Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng kiểm toán báo cáo quyết toán dự án xây dựn...

Tài liệu đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng kiểm toán báo cáo quyết toán dự án xây dựng hoàn thành thuộc nguồn vốn nhà nước do công ty kiểm toán hà nội thực hiện

.PDF
97
1
86

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI  NGUYỄN KHẮC LONG ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG KIỂM TOÁN BÁO CÁO QUYẾT TOÁN DỰ ÁN XÂY DỰNG HOÀN THÀNH THUỘC NGUỒN VỐN NHÀ NƯỚC DO CÔNG TY KIỂM TOÁN HÀ NỘI THỰC HIỆN LUẬN VĂN THẠC SĨ HÀ NỘI, NĂM 2016 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI  NGUYỄN KHẮC LONG ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG KIỂM TOÁN BÁO CÁO QUYẾT TOÁN DỰ ÁN XÂY DỰNG HOÀN THÀNH THUỘC NGUỒN VỐN NHÀ NƯỚC DO CÔNG TY KIỂM TOÁNHÀ NỘI THỰC HIỆN Chuyên ngành: Quản lý xây dựng Mã số: 60.58.03.02 NGƯỜI HƯỚNG DẪN: PSG.TS ĐỒNG KIM HẠNH HÀ NỘI, NĂM 2016 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân tôi. Các kết quả nghiên cứu và các kết luận trong luận văn là trung thực, không sao chép từ bất kỳ một nguồn nào và dưới bất kỳ hình thức nào.Việc tham khảo các nguồn tài liệu đã được thực hiện trích dẫn và ghi nguồn tài liệu tham khảo đúng quy định. Hà Nội, ngày tháng 08 năm 2016 Tác giả luận văn Nguyễn Khắc Long i LỜI CẢM ƠN Luận văn thạc sỹ “Đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng kiểm toán báo cáo quyết toán dự án xây dựng hoàn thành thuộc nguồn vốn Nhà nước do Công ty Kiểm toán Hà Nội thực hiện” được hoàn thành tại trường đại học Thủy Lợi. Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện luận văn, tác giả đã nhận được sự hướng dẫn tận tình của Cô giáo, PGS.TS Đồng Kim Hạnh và những ý kiến về chuyên môn quý báu của các thầy cô trong Bộ môn Công nghệ và Quản lý xây dựng, Khoa Công trình – Trường đại học Thủy Lợi. Tác giả xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc đến Cô giáo hướng dẫn PGS.TS Đồng Kim Hạnh đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn tác giả về chuyên môn trong suốt quá trình nghiên cứu. Tác giả xin gửi lời cảm ơn đến nhà trường và các thầy cô trong bộ môn đã dạy bảo hướng dẫn tác giả trong suốt quá trình học tập tại trường đại học Thủy Lợi, các đồng nghiệp trong và ngoài ngành đã cung cấp tài liệu phục vụ cho luận văn. Xin gửi lời cảm ơn tới những người thân trong gia đình, đồng nghiệp và bạn bè đã động viên, khích lệ giúp tác giả hoàn thiện luận văn của mình. Tuy nhiên với thời gian và trình độ chuyên môn còn hạn chế, luận văn không thể tránh được những thiếu sót, tác giả rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của quý thầy cô để nghiên cứu được hoàn thiện hơn. Hà Nội, ngày tháng 08 năm 2016 Tác giả Nguyễn Khắc Long ii MỤC LỤC MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN SỰ PHÁT TRIỂN TRONG NƯỚC VÀ THẾ GIỚI VỀ LĨNH VỰC KIỂM TOÁN BÁO CÁO QUYẾT TOÁN DỰ ÁN XÂY DỰNG HOÀN THÀNH THUỘC NGUỒN VỐN NHÀ NƯỚC .............................................................3 1.1 Sự phát triển về dự án đầu tư xây dựng tại Việt Nam và trên thế giới hiện nay .......3 1.1.1 Dự án đầu tư xây dựng công trình tại Việt Nam ....................................................3 1.1.2 Dự án đầu tư xây dựng trên thế giới ......................................................................6 1.2 Tình hình quản lý các dự án đầu tư xây dựng công trình ..........................................8 1.2.1 Các mô hình quản lý dự án [1] ..............................................................................8 1.2.2 Những căn cứ lựa chọn mô hình quản lý dự án đầu tư ........................................14 1.3 Kiểm toán dự án đầu tư xây dựng ...........................................................................14 1.3.1 Khái niệm về kiểm toán ........................................................................................14 1.3.2 Phân loại kiểm toán ..............................................................................................15 1.4 Những tồn tại trong kiểm toán báo cáo quyết toán xây dựng hoàn thành thuộc nguồn vốn nhà nước thời gian qua. ...............................................................................18 1.4.1 Chấp hành pháp luật, chế độ quản lý đầu tư xây dựng ........................................18 1.4.2 Tính kinh tế, tính hiệu quả, tính hiệu lực của dự án đầu tư xây dựng công trình………………………………………………………………………………….. ...............20 1.4.3 Báo cáo quyết toán công trình hoàn thành thuộc nguồn vốn nhà nước hoặc Báo cáo quyết toán hạng mục công trình hoàn thành thuộc nguồn vốn nhà nước ..............23 Kết luận chương I..........................................................................................................27 CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÁC PHƯƠNG PHÁP GIẢI QUYẾT KIỂM TOÁN BÁO CÁO QUYẾT TOÁN DỰ ÁN XÂY DỰNG HOÀN THÀNH THUỘC NGUỒN VỐN NHÀ NƯỚC TRONG THỜI GIAN QUA ...........................................29 2.1 Đặc điểm công tác đầu tư xây dựng công trình thời gian vừa qua ..........................29 2.2 Các phương pháp dùng trong kiểm toán dự án đầu tư xây dựng ............................30 2.2.1 Phương pháp đối chiếu.........................................................................................30 2.2.2 Phương pháp xác minh .........................................................................................31 2.2.3 Phương pháp kiểm tra hiện trường ......................................................................32 iii 2.3 Cơ sở pháp lý về công tác kiểm toán dự án đầu tư xây dựng ................................. 32 2.4 Phương pháp giải quyết công tác kiểm toán dự án đầu tư xây dựng ...................... 36 2.4.1 Khái niệm về Báo cáo Quyết toán vốn đầu tư dự án đầu tư xây dựng hoàn thành…………………………………………………………………………………………….36 2.4.2 Trình tự và nội dung của kiểm toán báo cáo quyết toán vốn đầu tư dự án xây dựng hoàn thành ............................................................................................................ 37 2.5 Chất lượng kiểm toán báo cáo quyết toán dự án xây dựng hoàn thành thuộc nguồn vốn nhà nước và các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán báo cáo quyết toán dự án xây dựng hoàn thành thuộc nguồn vốn nhà nước. .............................................. 40 2.5.1 Chất lượng kiểm toán báo cáo quyết toán dự án xây dựng hoàn thành .............. 40 2.5.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng cuộc kiểm toán báo cáo quyết toán dự án xây dựng hoàn thành ..................................................................................................... 41 Kết luận chương II.........................................................................................................46 CHƯƠNG 3 ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG KIỂM TOÁN BÁO CÁO QUYẾT TOÁN DỰ ÁN XÂY DỰNG HOÀN THÀNH THUỘC NGUỒN VỐN NHÀ NƯỚC TẠI CÔNG TY KIỂM TOÁN HÀ NỘI. ...................................... 48 3.1 Đánh giá thực trạng công tác kiểm toán dự án đầu tư các công trình do Công ty Kiểm toán Hà Nội thực hiện trong thời gian vừa qua. .................................................. 48 3.1.1 Khái quát về Công ty kiểm toán Hà Nội. ............................................................. 48 3.1.2 Quy trình kiểm toán báo cáo quyết toán vốn đầu tư dự án xây dựng hoàn thành thuộc nguồn vốn tại Công ty kiểm toán Hà Nội ............................................................ 49 3.1.3 Đánh giá thực trạng công tác kiểm toán báo cáo quyết toán vốn đầu tư dự án xây dựng hoàn thành tại Công ty kiểm toán Hà Nội ........................................................... 58 3.2 Đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng kiểm toán Báo cáo quyết toán dự án hoàn thành tại Công ty Kiểm toán Hà Nội .................................................................... 66 3.2.1 Nhóm giải pháp về đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm toán lĩnh vự đầu tư XDCB cho KTV, kỹ thuật viên .................................................................................................. 66 3.2.2 Giải pháp hoàn thiện hệ thống quy trình, chuẩn mực và hồ sơ mẫu biểu kiểm toán lĩnh vực đầu tư XDCB tại Công ty Kiểm toán Hà Nội. ......................................... 68 3.2.3 Nhóm giải pháp nâng cao chất lượng Báo cáo quyết toán của chủ đầu tư ......... 68 iv 3.3 Áp dụng đề xuất giải pháp kiểm toán báo cáo quyết toán dự án hoàn thành công trình tại Công ty Kiểm toán Hà Nội. .............................................................................69 3.3.1 Hoàn thiện quy trình kiểm toán ............................................................................69 3.3.2 Xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ của Công ty trong lĩnh vực kiểm toán báo cáo quyết toán vốn đầu tư dự án xây dựng hoàn thành ................................................77 3.3.3 Tuyển dụng, đào tạo, nâng cao năng lực chuyên môn của kiểm toán viên và kỹ thuật viên………………………………………………………………………………………..82 3.3.4 Đánh giá sự hài lòng của khách hàng ..................................................................83 Kết luận chương III…………………………………………………………………...84 Kết Luận và kiến nghị………………………………………………………………...85 Tài liệu tham khảo………………………………………………………………….....87 v DANH MỤC HÌNH Hình 1.1. Mô hình chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án ................................................ 9 Hình 1.2. Mô hình chủ nhiệm điều hành dự án ........................................................ 10 Hình 1.3. Mô hình hình thức chìa khóa trao tay ....................................................... 11 Hình 2.1. Sơ đồ qui trình kiểm toán báo cáo quyết toán vốn đầu tư dự án xây dựng hoàn thành …………………………………………………………………………...38 Hình 2.2. Sơ đồ qui trình kiểm toán báo cáo quyết toán vốn đầu tư dự án xây dựng hoàn thành bước lập kế hoạch kiểm toán ...................................................................... 38 Hình 2.3. Sơ đồ qui trình kiểm toán báo cáo quyết toán vốn đầu tư dự án xây dựng hoàn thành bước thực hiện kiểm toán ........................................................................... 39 Hình 2.4. Sơ đồ qui trình kiểm toán báo cáo quyết toán vốn đầu tư dự án xây dựng hoàn thành bước kết thúc kiểm toán ............................................................................. 40 Hình 3.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty................................... 49 Hình 3.2. Sơ đồ giải pháp nâng cao chất lượng kiểm toán báo cáo quyết toán vốn đầu tư dự án xây dựng hoàn thành ................................................................................ 69 vi DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1. Các công trình kiến trúc xuất sắc được xếp hạng theo thứ tự dưới đây......7 Bảng 1.2. Các công trình có chiều cao nhất ................................................................ 8 Bảng 3.1. Những tồn tại một số dự án mà công ty đã thực hiện kiểm toán .............. 64 Bảng 3.2. Quy trình kiểm toán tuân thủ quy chế quản lý dự án ĐTXD .................... 70 Bảng 3.3. Nội dung thực hiện báo cáo quyết toán vốn đầu tư dự án xây dựng hoàn thành của chủ đầu tư lập [10] ........................................................................................ 77 Bảng 3.4. Quy trình soát xét báo cáo kiểm toán quyết toán vốn đầu tư dự án xây dựng hoàn thành tại Công ty Kiểm toán Hà Nội ........................................................... 80 vii DANH MỤC VIẾT TẮT Bộ NN&PTNT Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn XDCB Xây dựng cơ bản GDP Tổng sản phẩm nội địa VLXD Vật liệu xây dựng ĐTXD Đầu tư xây dựng KTV Kiểm toán viên DNKT Doanh nghiệp kiểm toán BCKT Báo cáo kiểm toán DNNN Doanh nghiệp Nhà nước NSNN Ngân sách Nhà nước BCTC Báo cáo tài chính QLDA Quản lý dự án TKKT Thiết kế kỹ thuật TKTC Thiết kế thi công ĐMĐGXDCB Định mức đơn giá xây dựng cơ bản KTĐL Kiểm toán độc lập viii MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Công ty kiểm toán Hà Nội (gọi tắt là CPA HANOI) là Công ty kiểm toán đầu tiên của TP. Hà Nội, được thành lập và hoạt động theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 071009 ngày 01/02/1999 do Sở Kế hoạch và Đầu tư TP Hà Nội cấp. CPA HANOI là Công ty kiểm toán chuyên nghiệp hợp pháp hoạt động trong lĩnh vực kiểm toán, tư vấn thuế, tư vấn tài chính kế toán, tư vấn quản lý, thẩm định giá trị doanh nghiệp ... ở Việt Nam. Qua hơn 15 năm hoạt động, CPA HANOI đã và đang thực hiện việc cung cấp các dịch vụ kiểm toán và tư vấn chuyên ngành cho gần 1000 lượt doanh nghiệp thuộc các loại hình doanh nghiệp trên phạm vi toàn lãnh thổ Việt Nam. CPA HANOI có tổng số nhân viên hiện tại là gần 150 người có trình độ đại học và trên đại học được đào tạo tại Việt Nam và nước ngoài như Australia, Ireland ... Hiện tại Công ty có 15 người được Bộ Tài chính cấp Chứng chỉ kiểm toán viên (CPA), có 02 người có chứng chỉ kiểm toán viên quốc tế, có 09 người có chứng chỉ thẩm định viên về giá, 15 kỹ sư Xây dựng, Thủy lợi, Kiến trúc, các nhân viên chủ chốt đều có kinh nghiệm từ 10 đến hơn 30 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực tài chính, kế toán và kiểm toán, kiểm toán quyết toán công trình xây dựng hoàn hành và thẩm định giá trị tài sản. Trong những năm gần đây nhu cầu về kiểm toán báo cáo quyết toán vốn đầu tư dự án xây dựng hoàn thành lớn đòi hỏi đội ngũ kỹ thuật viên phải có trình độ về chuyên môn cao, nắm bắt và cập nhật thường xuyên những thay đổi chính sách, pháp luật của Nhà nước. Là một trong những nhân viên của Công ty làm việc trong lĩnh vực kiểm toán XDCB, với mong muốn hoàn thiện tốt công việc của mình, nâng cao chất lượng kiểm toán, và đây là lý do em chọn đề tài luận văn thạc sỹ của mình là: “Đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng kiểm toán báo cáo quyết toán dự án xây dựng hoàn thành thuộc nguồn vốn Nhà nước do Công ty Kiểm toán Hà Nội thực hiện ” 1 2. Mục tiêu nghiên cứu Từ việc đưa ra những giải pháp nâng cao chất lượng kiểm toán báo cáo quyết toán dự án xây dựng hoàn thành thuộc nguồn vốn nhà nước. Áp dụng những giải pháp đó cho các cuộc kiểm toán tại Công ty kiểm toán Hà Nội. Nhằm nâng cao chất lượng kiểm toán báo cáo quyết toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn nhà nước tại Công ty kiểm toán Hà Nội. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Kiểm toán báo cáo quyết toán dự án xây dựng hoàn thành thuộc nguồn vốn nhà nước. Phạm vi nghiên cứu: Kiểm toán báo cáo quyết toán dự án xây dựng hoàn thành thuộc nguồn vốn nhà nước tại Công ty kiểm toán Hà Nội từ năm 2010 – 2015. 4. Cách tiếp cận và phương pháp thực hiện Cách tiếp cận : + Qua thực tế các cuộc kiểm toán của tác giả. + Qua các cuộc kiểm toán mà các thành viên trong công ty thực hiện. + Qua các nguồn tài liệu khác. Phương pháp thực hiện : + Phương pháp tổng hợp, phân tích đánh giá. + Phương pháp chuyên gia. 2 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN SỰ PHÁT TRIỂN TRONG NƯỚC VÀ THẾ GIỚI VỀ LĨNH VỰC KIỂM TOÁN BÁO CÁO QUYẾT TOÁN DỰ ÁN XÂY DỰNG HOÀN THÀNH THUỘC NGUỒN VỐN NHÀ NƯỚC 1.1 Sự phát triển về dự án đầu tư xây dựng tại Việt Nam và trên thế giới hiện nay 1.1.1 Dự án đầu tư xây dựng công trình tại Việt Nam 1.1.1.1 Giai đoạn trước năm 1954 Thực dân Pháp đã xây dựng một số công trình phục vụ cho mục đích thống trị và khai thác tài nguyên ở nước ta. Đó là nhà máy dệt Nam Định, nhà máy in Hà Nội, nhà máy xe lửa Gia Lâm, nhà máy điện – nước Yên Phụ, cầu Long Biên các cở sở hạ tầng kỹ thuật ở một số thành phố như giao thông đường sắt, đường bộ, cầu. Ngoài ra thực dân Pháp còn xây dựng một số công trình công cộng như bệnh viện XanhPôn, Nhà hát lớn. Các công trình kiến trúc như: Văn miếu Quốc Tử Giám, Lăng tẩm cung điện cố đô Huế, đô thị cổ Hội An, khu tháp Chim PôPơlênh Crai là những di sản văn hóa của dân tộc. Trong đó cung điện ở cố đô Huế, đô thị cổ Hội An, khu tháp Mỹ Sơn ở Quảng Nam là những di sản văn hóa thế giới. 1.1.1.2 Giai đoạn 1954 – 1975 Hòa bình lập lại ở miền Bắc, Nhà nước đã chú ý xây dựng, mở mang hệ thống giao thông, thủy lợi, như: nhà máy gang thép Thái Nguyên, nhà máy cơ khí Trần Hưng Đạo, nhà máy Công cụ số 1, nhà máy Thuỷ điện Thác Bà, công trình thủy lợi Bắc Hưng Hải. 1.1.1.3 Giai đoạn từ 1976 – 1986 Thời kỳ thống nhất đất nước, hàn gắn vết thương chiến tranh vì cải tạo kinh tế miền Nam. Nhà nước mới có điều kiện tập trung vốn vào XDCB ngày càng nhiều. Do trình độ quản lý nhà nước về kinh tế còn nhiều hạn chế nên hiệu quả đầu tư còn rất thấp. Một số công trình trọng điểm đã được xây dựng là nhà máy nhiệt điện Phả Lại, nhà máy xi măng Hoàng Thạch, Thuỷ điện Hòa Bình, nhà máy xi măng Bỉm Sơn...v.v. 3 1.1.1.4 Giai đoạn 1986 – 2000 Thời kỳ đổi mới toàn diện nền kinh tế quốc dân. Ngành công nghiệp xây dựng phát triển mạnh mẽ, rộng khắp trên các lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân. Tốc độ và quy mô đầu tư toàn xã hội ngày càng cao, chiếm tỷ trọng lớn trong GDP. Thực hiện chính sách nền kinh tế mở và khuyến khích đầu tư nước ngoài. Nên trong giai đoạn này chúng ta đã thực hiện hàng trăm dự án đầu tư xây dựng. Điển hình trong giai đoạn này là sự thành công của các khu công nghiệp Bình Dương, Đồng Nai, Dung Quất công nghiệp liên doanh dầu khí VIETXOPETRO, các công trình thuộc ngành năng lượng như: đường dây tải điện 500KV Bắc Nam, nhà máy thủy điện Yaly ở Gia Lai – Kon Tum, nhà máy khí nén Phú Mỹ ở Bà Rịa Vũng Tàu, các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật như: cầu, đường và nhiều khu đô thị mới v.v, đã làm tăng thêm đáng kể cơ sở sản xuất năng lực phục vụ cho nền kinh tế quốc dân. Tính đến hết năm 1997 toàn quốc có 45 khu công nghiệp, 3 khu chế xuất, chiếm 7000ha, 453 doanh nghiệp chiếm 9 vạn lao động. Đến năm 2000 toàn quốc có 67 khu công nghiệp và chế xuất chiếm 11000ha. Nhìn chung các công trình xây dựng của thập kỷ 90 ngày càng có quy mô lớn, trình độ kỹ thuật cao, hiệu quả của vốn đầu tư và sản xuất xây dựng ngày càng cao. 1.1.1.5 Giai đoạn từ năm 2000 tới nay Từ năm 2000 đến nay, cùng với nền kinh tế cả nước trên đà phát triển mạnh và hội nhập sâu hơn, rộng hơn vào nền kinh tế khu vực và thế giới, ngành xây dựng đã tổ chức thực hiện có hiệu quả các chiến lược, Quy hoạch và Kế hoạch phát triển dài hạn trong các lĩnh vực của ngành như: Định hướng quy hoạch tổng thể phát triển các đô thị Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050; Chiến lược phát triển nhà ở đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; Quy hoạch xây dựng các vùng kinh tế trọng điểm, vùng tỉnh và các đô thị; Quy hoạch tổng thể phát triển VLXD, xi măng, cùng với các chiến lược, định hướng về cấp nước, thoát nước, quản lý chất thải rắn đô thị...Trên phạm vi cả nước với mục tiêu đảm bảo sự phát triển ngành xây dựng đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước theo định hướng phát triển bền vững. 4 Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật trong các lĩnh vực của ngành xây dựng và nhiều cơ chế, chính sách về hoạt động xây dựng đã được tập trung xây dựng để phục vụ cho công tác quản lý nhà nước, đảm bảo phù hợp với cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Luật Xây dựng được Quốc hội khóa XIII thông qua tại kỳ họp thứ 7, ngày 18/6/2014, có hiệu lực từ ngày 01/01/2015 là sự kiện quan trọng nhất của ngành xây dựng Việt Nam, tạo lập khuôn khổ pháp lý và động lực thúc đẩy các hoạt động đầu tư xây dựng công trình, hình thành thị trường xây dựng với quy mô ngày càng rộng lớn, đa dạng, phong phú, đã làm cho các hoạt động xây dựng đi dần vào kỷ cương, nền nếp, chất lượng xây dựng được đảm bảo. Cùng với Luật Xây dựng, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh Bất động sản, Luật Quy hoạch đô thị cũng đã được ban hành và có hiệu lực, tạo cơ sở pháp lý cho việc quản lý quy hoạch, phát triển đô thị, nhà ở và thị trường bất động sản. Trong những năm qua, Bộ Xây dựng tập trung chỉ đạo hoàn thành, trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nhiều dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, ngoài ra các Bộ cũng đã ban hành theo thẩm quyền nhiều Thông tư, Quyết định thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ. Trong lĩnh vực quản lý đầu tư xây dựng, cơ chế quản lý đầu tư xây dựng tiếp tục được đổi mới một cách căn bản, toàn diện theo cơ chế thị trường, phù hợp với thông lệ quốc tế, đáp ứng yêu cầu hội nhập. Hệ thống quy chuẩn xây dựng, tiêu chuẩn xây dựng được ban hành cho tất cả các lĩnh vực xây dựng, các đối tượng tiêu chuẩn hóa đã bao quát hầu hết các hoạt động xây dựng. Hệ thống định mức kinh tế - kỹ thuật trong xây dựng được hoàn thiện cơ bản theo hướng nhà nước quản lý định mức kinh tế - kỹ thuật, thị trường quyết định giá cả để phù hợp với thực tế thi công xây dựng, tiến tới thực hiện giá cả xây dựng theo thị trường. Chất lượng luôn là vấn đề sống còn của ngành xây dựng, để có những công trình có tầm cỡ cho ngày hôm nay và tương lai, những năm qua, ngành xây dựng luôn coi trọng công tác quản lý chất lượng công trình. Hầu hết các công trình, hạng mục công trình được đưa vào sử dụng trong thời gian qua đều đáp ứng yêu cầu về chất lượng, phát huy đầy đủ công năng sử dụng theo thiết kế, đảm bảo an toàn trong vận hành và phát huy tốt hiệu quả đầu tư. 5 Các doanh nghiệp đã đầu tư xây dựng hoặc nhận thầu xây dựng ở hầu hết các công trình trọng điểm nhà nước, các công trình quan trọng của Quốc gia, của các Bộ, ngành, địa phương, của các nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam hoặc của Việt Nam đầu tư ra nước ngoài, đó là những công trình nhà cao tầng tại các khu đô thị mới như: Linh Đàm, Trung Hòa - Nhân Chính, Mỹ Đình... các nhà thi đấu thể thao, công trình hầm đèo Ngang, hầm ngầm nhà cao tầng; Trung tâm Hội nghị Quốc gia, công trình khí điện đạm Cà Mau, Khu công nghiệp lọc dầu Dung Quất, Nhà Quốc hội, Thủy điện Sơn La, Lai Châu... Trong đó đáng chú ý là công trình Thủy điện Sơn La đã hoàn thành, về trước tiến độ 03 năm, đã làm lợi cho đất nước khoảng 500 triệu USD mỗi năm. 1.1.2 Dự án đầu tư xây dựng trên thế giới Ngành xây dựng (bao gồm cả kiến trúc) vừa là một hoạt động sản xuất, lại vừa là một hoạt động nghệ thuật, nên quá trình phát triển của nó vừa chịu ảnh hưởng của phương thức sản xuất, lại vừa chịu ảnh hưởng của nhân tố thuộc kiến trúc thượng tầng của một hình thái xã hội nhất định. Ở Tây Âu hình thức công trường thủ công đã ngự trị từ nửa sau thế kỷ XVI đến mãi gần một phần ba thế kỷ XVIII. Sau đó nền đại cơ khí hoá đã ra đời, nhưng trong xây dựng thì bước chuyển biến này xảy ra chậm chạp hơn vào đầu thế kỳ XX. Các công trình kiến trúc vĩ đại đã và đang tồn tại qua các chế độ xã hội Cổ đại, Trung đại, Cận đại và Đương đại ở khắp các châu lục là những minh chứng cho tính cổ điển và sự phát triển không ngừng của các dự án ĐTXD. Thời kỳ kiến trúc Cổ đại đã để lại những công trình Kim tự tháp, Lăng mộ, Đền đài, Thành quách như: quần thể Kim Tự Tháp Cairô (Cổ Ai Cập), Đền Páctênong và quần thể kiến trúc trên đồi Acropoon - Aten (Cổ Ai Cập), uảng trường Rôma, Đấu trường Côlizê - Rôm (Italia), Vạn lý trường thành (Trung Quốc). Thời kỳ kiến trúc Cận đại và Trung đại để lại những công trình kiến trúc xuất sắc thế giới. Kiến trúc nhà thờ Rôma, Gôtich của Thiên chúa giáo, chùa chiền, đền đài, thành luỹ kinh đô và cung điện của vua chúa phong kiến ở Châu Âu và Châu Á như: Nhà thờ XanhPíc - Rôm (Ý), nhà thờ Đức Bà-Paris (Pháp), cung điện Véc-Xây (Pháp), 6 đền Angco Thom-Ăngco Vát (Cămpuchia), đền Tazơmaha - NiuĐêli (Ấn Độ), Cố cung Bắc Kinh (Trung Quốc). Thời kỳ kiến trúc Đương đại những công trình kiến trúc được xếp hạng cao có: tháp EpPhen-Paris (Pháp), đơn vị nhà ở lớn MacXây (Pháp), ga hàng không của hãng TWA Niu Oóc (Mỹ), nhà hát Opera-Xítnây (Úc), Nhà Quốc hội Brazin (Brasinlia), trụ sở Liên hợp quốc-NiuOóc (Mỹ), quần thể kiến trúc thể thao Olimpic (Nhật bản). Trong thập kỷ 90 các nhà nghiên cứu và bình luận kiến trúc thế giới đã chọn lọc 10 công trình kiến trúc xuất sắc của Thế kỷ XX. Tiêu chí để bình chọn và xếp hạng các công trình này dựa trên ảnh hưởng về kinh tế, tác động và lợi ích đối với đời sống con người, ảnh hưởng của nó đến các công trình trong tương lai, sự đổi mới công nghệ và ứng dụng công nghệ mới trong thi công. Bảng 1.1. STT 1 2 Các công trình kiến trúc xuất sắc được xếp hạng theo thứ tự dưới đây: Tên công trình Vị trị (Quốc gia) Phía tây Châu Âu, phân chia Đường hầm qua eo biển Manche giữa Pháp và Anh. Cầu Cổng vàng và hệ thống đường ô tô liên tỉnh Mỹ 3 Toà nhà 102 tầng Empire State Building Mỹ 4 Đập nước Hoover Mỹ 5 Kênh đào Panama Panama 6 Nhà hát Sydney Opera House Australia 7 Đập Aswan thượng – Aswan High Dam 8 9 Trung tâm thương mại thế giới – World Trade Center Cảng hàng không Chek Lap Kok Ai Cập Mỹ HongKong 7 + Nếu chỉ nói về chiều cao thì những công trình sau đây được xếp vào công trình cao nhất qua các thời kì: Bảng 1.2. STT Các công trình có chiều cao nhất Tên công trình Chiều cao (m) Trung tâm thương mại thế giới – World Trade Center viết tắt 1 là WTC xây dựng tại trung tâm Manhattan Bang New York 543 với 110 tầng. 2 Toà tháp đôi Petronas Twin Towers tại Kuala Lumpua Malaysia . 451,9 Toà nhà Taipei 101 ở Đài Loan khánh thành tháng 12 năm 3 2004 với chiều cao “chọc trời”, Taipei 101 với những kỷ lục cao nhất thế giới về: kết cấu cao nhất, mái nhà cao nhất, tầng 508 có thể ở cao nhất. Burj Dubai xây dựng đầu năm 2004. Tòa tháp với hơn 4 160 tầng sẽ là thành phố thu nhỏ với 30.000 căn bộ và một >800 trung tâm mua sắm lớn nhất thế giới. 5 Toà tháp Mubarak (Kuwait) được coi là toà tháp cao nhất hành tinh với 250 tầng. 1001 1.2 Tình hình quản lý các dự án đầu tư xây dựng công trình 1.2.1 Các mô hình quản lý dự án [1] 1.2.1.1 Mô hình chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án Đây là mô hình quản lý dự án mà chủ đầu tư hoặc tự thực hiện dự án (tự sản xuất, tự xây dựng, tự tổ chức giám sát và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật) hoặc chủ đầu tư lập ra ban quản lý dự án để quản lý việc thực hiện các công việc dự án theo sự ủy quyền. Mô hình này thường được áp dụng cho các dự án quy mô nhỏ, đơn giản về kỹ 8 thuật và gần với chuyên môn của chủ dự án, đồng thời chủ đầu tư có đủ năng lực chuyên môn kỹ năng và kinh nghiệm quản lý dự án. Để quản lý chủ đầu tư được lập và sử dụng bộ máy có năng lực chuyên môn của mình mà không cần lập ban quản lý dự án. Chủ đầu tư – Chủ dự án Chuyên gia quản lý dự án(cố vấn) Tổ chức thực hiện dự án I Hình 1.1. Tổ chức thực hiện dự án II Tổ chức thực hiện dự án III Mô hình chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án 1.2.1.2 Mô hình chủ nhiệm điều hành dự án Mô hình này là mô hình tổ chức trong đó chủ đầu tư giao cho ban quản lý điều hành dự án chuyên ngành làm chủ nhiệm điều hành hoặc thuê tổ chức có năng lực chuyên môn để diều hành dự án. Chủ đầu tư không đủ điều kiện trực tiếp quản lý thực hiện dự án thì phải thuê tổ chức chuyên môn hoặc giao cho ban quản lý chuyên ngành làm chủ nhiệm điều hành dự án. Chủ đầu tư phải trình người có thẩm quyền quyết định đầu tư phê duyệt tổ chức điều hành dự án. Chủ nhiệm điều hành dự án là một pháp nhân có năng lực và có đăng ký về tư vấn đầu tư và xây dựng. 9 Chủ đầu tư – Chủ dự án Chủ nhiệm điều hành dự án Các chủ thầu Gói thầu số 2 Gói thầu số 1 Hình 1.2. Gói thầu số n Mô hình chủ nhiệm điều hành dự án 1.2.1.3 Mô hình chìa khóa trao tay Mô hình này là hình thức tổ chức trong đó nhà quản lý không chỉ là đại diện toàn quyền của chủ đầu tư mà còn là "chủ" của dự án. Hình thức chìa khoá trao tay được áp dụng khi chủ đầu tư được phép tổ chức đấu thầu để chọn nhà thầu thực hiện tổng thầu toàn bộ dự án từ khảo sát thiết kế, mua sắm vật tư, thiết bị, xây lắp cho đến khi bàn giao công trình đưa vào khai thác, sử dụng. Tổng thầu thực hiện dự án có thể giao thầu lại việc khảo sát, thiết kế hoặc một phần khối lượng công tác xây lắp cho các nhà thầu phụ. Đối với các dự án sử dụng các nguồn vốn nhà nước khi áp dụng hình thức chìa khoá trao tay chỉ thực hiện đối với các dự án nhóm C, các trường hợp khác phải được Thủ 10
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan