Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng quản lý đấu thầu xây lắp của công ty tnhh ...

Tài liệu đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng quản lý đấu thầu xây lắp của công ty tnhh một thành viên thủy lợi tam đảo

.PDF
109
1
143

Mô tả:

LỜI CAM ĐOAN Tôi là: Nguyễn Chí Hướng Sinh ngày: 08/4/1990 Là học viên cao học lớp 23QLXD12, chuyên ngành Quản lý xây dựng Trường Đại học Thủy lợi Hà Nội. Xin cam đoan: 1. Đây là luận văn do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn của thầy giáo PGS.TS Nguyễn Trọng Tư. 2. Luận văn này không trùng lặp với bất kỳ luận văn nào khác đã được công bố tại Việt Nam. 3. Các số liệu và thông tin trong luận văn là hoàn toàn trung thực và khách quan. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về những cam kết này. Hà Nội, ngày tháng năm 2016 Người cam kết Nguyễn Chí Hướng i LỜI CẢM ƠN Trước tiên, tác giả xin gửi lời cảm ơn đến PGS.TS Nguyễn Trọng Tư, đã quan tâm, tận tình giúp đỡ trong quá trình thực hiện luận văn. Xin chân thành cảm ơn các thầy cô, đặc biệt là các thầy cô Khoa Công trình, các thầy cô trong bộ môn Công nghệ & Quản lý Xây dựng trường Đại học Thủy Lợi. Những kiến thức kinh nghiệm mà các thầy cô truyền đạt trong quá trình học cũng như những góp ý quý báu của các thầy cô về luận văn này sẽ giúp cho tác giả trong suốt quá trình học tập cũng như trong quá trình công tác tại cơ quan. Do trình độ, kinh nghiệm cũng như thời gian nghiên cứu còn hạn chế nên Luận văn khó tránh khỏi những thiếu sót. Bản thân tác giả rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy cô để Luận văn hoàn chỉnh hơn nữa. Xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày tháng năm 2016 Tác giả luận văn Nguyễn Chí Hướng ii MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ..................................................................................................................ii MỤC LỤC ..................................................................................................................... iii DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU..................................................................................vii DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT .................................................................. viii MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài: .................................................................................................. 1 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài ....................................................................................... 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................................... 3 4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu ..................................................................... 3 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ........................................................................ 3 6. Dự kiến kết quả đạt được ................................................................................................. 3 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ ĐẤU THẦU VÀ QUẢN LÝ ĐẤU THẦU ............... 5 1.1 Lịch sử phát triển của đấu thầu trong và ngoài nước .................................................... 5 1.2 Một số khái niệm liên quan đến đấu thầu ................................................................... 14 1.3 Chất lượng quản lý công tác đấu thầu trong xây dựng ............................................... 17 1.4 Đặc điểm của đấu thầu................................................................................................. 20 1.5 Tác dụng của đấu thầu ................................................................................................. 22 1.6 Hiện trạng công tác đấu thầu Việt Nam hiện nay ....................................................... 24 1.6.1 Thực trạng công tác đấu thầu ở nước ta trong những năm qua ............................24 1.6.2 Những vấn đề pháp lý và thực tiến của đấu thầu trong hoạt động xây dựng .......26 1.6.3 Những tồn tại hạn chế trong quy định việc đánh giá hồ sơ dự thầu xây lắp hiện nay.................................................................................................................................26 1.7 Một số kinh nghiệm trong đấu thầu của các nhà thầu nước ngoài ............................. 28 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 .............................................................................................. 31 iii CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN NGHIÊN CỨU NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐẤU THẦU .......................................................................... 33 2.1 Cơ sở pháp lý trong công tác tổ chức đấu thầu xây lắp .......................................... 33 2.1.1 Các văn bản liên quan tới đấu thầu ...................................................................... 33 2.1.2 Phạm vi áp dụng luật đấu thầu ............................................................................. 34 2.1.3 Một số nguyên tắc của đấu thầu ........................................................................... 35 2.2 Các phương thức, hình thức lựa chọn nhà thầu .......................................................... 36 2.2.1 Các phương thức lựa chọn nhà thầu ..................................................................... 36 2.2.2 Các hình thức đấu thầu trong xây dựng ............................................................... 38 2.3 Quy trình và nội dung của công tác đấu thầu trong xây dựng .................................... 41 2.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến đấu thầu xây lắp .............................................................. 53 2.4.1 Môi trường pháp lý.............................................................................................. 53 2.4.2 Về năng lực của chủ đầu tư .................................................................................. 54 2.4.3 Về năng lực các nhà thầu ..................................................................................... 58 2.4.4 Về năng lực của tư vấn đấu thầu .......................................................................... 59 2.4.5 Về năng lực các tổ chức tư vấn thiết kế ............................................................... 61 2.5 Nội dung và cách xây dựng tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu ................................. 63 CHƯƠNG 3 ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG QUẢN LÝ ĐẤU THẦU XÂY LẮP CỦA CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN THỦY LỢI TAM ĐẢO ............................................................................................................. 67 3.1 Giới thiệu về Công ty TNHH MTV Thủy lợi Tam Đảo............................................. 67 3.1.1 Giới thiệu chung: .................................................................................................. 67 3.1.2 Cơ cấu tổ chức của công ty: ................................................................................. 67 3.2 Thực trạng đầu tư xây dựng công trình trong những năm qua của Công ty TNHH MTV Thủy lợi Tam Đảo .................................................................................................... 69 3.3 Công tác tổ chức đấu thầu tại Ban Quản lý dự án....................................................... 87 iv 3.3.1 Những kết quả đạt được .......................................................................................87 3.3.2 Những tồn tại cần khắc phục ................................................................................88 3.4 Giải pháp nâng cao chất lượng lựa chọn nhà thầu của công ty .................................. 89 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................................................... 98 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 100 v DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Hình 1.1 Khái quát hoạt động đấu thầu xây lắp………………………………………23 Hình 1.2 Quy trình tham gia dự thầu của nhà thầu…………………………………...24 Hình 2.1 Trình tự sơ tuyển............................................................................................48 Hình 2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đấu thầu…………………………….53 Hình 3.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức Công ty TNHH MTV Thủy lợi Tam Đảo……………66 Hình 3.2 Sơ đồ cơ cấu tổ chức Ban QLDA...................................................................67 Hình 3.3 Mô hình xét thầu cũ........................................................................................88 Hình 3.3 Mô hình xét thầu mới.....................................................................................88 vi DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 2.1 Thang điểm tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật.................................................62 Bảng 3.1 Vốn đầu tư XDCB của Công ty giai đoạn 2009 đến 2016............................68 Bảng 3.2 Bảng kế hoạch đấu thầu xây lăp dự án trạm bơm tiêu Sơn Lôi…………….71 Bảng 3.3 TCĐG về năng lực thi công và kinh nghiệm của nhà thầu…...…………….80 Bảng 3.4 Đánh giá hồ sơ dự thầu về mặt kỹ thuật…………………………………….82 Bảng 3.5 Đánh giá HSDT thông qua giá bỏ thầu……………………….…………….83 vii DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT HSMT : Hồ sơ mời thầu HSDT : Hồ sơ dự thầu HSYC : Hồ sơ yêu cầu HSĐX : Hồ sơ đề xuất NĐT : Nhà đầu tư TCĐG : Tiêu chuẩn đánh giá LCNT : Lựa chọn nhà thầu NN và PTNT : Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn BNN : Bộ nông nghiệp KH &ĐT : Kế hoạch và Đầu tư QLDA : Quản lý dự án XDCB : Xây dựng cơ bản ADB : Ngân hàng phát triển Châu Á WB : Ngân hàng thế giới QH : Quốc hội NĐ : Nghị định CP : Chính phủ TT : Thông tư QĐ : Quyết định TNHH MTV : Trách nhiệm hữu hạn một thành viên viii MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài: Hiện nay, Việt Nam là một trong những quốc gia trên thế giới chịu ảnh hưởng nặng nề về biến đổi khí hậu. Chính vì vậy để giảm nhẹ những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, cần phải có những biện pháp phòng tránh, khắc phục. Sử dụng các công trình thủy lợi để phòng tránh và khắc phục hậu quả của biến đổi khí hậu toàn cầu cũng là một trong những biện pháp không chỉ Việt Nam mà các quốc gia trên thế giới đang sử dụng. Công trình thủy lợi có vai trò to lớn trong ứng phó với biến đổi khí hậu. Nhằm quản lý chất lượng xây dựng công trình cần phải có những công tác kiểm soát chặt chẽ. Trong đó công tác lựa chọn nhà thầu đủ điều kiện về năng lực tham gia xây dựng các công trình thông qua đấu thầu là một công tác quan trọng nhằm quản lý chất lượng công trình, đưa công trình vào phục vụ kịp thời, nâng cao hiệu quả của công trình Thủy lợi. Đấu thầu là nhằm thực hiện tính cạnh tranh công bằng, minh bạch trong quá trình đấu thầu để lựa chọn nhà thầu phù hợp nhất, đảm bảo hiệu quả kinh tế của dự án. Như vậy thông qua hoạt động đấu thầu mà chủ đầu tư lựa chọn được đơn vị đáp ứng được các yêu cầu về công nghệ, kỹ thuật, thực hiện dự án với chất lượng cao nhất, chi phí thấp nhất. Trên thực tế hoạt động đấu thầu đã chứng tỏ được sự cần thiết và tầm quan trọng của nó trong cơ chế thị trường, nó không chỉ mang lại lợi ích cho nhà thầu mà còn mang lại lợi ích cho chủ đầu tư. Vì vậy phương thức đấu thầu càng trở lên là một phương thức sản xuất kinh doanh trong xây dựng không chỉ ở nước ta mà còn nhiều nước trên thế giới. Nó được nhìn nhận như một điều kiện thiết yếu để đảm bảo thành công cho các chủ đầu tư, nhà đầu tư dù họ thuộc nhà nước hay tư nhân, dù họ đầu tư trong hay ngoài nước. Công ty TNHH Một thành viên Thủy lợi Tam Đảo tiền thân là Ban quản lý Thủy nông hồ Xạ Hương, là một doanh nghiệp nhà nước được thành lập từ năm 1986. Tính đến nay, Công ty đã có bề dày truyền thống hơn 29 năm hoạt động trong lĩnh 1 vực Tư vấn, thiết kế, giám sát, thi công, xây dựng mới, tu bổ sửa chữa, cải tạo nâng cấp các công trình dân dụng, thủy lợi và sản xuất kinh doanh nước sạch. Từ khi thành lập, Công ty luôn không ngừng đổi mới tư duy về mọi mặt, tích cực đầu tư mua sắm các trang thiết bị đổi mới công nghệ, tăng cường công tác đào tạo cán bộ để có đủ trình độ khoa học kỹ thuật áp dụng sáng kiến cải tiến kỹ thuật đưa vào phục vụ sản xuất. Công ty với vai trò là chủ đầu tư thực hiện các dự án xây dựng của công ty. Nên chất lượng và chi phí xây dựng công trình ngày càng được chú trọng. Trong đó công tác lựa chọn nhà thầu đủ điều kiện về năng lực tham gia xây dựng các công trình thủy là một trong những công tác quan trọng. Trong những năm qua, công ty TNHH MTV Thủy Lợi Tam Đảo đã tiến hành tổ chức lựa chọn nhà thầu xây dựng một số lượng lớn các dự án xây dựng cơ bản. Đảm bảo bước tiếp theo của dự án được thực hiện đúng tiến độ. Để các dự án công trình sớm đưa vào khai thác, phục vụ đắc lực cho phòng chống lụt bão, giảm nhẹ thiên tai, từng bước nâng cấp, cải thiện hệ thống tưới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp, góp phần cải thiện đời sống dân sinh xã hội trong địa bàn 18 xã thuộc 03 huyện: Tam Đảo, Tam Dương và Bình Xuyên. Trong giai đoạn hiện nay các dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng ở nước ta không ngừng tăng về số lượng và quy mô, góp phần thúc đẩy quá trình phát triển tổng thể của nền kinh tế quốc dân. Trong nền kinh tế thị trường xuất hiện nhiều thành phần tham gia lĩnh vực đầu tư xây dựng có nhiều vấn đề mới nảy sinh cần được nghiên cứu giải. Mặc dù công ty TNHH MTV Thủy Lợi Tam Đảo đã tổ chức lựa chọn nhà thầu xây lắp cho các dự án thủy lợi, Trong quá trình thực hiện quản lý đấu thầu vẫn còn có những tồn tại, hạn chế cần khắc phục; cơ cấu tổ chức quản lý, quy trình quản lý chưa thật sự chặt chẽ, tính chuyên nghiệp hoá chưa cao; trình độ chuyên môn của một bộ phận cán bộ công ty chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ giai đoạn hiện nay. Với những yêu cầu cấp thiết trên, học viên chon đề tài: “ Đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng quản lý đấu thầu xây lắp của công ty TNHH một thành viện Thủy lợi Tam Đảo” làm đề tài luận văn tốt nghiệp. 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài Đề xuất được giải pháp nâng cao chất lượng quản lý đấu thầu xây lắp của công ty 2 TNHH MTV thủy lợi Tam Đảo. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu công tác quản lý đấu thầu của công ty TNHH MTV thủy lợi Tam Đảo, những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý đấu thầu và các giải pháp nâng cao năng lực quản lý đấu thầu tại đơn vị. - Phạm vi nghiên cứu: Phạm vi nghiên cứu của luận văn được tập trung vào công tác quản lý đấu thầu các công trình xây dựng lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn tại công ty TNHH MTV thủy lợi Tam Đảo 4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu Cách tiếp cận cơ sở lý luận và khoa học của các hình thức, phương pháp lựa chọn nhà thầu xây lắp. Đồng thời nghiên cứu các quy định của Nhà nước để áp dụng phù hợp với đối tượng và nội dung nghiên cứu của đề tài trong điều kiện ở Việt Nam hiện nay. Đề tài áp dụng những phương pháp nghiên cứu: Phương pháp tổng hợp, phân tích; phương pháp nghiên cứu lý luận, thực tiễn; phương pháp chuyên gia và những phương pháp liên quan khác. 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài - Ý nghĩa khoa học: Hệ thống hóa các cơ sở lý luận về hoạt động đấu thầu, các Luật, Nghị định, văn bản quy định, quy trình và nội dung về công tác đấu thầu từ đó tìm ra một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực đấu thầu trong lĩnh vực xây lắp của Chủ đầu tư. - Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu, phân tích đánh giá và các giải pháp đề xuất của đề tài là tài liệu tham khảo hữu ích, khả thi cho các Ban quản lý dự án trong hoạt động đấu thầu xây lắp. 6. Dự kiến kết quả đạt được - Phân tích cơ sở lý luận về công tác đấu thầu, các văn bản quy định quy trình và nội dung về công tác đấu thầu. 3 - Phân tích thực trạng, những mặt tồn tại, hạn chế trong công tác quản lý đấu thầu xây dựng công trình thủy lợi của công ty TNHH MTV thủy lợi Tam Đảo. - Đưa ra được một số giải pháp nâng cao chất lượng đấu thầu xây lắp dự án trạm bơm tiêu Sơn Lôi nói riêng, các công trình xây dựng của công ty TNHH MTV Thủy Lợi Tam Đảo nói chung. 7. Nội dung của luận văn Ngoài Phần mở đầu, Phần kết luận và kiến nghị. Nội dung luận văn gồm 3 chương nội dung như sau: Chương 1: Tổng quan về đấu thầu và quản lý đấu thầu. Chương 2: Cơ sở lý luận nghiên cứu nâng cao chất lượng công tác quản lý đấu thầu. Chương 3: Đề xuất giải phâp nâng cao chất lượng quản lý đấu thầu xây lắp của công ty TNHH MTV Thủy lợi Tam Đảo. 4 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ ĐẤU THẦU VÀ QUẢN LÝ ĐẤU THẦU 1.1 Lịch sử phát triển của đấu thầu trong và ngoài nước 1.1.1 Sự hình thành và phát triển của đấu thầu quốc tế: Đấu thầu là một hình thức mua bán đã xuất hiện từ sớm trong lịch sử nhân loại. Cùng với sự ra đời và phát triển của nền sản xuất hàng hóa, các hình thức mua bán cũng ngày càng được phát triển và hoàn thiện. Trong số đó có hình thức đấu thầu. Rất nhiều nước trên thế giới đã sử dụng một cách có hiệu quả phương thức mua sắm này. Ngày nay đấu thầu không chỉ tồn tại trong một lĩnh vực, một địa phương, một quốc gia mà đã vượt ra ngoài biên giới. ở các nước tư bản phát triển như Mỹ, Đức, Pháp, Ý,...đấu thầu được áp dụng rộng rãi để xây dựng các công trình công cộng, các công trình lớn đều phải nhờ phương pháp mua bán nêu trên. Vào thập kỷ 70, 80 của thế kỷ trước, phần lớn các nước đang phát triển sử dụng phương pháp đấu thầu để mua máy móc thiết bị. Việc phổ biến rộng rãi phương pháp này ở các nước đang phát triển có liên quan chặt chẽ tới sự can thiệp của Nhà nước vào trong đời sống kinh tế. Ở đại đa số các nước phát triển, Nhà nước ban hành những điều luật buộc các nhà nhập khẩu chỉ được mua của nước ngoài bằng phương pháp đấu thầu khi trị giá lô hàng vượt một số tiền nhất định, hoặc khi nhập khẩu thiết bị. Điều đó được thể hiện trong các quy định của Mianma, Cộng hòa A rập, Ai cập và nhiều nước châu Mỹ la tinh. Theo ước tính, ở các nước đang phát triển khoảng 80% cuộc mua bán máy móc thiết bị được thực hiện thông qua phương thức đấu thầu. Hình thức đấu thầu càng trở nên phổ biến khi mà nguồn vốn đầu tư từ bên ngoài ngày càng gia tăng. Theo đánh giá của các tổ chức kinh tế quốc tế, trong đó có Ngân hàng Thế giới thì trong những năm 60, 70 vốn đầu tư của nước ngoài chiếm từ 10 – 20% tổng vốn đầu tư của các quốc gia. Mà phần lớn những nguồn vốn này khi mua sắm, xây dựng ... đều sử dụng đấu thầu. Ở các nước đang phát triển 20 – 40% trị giá hàng hóa nhập khẩu do các tổ chức Nhà nước thực hiện hiện thông qua đấu thầu. Ở Việt Nam, hình thức đấu thầu đã và đang được sử dụng rộng rãi trong mua sắm, 5 xây dựng các công trình, nhà máy, hầm mỏ,... Về mặt lịch sử, hình thức đấu thầu đã xuất hiện từ thời kỳ Pháp thuộc. Khi đó các nhà thầu được gọi dưới tên các nhà thầu khoán. Sau khi miền Nam hoàn toàn giải phóng, Nhà nước ta đã tổ chức đấu thầu xây dựng công trình thủy lợi Dầu tiếng với vốn vay của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) vào năm 1979 tại Câu lạc bộ Quốc tế. Kể từ đó tới nay chúng ta đã tổ chức nhiều cuộc đấu thầu với số lượng và quy mô ngày càng lớn. 1.1.2 Sự hình thành và phát triển của đấu thầu trong nước Đấu thầu xây lắp là phương thức mà chủ đầu tư sử dụng để tổ chức cạnh tranh giữa các nhà thầu xây dựng nhằm lựa chọn một nhà thầu xây lắp có khả năng thực hiện tốt nhất các yêu cầu của dự án. Các yêu cầu đó thường là những yêu cầu về mặt kinh tế - tài chính, yêu cầu về mặt kĩ thuật, yêu cầu về mặt tiến độ thi công… Thực chất của đấu thầu xây lắp là việc ứng dụng phương pháp xét hiệu quả kinh tế trong việc lựa chọn tổ chức thi công xây dựng. Phương pháp này đòi hỏi sự so sánh giữa các tổ chức xây dựng trên cùng một phương diện (như kĩ thuật hay tài chính) để chọn lấy một nhà thầu có đủ khả năng sau đó lại so sánh tiếp. Kết quả cuối cùng sẽ tìm ra được một tổ chức xây dựng đáp ứng tốt nhất các yêu cầu của chủ đầu tư. Đấu thầu xây lắp có một số đặc điểm khác so với đấu thầu trong những lĩnh vực khác. Cụ thể: - Sản phẩm của sản xuất xây lắp có đặc điểm là mang tính đơn chiếc, công trình đặt tại một vị trí cố định, phục vụ cho một mục đích cụ thể, một chủ trương quản lí sử dụng, không phải là hàng hoá thông thường mua bán trên thị trường, khối lượng vật chất, tiền vốn tiêu hao, số lao động tham gia vào quá trình sản xuất lớn gấp nhiều lần các loại sản phẩm thuộc lĩnh vực khác, một công trình có nhiều ngành nghề và tổ chức cùng tham gia. - Thời gian hoàn thành công trình dài, khi đã thực hiện các bước như chuẩn bị đầu tư, chuẩn bị xây dựng…thì không thể dễ dàng thay đổi, đình hoãn. Điều đó chứng tỏ xây dựng cơ bản là một quá trình sản xuất phức tạp, đa dạng có tác dụng cũng như hậu quả lâu dài về sau. Quy mô của công trình càng lớn thì mối quan hệ với các ngành, lĩnh vực càng phức tạp và có tác động lớn đến việc phân bố lại lực lượng sản 6 xuất và dân cư, tác động đến môi sinh, môi trường và cơ sỏ hạ tầng kỹ thuật khác. Vì thế việc áp dụng đấu thầu trong xây dựng cơ bản không những phải đạt được tiêu chuẩn một công trình với giá thành rẻ, chất lượng cao mà còn phải đặt trong tổng thể phát triển của nền kinh tế xã hội. Vào cuối những năm 30 và đầu những năm 40 cùng với sự phát triển của thị trường kinh tế tư bản trên nhiều lĩnh vực, đòi hỏi chế độ bán đấu giá cũng phải được áp dụng rộng rãi. Nhưng bán đấu giá chưa có đủ cơ sở để thực hiện trong lĩnh vực đặc thù riêng như: chuyển giao công nghệ, xây dựng cơ bản…do vậy đấu thầu ra đời. Việc ra đời của pháp luật về đấu thầu nói chung cũng như đấu thầu xây lắp nói riêng là một tất yếu khách quan. Có thể khái quát quá trình phát triển của pháp luật về đấu thầu xây lắp qua các giai đoạn sau: a. Giai đoạn trước khi có Quy chế đấu thầu ban hành kèm Nghị định 43/CP của Chính phủ ban hành ngày 16/07/1996: Ở Việt nam từ 1988 trở về trước, quá trình đầu tư xây dựng cơ bản được thực hiện theo Điều lệ Xây dựng cơ bản ban hành theo Nghị định số 232/CP ngày 06/06/1981 các doanh nghiệp xây lắp theo phương thức tự làm và giao nhận thầu xây dựng. Tuy nhiên hai phương thức này có nhược điểm mang tính chất tự cung tự cấp, có nhiều thiếu sót trong thủ tục xây dựng cơ bản. Mặt trái của phương thức giao nhận thầu là hiện tượng mua bán thầu, cho nên có ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng sản phẩm. Kết quả là có nhiều công trình thi công có chất lượng kém, khi đưa vào sử dụng thì không hiệu quả. Do đó để khắc phục những tồn tại của phương thức cũ, đáp ứng đòi hỏi của cơ chế mới. Vào tháng 11/1987 trong Quyết định 217-HĐBT có đưa ra một số điều quy định về đấu thầu. Tuy nhiên vẫn chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể vì vậy việc áp dụng và thực hiện vẫn chưa mang lại hiệu quả.Ngày 09/05/1988, Hội đồng Bộ trưởng ban hành quyết định số 80-HĐBT về các chính sách đổi mới cơ chế quản lí xây dựng cơ bản. Nhằm đáp ứng yêu cầu quy định của Hội đồng Bộ trưởng, ngày 10/01/1989 Thông tư hướng dẫn tạm thời số 03/BXD-VKT đã ra đời. Tuy nhiên Thông tư hướng dẫn số 03 còn có nhiều khiếm khuyết khi áp dụng vào 7 thực tế. Vì vậy, đến ngày 12/02/1990 Bộ xây dựng đã ban hành Quy chế đấu thầu trong xây dựng kèm theo Quyết định số 24/BXD-VKT thay thế cho Thông tư số 03/BXD-VKT. Có thể nói rằng quy chế đấu thầu trong xây dựng ban hành kèm theo Quyết định 24/BXD-VKT là quy chế đầu tiên về hoạt động đấu thầu xây dựng của Việt Nam.Trong văn bản này các vấn đề cơ bản về đấu thầu xây dựng (phạm vi, đối tượng điều chỉnh, quyền và nghĩa vụ của các bên, các hình thức và trình độ tổ chức đấu thầu …) đã được quy định. Tuy chưa đầy đủ song chúng đã khái quát được một số nét cần thiết nhất để thực hiện đấu thầu xây dựng. Trong quy chế này mục tiêu của đấu thầu chưa được đặt ra nhưng có thể thấy rằng việc ban hành quy chế này đã tạo nên một nền tảng pháp lý để qua đó tạo nên một sân chơi bình đẳng, mang tính cạnh tranh cho các thành phần kinh tế trong xã hội. b. Giai đoạn áp dụng Quy chế đấu thầu ban hành kèm theo Nghị định số 43/CP của Chính phủ ban hành ngày 16/07/1996 và Nghị định số 93/1997/NĐ-CP ngày 23/08/1997 Nói chung Quy chế đấu thầu trong xây dựng kèm theo Quyết định số 24/BXD-VKT còn mang nặng tính quản lý về mặt hành chính Nhà nước. Bốn năm sau ngày ban hành Quy chế này, thực hiện cải tiến công tác đơn giá, dự toán nhằm chống lãng phí, thất thoát và tiêu cực trong đầu tư và xây dựng theo Quyết định số 92-TT ngày 7/3/1994 của Thủ tướng Chính phủ, Bộ xây dựng đã ban hành Quy chế đấu thầu trong xây lắp kèm theo Quyết định số 60-BXD/VKT ngày 30/3/1994. Quy chế này thay thế Quy chế đấu thầu trong xây dựng kèm theo Quyết định số 24/BXD-VKT ngày 12/2/1990. Đây là một bước tiến rõ rệt của việc điều chỉnh công tác đấu thầu trong xây dựng ở Việt Nam giai đoạn này. Quy chế gồm 32 điều, quy định một cách rõ ràng, chi tiết đấu thầu trong xây dựng. Các quy định của quy chế mở rộng hơn hình thức đấu thầu, phạm vi các công trình cần đấu thầu và quy định cụ thể quyền và nghĩa vụ của các bên trong đấu thầu. Tuy vậy, trình tự đấu thầu chưa được quy định cụ thể. Việc quản lý hồ sơ được quy định ở mức độ chưa cao, chưa đảm bảo được nguyên tắc bảo mật của đấu thầu. Quy chế chỉ quy định hai hình thức đấu thầu rộng rãi và đấu thầu hạn chế mà chưa có chỉ định thầu. Có thể nói hai quy chế đấu thầu ra đời trong điều kiện nền kinh tế vừa thoát khỏi cơ 8 chế quản lý cũ nên khó có thể thoát khỏi các dấu ấn của quản lý hành chính. Các quy định chưa bao quát được hết tình hình thực tế, chưa theo kịp sự phát tiển của nền kinh tế. Do đó, chỉ hai năm sau Chính phủ đã ban hành Nghị định số 43/1996/NĐ-CP ngày 17/07/96 về thủ tục đấu thầu, trong đó dành hẳn một chương cho đấu thầu trong xây dựng. Nghị định số 43/1996/NĐ-CP ra đời đã đánh dấu một bước tiến lớn với nhiều điểm tiến bộ hơn hẳn so với các văn bản ra đời trước đây quy định về đấu thầu trong xây dựng. Nghị định này đã quy định một cách tương đối đầy đủ trình tự, thủ tục, các bước tiến hành cho một cuộc đấu thầu, hình thức chỉ định thầu được pháp luật quy định đã có sự tương quan, liên hệ với các nguyên tắc của đấu thầu quốc tế. Tuy nhiên, Nghị định số 43/CP vẫn chưa quy định đầy đủ quá trình mở thầu trong khi đó lại có nhiều điều khoản về các đặc quyền của doanh nghiệp nhà nước khi tham gia đấu thầu. Một năm sau ngày Nghị định ra đời, kết quả khảo sát về ảnh hưởng của Nghị định này đã chỉ ra rằng có nhiều khó khăn trong việc lựa chọn nhà thầu thắng thầu để kí hợp đồng. Các nhà thầu Việt Nam rất khó thắng thầu, các dự án có phía đối tác nnước ngoài tham gia thường không theo kịp đúng thủ tục đấu thầu và nhiều khi quá trình xét thầu bị chậm trễ. c. Giai đoạn áp dụng Quy chế đấu thầu ban hành kèm theo Nghị định số 88/1999/NĐ-CP của Chính phủ ngày 1/9/1999; Nghị định số 14/2000/NĐ-CP của Chính phủ ngày 5/5/2000; Nghị định số 66/2003/NĐ-CP của Chính phủ ngày 12/6/2003: Để đáp ứng yêu cầu của thực tế, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 93/1997/NĐCP ngày 23/08/97 sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế đấu thầu ban hành kèm theo Nghị định số 43/CP, ngày 16/7/1996. Tuy nhiên chỉ trong một thời gian ngắn, thực tế cho thấy Nghị định số 93/1997/NĐ-CP cũng không theo kịp sự phát triển của nền kinh tế. Điều này đã mở đương cho việc xây dựng một văn bản khác về đấu thầu đó là Nghị định số 88/1999/NĐ-CP ngày 1 tháng 9 năm 1999. Tính đến thời điểm trước khi Luật xây dựng được ban hành thì Nghị định này vẫn được coi là cơ sở pháp lý quan 9 trọng nhất của Việt Nam về đấu thầu nói chung và đấu thầu xây lắp nói riêng. Nghị định này cũng được xây dựng phù hợp với Luật mẫu UDCITRAL về đấu thầu mua sắm hàng hoá, dịch vụ và xây lắp. Liên quan đến đấu thầu, Nghị định số 88/1999/NĐ-CP quy định ba phương thức đấu thầu là đấu thầu một túi hồ sơ, đấu thầu hai túi hồ sơ và đấu thầu hai giai đoạn. Do nền kinh tế biến đổi nhanh, Nghị định số 88/1999/NĐ-CP cũng nhanh chóng có bất cập về một số vấn đề; đặc biệt là đối với chỉ định thầu. Rất nhiều các cơ quan và doanh nghiệp trong nước đã lên tiếng cho rằng quy định như trong Nghị định là quá chặt chẽ khiến cho nhiều trường hợp giá trị nhỏ thì chi phí hành chính cho việc tổ chức đấu thầu tồn kém nhiều so với lợi ích tiết kiệm được thông qua đấu thầu. Ngoài ra, có nhiều ý kiến cho rằng chính các quy định chặt chẽ này làm mất quyền tự chủ của bên mời thầu trong việc chỉ đinh thầu. Điều này làm giảm ý nghĩa kinh tế của đấu thầu. Để hoàn thiện hơn nữa Quy chế đấu thầu Chính phủ đã ban hành Nghị định số 14/2000/NĐ-CP ngày 5 tháng 5 năm 2000 nhằm sửa đổi, bổ sung 8 điều của Nghị định số 88/1999/NĐ-CP, trong đó nội dung chính là nhằm quy định rõ các trường hợp mà bên chủ đầu tư có thể chọn phương thức chỉ định thầu. So với các nghị định trước đó, Nghị định số 14/2000/NĐ-CP có những điểm mới dành cho đấu thầu xây lắp đáng lưu ý là phương pháp “gía đánh giá” phù hợp với các quy định về đấu thầu trên thế giới; quy định mốc tối đa và tối thiểu đối với một số khâu chủ yếu của quá trình đấu thầu; cho phép tổ chức đấu thầu quốc tế khi không có nhà thầu Việt Nam nào đáp ứng yêu cầu gói thầu, nhà thầu quốc tế cam kết sử dụng nhà thầu phụ Việt Nam; điều kiện dự thầu phải có trụ sở chi nhánh ở địa phương tham gia đấu thầu, hình thức chỉ định thầu được mở rộng hơn. Mặc dù Nghị định số 14/2000/NĐ-CP đã có nhiều sửa đổi quan trọng nhưng vẫn chưa theo kịp sự phát triển của nề kinh tế. Vì vậy, ngày 12 tháng 6 năm 2003 Chính phủ ban hành Nghị định số 66/2003/NĐ-CP trong đó quy chế đấu thầu lại một lần nữa được sửa đổi, bổ sung. d. Giai đoạn áp dụng Luật đấu thầu ngày 29/11/2005 và Nghị định số 58/2008/NĐ-CP của Chính phủ ngày 05/5/2008 (7) Cùng một lúc, Nghị định 111/2006/NĐ-CP về hướng dẫn thi hành Luật Đấu thầu và 10 lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật Xây dựng và Nghị định 112/2006/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 16/2005/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình đã được ban hành, tạo nên một hệ thống các quy phạm pháp luật thống nhất áp dụng chung cho hoạt động đấu thầu. Điều đáng nói là Nghị định số 111/2006/NĐ-CP đã tạo được bước đột phá đáng kể trong việc hài hoà các quy định khác nhau trong Luật Đấu thầu và Luật Xây dựng. Hơn thế, với những kế thừa các nội dung tiên tiến trong Quy chế Đấu thầu trước đây, đồng thời đưa ra được những cải cách đáng kể, sự thống nhất trong quy định về đấu thầu đang được trông đợi sẽ đưa các hoạt động đấu thầu vào vận hành một cách nhẹ nhàng, trơn tru và hiệu quả hơn. Tuy nhiên việc áp dụng Nghị định này cho đến nay vẫn còn nhiều bất cập gây khó khăn cho các nhà thầu tham gia đấu thầu. Ngày 05/5/2008, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 58/2008/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Đầu thầu và lựa chọn nhà thầu theo Luật Xây dựng. Đây là Nghị định quan trọng hướng dẫn Luật đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật Xây dựng, thay thế cho Nghị định số 111/2006/NĐ-CP ngày 29/9/2006 của Chính phủ về Hướng dẫn Luật Đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật Xây dựng. Các quy định của Nghị định số 58/2008/NĐ-CP mới ban hành với các nội dung hướng dẫn mới, chi tiết và đầy đủ đã khắc phục các khó khăn, vướng mắc, bất cập trong quá trình đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng trong thời gian vừa qua, đáp ứng phù hợp các hoạt động xây dựng trong giai đoạn mới và khắc phục một số điểm không thống nhất giữa Luật Đấu thầu và Luật Xây dựng. e. Giai đoạn áp dụng Luật đấu thầu số 43 ngày 1/7/2014 và Nghị định số 63/22014/NĐ-CP của Chính phủ ngày 26/6/2014 (6) Luật đấu thầu năm 2013 có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2014. Luật này gồm 13 chương với 96 điều được xây dựng trên cơ sở sửa đổi toàn diện Luật đấu thầu năm 2005, Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản năm 2009. Luật đấu thầu năm 2013 có những điểm mới căn bản sau: - Ưu tiên phát triển nguồn lực trong nước: Theo điểm h, khoản 1, điều 5 luật đấu thầu năm 2013 với nhà thầu nước ngoài khi 11 tham gia dự thầu tại Việt Nam, phải liên danh hoặc sử dụng nhà thầu phụ Việt Nam. Hay tại điều 14 quy định ưu đãi dành cho nhà thầu trong nước, ngoài ra tại điều 15 quy định việc tổ chức đấu thầu quốc tế để lựa chọn nhà thầu chỉ được thực hiện khi đáp ứng một trong các điều kiện trong khoản 1. Những thay đổi đó nhằm ưu tiên phát triển nguồn lực, tạo công ăn việc làm cho lao động trong nước và giúp nhà thầu Việt Nam tiếp nhận công nghệ cao, kinh nghiệm quản lý tiên tiến, tự chủ tại thị trường trong nước và nước ngoài. - Cải tiến đơn giản hóa thủ tục hành chính: Luật đấu thầu năm 2013 đã sửa đổi một số quy định hiện hành nhằm đơn giản hóa thủ tục hành chính trong hoạt động đấu thầu theo tinh thần Nghị quyết số 25/NQCP ngày 2/6/2010 và Nghị quyết số 70/NQ-CP ngày 27/12/2010 của Chính phủ , đồng thời quy định cụ thể hơn về các quy trình lựa chọn nhà thầu đối với từng trường hợp cụ thể. - Bổ sung phương pháp đánh hồ sơ dự thầu: Tại điều 39, 40 của luật đấu thầu năm 2013 quy định rõ phương pháp đánh giá hồ sơ dự thầu theo từng lĩnh vực cụ thể. Bên cạnh đó, Luật cũng bổ sung thêm một số phương pháp trong đánh giá mới là phương pháp giá thấp nhất, phương pháp kết hợp giữa kỹ thuật và giá, phương pháp giá cố định, nhằm khắc phục tình trạng bỏ thầu giá thấp nhưng không đủ năng lực, kinh nghiệm để thực hiện gói thầu. - Lựa chọn nhà thầu trong mua sắm tập trung: Điều 44 của luật đấu thầu năm 2013 quy định hình thức mua sắm tập trung để áp dụng rộng rãi trong công tác đấu thầu. Theo hình thức này, thay vì tổ chức mua sắm ở hàng trăm cơ quan khác nhau thì cơ quan mua sắp tập trung sẽ chịu trách nhiệm tổ chức mua sắm chuyên nghiệp một lần. Hình thức này không chỉ giúp tăng tính chuyên nghiệp trong hoạt động mua sắm mà còn tạo điều kiện nâng cao hiệu quả, rút ngắn thời gian và chi phí tổ chức mua sắm, đồng thời hỗ trợ phát triển sản xuất trong nước và khuyến khích nhà thầu nâng cao chất lượng hàng hóa, dịch vụ. - Phương thức lựa chọn nhà thầu và nhà đầu tư: 12
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan