồ không đáy, nhiều chỗ sâu hơn 10 m, nay chỉ còn chỗ buôn Đrung là sâu nhất, nhưng cũng chỉ còn khoảng 4m. Trong những năm gần đây, chất lượng nước hồ ngày càng suy giảm do nhiều nguồn ô nhiễm từ nước thải sinh hoạt của khu du lịch, các hộ dân sinh sống lân cận khu vực hồ, từ các hoạt động sản xuất nông nghiệp trong lưu vực. Thêm vào đó, việc lấn chiếm lòng hồ để canh tác nông nghiệp, sử dụng phân bón cũng như thuốc bảo vệ thực vật chưa hợp lý. Ngoài ra, xu hướng bồi lắng hồ Lắk trong thời gian gân đây là một vấn đề quan trọng đáng quan tâm của địa phương. Đây là hậu quả tất yếu do lớp phủ thực vật trên các dãy núi bao quanh hồ bị phát quang một phần diện tích để lấy đất canh tác nông nghiệp dẫn đến hiện tượng rửa trôi, xói mòn các khu vực xung quanh và bồi lắng xuống lòng hồ. Hồ Lắk là hồ tự nhiên, song chất lượng nước hồ cũng phụ thuộc nhiều vào chất lượng nước của 2 con suối chính bắt HVTH: Trần Quang Thanh (MSHV: 7141268) GVHD: PGS.TS Võ Lê Phú 3
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan